Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN02 landrace và VCN05 meishan qua các thế hệ tại trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân tam điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.57 KB, 82 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
....................o0o..................

ðÀO THỊ BÌNH AN

"ðÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HAI DÒNG LỢN VCN02
(LANDRACE) VÀ VCN05 (MEISHAN) QUA CÁC THẾ HỆ TẠI TRẠM
NGHIÊN CỨU, NUÔI GIỮ GIỐNG LỢN HẠT NHÂN TAM ðIỆP"

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số

: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ðÌNH TƠN

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.


Tác giả

ðào Thị Bình An

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất tới TS. Vũ ðình Tơn, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
tơi trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và các
cô, chú, anh, chị Trạm nghiên cứu, ni giữ giống lợn hạt nhân Tam ðiệp đã
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Bộ môn
Chăn nuôi chuyên khoa, các thầy cô giáo trong Bộ môn Di truyền – Giống vật
nuôi – Khoa Chăn ni và ni trồng Thủy sản đã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều
ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành tơi xin được gửi tới gia đình, bạn bè, ñồng
nghiệp những người luôn sát cánh bên tôi, ñộng viên giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Tác giả

ðào Thị Bình An

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các biểu đồ

vii

1

MỞ ðẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích của ñề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1.

ðặc ñiểm sinh lý sinh sản của lợn

3

2.2


Khả năng sinh sản của lợn nái

8

2.3

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

3

ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ

28
PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

33

3.1

ðối tượng nghiên cứu

33

3.2

ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu


33

3.3

Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

34

3.4

Phương pháp nghiên cứu

34

3.5

Phương pháp xử lý số liệu và mơ hình thống kê

36

4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

4.1

Năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN02 và dòng VCN05


37

4.1.1

Năng suất sinh sản chung của lợn nái VCN02 và VCN05

37

4.1.2

Năng suất sinh sản của lợn nái VCN02 qua các thế hệ

45

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iii


4.1.3

Năng suất sinh sản của lợn nái VCN05 qua các thế hệ

49

4.1.4

Năng suất sinh sản của lợn nái VCN02 qua các lứa ñẻ

52

4.1.5


Năng suất sinh sản của lợn nái VCN05 qua các lứa ñẻ

55

4.2

Ảnh hưởng của một số nhân tố ñến các tính trạng năng suất sinh
sản của ñàn lợn nái VCN02 và VCN05

58

4.3

Hệ số di truyền và tương quan di tuyền

60

4.3.1

Hệ số di truyền

60

4.3.2

Hệ số tương quan di truyền ước tính

63


5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

65

5.1

Kết luận

65

5.2.

ðề nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... iv

67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ðÂY ðỦ
Cov
: Hiệp phương sai

Covp

: Hiệp phương sai giá trị kiểu hình

Cova

: Hiệp phương sai di truyền

Covb

: Hiệp phương sai di truyền theo bố

Covm

: Hiệp phương sai di truyền theo mẹ

Cove

: Hiệp phương sai theo môi trường

CS

: Cộng sự

DTCG

: Di truyền cộng gộp

KCLD


: Khoảng cách lứa ñẻ

P

: Khối lượng

SCSSS

: Số con sơ sinh sống

SCCS

: Số con cai sữa

TDLD

: Tuổi đẻ lứa đầu

KÝ TỰ

GIẢI THÍCH

N

: Dung lượng

σ

: ðộ lệch chuẩn


σ2

: Phương sai

σ2p

: Phương sai giá trị kiểu hình

σ2a

: Phương sai giá trị DTCG

σ2c

: Phương sai môi trường thường xuyên của mẹ

σ2e

: Phương sai ngẫu nhiên

ρ

: Hệ số lặp lại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

2.1

Hệ số di truyến ñối với một số chỉ tiêu sinh sản

13

2.2

Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn

17

2.3

Năng suất sinh sản của một số giống lợn ngoại

29

3.1

Số nái và số ổ ñẻ theo dõi qua các thế hệ

33

4.1


Năng suất sinh sản chung của hai dòng lợn VCN02 và VCN05

39

4.2

Năng suất sinh sản của VCN02 qua các thế hệ

46

4.3

Năng suất sinh sản của VCN05 qua các thế hệ

50

4.4

Năng suất sinh sản của VCN02 qua các lứa ñẻ

53

4.5

Năng suất sinh sản của VCN05 qua các lứa ñẻ

56

4.6


Ảnh hưởng của một số nhân tổ ñến các tính trạng năng suất sinh
sản của ñàn lợn nái VCN02 và VCN05

59

4.7

Các thành phần phương sai và hệ số di truyền tính trạng SCSSS

60

4.8

Các thành phần phương sai và hệ số di truyền tính trạng SCCS

62

4.9

Các thành phần hiệp phương sai giữa số con SSS với số con CS

63

4.10

Hệ số tương quan di truyền giữa số con SSS và số con CS

64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vi



DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1

Số con/ổ của nái VCN02 và nái VCN05

40

4.2

Số con/ổ của nái VCN02 qua các thế hệ

47

4.3

Số con/ổ của nái VCN05 qua các thế hệ

51

4.4

Số con/ổ của nái VCN02 qua các lứa ñẻ


54

4.5

Số con/ổ của nái VCN05 qua các lứa đẻ

57

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... vii


1. MỞ ðẦU

1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, chăn ni lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong

ngành chăn nuôi. Sản lượng thịt lợn chiếm tới 76% trong tổng sản lượng thịt
cả nước (Tổng cục thống kê, 2009) [32]. Chăn ni lợn khơng những đáp ứng
nhu cầu thịt trong nước mà còn tham gia xuất khẩu. Chăn ni lợn ngoại đang
được đẩy mạnh ở các trang trại quốc doanh cũng như trang trại tư nhân, do
chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỉ lệ nạc cao, ñáp ứng ñược nhu cầu của
người tiêu dùng cũng như xuất khẩu.
Thời gian gần đây, ngành chăn ni lợn ở nước ta có nhiều chuyển biến
tích cực về năng suất, chất lượng, qui mơ cũng như hình thức chăn ni. Tốc
độ tăng đàn lợn mạnh, tổng đàn lợn cả nước tăng từ 21,8 triệu con năm 2001
lên 26,9 triệu con năm 2006 và 27,6 triệu con năm 2009. ðặc biệt là sản
lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhanh hơn số lượng ñầu con, từ 1,51 triệu tấn

năm 2001 tăng lên 2,50 triệu tấn năm 2006 và 2,90 triệu tấn năm 2009. Chất
lượng giống ñã ñược cải thiện một bước, nhiều giống mới có năng suất và
chất lượng cao được nhập khẩu vào Việt Nam. Tỷ lệ lợn lai nuôi thịt tăng từ
60% năm 2001 lên 75% năm 2005, tỷ lệ thịt nạc từ khoảng 40 - 42% năm
2001 lên trên 46% năm 2006 (Tổng cục thống kê, 2009) [32].
Năm 1997, tập đồn PIC (Anh) đã đưa vào Việt Nam 5 dịng lợn cụ kỵ
có năng suất sinh sản cao và chất lượng thịt tốt. Tháng 7 năm 2001, các dịng
lợn này được giao cho Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương quản lý và
ni giữ. Với đặc thù là các dịng lợn tổng hợp, các dịng này địi hỏi một
chương trình nhân giống nghiêm ngặt nhằm đảm bảo được năng suất của các
dòng. ðể năng cao năng suất sinh sản, Trung tâm ñã quan tâm ñến tất cả các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 1


khâu như: giống, thức ăn, thú y, chăm sóc, ni dưỡng và quản lý, … Song
giống là khâu ñược quan tâm hàng ñầu và là khâu quan trọng nhất. Bởi vì, có
đàn giống tốt sẽ có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt tỷ lệ
nạc ở mức tối đa của phẩm giống và giảm chi phí thức thức ăn cho mỗi kg
tăng trọng, ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường.
Hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá năng suất sinh
sản của ñàn nái tại Trạm nhưng việc ñánh giá năng suất sinh sản qua các thế
hệ còn nhiều hạn chế. Với lý do đó, chúng tơi tiến hành đề tài: “ðánh giá
năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN02 (Landrace) và VCN05
(Meishan) qua các thế hệ tại Trạm nghiên cứu, ni giữ giống lợn hạt
nhân Tam ðiệp”.
1.2

Mục đích của đề tài
- ðánh giá mức ñộ ổn ñịnh di truyền về khả năng sinh sản của hai dòng


lợn cụ kỵ VCN02 và VCN05 tại cở sở nghiên cứu.
- ðánh giá nhân tố ảnh hưởng ñến năng suất sinh sản (giống, lứa, năm)
1.3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các tư liệu liên quan ñến khả năng sinh sản qua các thế hệ
của hai dịng lợn VCN02 (Landrace) và VCN05 (Meishan) ni tại Việt Nam.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở ñánh giá ñúng thực trạng của đàn
lợn cụ kỵ, từ đó có những định hướng ñúng ñắn bảo tồn, phát triển ñàn cụ kỵ
- ðưa ra khuyến cáo có cơ sở khoa học về việc sử dụng ñối với hai
giống lợn Landrace và Meishan của cơ sở.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

ðặc ñiểm sinh lý sinh sản của lợn

2.1.1 Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1. Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có
khả năng sinh sản. Con vật đến tuổi thành thục về tính có những biểu hiện sau:
- Bộ máy sinh dục ñã phát triển tương ñối hồn chỉnh, con cái rụng
trứng lần đầu, con đực sinh tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả

năng thụ thai.
- Các ñặc ñiểm sinh dục thứ cấp xuất hiện.
- Các phản xạ sinh dục xuất hiện như con cái thì có biểu hiện động dục,
con đực có phản xạ giao phối.
Ở lợn cái sự thành thục về tính ñược ñánh dấu bằng hiện tượng ñộng
dục lần ñầu. Tuy vậy trong lần ñộng dục này hầu như lợn cái khơng chửa đẻ
mà nó chỉ báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. Tuổi thành thục
về tính có hệ số di truyền rất thấp. Theo Banne Bonadona (1995) [3] cho biết :
lợn cái thường thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính
thì biểu hiện động dục lần thứ nhất thường khơng rõ ràng và tiếp sau đó ở vào
thời kì sau, dần đi vào qui luật bình thường, đây là một q trình sinh lý đặc
biệt của lợn cái.
Tác giả Sechegel và Sklener (1979) [31] thì cho rằng lợn Yorkshire có
tuổi thành thục về tính là 250 ngày, đạt khối lượng 90 kg và tương ứng với
lợn Polan China, loại nhỏ thì tuổi thành thục về tính là 207 ngày, ñạt khối
lượng 85 kg (Xuxoep, 1985) [51]. Một tác giả khác nghiên cứu trên lợn
Meishan cho thấy lợn cái hậu bị Meishan thành thục về tính 100 ngày, sớm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 3


hơn lợn cái hậu bị Large White. Tỷ lệ trứng rụng của lợn Meishan ở lần ñộng
dục ñầu tiên thấp hơn so với lợn Large White (Bolet, Locatelli, 1986) [57].
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến tuổi thành thục về tính
- Các yếu tố di truyền
Giống khác nhau thì sự thành thục về tính dục cũng khác nhau. Sự
thành thục về tính của gia súc nhỏ sớm hơn gia súc lớn. Sự thành thục về tính
ở lợn cái được định nghĩa là thời ñiểm rụng trứng lần ñầu tiên và xảy ra lúc 3
- 4 tháng tuổi ñối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một
số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi ñối với hầu hết các giống lợn

phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998) [87]. Giống lợn
Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng
làm mẹ tốt.
ðánh giá ảnh hưởng của giống ñối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả
cho biết lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai
cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng), số con ñẻ ra/ổ (0,6 - 0,7 con)
và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với nái thuần chủng. Tỷ lệ nuôi sống
lợn con ở nái lai cao hơn (5%) và khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21
ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với giống thuần (Gunsett và Robison, 1990) [66].
- Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất
rõ ràng và rất có ý nghĩa đến tuổi thành thục về tính.
+ Chế độ ni dưỡng: chế độ ni dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi
thành thục về tính dục. Nguyễn Tấn Anh (1998) [1] cho biết, để duy trì năng
suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng ñối với lợn cái hậu bị cần lưu ý đến
cách thức ni dưỡng. Cho ăn tự do ñến khi ñạt khối lượng 80 – 90 kg, sau đó

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 4


cho ăn hạn chế ñến lúc phối giống (chu kỳ ñộng dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2
kg/ngày (khẩu phần 14% protein thơ). ðiều chỉnh mức ăn để khối lượng ñạt
120 – 140 kg ở chu kỳ ñộng dục thứ 3 và ñược phối giống. Trước khi phối
giống 14 ngày cho ăn chế ñộ Flushing, tăng lượng thức ăn từ 1 - 2,5 kg, có bổ
sung khống và sinh tố thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số
trứng rụng từ 2 - 2,1 trứng/lợn nái/lần ñộng dục.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi ñộng dục
John R. Diehl, 1996 [24] cho biết: ở những lợn cái hậu bị ñược sinh ra
trong mùa đơng và mùa xn thì động dục lần ñầu chậm hơn lợn cái hậu bị
ñược sinh ra trong các mùa khác trong năm. Ngoài ra sự thành thục về tính bị

chậm là do nhiệt độ trong ngày cao hay thấp hoặc ngày quá ngắn. Do vậy cần
tạo ñiều kiện ñể lợn cái hậu bị ñược sống trong ñiều kiện nhiệt độ khơng q
cao hoặc q thấp. Thời gian chiếu sáng là một phần ảnh hưởng của mùa vụ
tới tuổi thành thục về tính. Bóng tối hồn tồn làm chậm thành thục so với
ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
+ Ảnh hưởng của việc ni nhốt đến tính phát dục
Mật độ ni nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Những lợn
cái hậu bị ni nhốt đơng trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát
triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên việc ni nhốt lợn cái hậu bị tách
biệt ñàn trong thời kỳ phát triển cũng làm chậm sự thành thục về tính. Như
vậy đối với lợn cái hậu bị cần được ni theo nhóm ở mật độ thích hợp thì sẽ
khơng ảnh hưởng đến sự phát triển tính dục. Theo Phùng Thị Vân (2004)
[50], thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn các nhóm lợn cái có thể ảnh
hưởng đến sự phát dục của lợn cái.
+ Ảnh hưởng của con đực: sự kích thích của con ñực cũng ảnh hưởng
ñến tuổi thành thục về tính dục của lợn cái hậu bị. Nếu cách ly lợn cái hậu bị

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 5


(ngồi 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm chậm sự thành thục về tính
dục so với những cái hậu bị cùng lứa tuổi ñược tiếp xúc với lợn ñực. Tuy
nhiên, việc ñịnh thời gian tiếp xúc với lợn ñực tuổi lợn cái hậu bị lúc bắt ñầu
cho tiếp xúc hoặc tuổi ñực giống cho tiếp xúc với lợn cái có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng
trong một nhóm nhỏ của đàn nái hậu bị chỉ cần cho lợn ñực tiếp xúc 10 - 15
phút/ngày, ý kiến khác lại cho rằng nếu cho tiếp xúc hạn chế với lợn đực thì
động dục lần đầu chậm hơn so với lợn nái ñược tiếp xúc hàng ngày.
Theo Paul Hughes and James Tilton (1996) [80] nếu cho lợn cái hậu bị
tiếp xúc với lợn ñực 2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút/lần thì kết quả 83%

lợn nái (khối lượng trên 90 kg) ñộng dục lúc 165 ngày tuổi.
2.1.2. Chu kỳ ñộng dục
Cơ chế ñộng dục: Khi lợn nái hậu bị bắt ñầu thành thục về tính thì cơ thể
con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có sự biến đổi kèm theo sự rụng trứng.
Cứ sau một thời gian nhất định cơ thể có sự thay ñổi nhất là cơ quan sinh dục
như âm hộ, âm ñạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt
động, trứng thành thục, chín và rụng. Niêm dịch trong đường sinh dục phân
tiết, con cái có phản xạ tính dục. Sự thay đổi này có tính chất chu kỳ gọi là
chu kỳ ñộng dục hay chu kỳ tính. Nói cách khác chu kỳ động dục là sự lặp lại
của các lần động dục có tính chu kỳ. Thời gian một chu kỳ tính là từ lần rụng
trứng trước đến lần rụng trứng sau. Chu kỳ tính của lợn trung bình là 21 ngày
(dao động từ 17 - 28 ngày).
Trong q trình động dục các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt
ñộ, thức ăn, mùi con ñực, ... tác ñộng vào vùng dưới ñồi (hypothalamus) giải
phóng ra các yếu tố tác ñộng lên thùy trước tuyến yên, làm tuyến này tổng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 6


hợp và tiết ra FSH (Folliculo Stimulin Hormone), LH (Lutein Stimulin
Hormone) tác động lên tuyến sinh dục.
Trong q trình bao noãn phát dục và thành thục, tế bào hạt trên mặt
thượng bì bao nỗn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm
lượng oestrogen trong máu lúc này tăng từ 64 mg% đến 112 mg%, từ đó gây
kích thích tồn thân, con vật có biểu hiện động dục.
Dưới tác dụng của oestrogen cơ quan sinh dục biến ñổi, tử cung hé mở,
âm ñạo xung huyết, niêm dịch ñặc keo dính, sừng tử cung và ống dẫn trứng
tăng sinh, tạo ñiều kiện cho việc làm tổ của hợp tử sau này.
Khi hàm lượng oestrogen tăng cao nhất sẽ tác ñộng lên tuyến yên làm
tuyến này giảm tiết FSH và tăng tiết LH. Khi trứng chín, hàm lượng FSH/LH

đạt tỷ lệ nhất ñịnh sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng; sau khi trứng rụng, tại vị
trí trứng rụng sẽ hình thành thể vàng và thể vàng sẽ tiết ra progesteron. Trong
trường hợp con cái khơng được thụ tinh sẽ chuyển sang giai đoạn n tĩnh. Cịn
nếu con cái được thụ tinh - có chửa thì progesteron do thể vàng tiết ra ở những
tháng chửa đầu có tác dụng ức chế tuyến n làm giảm tiết FSH, LH. Lợn cái
khơng động dục trong suốt thời gian mang thai, ở những tháng có chửa sau,
progesteron do nhau thai tiết ra sẽ thay thế dần progesteron do thể vàng tiết ra.
Như vậy, progesterron ñã có vai trị “an thai”. Bình thường ở lợn cái mỗi lần
rụng trứng kéo dài 4 - 6 giờ, ở lợn cái tơ quá trình này kéo dài hơn 10 giờ.
Số lượng trứng rụng phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng ñộ hormon GRH
(Gonandotropine Releasing Hormone). Do số trứng rụng ở 2 buồng trứng là
khơng đều nhau, nên trong q trình mang thai khoảng 23% số trứng phải di
ñộng ñể số lượng thai ở 2 bên sừng tử cung như nhau, tạo điều kiện tốt cho
q trình phát triển của bào thai. Trong thời gian ñộng dục nếu trứng và tinh
trùng gặp nhau ở vị trí thích hợp tại 1/3 phía trên ống dẫn trứng sẽ diễn ra sự
thụ tinh và hợp tử được hình thành. Sau khi được hình thành hợp tử sẽ di

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 7


chuyển về làm tổ ở sừng tử cung và phát triển thành thai. Thời gian mang thai
ở lợn nái thường là 114 ngày.
Sau khi cai sữa cho lợn con khoảng 7 ngày thì con mẹ động dục trở lại,
thời gian này có thể dao động từ 5 - 12 ngày. Biết ñược ñặc ñiểm sinh lý này
giúp cho việc phát hiện ñộng dục kịp thời và phối giống ñúng thời ñiểm, sẽ
góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
2.2

Khả năng sinh sản của lợn nái


2.2.1 Các tham số di truyền ñối với các chỉ tiêu sinh sản
2.2.1.1. Hệ số di truyền
- Khái niệm về hệ số di truyền
Hệ số di truyền là một trong những thành phần quan trọng trong chọc
lọc giống. Hệ số di truyền là tỉ lệ của phần do bản chất di truyền qui ñịnh
trong việc tạo nên giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền ñược Wright S. ñề cập ñến
từ năm 1921 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [38], giá trị kiểu hình (P) của bất kì
một tính trạng nào đó đều chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố di truyền (G) và môi
trường (E) tác động đến tính trạng quy định theo cơng thức:
P=G+E
Hệ số di truyền được trình bày theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp:
- Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng biểu thị bằng tỉ lệ giữa phương sai của
giá trị kiểu gen và phương sai của giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa
rộng cịn được gọi là mức độ quyết ñịnh di truyền (ñược kí hiệu là h2G) và
ñược biểu diễn bằng cơng thức sau:
h2

=

VG
VP

=

VA + VD + VI
VP

Trong đó: - h2G: h2 theo nghĩa rộng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 8


- VG: phương sai giá trị kiểu gen
- VP: phương sai giá trị kiểu hình
- VA: phương sai giá trị di truyền cộng gộp (DTCG)
- VD: phương sai của sai lệch trội
- VI: phương sai của sai lệch át gen
Bản chất của hệ số di truyền (h2) theo nghĩa rộng khơng biểu thị bản
tính di truyền của tính trạng vì hai thành phần hiệu ứng sai lệch trội (D) và
hiệu ứng sai lệch át gen (I) khơng được truyền lại cho đời sau, do đó h2 theo
nghĩa rộng ít được sử dụng trong công tác giống.
- Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là tỉ lệ giữa phương sai giá trị DTCG và
phương sai giá trị kiểu hình: VA/VP (Falconer, 1993), h2 theo nghĩa hẹp được
kí hiệu là h2A và được biểu diễn bằng cơng thức:
h2A =

VA
VP

Trong đó:
- h2A: hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
- VA: phương sai giá trị DTCG
- VP: phương sai giá trị kiểu hình
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp quyết ñịnh mức ñộ giống khác nhau
giữa các thân thuộc, vì vậy h2 theo nghĩa hẹp thường được sử dụng trong công
tác chọn lọc giống vật nuôi.
- Phương pháp xác định hệ số di truyền
Hệ số di truyền có thể xác ñịnh theo nhiều phương pháp như: Phương

pháp hồi quy ñời con theo bố và mẹ, phương pháp phân tích anh chị em,
phương pháp quần thể, phương pháp tương quan, phương pháp phân tích

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 9


phương sai… Trong thực tế phương pháp thường ñược sử dụng là phương
pháp tương quan và phương pháp phân tích phương sai.
- Giá trị của hệ số di truyền
Hệ số di truyền biểu thị khả năng di truyền của tính trạng: Hệ số di
truyền của mỗi tính trạng càng lớn khả năng di truyền của tính trạng đó càng
cao và ngược lại, h2 của mỗi tính trạng nhỏ thì khả năng di truyền của tính
trạng đó thấp. ðồng thời, h2 càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng lớn, ngược
lại h2 càng nhỏ thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.
ðộ lớn của hệ số di truyền: Hệ số di truyền ñược biểu thị bằng số thập
phân từ 0,0 ñến 1,0 hoặc tỉ lệ phần trăm từ 0% ñến 100%. Thường người ta
phân chia h2 ra làm 3 mức ñộ khác nhau, h2<0,2 là h2 thấp; 0,2< h2<0,4 là h2
trung bình và h2>0,4 là h2 cao (Nguyễn Ân và cs, 1983) [2]; (ðặng Vũ Bình,
2001) [6]. Những tính trạng có h2 thấp là những tính trạng chịu tác động lớn
của mơi trường. Các tính trạng sinh sản của lợn như số con sơ sinh sống, số
con cai sữa có h2 thấp.
- Các nhân tố ảnh hưởng ñến hệ số di truyền
ðộ lớn của h2 phụ thuộc bản chất di truyền của tính trạng: khả năng di
truyền của một tính trạng được quyết ñịnh bởi các hiệu ứng của các gen.
ðộ lớn của h2 của cùng một tính trạng phụ thuộc cấu trúc di truyền của
quần thể (giống, dịng, gia đình) và mức độ chọn lọc: Quần thể đã được duy trì
lâu dài, tiến hành chọn lọc với cường ñộ cao sẽ làm cho quần thể ñồng nhất về
mặt di truyền của tính trạng chọn lọc, dẫn đến làm giảm phương sai của giá trị
cộng gộp. Có nghĩa là chọn lọc sẽ làm giảm h2 của các tính trạng này, ngược
lại, một quần thể mới được hình thành và chưa được chọn lọc hoặc chọn lọc

với cường độ thấp thì quần thể kém ñồng nhất về mặt di truyền và phương sai
của giá trị cộng gộp lớn từ đó h2 cao. Trong một quần thể nhỏ, hiệu ứng cận
thân sẽ làm tăng các cặp gen ñồng hợp tử, dẫn ñến VA nhỏ và h2 sẽ thấp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 10


ðộ lớn của h2 chịu ảnh hưởng lớn bởi mức ñộ ñồng nhất của môi
trường: Trong phương sai của giá trị kiểu hình có phương sai của sai lệch mơi
trường (VE) do đó h2 phụ thuộc vào mức độ đồng nhất của môi trường. Khi
các con vật sống trong môi trường đồng nhất, trong đó chúng được ăn cùng
một số lượng và chất lượng thức ăn, ở cùng một loại chuồng trại, chăm sóc
theo cùng một qui trình kỹ thuật, thời tiết khí hậu giống nhau thì VE giảm do
đó h2 tăng và trong trường hợp ngược lại, VE tăng dẫn ñến h2 giảm.
- Ứng dụng của hệ số di truyền trong cơng tác giống
Hệ số di truyền được ứng dụng rộng rãi trong sinh học nói chung và
trong cơng tác giống vật ni nói riêng, một số ứng dụng chính của hệ số di
truyền như sau:
+ Hệ số di truyền quyết định phương pháp chọn lọc
ðối với các tính trạng có h2 thấp nên chú trọng cải tiến điều kiện mơi
trường, đặc biệt là là phần ni dưỡng, đồng thời kết hợp với chọn lọc theo
phương pháp gia đình. Mặt khác, các tính trạng có h2 thấp thì hiệu quả chọn
lọc thuần chủng thấp còn hiệu quả tạp giao lại cao, vì vậy nên chú trọng việc
tạp giao. ðể nâng cao hiệu quả chọn lọc đối với các tính trạng có h2 thấp thì
chọn lọc gia đình, đặc biệt phương pháp BLUP cần phải được sử dụng. Bên
cạnh đó, các tính trạng có h2 thấp thì hiệu quả chọn lọc cá thể thấp, nên các
tính trạng này cần được chọn lọc theo gia đình. ðối với các tính trạng có h2
cao dùng phương pháp chọn lọc cá thể, kết hợp cải tiến điều kiện mơi trường
để nâng cao năng suất. Ngồi ra, các tính trạng có h2 cao thì hiệu quả chọn lọc
thuần chủng cao, còn hiệu quả tạp giao lại thấp. Vì vậy, nên chú trọng vào

việc chọn lọc thuần chủng để nâng cao năng suất.
+ Dự đốn giá trị DTCG và năng suất ñời con
Hệ số di truyền giúp cho việc dự đốn giá trị DTCG của các con giống.
Theo quan ñiểm về di truyền số lượng, vì hiệp phương sai giữa A và E bằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 11


không nên hệ số tương quan giữa giá trị DTCG và giá trị kiểu hình bằng căn
bậc hai của h2: rA.P = h do đó xác định được h2, sẽ biết ñược mối tương quan
giữa giá trị DTCG và giá trị kiểu hình. Tương quan này gọi là độ chính xác
của dự đốn và cho biết mức độ tin cậy về giá trị dự đốn về kiểu gen. Hệ số
di truyền giúp cho việc dự đốn năng suất ở đời con theo cơng thức:
Pđời con = Pbố-mẹ + h2S
Trong đó: - Pđời con: trung bình năng suất của quần thể có bố mẹ được chọn lọc
- Pbố-mẹ: trung bình năng suất của bố và mẹ
- h2: hệ số di truyền
- S: ly sai chọn lọc
+ Xác ñịnh hiệu quả chọn lọc
Hiệu quả chọn lọc là sự chênh lệch về giá trị kiểu hình giữa đời con của
bố mẹ được chọn lọc với toàn bộ quần thể thuộc thế hệ bố mẹ trước chọn lọc,
đó chính là giá trị DTCG của đời bố mẹ. Phương pháp chọn lọc càng chính
xác thì hiệu quả chọn lọc càng cao, do đó hiệu quả chọn lọc cũng ñược sử
dụng ñể kiểm tra phương pháp chọn lọc. Căn cứ vào h2 có thể tính tốn ñược
hiệu quả chọn lọc theo công thức:
R = Sh2 = iσPh2
Trong đó:- R: hiệu quả chọn lọc
- S: ly sai chọn lọc
- h2: hệ số di truyền
- i: cường ñộ chọn lọc

- σP: ñộ lệch tiêu chuẩn về giá trị kiểu hình
+ Xác định tiến bộ di truyền và khuynh hướng di truyền
Tiến bộ di truyền là hiệu quả chọn lọc trong một đơn vị thời gian
(thường tính là năm) ñược xác ñịnh theo công thức:
∆g = R/L = iσPh2/L

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 12


Trong đó: - ∆g: tiến bộ di truyền
- R: hiệu quả chọn lọc
- L: khoảng cách thế hệ
Hệ số di truyền của một số tính trạng liên quan đến khả năng sinh sản
ở lợn (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Hệ số di truyến ñối với một số chỉ tiêu sinh sản
Chỉ tiêu
Tuổi ñẻ lứa ñầu
Số con ñẻ ra/ lứa

Khối lượng sơ sinh/ con
Khối lượng toàn ổ 21 ngày
tuổi
Số con cai sữa/ ổ

Khối lượng của ổ lúc cai sữa
Khoảng cách giứa 2 lứa ñẻ

H2

Tác giả, năm


0,27

Rydhmer và cs (1995) [88]

0,13

Nguyễn Văn Thiện (1995) [38]

0,15

Bourdon RM (1997) [58]

0,3-0,4

Webb và King (1976) [97]
Rydhmer (1995) [88]

0,15

Bourdon RM (1997) [58]

0,10

Bourdon RM (1997) [58]

0,12

Nguyễn Văn Thiện (1995) [38]


0,10

Bourdon RM (1997) [58]

0,17

Nguyễn Văn Thiện (1995) [38]

0,08

Rydhmer và cs (1995) [88]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 13


2.2.1.2. Hệ số tương quan và hệ số tương quan di truyền
- Khái niệm hệ số tương quan
Hệ số tương quan là hệ số biểu thị mối quan hệ giữa hai hay nhiều tính
trạng với nhau. Có ba loại hệ số tương quan, đó là: tương quan kiểu hình (rP);
tương quan di truyền (rA) và tương quan môi trường (rE).
- Tương quan kiểu hình (rP) là mối quan hệ giữa các giá trị kiểu hình
của các tính trạng với nhau. Tương quan kiểu hình được xác định từ các đại
lượng ño ñược của hai hay nhiều tính trạng trên các cá thể của quần thể. Biết
ñược giá trị kiểu gen và sai lệch mơi trường đối với cả hai tính trạng có thể
tính được tương quan giữa giá trị kiểu gen và tương quan giữa các sai lệch
môi trường. Từ ñó, có thể ñánh giá một cách ñộc lập các nguyên nhân di
truyền và môi trường của sự tương quan.
- Tương quan di truyền (rA) là mối tương quan giữa các tính trạng do
chính các gen quy định cùng tác ñộng lên chúng. Mối tương quan di truyền
này thể hiện rõ bản chất một gen ñồng thời ñiều khiển hai hay nhiều tính

trạng, song cũng có thể do hai hệ thống gen liên kết điều khiển cả hai hay
nhiều tính trạng mà ta đang nghiên cứu. Ví dụ, gen làm tăng tốc độ lớn sẽ làm
tăng cả thể vóc và khối lượng gia súc, do đó chúng sẽ gây ra mối tương quan
di truyền giữa hai loại tính trạng này. Khi một gen ñồng thời cùng làm tăng
hay làm giảm cả hai tính trạng thì mối quan hệ đó cùng chiều nhau và mối
tương quan di truyền đó là tương quan thuận. Trong khi đó, một số gen có thể
làm tính trạng này tăng nhưng lại làm giảm tính trạng khác thì mối tương
quan di truyền giữa hai tính trạng ñó ngược chiều nhau và hệ số tương quan
ñó là tương quan nghịch.
- Tương quan môi trường (rE) là mối tương quan tạo thành do hiệu ứng
của các yếu tố mơi trường đối với hai hoặc nhiều tính trạng. Thí dụ, ảnh
hưởng của thức ăn, chế ñộ quản lý, … với thể vóc, khối lượng, năng suất sữa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 14


của con vật. Các yếu tố mơi trường có thể làm tăng hoặc giảm đồng thời cả
hai tính trạng (tương quan thuận), cũng có thể làm tăng tính trạng này nhưng
lại làm giảm tính trạng khác (tương quan nghịch).
Tương quan kiểu hình, tương quan di truyền và tương quan mơi trường
có thể khác nhau cả về độ lớn và cả về dấu. Hầu hết, ba hệ số tương quan này
ñều có chung độ lớn và dấu. Song, cũng có lúc giữa các cặp tính trạng khác
nhau, tương quan di truyền cao nhưng tương quan kiểu hình và mơi trường có
thể cùng cao, cùng thấp hoặc cao thấp khác nhau.
Như vậy, tương quan di truyền và môi trường kết hợp với nhau tạo
thành tương quan kiểu hình. Nếu cả hai tính trạng có hệ số di truyền thấp thì
tương quan kiểu hình được quyết định chủ yếu do tương quan mơi trường,
song nếu chúng có hệ số di truyền cao thì thấy rằng độ lớn và thậm chí dấu
của tương quan di truyền khơng thể chỉ được quyết định bởi riêng tương quan
kiểu hình. Trong cơng tác chọn lọc giống vật ni nói chung, chăn ni lợn

nói riêng, trong các mối tương quan, tương quan di truyền là quan trọng nhất.
- Phương pháp tính hệ số tương quan di truyền
Hệ số tương quan di truyền có thể được tính theo ba phương pháp:
Phương pháp phản ứng tương quan, phương pháp quan hệ tương quan và
phương pháp phân tích phương sai.
- Tính chất của hệ số tương quan
Khoảng xác ñịnh của hệ số tương quan di truyền: Hệ số tương quan bao
giờ cũng nằm trong khoảng từ -1 ñến +1: -1≤ r ≤ +1
Chiều của hệ số tương quan di truyền: Hệ số tương quan biểu thị chiều
hướng tương quan: hệ số tương quan mang dấu dương biểu thị hai tính trạng
có mối tương quan thuận. Hệ số tương quan mang dấu âm biểu thị khi hai tính
trạng có mối tương quan nghịch. Trong trường hợp này, khi một gen tác ñộng
làm tăng tính trạng này thì đồng thời làm giảm tính trạng kia.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 15


Mức ñộ chặt chẽ của hệ số tương quan di truyền: Giá trị tuyệt ñối của
hệ số tương quan biểu thị mức ñộ tương quan, giá trị này càng lớn, mức ñộ
tương quan càng chặt chẽ và ngược lại mức ñộ tương quan càng ít chặt chẽ.
- Ứng dụng của hệ số tương quan
Giá trị của hệ số tương quan di truyền cho ta biết chiều hướng và mức
ñộ tương quan về mặt di truyền giữa hai tính trạng. Vì vậy, hệ số tương quan
di truyền ñược ứng dụng rộng rãi trong chăn ni, đặc biệt trong cơng tác
chọn lọc giống.
+ Mức độ ảnh hưởng của các tính trạng khác khi chọn lọc một tính
trạng nào đó. Hệ số tương quan di truyền cho biết ñược ảnh hưởng của việc
chọn lọc một tính trạng nào đó ở đời bố mẹ tới các tính trạng khác ở đời con.
Khi chọn lọc nâng cao sản lượng sữa dê thì ở đời con tỉ lệ mỡ sữa giảm đi vì
tương quan di truyền giữa hai tính trạng đó là nghịch.

+ Chọn lọc gián tiếp: căn cứ hệ số tương quan di truyền có thể chọn lọc
một hay một số tính trạng nào đó để cải thiện những tính trạng khác khó hoặc
khơng thể chọn lọc ñược.
+ Xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của mơi trường: Do có mối tương tác
giữa kiểu gen và mơi trường, một tính trạng được đo lường trong hai mơi
trường khác nhau được coi là hai tính trạng. Trên cơ sở đó, có thể tính được
hệ số tương quan di truyền giữa chúng. Nếu hệ số tương quan di truyền tính
được là cao thì chứng tỏ rằng phản ứng của con vật ni đối với hai mơi
trường khác nhau là giống nhau thì có thể ni con vật đó trong cả hai môi
trường. Nếu hệ số tương quan di truyền thấp, chứng tỏ rằng phản ứng của con
vật ñối với hai môi trường là không giống nhau, con vật chỉ thích ứng với một
mơi trường nhất định.
Một số kết quả đã được được cơng bố (Các chỉ tiêu sinh sản có mối
quan hệ với nhau, độ lớn của hệ số là khác nhau và tuỳ thuộc vào kết quả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 16


nghiên cứu).
Bảng 2.2. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn
Hệ số tương quan kiểu gen
Số con ñẻ

Số con ñẻ

Số con ñẻ

ra và số

ra sống và


ra sống và

con đẻ ra

số con 21

số con cai

cịn sống

ngày

sữa

0,99

-

0,94

0,88

0,89

0,83

O,83

-


-

0,97

-

0,85

0,94

0,57

-

0,967

-

0,597

0,999

-

0,815

-

-


0,81

Tác giả, năm

Bolet and Felgines (1981)
[56]
Ber Kin (1984) [54]
Irving and Swiger (1984)
[73]
Ferguson et al (1985) [65]
Johanson

and

Kenedy

(1980) [75]
Roeche (1996) [85]
Blasco et al (1995) [55]

2.2.2. Các chỉ tiêu ñánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, hiệu quả của chăn ni được đánh giá
bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm.
Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ
ra, số lứa ñẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống lợn con theo mẹ, sản lượng sữa của mẹ, kỹ
thuật ni dưỡng chăm sóc. Do vậy việc cải tiến ñể nâng cao số lợn con cai
sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong những biện pháp làm tăng
hiệu quả kinh tế trong chăn ni lợn nái sinh sản nói chung và sản xuất lợn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... 17


×