Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

DƯỢC LIỆU BÀI COUMARIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.57 KB, 1 trang )

COUMARIN
I/ Tác dụng, công dụng:
- Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn động mạch vành
mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin. Đối với nhóm coumarin đơn giản nếu OH ở C-7
đuợc acyl hóa thì tác dụng chống co thắt tăng, gốc acyl có 2 đơn vị Isopren tác dụng tốt nhất.
Đối với nhóm psoralen: nếu nhóm hydroxy, methoxy hay isopentenyloxy ở vị trí C-5 hay C-8
thì tăng tác dụng. Đối với nhóm Angelicin nếu có methoxy ở C-5 hay C-5 và C-6 cũng tăng tác
dụng. Những dẫn chất acyldihydrofuranocoumarin và acyldihydropyranocoumarin có tác
dụng chống co thắt rất tốt, nhóm acyl ở đây tốt nhất là có 5C ( kéo dài mạch carbon thì giảm tác
dụng.)
- Tác dụng chống đơng máu: Chỉ có ở các chất có nhóm thế OH ở vị trí 4 và có sự sắp xếp kép
của phân tử
- Tác dụng như vitamin P: làm bền và bảo vệ thành mạch.
- Tác dụng chữa bệnh bạch biến, bệnh vẩy nến: chỉ có ở những dẫn chất Furanocoumarin.
- Nhiều dẫn chất có tác dụng kháng khuẩn: chất Novobiocin là một chất kháng sinh có phổ kháng
khuẩn rộng.
- Một số có tác dụng chống viêm:Calophyllolid có trong cây mù u.
- Các chất Aflatoxin là những coumarin độc có trong mốc Aspergillus flavus có thể gây ung thư.
II/ Tên các phân nhóm:
- Nhóm coumarin đơn giản(2 vịng): Umbelliferon,Dicoumarol
- Nhóm furanocoumarin (3 vịng)
+ Kiểu Psoralen:
+Kiểu Angelicin:
- Nhóm pyranocoumarin (3 vịng)
+ Kiểu Xanthyletin:
+ Kiểu Seselin:
+Khellin:
III/ Tên dược liệu (6)
- Ba dót - Bạch chỉ - Mần tưới - Mù u - Sài đất - Tiền hồ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×