Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay (3 Mẫu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.72 KB, 3 trang )

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay

Suy nghĩ của em về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay - Mẫu 1
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nên nhiều người đã quên đi những thú vui
thường nhật mà trước vẫn thường làm. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone,
máy tính bảng, để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ
cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay,
hình như các bạn đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một
nguồn tri thức dồi dào. Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng
hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có
thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước " sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay khơng?". Việc đọc sách ít, hay khơng đọc sách khiến cho
giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng khơng đúng mực. Có thể cho
rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc
sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường u thích những thứ có tính thuần
giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng. Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin
này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là
việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn
mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để
phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thơi”.
Suy nghĩ của em về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay - Mẫu 2
Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là
internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ
mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên
Google, gõ vào ơ tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng,
1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa
đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x. Trước hết, là sự bùng nổ của
các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã
thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi,
khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa
nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó


khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí
do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo
kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc
sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển.
Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc
ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu
thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư
viện đọc tạp chí Hoa Học Trị, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thơng tin giải trí. Đọc
sách phải có hứng thú, khơng có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một
bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với
học sinh, sinh viên.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay

Suy nghĩ của em về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay - Mẫu 3
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới
giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng khơng ít. Một trong những vấn đề đó
nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy
nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử
của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao
cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện
nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri
thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến
thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm
với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ khơng cần
tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có
cần đến thơ nữa khơng? Đến văn hóa đọc nữa khơng?” Và ơng tự trả lời rằng: “có, dù

cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi
được người đời ưa chuộng”. Cịn đối với văn hóa đọc thì ơng khẳng định: “bản thân
hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng
trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận
với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một
thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn q nhiều, q hấp
dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?
Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội
dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngày nay lười đọc hay họ khơng biết chọn sách? Có
những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như
“mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ
đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tếxã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với
bạn đọc trong nước về xu thế tồn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” khơng phải là một cuốn
sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù khơng
thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi người
vẫn đọc để mình khơng trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị
trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là
“sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có
những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên
mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm.
Internet có khối lượng thơng tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc
xong cịn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gặm nhấm”, “nhâm nhi”
từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó khơng? Với thực trạng như thế,
mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc
đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã
cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, khơng
thấy rõ được vai trị quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết
tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình
một thói quen đọc nhé.


Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay

Tổng hợp: Download.vn



×