Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sử dụng các sản phẩm của cây neem trồng tại ninh thuận để phát triển thuốc thảo mộc trừ mọt hại ngô sitophilus zeamais motsxhulsky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.58 MB, 90 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC & ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
==========&&&========

ðỒN THỊ LƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC
SẢN PHẨM CỦA CÂY NEEM TRỒNG TẠI
NINH THUẬN ðỂ PHÁT TRIỂN THUỐC
THẢO MỘC TRỪ MỌT HẠI NGÔ
( Sitophilus zeamais Motschulsky)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 12 - 2010


BỘ GIÁO DỤC & ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
==========&&&========
ðỒN THỊ LƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC
SẢN PHẨM CỦA CÂY NEEM TRỒNG TẠI
NINH THUẬN ðỂ PHÁT TRIỂN THUỐC
THẢO MỘC TRỪ MỌT HẠI NGÔ
( Sitophilus zeamais Motschulsky)

Chuyên ngành



: Bảo vệ thực vật

Mã số

: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Trường Thành

HÀ NỘI, 12- 2010


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Trường Thành - Trưởng Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường –
Viện Bảo vệ thực vật, người thầy ñã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám ñốc viện Bảo vệ thực vật, Bộ môn
Thuốc, Cỏ dại và Môi trường ñã cho phép, tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ về cơ sở
vật chất, kỹ thuật, vật liệu trong quá trình thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành tơi xin ñược gửi tới các Thầy, Cô giáo và tập
thể cán bộ Ban ðào tạo Sau ðại học - Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp,
nhóm chế phẩm, nhóm phân tích và tập thể cán bộ Bộ mơn Thuốc, Cỏ dại và
Môi trường – Viện Bảo vệ thực vật về cơ sở vật chất cũng như phương pháp
nghiên cứu , cảm ơn Trung tâm cây trồng bán khô hạn Viện Duyên Hải Nam

Trung Bộ ñã phối hợp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện cho tơi thực hiện,
hồn thành luận văn.
Cuối cùng là lòng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả

ðồn Thị Lương

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. iii


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan tồn bộ các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành luận văn đều đã được cảm ơn và
thơng tin tài liệu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về số liệu của luận văn này.

Tác giả luận văn

ðồn Thị Lương

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. iv


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
ii
Lời cam đoan
iii
Mục lục
iv
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
vi
Danh mục các bảng
vii
Danh sách các hình, biểu đồ
viii
MỞ ðẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
1.1.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
5
1.1.1.
Lịch sử nghiên cứu, phát triển thuốc thảo mộc trừ dịch hại 5
trên thế giới
1.1.2.
Tình hình nghiên cứu, sử dụng các cây độc sản xuất thuốc 7
thảo mộc trừ dịch hại trên thế giới
1.1.3.
Tình hình nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm cây Neem trừ 11
dịch hại trên thế giới
1.1.4.
Tình hình nghiên cứu sử dụng các sản phẩm Neem trừ côn 13

trùng hại kho trên thế giới
1.2.
Tình hình nghiên cứu trong nước
17
1.2.1.
Tình hình nghiên cứu, sử dụng thuốc thảo mộc trừ sâu hại ở 17
Việt Nam
1.2.2.
Tình hình nghiên cứu, sử dụng thảo mộc trừ côn trùng hại 19
kho tại Việt Nam
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 25
NGHIÊN CỨU
2.1.
Vật liệu nghiên cứu
25
2.2.
Nội dung nghiên cứu
25
2.3.
Phương pháp nghiên cứu
26
2.3.1.
Phương pháp xác ñịnh hàm lượng Azadirachtin trong lá và 26
hạt Neem
2.3.2.
ðánh giá trong phòng tác ñộng của các sản phẩm từ cây 29
Neem và các sản phẩm từ cây Neem kết hợp với chất phụ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….


v


gia, chất trợ lực thảo mộc ñối với mọt hại ngơ
2.3.3.
Phương pháp đánh giá độ an tồn của các sản phẩm Neem
đối với bảo quản ngơ
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.
Kết quả xác ñịnh hàm lượng dầu Neem và hoạt chất
Azadirachtin trong hạt và lá Neem
3.1.1.
Kết quả hàm lượng dầu Neem và hoạt chất Azadirachtin
chiết xuất từ hạt Neem bằng dung mơi
3.1.2.
Kết quả xác định hàm lượng dầu Neem tự nhiên bằng ép
nguội và hàm lượng hoạt chất Azadirachtin
3.2.
Kết quả tạo các sản phẩm từ cây Neem và đánh giá hiệu lực
phịng chống mọt hạt ngơ của chúng
3.2.1.
Kết quả tạo các sản phẩm từ cây Neem
3.2.2.
ðánh giá hiệu quả phịng chống mọt ngơ của các sản phẩm
Neem
3.3.
Kết quả xác định độ an tồn của các sản phẩm Neem triển
vọng
3.3.1.
Kết quả đánh giá độ độc cấp tính của các sản phẩm Neem

triển vọng
3.3.2.
Kết quả xác ñịnh dư lượng của hoạt chất Azadirachtin trong
ngô
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
Kết luận
ðề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh
PHỤ LỤC

38
41
41
41
45
48
48
49
65
65
65
67
67
68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Chú giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

SE

Dung dịch chiết nhân hạt Neem

LP

Bột nghiền lá Neem

CP

Phần bã của hạt Neem sau khi ép

SO

Dầu Neem tự nhiên

Tb

Trung bình


NSXL

Ngày sau xử lý

HQ

Hiệu quả

FAO

Tổ chức Nơng nghiệp và lương thực thế giới

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CHLB

Cộng hòa liên bang

ðC

ðối chứng

VIPESCO

Công ty thuốc sát trùng Việt Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Bảng 3.1

Kết quả thử nghiệm 2 phương pháp chiết dầu từ hạt

Trang
41

Neem Ấn ðộ
Bảng 3.2

Hàm lượng dầu Neem chiết xuất ñược trong hạt Neem

43

Bảng 3.3

Hàm lượng Azadirachtin trong hạt Neem trồng tại

44

NinhThuận
Bảng 3.4

Hàm lượng dầu Neem tự nhiên thu ñược bằng ép nguội


45

giống Senegan mới
Bảng 3.5

Hàm lượng Azadirachtin trong dầu Neem tự nhiên và

46

bánh dầu
Bảng 3.6

Kết quả theo dõi sự xâm nhập của mọt sau xử lý các

50

sản phẩm Neem
Bảng 3.7

Kết quả theo dõi mọt chết sau xử lý các sản phẩm

52

Neem dạng bột
Bảng 3.8

Kết quả theo dõi sự xâm nhập từ bên ngồi của mọt

54


ngơ sau xử lý ngô bằng bột lá Neem
Bảng 3.9

Hiệu quả phòng chống mọt bằng lớp bảo vệ bột bánh

56

dầu Neem
Bảng 3.10

Kết quả theo dõi sự xâm nhập của mọt sau khi xử lý

57

Bảng 3.11a

Kết quả theo dõi mọt chết sau khi thả vào ngơ đã được

59

xử lý các sản phẩm dạng lỏng từ Neem
Bảng 3.11b

Hiệu lực trừ mọt ngô xâm nhập sau khi ñã xử lý các sản

59

phẩm Neem dạng lỏng
Bảng 3.12a


Kết quả mọt chết do xử lý hai sản phẩm dạng lỏng triển

61

vọng nhất từ dầu Neem ép nguội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. viii


Bảng 3.12b

Hiệu lực trừ mọt của hai sản phẩm dạng lỏng từ dầu

61

Neem ép nguội triển vọng nhất
Bảng 3.13

Khảo nghiệm hiệu lực của các sản phẩm dạng lỏng

63

triển vọng từ dầu Neem với ngơ đã được xử lý mọt
trước bảo quản tại Ninh Thuận
Bảng 3.14

Kết quả hiệu lực các sản phẩm dạng lỏng triển vọng từ

64


dầu Neem xử lý nông sản ñang bị mọt gây hại tại Ninh
Thuận.
Bảng 3.15

Thử nghiệm LD50 của các sản phẩm Neem trên chuột

65

bạch
Bảng 3.16

Dư lượng Azadirachtin trên ngô sau khi xử lý các sản

66

phẩm SO, SO - DE, SO - PY

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ðỒ
Hình

Tên hình, biểu đồ

Trang

Hình 3.1


Chiết xuất dầu Neem bằng n-Hecxan

42

Hình 3.2

Cất quay chân khơng để thu azadirachtin

42

Hình 3.3

Thu dầu Neem tự nhiên bằng máy ép nguội

47

Hình 3.4

Bánh Neem - sản phẩm phụ của ép nguội

47

Hình 3.5

Các dạng sản phẩm ñược tạo ra từ hạt và lá Neem

49

Hình 3.6


Thí nghiệm đánh giá nhanh các sản phẩm Neem

51

Hình 3.7

Hiệu quả của các sản phẩm Neem dạng bột với mọt

53

hạt ngơ
Hình 3.8

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của các sản phẩm Neem

55

dạng bột
Hình 3.9

Hiệu lực đối với mọt ngơ của các sản phẩm Neem

60

dạng lỏng
Hình 3.10

Hình ảnh mọt chết khi xử lý ngô bằng các sản phẩm

62


Neem dạng lỏng triển vọng
Hình 3.11

Sắc ký đồ phân tích chuẩn azadirachtin

66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. x


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiệt hại do các loại sâu hại gây ra trên nông sản bảo quản thường rất
nghiêm trọng. Thiệt hại trên các loại hạt trong kho do sâu hại và các ñối tượng
khác ở Mỹ ước tính khoảng hơn 1 tỷ đơ la mỗi năm (Cuperus G. và Krischik
V., 1995) [29] và ở các nước ñang phát triển thiệt hại này khoảng trên 30%
(ThroneJE vàEubanks MW., 2002)[74].Taizania, riêng loài mọt Prostephanus
truncates ở các kho nông trại làm mất 34% sản lượng ngô (Hodges RJ et
al.,1983) [41]. Ở Việt Nam, tổn thất do côn trùng gây ra cho ngũ cốc trong
bảo quản khoảng 10% (Lê Dỗn Diên,1990) [6]. Trong những năm gần đây
thiệt hại do các lồi mọt gây ra trên ngơ sau thu hoạch của các hộ gia đình ở
các tỉnh miền núi phía bắc nước ta là rất nghiêm trọng. Ở vùng Bắc Hà- Lào
Cai, tỷ lệ hao hụt trọng lượng hạt do các lồi mọt gây ra sau 12 tháng trên
ngơ địa phương và ngô lai bảo quản sau thu hoạch tương ứng là 17,22 và
38,95% (Nguyễn Văn Liêm và nnk, 2005) [13]. ðây là một tổn thất rất lớn
ñối với ñồng bào dân tộc ở vùng này vì ngơ là nguồn thu nhập quan trọng
nhất của các gia đình.
ðể khắc phục tình trạng này, các biện pháp phịng trừ mọt hại kho ngũ
cốc đã được sử dụng trong đó chủ yếu vẫn là dùng thuốc hóa học để xơng hơi.

Tuy nhiên, nhiều khi việc sử dụng thuốc hoá học như vậy khơng những khơng
mang lại hiệu quả mong muốn mà cịn ñể lại dư lượng thuốc trên nông sản,
ảnh hưởng xấu ñến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người, làm suy giảm
tính đa dạng của sinh quần, tạo tính chống thuốc của dịch hại. Do đó việc
nghiên cứu chế phẩm sinh học, thảo mộc có khả năng xua đuổi, tiêu diệt mọt
hại kho, an tồn với mơi trường và con người là u cầu địi hỏi cấp thiết và
có ý nghĩa lâu dài.
Dự án “ðiều tra ñánh giá các cây có độc tính trừ sâu để sản xuất thuốc
trừ sâu thảo mộc (2000-2001)” do Viện Bảo vệ thực vật chủ trì đã phát hiện

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

1


23 cây độc thuộc nhóm 1 có tính độc cao, hiệu quả sinh học rõ rệt, tiềm năng
nguyên liệu lớn có triển vọng khai thác và phát triển tốt, trong đó có cây
Neem. Thơng qua dự án đã xác định Neem cũng là cây bản địa tại vùng Ninh
Thuận, Bình Thuận. Chúng mọc rất phổ biến trong rừng, xen lẫn trong khu
vực sản xuất và sinh sống của nông dân (Nguyễn Duy Trang, Nguyễn Thị Me
và nnk, 2000) [8].
Hiện nay cây Neem ñang phát triển tốt ở nước ta ngay cả trên các vùng
đất khơ cằn. Mặt khác, chi phí cho ñầu tư trồng cây Neem rất thấp, chủ yếu là
cây giống và chi phí trồng ban đầu. Cây Neem sinh trưởng và phát triển tốt,
thích ứng cao với khí hậu vùng khơ hạn. Do đó việc phát triển cây Neem đang
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống sa mạc hóa, phủ xanh đất trống và
đất nghèo dinh dưỡng ở nhiều tỉnh Nam Trung Bộ.
Tuy nhiên, ñể ñem lại lợi ích và tạo động lực cho nhân dân phát triển cây
Neem chúng ta cần có kế hoạch khai thác và sử dụng các sản phẩm của loài
cây này. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các hoạt chất trong

cây Neem có tác dụng xua đuổi, gây ngán, phá vỡ biến thái và làm suy giảm
nghiêm trọng thế hệ tiếp theo của sâu hại song rất an tồn với con người và
mơi trường nên chúng rất thích hợp trong bảo quản ngũ cốc. Sản phẩm từ cây
Neem có thể ức chế sự phát triển của 200 lồi sâu và bệnh hại cây trồng và
sản phẩm cây trồng ở các mức ñộ khác nhau và chúng lại rất khó gây nên tính
chống thuốc của dịch hại (Gabriele S.,2000; Jilani G.; MalikM.M,1973;
Mahfuz I.,2007) [37,5,52]. Theo Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn ðộ, dầu
Neem, bột nhân hạt Neem, bánh Neem (sản phẩm phụ ñược ép lại sau khi thu
hoạch dầu), lá Neem đều có tiềm năng quản lý sâu hại trong kho chứa hạt ngũ
cốc. Việc chế áp có hiệu quả sự phát triển của mọt hại kho sau khi xâm nhập
ñảm bảo giảm tổn thất rất nhiều và lâu dài. Do đó việc nghiên cứu sử dụng
các sản phẩm từ cây Neem ñể sản xuất thuốc thảo mộc bảo quản ngũ cốc là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

2


một hướng ưu tiên không chỉ giúp bảo quản ngũ cốc an tồn mà cịn nhằm
tăng thu nhập cho nơng dân vùng trồng Neem (đa số là nơng dân nghèo) do có
cơ hội tốt tiêu thụ được sản phẩm thu hoạch từ cây Neem hoặc tự chế biến
thuốc bảo quản bằng nguồn nguyên liệu sẵn có.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tơi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu khả
năng sử dụng các sản phẩm của cây Neem trồng tại Ninh Thuận ñể phát triển
thuốc thảo mộc trừ mọt hại ngô Sitophilus zeamais Motschulsky”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
ðề tài ñã xác ñịnh ñược hàm lượng Azadirachtin trong lá và hạt Neem
trồng tại Ninh thuận ñồng thời cung cấp dẫn liệu khoa học về hoạt chất từ các
sản phẩm của cây Neem trồng tại Ninh Thuận và tác ñộng của nó đến mọt hại

ngơ trong bảo quản, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và ứng dụng các
sản phẩm từ cây Neem làm thuốc thảo mộc trừ mọt hại kho.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu, ñánh giá tác ñộng của các sản phẩm từ cây
Neem đối với mọt hại ngơ và độ an tồn của các sản phẩm đó trong bảo quản
là cơ sở cho việc sản xuất thuốc thảo mộc trừ mọt hại ngô (Sitophilus zeamais
Motschulsky), góp phần bảo vệ ngơ sau thu hoạch hiệu quả cũng như bảo vệ
môi trường và sức khỏe con người.
3. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh ñược hàm lượng Azadirachtin trong lá và hạt Neem bản ñịa
và nhập nội tại Ninh Thuận.
- ðánh giá ñược tác ñộng từ các sản phẩm của cây Neem ở Ninh Thuận
ñối với mọt ngơ từ đó đề xuất được sản phẩm có triển vọng làm nguyên liệu
sản xuất thuốc thảo mộc phịng trừ mọt ngơ từ cây Neem.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

3


4. ðối tượng , ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
- Hạt và lá từ cây Neem 7-9 tuổi ñược thu hoạch tại Ninh Thuận.
- Mọt hại ngơ (Sitophilus zeamais Motschulsky).
4.2. ðịa điểm nghiên cứu
- Nguồn Neem: Thu thập lá, hạt của cây Neem tại một số vùng ở Ninh Thuận.
- Nguồn mọt: Thu mẫu mọt hại ngô tại các kho bảo quản ngô của nông
dân Hà Nội và Ninh Thuận.
- Nơi triển khai các thí nghiệm:
Các thí nghiệm xác định hoạt chất trong lá, hạt Neem; xác ñịnh hiệu lực

của các sản phẩm từ cây Neem với mọt ngơ; đánh giá độ an tồn của các sản
phẩm từ Neem được tiến hành trong phịng thí nghiệm phân tích - Bộ Mơn
Thuốc, Cỏ dại và Mơi trường - Viện Bảo Vệ Thực Vật.
Một số thí nghiệm thử nghiệm ñánh giá hiệu lực của sản phẩm ñược
thực hiện tại Ninh Thuận.
4.3. Thời gian nghiên cứu
ðề tài ñược thực hiện từ tháng 11 năm 2009 ñến tháng 11 năm 2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu, phát triển thuốc thảo mộc trừ dịch hại trên thế giới
Từ xa xưa con người ñã biết khai thác sử dụng những cây hoang dại có
tính độc để săn bắn, trừ rệp, chấy, rận, hại người và gia súc, diệt trừ sâu bọ
bảo vệ mùa màng. Thời kỳ này các cây hoang dại ñược sử dụng chủ yếu theo
kinh nghiệm của mỗi nước, mỗi vùng riêng (Smith A.E và Secoy D.M.,1981)
[73]. Tiếp theo là thời kỳ sử dụng cây độc có tính chất tập trung và chọn lọc,
ngồi cây độc hoang dại con người cịn biết trồng trọt những cây độc để có
sản lượng cao hơn.
Vào những năm 1960, người châu Âu ñã biết sử dụng cây thuốc lá (
Nicotiana tabacum) lấy từ các nước thuộc ñịa châu Mỹ ñể sản xuất bột hoặc
chiết bằng nước lã phun lên cây trồng trừ rệp và các sâu ăn lá. Dần dần
Nicotin trở thành một trong những chất trừ sâu chủ yếu từ cuối thế kỷ 19 ñầu
thế kỷ 20 ( Beinhezt E.C,1950) [25].
Theo Roack R.C (1932), giai ñoạn từ 1747 – 1931 là thời kỳ phát triển

mạnh mẽ của chất trừ sâu rotenone và các rotenoids được chiết xuất từ rễ của
các lồi Derris, Lonchocarpus và Tephrosia. Chúng ñược trồng phổ biến ở
vùng nhiệt ñới: Ấn ñộ, ðông Nam Á…Vào năm 1933 các nước như Braxin,
Indonexia ñã trồng tới 5000 ha cây Derris ñể lấy rễ (Fucami J, 1956) [36].
Trong thời gian từ năm 1931- 1947 hàng năm Bắc Mỹ ñã nhập tới 6.500 tấn
bột Derris ñể chiết lấy rotenone làm thuốc trừ sâu.
Thế kỷ thứ 19 cây cúc Pyrethrum cinerariaefolium Trev. có nguồn gốc Trung
đơng được đưa vào Châu Âu (1828), Bắc Mỹ (1876) rồi sau đó là Nhật Bản,
Châu Phi, Nam Mỹ (Fine B.C.,1963) [35]. ðầu thế kỷ 20 Nam Tư và Nhật

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

5


Bản là những nước sản xuất chính lồi cây này. ðến năm 1966 tổng sản lượng
sản phẩm từ cây cúc sát trùng ñạt khoảng 20.000 tấn, sản xuất bởi các nước
Kenia, Tanzania, Uganda, Congo, Ecuador và Nhật Bản. Sản phẩm lúc này
chủ yếu là các dung dịch chiết xuất bằng dung mơi làm thuốc trừ sâu dạng
nước có hàm lượng ñộc cao hơn bột thô ( Jacobson M., 1986) [42] . Cũng
trong thời gian này có rất nhiều tác giả đã cơng bố các cơng trình nghiên cứu
về thuốc trừ sâu chiết suất từ cây cỏ tự nhiên.
Từ sau những năm 1940 thuốc hóa học hữu cơ tổng hợp liên tiếp ra đời
tiêubiểulàcácnhóm:Clohữucơ,Lânhữucơ,Carbamate,Pyrethroids…(Mandava
N.B,1985) [51]. Sự ra đời của các hợp chất hữu cơ tổng hợp trừ sâu bệnh, cỏ
dại ñã mở ra kỷ nguyên mới của sự phát triển nông nghiệp, dập tắt nhanh
chóng được dịch hại mùa màng. Từ ñó, việc nghiên cứu thuốc thảo mộc dần
dần bị lắng xuống. Tuy nhiên, việc ra ñời và phát triển ồ ạt thuốc hóa học sau
một thời gian dài đã gây ra rất nhiều hậu quả xấu ñến sức khỏe con người và ơ
nhiễm mơi trường như: để lại dư lượng thuốc trên nông sản gây ra rất nhiều

bệnh tật hiểm nghèo, phá vỡ cân bằng bền vững của hệ sinh thái, gây tính
chống thuốc của quần thể sâu hại...
Do đó song song với việc dùng thuốc hóa học người ta lại ñặc biệt quan
tâm chú ý ñến việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc chọn lọc ít độc hơn như
thuốc thảo mộc. Trong vịng 30 năm gần đây, việc nghiên cứu sử dụng thuốc
thảo mộc lại sôi nổi ở nhiều nước trên thế giới với hàng ngàn cơng trình ñã
công bố, nhiều tổ chức và hội nghị quốc tế về nghiên cứu thuốc thảo mộc trừ
dịch hại ñược tổ chức như : Hội nghị quốc tế về cây Neem (1980), Hội thảo
về phòng trừ sâu bệnh hại lúa bằng thuốc thảo mộc (1987)…. Nhiều dự án
nghiên cứu thuốc trừ sâu thảo mộc ở các nước được chính phủ hoặc các tổ
chức quốc tế tài trợ (Jacobson M.,1990) [43]. Nhìn chung, tùy từng giai ñoạn
khác nhau mà việc nghiên cứu và sử dụng thuốc thảo mộc trừ dịch hại trên thế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

6


giới cũng có những bước thăng trầm. Song cho đến nay thuốc thảo mộc trù
dịch hại vẫn ñược coi là hướng ưu tiên phát triển nhằm thay thế một phần
thuốc hóa học tổng hợp đáp ứng mục tiêu quản lý dịch hại bền vững, nâng cao
chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và mơi trường.
1.1.2.Tình hình nghiên cứu, sử dụng các cây ñộc sản xuất thuốc thảo mộc
trừ dịch hại trên thế giới
Cây cỏ trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú trong đó có những lồi
cây có lợi dùng trong y học để tăng cường sức khỏe cho con người, chữa
bệnh, có những lồi có tính độc thích hợp cho phịng trừ dịch hại.
Người Trung Quốc biết ñến cây ñộc từ hàng ngàn năm nay nhưng đến năm
1943 mới chính thức giới thiệu 35 lồi (Hansberry R. and Lee C., 1943). ðến
năm 1959 “ Trung Quốc thổ nơng dược chí” đã tập hợp và giới thiệu trên 500

lồi cây có tính độc trừ sâu.
Ở Ấn ðộ, năm 1926 cây ñộc sản xuất thuốc thảo mộc ñã ñược giới
thiệu 6 loài. ðến năm 1941, Chopra R.N. và nnk ñã báo cáo kết quả nghiên
cứu của 164 lồi cây độc trừ dịch hại. Cùng với khoảng thời gian này, rất
nhiều nước khác trên thế giới cũng công bố các kết quả nghiên cứu của mình
về cây độc trừ dịch hại như: Braxin có 89 lồi (Fagundes B.A.,1935) [33],
Liên Xơ cũ có 200 lồi (Petrischev P.A.,1945) [60], Nhật Bản có 24 lồi (
Yamaguchi, K.et al, 1950), Mỹ có 186 lồi…
Những cây độc chủ yếu nhất thường tập trung ở các họ Asteraceae,
Fabaceae và Euphorbiaceae. Các loại sản phẩm thảo mộc nổi tiếng ñược
chiết xuất từ Pyrethrum, Rotenone… ñều từ các họ này (Morallo Rejesus
B.,Maini H.A and Sayboc A.S., 1990) [59].
Vào ñầu thế kỷ 20 người ta phát hiện Nicotine có trong 18 lồi
Nicotina, trong đó phổ biến nhất trong 2 loài thuốc lá N.tabacum Lim và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

7


thuốc lào N.rustica l. Ngồi ra, người ta cịn tìm thấy Nicotine trong cây cỏ
sữa (Asclepia syriaca), cây ớt mả (Atropa belladonna), cây đi ngựa
(Equisetum arrense), cây thạch tùng (lycopodium clavatum)…(Beinhert E.C.,
1950; Leete E., 1965) [25]. Nicotine tinh khiết ñược chiết xuất đầu tiên vào
năm 1828, mặc dù trước đó người ta đã dùng bột khơ hoặc nước chiết từ cây
thuốc lá để trừ sâu hại hoặc chấy rận.
Ngồi Nicotine trong các alkaloids của thuốc lá cịn có 2 chất ñộc quan
trọng khác là nomicotine và anabasine (Metcalf R.L.,1945-1955) [57]. Hàm
lượng Nicotine trong thuốc lá từ 2-10%, trong thuốc lào là 16%. Nicotine tác
ñộng chủ yếu lên hệ thống ñầu dây thần kinh, qua bụng lên não, làm các cơ

rối loạn cuối cùng làm sâu hại bị tê liệt và chết (Mcindoo N.E., Roark R.C.
and Busbey R.F.,1936) [55]. Nicotine còn được coi là chất có tác dụng xua
đuổi cơn trùng (Liu C.Y. and Hsu Y.F, 1941) [49]. Do những tác ñộng trên
mà nicotine ñược coi là 1 trong 3 loại thảo mộc quan trọng nhất ở thế kỷ 19
và ñầu thế kỷ 20 (Beinhert E.C.,1950) [25].Tuy nhiên nicotine cũng rất ñộc
với người và ñộng vật máu nóng . Liều gây chết của nicotine cho người là
0,06 gr, LD50 ñối với động vật 10- 22 mg/kg (Feurt.S.D. ,1958) [34]. Chính vì
tác động mạnh và khơng có tính chọn lọc của nicotine mà nó bị cấm sử dụng
làm thuốc trừ sâu ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1909, nhà hóa học người Nhật Fujitani là người đầu tiên nghiên
cứu sâu về tính chất hóa học của các chất trừ sâu có trong hoa cúc trừ sâu
Chrysanthemum cinerariacfolium Vis. thuộc họ cúc Asteraceae. Năm 1924,
Staudinger và Ruzicka ñã xác ñịnh trong dịch chiết Pyrethrum có chứa 2
esters của các acid chrysanthemic và pyrethric và ñặt tên cho 2 chất này là
Pyrethrin I(C21H28O3),Pyrethrin II(C22H28O5). Năm 1965, Godin và nnk ñã
phân lập thêm 2 chất phụ nữa là Jasmolin I (C21H30O5) và Jasmolin II
(C22H30O5). Các hoạt chất này là các chất ñộc thần kinh cơ, tác động chủ yếu

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

8


vào hệ thần kinh của cá và sâu bọ làm cho cơ bị liệt, co quắp rồi chết. ðối với
người và động vật máu nóng các họat chất này tương đối an tồn vì chúng bị
phân hủy trong cơ thể và bị thải ra ngoài qua nước tiểu (Miyamoto J. and
Yamamoto K.,1968) [58]. Tuy nhiên, ñến cuối những năm 1970 thuốc trừ sâu
hóa học mới ra đời, cây cúc trừ sâu ít được chú ý đến cả trong nghiên cứu lẫn
ứng dụng.
Năm 1912, NagaiK. lần ñầu tiên ñã tách chiết được một chất hồn tồn

đồng nhất, có điểm sơi 163o C từ cây Derris chinensis, tên ñịa phương gọi là
“Roten” và do đó chất này được đặt tên là Rotenone. Tiếp ñến là một loạt chất
khác gần giống Rotenone ñã ñược phân lập từ cây cùng họ với Derris, chúng
ñược gọi là “rotenoids”. Cho ñến năm 1971 người ta ñã xác định được 11
rotenoids trong tự nhiên, biết rõ cơng thức cấu tạo phân tử cũng như đặc tính
hóa lý của chúng. (Jacobson M. and Crosby D.G.,1971) [44].
Rotenone cũng ñược phát hiện có trong nhiều lồi cây, tập trung nhất
trong họ Leguminosae với các chi chính như: Derris, Lochocarpus,
Tephorosia… Trong đó Derris có 80 lồi khác nhau, Lochocarpus có trên 10
lồi, Tephorosia có 150 lồi. Chúng được phân bố rộng rãi ở Châu Âu, Châu
Úc, Bắc và Nam Mỹ (Roark R.C.,1941; Bottomley W.,Nottle R.A. and White
D.E.,1945) [62,26].
Rotenone cũng như một số rotenoids khác có hiệu quả cao đối với cá và
các lồi sâu ăn lá. Cơ chế tác động chủ yếu của chúng đối với sâu hại là ức
chế hơ hấp, ức chế tác dụng dẫn truyền thơng tin đến các bộ phận cơ thể
(Tischler N.,1935) [76]. Tuy nhiên, rotenone lại khá an tồn đối với người và
động vật có vú khác. Liều gây độc cấp tính của rotenone đối với thỏ là 3000
mg/kg trong khi đó của Nicotine là 30 mg/kg (Brown A.W.A,1954) [28]. Do
tính an tồn đối với người và mơi trường mà rotenone được coi là một trong 3

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……….

9


loại thảo mộc trừ sâu quan trọng và hiệu quả suốt thời gian dài trước khi thế
hệ thuốc trừ sâu hóa học mạnh ra đời.
Trong vịng 2 thập kỷ gần ñây, một loài cây ñược tập trung nghiên cứu
nhiều nhất với hoạt chất chính là azadirachtin, rất an tồn với người và mơi
trường nhưng gây độc hại với sâu bệnh hại cây trồng. ðó là cây Neem

Azadirachtaindica A.Juss.(Haasler C.,1984; Schmutterer H.,1990) [40,71].
Cây Neem từ xa xưa ñã ñược trồng khắp nơi của Ấn ðộ và Miyanma. Sau đó
chúng di thực ñến: Cameroon, ðông Nam Á, Australia, Cuba (Jacobson
M.,1990) [43]. Cho ñến nay ñã có nhiều hội nghị quốc tế tổng kết các cơng
trình nghiên cứu, chế biến sử dụng cây Neem và nó được xem như cây trồng
mũi nhọn có triển vọng trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc trừ sâu thảo mộc.
Ngồi Nicotine, Rotenone, Pyrethrum, Azadirachtin cịn có rất nhiều
các chất ñộc tự nhiên khác ñã ñược phát hiện như : Tinh dầu, các Alkaloids,
Amaroids, Glucozids…
Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây ñộc trong thiên nhiên ñể sản xuất
thuốc thảo mộc trên thế giới thường gặp những vấn ñề chung như: ñộ bền hữu
hiệu kém do chất ñộc là những chất thiên nhiên dễ bị phân hủy. Hàm lượng
chất ñộc tự nhiên trong cây thường thấp nên muốn có lượng chất ñộc nguyên
chất từ thực vật con người phải chiết tách rất khó khăn và tốn kém (Bowers
W.S.,1977) [27]. Do công nghệ chiết xuất phức tạp, cần nhiều các dung mơi
hữu cơ đắt tiền đồng thời khơng bảo quản được lâu nên các sản phẩm này khó
có lượng dự trữ lớn cho sản xuất trên diện rộng (Meisner J.,1981) [56].
Tuy nhiên, theo chúng tôi trong những kết quả nghiên cứu của thế giới
chủ yếu mới tập trung vào các cây ñộc ñược quan tâm nhiều mà chưa có
nhiều nghiên cứu, khai thác những cây ñặc thù của các ñịa phương. Những
cơng trình nghiên cứu được cơng bố trên thế giới tuy khá phong phú song chỉ
chú ý tới các mặt tác động trực tiếp của các chất độc chính trong cây mà chưa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. 10


ñi sâu vào khai thác các mặt tác ñộng phụ như: ức chế sinh trưởng, gây ngán
ăn, xua đuổi, xơng hơi…Vì đơi khi những tác động này lại gây hiệu quả chính
của một loại cây độc nào đó trong điều kiện thích hợp.
Những nghiên cứu thuốc thảo mộc như là một chế phẩm sử dụng cho sản

xuất khá phức tạp. Nếu khơng kiên trì, xác định đúng phương pháp, đúng đối
tượng thì khó có thể thành cơng. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới phần
nhiều là thăm dò, còn ít những cơng trình đồng bộ khép kín để tạo ra những
sản phẩm hồn chỉnh đưa ra phục vụ sản xuất trên diện rộng.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm cây Neem trừ dịch
hại trên thế giới
Cây Neem (Azadirachta indica A. Juss) là cây trồng bản ñịa ở Ấn ðộ
và một số nước khác. Hiện nay chúng ñược di thực và phát triển mạnh ở
nhiều nước trên thế giới, ñược coi là “Cây trồng ñể giải quyết ñược vấn ñề
toàn cầu”.
Hoạt chất trong cây Neem tồn tại chủ yếu trong hạt Neem bao gồm:
Azadirachtin,Salanin,Nimbidin,Meliantriol,Salanol,13Diacetylvilasinin…Tuy nhiên hợp chất chính có ý nghĩa trừ sâu hại là
Azadirachtin. Trên thế giới có những nghiên cứu tác động chính của cây
Neem ñối với dịch hại bao gồm:
Dịch chiết từ hạt Neem có thể trừ được các lồi sâu chích hút, bảo vệ ñược
các lá mới mọc sau khi phun thuốc trên các cây : Ngơ, lúa, mía, nho, khoai
tây, bơng…(Radwanski S.A.,1980) [61]. Những sản phẩm chiết bằng nước
hoặc dung môi hữu cơ từ lá và hạt Neem có tác động làm giảm tỷ lệ trứng ñẻ
ở sâu hại (Mansour F.A.., Asher K.R.S,1983) [53], sâu non khơng lột xác
được, nếu các sản phẩm này tiếp xúc ở cuối giai ñoạn sâu non, sâu sẽ khơng
hóa nhộng được. Dịch chiết từ hạt Neem còn làm rối loạn các hormone sinh
trưởng, làm sâu non chậm phát triển, giảm khối lượng cơ thể rồi chết (Rembol
H.,1984) [63].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. 11


Một số nghiên cứu khác về cây Neem trên thế giới cho thấy nó thực sự,
thích hợp cho việc hạn chế lâu dài dịch hại cây trồng.Các nước như Mỹ, Anh
ñã phát triển một mảng của khoảng 40 sản phẩm từ cây Neem để sử dụng

trong nơng nghiệp, lưu trữ và y học.
Các sản phẩm thân, lá, hạt, vỏ ñều sử dụng rất có ích cho cuộc sống của con
người.Các nghiên cứu ñều cho một kết luận là các hoạt chất từ cây Neem tuy
khơng có tác dụng trừ sâu cao theo kiểu gây chết ngay (“knock out”) song chúng
lại có các tác động rất phù hợp với IPM và đảm bảo phát triển nơng nghiệp an
tồn, bền vững là gây ngán ăn, xua ñuổi, gây rối loạn hocmon, ức chế giao phối,
lột xác, ñẻ trứng... làm cho thế hệ sâu hiện tại bị suy yếu, giảm mức ñộ gây hại và
làm cho các thế hệ sau suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng quần thể. Sản
phẩm từ cây Neem có thể ức chế sự phát triển của 200 loài sâu và bệnh hại cây
trồng và sản phẩm cây trồng ở các mức ñộ khác nhau, lại rất khó gây nên tính
chống thuốc của dịch hại (JacobsonM., 1986; JohnsonS., Morgan E.D.etal., 1996
RuskinF.R.,1992) [42,47,65].
Hoạt chất có trong Neem có tác động tới sâu hại được nhiều tác giả
nghiên cứu. ðó là nhóm các chất thuộc một lớp chung của các sản phẩm tự
nhiên là “Triterpene” hoặc hẹp hơn là các “Limonoid ”. Chính tác động với
phổ rất rộng của sâu hại và cả bệnh hại là nhờ vào tổ hợp các limonoid này.
Hàm lượng Limonoid của chúng có trong nhân hạt Neem thay ñổi theo từng
giống, từng vùng song thường nằm trong khoảng 0,2 - 6,2% (Ruskin
F.R.,1992) [65]. Các limonoid quan trọng ñược nghiên cứu nhiều nhất trong
sản phẩm Neem là Azadirachtin, Salannin, Melantriol, Nimbin, Nimbidin .
Azadirachtin là một hoạt chất quan trọng nhất ñối với sâu hại. Hàm lượng của
nó trong nhân hạt Neem thường nằm khoảng 3.000 - 10.000ppm (Jacobson
M.,1986; Ruskin F.R.,1992) [42,65]. Nó có tác ñộng tương tự như một
hocmon côn trùng, can thiệp vào quá trình biến thái, làm suy giảm quá trình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. 12


vũ hố, lột xác, đẻ trứng, xua đuổi sâu hại. Meliantriol và Salannin với hàm
lượng rất thấp song nó có tác dụng ức chế q trình ăn và có thể gây ngừng ăn

đối với cơn trùng. Nimbin và Nimbidin lại có tác động chống virus. Nimbidin
có hàm lượng lớn (khoảng 2% nhân hạt Neem), là chất chủ yếu gây nên vị
ñắng (Jacobson M.,1986; Ruskin F.R.,1992) [42,65]. Nhiều nghiên cứu ñã tập
trung vào sản xuất dầu Neem, ñánh giá ñộc lực của chúng đối với cơn trùng
hại cây và gia cơng chế phẩm trừ sâu. Có chế phẩm từ dầu Neem trừ muỗi
Anopheles ñạt 100% ở tuần ñầu và 80% ở tuần thứ 3 sau xử lý (Dua
V.K.,Pandey A.C.et al,2009) [30]. Bằng phương pháp xác ñịnh LD50 dựa vào
màng tồn dư (Residual film bioasay), các tác giả ñã so sánh ñộc lực của dầu
Neem với một số dầu thực vật có khả năng trừ sâu và ñã xác ñịnh LD50 của
dầu Neem ñối với bọ cánh cứng Callosobruchus maculatus là khoảng 500
mg/cm2 (Mahfuz I.,Khalequzzaman M.,2007) [52]. Theo Saxena, dịch chiết
từ hạt Neem có hiệu quả tốt với bọ trĩ hại hoa cây họ đậu với chi phí đầu vào
thấp (Saxena R.C., Kidiavai E.L.,1997) [70]. Nghiên cứu của Umar cho thấy,
trong các dung mơi chiết, sử dụng benzene, acetone, ethanol, methanol đều
cho LC50 (v/v) ñối với ấu trùng Aedes aegypi khá nhỏ (0,09 - 1,23), thấp hơn
chiết bằng nước rất nhiều (Umar A.et al.,2007) [73].Tuy nhiên, sử dụng dung
môi cũng là một vấn đề về chi phí đầu vào, kể cả tăng ñộ ñộc ñối với ñộng vật
máu nóng (như methanol, benzene) hoặc chi phí nhiều năng lượng để cơ và
thu hồi dung mơi (như với ethanol).
1.1.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng các sản phẩm Neem trừ côn trùng
hại kho trên thế giới
Theo ñánh giá của FAO, hàng năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ là khoảng
trên 10%. Con số thiệt hại này cịn cao hơn đối với vùng nhiệt ñới và á nhiệt
ñới khoảng 20%. Gây thiệt hại trong kho ngũ cốc chủ yếu là cơn trùng, ngồi
ra là các vi sinh vật nhất là các vi sinh vật hoại sinh, động vật gặm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. 13


nhấm…(Jilani G.,Malik M.M.,1973) [45] .Trên thế giới, để phịng trừ sâu hại

kho, người ta ñã áp dụng hệ thống các biện pháp phòng trừ bao gồm biện
pháp cách ly (kiểm dịch, ngăn ngừa lây lan, cách ly nguồn nhiễm), biện pháp
đề phịng (chọn hàng hố bảo quản, kiểm tra thường xuyên kho, thiết bị bảo
quản...), biện pháp diệt trừ . Biện pháp này bao gồm biện pháp cơ lý (làm
sạch sản phẩm, dùng nhiệt ñộ và ñộ ẩm, ánh sáng, vợt, tia phóng xạ), biện
pháp sinh học (sử dụng thiên ñịch, hocmon triệt sản, thuốc sinh học và thảo
mộc), biện pháp hố học. Biện pháp hố học được sử dụng có hiệu quả và áp
dụng rộng rãi nhất, song hàng loạt vấn đề mơi trường và kỹ thuật nảy sinh
khó giải quyết như: ơ nhiễm mơi trường, để lại tồn dư trong nơng sản, hình
thành tính chống thuốc của sâu hại. ðặc biệt, thuốc xơng hơi Methyl bromide
dùng để khử trùng nơng sản rất có hiệu quả lại đang bị hạn chế sử dụng và
loại trừ hoàn toàn vào năm 2015 theo Nghị ñịnh thư Motreal. ðể khắc phục
những tác ñộng tới mức báo ñộng của các hóa chất bảo vệ thực vật ñang ñược
sử dụng ồ ạt như hiện nay cần phải có các loại thuốc có hiệu quả trừ dịch cao,
vừa an toàn cho người sử dụng, cộng đồng và mơi trường. Ngay từ khi thuốc
hóa học tổng hợp ra ñời (một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực bảo vệ thực
vật) thì đồng thời cũng là lúc thế giới bắt đầu cuộc chạy đua tìm kiếm các giải
pháp nhằm giảm thiểu các tác ñộng tiêu cực của chúng. Do đó, người ta chú ý
nhiều đến các loại thuốc phi hóa học như thuốc trừ sâu sinh học, thuốc thảo
mộc... nhằm tiến tới tương lai với một nền nông nghiệp sinh thái và nông
nghiệp hữu cơ.
Thuốc thảo mộc là thuốc sử dụng các chất độc có sẵn trong cây cỏ thiên
nhiên để phịng trừ hoặc hạn chế tác hại của dịch hại. Chúng có nhiều ưu điểm
cơ bản như: Chất ñộc là các hợp chất thiên nhiên nên sau khi sử dụng hầu hết
chúng nhanh chóng được phân hủy, khơng để lại dư lượng độc trong nơng sản
và mơi trường, ít độc hại với sinh vật có ích. Chúng có nhiều tác động tới dịch

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. 14



hại như: gây chết, gây ung trứng, gây ngán ăn, xua ñuổi, hấp dẫn, ức chế sinh
trưởng, gây bất dục... nên rất dễ tham gia mục tiêu của phòng trừ dịch hại
tổng hợp.
Từ những ưu ñiểm cơ bản trên, trong những năm vừa qua và hiện nay
các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã có
những ứng dụng quan trọng trong sản xuất.
Nghiên cứu về sử dụng sản phẩm từ cây Neem sản xuất thuốc thảo mộc
trừ côn trùng hại kho ngũ cốc trên thế giới ñược chia theo hai hướng lớn sau:
Một là, nghiên cứu sản xuất các chế phẩm phịng cơn trùng hại tại chỗ
mà người nơng dân có thể tự sản xuất được. Viện Nghiên cứu Nơng nghiệp
Ấn ðộ và nhiều tác giả khác ñã xuất bản tài liệu dùng nước chiết xuất ñơn
giản nhân hạt Neem hoặc bánh Neem (Neem cake), tạo huyền phù dầu hạt
Neem trong nước, sản xuất bột hạt Neem để phịng trừ sâu hại trong ñó có sâu
hại kho ngũ cốc.Các sản phẩm này, chủ yếu là dịch chiết, dầu Neem, bột hạt
Neem cần ñược sản xuất và sử dụng ngay, thay thế một phần quan trọng các
thuốc trừ sâu hố học, có thể áp dụng thuận lợi cho nơng dân nghèo ở các
vùng đất khơ cằn. Các sản phẩm phịng trừ sâu hại kho thường dùng ñể trộn
ñều với hạt ngũ cốc, nhúng bao bì đựng, tạo lớp bảo vệ,... Các sản phẩm sản
xuất tại chỗ dùng phịng trừ sâu hại kho thường được các tác giả đưa ra là bột
lá Neem khơ, bột nhân hạt Neem thô, dầu Neem thô (Dua V.K.,2009;
Jacobson M.,1986; Saxena R.C.,2003) [30,42,69]. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
trong sản xuất nơng nghiệp hiện đại khơng có các sản phẩm thuốc BVTV
dạng sẵn sàng ñể sử dụng mà phải ñợi qua chế biến mỗi lần sử dụng sẽ thiếu
tính chủ động và mất nhiều cơng lao động, ít hấp dẫn với người nông dân
vùng thâm canh cao. Chất lượng hạt Neem dùng sản xuất thuốc thảo mộc trừ
sâu hại kho cần phải đảm bảo để khơng dễ bị nhiễm nấm mốc gây ơ nhiễm
aflatoxin đối với nơng sản (Schmutterer H.,1990; Singh R.P.,2000) [71,72]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………. 15



×