Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu so sánh sự hấp thu phân bố của enrotril và baytril trong huyết tương mèo và điều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 104 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------

-------

NGUYỄN VĂN PHÚ

NGHIÊN CỨU SO SÁNH SỰ HẤP THU, PHÂN BỐ CỦA ENROTRIL
VÀ BAYTRIL TRONG HUYẾT TƯƠNG MÈO VÀ ðIỀU TRỊ
THỰC NGHIỆM BỆNH VIÊM RUỘT ỈA CHẢY Ở MÈO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ NGỌC DIỆP

HÀ NỘI-2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... i


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Lê Thị Ngọc Diệp, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Ban lãnh đạo cơng ty Hanvet, Bayer, các cơ sở phịng mạch đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện ñề tài.
Ban giám hiệu, Viện ñào tạo sau ñại học, Khoa Thú y, các thầy cô Bộ
môn Nội chẩn-Dược-ðộc chất, Bệnh viện thú y-Trường ðại học Nơng nghiệp
Hà Nội đã giúp tơi hồn thành chương trình đào tạo và đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè cùng
các đồng nghiệp ñã luôn quan tâm, ủng hộ, ñộng viên tôi trong suốt q trình
học tập, hồn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

i
ii
iii
v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các ñồ thị

vii

Danh mục hình

ix

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục các ảnh

x


1. MỞ ðẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2. Mục tiêu của ñề tài

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Khái niệm dược ñộng học của thuốc

3

2.2. Một số hiểu biết về thuốc kháng sinh

8

2.3. Một số hiểu biết cơ bản về thuốc kháng sinh nhóm quinolon

14

2.4. Một số hiểu biết về thuốc kháng sinh Enrofloxacin


19

2.5. Một số nghiên cứu về dược ñộng học của kháng sinh Enrofloxacin

23

2.6 Một số hiểu biết về bệnh viêm ruột ỉa chảy của mèo

26

3. NỘI DUNG, ðỊA ðIỂM, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

33

3.1. Nội dung nghiên cứu

34

3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu

34

3.3. Nguyên liệu

34

3.4 . Phương pháp nghiên cứu


36

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... iii


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Nghiên cứu sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết
tương mèo theo ñường tiêm bắp ở các liều 5 mg/kgP; 10 mg/kgP;
15 mg/kgP (dùng chế phẩm Enrotril-50)

41

4.2. Nguyên cứu sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết
tương mèo cho theo ñường tiêm bắp ở các liều 5 mg/kgP; 10
mg/kgP; 15 mg/kgP (dùng chế phẩm Baytril-5%)

55

4.3. So sánh sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết tương
mèo cho theo ñường tiêm bắp giữa hai dạng chế phẩm Enrotril50 và Baytril-5%

68

4.4. ðiều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo sử dụng
Enrotril-50 và Baytril-5%

81


5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

87

5.1. Kết luận

87

5.2. ðề nghị

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

ðKVVK


ðường kính vịng vơ khuẩn

2

MIC

Minimales Inhibitrices Concentrations (Nồng độ ức
chế tối thiểu)

3

mg/kgP

mg/kg trọng lượng cơ thể

4

n

dung lượng mẫu

5

p

Pages (trang)

6


tr

Trang

7

X

8

X

i

giá trị các mẫu quan sát
số trung bình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt

Tên bảng

Trang

2.1

Phân loại quinolon theo thế hệ


16

4.1

Hàm lượng Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo

43

ñường tiêm bắp liều 5 mg/kgP (dùng chế phẩm Enrotril-50)
4.2

Hàm lượng Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo

46

ñường tiêm bắp liều 10mg/kgP (dùng chế phẩm Enrotril-50)
4.3

Hàm lượng Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo

49

ñường tiêm bắp liều 15 mg/kgP (dùng chế phẩm Enrotril-50)
4.4

Hàm lượng Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo

56


ñường tiêm bắp liều 5 mg/kgP (dùng chế phẩm Baytril-5%)
4.5

Hàm lượng Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo

59

ñường tiêm bắp liều 10mg/kgP (dùng chế phẩm Baytril-5%)
4.6

Hàm lượng Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo

63

ñường tiêm bắp liều 15 mg/kgP (dùng chế phẩm Baytril-5%)
4.7

Kết quả phân loại bệnh ở mèo

78

4.8

Một số chỉ tiêu lâm sàng của mèo mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy

79

4.9

Kết quả ñiều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo của hai chế


83

phẩm Enrotril và Baytril

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... vi


DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ
Stt

Tên ñồ thị

4.1

Biểu diễn sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết

Trang
44

tương mèo - liều 5mg/kgP (dạng chế phẩm Enrotril-50)
4.2

Biểu diễn sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết

47

tương mèo - liều 10 mg/kgP (dạng chế phẩm Enrotril-50)
4.3


Biểu diễn sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết

50

tương mèo - liều 15 mg/kgP (dạng chế phẩm Enrotril-50)
4.4

Tổng hợp, so sánh khẳ năng hấp thu và phân bố của

53

Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo ñường tiêm
bắp ở các liều 5, 10 và 15 mg/kgP (dùng chế phẩm
Enrotril-50)
4.5

Biểu diễn sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết

57

tương mèo - liều 5 mg/kgP (dạng chế phẩm Baytril-5%)
4.6

Biểu diễn sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết

60

tương mèo - liều 10 mg/kgP (dạng chế phẩm Baytril-5%)
4.7


Biểu diễn sự hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong huyết

64

tương mèo - liều 15 mg/kgP (dạng chế phẩm Baytril-5%)
4.8

Tổng hợp, so sánh khẳ năng hấp thu và phân bố của

66

Enrofloxacin trong huyết tương mèo cho theo ñường tiêm
bắp ở các liều 5, 10 và 15 mg/kgP (dùng chế phẩm
Baytril-5%)
4.9

So sánh khẳ năng hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong
huyết tương mèo của hai dạng chế phẩm Enrotril-50 và
Baytril-5% ở liều 5 mg/kgP.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... vii

69


4.10 So sánh khẳ năng hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong

71

huyết tương mèo của hai dạng chế phẩm Enrotril-50 và

Baytril-5% ở liều 10 mg/kgP
4.11 So sánh khẳ năng hấp thu và phân bố của Enrofloxacin trong

73

huyết tương mèo của hai dạng chế phẩm Enrotril-50 và
Baytril-5% ở liều 15 mg/kgP
4.12 So sánh thời gian hết các triệu chứng lâm sàng giữa các phác

84

ñồ 1, phác ñồ 2, phác ñồ 3 và phác đồ 4

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... viii


DANH MỤC HÌNH
Stt

Tên hình

Trang

2.1

Cấu tạo hóa học của Enrofloxacin

20

DANH MỤC SƠ ðỒ

Stt

Tên sơ đồ

Trang

3.1

Các thí nghiệm dùng chế phẩm Enrotril-50

36

3.2

Các thí nghiệm dùng chế phẩm Baytril-5%

37

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... ix


DANH MỤC CÁC ẢNH
STT

Tên ảnh

4.1

ðKVVK thể hiện nồng ñộ Enrofloxacin trong huyết tương
mèo sau khi têm 30 phút - liều 5 mg/kgP (dạng chế phẩm


Trang

74

Enrotril-50)
4.2

ðKVVK thể hiện nồng ñộ Enrofloxacin trong huyết tương
mèo sau khi têm 2 giờ - liều 5 mg/kgP (dạng chế phẩm

74

Enrotril-50).
4.3

ðKVVK thể hiện nồng ñộ Enrofloxacintrong huyết tương
mèo sau khi têm 30 phút - liều 10 mg/kgP (dạng chế phẩm

75

Enrotril-50).
4.4

ðKVVK thể hiện nồng ñộ Enrofloxacin trong huyết tương
mèo sau khi têm 2 giờ - liều 10 mg/kgP (dạng chế phẩm

75

Enrotril-50).

4.5

ðKVVK thể hiện nồng ñộ Enrofloxacin trong huyết tương
mèo sau khi têm 30 phút - liều 10 mg/kgP (dạng chế phẩm

76

Baytril-5%).
4.6

ðKVVK thể hiện nồng ñộ Enrofloxacin trong huyết tương
mèo sau khi têm 2 giờ - liều 10 mg/kgP (dạng chế phẩm

76

Baytril-5%).
4.7

Mèo bị bệnh ủ rủ, lời vận ñộng, lông xù, ỉa chảy

80

4.8

Truyền dịch cho mèo bị bệnh viêm ruột ỉa chảy

80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... x



1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành chăn ni ở nước ta tuy đang phát triển rất mạnh mẽ
nhưng vẫn gặp khơng ít khó khăn do đặc điểm khí hậu của nước ta là nóng ẩm
mưa nhiều nên ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển.
Thuốc kháng sinh được người chăn ni sử dụng ngày càng nhiều vào các
mục đích khác nhau: phịng, điều trị bệnh và kích thích tăng trọng cho vật
ni.
Nhưng có một thực tế đáng lo ngại là trong lĩnh vực thú y ở nước ta
hiện nay, tình hình sử dụng thuốc kháng sinh cịn có nhiều bất hợp lí. Việc sử
dụng thuốc tuỳ tiện, khơng đúng ngun tắc, khơng đúng liều lượng, liệu trình
trong cơng tác phịng trị bệnh cho vật nuôi là rất phổ biến. Việc này dẫn tới
hiện tượng nhờn và kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh làm cho
cơng tác điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy trong giai đoạn hiện
nay, trước khi Nhà nước có văn bản pháp quy hướng dẫn, chỉ ñịnh cụ thể việc
sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, việc tăng cường công tác nghiên cứu và
phổ biến về dược ñộng học của thuốc kháng sinh cho người sử dụng là cần
thiết. Giúp cho người chăn ni lựa chọn, sử dụng thuốc hợp lí, đúng ngun
tắc, tránh tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, nâng cao hiệu quả phòng trị
bệnh của thuốc, hạn chế hiện tượng nhờn và kháng kháng sinh của vi khuẩn
gây bệnh, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và vật ni.
Trong số rất nhiều các loại thuốc kháng sinh đang lưu hành trên thị
trường hiện nay, Enrofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm
Fluoroquinolon có hoạt phổ kháng khuẩn rộng hiện đang được sử dụng rộng
rãi trong việc phịng trị bệnh cho vật ni trong đó có mèo.
Mèo là vật nuôi rất gần gũi và thân thiết với con người. Mèo đang được
ni phổ biến ở cả nơng thơn và thành thị. Mỗi người ni mèo với mục đích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 1



khác nhau: bắt chuột, làm cảnh, làm xiếc…. ðặc biệt là ở các thành phố
phong chào nuôi mèo làm cảnh ñang phát triển rất mạnh. Và nhiều giống mèo
ñã ñược nhập từ nhiều nơi trên thế giới vào nước ta, làm cho đàn mèo khơng
chỉ tăng về số lượng mà còn phong phú về chủng loại và chất lượng. Tuy
nhiên, chính sự phát triển này đã kéo theo nhiều dịch bệnh xẩy ra. Trong các
bệnh xẩy ra trên mèo thì bệnh viêm ruột ỉa chảy do vi khuẩn gây ra là một
trong những bệnh rất phổ biến. Do đó, việc sử dụng kháng sinh ñể ñiều trị là
hết sức cần thiết. Tuy nhiên, vấn ñề dược ñộng học của thuốc kháng sinh nói
chung và Enrofloxacin nói riêng trên mèo cịn chưa ñược quan tâm nghiên
cứu nhiều. ðặc biệt, là sự nghiên cứu so sánh dược ñộng học giữa các chế
phẩm của các hãng sản xuất khác nhau.
Xuất phát từ nhu cầu trên của thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
ñề tài: “Nghiên cứu so sánh sự hấp thu, phân bố của Enrotril và Baytril
trong huyết tương mèo và ñiều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột ỉa chảy ở
mèo”.
Chúng tôi chuyển khai nghiên cứu ñề tài này với hai phần:
- So sánh sự hấp thu, phân bố của thuốc kháng sinh Enrofloxacin của
hai chế phẩm Enrotril và Baytril trong huyết tương mèo.
- ðiều trị thực nghiệm bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo.
1.2. Mục tiêu của ñề tài:
- Xác ñịnh, so sánh nồng ñộ thuốc Enrofloxacin của hai chế phẩm
Enrotril và Baytril trong huyết tương mèo ở một số thời ñiểm, từ ñó tạo cơ sở
khoa học cho việc chọn thuốc, liều dùng, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc thích hợp trong điều trị, góp phần giúp người làm cơng tác thú y sử
dụng kháng sinh Enrofloxacin đúng, hợp lí, an toàn và hiệu quả.
- Cung cấp những cơ sở thực nghiệm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin
trong ñiều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo góp phần bảo vệ sức khỏe và phát
triển đàn mèo.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 2



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm dược ñộng học của thuốc
Dược ñộng học (Pharmacokinetics) nghiên cứu về tác ñộng của cơ thể
đến thuốc, đó là động học của sự hấp thu (Absorption), phân bố
(Distribution), chuyển hoá (Metabolism) và thải trừ thuốc (Elimination) [13].
Khi nghiên cứu về thuốc cần phải nghiên cứu về dược ñộng học (tác
ñộng của cơ thể ñến thuốc) và dược lực học (tác dụng của thuốc ñối với cơ
thể), ñể từ ñó có cơ sở khoa học cho việc xác ñịnh liều lượng cần dùng, ñường
ñưa thuốc, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Căn cứ vào việc ño nồng ñộ
thuốc trong máu hoặc trong huyết tương [5].
2.1.1. Quá trình hấp thu thuốc
Quá trình hấp thu thuốc thực chất là một quá trình vận chuyển từ cục
bộ nơi cho thuốc vào máu rồi ñến các tổ chức khác nhau của cơ thể ñể phát
huy tác dụng chữa bệnh. Q trình đó diễn da rất phức tạp, ñưa các phân tử
thuốc vượt qua nhiều hàng rào sinh học (màng sinh học) có bản chất và độ
dày rất khác nhau của cơ thể [9].
2.1.1.1. Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học
Quá trình vận chuyển thuốc qua màng sinh học ñược thực hiện bằng
các phương thức khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào bản chất, kích thước phân tử,
nồng ñộ của thuốc, phụ thuộc vào pH ở hai bên màng tế bào. Quá trình này
bao gồm: Vận chuyển chủ ñộng (Vận chuyển ñặc hiệu) và vận chuyển thụ
ñộng (vận chuyển khơng đặc hiệu).
a. Vận chuyển chủ động (Vận chuyển ñặc hiệu)
Vận chuyển chủ ñộng là loại vận chuyển ñặc biệt. Một số thuốc khơng
tan trong lipít, có kích thước phân tử lớn nhưng vẫn hấp thu ñược qua màng
nhờ có chất mang khu trú ở màng tế bào. Chất này có thể là một enzym hoặc
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 3



là một thành phần protein khác của màng tế bào. Chất mang có ái lực chọn
lọc đối với các chất chuyển hoá, các ion và thuốc. Chúng kết hợp với thuốc ở
bên này màng, nhả chúng ở bên kia, rồi lại trở lại, vận chuyển tiếp các thuốc
đó. ðây là phương thức vận chuyển ngược với gradien nồng ñộ, nghĩa là vận
chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. Q trình
này địi hỏi phải có năng lượng cung cấp. Năng lượng này được giải phóng ra
từ q trình chuyển ATP thành ADP trong q trình phosphoryl hố, oxy hố
của tế bào [9].
Ngồi ra cũng có khi sự vận chuyển tích cực xẩy ra từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp của thuốc và không cần năng lượng. ðây là quá
trình vận chuyển thuận lợi, thường xẩy ra với các chất chuyển hoá của cơ thể
như: Gluxit, vitamin, axit amin và một số chất ngoại sinh (như các chất ñối
kháng của Cholin…) [14].
b. Vận chuyển thụ động (vận chuyển khơng ñặc hiệu)
ðây là sự vận chuyển thuốc theo phương thức khuếch tán ñơn giản qua
nền lipoid của màng hoặc siêu lọc cùng với nước qua các khe lỗ của màng.
Quá trình này khơng cần chất vận chuyển, khơng cần năng lượng và thuận
chiều gradien nồng ñộ. Gồm các phương thức sau:
- Phương thức khuếch tán đơn thuần
- Phương thức lọc
Ngồi những cơ chế vận chuyển ñã nêu ở trên, thuốc cũng như các chất
khác cịn được vận chuyển qua màng theo cơ chế ẩm bào (pinocytosis), cơ
chế thực bào ( phagocytosis)....[26].
2.1.1.2. Sự hấp thu thuốc theo các ñường ñưa thuốc
Sự hấp thu thuốc phụ thuộc rất nhiều vào phương thức ñưa thuốc vào
cơ thể. Tuỳ theo mục ñích ñiều trị, trạng thái bệnh lý và dạng bào chế của
thuốc, mà lựa chọn ñường ñưa thuốc vào cơ thể cho phù hợp để đạt hiệu quả
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 4



ñiều trị cao. Có nhiều ñường ñưa thuốc vào cơ thể nhưng có thể xếp vào hai
loại đường chính là đường tiêu hố và ngồi đường tiêu hố.
a. Hấp thu thuốc qua đường tiêu hố
ðường tiêu hố tính từ niêm mạc miệng đến hậu mơn. Trừ loại thuốc
ngậm (trong nhân y) và thuốc dùng qua đường trực tràng, cịn lại thuốc dùng
qua ñường uống sẽ trãi qua từ ñầu ñến cuối ống tiêu hố và sẽ được hấp thu
với mức ñộ khác nhau ở các phần khác nhau của ống tiêu hoá (hấp thu qua
niêm mạc miệng, qua niêm mạc dạ dày, qua niêm mạc ruột non và hấp thu
qua niêm mạc ruột già)
b. Hấp thu qua đường tiêm
Có nhiều ñường tiêm khác nhau nhưng thông dụng nhất là tiêm dưới
da, tiêm bắp thịt và tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền.
- Hấp thu thuốc qua tiêm dưới da, tiêm bắp
Khi tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt thuốc hấp thu nhanh hơn, hồn
tồn hơn so với đường uống và ít nguy cơ rủi ro hơn so với tiêm tĩnh mạch.
Tốc ñộ hấp thu qua ñường tiêm dưới da và tiêm bắp phụ thuộc vào ñộ tan của
thuốc, nồng ñộ dung dịch tiêm, vị trí tiêm (sự phân bố mao mạch và lưu lượng
máu ñến nơi tiêm). Tiêm dưới da thuốc hấp thu chậm hơn và đau hơn tiêm
bắp thịt vì ở dưới da có nhiều ngọn dây thần kinh cảm giác hơn và hệ thống
mao mạch ít hơn ở bắp thịt. Mặt khác, ở bắp thịt khả năng thiết lập lại cân
bằng về áp suất thẩm thấu nhanh hơn ở dưới da. Nên khi ñưa thuốc vào cơ thể
qua ñường tiêm dưới da chỉ tiêm với một lượng nhỏ hoặc vừa phải.
- Hấp thu thuốc qua ñường tiêm tĩnh mạch
Tiêm tĩnh mạch là ñưa thẳng thuốc vào máu nên thuốc hấp thu hồn
tồn, thời gian tiềm tàng rất ngắn, đơi khi gần bằng khơng. Thường dùng
đường tiêm tĩnh mạch đối với nhữmg chất gây hoại tử khi tiêm bắp (như dung
dịch CaCl2, Uabain....) hoặc khi cần ñưa một lượng lớn dung dịch thuốc vào
cơ thể thì phải tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Không tiêm tĩnh mạch các loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 5



chất nhũ tương, dung dịch dầu, dịch thể khơng hồ tan, các chất gây tan máu,
làm đơng máu, các chất gây kết tủa protein huyết tương, làm tổn thương thành
mạch.
Ngoài ra cịn rất nhiều đường tiêm nữa như: Tiêm vào tuỷ sống, tiêm
vào cạnh dây thần kinh (phong bế), tiêm vào xương, tiêm vào xoang phúc
mạc....Tuy nhiên các ñường tiêm này ít được dùng trong điều trị lâm sàng.
c. Hấp thu thuốc qua đường hơ hấp
Phổi là nơi hấp thu thích hợp nhất đối với các chất khí rồi đến các chất
lỏng rễ bay hơi như thuốc mê thể khí, thuốc lỏng bay hơi, do các phân tử
thuốc nhỏ, hệ số phân bố lipid/nước lớn nên chúng qua ñược hệ thống mao
mạch của các phế nang một cách rễ dàng, nhanh chóng vào máu và phát huy
tác dụng.
d. Hấp thu qua da
Thơng thường người ta dùng thuốc bơi ngồi da với mục đích tác dụng
tại chỗ. Khả năng hấp thu của da nguyên vẹn kém hơn nhiều so với niêm mạc.
Những chất ưa lipid đồng thời lại có tính ưa nước ở mức ñộ nhất ñịnh, ñược
hấp thu một phần qua da. Những chất ưa lipid mà không ưa nước ñược hấp
thu rất ít qua da. Tuy nhiên khi da bị tổn thương mất lớp “hàng rào” bảo vệ
khả năng hấp thu của da tăng lên rất nhiều có thể gây ngộ ñộc nhất là khi bị
tổn thương diện rộng.
2.1.2. Quá trình phân bố thuốc trong cơ thể
Sau khi hấp thu, thuốc ñược phân phối vào trong các phần dịch thể của cơ
thể: máu, dịch gian bào và dịch nội bào.
Trong máu, một phần thuốc ở dạng tự do, một phần kết hợp khả hồi với
protein huyết thanh, tạo thành những phức hợp khơng thấm qua được thành
mạch quản và tổ chức. Nó có vai trị như một kho dự trữ thuốc lưu động trong
cơ thể. Q trình kết hợp và phân ly ln là một q trình động nó diễn ra
theo chiều hướng giảm dần nồng ñộ thuốc, do thuốc ln bị khử hoạt tính và

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 6


thải trừ. Sự giảm này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào bản chất của thuốc và
các enzym chuyển hoá thuốc. Nếu phức hợp thuốc-protein tồn tại lâu trong
máu sẽ có tác dụng phịng bệnh hoặc có nguy cơ gây ngộ ñộc cho cơ thể.
Phần thuốc tự do theo máu ñi ñến các cơ quan tổ chức của cơ thể. Ở ñó
một phần thuốc sẽ liên kết với các receptor và gây ra tác dụng dược lý. Hiệu
quả ñiều trị và tác dụng dược lý của thuốc cao hay thấp tuỳ thuộc vào liên kết
này [18]. Phần còn lại sẽ tiếp tục kết hợp với các thụ cảm và tồn tại dưới dạng
dự trữ. Thuốc dự trữ ở các cơ quan và ở protein huyết thanh sẽ được giải
phóng dần trở lại máu. Quá trình này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào hoạt tính
của các men chuyển hố thuốc và khả năng đào thải thuốc của cơ thể.
2.1.3. Q trình chuyển hoá thuốc trong cơ thể
Chuyển hoá thuốc thực chất là các q trình biến đổi thuốc sang các
dạng dễ đào thải ra khỏi cơ thể. Từ dạng khơng hoặc ít phân cực sang dạng
phân cực mạnh, khơng được tái hấp thu qua ống thận. Có thể xem đây là q
trình giải độc của cơ thể, vì độc tính của thuốc bị giảm, hoặc mất tác dụng
sinh học. Tuy nhiên một số thuốc qua chuyển hoá, chất chuyển hoá vẫn giữ
nguyên tác dụng dược lý như chất mẹ. Và một số thuốc chỉ sau chuyển hố
mới có tác dụng. ðặc biệt có một số chất sau chuyển hố lại tăng độc tính
[15].
Q trình chuyển hố thuốc trong cơ thể gồm hai pha:
Pha I: Gồm các phản ứng oxy hoá, khử, thuỷ phân. Qua những phản
ứng này các nhóm phân cực sẽ ñược gắn vào các phân tử thuốc. Nhiều khi
pha I là ñiều kiện cần thiết ñể thực hiện pha II.
Pha II: Gồm các phản ứng liên kết giữa thuốc hoặc sản phẩm chuyển
hoá của thuốc với một số chất nội sinh (axit glucuronic, glycin, glutamin…).
Phần lớn những sản phẩm liên hợp có tính phân cực mạnh, khơng có hoạt tính
dược lý, ít hoặc khơng độc.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 7


2.1.4. Quá trình thải trừ thuốc
Quá trình thải trừ thuốc là q trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Các
thuốc có thể bị thải trừ ở dạng khơng đổi hoặc ở dạng đã chuyển hố và trong
q trình thải trừ vẫn có thể gây ra tác dụng dược lý hoặc gây ñộc ñối với nơi
thải trừ. Tất cả các ñường thải trừ thuốc ñều là ñường tự nhiên như thải trừ
qua da, mồ hơi, thận, tiêu hố, hơ hấp…. Nói chung các chất tan trong nước
thải trừ qua thận, các chất khơng tan mà dùng đường uống thải trừ qua phân,
các chất khí, các chất lỏng bay hơi thải trừ qua các phế nang. Một số thuốc có
thể thải trừ qua nhiều đường khác nhau nhưng thơng thường mỗi thuốc có
đường thải trừ chủ yếu của mình tuỳ thuộc vào cấu trúc hố học, tính chất lý
hố của thuốc, dạng bào chế và ñường dùng [26].
2.2. Một số hiểu biết về thuốc kháng sinh
2.2.1. ðịnh nghĩa kháng sinh
Kháng sinh là thuật ngữ Việt Nam phiên âm từ Hán Việt (kháng sinh
tố). Danh pháp quốc tế là antibiotic. Trước kia danh từ này dùng để chỉ một
nhóm chất có nguồn gốc từ vi sinh vật có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm vi
khuẩn gây bệnh cho người hoặc gia súc ở liều lượng nhỏ và khơng hoặc ít có
hại cho vật chủ [12].
Như vậy, ñịnh nghĩa trên ñã loại trừ các hợp chất tổng hợp nhân tạo
(Sulfamide, Nitrofurane…) mà người ta thường tập hợp dưới thuật ngữ chất
kháng khuẩn tổng hợp (hoặc kháng khuẩn hay chống nhiễm trùng).
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học người ta ñã có thể tổng hợp,
bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (cloramphenicol), tổng hợp nhân tạo
các chất có tính kháng sinh (Sulfamid, quinolon), chiết xuất từ vi sinh vật
những chất diệt được tế bào ung thư (Actinomycin). Vì thế định nghĩa kháng
sinh đã được thay đổi:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 8



“Kháng sinh là những chất do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm) tiết ra hoặc
những chất hoá học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng
đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt ñược vi sinh vật” [6]; [2].
Theo Eugénie Bergogne-Bérézin & Pierre Dellamonica [2] sự khác
nhau giữa kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu là ở chỗ: Kháng sinh có tác
dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn ở liều nhỏ hơn rất nhiều so
với các thuốc hoá học trị liệu. Và khác với các chất sát trùng, tẩy uế, kháng
sinh không tàn phá tế bào cơ thể nó có tác dụng chọn lọc trên những tác nhân
gây bệnh là vi sinh vật, do đó ít gây độc hại ñối với tế bào vật chủ (ñộng vật
và người). ðặc tính chọn lọc cao của kháng sinh là nhờ khả năng ức chế chọn
lọc một số khâu trong quá trình sinh lý, sinh hố của vi khuẩn gây bệnh. Các
khâu này có vai trị rất thứ yếu hoặc hồn tồn khơng có ở cơ thể người và
động vật. Tuy nhiên kháng sinh khơng phải hồn tồn vơ hại đối với cơ thể.
Tác dụng phụ thường gặp là các phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hố, có trường
hợp gây sốc, quá mẫn. Một số kháng sinh có thể gây độc đối với gan, thận và
hệ tuần hồn. Vì vậy nó là con dao hai lưỡi chỉ dùng nó khi thật cần thiết.
2.2.2. Phân loại kháng sinh
Phân loại kháng sinh ñược dựa trên nhiều cơ sở khác nhau: Phân loại
theo nguồn gốc, theo hoạt phổ kháng sinh, theo mức ñộ tác dụng, theo cơ chế
tác dụng, theo cấu trúc hoá học. Nhưng hiện nay, cách phân loại theo cấu trúc
là thường được sử dụng nhiều nhất vì hoạt phổ, mức ñộ, cơ chế tác dụng và
cấu trúc hoá học gắn bó chặt chẽ với nhau [2]; [16].
Theo cách phân loại này thì kháng sinh được phân thành các nhóm sau:
2.2.2.1. Nhóm β -lactamin
ðây là nhóm thuốc kháng sinh mà trong cơng thức phân tử của chúng
có một liên kết β-lactamin. Liên kết này rất yếu, dễ bị ñứt và từ đó hoạt tính
kháng sinh cũng giảm theo. Nhóm này gồm hai phân nhóm chính là:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 9



Penicillin và Cephalosporin
a. Phân nhóm Penicillin: Gồm có các penicillin tự nhiên và các penicillin
tổng hợp.
- Các penicillin tự nhiên: có ngồn gốc từ nấm penicillium, có hoạt phổ
kháng sinh hẹp, chỉ tác dụng với vi khuẩn Gram(+). Bao gồm:
pentenylpenicillin, benzylpenicillin, phenoxypenicillin...
- Các penicillin tổng hợp: Có hoạt phổ kháng sinh rộng, chúng tác dụng với
cả vi khuẩn Gram(+) và Gram(-), cả những chủng tụ cầu, liên cầu,
Pseudomonas. Bao gồm các thuốc: amoxyllin, cloxacillin, oxacillin,
ampicillin....
b. Nhóm Cephalosporin: Phân nhóm này ñược chiết xuất từ nấm
Cephalosporin hoặc bán tổng hợp, hiện nhóm này chưa được sử dụng nhiều
trong thú y.
2.2.2.2.Nhóm Aminoglycozit (Aminozit)
Nhóm này được chiết ra từ dung dịch ni cấy vi sinh vật, một số là
bán tổng hợp, cấu trúc hố học điều mang đường và có chức amin nên có tên
Aminoglycozit. Các phân tử của nhóm này khá lớn, do đó khó được hấp thu
qua đường tiêu hố. Phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng cho cả cầu khuẩn
Gram(+) và Gram(-), các Mycobacterium, ñặc biệt với vi khuẩn lao. ðược
dùng chủ yếu để chống vi khuẩn hiếu khí Gram(-). Tiêu biểu trong nhóm này
là: Streptomycin. Ngồi ra cịn có: Neomycin, Kanamycin, Amikacin,
Gentamicin, Tobramycin, Sisomicin, Netilmicin. Tuy nhiên về ñộc lực nó độc
hơn β-lactam, đặc biệt là đối với thần kinh và thận.
2.2.2.3. Nhóm Phenicol
Nhóm này được chiết ra từ mơi trường ni cấy Streptomycin
venezuelae, hiện nay đã tổng hợp được. Gồm có: Cloramphenicol,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 10



thiamphenocol, florfenicol. Nhóm phenicol có tác dụng kìm khuẩn, phổ
kháng khuẩn rộng, tác dụng phần lớn các vi khẩn Gram(+) và Gram(-), xoắn
khuẩn, Rickettsia và Mycoplasma. Hiện nay Cloramphenicol ñã bị cấm sử
dụng trong thú y vì thuốc có độc tính gây suy tủy.
2.2.2.4. Nhóm Tetracyclin
Nhóm Tetracyclin điều là kháng sinh có 4 vịng 6 cạnh, được chiết ra từ
mơi trường nuôi cấy Streptomyces aureofaciens hoặc bán tổng hợp. Thuốc đầu
tiên của nhóm được tìm ra là Chlotetracyclin (năm1947). Sau ñó là các loại:
+ Tác dụng ngắn: Tetracyclin, Oxytetrecyclin.
+ Tác dụng trung bình: Dimethylchlotetracyclin, Metacyclin...
+ Tác dụng dài: Doxycyclin, Mynocyclin.
Các Tetracyclin điều là kháng sinh kiềm khuẩn, có phổ kháng khuẩn
rộng nhất trong các nhóm kháng sinh hiện có. Tác dụng trên: Cầu khuẩn
Gram(+) và Gram(-), trực khuẩn Gram(+) ái khí và yếm khí, trực khuẩn
Gram(-), xoắn khuẩn, Rickettsia, Amip, Trichomonas.... Tuy nhiên ñây là
những kháng sinh khá ñộc ñối với gan - thận và thần kinh.
2.2.2.5. Nhóm Polypeptid
Trong phân tử của chúng có nhiều liên kết peptit, bao gồm các thuốc:
Bacxitraxin, Subtilis, Tyotrixin, Colistin, Polymixin B. Các chất này có tính
phân cực, tích điện dương ở pH trung tính, có tác dụng diệt khuẩn, hoạt phổ
kháng sinh hẹp. Chúng có tác dụng với cả vi khuẩn đang phát triển và các
dạng ngừng phát triển. Nhóm này độc đối với thận và hơ hấp, do đó khi sử
dụng cần đề phịng độc với thận và suy hơ hấp.
2.2.2.6. Nhóm Macrolid & Lincosamid
Là những chất ñại phân tử, trong cấu trúc có chứa một vịng lacton lớn.
Phần lớn điều được chiết xuất từ nấm Streptomyces như: Spiramycin,
Erytheomycin, Tylosin, Oleandomycin.... Có tác dụng kìm khuẩn mạnh và
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 11



cũng có tác dụng diệt khuẩn nhưng yếu. Phổ tác dụng tương tự như penicillin
G (tác dụng trên cầu khuẩn và Rickettsia). Nhóm này có tác dụng tốt khi điều
trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp. Nhưng lại hồn tồn khơng tác dụng
trên trực khuẩn đường ruột và pseudomonas. Nhóm thuốc này đối kháng với
nhóm β-lactamin, nhưng lại hiệp ñồng với nhóm Tetracyclin và Rifamycin.
Nhóm Lincosamid gồm Lincomycin (1955) và Clindamycin
(1970). Thuốc có phổ tác dụng, cơ chế tác dụng giống nhóm Macrolid
nhưng cấu trúc khác hẳn (khơng có vịng lactom), có chức năng amid.
2.2.2.7. Nhóm kháng sinh chống nấm
Các thuốc nhóm này chỉ tác dụng đặc hiệu với các nấm kí sinh (các
bệnh do nấm) mà khơng tác dụng ñối với vi khuẩn, gồm các loại:
Amphetericin B, Nystatin, Griseofulvin, flucytosine, ketoconazole. Nystatin
có tác dụng tốt trên các loại nấm men: Cadida, Histoplasma capsulatum,
Cryptococcus, Coccidioides. Thuốc gắn vào sterol của màng, làm rối loạn tính
thấm và huỷ hoại màng nên có tác dụng kìm và diệt nấm.
2.2.2.8. Các nhóm khác
Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học phân tử,
ngành hố dược đã tổng hợp được rất nhiều chất mới có cấu trúc hố học đa
dạng nhưng chúng lại có cơ chế tác dụng như các thuốc kháng sinh. Do đó,
chúng cũng được sử dụng như là thuốc kháng sinh thông thường hoặc làm bổ
trợ cho các thuốc khác. Bao gồm các nhóm sau:
a. Nhóm Quinolon: Bao gồm các thế hệ sau:
• Quinolon thế hệ I gồm các thuốc sau: Axit nalidixic, Axit oxolinic, Axit
piromidic, Axit pipemidic và Flumequin. Trong cấu trúc của các thuốc này
không chứa Flo và nhân Piperazin.
• Quinolon thế hệ II gồm có: Norfloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 12



Rosoxacin, Enrofloxacin, Pefloxacin....
• Quinolon thế hệ III gồm có: Grepafloxacin, Sparfloxacin, Tosufloxacin,
Gatifloxacin, Pazufloxacin.
• Quinolon thế hệ IV gồm có: Trovalfloxacin, Moxifloxacin, Gemifloxacin,
Clinafloxacin, Sitafloxacin.
b. Các dẫn xuất của Sulfanilamide
Các Sulfamide ñược ñặc trương bởi một cấu trúc ñơn giản thuộc nhóm
Sulfonamide. Dựa theo khả năng thải trừ người ta phân thành 5 loại sau:
+ Thải trừ nhanh: Sulfafurazol, sulfamethizol.
+ Thải hơi chậm : Sulfadiazine, sulfamethoxazol.
+ Thải chậm

: Sulfamethoxypyridazin, sulfamethoixydiazin.

+ Thải rất chậm : Sulfadoxin
+ Khi uống khó hấp thu qua đường tiêu hố: Sulfaguanidin (ganidan),
phtalyl, sulfathiazol.... Chúng được dùng để điều trị một số bệnh đường ruột.
c. Các Nitro- Imidazole
Nhóm này có tác dụng tại chỗ (đường tiêu hố, da) hoặc tồn thân gồm
Metromidazole, Omidazole, Tinidazole, Niridazol, Senidazol.... Các thuốc
nhóm này thường ít tan trong nước, khơng ion hố ở pH sinh lí, khuếch tán rất
nhanh qua màng sinh học, được dùng ñể chống ñơn bào (từ năm 1960) và
chống vi khuẩn kị khí ( từ năm 1970).
d. Các dẫn xuất Nitrofuran
Thuốc thuộc nhóm này khơng bị phá huỷ bởi pH của dịch vị, nhưng khi
gặp ánh sáng sẽ giải phóng gốc nitrit ( -NO2) gây ñộc. Bao gồm các loại sau:
+ Loại I : Nitrofurantoin, Hydroxymethyl-Nitrofurantion, Nifurfolin.
+ Loại II : Furazonidol, Nifuratel…
+ Loại III: Nitrofural, Nifuroxazid
Cơ chế tác dụng của các dẫn xuất Nitrofuran là ức chế chu trình krebs

và quá trình sinh tổng hợp AND, ARN vi khuẩn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 13


2.2.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
ðể phát huy tác dụng chữa bệnh tối ña của thuốc, hạn chế các tác hại,
ngăn cản khả năng kháng thuốc, nhờn thuốc khi dùng thuốc kháng sinh cần
tuân thủ các nguyên tắc sau [11]; [24]:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi ñã chuẩn đốn đúng bệnh do nhiễm
khuẩn hoặc khi có kết quả làm kháng sinh ñồ.
- Lựa chọn ñúng thuốc, ñúng bệnh, đúng liều lượng, đủ liệu trình, dùng
liều cơng kích ngay từ ñầu.
- Dùng thuốc càng sớm càng tốt.
- Phối hợp kháng sinh hợp lý khi ñiều trị ñể làm tăng khả năng diệt
khuẩn, hạn chế hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc của vi khuẩn.
- Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh nên kết hợp bổ sung các loại
vitamin và ñiều tiết khẩu phần ăn hợp lí nhằm nâng cao sức ñề kháng của cơ thể.
2.3. Một số hiểu biết cơ bản về thuốc kháng sinh nhóm quinolon
2.3.1. Lịch sử phát triển
Kháng sinh đầu tiên của nhóm quinolon là axit nalidixic (Negram)
ñược ñưa vào ñiều trị năm 1965. Axit này ñược tìm ra một cách tình cờ vào
năm 1962 như một sản phảm phụ trong q trình điều chế thuốc chống sốt
rét Cloroquin (Nivaquin). Sự phát hiện ra axit nalidixic ñược coi là sự báo
trước cho việc ra ñười lớn mạnh và phát triển khơng ngừng của nhóm
quinolon [25].
Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong triển khai những thuốc
quinolon mới, trước hết do tiến bộ về hiểu biết hóa học, và cơ chế tác dụng
ở mức phân tử của quinolon và những yếu tố dẫn ñến kháng quinolon.
Cơ sở cho việc ra ñời lớn mạnh và phát triển khơng ngừng của nhóm
quinolon dựa trên hai phát hiện chủ yếu sau:

- Phát hiện chủ chốt ñầu tiên là xác ñịnh enzym DNA_gyrase hoặc
topoisomerase II bởi Gillertvaf và cộng sự [40] ñưa ñến sự hiểu biết rõ hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 14


×