Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.93 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------------------------------------

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Hà Nội - Năm 2021


MỤC LỤC
Mở đầu...........................................................................................................................2
I. Khái niệm, phân loại và vai trò của bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển.................2
1.

Khái niệm về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển..........................................2

2.

Phân loại bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển.................................................2

3.

Vai trị của bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển...............................................3

II. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển.................4
1.

Tập quán quốc tế (Incoterms 2020 )..................................................................4

2.



Điều ước quốc tế................................................................................................6
2.1. Các công ước của IMO...................................................................................6
2.2. Các công ước của Liên Hiệp Quốc.................................................................7

III. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển............8
1.

Các nguyên tắc về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển..................................8

2. Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về bảo hiểm hang hải ở Việt Nam............................................................10
Kết luận........................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................13

1


Mở đầu
Thế giới đã và đang bước vào thời kì tồn cầu hóa, chính vì vậy nên nhu cầu
vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia với nhau rất lớn đặc biệt là vận chuyển bằng
đường biển từ những ưu thế của loại hình vận tải này như : giá thành thấp, vận chuyển
được nhiều hàng hóa một lúc,… Tuy nhiên, trong q trình vận chuyển trên biển cũng
có rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn chính vì vậy các doanh nghiệp đã tìm đến các giải
pháp để hạn chế những rủi ro này và giải pháp được cho là tối ưu nhất đó chính là
mua bảo hiểm cho hàng hóa. Chính vì vậy, tiểu luận này sẽ đi phân tích những khái
niệm, đặc điểm của loại hình hàng hóa này rồi từ đó sẽ tìm hiểu những quy định pháp
luật của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để cho người đọc có những cái nhìn
chi tiết hơn về vấn đề này.
I. Khái niệm, phân loại và vai trị của bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển

1. Khái niệm về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
Bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối
với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường biển từ địa điểm này
sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như
bồi thường cho bên được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những rủi ro, thiệt hại đối
với hàng hóa trong q trình bảo hiểm.
2. Phân loại bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
Các loại bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển được phân thành 2 loại “Bảo
hiểm tự nguyện” và “Bảo hiểm bắt buộc”.
•Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa
hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất
vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trị như là một hoạt động dịch vụ cho
sản xuất và sinh hoạt con người.
2


•Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích
của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế – xã hội.
Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng
gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này.
Ví dụ: bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn…
Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không
bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký
kết vẫn cịn ngun vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho
mình.
3. Vai trị của bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
Do đặc điểm của vận tải giao thương tác động đến sự an tồn cho hàng hố
được chun chở là rất lớn. Vì vậy vai trị của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển ngày càng được khẳng định rõ nét qua một số điểm như sau:
- Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia

trên thế giới, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở khoảng cách rất xa nhau và thường
thường hàng hóa khơng được người có trách nhiệm trực tiếp áp tải trong q trình vận
chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hố. Ở đây, vai trị của bảo hiểm hàng hóa
là người bạn đồng hành với hàng hóa được vận chuyển.
- Vận tải xuất nhập khẩu ra nước ngoài thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với
hàng hoá do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy
nổ, mất cắp, cướp biển, bão tố, lốc xốy, sóng thần…. vượt quá sự kiểm soát của con
người. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc
biệt ở những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kơng… do đó phải
tham gia bảo hiểm hàng hố.
- Theo hợp đồng vận tải người có nhiệm vụ vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm về
tổn thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định, Khi vận chuyển hàng

3


hóa, rất nhiểu rủi ro, tai nạn các bên vận chuyển loại trừ khơng chịu trách nhiệm, Vì
vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá.
- Hàng hố xuất nhập khẩu thường là những hàng hố có giá trị cao, khối lượng
lớn. Những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt
hại do các rủi ro, tai nạn có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá trở thành một
nhu cầu thiết yếu, không thể bỏ qua.
- Bảo hiểm hàng hố đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc tham gia bảo hiểm
hàng hố xuất nhập khẩu vận chuyển đã trở thành một tập quán, thơng lệ quốc tế
trong hoạt động ngoại thương trên tồn thế giới.
II. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
1. Tập quán quốc tế (Incoterms 2020 )
Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế nói chung và luật hàng hải quốc tế nói riêng thì
Incoterms là một trong những tập qn vơ cùng quan trọng điều chỉnh rất nhiều vấn
đề trong đó có những nguyên tắc về giao hàng và vận chuyển hàng hóa trên biển đó là

tiền đề cho những quy định về bảo hiểm hàng hải. Một số nội dung chính của
Incoterms 2020 như sau:
* EXW_ Ex Works¬_Giao hàng tại xưởng
Người bán khơng chịu bất cứ trách nhiệm gì về lơ hàng từ xin giấy phép xuất
khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thủ tục hải quan, thuê tàu… Người bán giao
hàng khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của Người mua tại cơ sở, địa điểm có
hàng của Người bán mà hàng vẫn chưa được thông quan xuất khẩu và chưa được bốc
lên phương tiện vận tải. Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ tối thiểu của Người bán.
* FCA_ Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở
Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người chuyên chở được
Người mua chỉ định tại địa điểm quy định.
Free Carrier: Miễn trách nhiệm vận chuyển. Nghĩa là Người bán chỉ bốc hàng
lên phương tiện vận tải do Người mua gửi đến tại cơ sở của Người mua. Nếu không
4


phải cơ sở của Người mua mà là một kho trung chuyển nào khác thì Người bán giao
hàng tại vị trí trung chuyển nhưng khơng có trách nhiệm dỡ hàng xuống xe, chi phí đó
do Người mua chịu do Người bán đã vận chuyển đến kho trung chuyển.
* CPT_ Carriage paid to – Cước phí trả tới
Người bán chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải để đưa hàng hóa đến địa
điểm đến quy định ở nước Người bán
CPT=CFR+F
Trong đó F: cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do
Người bán chỉ định
* CIP_ Carriage and Insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới
CIP = CIF + (I + F) = CPT + I
Trong đó:
I+F: cước phí bảo hiểm và vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do
người bán chỉ định

I: Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do Người bán chỉ
định
* DAT_ Delivered At Terminal – Giao hàng tại bến
Nghĩa là Người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến
tại 1 bến theo quy định. Ở đây Người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao
tại bến.
* DAP_ Delivered At Place – Giao hàng tại nơi đến
Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của
người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
* DDP_ Delivered Duty Paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Nghĩa là Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nơi đến và có
nghĩa vụ thơng quan nhập khẩu. Đây là điều kiện thể hiện nghĩa vụ tối đa của Người
bán.
5


* FAS_ Free Alongside – Giao hàng dọc mạn tàu
Free Alongside: Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu
Theo điều kiện này, trách nhiệm của Người bán hoàn thành sau khi giao hàng
đã thông quan xuất khẩu dọc mạn con tàu hay nói cách khác là Người bán phải thuê
phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn con tàu.
* FOB_ Free On Board – Giao hàng lên tàu
Free on board: Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Khác với FAS là
giao hàng đến mạn tàu thì Người bán phải chịu thêm chi phí cẩu hàng lên tàu thì mới
hồn thành.
Nhóm F: Trách nhiệm chun chở tăng dần: FCA và FAS và FOB
* CFR_ Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí
Trong thực tế cịn có thể viết dưới dạng: C&F, CNF,...
Trong điều kiện này Người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ
hàng. Chúng ta cũng có thể dễ nhớ qua cơng thức:

Giá CFR= Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
Cịn chi phí dỡ hàng phụ thuộc hợp đồng vận chuyển kí kết nhưng đa số là do
Người mua chịu
* CIF_ Cost Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
Điều kiện này Người bán có trách nhiệm cao hơn CFR, ngồi mua cước vận
chuyển chính để chun chở hàng đến cảng dỡ thì Người bán phải mua bảo hiểm
nhằm đảm bảo an tồn cho hàng hóa trong suốt hành trình nhưng rủi ro thuộc về
Người mua sau khi Người bán giao hàng lên phương tiện vận chuyển chính. Nếu
khơng có thỏa thuận khác, trị giá bảo hiểm Người mua thường mua ở mức tối thiểu
ICC (C)-110%. Nên khi bạn là nhập khẩu về vấn đề mua bảo hiểm này bạn nên chú ý
với nhà xuất khẩu nhằm đảm bảo giảm rủi ro cao nhất cho mình.
2. Điều ước quốc tế

6


2.1. Các công ước của IMO
1.

Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948 (sửa đổi 1991, 1993).

2.

Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.

3.

Công ước quốc tế về mạn khô, 1966.

4.


Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về mạn khơ, 1966.

5.

Cơng ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.

6.

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu,

1969*.
7.

Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp

tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969.
8.

Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt

nhân bằng đường biển, 1971.
9.

Công ước quốc tế về thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm

dầu, 1971.
10. Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển, 1972.
11. Công ước quốc tế về an tồn Con-te-nơ, 1972.
12. Cơng ước về ngăn ngừa ơ nhiễm hàng hải do xả chất thải và các chất khác,

1972.
13. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973 (sửa đổi 1978, Phụ lục
I và II).
14. Công ước Athen về vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
1974.
15. Công ước quốc tế về an tồn sinh mạng người trên biển, 1974.
Ngồi ra cịn ó một số công ước khác cũng nằm trong IMO như: Công ước
quốc tế về giới hạn trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải (1976), Công ước quốc tế
Toremolinos về an toàn tàu cá (1977),….

7


2.2. Các công ước của Liên Hiệp Quốc
16. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, 1982.
17. Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
(“Hamburg Rules”) 1978.
18. Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa
phương thức, 1980.
19. Công ước của Liên hợp quốc về trách nhiệm của người khai thác các cầu
bến vận tải trong thương mại quốc tế, 1991.
20. Công ước của Liên hợp quốc về điều kiện đăng ký tàu biển, 1986.
III. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa bằng đường
biển
1. Các nguyên tắc về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
Các quy định quốc tế về bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hố mà VIệt Nam áp
dụng đó là pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Theo
đó các nguyên tắc về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm:
- Ngun tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)
+ Người có liên quan hợp pháp đối với hành trình vận chuyển tài sản/ hàng hóa.

+ Người ấy có thể được hưởng lợi nếu tài sản đó.
+ Được an tồn hay về tới nơi đến đúng hạn.
+ Hoặc bị thiệt hại nếu tài sản đó bị tổn thất hay tổn hại, bị cầm giữ hoặc có thể
chịu trách nhiệm về những tổn thất đó
+ Người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
+ Lợi ích bảo hiểm khơng cần có khi ký kết hợp đồng nhưng phải có khi xảy ra
tổn thất.
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
+ Người được bảo hiểm: có trách nhiệm cung cấp tất cả những thông tin mà họ
biết liên quan đến rủi ro được bảo hiểm
8


+ Người bảo hiểm: trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Hợp đồng bảo
hiểm, không xúi dục khách hàng hoặc nhận một rủi ro mà họ biết là khơng cịn nữa
khi người u cầu bảo hiểm cịn chưa biết.
- Nguyên tắc bồi thường (indemnity)
+ “Là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường
tài chính, với mục đích khơi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo
hiểm sau khi tổn thất xảy ra”.
+ Là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm nói chung, hàng hải nói riêng.
- Nguyên tắc thế quyền (subrogation)
+ Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay
mặt người được bảo hiểm để địi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình.
(Điểm g khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
+ Thư thế quyền (letter of subrogation).
- Nguyên tắc cam kết (warranty)
+ Là nguyên tắc bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm hàng hố nói riêng
+ Cam kết ngụ ý (implied warranty): hành trình hợp pháp, tàu đủ khả năng đi
biển.

+ Cam kết thành văn (Expressed warranty): tàu có P&I, tàu tuân thủ ISM
Code…..
+ Hậu quả pháp lý: người bảo hiểm có quyền từ chối một phần
Ngồi ra cịn có các điều kiện về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu theo
Incoterm: Giá CIF, CIP là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải + phí bảo hiểm.
+ Giá FOB là giá hàng tại cảng đi.
+ Giá CFR, C&F là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải về cảng đến.
+ Giá EXW là giá xuất xưởng.
Hướng dẫn quy đổi về giá CFR để tính giá CIF tham gia bảo hiểm:
(Giá hàng + Cước vận tải) x (1 – R) = (C+F) x (1 – tỷ lệ phí bảo hiểm)
9


Trong đó: Phần này khá quan trọng đối với các bạn trong lĩnh vực bảo hiểm.
+ CIF, CIP: không phải quy đổi.
+ FOB => CFR => CIF: phải tính thêm cước vận tải để tính giá CIF.
+ CFR => CIF: quy đổi theo cơng thức để tính giá CIF
+ EXW => FOB => CFR => CIF: tính thêm cước vận tải tới cảng đi, thuế xuất
khẩu (nếu có), cuớc vận tải tới cảng đến hoặc toàn bộ trách nhiệm đối với tổn thất nào
xảy ra sau khi cam kết bị vi phạm.
- Nguyên tắc bảo hiểm trước (Advanced insurance)
+ Người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trước cho hàng hố (khi chưa có
đủ thơng tin chi tiết về lô hàng) ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hay mở
chứng từ tín dụng L/C.
+ Người bảo hiểm sẽ phát hành đơn bảo hiểm và xác nhận các thơng tin cịn
thiếu sẽ được thơng báo sau.
+ Khi có đầy đủ thông tin, Người bảo hiểm cấp Sửa đổi bổ sung
(Endorsement).
+ Nhanh chóng về thủ tục, tránh trường hợp qn khơng mua bảo hiểm.
Việc mua bảo hiểm có thể được thực hiện bởi các công ty trong nước cung cấp

dịch vụ bảo hiểm hàng hố ví dụ như một số đơn vị hiện nay: Bảo Việt hoặc một số
hãng bảo hiểm lớn trên thế giới có hoặc khơng đặt trụ sở ở Việt Nam tiêu biểu như
AIG.
2. Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về bảo hiểm hang hải ở Việt Nam
a) Thực trạng
Việc mua bảo hiểm Hàng hố ở Việt Nam cũng có những thuận lợi và khó khắn
nhất định. Các rủi ro ln đến bất ngờ và con người khơng thể dự đốn trước được
những rủi ro mình có thể gặp phải. Đối với đối tượng là hàng hóa xuất nhập khẩu thì
rủi ro lại có thể xảy đến dễ dàng hơn. Các loại hàng hóa này thường cần có rất nhiều
10


thủ tục đi kèm và vì thế có rất nhiều doanh nghiệp khơng thể nhập và xuất hàng hóa đi
vì mắc phải một số lỗi nhất định. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình sản
xuất của cơng ty. Hàng hóa có thể bị mất hoặc thất lạc trong quá trình vận chuyển và
vì thế gây lên những tổn thất về tài chính cho chủ doanh nghiệp. Đặc những số lượng
hàng hóa mà các cơng ty mua về hay bán ra nước ngoài thường rất lớn nên những rủi
ro trong quá trình vận chuyển sẽ gây nhiều tổn thất đến công ty về tiền bạc cũng như
nhân sự. Khi có bảo hiểm hàng hóa xuất thì cơng ty có thể yên tâm hơn khi hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Và nhờ vậy nền kinh tế đất nước mới có nhiều bước tiến phát
triển hơn. Nói bảo hiểm tạo điều kiện mở rộng phát triển kinh tế đất nước không hề
sai chút nào. Có thể thấy rằng bảo hiểm hàng hóa đem lại cho doanh nghiệp một giải
pháp bảo vệ vững chắc cho những rủi ro đến bất ngờ. Và nhờ thế, doanh nghiệp có thể
chủ động hơn và giảm thiểu gánh nặng khi gặp các rủi ro. Tuy nhiên, với những
doanh nghiệp nhỏ và vừa chi phí để tiếp cận bảo hiểm hàng hố là điều khá khó khăn
chính vì vậy bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn nhất định đối với
sự phổ biến của bảo hiểm xuất nhập khẩu.
b) Một số giải pháp
- Đảm bảo tính kế thừa trong các quy định của pháp luật bảo hiểm hàng hải

quốc tế và trong nước Tờ trình Chính Phủ của Bộ GTVT (2013) Dự thảo Quyết định
thay thế Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc cơng bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam đã nhận định: “ Kế thừa
những nội dung, quy định tại Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg vẫn đang phù hợp; điều
chỉnh, sửa đổi những nội dung còn bất cập, đặc biệt là cập nhật những nội dung mới
của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015”.
- Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam
Việc điều chỉnh hình thức, nội dung các quyền và nghĩa vụ của các bên, phạm vi hiểm
hoạ được bảo hiểm, v.v... trong bảo hiểm hàng hải, trước hết phải được áp dụng các
quy định về bảo hiểm hàng hải trong BLHH Việt Nam – với tư cách là văn bản pháp
11


luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ hàng hải. Tuy nhiên, với tính chất “đặc thù” do đó,
hoạt động bảo hiểm phải chịu sự điều chỉnh các quy định của Luật Kinh doanh bảo
hiểm về nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm, các chủ thể tham gia hoạt
động bảo hiểm. quy định về hợp đồng bảo hiểm,... Do vậy, khi đưa ra các giải pháp cụ
thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm hàng hải phải trên cơ sở phù
hợp với các quy định của pháp luật bảo hiểm Việt Nam hiện hành.
- Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế dựa trên cơ sở
thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam Nghiên cứu cho thấy, trong q
trình xây dựng và hồn thiện BLHH, các nhà lập pháp đã tham khảo các quy định về
bảo hiểm hàng hải theo các tập quán thương mại hàng hải, pháp luật của các quốc gia
có hoạt động thương mại hàng hải phát triển trên thế giới. Theo đó, Tập quán thương
mại hàng hải quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài,
được áp dụng khá liên tục và có hệ thống, đồng thời được thừa nhận đông đảo của các
quốc gia 14 trong lĩnh vực thương mại hàng hải. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tập
quán và pháp luật ở chỗ q trình hình thành lâu, áp dụng có hệ thống và có tính thừa
nhận rộng rãi nhưng lại không được ghi nhận ở đâu cả. Các tập quán liên quan đến
hoạt động hàng hải thương mại có số lượng khổng lồ. Thực tế, mỗi tập quán có riêng

một q trình lịch sử của nó, thậm chí được áp dụng khác nhau ở mỗi quốc gia khác
nhau, khu vực khác nhau. Tập quán chung: là tập quán được nhiều nước thừa nhận và
áp dụng mọi nơi (INCOTERMS, UCP 600,...)

Kết luận
Tổng kết lại, từ những phân tích đánh giá cũng như so sánh đối chiếu từ những
quy định pháp luật quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng kết hợp với tình hình trên
thực tế về vấn đề bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển, tiểu luận đã cho chúng ta
những cái nhìn cụ thể và chi tiết về vấn đề bảo hiểm hàng hóa vận tải bằng đường
biển và là tiền đề, cơ sở để qua đó chúng ta có thể đưa ra một số các giải pháp nhằm
12


hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với vấn đề bảo hiểm hàng hải
hơn trong tương lai đặc biệt là trong thời kì tồn cầu hóa như hiện nay.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Luật Hàng Hải Việt Nam 2015
2. Luật Bảo Hiểm Anh 1906
3. Incoterms 2020
Các tài liệu khác
4. Giáo trình Kinh Tế Bảo Hiểm – ĐH Kinh Tế Quốc Dân
5. Tạp chí Bảo Hiểm
6. Nguyễn Thị Thảo, Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường
biển, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
7. Ngô Văn Hưng, Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học – Pháp Luật về bảo hiểm hàng hải,

Trường Đại Học Huế
Tài liệu trực tuyến
/> /> />
14



×