Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5-6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 24 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

MỤC LỤC
TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở
trường mầm non”
TÊN PHẦN MỤC
TRANG
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
2
2. Phạm vi thực hiện
2
3.Thời gian thực hiện
2
2
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
3
2. Cơ sở thực tiễn
4
3. Khảo sát thực trạng
4


6
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.
6
2. Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng nội dung, xác định mục tiêu bài
8
dạy phù hợp với trẻ tự kỷ.
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập phù hợp giúp trẻ tự kỷ
13
học hòa nhập.
4. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để chăm sóc
15
giáo dục trẻ tự kỷ.
16
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
19
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
I. KẾT LUẬN
19
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
19
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

1/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

Tên đề tài:

“Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Con cái là món q vơ giá mà tạo hố ban tặng cho những người làm cha,
làm mẹ. Cha mẹ chính là người có cơng sinh thành, ni dưỡng nên một người
con cho gia đình và xã hội.
Trẻ em là mầm non của đất nước, do vậy trẻ cần được dạy dỗ, giáo dục đặc
biệt là trẻ khuyết tật. Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính
nhân văn của ngành giáo dục nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Hiện nay ở thành phố Hà Nội có rất nhiều trung tâm mở ra để tiếp nhận
những đứa trẻ bị mắc bệnh tự kỷ. Vậy bệnh tự kỷ là gì? Làm thế nào để biết trẻ
bị tự kỷ? Đó là câu hỏi mà khơng phải ai cũng biết câu trả lời đúng.
Theo điều tra bốn năm trở lại đây ở lứa tuổi mầm non trong địa bàn xã có 11
cháu bị tự kỷ (gia đình thừa nhận con mình bị tự kỷ). Năm học 2018-2019
trường mầm non tiếp nhận 3 cháu bị tự kỷ học hoà nhập trong trường mầm non.
Lớp tơi đang phụ trách có 1 cháu bị tự kỷ. Năm học trước tôi cũng đã được tiếp
cận với một số trẻ khuyết tật nhưng để tiếp cận với trẻ tự kỷ thật vô cùng khó
khăn.
Trị chuyện cùng một số gia đình trẻ có con bị tự kỷ tơi thấy thật xót xa. "Con
tơi 3 tuổi rồi mà chưa bao giờ tôi được nghe con gọi tiếng "Mẹ ơi!", thậm chí
cháu cịn khơng biết lúc nào mẹ vui, lúc nào mẹ buồn" - đấy là lời tâm sự cùng
những giọt nước mắt mặn chát của 1 trong số rất nhiều bà mẹ có con bị tự kỷ.
Nghe những lời tâm sự đó tơi khơng khỏi nghẹn ngào xúc động, tơi nghĩ rằng
mình phải làm một điều gì đó để đỡ gánh nặng cho những gia đình có con bị tự
kỷ. Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng tạo nên một sức ép, gánh nặng lớn
khơng chỉ cho gia đình các bé, mà sẽ là gánh nặng cho cả xã hội nếu khơng tìm
ra giải pháp. Đúc rút được một vài kinh nghiệm từ những năm học có trẻ khuyết
tật, tơi cũng đã tự tìm đọc tài liệu và nghĩ mình nên viết ra để chị em trong

ngành cùng biết. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ
tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non".
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Đối tượng:
Trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non
2. Phạm vi:
Đề tài tập trung nghiên cứu trên 1 trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
trong năm học 2018 - 2019.
3. Thời gian thực hiện:
Đề tài được thực hiên trong một năm học, từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm
2019
2/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm tìm hiểu thực trạng trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm
non, từ đó đưa ra biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm
non (mơi trường giáo dục bình thường).
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất
hiện ngay những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỷ
khơng có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác và do vậy sự phát
triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế. Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng
từ mức nhẹ đến mức nặng. Chúng ta có thể nhận ra những trẻ tự kỷ thông qua
một vài dấu hiệu sau:
- Trẻ luôn thấy khó khăn trong giao tiếp với người khác: Trẻ khơng cười,

khơng nhìn vào mặt người đối diện, trẻ thường khơng có tương tác với người
chăm sóc. Hơn nữa trẻ thường nói những từ ngữ khơng có nghĩa và thường
xun lặp lại một từ hay một câu vô nghĩa. Nhiều lúc ta thấy trẻ như điếc mặc
dù thính lực bình thường. Những hành vi của trẻ thường rập khuôn lặp đi lặp lại.
trong các hoạt động trẻ thường không hứng thú, rất khó thích ứng với sự thay
đổi.
- Trong những năm đầu đời các dấu hiệu của trẻ tự kỷ xuất hiện, nhưng đôi
khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết
các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang
phát triển bình thường lại dần thối triển, rơi vào chứng tự kỷ.
Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra giải pháp giúp trẻ tự kỷ tiến
bộ, thậm chí khỏi hồn tồn như bao đứa trẻ khác nếu ta tác động trước 7 tuổi
cho trẻ. Khó khăn lớn nhất hiện nay của trẻ tự kỷ là giao tiếp và khả năng tự
phục vụ bản thân.
Trẻ tự kỷ thường không khao khát giao tiếp. Chúng tỏ ra khơng sẵn sàng học
những gì mà trẻ bình thường học một cách tự nhiên và do đó trẻ khơng có cơ hội
để "đi vào ngơn ngữ theo cùng một cách". Chúng thấy rất khó khăn để làm
những điều xung quanh có ý nghĩa.
Trẻ bình thường khi giao tiếp với người thân trong một khoảng thời gian dài
trước khi phát triển ngôn ngữ chúng nhận được những thông tin phi ngôn ngữ
bằng cách giao tiếp qua nét mặt và cử chỉ. Đối với trẻ tự kỷ mọi thứ đều khó
khăn. Chúng khơng thích bất cứ ai, chúng khơng muốn nhìn nhận mọi việc qua
cách nhìn nhận của người khác và khiếm khuyết về ngơn ngữ là tính chất căn
bản của chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ có cách nói khác với trẻ bình thường, thơng
thường trẻ thường có một số đặc điểm như sau về ngôn ngữ và giao tiếp: Khó
khăn trong việc tiếp nhận và diễn đạt ngơn ngữ. Trẻ gặp khó khăn trong việc
hiểu ngơn ngữ qua ánh mắt, nét mặt và cử chỉ cơ thể.

3/20



Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

2. Cơ sở thực tiễn
Tôi thấy dạy trẻ tự kỷ tham gia vào các hoạt động tại trường mầm non
chưa đạt hiệu quả cao, trẻ cịn thụ động, giáo viên chưa có những phương pháp
giáo dục trẻ tự kỷ phù hợp. Vì vậy, để giúp trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở
trường mầm non đạt hiệu là một việc làm rất cần thiết. Là một giáo viên dạy lớp
5 - 6 tuổi trong 7 năm học thì có tới 4 năm học có trẻ tự kỷ, năm học này cũng
có một trẻ tự kỷ trong lớp, tơi ln trăn trở tìm tịi học hỏi để tìm ra những cách
thức hay những phương pháp tốt nhất để giúp trẻ tự kỷ học hịa nhập tốt ở
trường mầm non. Vì thế trong năm học 2018 - 2019 tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non”.
3. Khảo sát thực trạng:
Năm học 2018 - 2019, trường mầm non nơi tôi công tác tiếp nhận 3 cháu
bị tự kỷ trong đó lớp A3 của tơi có một cháu tên là Nguyễn Thị Yến. Nguyễn
Thị Yến sinh ngày 15 tháng 12 năm 2013. Cháu là con thứ hai và sinh ra trong
gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, khi cháu chưa trịn 1 tuổi bố và mẹ cháu
đã ly hôn, hai chị em sống với bố và ông bà nội. Năm 2 tuổi bố cháu đi bước
nữa và tiếp tục sinh thêm một em trai.
Chị gái Yến đã đi học và phát triển bình thường theo độ tuổi. Em cùng
cha khác mẹ năm nay hơn 1 tuổi đã biết đi, đang tập nói và cũng khơng thấy dấu
hiệu gì bất thường. Theo lời bố cháu Yến kể, đến 2 tuổi cháu chưa phát âm được
trịn tiếng, khơng giao tiếp với ai thậm chí cả bố mẹ. Yến không để ý đến mọi
người, mọi vật xung quanh, nghe tiếng gọi khơng quay đầu lại nhìn người đang
gọi mình. Con thích chơi xếp hình nhưng chỉ chơi theo một kiểu cố định, dập
khuôn. 3 tuổi Yến đã đọc được các số, đọc được chữ trên sách báo nhưng phát
âm rất khó nghe. Cuối năm 3 tuổi tự nhiên Yến bị hỏng và gãy hết răng. Yến ăn
rất tốt nhưng thức ăn phải mềm, băm nhỏ và khi ăn phải ăn cùng nước canh. Yến
thường vận động khơng có chủ đích, thường chạy xung quanh lớp... Nói chung

là cháu Yến khó làm chủ hành vi giao tiếp xã hội, ngôn ngữ kém phát triển. Con
không biết đặt câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Tại sao? Con thích làm theo ý mình,
khơng giao lưu hợp tác với cơ và bạn trong lớp học, không biết xấu hổ khi bị
phê bình. Đơi khi vì cáu giận mà con đã cắn bạn rất đau mà không ý thức được
việc làm đó là khơng được làm.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát cháu Yến trong 2
tuần liên tục (10 ngày ở lớp). Tôi đã đưa ra một số tiêu chí trong lĩnh vực phát
triển kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp vì đây là khiếm khuyết lớn nhất
của trẻ tự kỷ và mời ban giám hiệu, ban chất lượng của nhà trường dự giờ, đánh
giá, kết quả như sau:

4/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hịa nhập ở trường mầm non.

Tiêu chí
đánh
giá

Kết quả
Tỷ lệ
Số
(%)
ngày
chưa
đạt

Nội dung khảo sát


Số
ngày
đạt

Lấy - cất đồ dùng cá nhân đúng
ngăn tủ của mình

4

40

6

60

1

10

9

90

0

0

10


100

0

0

10

100

0

0

10

100

0

0

10

100

1

10


9

90

2

20

8

80

3

30

7

70

5

50

5

50

2


20

8

80

1

10

9

90

0

10

100

20

8

80

0

10


100

Tự lấy ghế ngồi đúng chỗ
Tự lấy sách vở của mình ngồi
vào bàn học bài

Kỹ năng
tự phục Xúc cơm ăn không rơi vãi ra bàn
vụ
Chuẩn bị, dọn dẹp bàn ăn giúp
cô.
Chuẩn bị, dọn dẹp chăn, chiếu
sau khi ngủ dậy.
Tự rửa tay và rửa mặt khi bẩn

Tự giác chào ông, bà, bố, cô giáo
khi đến lớp và khi về mà không
cần người khác nhắc
Giao tiếp với bạn trong lớp và cô
giáo
Xưng hô đúng đúng vai.
(Xưng hô với cơ giáo thì phải
nói: Con - cơ)
Tập trung khi cơ giảng bài hoặc
Kỹ năng người khác nói chuyện, khơng
giao tiếp quay đi chỗ khác hoặc làm việc
khác khi đang nói chuyện
Chủ động mời cơ và các bạn khi
ăn


Chủ động nói lời cảm ơn – xin
0
lỗi với người khác
Biết kiềm chế cảm xúc của bản
2
thân
Hợp tác với bạn khi tham gia
0
hoạt động động thể
(Kèm theo bảng phụ lục 1)

5/20

Tỷ lệ
(%)


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- Do phụ huynh chưa có kiến thức cũng như điều kiện chăm sóc giáo dục đặc
biệt cho trẻ tự kỷ.
- Do giáo viên còn ngại, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ tự
kỷ học hòa nhập
- Do cơ sở vật chất của nhà trường cịn nhiều hạn chế chưa có phịng giáo dục
riêng cho trẻ tự kỷ học hòa nhập
Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp để giúp trẻ
tự kỷ học hoà nhập trong trường mầm non như sau.
II. Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hoà nhập trong trường
mầm non

1. Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.
Có thể nói đây là biện pháp quan trọng nhất mà tôi sử dụng trong quá trình
giúp trẻ tự kỷ học hịa nhập ở trường mầm non. Bởi kỹ năng sống chính là cơng
cụ hữu ích giúp trẻ học hòa nhập tốt hơn. Do đặc điểm của trẻ tự kỷ có nhiều
hạn chế về tư duy nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ tôi tập trung vào hai
kỹ năng: Kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự phục vụ được hình thành ở trẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong q
trình học hỏi của mình. Tơi rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ: tự xúc cơm ăn,
uống nước, rửa mặt rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, cất đồ
dùng cá nhân, đồ chơi ngăn nắp gọn gàng…
Trẻ tự kỷ thường không khao khát giao tiếp, nhưng để có sự phát triển về mọi
mặt trẻ cần phải giao tiếp. Vậy làm thế nào để trẻ có thể giao tiếp được và có thể
hoà nhập được như các bạn cùng trang lứa?
Do đặc điểm lứa tuổi, sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ tự kỉ có
nhiều hạn chế nên giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ gồm các kỹ năng sau:
* Giáo dục cho trẻ có kỹ năng lắng nghe tích cực
Khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ vẫn cịn rất hạn chế. Vì vậy nội
dung giáo dục kỹ năng lắng nghe tích cực cho trẻ là:
+ Chăm chú theo dõi mọi lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi… của đối tượng
giao tiếp.
+ Không quay mặt đi hướng khác, làm việc riêng khi đối tượng này đang
nói chuyện với mình.
+ Hiểu được đối tượng giao tiếp đang nói về vấn đề gì.
* Giáo dục cho trẻ kỹ năng nói bao gồm:
- Giáo dục kỹ năng chào hỏi: Nội dung giáo dục kỹ năng chào hỏi cho trẻ tự
kỷ gồm:
+ Trẻ biết chủ động chào hỏi.
+ Biết xưng hô theo đúng vai: Với cô giáo phải biết xưng hô: cô - con, với
người lớn: bác - cháu, với bạn bè: tớ - bạn…
+ Khi chào hỏi phải biết quay mặt về người được chào hỏi, với người lớn

tuổi hơn phả biết khoanh tay, biết cúi người về phía trước khi chào hỏi.
6/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

+ Khi chào hỏi phải phát âm rõ ràng, cường độ âm thanh vừa phải, khơng
q to cũng khơng q nhỏ.
Ví dụ: Khi đến lớp chào cô giáo trẻ phải biết quay mặt về phía cơ giáo,
khoanh tay trước ngực đồng thời cúi người về phía trước và nói: “con chào cơ ạ”
- Giáo dục trẻ có kỹ năng nói lời cảm ơn - xin lỗi
Nội dung giáo dục kỹ năng nói lời cảm ơn - xin lỗi cho trẻ tự kỷ:
+ Trẻ biết chủ động nói lời cảm ơn - xin lỗi.
+ Biết xưng hô theo đúng vai.
+ Biết quay mặt về phía đối tượng giao tiếp, biết khoanh tay và nói lời
cảm ơn - xin lỗi.
+ Nói bằng giọng điệu và cường độ âm thanh phù hợp
Ví dụ: Khi cảm ơn trẻ phải nói bằng giọng điệu vui mừng, thể hiện lòng
biết ơn. Khi xin lỗi trẻ phải tỏ ra ăn năn, hối lỗi…
Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thì việc làm quan trọng và cần thiết
là phải phát triển vốn từ, cung cấp các khái niệm và ngôn ngữ cho trẻ
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, trẻ có thể nói được câu đơn, câu ghép. Trẻ thường sử
dụng động từ, tính từ, từ láy, từ chỉ thời gian, không gian, địa điểm…nhưng đối
với trẻ tự kỷ khả năng này là rất khó. Đặc biệt đối với cháu Yến, vốn từ của con
nghèo nàn, hiểu biết về thế giới xung quanh hạn chế. Do đó việc phát triển vốn
từ, cung cấp các khái niệm và ngôn ngữ cho trẻ là việc làm rất quan trọng.
Để làm được việc này cần phải có thời gian, có thể giúp trẻ trong các hoạt
động hàng ngày dù ở trường hay ở nhà. Dưới đây là một vài cách mà tôi đã sử
dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát âm chậm và rõ các từ khó để trẻ nghe và bắt chước.

Ví dụ: trong câu: “Khi chín quả khế có màu vàng” tơi nói từ “quả khế”
chậm để trẻ nghe rõ và có thể phát âm lại chính xác
- Khuyến khích trẻ khi giao tiếp thì nhìn vào mặt, môi và lưỡi của cô khi cô
thiết lập từ mới.
- Giúp trẻ nghe và làm theo chỉ dẫn bằng cách chỉ cho trẻ biết cơ đang muốn
gì?
Ví dụ: “Yến ơi! Con lấy cho cô cái bút ở trên bàn”.
Hoặc nâng cao hơn: “Con lấy cho cô cái bút màu đỏ ở trong hộp”
- Đọc những quyển sách có tranh vẽ nhiều màu sắc. Khi đó tơi u cầu trẻ chỉ
và nói tên các bức tranh trong hình vẽ.
Ví dụ: Khi đọc và cho trẻ xem xong quyển sách về các loại trái cây, tôi chỉ
vào bức tranh quả cam và hỏi trẻ:
“Đây là quả gì?”, “ Quả cam này có màu gì?”, “ Ăn cam có vị gì?”
- Trị chuyện với trẻ về những gì diễn ra trong ngày, thơng qua đó cung cấp
từ mới, phát triển vốn từ.
Ví dụ: “Sáng nay con cùng các bạn đã được làm gì?” “Trưa nay lớp mình
được ăn món gì?”.
- Cơ lặp lại nhiều lần từ mới khi cô cung cấp cho trẻ.

7/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

Giáo dục kỹ năng sống (kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp) cho trẻ tự kỷ
tôi đã lồng ghép trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non:
BẢNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KNS CHO TRẺ TỰ KỶ
TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY
Tên hoạt
STT

Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng giao tiếp
động
- Cất đồ dùng cá nhân ngăn nắp - Chào tạm biệt ơng,
Đón trẻ, chơi, gọn gàng, đúng nơi quy định
bà, bố, mẹ chào cô
1
thể dục sáng
- Tự lấy ghế ngồi vào chỗ
giáo để vào lớp
- Tự vệ sinh cá nhân
- Tự ngồi vào bàn học bài
-Trị chuyện với cơ và
Hoạt động
- Tự lấy sách, bút của mình
các bạn
2
học
- Lắng nghe cơ giảng
bài
-Tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân - Giao tiếp với cô và
Hoạt động
phù hợp
với bạn
3
ngồi trời,
Ví dụ: Hoạt động ngồi trời, khi - Lắng nghe cơ giảng
hoạt động góc
trời nắng biết lấy mũ....
bài

- Kỹ năng chuẩn bị bàn ăn
- Mời cô, mời bạn ăn
- Kỹ năng dọn dẹp bàn ăn
cơm
- Kỹ năng tụ xúc ăn
4
Giờ ăn
- Kỹ năng ăn uống vệ sinh
- Kỹ năng rửa mặt
- Kỹ năng rửa tay bằng xà
phòng
- Dọn dẹp giường trước và sau - Giao tiếp với cô và
khi ngủ
các bạn
5
Giờ ngủ
- Gấp chăn
- Chải tóc, buộc tóc
- Cất ghế gọn gàng
- Chào tạm biệt cô và
Hoạt động
- Tự lấy đồ dùng cá nhân của các bạn
6
chiều và trả
mình
- Chào ơng bà, bố mẹ
trẻ
2. Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng nội dung, xác định mục tiêu bài dạy
phù hợp với trẻ tự kỷ.
Để đạt được kết quả cao trong việc giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập ở trường

mầm non. Theo sự chỉ đạo của Phòng giáo dục tôi và các chị em trong khối xây
dựng mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với trẻ theo từng kế hoạch tháng và
sự kiện. Các chủ đề sự kiện được tơi nghiên cứu và xắp xếp theo trình tự căn cứ
vào nội dung có sự đan xen,và rèn luyện kỹ năng cho trẻ một cách tốt nhất. Vì
8/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hịa nhập ở trường mầm non.

vậy tơi đã xây dựng ngân hàng nội dung trong năm học 2018 – 2019 cho trẻ tự
kỷ như sau:
Chủ đề sự
Tháng
Mục tiêu
Nội dung - hoạt động
kiện
- Nói được tên cơ và các bạn - Trò chuyện về lớp 5 tuổi
trong lớp.
của bé
- Nói được tên lớp, tên - Chụp ảnh cho bạn, nói tên
Lớp 5 tuổi trường của mình
và đặc điểm của bạn, của cô
của bé
giáo, trao đổi thông tin về
9
bạn và đánh dấu vào các
hình minh họa
- Nói được loại bánh đặc -Trò chuyện về tết trung thu
- Tổ chức cho trẻ làm bánh
Bé vui đón trưng của tết trung thu

Nói
được
các
hoạt
động
trung thu
tết trung
diễn ra trong ngày tết
thu

10

- Nói được tên một số cơ cấp - Trị chuyện về các cơ các
Các cô, các dưỡng và công việc của các bác cấp dưỡng
bác cấp

- Tổ chức cho trẻ thăm quan
dưỡng
khu bếp của nhà trường
- Nói được họ và tên mình
- Khám phá bản thân
Tơi là ai
- Nói được sở thích của bản - Trị chuyện về sở thích
thân
của trẻ
- Kể tên được các bộ phận - Trò chuyện về cơ thể bé
trên cơ thể
- Dạy trẻ kỹ năng rửa mặt,
Các bộ
- Nói được tác dụng của các rửa tay bằng xà phòng

phận trên
bộ phận trên cơ thể
- Dạy trẻ biết đi vệ sinh
cơ thể
đúng nơi quy định
Chào mừng - Biết được ý nghĩa ngày - Trò chuyện về ngày 20/10
ngày
20/10
- Làm bưu thiếp, làm hoa,
PNVN
- Nói được các hoạt động tặng bà, tặng mẹ, tặng cơ
20/10
diễn ra trong ngày 20/10
-Nói được tên một số món ăn - Trị chuyện với trẻ về các
Tơi cần gì
hàng ngày và dạng chế biến bữa ăn trong ngày
để lớn lên
đơn giản
- Cho trẻ được trải nghiệm
và khỏe
nấu các món ăn mà mình
mạnh
u thích
- Nói được ước mơ của mình -Trị chuyện cùng trẻ về ước
Ước mơ
mơ của trẻ
của bé

9/20



Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hịa nhập ở trường mầm non.

Gia đình
của bé
Họ hàng
gia đình
11

12

1

- Nói được tên, giới tính, - Trị chuyện về gia đình bé
cơng việc hàng ngày của: bố, - Làm album tranh gia đình
mẹ, anh, chị, em trong gia của trẻ
đình
- Nói được tên và mối quan
hệ của một số người thân
thiết với mình: cơ, chú, dì…
-Biết được ngày 20/11 là
ngày gì. Ý nghĩa của ngày
20/11

-Trị chuyện về họ hàng gia
đình bé

- Trị chuyện về ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11
Ngày hội

- Tổ chức các hoạt động
của cô
làm bưu thiếp, làm hoa, gói
20/11
quà, biểu diễn văn nghệ
nhân ngày 20/11
Đồ dùng
- Nói được tên gọi, đặc điểm, -Trị chuyện về đồ dùng gia
gia đình bé cơng dụng của một số đồ đình bé
dùng gia đình bé
- Nói được tên gọi, dụng cụ - Trị chuyện về nghề nơng
và sản phầm của nghề nơng
- Chơi các trị chơi: Gieo
Nghề nơng
hạt, trồng cây…
- Nói được tên gọi, dụng cụ - Trị chuyện về nghề xây
Nghề xây
và sản phầm của nghề xây dựng
dựng
dựng
Ngày Quân - Biết được ý nghĩa của ngày - Trò chuyện về ngày 22/12
đội nhân
22/12
dân Việt
- Biết tên gọi, trang phục và
Nam
cơng việc của các chú bộ đội
- Nói được tên gọi, dụng cụ - Trò chuyện về nghề may
và sản phầm của nghề xây - Xem tranh ảnh, vật thật
sản phẩm, dụng cụ của một

Nghề may dựng
số nghề, đoán tên nghề và
kể những hiểu biết về nghề
đó
- Nói được tên gọi, đặc điểm - Trò chuyện về một số
nổi bật của một số con vật động vật nuôi trong gia đình
Động vật
gần gũi với trẻ như: con lợn, - Xem tranh ảnh, video
nuôi trong con gà, con vịt…
động vật sống trong gia
gia đình
đình
- Nói được tên gọi, đặc điểm - Trò chuyện về một số
Động vật
sống trong nổi bật của một số con vật động vật sống trong rừng
sống trong rừng như: con - Xem tranh ảnh, video
rừng
10/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

voi, con khỉ, con hổ…

động vật sống trong rừng

- Nói được tên gọi, đặc điểm
Động vật
nổi bật của một số con vật
sống dưới

sống dưới nước như: con cá,
nước
con tơm, con cua…
- Nói được tên gọi, đặc điểm
Côn trùng
nổi bật của một số con côn
và chim
trùng và chim như: con kiến,
con ong, con chim…
Bé cùng gia - Kể tên được các hoạt động
đình chuẩn diễn ra trong ngày tết
bị đón tết
- Biết được ý nghĩa của ngày
tết Nguyên Đán
Tết và mùa
xuân

- Trò chuyện về một số
động vật sống dưới nước
- Xem tranh ảnh, video
động vật sống dưới nước
- Trò chuyện về một số con
côn trùng và chim
- Xem tranh ảnh, video về
côn trùng và chim
- Xem video các hoạt động
diễn ra trong ngày tết

- Nói được tên gọi và đặc
điểm nổi bật của một số cây

xanh
- Biết được điều kiện sống,
quá trình phát triển của một
số loại cây.
- Biết được tên gọi và ý
nghĩa của ngày 8/3
- Kể được các hoạt động
thường diễn ra trong ngày
8/3
- Biết được tên gọi, đặc điểm
nổi bật của một số loại PTGT
đường bộ

-Tìm hiểu về cây xanh và
môi trường sống
- Cho trẻ được trải nghiệm
gieo hạt, trồng cây tưới
nước theo dõi và so sánh sự
phát triển của cây
- Trò chuyện về ngày 8/3
- Tham gia vào các hoạt
động làm bưu thiếp, múa
hát, làm hoa…tặng bà, mẹ,
chị, cô giáo
- Khám phá một số PTGT
đường bộ

- Trò chuyện về ngày tết
Nguyên Đán
- Cho trẻ được trải nghiệm

gói bánh chưng ngày tết
- Nói được tên gọi, đặc điểm - Khám phá một số loại rau,
Một số loại nổi bật của một số loại rau, củ, hoa, quả
rau, củ,
củ, hoa, quả
- Chơi một số trò chơi: Gieo
hoa, quả
- Biết được lợi ích của một hạt, phân loại rau, củ, hoa,
số loại rau, củ, hoa, quả
quả theo nhóm

2

Cây xanh
và mơi
trường
sống

Ngày vui
8/3
3

PTGT
đường bộ

- Biết được tên gọi, đặc điểm -Khám phá một số PTGT
PTGT
nổi bật của một số loại PTGT đường thủy
đường thủy đường thủy
11/20



Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hịa nhập ở trường mầm non.

Tín hiệu
đèn và các
biển báo
giao thông

- Biết được tên gọi, đặc điểm - Tìm hiểu về đèn giao
nổi bật của đèn giao thông và thông và một số loại biên
một số loại biển báo.
báo

- Biết được một số đặc điểm,
tính chất của nước
- Biết được lợi ích của nước
với đời sống con người, con
vật và cây.
Ngày giỗ tổ - Biết được ý của ngày giỗ tổ
Hùng
Hùng Vương
Vương
Bé với các - Biết được tên gọi, đặc điểm
hiện tượng của một số hiện tượng tự
tự nhiên
nhiên: mưa, nắng, gió…
Bốn mùa
- Biết tên gọi và đặc điểm nổi
quanh em

bật của các mùa quanh năm
- Biết về thủ đơ Hà Nội và
một số di tích, danh lam,
thắng cảnh của thủ đô Hà
Quê hương Nội
đất nước –
thủ đơ Hà
Nội
Nước và
tác dụng
của nước

4

5

- Tìm hiểu vể nước và tác
dụng của nước

- Trò chuyện về ngày giỗ tổ
Hùng Vương
- Trò chuyện về một số hiện
tượng tự nhiên
- Trò chuyện về bốn mùa

- Trị chuyện về thủ đơ Hà
Nội và một số di tích, danh
lam, thắng cảnh ở Hà Nội
- Cho trẻ xem tranh ảnh,
video về Hà Nội và một số

di tích, danh lam thắng cảnh
nổi tiếng ở Hà Nơi: Văn
Miếu Quốc Tử Giám, chùa
Một Cột, Hồ Gươm….
- Biết được đặc điểm nổi bật - Trò chuyện về trường tiểu
và các hoạt động diễn ra tại học
Trường tiểu
trường tiểu học
- Phối hợp với nhà trường
học
cho trẻ tham quan trường
tiểu học của xã
- Biết về Bác Hồ kính u
- Trị chuyện, cho xem
Bác Hồ
tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ
kính yêu

Bên cạnh việc xây dựng ngân hàng nội dung thì việc xác định mục tiêu
cho từng bài dạy cũng hết sức quan trọng. Xác định mục tiêu từng bài dạy phải
phù hợp với nhận thức cũng như khả năng, hứng thú của trẻ tự kỷ. Có như vậy
mới đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Với mỗi tiết dạy tôi luôn nghiên cứu
thật kỹ để đưa ra được mục tiêu phù hợp. Dưới đây là ví dụ mà tơi đã xác định
mục tiêu bài dạy làm quen với chữ cái h, k với trẻ bình thường và với cháu Yến.
12/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

a. Kiến thức:

- Nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái: h, k trong các tiếng và từ ở
mọi lúc mọi nơi
- Trẻ nhận biết được đặc điểm, sự giống và khác nhau của chữ h, k
Với cháu Yến:
- Nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái: h, k trong các tiếng và từ
khi cơ hỏi (Có sự gợi ý).
b. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm rõ đúng các chữ cái h, k
- Phân biệt sự giống và khác nhau của hai chữ cái h, k
- Phản ứng nhanh khi tham gia các trò chơi luyện tập củng cố
Với cháu Yến:
-Nhận và phát âm được các chữ cái h, k theo u cầu của cơ
- Chơi được trị chơi dưới sự giúp đỡ của cô và các bạn
c. Thái độ:
- Chăm chỉ cần cù giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những cơng việc vừa với sức
của mình: trơng em, gấp quần áo, lau bàn, bê cơm.
- Hợp tác và hứng thú tham gia vào hoạt động
Với cháu Yến:
- Hợp tác với cô trong khoảng 60% thời gian học
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập phù hợp giúp trẻ tự kỷ học
hịa nhập
Mơi trường học tập có tác dụng rất tốt đến quá trình giáo dục trẻ nói
chung và đến trẻ tự kỷ nói riêng. Xây dựng môi trường học tập phù hợp là một
biện pháp quan trọng giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập dễ dàng hơn. Môi trường học
tập bao gồm: môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
a. Môi trường vật chất:
Môi trường vật chất bao gồm tất cả các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.. cần
thiết cho trẻ tham gia vào hoạt động. Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục
tơi đã bố trí các đồ dùng đồ chơi hợp lý. Tại các góc chơi tơi đã xây dựng nội
quy chơi với những hình ảnh rõ ràng. Khi đến từng góc chơi cháu Yến có thể

nhận ra nội quy góc chơi đó thơng qua các hình ảnh

Nội quy góc sách truyện

Nội quy góc bán hàng

13/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hịa nhập ở trường mầm non.

Ngồi ra tơi cịn xây dựng những góc mở với những bài tập mở dễ hiểu

Gắn chữ cái bé đang học trong tháng

Cắm quả có chữ cái tương ứng vào ống

Tơi thường xuyên thay đổi những đồ dùng đồ chơi tại các góc sao cho mới
lạ, màu sắc hài hịa để thu hút được sự chú ý của trẻ, tránh sự nhàm chán bằng
cách tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi

Củ tỏi, củ hành làm từ bẹ ngô

Thuyền làm từ mo cau

b. Môi trường tinh thần:
Với trẻ tự kỷ trẻ rất sợ nghe tiếng nói to, tiếng la mắng chính vì vậy tơi
ln giữ cho bầu khơng khí lớp học của mình thật vui vẻ, hịa thuận. Tơi ln
tạo cho trẻ cảm giác an tồn và coi lớp học như ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tôi
luôn yêu thương và giúp đỡ cháu Yến như một người mẹ với con của mình. Mỗi

lần cháu Yến căng thẳng hoặc không muốn đi lớp cháu thường kêu, khóc rất to
thậm chí là phá phách đồ trong lớp tôi luôn đến vỗ về, âu yếm để tạo sự tin
tưởng của trẻ với mình, khi trẻ đã bình tĩnh lại tơi sẽ dùng kỹ năng sư phạm của
mình khéo léo giải thích cho cháu hiểu về hành động của trẻ là đúng hay chưa
đúng. Từ đó tơi đã thiết lập với trẻ một sự tin tưởng tuyệt đối. Bên cạnh đó tơi
cũng nói với các trẻ khác trong lớp về tình hình của cháu Yến tự đó giáo dục trẻ
không miệt thị, xa cách cháu Yến mà phải biết chấp nhận, chia sẻ, yêu thương
14/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

giúp đỡ bạn
Như vậy môi trường tinh thần cũng rất quan trọng trong q trình giáo dục
trẻ tự kỷ hịa nhập. Để xây dựng được một môi trường tinh thần tốt tôi đã làm
những việc sau:
- Tiếp nhận trẻ tự kỷ và tìm hiểu sâu về con người trẻ: Khi được ban giám hiệu
giao cho dạy lớp có trẻ tự kỷ tơi đã vui vẻ tiếp nhận và tìm hiểu kỹ hơn về gia
cảnh của cháu cũng như tình trạng bệnh, tính cách của cháu thơng qua trao đổi
với gia đình cháu, với giáo viên đã dạy cháu lớp 4 tuổi, từ đó tơi có cái nhìn
tổng qt về con người cũng như tình trạng bệnh của trẻ. Tơi tìm hiểu các loại
sách báo, các tài liệu trên mạng internet về bệnh tự kỷ từ đó tơi hiểu hơn về
bệnh tự kỷ và có cách giáo dục trẻ hịa nhập hiệu quả nhất. Tơi quan sát, gần gũi
trị chuyện với trẻ để tìm hiểu về sở thích, hứng thú, khả năng, sở trường của trẻ
để từ đó phát huy những tố chất tốt ở trẻ.
- Tơi xây dựng tập thể lớp đồn kết, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè.
3.4. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ.
Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh để góp phần chăm sóc giáo
dục trẻ tốt hơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non.
Chính vì hiểu rõ vai trị của công tác này nên tôi đã tận dụng nhiều điều kiện để

tiếp cận phụ huynh giúp phụ huynh học sinh hiểu và thơng cảm, chia sẻ, giúp đỡ
giáo viên hồn thành nhiệm vụ trồng người. Tôi đã thực hiện một số việc như
sau:
Đầu năm học, sau khi nhận trẻ được một tháng, sang tháng 9/2018 có buổi
họp phụ huynh tơi đã mạnh dạn xin ý kiến gia đình để có sự chia sẻ hoàn cảnh
của cháu Yến với mọi người để mong sự đồng cảm, giúp đỡ từ phía các bậc phụ
huynh có con gửi ở lớp. Cha mẹ các trẻ học ở lớp có biết về thực tế ở lớp như
thế nào thì về nhà mới kết hợp cùng cơ giáo để giáo dục con mình biết đồn kết,
giúp đỡ, tương thân tương ái với bạn bè. Đặc biệt là giáo dục thái độ không miệt
thị đối với cháu Yến.
Xây dựng góc tun truyền của lớp. Ở đó ln cập nhật những thơng tin
cần thiết, bổ ích cho phụ huynh học sinh. Đặc biệt là dành một mảng cho chăm
sóc ni dưỡng, nhất là trẻ cận suy dinh dưỡng, thấp cịi và trẻ tự kỷ.
Ví dụ: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ; Một số chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát
triển ngôn ngữ và giao tiếp; Ăn uống giúp chữa bệnh tự kỷ.
Riêng đối với gia đình của cháu thì tơi thường xun trao đổi về tình hình
tiến triển của trẻ như thế nào trên lớp để gia đình có hướng kết hợp cùng cơ rèn
trẻ. Tơi đã tư vấn cho gia đình bé nên tìm đọc các bài báo, sách có liên quan đến
vấn đề trẻ tự kỷ, cung cấp địa chỉ trên mạng (Bibi.vn), giới thiệu cuốn sách
“Sinh vào ngày xanh” do chính người bị tự kỷ viết kể về những tháng ngày thơ
ấu của mình.
Tơi trao đổi với gia đình trẻ về chế độ ăn uống bởi theo các bác sỹ đầu
ngành điều trị bệnh cho trẻ tự kỷ thì ngơn ngữ và hành vi giao tiếp là do chế độ
ăn uống của trẻ quyết định.
Một bài báo trên trang web: bibi.vn cho biết: “Theo các chuyên gia ở
trung tâm điều trị bệnh tự kỷ Pfeiffer (PTC) của mỹ, việc sử dụng thực phẩm
15/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.


giàu dưỡng chất sẽ mang lại nhiều tác dụng trong việc phòng và chữa trị căn
bệnh này. Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi, thơng tin vơ cùng q giá này sẽ mở ra
một chân trời mới, thắp sáng lên niềm tin và hi vọng của tất cả các bậc phụ
huynh đang có con mắc bệnh này. Tại bang Califonia - Mỹ đã diễn ra hội nghị
lớn về tự kỷ từ ngày 12-15/10/2007. Hội nghị tập trung hàng chục các nhà khoa
học, giáo sư, bác sĩ, hội phụ huynh và hàng trăm người từ khắp nơi về tham dự.
Tại đây các giáo sư, bác sĩ đã thuyết trình về những cơng trình nghiên cứu của
mình từ hàng chục năm qua, cho đến nay họ đã có cách nhìn khác về tự kỷ: Căn
bệnh này không phải do sự rối lọan của hệ thần kinh mà nguồn gốc của bệnh là
ở đường tiêu hoá. Các giáo sư, bác sĩ đã đưa ra các bước chữa trị ban đầu là:
“1. Điều chỉnh cách ăn uống làm lành các vết thương ở ruột.
2. Bồi bổ các sinh tố, khoáng chất và can thiệp sinh hoá giúp lấy ra khỏi cơ thể
các độc tố.
3. Khi các chất độc được loại bỏ, rối loạn đường ruột được cải thiện thì các tế
bào não dần dần được phục hồi.
4. Kèm theo đó là một số chương trình can thiệp giúp trẻ theo kịp các bạn cùng
trang lứa”.
Theo: “Cô Julie Mattnews, một chuyên gia cố vấn dinh dưỡng đặc biệt
cho trẻ tự kỷ khuyên nên cho trẻ ăn kiêng Gluten và Casein.
* Thực phẩm có chứa Gluten: Lúa mì, yến mạch, các loại bánh nướng, bánh quy,
bánh mì, bánh bao, các loại mì ống, mì làm từ bột mì, các loại xúc xích…
=> Thực phẩm thay thế: Hạt kê, hạt có chứa tinh bột, gạo, bắp ngơ, bột gạo,
các loại mì làm từ bột gạo, bột bắp…
* Thực phẩm có chứa Casein: Sữa động vật, bơ, pho mát, sữa chua, kem, kem
trên bề mặt bánh sinh nhật, bột ca cao…
=> Thực phẩm thay thế: Sữa thực vật từ các loại hạt tự làm ở nhà, sữa dừa, các
loại chè…
Theo cơ Julie thì khơng nên kiêng cả 2 chất cùng một lúc vì ta khơng biết
được cái nào có lợi hay có hại cho bé yêu. Bởi cấu trúc sinh hố ở các trẻ là

khác nhau do đó người chăm sóc trẻ nên để ý và ghi nhớ lại các thức ăn và thời
gian để theo dõi. Trong 3 tuần đầu ta thử kiêng thực phẩm có chứa Casein trước,
sau đó 3 tháng sẽ dần dần kiêng cả Casein và Gluten”.
Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở
trường mầm non mà tôi đã áp dụng với cháu Yến của lớp tơi. Mỗi biện pháp có
một hiệu quả riêng, thơng qua các biện pháp trên tơi thấy cháu Yến có sự tiến bộ
rõ rệt về các kỹ năng tự phục vụ bản thân và kỹ năng giao tiếp. Cháu đã tập
trung chú ý, tự tin giao tiếp và hoạt động nhóm.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Đối với bản thân
- Tơi đã có kinh nghiệm và có những phương pháp, hình thức giáo dục trẻ tự kỷ
học hòa nhập phù hợp
- Xử lý tốt các tình huống xẩy ra với trẻ tự kỷ trong q trình chăm sóc giáo dục.
16/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hịa nhập ở trường mầm non.

- Tơi đã rèn luyện cho bản thân tính kiên nhẫn, nhiệt tình trên cả tình thương và
lịng u nghề.
2. Đối với trẻ
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp tôi thấy cháu có nhiều tiến bộ so với
đầu năm học. Kết quả khảo sát trong 2 tuần (10 ngày tại lớp) vào cuối tháng 4
như sau:
Tiêu
chí
đánh
giá

Nội dung khảo sát

Cất đồ dùng cá nhân
đúng ngăn tủ của mình

Kỹ
năng
tự
phục
vụ

Kỹ
năng
giao
tiếp

Tự lấy ghế ngồi đúng
chỗ
Tự lấy sách vở của
mình ngồi vào bàn học
bài
Xúc cơm ăn không rơi
vãi ra bàn
Chuẩn bị, dọn dẹp bàn
ăn giúp cô.
Chuẩn bị, dọn dẹp chăn,
chiếu sau khi ngủ dậy.
Tự rửa tay và rửa mặt
khi bẩn
Tự giác chào ông, bà,
bố, cô giáo khi đến lớp
và khi về mà không cần

người khác nhắc
Giao tiếp với bạn trong
lớp và cô giáo
Xưng hô đúng đúng vai.
(Xưng hơ với cơ giáo
thì phải nói: Con - cơ)
Tập trung khi cơ giảng
bài hoặc người khác nói
chuyện, khơng quay đi
chỗ khác hoặc làm việc
khác khi đang nói
chuyện

Đầu năm
Cuối năm
Tăng
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
ngày (%) ngày (%) ngày (%)
đạt
đạt
4

40

10

100

6


60

1

10

9

90

8

80

0

0

7

70

7

70

0

0


8

80

8

80

0

0

3

30

3

30

0

0

3

30

3


30

1

10

8

80

7

70

2

20

10

100

8

80

3

30


7

70

4

40

5

50

9

90

4

40

2

20

6

60

4


40

17/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

Chủ động mời cơ và các
bạn khi ăn

1

10

7

70

6

60

Chủ động nói lời cảm
ơn – xin lỗi với người
0
0
2
20
2
20

khác
Biết kiềm chế cảm xúc
2
20
8
80
6
60
của bản thân
Hợp tác với bạn khi
tham gia hoạt động
0
0
7
70
7
70
động thể
* Nhìn vào bảng so sánh đối chứng trên ta thấy:
- Các nội dung khảo sát của tiêu chí kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp
cuối năm đều tăng so với đầu năm.
- Trẻ đã tham gia tích cực và có hiệu quả hơn trong mọi hoạt động ở lớp.
- Đặc biệt là kỹ năng hợp tác với bạn khi tham ra vào các hoạt động tập thể được
tăng lên rõ rệt.

Cháu Yến (mặc áo hồng) hát cùng các bạn trong HĐ âm nhạc

Cháu Yến tham gia nhóm vẽ trong HĐ tạo hình

18/20



Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

3. Đối với phụ huynh
- Đã có những kiến thức cơ bản để chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ theo khoa học.
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
- Tạo mơi trường vui vẻ, hịa thuận trong gia đình.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I. Kết luận
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Câu nói này ln thúc giục chúng ta, những cơ giáo mầm non hãy dang rộng
vịng tay nhân ái của mình để đón nhận các con, dành cho các con - những mầm
xanh của đất nước những gì tốt đẹp nhất có thể. Đặc biệt là trẻ khuyết tật, các
con cần sự che chở, sự gần gũi, yêu thương của người mẹ hiền thứ 2.
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non với 7 năm gắn bó trong nghề nhưng
tơi khơng khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với trẻ khuyết tật. Trẻ tự kỷ khác với những
trẻ khuyết tật về thị giác, thính giác…trẻ hồn tồn khoẻ mạnh, thơng minh
nhưng khả năng tập trung kém, ngôn ngữ hạn chế, hành vi không chủ động.
Giáo dục trẻ khuyết tật là nghĩa vụ và là tình thương của các cơ giáo mầm non.
Đó cũng chính là phương trâm của tập thể giáo viên trường mầm non chúng tôi
II. Bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian áp dụng đề tài tôi đã rút ra một số bài học bổ ích. Trẻ tự kỷ
có nhiều trẻ tăng vận động, do đó cần nhấn vào điểm mạnh của trẻ, tranh thủ
tình huống thực tế để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp. Trẻ tự kỷ rất
sợ tiếng động lớn nên khi dạy trẻ phải kiên trì, nhẹ nhàng bảo ban trẻ mới nghe
lời. Trẻ ngôn ngữ kém, khả năng phát âm hạn chế vì thế khi dạy trẻ cần nhắc đi
nhắc lại nhiều, nhấn mạnh để trẻ ghi nhớ. Cô giáo sắp xếp trẻ ngồi gần những trẻ
có khả năng phát âm, giao tiếp tốt để trẻ có cơ hội được bạn giúp đỡ, chỉ bảo.

Khi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ thì cần cầm tay trẻ và yêu cầu trẻ làm
theo cô từng bước một. Đặc biệt là khi giáo dục trẻ tự kỷ thì khơng nên nóng vội,
khơng gị ép trẻ trong khoảng thời gian học tập như những trẻ. Kế hoạch hoạt
động của trẻ thực hiện theo những tiêu chí cơ đề ra, áp dụng giáo dục chung cả
lớp và riêng cho trẻ. Kết quả thu được ở trẻ tự kỷ cần thời gian khá lâu so với trẻ
bình thường.
III. Khuyến nghị và đề xuất:
1. Đối với nhà trường
- Nhà trường luôn quan tâm đầu tư cho trang thiết bị phục vụ cho việc dạy
học và học để các nhóm lớp thực hiện tốt hơn nữa trong việc dạy trẻ tự kỷ học
hịa nhập đạt kết quả tốt nhất.
- Chính vì gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ nên tôi
luôn mong muốn ban giám hiệu nhà trường tham mưu tới các cấp lãnh đạo tạo
điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, mở rộng thêm phòng học dành cho trẻ, để
trẻ được giáo dục cá nhân theo giờ học bổ trợ riêng theo khả năng nhận thức của
từng trẻ.
19/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

2. Đối với phòng giáo dục
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên được học tập bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ đặc biệt là các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật, trẻ cá biệt
3. Đối với gia đình
- Tạo bầu khơng khí gia đình ấm cúng, hịa thuận giúp trẻ phát triển tốt thể
chất và tinh thần. Mỗi thành viên trong gia đình cũng phải là tấm gương mẫu
mực trong mọi hoạt động để trẻ noi theo.
- Các bậc phụ huynh phải luôn quan tâm đến việc hình thành các kỹ năng của trẻ,

kịp thời sửa chữa và uốn nắn những sai lệch cho trẻ.
- Các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên để
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục trẻ ở trường.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ nhiệt
tình, những lời góp ý chân thành từ các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh
nghiệm của tôi không chỉ được cơng nhận mà cịn là bài học chia sẻ cho nhiều
giáo viên mầm non trong trường cũng như giáo viên trong tồn huyện.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
CAM KẾT THỰC HIỆN

Ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tác giả

Tôi xin cam đoan với hội
đồng khoa học: Đề tài này do tôi
tự nghiên cứu và thực hiện trong
năm học này. Tôi không sao chép
của bạn bè đồng nghiệp, không
coppy ở trên mạng và các tư liệu
khác.

20/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thị Thảo, “Một số chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao
tiếp”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động-giao

tiếp-nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Trang Web: Bibi.vn

21/20


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.

ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................

.....................................................
.....................................................
.....................................................
................................................
Ngày……tháng….. năm 2019
Chủ tịch hội đồng
(Ký, đóng dấu)


ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚC THỌ
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................

.......................
Ngày……tháng….. năm 2019
Chđ tÞch héi ®ång
(Ký, ®ãng dÊu)


Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.



×