Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ đậu tương vụ thu đông 2009 vụ xuân 2010 và biện pháp phòng chống ở huyện tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 108 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI
VÙNG RỄ ðẬU TƯƠNG VỤ THU ðÔNG 2009,
VỤ XUÂN 2010 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Ở HUYỆN TIÊN DU - BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng cơng trình này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
ñược sử dụng cho một báo cáo luận văn nào và chưa được sử dụng bảo vệ học
vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tơi thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và làm tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Viên ñã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tận
tình trong suốt thời gian tơi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ khoa Sau đại học và bộ
mơn Bệnh cây - Nông dược, khoa Nông học trường ðại học Nơng nghiệp Hà
nội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, cơng nhân viên chức và
bà con nông dân xã Cảnh Hưng - huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân ln
bên cạnh động viên giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ii


MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU .......................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
1.2. Mục đích, u cầu của đề tài ......................................................................3
1.2.1. Mục ñích..................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu ....................................................................................................3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................4
2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước .............................................................4
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước .........................................................155
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh hại đậu tương...........................................155
2.2.2. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phịng trừ bệnh hại vùng
rễ cây ñậu tương ............................................................................................188
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................21
3.1. Vật liệu và ñối tượng nghiên cứu .............................................................21
3.1.1. Vật liệu ..................................................................................................21
3.1.2. ðối tượng nghiên cứu............................................................................21
3.1.3. ðịa ñiểm nghiên cứu .............................................................................21
3.1.4. Thời gian nghiên cứu.............................................................................21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................21
3.2.1. ðiều tra tình hình sản xuất ñậu tương của tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du....21
3.2.2. Thu thập, xác ñịnh thành phần nấm bệnh hại ñậu tương ......................21
3.2.3. ðiều tra diễn biến một số bệnh chính....................................................22
3.2.4. Nghiên cứu biện pháp phịng trừ bệnh nấm hại vùng rễ ñậu tương bằng
chế phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride ................................................22
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22
3.3.1. Dụng cụ thí nghiệm ...............................................................................22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............iii


3.3.2. Thu thập số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng ñậu tương tỉnh
Bắc Ninh trong những năm gần ñây................................................................22

3.3.3. Xác ñịnh thành phần nấm trên hạt ñậu tương .......................................22
3.3.4. Phương pháp ñiều tra thành phần và mức ñộ phổ biến bệnh nấm hại ñậu
tương trên ñồng ruộng vụ thu đơng 2009 và vụ xn 2010 tại Tiên Du, Bắc
Ninh .................................................................................................................23
3.3.5. Phương pháp ñiều tra diễn biến một số bệnh hại chính do nấm trên
giống đậu tương được sản xuất chính vụ thu đơng 2009 và vụ xn 2010 tại
Tiên Du, Bắc Ninh...........................................................................................23
3.3.6. Phương pháp khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm ñối kháng ñối với
một số bệnh hại vùng rễ cây ñậu tương...........................................................24
3.3.6.1. Phương pháp khảo sát và đánh giá hiệu lực của nấm Trichoderma
viride phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trong ñiều kiện
chậu vại ở nhà lưới ..........................................................................................24
3.3.6.2. Phương pháp khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm T. viride phòng trừ bệnh
lở cổ rễ và héo gốc mốc trắng hại vùng rễ đậu tương ngồi đồng ruộng..................27
3.4. Cơng thức tính tốn ..................................................................................29
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................30
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................31
4.1. Tình hình sản xuất đậu tương tại Bắc Ninh..............................................31
4.2. Thành phần nấm hại trên hạt ñậu tương...................................................32
4.2.1. Thành phần nấm hại hạt giống ñậu tương DT84 ñược trồng phổ biến
trong vụ xuân 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh.................................32
4.2.2. Mức ñộ nhiễm nấm Aspergillus flavus, Aspergillus niger của một số
giống ñậu tương vụ xuân 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh...............35
4.3. Thành phần và mức ñộ phổ biến của nấm hại ñậu tương DT84 vụ thu đơng
2009 và vụ xn 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh ..................................36

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............iv


4.3.1. Bệnh lở cổ rễ (Rhizototnia solani Kuhn)...............................................38

4.3.2. Bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc)................................38
4.3.3. Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum (Schlechtend.) Snyder) ............38
4.3.4. Bệnh thối thân (Fusarium solani Mart) Appel và Wollen. Emend.) ....38
4.3.5. Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow)........................................39
4.3.6. Bệnh đốm vịng (Alternaria altecnata (Fr.) Keisler) ............................39
4.3.7. Bệnh sương mai (Peronospora manshurica (Naum) Syd) ...................39
4.3.8. Bệnh ñốm lá (Cercospora sojina Hara) ................................................40
4.3.9. Bệnh thán thư (Colletotrichum truncatum (Schw.) Andrus & Moore).40
4.3.10. Bệnh ñốm cháy lá (Cercospora kikuchii Matssumoto).......................40
4.4. Tình hình phát sinh, gây hại của một số bệnh nấm hại vùng rễ cây đậu tương
vụ thu đơng 2009 và vụ xuân 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh...............41
4.4.1. Diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) trên giống đậu tương DT84 vụ
thu đơng 2009 và vụ xn 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh.................. 41
4.4.2. Diễn biến bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc) trên giống
đậu tương DT84 vụ thu đơng 2009 và vụ xn 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du,
Bắc Ninh. ..................................................................................................... 43
4.5. Khảo sát hiệu lực của nấm Trichoderma viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng
rễ cây đậu tương DT84 vụ thu đơng 2009 và vụ xuân 2010................................44
4.5.1. ðánh giá hiệu lực của nấm Trichoderma viride phòng trừ bệnh héo gốc
mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trong chậu vại ở nhà lưới................................44
4.5.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng ñậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................44
4.5.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống và phun sau mọc bằng chế
phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc
mốc trắng đậu tương trong nhà lưới...................................................................48

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............v



4.5.1.3. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun bằng chế phẩm
nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc
trắng đậu tương trong nhà lưới........................................................................51
4.5.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phun sau mọc bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng đậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................55
4.5.1.5. Ảnh hưởng của thời gian phun chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma
viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng ñậu tương trong nhà lưới...58
4.5.2. Khảo sát hiệu lực của nấm T. viride phòng trừ bệnh nấm hại vùng rễ cây
ñậu tương DT84 vụ thu ñông 2009 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh..........61
4.5.2.1. Xử lý hạt giống đậu tương để phịng trừ bệnh lở cổ rễ, bệnh héo gốc
mốc trắng ngồi đồng tại xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vụ
thu đơng 2009 ..................................................................................................61
4.5.2.3. Phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng và lở cổ rễ ñậu tương bằng chế
phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride trên diện rộng tại Cảnh Hưng, Tiên
Du, Bắc Ninh................................................................................................ 68
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .........................................................................70
5.1. Kết luận.....................................................................................................70
5.2. ðề nghị .....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương tỉnh Bắc Ninh (1996-2008)....31
Bảng 4.2. Thành phần nấm hại hạt giống ñậu tương DT84 vụ xuân 2010 tại
Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh ......................................................................32
Bảng 4.3. Mức ñộ nhiễm nấm trên hạt của một số giống ñậu tương trồng vụ
xuân năm 2010 tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh .................................................35

Bảng 4.4. Thành phần và mức ñộ phổ biến của nấm hại đậu tương DT84 vụ
thu đơng 2009 và vụ xuân 2010 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh .............37
Bảng 4.5. Diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) trên giống đậu tương
DT84 vụ thu đơng 2009 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh ........................ 42
Bảng 4.6. Diễn biến bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc) trên giống
ñậu tương DT84 vụ thu đơng 2009 tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh...............43
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng ñậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của ñậu tương trong nhà lưới .....46
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống và phun sau mọc bằng
chế phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo
gốc mốc trắng ñậu tương trong nhà lưới .........................................................48
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống và phun sau mọc bằng
chế phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................50
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun chế phẩm nấm
ñối kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng
đậu tương trong nhà lưới .................................................................................52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............vii


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun bằng chế phẩm
nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu tương trong
nhà lưới ............................................................................................................53
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phun sau mọc bằng chế phẩm nấm đối
kháng Trichoderma viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng ñậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................55

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phun sau mọc bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu tương trong nhà lưới......57
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của thời gian phun chế phẩm nấm ñối kháng
Trichoderma viride ñến hiệu lực phòng trừ bệnh héo gốc mốc trắng ñậu tương
trong nhà lưới ..................................................................................................58
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thời gian phun chế phẩm nấm ñối kháng
Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu tương trong nhà lưới .........60
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma viride xử lý hạt ñậu tương
ñến phòng trừ bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc
Ninh vụ thu đơng 2009 ................................................................................. 62
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma viride xử lý hạt đậu tương
đến phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc tại Cảnh Hưng,
Tiên Du, Bắc Ninh vụ thu đơng 2009 ........................................................... 63
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm ñối kháng
T. viride ñến số lá, số quả trên cây và năng suất đậu tương vụ thu đơng 2009
tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh............................................................... 64
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun chế phẩm
Trichoderma viride ñến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) ñậu tương tại Cảnh
Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh vụ thu đơng 2009 ................................................ 65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............viii


Bảng 4.21. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun chế phẩm
Trichoderma viride ñến bệnh héo gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc ñậu
tương tại Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh vụ thu đơng 2009 ........................ 66
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun chế phẩm
Trichoderma viride ñến số lá, số quả trên cây và năng suất ñậu tương tại Cảnh
Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh vụ thu đơng 2009 ................................................ 67
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của xử lý hạt bằng chế phẩm Trichoderma viride

phòng chống bệnh héo gốc mốc trắng, lở cổ rễ ñậu tương trên diện rộng tại
Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh vụ thu đơng 2009 ....................................... 68
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm Trichoderma
viride ñến chiều cao, số lá, số quả trên cây và năng suất ñậu tương tại Cảnh
Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh vụ thu đơng 2009 ................................................ 69

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng đậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................45
Hình 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của ñậu tương trong nhà lưới .....47
Hình 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống và phun sau mọc bằng chế
phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến hiệu lực phòng trừ bệnh héo ..........49
Hình 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý hạt giống và phun sau mọc bằng
chế phẩm nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu
tương trong nhà lưới..................................................................................... 50
Hình 4.5. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun bằng chế phẩm
nấm ñối kháng Trichoderma viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc
trắng đậu tương trong nhà lưới........................................................................52
Hình 4.6. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống và thời ñiểm phun bằng chế phẩm
nấm ñối kháng Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu tương trong
nhà lưới ............................................................................................................54
Hình 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phun sau mọc bằng chế phẩm nấm ñối
kháng Trichoderma viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng đậu
tương trong nhà lưới ........................................................................................56
Hình 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phun sau mọc bằng chế phẩm nấm ñối kháng

Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu tương trong nhà lưới.................57
Hình 4.9. Ảnh hưởng của thời gian phun chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma
viride đến hiệu lực phịng trừ bệnh héo gốc mốc trắng đậu tương trong nhà lưới...59
Hình 4.10. Ảnh hưởng của thời gian phun chế phẩm nấm ñối kháng
Trichoderma viride ñến sinh trưởng của cây ñậu tương trong nhà lưới .........60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............x


Hình 4.11. Bệnh héo gốc mốc trắng S. rolfsii hại cây con............................. 79
Hình 4.12. Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani hại cây con.............................. 79
Hình 4.13. Nấm S.rolfsii hại cây con trong nhà lưới ..................................... 79
Hình 4.14. Nấm Aspergillus flavus và Aspergillus niger hại trên hạt đậu tương .......80
Hình 4.15. ðặt hạt trên giấy ẩm ñể kiểm tra thành phần nấm trên hạt........... 80
Hình 4.16. Thí nghiệm xử lý hạt đậu tương bằng chế phẩm nấm T. viride trên
chậu trong nhà lưới....................................................................................... 80
Hình 4.17. Nấm S. rolfsii trong đất xâm nhiễm vào hạt và cây ñậu tương sau
khi gieo 7 ngày ............................................................................................. 81
Hình 4.19. Cây đậu tương sau mọc 14 ngày bị héo gốc mốc trắng................ 81
Hình 4.20. Bệnh héo gốc mốc trắng gây hại cây ñậu tương trên ñồng ruộng..... 81
Hình 4.21. Thí nghiệm xử lý chế phẩm Trichoderma viride phịng trừ bệnh lở
cổ rễ, héo gốc mốc trắng đậu tương tại Cảnh Hưng-Tiên Du-Bắc Ninh vụ thu
đơng 2009..................................................................................................... 82
Hình 4.22. Xử lý nấm ñối kháng Trichoderma viride trên diện rộng phòng trừ
bệnh lở cổ rễ, héo gốc mốc trắng hại đậu tương tại Cảnh Hưng-Tiên Du-Bắc
Ninh vụ thu đơng 2009 ................................................................................. 82

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............xi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
A. flavus

Aspergillus flavus

A. niger

Aspergillus niger

A. para (A.parasiticus)

Aspergillus parasiticus

CT

cơng thức

F.sp

Fusarium sp.

HLPT

hiệu lực phịng trừ

MðPB

mức ñộ phổ biến

Ngày ðT


ngày ñiều tra

NM

nảy mầm

P.sp

Penicillium sp.

S. rolfsii

Sclerotium rolfsii

T. viride

Trichoderma viride

TB

trung bình

TLB

tỷ lệ bệnh

TT

thứ tự


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............xii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine max. (L) Merrill.) là cây công nghiệp ngắn
ngày, có nguồn gốc ở phương ðơng và là một loại cây trồng cổ xưa của nhân
loại (ðoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [4].
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung
bình khoảng 38 – 40%, lipit từ 18 – 20%. Từ hạt ñậu tương người ta ñã chế
biến ra ñược trên 600 sản phẩm khác nhau, trong ñó có hơn 300 loại thức ăn
chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ cơng và hiện đại dưới các dạng
tươi, khơ, lên men… như: giá, tương, đậu phụ, bột, tào phớ, sữa đậu nành, xì
dầu… đến các sản phẩm cao cấp như: cà phê ñậu tương, socola ñậu tương,
bánh kẹo, thịt nhân tạo… (Phạm Văn Thiều, 2000) [17].
ðậu tương cũng là thành phần tạo nên xà phòng, mỹ phẩm, nhựa, quần
áo và dầu diesel sinh học… Ngày nay ñậu tương cịn được ứng dụng đặc biệt
trong khoa học và thực tiễn, góp phần tạo nên những cơng nghệ thân thiện
mơi trường. Ngồi ra đậu tương cịn là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng
trong chăn nuôi gia súc.
ðậu tương là cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt bởi hệ nốt sần ở
bộ rễ có khả năng cố định nitơ từ khí quyển. Bộ rễ ăn sâu, phân nhánh nhiều
làm ñất tơi xốp. Mặt khác, thân lá đậu tương cịn có thể làm phân xanh rất tốt
cho việc cải tạo đất (ðồn Thị Thanh Nhàn, 1996) [4].
Trên thế giới, cây ñậu tương ñược trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia. ðến
nay, cả thế giới có 52 nước và vùng trồng ñậu tương. Từ năm 1960 ñến 2001,
sản lượng đậu tương thế giới tăng 8 lần, trong đó Mỹ tăng 5 lần, Braxin tăng
200 lần, Achentina tăng trên 2000 lần. Các nước Nhật Bản, Nga, Indonexia,
Triều Tiên, Thái Lan, Canada, Mehico, Australia… và khoảng 30 nước khác


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............1


rất coi trọng việc trồng ñậu tương. Sản lượng ñậu tương thế giới năm 2004 là
206,4 triệu tấn, Mỹ ñứng ñầu với 85,7 triệu tấn. Năng suất ñậu tương trên thế
giới năm 2004 đạt 22,53 tạ/ha (Nguyễn Cơng Tạn, 2006) [14]. Việc phát triển
sản xuất đậu tương cịn là một trong những biện pháp nhanh chóng để khắc
phục nạn đói protein ở các nước nghèo (Nguyễn Công Tạn, 1999) [14].
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương từ lâu đời, ñiều kiện khí hậu rất
thích hợp cho sản xuất ñậu tương. Những năm gần đây diện tích trồng đậu
tương của nước ta được mở rộng, tuy nhiên diện tích cây ñậu tương mới
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng (khoảng 1,5 - 1,6%), do năng
suất ñậu tương bình qn của nước ta cịn thấp, chỉ ở mức từ 9,5 - 11 tạ/ha
(Phạm Văn Thiều, 2000) [17].
Bắc Ninh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng, diện tích 822,71
km², tiếp giáp với Thủ đơ Hà Nội, thuận lợi về giao thơng, có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây
nơng nghiệp Bắc Ninh có nhiều bước phát triển cả trong lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển
kéo theo nhu cầu về lượng lớn thức ăn cho vật ni, do đó diện tích trồng đậu
tương được tỉnh quan tâm mở rộng, đặc biệt là tăng diện tích cây đậu tương
vụ đơng. Tuy nhiên, năng suất đậu tương cịn thấp, hiệu quả trồng ñậu tương
chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng của sâu và bệnh
hại, đặc biệt là nấm bệnh.
ðể góp phần tìm hiểu một số bệnh nấm hại đậu tương và biện pháp
phịng chống tại tỉnh Bắc Ninh, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một
số bệnh nấm hại vùng rễ ñậu tương vụ thu đơng 2009, vụ xn 2010 và
biện pháp phòng chống ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh”.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............2


1.2. Mục đích, u cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu thành phần nấm bệnh hại ñậu tương, nắm ñược một số bệnh
nấm chính hại vùng rễ cây đậu tương tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh; ñồng thời
khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride phịng trừ
một số nấm bệnh hại vùng rễ cây ñậu tương.
1.2.2. u cầu
- ðiều tra tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Bắc Ninh và huyện
Tiên Du.
- ðiều tra, thu thập, xác ñịnh thành phần nấm bệnh hại ñậu tương nói
chung và hại vùng rễ nói riêng tại Tiên Du, Bắc Ninh.
- ðiều tra diễn biến một số bệnh hại vùng rễ cây đậu tương vụ thu đơng
2009 và vụ xuân 2010.
- Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ, bệnh héo gốc mốc trắng
bằng nấm ñối kháng Trichoderma viride.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Theo Nguyễn Cơng Tạn (2006) [14], đậu tương là một trong 4 cây hạt
cốc lớn nhất của thế giới, có lịch sử 5000 năm, hiện ñang ñược trồng nhiều
nhất ở 5 nước: Mỹ, Braxin, Achentia, Trung Quốc và Ấn ðộ.
Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên trong đó có các lồi dịch hại. Dịch
hại ln tồn tại song song và có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chấp lượng

nơng sản. Dịch hại đậu tương có rất nhiều lồi (cơn trùng và các lồi gây
bệnh). Trên thế giới ñã phất hiện ra trên 100 loại bệnh hại đậu tương, trong đó
khoảng 35 bệnh gây hại có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Thiệt hại do bệnh
hàng năm làm giảm sản lượng từ 10 – 15% (Lê Song Dự & Ngô ðức Dương,
1988) [8].
Nấm gây ra nhiều loại bệnh, có khoảng 100.000 lồi nấm đã được miêu
tả, trong đó có trên 8.000 lồi là nguồn gây bệnh hại cây trồng. Nguồn nấm
tồn tại trên tàn dư cây trồng, trong đất, trong khơng khí, trong nước, trên quả,
hạt hay trong các dụng cụ bảo quản bởi chúng sống khơng phụ thuộc vào ánh
sáng, chúng có thể tồn tại và phát triển trong bóng tối giống như ngồi ánh
sáng (Lesster W. Burgess và cộng sự) [26].
ðậu tương bị rất nhiều loài nấm gây hại, cả trong bảo quản hạt giống
cũng như ngồi ruộng sản xuất. Trên đồng ruộng, nấm gây hại ở tất cả các
giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây, từ khi hạt nảy mầm ñến khi trưởng
thành, ra hoa, quả và thu hoạch. Các loại nấm gây hại trên các bộ phận thân,
lá, rễ và quả như: Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Colletotrichum
truncatum, Fusarium oxysporum, Fusarium solani, Cercospora kikuchii,
Phakopspora pachyzhii... làm ảnh hưởng lớn ñến năng suất, chất lượng đậu

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............4


tương. Trong các lồi nấm hại đậu tương, nhóm nấm ñất như: Sclerotium
rolfsii, Rhizoctonia solani ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,
chúng tồn tại trong ñất và trên tàn dư cây bệnh.
Theo Uma Singh và P.N. Thapliyal (1999) [63], trong những năm
1995-1997, ở Mato Grosso do Sul State, Brazil, các loài nấm Aspergillus
flavus, R. solani, S. rolfsii và Marcrophomina phaseolina thường xuyên ñược
phát hiện trên hạt giống và cây con ñậu tương. Từ năm 1995 - 1996, ở vùng
Tarai - Uttar Pradesh, Ấn ðộ, khi tiến hành trong phịng thí nghiệm trên 5

giống đậu tương cho thấy tất cả các mầm bệnh ñều ảnh hưởng ñến sự nảy
mầm và gây bệnh ở cây con.
Ahmad I.S và cộng sự (1999) [31] khi phân tích màu sắc của hạt đậu
tương cho thấy có sự khác nhau giữa hạt có triệu chứng bị bệnh và hạt khơng
có triệu chứng bị bệnh, trên cơ sở đó có thể phân loại hạt theo sự biến đổi màu
sắc và trong tương lai có thể tự động hố việc tuyển chọn hạt giống.
Nghiên cứu về các lồi nấm bệnh hại vùng rễ cây đậu tương ngồi đồng
ruộng cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn)
Bệnh lở cổ rễ trên ñậu tương ngày càng phổ biến và gây hại nghiêm
trọng tại các vùng sản xuất ñậu tương, ñã ñược nhiều vùng trồng ñậu tương
trên thế giới ghi nhận. Bệnh xuất hiện trước và sau khi hạt nảy mầm, bệnh có
thể hại cả trên thân, lá, rễ. Giai đoạn trước và sau nảy mầm bệnh xuất hiện,
khi gây hại nặng sẽ làm thiệt hại tới 50% diện tích và giảm 40% năng suất. Ở
Brazil và Mỹ bệnh gây hại nặng làm giảm tới 42 - 48% năng suất [18].
Nấm có thể tồn tại và gây hại ở nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây
rau, màu, cây ăn quả, cây cảnh. Vài ngày sau khi hạt nảy mầm, triệu chứng
bệnh xuất hiện trên thân khi mầm nhú lên mặt ñất gây ra hiện tượng chết cây
con, làm giảm mật độ cây. Nấm bệnh cịn có thể phát hiện trên các vết nứt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............5


gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu đen hoặc đỏ nhạt
phát triển bao quanh thân và làm cho cây bị chết, sự phát triển của bệnh phụ
thuộc vào ñiều kiện ñất ñai và sự phá huỷ của độc tố nấm vào mơ cây. Nấm
bệnh cịn làm bó mạch trong thân bị tắc hoặc chỗ vết bệnh trên thân lở loét,
cuối cùng làm cho cây ñổ và chết. Chúng gây hại ở tất cả các vụ trong năm,
những cây bị nhiễm cịn sống sót cho năng suất rất thấp.
Nấm Rhizoctonia solani có đặc tính thay ñổi khi cấy trên môi trường

nhân tạo, chúng gây hại từ khi cây mới mọc. Ở những vùng ñất ẩm ướt, nấm
có thể gây hại kéo dài đến khi cây ra hoa, kết quả, nhiều khi các mẫu gây hại
ở rễ nuôi cấy trên môi trường lại không gây hại trên lá. Lồi này được phân ra
thành 13 nhóm phụ, từ nhóm AG1 đến AG9, nhóm AG4 thường gây hại nặng.
Một số mẫu phân lập khơng gây hại trên đậu tương như: AG1, AG2-4, AG3,
AG5. Nấm Rhizoctonia solani phát triển trên mơi trường PDA ở nhiệt độ 2530oC và cũng có thể phát triển trên các mơi trường khác nhau, sợi nấm non có
màu vàng trong suốt, về già nó biến đổi từ màu trắng sang màu nâu nhạt, kích
thước 4 - 12µm, sợi nấm đa bào, nhánh của sợi nấm khi non có điểm thắt lại
nối với nhánh mẹ tạo thành một góc 45 - 90o, hạch nấm có màu nâu ñến màu
nâu ñen tuỳ thuộc vào tuổi cây, hạch nấm thường khơng hình thành ở các mẫu
phân lập.
Rhizoctonia solani là nấm hoại sinh điển hình, có thể tồn tại trong 3
tháng, thậm chí đến 9 tháng khi khơng có cây ký chủ. Nấm tồn tại trong đất
và bảo tồn trong các hợp chất hữu cơ. Sự phát triển của nấm phụ thuộc vào
nhiệt ñộ, ñộ pH và sự cạnh tranh của vi sinh vật trong ñất. Quần thể nấm
thường tồn tại ở ñộ sâu 10cm, bảo tồn dưới dạng hạch nấm và sợi nấm, khi
gặp ñiều kiện thuận lợi chúng phát sinh và gây hại. Nấm gây bệnh có khả
năng phân giải mơ tế bào bởi các enzym, sự phát triển của nấm còn liên quan
tới tiềm năng lây nhiễm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............6


Theo Rajeev Plant, Mukhopadhyay A.N (1999) [58], nấm R. solani ñã
ñược phân lập từ hạt và cây con ñậu tượng ở Ấn ðộ và được nhận dạng theo
nhóm IIB. R. solani là nguyên nhân ngăn cản sự nảy mầm và gây bệnh ở cây
con (Uma Singh và cộng sự, 1999) [63]. Sợi nấm ký sinh có màu vàng và
chuyển dần sang màu nâu theo tuổi, sợi nấm mảnh 4 - 12µm, tỷ số chiều
dài/chiều rộng là 5/1. Sợi nấm phân nhánh góc bên phải và có ngăn ở cuối
cùng, hạch nấm dạng hạt dẻ màu nâu ñến ñen (Denis C. McGee, 1991) [42].

* Bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc)
Bệnh ñược phát hiện lần ñầu tiên ở Mỹ năm 1924, phổ biến ở các nước
Argentina, Brazil, Canada. Nấm gây hại trên 500 loại cây trồng thuộc 100 họ
thực vật khác nhau, bệnh được phát hiện nhiều ở vùng có khí hậu ấm áp.
Nấm có thể gây bệnh trên cây ñậu tương từ giai ñoạn cây con ñến khi
thu hoạch. Khi gặp ñiều kiện thuận lợi nấm bệnh phát triển và lây lan từ cây
này sang cây khác, vết bệnh thường xuất hiện trên thân chính cách mặt đất
15-40cm, lúc ñầu vết bệnh có màu nâu nhạt ñến nâu ñen, sau đó lan dần lên lá
làm cho cây bị héo dần chuyển màu vàng và chết. Dấu hiệu ñặc trưng là hình
thành các sợi nấm màu trắng, đâm tia ở gốc thân, thời tiết nóng ẩm là điều
kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Một số chủng nấm hình thành hạch nấm
màu nâu dạng hình cầu, kích thước nấm có thể thay đổi.
Sclerotium rolfsii có sợi nấm đa bào trong suốt, khơng hình thành giai
đoạn sinh sản vơ tính, giai ñoạn sinh sản hữu tính ít khi phát triển trên mơi
trường nhân tạo. Trong điều kiện thiếu dinh dưỡng, nguồn nấm bảo tồn dưới
dạng hạch nấm màu trắng khi non và chuyển sang màu nâu đen khi già, nấm
bệnh có thể sống trong ñất trong thời gian dài dưới dạng hạch cứng.
Nấm Sclerotium rolfsii phát triển trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ
thích hợp từ 25-30oC, sự thiệt hại do bệnh gây ra tuỳ thuộc vào nhiệt độ
khơng khí và ñộ ẩm ñất. Nấm thường phát sinh và gây hại nặng ở đất cát pha,

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............7


tỷ lệ bệnh có thể giảm nếu bón canxi. Nguồn bảo tồn là hạch nấm, hạch nấm
có thể lây lan trong q trình làm đất và chăm sóc. Nấm bệnh sản sinh ra các
loại men như: enzim, axit oxalic giết chết mô tế bào.
* Bệnh thối thân (Fusarium solani (Mart.) Appel & Wollen. Emend.)
Nấm Fusarium solani thường gây hại ñậu tương vụ xuân và hè, chúng
gây hại từ khi cây có 1 lá thật đến khi thu hoạch. Bệnh trên hạt thường có màu

trắng đến màu kem, sợi nấm mảnh và xốp, đặc biệt lồi này khi có mặt của
các giọt nước chứa ñầy các bào tử phân sinh trên các nhánh dài của cành bào
tử phân sinh, giọt nước mang bào tử khơng màu, trong suốt, khơng có hình
dạng nhất ñịnh. Theo Denis C.McGee, Popoola, T.O.S và Akueshi, C.O.
(1986) [42], khả năng nhiễm nấm F. solani trong ñiều kiện vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm là 29%. (Barnet, H.L. và el at, 1998) [28]; CD Room (2002) [39];
Denis C.McGee (1991) [42]; Elis, M.B. (1991) [47]).
* Bệnh héo vàng (Fusarium oxysp.o-rum (Schlechtend.) Snyder)
Bệnh gây thiệt hại lớn cho rau, củ, quả ở nhiều nước như: Trung Quốc,
Mỹ, Ý, Anh, Nam Phi, Ấn ðộ, Australia. Bệnh có phạm vi ký chủ rộng, xuất
hiện và gây hại ở nhiều nơi, nhất là vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới.
* Bệnh thán thư (Colletotrichum truncatum)
Theo Denis C. McGee (1991) [42]; Denis, Persley (1994) [43]; Ellis,
M.B (1999) [47]; Waller, J.M (1992) [65]; nấm gây bệnh ở tất cả các giai
ñoạn sinh trưởng của cây, cây con thường bị chết vì ngập nước cả trước và
sau khi nảy mầm, trên lá mầm nhiễm bệnh thường có vết lõm xuống, màu nâu
tối, vết bệnh lan dần lên trụ lá mầm hoặc xuống dưới rễ.
Bệnh phổ biến ở tất cả các vùng trồng ñậu tương ở Mỹ, Trung Quốc,
Thái Lan, Brazil, năm 1917 bệnh ñược ghi nhận tại Nam Triều Tiên. Trước
đây bệnh được coi là khơng nguy hiểm, nhưng gần đây nó đã trở thành bệnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............8


gây hại nghiêm trọng, làm giảm năng suất ở Mỹ 16 - 20%, ở Thái Lan
30 - 50%, ở Ấn ðộ năng suất có thể bị giảm 100%.
Cây đậu tương có thể bị nhiễm bệnh ở tất cả các giai ñoạn sinh trưởng.
Ở giai ñoạn cây con, trên lá chét thường có những đốm nâu khơng đồng đều,
có thể gây hiện tượng cháy thân cây, nấm có thể hủy diệt 1 - 2 lá mầm hoặc
xâm nhập vào mô thân non của cây gây ra những chấn thương màu nâu ñỏ,

nhỏ, dài, nông hoặc vết nâu sẫm, to, sâu, làm chết cây con, nấm bệnh có thể
sinh trưởng trong mơ thân cây, lá, quả mà khơng biểu hiện ra ngồi cho tới
khi gặp ñiều kiện thuận lợi. Hạt, quả bị nhiễm bệnh thường nhăn nheo, có
nấm hoặc khơng có nấm trên bề mặt mơ bệnh.
C. trumcatum có sợi nấm đa bào, phân nhánh, màu nâu nhạt, sợi nấm
nằm giữa các tế bào hình thành đĩa cành màu đen có lơng gai nhọn, mọc riêng
rẽ. Cành bào tử phân sinh hình gậy, đơn bào, khơng màu, đơi khi có màu sẫm
dưới gốc. Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi trên vỏ hạt hoặc trên tàn dư mô
bệnh, khi nảy mầm khỏi mặt ñất chúng xâm nhập vào lá, làm cây con bị chết.
Bào tử phân sinh lan truyền nhờ gió, nước mưa, dễ dàng nảy mầm khi có giọt
nước. Mỗi bào tử hình thành 2 ống mầm, đơi khi hình thành 4 ống mầm, nhờ
áp lực cơ giới mà ống mầm chọc thủng tầng cutin, sau đó xun thủng qua
biểu bì nhờ tác động hố học.
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt ñộ 16 - 20oC, bào tử nảy mầm ở
4 - 34oC ở nhiệt ñộ thấp dưới 13oC nấm ngừng phát triển, thời kỳ tiềm dục
của bệnh từ 4 - 7 ngày. Hạt bị bệnh là nguồn lây nhiễm sang vụ sau.
* Nấm hại hạt ñậu tương
Sự tồn tại của nguồn bệnh trên hạt giống là phương thức quan trọng
nhất, có thể truyền sang cây con, sau đó phát tán và lan truyền gây ra những
thiệt hại rất lớn về năng suất. Thiệt hại do nguồn bệnh trên hạt giống làm
giảm năng suất cây trồng ở Châu Âu là 25%, Châu Á 30%, Nam Mỹ 15%.
Hạt bị nhiễm bệnh thường mất sức nảy mầm, giảm sức sống cây con, tuy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............9


nhiên sự nhiễm bệnh của hạt giống còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
ñặc ñiểm của cây ký chủ, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, gió, nước tưới, các
biện pháp canh tác kỹ thuật, giai ñoạn sinh trưởng của cây, chất lượng hạt
giống, mức ñộ niễm bệnh, dạng tồn tại của nguồn bệnh, mức độ phá hại của

cơn trùng và mối quan hệ của các tác nhân gây bệnh.
Trong những năm 1995 - 1997, ở Grosso do Sul State, Brazil ñã ñiều
tra nghiên cứu về bệnh nấm hại ñậu tương, qua phân tích trên 985 mẫu bằng
phương pháp giấy thấm cho thấy trên ñậu tương, nấm Fusarium semitectum
phổ biến nhất, nấm Phomopsis sp., Colectotrichum truncatum và Cercospora
kikuchii xuất hiện ở mức thấp hơn, nấm Aspergillus spp. và Penicillium sp.
xuất hiện rất phổ biến với tỷ lệ cao.
Các loài nấm Aspergillus flavus, R. solani, S. rolfsii và Macrophomina
phaseolina thường xuyên xuất hiện trên hạt và cây con ñậu tương ñã ñược tìm
thấy từ năm 1995 - 1996 ở vùng Tarai - Uttar Pradesh, Ấn ðộ. Khi tiến hành
kiểm tra trong phịng thí nghiệm trên 5 giống đậu tương, tất cả các nấm trên
ñều ảnh hưởng ñến sự nảy mầm và gây bệnh ở cây con (Uma Singh và P.N.
Thanpliyal) (1999) [63].
Nấm Aspergillus flavus gây bệnh héo gốc mốc vàng cây ñậu tương.
Theo Barnet H. L. và el at (1998) [35]; Agarwal V. K. và el at (1996) [30];
James B. Sinclair (1982) [49]; Kulwant Singh và el at (1991) [52], ñây là nấm
bán hoại sinh tồn tại phổ biến trong đất, khơng khí, trên tàn dư cây trồng,
động vật và phân bố ở khắp nơi trên thế giới như: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á,
Châu Phi... Nấm có thể xâm nhập ngay từ ngồi đồng trước khi thu hoạch
thơng qua các vết đục của cơn trùng hoặc xâm nhập vào hạt giống qua bảo
quản. Nấm truyền qua ñất gây hại cho cây trồng ở thời kỳ cây con, giai ñoạn
chuẩn bị thu hoạch, sau thu hoạch và bảo quản. Nấm phát triển trong điều

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............10


kiện nhiệt độ từ 17 - 42oC, có khả năng sinh ra ñộc tố ở ñiều kiện 25 - 33oC,
ẩm ñộ thấp, trong ñiều kiện thiếu nước nấm có thể xâm nhập dễ dàng.
Nấm Aspergillus niger là một trong những lồi phổ biến nhất của chi
Aspergillus. Trên hạt đậu tương, nấm thường gây thối hạt; vết bệnh trên cây

có các sợi nấm và các cành bào tử phân sinh, thường thấy ở vùng cổ rễ và
xuất hiện nhanh sau khi hạt nảy mầm gây chết cây con. Bệnh có thể truyền
qua ñất và phát triển mạnh trong ñiều kiện ñộ ẩm của ñất biến ñộng lớn, chất
lượng hạt giống kém và khi rễ có nhiều vết thương cơ học. Cành bào tử phân
sinh không màu mang các bào tử phân sinh hình trịn, màu nâu hoặc đen, đây
là đặc trưng của loài (Barnet H.L. và el at, 1998) [35]; (James B.Sinclair,
1982) [49].
Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng trên ñậu tương.
Theo Uma Singh, P. N. Thapliyal (1998) [64], mật ñộ trồng và các ñiều kiện
bảo quản hạt khác nhau có gây ảnh hưởng tới hạt và cây con. Bệnh phát sinh
mạnh khi mật ñộ trồng dày, những giống nhiễm nấm Sclerotium rolfsii tỷ lệ
nảy mầm là 17,5% và 5% cây con bình thường, trong khi những giống có xử
lý hạt tỷ lệ nảy mầm là 77% và tỷ lệ cây con khoẻ là 70%... Theo Mueller
D.S. và el at (2002) [57], ñây là bệnh hại chủ yếu trên ñậu tương ở vùng Bắc
Mỹ. Bệnh ñược xếp vào loại bệnh nguy hiểm nhất trên ñậu tương ở Argentina
và là bệnh hại cây trồng quan trọng thứ hai ở Mỹ.
Nấm Fusarium semitectum: Hạt nhiễm nấm F. semitectum vỏ hạt và
mầm có sự thay đổi từ màu nâu tối đến đen, hạt nhăn nheo, sức nảy mầm
kém. Barnet H.L, Hepperly P.R (1985) [35] khi kiểm tra hạt nhiễm nấm F.
semitectum bằng giấy thấm cho thấy khả năng nảy mầm giảm 70 - 90%; nấm
có thể truyền qua hạt đến cây mầm. Theo Denis C. McGee, Saharan G.S. và
Gupta V.K (1973) [42], trong trang trại hạt ñậu tương lấy dầu ở Ấn ðộ, tỷ lệ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............11


thối vỏ hạt do nấm F. semitectum là 24%, ở Ấn ðộ là 15%, ở Brazil là 40%,
Ả Rập là 73% và ở Malaysia là 16%.
Nấm Fusarium solani: Tản nấm ở trên hạt có màu trắng đến màu kem,
sợi nấm mảnh và xốp, đặc biệt lồi này khi có mặt của các giọt nước chứa ñầy

các bào tử phân sinh trên các nhánh dài của cành bào tử phân sinh, giọt nước
mang bào tử khơng màu, trong suốt, khơng có hình dạng nhất định (Denis C.
McGee, el at, 1986) [42]. Tỷ lệ nhiễm nấm F. solani trong ñiều kiện vùng khí
hậu nhiệt đới ẩm là 29% (Barnet H.L. và cộng sự, 1998) [35]; CD Room
(2002) [39]; Denis C.McGee (1991) [42]; Elis M.B. (1991) [47].
Theo Rajeev Plant, Mukhopadhyay A.N (1999) [58], nấm R. solani
phân lập từ hạt và cây con cây ñậu tương ở Ấn ðộ ñược nhận dạng theo nhóm
II-B. Nấm R. solani là nguyên nhân ngăn cản sự nảy mầm và gây bệnh ở cây
con. Hiện tượng thối rễ do nấm R. solani gây hại trên cây ñậu tương ñược báo
cáo lần ñầu tiên vào năm 1950 ở Minnesota, ở Lowa bệnh làm giảm 50% sản
lượng ñậu tương (Uma Singh và el at, 1999) [63].
Nấm Phoma sorghina: là loại nấm gây thối hạt, quả cành của nấm gây
bệnh có thể tập trung thành từng ñám lớn hoặc nhỏ, bao phủ trên bề mặt hạt,
quả cành có màu đen bóng, phần cổ có kích thước to nhỏ khác nhau. Bào tử
phân sinh khơng màu, ngắn, có dạng hình trụ đơn bào và có thể nhìn thấy rõ
các hạt nhỏ bên trong tế bào với kích thước từ (3-7) x (2-2,5) µm (Barnet H.L
và el at, 1998) [35]; (James B.Sinclair, 1982) [49].
Koetskiy A. và Koshevskiy I. (1998) [51] ñiều tra ở một số trung tâm
nghiên cứu của Châu Âu, Pháp, Ukraine... trên những cây ñậu tương phát
triển từ hạt nhiễm bào tử trứng của nấm Peronospora manshurica năng suất
giảm hơn so với cây khơng nhiễm nhưng có biện pháp phịng trừ, mặc dù ñây
là bệnh phổ biến trên thế giới nhưng hiếm khi gây thiệt hại ñáng kể về kinh tế.
Bào tử trứng trên lớp vỏ hạt ít ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm nhưng lại là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............12


×