Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đảng cộng sản việt nam ra đời là một tất yếu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.01 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử vấn đề
3.Mục đích nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời phù hợp với xu thế phát triển của lịch
sử.
1.Quy luật chung về sự ra đời của Đảng cộng sản
2.Đặc điểm tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX
2.1 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
2.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-LêNin
2.3 Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc Tế Cộng Sản
CHƯƠNG II
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan của cách
mạng Việt Nam
1


1.Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
2.Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
2.1 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
2.2 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
3. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị,tư tưởng và tổ
chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
4. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử cưa cách
mạng Viêt Nam


4.1 Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
4.2 Hội nghị thành lập Đảng
4.3 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
4.4 Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài tập lớn này ngoài sự nỗ lực của bản thân,cịn
có sự hướng dẫn tận tình,chu đáo của cơ giáo hướng dẫn là Th.SHồng Thị Hằng và sự động viên của các thầy cô giáo khác cùng cac
bạn sinh viên.
Qua đây,em xin phép được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ
Hằng,người trực tiếp hướng dẫn,giúp em hoàn thành đề tài này.Em
cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa chính trị và
toàn thể các bạn sinh viên đã giúp đỡ em trong quá trình làm bài tập
lớn.
Bước làm quen với nghiên cứu và đây là nghiên cứu đầu tiên
của bản thân nên khơng thể tránh khỏi những sai sót.Vì vậy em rất
mong được sự đóng góp,bổ sung y kiến của thầy cơ để bài tập này
được hồn thiện và đầy đủ hơn.

3


A.Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta phải biết sử ta , cho tường gốc

tích nước nhà Việt Nam”, lịch sử dân tộc Việt Nam là những trang lịch
sử hào hùng nhất và oanh liệt về một thời đấu tranh dựng nước và giữ
nước của bao thế hệ, lớp người anh dũng. Và một trong những trang
lịch sử oai hùng của dân tộc đó chính là Đảng cộng sản Việt Nam.
Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang
sử sôi động nhất, hào hùng nhất, oanh liệt nhất. Kể từ khi có Đảng,
dân tộc ta tiếp tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc
và thời đại sâu sắc, thể hiện những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch
sử của dân tộc. Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm
1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ; tiếp đó là thắng lợi của
các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; và đến nay
chúng ta cũng khẳng địng công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã và đang giành được những thắng lợi lớn, "có ý
nghĩa lịch sử sâu sắc. Tất cả những thắng lợi đó của dân tộc khơng thể
phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Giờ đây, với mỗi người dân Việt Nam việc học tập và nghiên
cứu về lịch sử Đảng để biết được những chặng dường gian khổ mà
cách mạng đã đi qua và những thắng lợi oanh liệt mà dân tộc đã đạt
được là một điều không thể thiếu. Và cần thiết hơn đối với thế hệ trẻ
hôm nay,việc học tập, nghiên cứu về lịch sử Đảng khơng chỉ đơn
thuần là việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức mà qua đó cịn bồi đắp cho
chúng ta_những thế hệ sinh ra đã được hưởng những thành quả tốt
4


đẹp nhất, oanh liệt nhất mà các thế hệ cha ông để lại niềm tự hào dân
tộc để rồi từ đó nhận thấy được rỗ hơn trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường mà
Đảng và Bác đã lựa chọn.
Xuất phát từ nhận thức trên, em chọn nội dung “ Đảng cộng sản

Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử” làm đề tài nghiên cứu của
mình với mong muốn qua việc tìm hiểu lịch sử ra đời của Đảng bản
thân có cơ hội tiếp thu một cách cụ thể và toàn diện hơn sự tất yếu ra
đời của Đảng năm 1930 cũng như thấy được vai trò của Đảng cộng
sản Việt Nam là một nhân tố làm nên lịch sử hào hùng của dân tôc.

2.Lịch sử vấn đề
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
đối với lịch sử dân tộc.Vì vậy,nghiên cứu về sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam đã có rất nhiều tác giả đề cập tới và nhiều cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố.
Cuốn “Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản
Việt Nam” của PGS,TS Nguyễn Viết Thơng làm tổng chủ biên,Nxb
chính trị Quốc Gia Hà Nội-2010 có viết về lịch sủ ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cuốn “Giáo trình xây dựng Đảng” của PGS,TS Trần Trung
Quang,Nxb chính trị Quốc Gia-2003 viết về học thuyết Mác-LêNin về
Đảng cộng sản.
Cuốn “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” của PGS,TS Nguyễn
Viết Thơng,Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội-2009 viết về Đảng cộng

5


sản Việt Nam như:Sự ra đời của Đảng,vai trò của Đảng,bản chất của
Đảng…
Cuốn “Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLêNin của PGS,TS Nuyễn Viết Thơng,Nxb chính trị Quốc Gia viết về
quy luật ra đời của Đảng cộng sản.
Cuốn “Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” của Hội
đồng trung ương viết về Đảng cộng sản.

Các cuốn “Hồ Chí Minh tồn tập”,Nxb chính trị Quốc Gia Hà
Nội-2000; “Đảng cộng sản Việt Nam” Nxb chính trị Quốc Gia Hà
Nội-1998 cũng viết khái quát về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam.
Nhìn một cách tổng thể các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã
đề cập đến những góc độ khía cạnh khác nhau tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi có thể kế thừa được cả về nội dung và phương pháp.Tuy nhiên
trong q trình tìm hiểu tơi thấy chưa có tác giả nào đề cập đến sự ra
đời của Đảng một cách đầy đủ.Vì vậy,tơi đã chon đề tài : “Sự ra đời
của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử”nhằm làm rỏ vai
trò,ý nghĩa lịch sử to lớn của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
3.Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu tìm hiểu vì sao Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất
yếu lịch sử
-Nghiên cứu làm rõ vai trò,ý nghĩa lịch sử của Đảng cộng sản Việt
Nam.

6


4.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề này ngoài phương pháp truyền
thống,phương pháp lịch sử logic tơi cịn sử dụng phương pháp sưu
tầm,sao chép,xử lí tài liệu liên quan đến vấn đề ở trường đại học,thư
viện,mạng intơnet,nơi tôi học tập.
Trong q trình xử lí tài liệu tơi đã sử dụng phương pháp tổng
hợp,thống kê,so sánh,đánh giá các sự kiện một cách chân thực,khách
quan.So sánh,thẩm định đối chiếu các nguồn tài liệu với nhau.
B.Nội dung


Chương 1: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử
1.Quy luật chung về sự ra đời của Đảng Cộng Sản
Theo các nhà kinh điển Mác-LêNin, đảng Cộng Sản ra đời là
sản phẩm của sự kết hợp của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học với
phong trào công nhân. Tức là, khi phong trào công nhân tiếp nhận lý
luận của chủ nghĩa Mác-LêNin làm cơ sở lý luận của phong trào làm
cho nó phát triển và đến độ nhất định thì chính phong trào cơng nhân
địi hỏi có bộ tham mưu-Tức Đảng của giai cấp vô sản ra đời để dẫn
dắt phong trào cách mạng của giai cấp cơng nhân tiếp tục phát triển đi
tới đích là chủ nghĩa cộng sản.
Học thuyết Mác-LêNin về chính Đảng cách mạng của giai cấp
công nhân là một bộ phận cấu thành của CNXH khoa học-khoa học về
7


cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản,
về những quy luật công tác xã hội của công cuộc xây dựng chủ
nghiaax xã hội. Học thuyết chỉ ra những quy luật về sự ra đời của
Đảng, những nguyên tắc về xây dựng tư tưởng, tổ chức và hoạt động
lãnh đạo chính trị của Đảng nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản-Chính Đảng cách mạng của giai
cấp cơng nhân khơng ngồi quy luật chung, tức là đều bắt nguồn từ
những mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản, mà trước hết và chủ yếu là những mâu thuẫn về lợi ích vật chất.
Những mâu thuẫn này là nguồn gốc của cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản.
Phong trào công nhân ở các nước đều trải qua một thời kỳ đấu
tranh tự phát. Phong trào tự phát đó khơng vượt khỏi giới hạn cao nhất

của nó lầ Chủ Nghĩa Cơng Đồn. Theo LêNin, cuộc đấu tranh của các
cơng đồn ở các nước tư bản chỉ là nhằm thay đổi một hình thức bóc
lột này bằng một hình thức bóc lột khác.
Theo LêNin, chính Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân ra
đời được là nhờ sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong
trào công nhân. Chủ nghĩa xã hội khoa học do C. Mác và Ph.
Ăngghen sáng lập nên và sau này được LêNin làm phong phú thêm cả
về lý luận và thực tiễn.
Chủ nghĩa xã hội khoa học khi chưa kết hợp với phong trào
cơng nhân, thì về mặt tổ chức sự phát triển cao nhất của nó cũng chỉ
8


dẫn đến sự ra đời của các hộ truyền bá Chủ nghĩa Mác. Về mặt lịch
sử, nó ra đời sau phong trào công nhân, nhưng giữa chủ nghĩa xã hội
khoa học và phong trào cơng nhân có chung một nguồn gốc, đó là
những quan điểm kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do qua hệ kinh tế này, nảy
sinh cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, từ đó
phong trào cơng nhân ra đời. Mác và Ănghen đã nghiên cứu những
quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa mà phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của
giai cấp cơng nhân và từ đó xây dựng nên lý luận về chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Chỉ từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học thâm nhập và soi sáng và
phong trào công nhân, giai cấp công nhân mới thấy rõ bản chất bóc lột
của nhà tư bản, thấy rõ sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Và chỉ từ
đó, giai cấp cơng nhân mới ý thức được răng, nó cần phải tự tổ chức
ra chính Đảng độc lập của mình đẻ lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai
cấp đi đến thắng lợi hồn tồn. Từ khi có chủ nghĩa xã hội khoa học
soi sáng, có chính Đảng cách mạng lãnh đạo, giai cấp công nhân mới
chuyển thành giai cấp tự giác, đi tiên phong trong cuộc đấu tranh giải

phóng nhân loại khỏi ách áp bức và bóc lột, mới từ giai cấp tự mình
trở thành giai cấp của mình.

9


Quá trình kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong
trào cơng nhân là một q trình đấu tranh cách mạng gay gắt, quyết
liệt chống các trào lưu tư tưởng, tư sản, cơ hội, vơ chính phủ. Sự kết
hợp đó phải được thể hiện một cách khoa học thì Đảng mới ra đời
được. Có thể nói, chính Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân, ngay
từ khi ra đời đã mang bản chất cách mạng và khoa học. Những bản
chất này được cũng cố và phát triển đồng thời với quá trình xây dựng
Đảng, cũng tức là quá trình tiếp tục thực hiện sự kết hợp giữa chủ
nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân để ngày càng phát
triển vững mạnh.
Chủ nghĩa Mác-LêNin là cơ sở khoa học của công tác xây dựng
Đảng, là ngọn cờ đoàn kết những người cộng sản và là cơ sở để vạch
ra cương lĩnh hoạt độngchến lược và sách lược của cách mạng.
2.Đặc điểm tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
2.1.Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền (CN đế quốc). CNTB độc quyền xuất
hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu lầ các nguyên
nhân sau:

10


*Sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa

học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình
thành các xí nghiệp có quy mơ lớn.
*Vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ
thuật mới xuất hiện như; lị luyện kim mới BetSơme, MacTanh,
TơMat… đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao,
phát hiện ra hóa chất mới như axit Sunphuric, thuốc nhuộm… máy
móc mới ra đời: Động cơ Diezeen, máy phát điện, máy tiện, máy
phay…, phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thủy,
xe điện, máy bay… và đặc biệt là đường sắt.
*Những thành mức khoa học-kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện
những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mơ lớn,
mặt khác nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích
lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn
*Trong điều kiện phát triển của khoa học-kỹ thuật, sự tác động của
các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng
dư, quy luật tích lũy, ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh
tế củ xã hội tư bản theo hướng tập chung sản xuất quy mô lớn.
*Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ
thuật, tăng quy mơ tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng
thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá
sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài làm giàu với số tơ bản tập
trung và quy mơ xí nghiệp ngày càng to lớn

11


*Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973 trong toàn bộ thế giới tư bản
chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy
nhanh chóng q trình tích tụ và tập trung tư bản.
*Sự phát triển hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành địn

bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành
các cơng ty cổ phần tạo tiền đề.
*Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản
chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy
nhanh chóng q trình tích tụ và tập trung tư bản.
* Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành
địn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình
thành các cơng ty cổ phần tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức
độc quyền.
Từ những nguyên nhân trên LêNin khẳng định: “ …cạnh tranh
tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi
phát triển tới một mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền”.
Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản đã để lại hậu quả của nó
đó là: Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân
dân lao động, bên ngồi thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc
thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời
sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa
các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt,
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước
thuộc địa.
12


2.2.Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-LêNin
Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa
học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hồn cảnh đó, chủ nghĩa
Mác ra đời, về sau được LêNin phát triển và trở thành chủ nghĩa MácLêNin.
Chủ nghĩa Mác-LêNin “ là hệ thống quan điểm và học thuyết

khoa học của C.Mác, Ph.Ăng ghen và sự phát triển của V.I LêNin,
được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng
nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, là thế giới quan, phương pháp
luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng, là khoa
học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, giải phóng nhân dân lao
động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
Chủ nghĩa Mác-LêNin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong
cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công
nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản.
Sự ra đời Đảng Cộng Sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tun ngơn của
Đảng Cộng Sản (1848) xác định: Những người cộng sản ln ln đại
biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào, là bộ phận kiên quyết nhất
trong các Đảng công nhân ở các nước, họ hiểu rõ những điều kiện,
tiến trình và kết quả của phong trào vơ sản. Những nhiệm vụ chủ yếu
có tính quy luật mà chính Đảng của giai cấp cơng nhân cần thực hiện

13


là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu ttranh của giai cấp cơng nhân để thực
hiện mục đích giành chính quyền và xây dựng xã hội mới.
Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi
chiến lược, sách lược của Đảng đều ln xuất phát từ lợi ích của giai
cấp công nhân. Nhưng, Đảng phải đại biểu cho quyền lợi cho tồn thể
nhân dân lao động. Bởi vì, giai cấp cơng nhân chỉ có thê giải phóng
được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao
động khác trong xã hội. Chủ nghĩa Mác-LêNin đã lay chuyển, lôi
cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các
nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.

Kể từ khi chủ nghĩa Mác-LêNin được truyền bá vào Việt Nam,
phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ
theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ
chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác-LêNin vào thực tiễn cách mạng Việt nam,
sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-LêNin là nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2.3.Tác động của Cách Mạng Tháng Mười Nga và Quốc Tế Cộng
Sản
Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ
nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dẫn đến một cao trào mới của
cách mạng thế giới với đỉnh cao là cách mạng Tháng Mười Nga 1917.
Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu
Á”.

14


Cách Mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã lật đổ nhà nước tư
sản, thiết lập chính quyền Xơ Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch
sử loài người. Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu
một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức “mở ra
trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng
dân tộc”.
Với thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga nhiều dân tộc
vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự do, được hưởng quyền
dân tộc tự quyết, hính thành nên các quốc gia độc lập và dẫn đến sự ra
đời của Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (1922).
Là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều
Đảng Cộng Sản: Đảng Cộng Sản Đức, Đảng Cộng Sản Hunggari

(1918); Đảng Cộng Sản Mỹ (1919); Đảng Cộng Sản Anh, Đảng Cộng
Sản Pháp (1920); Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Đảng Cộng Sản
Mông Cổ (1921); Đảng Cộng Sản Nhật Bản (1922).
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi
đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện
thực của chủ nghĩa Mác-LêNin trong lịch sử.
Về ý nghĩa cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc
khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân
dân Châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ này. Và “ Cách mệnh Nga dạy
cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải dân chúng
(cơng nơng) làm gốc, phải có Đảng bền vữn, phải bền gan, phải hi
sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư
và Lê Nin”.
15


Tháng 3/1919, Quốc Tế Cộng Sản (Quốc Tế III) được thành
lập. Sự ra đời của Quốc Tế Cộng Sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lê Nin được công bố tại Đại hội II Quốc Tế
Cộng Sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng
các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp
bức trên lập trường cách mạng vô sản.
Đối với Việt Nam, Quốc Tế Cộng Sản có vai trị quan trọng
trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào thành lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự
kiện ra đời Quốc Tế Cộng Sản đối với phong trào cách mạng thế giới
mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt
Nam “ An Nam muốn cách mệnh thành cơng thì tất cả phải nhờ Đệ

Tam Quốc Tế”.
Trên đây là các điều kiện để cho ra đời một chính Đảng ở các
nước thuộc địa trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đảng Cộng Sản
Việt Nam ra đời phù hợp với xu thế phát triển chung của lịch sử.
Chương 2: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đáp ứng yêu
cầu khách quan của cách mạng Việt nam
1.Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Năm 1958, thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta.

16


Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của
nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt
Nam.
* Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
Về chính trị:
- Pháp đặt ra chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối
nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
- Chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và
thiết lập chế độ cai trị riêng. Đứng đầu xứ Nam Kỳ là thống đốc, đứng
đầu xứ Trung Kỳ là quan Khâm Sứ, đứng đầu Bắc Kỳ là quan Thống
Sứ.
- Thực dân Pháp đã câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc
lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
Về kinh tế:
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột: cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền, khai thác tài nguyên, xây dựng một số cơ sở công
nghiệp, đường giao thơng bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp.

- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên
sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở nước ta (xuất hiện ở cấc ngành
mới…), du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy kinh tế
hàng hóa phát triển, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào tư bản Pháp,
bị kìm hãm trong vịng lạc hậu.
17


Về văn hóa:
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực
dân: duy trì các thủ tục lạc hậu (đầu độc bằng thuốc phiện, bằng rượu,
thực hiện chính sách ngu dân để cai trị…)
- Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân
ở Đông Dương: “ Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một
cách nhụ nhã, mà cịn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm…
bằng thuốc phiện, bằng rượu… chúng tôi phải sống trong cảnh ngu
dốt tối tăm vì vậy chúng tơi khơng có quyền tự do học tập”.
* Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
Dưới tác động của chính sách cai trị và chinh sách kinh tế, văn
hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra q trình phân hóa
sâu sắc, xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới trong xã hội:
-Giai cấp địa chủ:
Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức
nơng dân . Tuy nhiên, trong nội bộ giai cấp địa chủ Việt Nam lúc này
có sự phân hóa, một bộ phận địa chủ có lịng yêu nước, căm ghét chế
độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và
mức độ khác nhau.
-Giai cấp nông dân:
Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và
phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng

của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế
18


quốc và phong kiến tay sai, làm tăng them ý chí cách mạng của họ
trong cuộc đấu tranh giành ruộng đất và quyền sống tự do.
-Giai cấp công nhân Việt Nam:
Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 -1914) của thực
dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung ở nhiều các thành phố và vùng
mỏ như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh.
Năm 1914 có 10 vạn thì năm 1929 có 22 vạn công nhân.
Đặc điểm: đa số công nhân Việt Nam trực tiếp xuất thân từ giai cấp
nông dân, là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực
dân Pháp thhi hành ở Việt Nam. Vì vậy, giai cấp cơng nhân có quan hệ
trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân Việt
Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi bật của giai
cấp công nhân Việt Nam là: “ Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt
Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lê Nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự
giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam”.
-Giai cấp tư sản Việt Nam:
Bao gồm tư sản công nghiêp, tư sản thương nghiệp… trong giai cấp
tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ.
Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Pháp và tư
sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị
chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, giai
cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng
dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
19



-Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam:
Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự
do. Trong đó giới trí thức và học sinh lầ bộ phận quan trọng của tầng
lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị
phá sản trử thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lịng
u nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của nhứng tư
tưởng tiến bộ từ bên ngồi truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh
thần cách mạng cao. Đồng thời, “họ tỏ ra thức thời và rất nhạy cảm
với thời cuộc. Được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông thức
tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đơng và
đóng một vai trị quan trọng trong quá trình đấu tranh của nhân dân,
nhất là ở thành thị”.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ
đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Trong đó, đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư
sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này
đều mang than phận người dân mất nước, và ở những mức độ khác
nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột.
Trong xã hội Việt Nam bấy giờ, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân
dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh
mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đới
sống dân tộc đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với
thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội
thuộc địa nửa phong kiến.
Trước tình hình đó, thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu:
20


Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho

dân tộc, tự do cho nhân dân.
Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân,
chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải
phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
2.Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
2.1 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra
mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này là:
-Phong trào Cần Vương (1885 -1896): Ngày 13/7/1885, vua
Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, phong trào Cần Vương phát triển
mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ngày
11/11/1888 vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương
vẫn tiếp tục đến năm 1896.
-Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra từ năm 1884. Nghĩa quân
Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó
khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến
năm 1913 thì bị dập tắt.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918), các cuộc khởi
nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn
nhưng đều không thành công.

21


Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong
kiến về hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong
trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam.
Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa trên đầu thế kỷ XX phong trào
yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sỹ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng

của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt phương pháp,
tầng lớp sỹ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ
XX có sự phân hóa thành hai xu hướng. Một bộ phận chủ trương đánh
đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyến quốc
gia bằng biện pháp bạo động; một bộ phận khác lại coi cải cách là giải
pháp để tiến tới khôi phục độc lập.
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu với chủ
trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi
phục nền độc lập cho dân tộc.
Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu trải qua nhiều bước
thăng trầm, đi từ lập trường quân chủ lập hiến đến lập trường dân chủ
tư sản nhưng đều thất bại, con đường của Phan Bội Châu chẳng khác
gì “ đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Vào nửa đầu thập kỷ 20 của
thế kỷ XX, Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của Cách Mạng Tháng
Mười Nga, “ Ơng cũng có cảm tình với nước Nga Xơ Viết, chủ nghĩa
xã hội và có ý đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc”. Nguyễn Ái Quốc
dánh giá Phan Bội Châu là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia.
Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh với chủ
trương vận động cải cách văn hóa, xã hội, động viên lịng u nước
trong nhân dân, đã kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng
22


tư tưởng dân chủ tư sản, thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh, mở mang dân quyền, phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện
nước ngoài.
Hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh đã góp phần thức
tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, về phương
pháp, “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải
lương… điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc giũ lịng

thương”.
Ngồi ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam cịn có nhiều phong trào
đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907); phong
trào “tẩy chay Khách trú” (1919); phong trào chống độc quyền xuất
nhập khẩu ở Cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản
hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân chủ…
Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng
Lập hiến (1923); Đảng Thanh niên (tháng 3/1926); Đảng Thanh niên
cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn (1925), sau nhiều lần đổi tên
tháng 7/19928 lấy tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng; Việt Nam quốc
dân Đảng (tháng 12/1927). Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư
sản trên đây đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp
đặc biệt là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng.
Tân Việt cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong bối cảnh
hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, đã tác động
mạnh mẽ đến Đảng này. Trong nội bộ Đảng diễn ra cuộc đấu tranh
giữa hai khuynh hướng: Tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cải
lương. Cuối cùng khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản
23


thắng thế. Một số đảng viên của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên. Số đảng viên tiên tiến cịn lại trong Tân Việt
tích cực chuẩn bị để tiến tới thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa
Mác – LêNin.
Việt Nam quốc dân Đảng là một đảng chính trị theo xu hướng
dân chủ tư sản. Điều lệ Đảng ghi mục tiêu hoạt động là: trước làm dân
tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng; đánh đuổi giặc Pháp,
đánh đổ ngôi vua, thiết lập nền dân quyền. Sau vụ án sát Ba Danh,
trùm mộ phu đồn điền cao su của Pháp (tháng 2/1929) Đảng bị khủng

bố dữ dội, tổ chức đảng bị vỡ ở nhiều nơi. Trước tình thế nguy cấp,
lãnh đạo Việt Nam quốc dân Đảng đã quyết định dốc hết lực lượng
vào trận đấu tranh sống mái với kẻ thù. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam
quốc dân Đảng bắt đầu từ đêm ngày 9/2/1930 ở Yên Bái, Phú Thọ,
Hải Dương, Thái Bình… trong tình thế hoàn toàn bị động nên đã bị
thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt.
Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong
trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi. Mục tiêu của các cuộc đấu
tranh ở thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho các dân tộc
nhưng trên các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ
phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến hoặc cao hơn là
thiết lập chế độ cộng hòa tư sản. Các phong trào đấu tranh diễn ra với
phương thức và biện pháp khác nhau; với quan điểm tập hợp lực
lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc
dựa vào ngoại viện để đánh Pháp... nhưng cuối cùng các cuộc đấu
tranh đều bị thất bại.

24


Các phong trào và tổ chức trên do những hạn chế về giai cấp, về
đường lối chính trị hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được
rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực
lượng xã hội cơ bản (công nhân và nông dân) nên cuối cùng đã không
thành công. Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo lập trường
quốc gia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phản ánh địa vị kinh tế
và chính trị yếu kém của giai cấp này trong tiến trính cách mạng dân
tộc, phản ánh sự bất lực của họ trước những nhiệm vụ do lịch sử dân
tộc Việt Nam đặt ra.
Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào

yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng.
Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất vì độc
lập, tự do của dân tộc Việt Nam và chính sự phát triển của phong trào
yêu nước đã tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa
Mác-LêNin, quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh.

Phong trào yêu

nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
2.2.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân
tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức,
bóc lột của tư sản, thực dân cũng diễn ra từ rất sớm. Trong những năm
1919 – 1925, phong trào cơng nhân diễn ra dưới các hình thức đình
cơng, bãi cơng, tiêu biểu như các cuộc bãi cơng của cơng nhân Ba
Son(Sài Gịn) do Tơn Đức Thắng tổ chức(1925) và cuộc bãi công của

25


×