Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận vị thế và vai trò của ngôi chùa khmer trong đời sống cộng đồng cư dân người khmer hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.45 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu ........................................................................................................3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................6
1.1 Một số quan niệm về chùa ...................................................................6
1.1 Đặc điểm văn hóa dân tộc của người Khmer
Chương 2: VỊ THẾ VAI TRỊ CỦA NGƠI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI KHMER ........................................................................................8
2.1 Vai trị của người Khmer ......................................................................8
2.2 Ngơi chùa Khmer Nam Bộ hiện nay................................................... 13
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ........................................................................ 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 17
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. 18

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta trải dài từ Nam Quan cho đến Cà Mau, gồm nhiều dân tộc,
hấp thu nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong lịch sử đã xảy ra nhiều cuộc di
dân lớn do hoàn cảnh chiến tranh hoặc các biến động lịch sử. Điều đó đã tạo
nên sự đa dạng phong phú về sắc tộc ở Việt Nam.
Do đó có thể coi Việt Nam là một mái nhà chung nơi các dân tộc cùng
chung sống trong tình anh em thân thiết, dù nguồn gốc sắc tộc có thể khác
nhau. Trong số đó phải kể đến người Khmer, đặc biệt là người Khmer ở đồng
bằng sông Cửu Long, một trong những sắc dân đã góp phần tơ điểm thêm cho
bức tranh mn màu mn vẻ về con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.
Người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long có một nền văn hóa truyền
thống đặc sắc và phong phú. Phật giáo là tơn giáo gần như độc nhất và có ảnh
hưởng đến đời sống nhiều mặt của người Khmer.
Mỗi sóc của người Khmer có ít nhất một ngơi chùa. Ngơi chùa là bộ mặt


xã hội, là trung tâm tôn giáo, văn hóa của cộng đồng cư dân Khmer trong các
sóc. Các vị sư sãi có một vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa của
người Khmer.
Mặc dù các sư sãi lo việc thực thi tôn giáo, nhưng tiếng nói của các vị
góp phần vào cơng việc quản lý của phum sóc. Mỗi người Khmer vừa là một
thành viên của phum sóc vừa là một tín đồ Phật giáo. Phật giáo Khmer thuộc
phái Nam Tông, một số quy tắc tu hành có khác với Phật giáo Bắc tơng của
người Việt, người Hoa.
Cuộc sống của người Khmer luôn luôn gắn liền với chùa, chùa là không
gian tâm linh thỏa mãn đời sống tinh thần của người Khmer.
Chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã bám rễ sâu vào tâm khảm của mỗi
2


người Khmer, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Bởi lẽ chùa là nơi gieo mầm giác ngộ, giáo dục đức hạnh, phẩm
chất, trí
tuệ, quan hệ giữa người với người, giáo dục về chuẩn mực đạo đức xã hội…
Bên cạnh đó, ngơi Chùa cũng là nơi lưu giữ các tri thức, một bảo tàng lý tưởng,
và một thư viện bách khoa: Giữ gìn lưu trữ tất cả những gì thuộc về di sản văn
hoá dân tộc như chữ viết, các tác phẩm văn học nghệ thuật, những phong tục,
tập quán, lễ hội truyền thống…Đặc biệt, Chùa Khmer cịn là một “Tồ án” của
người dân ở phum sóc. Mỗi khi Phật tử bổn đạo có xích mích, tranh chấp, mâu
thuẫn nội bộ gia đình, làng xóm với nhau, các vị sư cũng góp phần rất lớn
trong
việc hồ giải, hàn gắn tình làng nghĩa xóm, đồn kết thương u đùm bọc
nhau,
ổn định xóm làng.
Chùa Khmer khơng chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo mà còn là
nơi giáo dục, đào tạo con người, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi bảo tồn chữ viết,

phong tục tập qn, nâng cao dân trí, góp phần phát triển giáo dục vùng đồng
bào dân tộc thiểu số… Đây cũng chính là lí do tơi chọn đề tài: “Vị thế và vai trị
của ngơi chùa Khmer hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Khẳng định ngơi chùa trong cộng đồng người Khmer được tạo nên từ
những nét đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc, thể hiện sự giao thoa
với văn hóa cộng đồng người Kinh – Hoa Nam Bộ, góp phần làm giàu thêm sự
phong phú trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Qua đó, phân tích đánh
giá q trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phịng tồn dân trong sự

3


nghiệp đổi mới nhằm rút ra một số giải pháp để góp phần nâng cao vai trị của
ngơi chùa trong đời sống của cộng đồng người Khmer.

4


3. Đối tượng nghiên cứu:
Do đề tài “vị thế và vai trị của ngơi chùa trong đời sống cộng đồng cư dân người
Khmer hiện nay”, nên trong luận văn này chỉ nghiên cứu về dân tộc Khmer, bên
cạnh đó
cũng có sự so sánh với cộng đồng dân cư khác trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long nhằm làm nổi bật vai trị của ngơi chùa đối với đời sống tinh thần
của người Khmer.
4. Phạm vi nguyên cứu :
Từ lâu vấn đề tín ngưỡng tơn giáo ( Phật giáo Nam Tơng ) đã nằm trong
tâm thức của mọi lớp người Khmer ở tất cả không gian và thời gian, chúng
được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống văn hóa ở các lĩnh

vực khác nhau. Do thời gian có hạn tơi chỉ trình bày về “Vị thế và vai trị của ngơi
chùa Khmer trong đời sống cộng đồng cư dân người Khmer hiện nay”.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện và hồn thành đề tài này tơi đã sử dụng phương pháp đọc
và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đề tài này.
6. Bố cục
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Vị thế vai trị của ngơi chùa trong đời sống người Khmer
Chương 3: Kết luận

5


CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Một số quan niệm về chùa:
Với người Khmer chùa là nơi thiêng liêng, nơi thờ phật, nơi gửi gắm
niền tin qua những việc làm hiện tại, vừa mong ước hi vọng ở cõi cực lạc Niết
bàn trong tương lai.
Chùa là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống như : Lễ Chlo – Chnam –
Thmây, Lễ Seldolta, Okombok, là nơi để mọi người tụ hợp đến vui chơi, giải
trí, thư giản sau những vụ mùa bội thu.
Chùa còn là trường học, trước đây khi khơng có trường ở bên ngồi,
chùa là mơi trường dạy chữ cho người Khmer.
Chùa Khmer là cơng trình kiến trúc nghệ thuật đạt đến trình độ tinh xảo,
việc thiết kế, xây dựng, hồn thiện, trang trí phần lớn do các sư trực tiếp cùng
với các tín đồ thực hiện.
Ngồi ra chùa còn là nơi hợp bàn tổ chức kế hoạch lễ hội hay các công
việc quan trọng của Phum, Sóc.
1.2 Đặc điểm văn hóa dân tộc của người Khmer ở Nam Bộ
Về mặt chủng tộc, người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long có cùng nguồn gốc

với người Khmer ở Campuchia. Tuy nhiên, do những diễn biến của lịch sử nên hai
khối người này đã là hai tộc người ở hai quốc gia khác nhau và người Khmer đồng
bằng sơng Cửu Long có những nét văn hóa gắn liền với địa bàn cư trú của mình.
Hiện nay, số dân Khmer có khoảng 1,2 triệu người, sinh sống tập trung chủ yếu ở
hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng (chiếm gần 60% số dân Khmer Nam Bộ). Người
Khmer thường định cư ở nơi đất giồng (vùng đất dài, cao ráo) và tập họp thành các
phum và sóc (phum là đơn vị cư trú của những người trong dòng họ cùng huyết
thống, cịn sóc là tập họp nhiều phum, có quy mô tương đương với một làng của
người Việt, xung quanh sóc có lũy tre bao bọc, trải dài trên các dãy giồng).
6


Người Khmer Nam Bộ có đời sống tinh thần gắn liền với cuộc sống nơng nghiệp
lúa nước. Trong tín ngưỡng dân gian, ngồi tập tục cúng ơng bà, hằng năm cịn có
tục thờ các vị thần siêu nhiên như Neaka Tà, Arăk và các lễ nghi nông nghiệp
khác. Neaka Tà, cịn gọi là Ơng Tà, là vị thần bảo hộ cho một vùng đất có ranh giới
cụ thể và được thờ trong các miếu đặt ở trung tâm của vùng. Arăk là vị thần của
dòng họ và được dòng họ cúng theo cách riêng.
Trước khi Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo độc tôn của người Khmer (TK
XIII), khoảng đầu CN, đạo Bàlamôn và Phật giáo Đại thừa đã có mặt ở đồng bằng
sơng Cửu Long. Đạo Phật của người Khmer theo phái Tiểu thừa chỉ thờ duy nhất
Phật Thích Ca. Tất cả người dân Khmer, từ lúc lọt lịng cho đến lúc chết, đều là
phật tử. Nhưng chính đạo Phật cũng phải chấp nhận sự dung hòa những yếu tố văn
hóa bản địa để tồn tại và phát triển.
Tất cả các yếu tố văn hóa được Khmer hóa ấy đã tác động đến kiến trúc ngôi chùa,
làm cho nó trở nên độc đáo và mang một sắc thái địa phương rõ nét.

7



CHƯƠNG 2 VỊ THẾ VAI TRỊ CỦA NGƠI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI KHMER
1.1 Vai trị của chùa Khmer
Ngơi chùa Khmer khơng chỉ có giá trị về vật chất với nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc… mà nó cịn mang đến những giá trị tinh thần to lớn. Chính giá trị văn
hóa này cùng với Phật giáo Nam tông đã chi phối đời sống và làm nên những
đặc trưng cơ bản của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Chùa là trung tâm sinh
hoạt tơn giáo Từ lâu, chùa có vai trị rất quan trọng đối với người Khmer Nam
Bộ, là một trong những nơi để họ gửi gắm niềm tin về mọi điều trong cuộc
sống, nhất là tơn giáo. Mặc dù có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo du nhập và được
người Khmer chấp nhận, nhưng với họ, Phật giáo Nam tông vẫn giữ vị trí độc
tơn. Chùa của người Khmer chỉ thờ duy nhất đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đạo
Phật đã trở thành lý tưởng sống truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Hằng
năm, có nhiều lễ hội định kỳ được diễn ra trong khuôn viên chùa, như: lễ dâng
áo cà sa (Kathan Na Tean), được tổ chức từ ngày 16 tháng Chín đến ngày 15
tháng Mười (Âm lịch); lễ đặt cơm vắt (Phua Chum Bon) diễn ra trong vòng
nửa tháng vào cuối tháng Tám, hay Lễ Phật đản (Bon Visaka Bochesa, được tổ
chức vào rằm tháng Năm (Âm lịch) - Đây là lễ lớn trong đạo Phật, đã trở thành
phong tục, ấn tượng ăn sâu vào tâm trí mỗi người dân Khmer. Ngồi các lễ hội
tơn giáo định kỳ, cịn có các lễ hội tơn giáo khơng định kỳ nhưng vẫn tổ chức
tại chùa, như: lễ kết giới chính điện, lễ an vị tượng Phật… Bên cạnh đó cịn có
các lễ hội dân gian vừa gắn liền với lễ nghi nông nghiệp vừa gắn với Phật giáo,
được người Khmer tôn sùng, cũng diễn ra tại khn viên chùa, đó là lễ Chol
Chnam Thmay - Lễ Mừng năm mới, lễ Đôlta… Tất cả hoạt động lễ hội tôn
giáo kể trên đều diễn ra tại không gian thiêng của ngôi chùa, điều đó càng cho
thấy rõ chùa của người Khmer đóng vai trị vơ cùng quan trọng được xem là
8


trung tâm tôn giáo, một trong những yếu tố làm nên đặc trưng văn hóa của

cộng đồng Khmer Nam Bộ. Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người
Khmer Nam Bộ Ngôi chùa Phật giáo Nam tông mang một tình cảm hết sức sâu
sắc đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, không những nơi đây diễn ra các lễ nghi
tơn giáo mà cịn là nơi biểu hiện của sự gắn bó tình cảm, sự cố kết cộng đồng,
nơi tập trung mọi sinh hoạt cộng đồng trong phum, sóc1. Hằng năm, ngồi
những lễ hội tơn giáo được người dân chú trọng, các lễ hội dân gian cũng được
diễn ra trong chùa một cách sôi nổi, tiêu biểu là: lễ cúng trăng - Ook Om Bok,
lễ cúng ông bà - Đôlta và lễ đua ghe ngo, bởi lẽ, trong những ngày lễ, nhất là
ban đêm, chùa đông nghịt người, không chỉ có những tín đồ Phật giáo mà cịn
có sự tham gia của hầu hết người dân nơi đây. Khơng khí lễ hội diễn ra nhộn
nhịp và náo nức, nghệ thuật cổ truyền của người Khmer được phát huy tác
dụng: sân khấu truyền thống Yukê, Rôbăm, múa dân gian, như: Sarikakeo,
Saravan, Râm vơng... Trong các buổi trình diễn văn nghệ mang đầy bản sắc
văn hố này, tồn thể đồng bào Khmer quần tụ tại chùa để cùng nhau múa hát,
tiến hành các nghi lễ truyền thống. Khơng dừng lại ở đó, chùa cịn là nơi họp
dân trong phum, sóc để bàn những vấn đề có liên quan đến tập thể, chẳng hạn
như: đào một con kênh, tu sửa chùa, tổ chức một ngày hội, thậm chí đến việc
giải quyết những bất hòa, mâu thuẫn của cá nhân, tập thể trong phum, sóc, thể
hiện tính cộng đồng sâu sắc2. Chùa là trường học giáo dục đạo đức Do điều
kiện xã hội hợp cùng quan niệm tâm linh tôn giáo, họ nhận ra rằng, ngôi chùa
là nơi tập trung các giá trị cao đẹp của cuộc sống, của Phật pháp, gắn liền với
việc giáo huấn nghiêm túc, không gian giáo dục thanh khiết. Vì lẽ đó, ngơi
chùa sớm trở thành “ngơi trường” quan trọng đầu tiên đảm trách chức năng
giáo dục. Nhà chùa là trung tâm vận động tổ chức việc đào tạo, truyền thụ
những kiến thức và hiểu biết về văn hóa - nghệ thuật của tộc người cũng như
việc bảo tồn và lưu giữ chữ viết Khmer. Cũng nhờ vai trò của nhà chùa mà chữ
9


viết của người Khmer vẫn thông dụng trong cuộc sống thường nhật và trong

sáng tạo nghệ thuật. Chùa đối với người Khmer là trường học, là môi trường
giáo dục rất tích cực. Ngơi chùa là trường học và các vị sư chính là nhà giáo.
Các nhà sư theo Phật giáo Nam tơng đều nhận thức được vị trí đặc biệt của
mình với việc giáo dục con người, đề cao trách nhiệm chăm lo việc giáo dục
học trị ở chùa. Vì vậy, vị sư dạy học đều được người dân Khmer gọi bằng một
cái tên trìu mến là Kru hay Achar Kru, nghĩa là người hiểu biết3. Chùa là
trường học của người Khmer ngay từ thời còn niên thiếu, đặc biệt là đối với
nam giới, qua tập tục riêng của tộc mình, đó là tục đi tu. Như đã thành lệ, bất
cứ người con trai Khmer nào cũng phải vào trường tu một thời gian nhất định.
Từ góc nhìn giáo dục, tục đi tu đã phát huy hết vai trò của nó trong việc giáo
dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho thanh niên Khmer. Từ đó, giúp họ sớm
trưởng thành, dễ hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Người thanh niên Khmer đã
đúc kết, xây dựng và góp phần duy trì nếp văn hóa đẹp của dân tộc mình bởi họ
chính là những trụ cột gia đình sau này và cũng chính họ sẽ giáo dục cho con
em về những giá trị đạo đức4. Khơng dừng lại ở đó, chùa cịn là nơi dạy nghề,
thủ cơng mỹ nghệ, tổ chức các lớp “nữ cơng gia chính”, nơi tập huấn cho một
số hoạt động thể thao5. Như vậy, chùa Khmer Nam Bộ không chỉ đào tạo cho
xã hội những con người có văn hóa mà cịn có kiến thức lao động - một đội ngũ
những người thợ lao động kỹ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc. Với vai trò
là trường học giáo dục đạo đức con người, những ngôi “trường chùa” của
người Khmer đã đóng góp tích cực trong việc đào tạo cho các con em trong
phum, sóc để có đến hơn 68% đồng bào Khmer đã biết đọc, biết viết tiếng phổ
thơng. Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
phát triển khá mạnh mẽ, đem đến những tác động tích cực trong việc củng cố
cộng đồng, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ. Mơ hình chùa văn hóa
được chú trọng xây dựng ở nhiều nơi trong các phum, sóc, góp phần nâng cao
10


dân trí, phong trào dạy và học chữ Khmer, bảo tồn văn hố tộc người, khuyến

khích tư tưởng cơng bằng, bác ái, nhận được sự hưởng ứng khá nhiệt tình của
các tầng lớp nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long6. Các địa phương vùng
đồng bằng sơng Cửu Long có đồng bào Khmer sinh sống đã triển khai thực
hiện việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em và người lớn
Khmer ở độ tuổi từ 15 - 35, đạt tỷ lệ theo quy định của nhà nước. Chùa là bảo
tàng thu nhỏ của cư dân Khmer Nam Bộ Bản thân ngơi chùa đã khốc lên mình
một giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc trưng rất riêng của cộng đồng Khmer Nam
Bộ. Từ cổng chùa đến kiến trúc chính điện, từ kiến trúc sala đến kiến trúc nhà
tăng, cùng với cách trang trí và hệ thống tượng thờ, mỗi hiện vật, mỗi cơng
trình đều là chỉnh thể mỹ thuật hồn hảo, nó mang triết lý sâu xa với trái tim
đầy nhiệt huyết và bàn tay điêu luyện, nhất là khả năng sáng tạo của nghệ nhân
Khmer. Do đó, việc cư dân trong phum, sóc bảo vệ ngơi chùa cũng chính là
cách họ bảo vệ, lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc mình.
Bên cạnh đó, chùa Khmer cịn lưu giữ những hiện vật có giá trị, đó là những
quyển sách bằng lá bng, hay cịn gọi là Slac Treng. Đây là loại sách lá đã có
từ lâu đời, được các nghệ nhân khắc/viết bằng chữ Phạn (Pali), chữ Khmer cổ,
gồm những bài đọc trong kinh Phật, thành ngữ, tục ngữ, luật giáo huấn, tập tục,
tử vi, bói tốn… Những giá trị văn hóa ẩn chứa trong các bộ sách này được nhà
chùa bảo quản chu đáo, trải qua mấy trăm năm nhưng vẫn lưu giữ được, trở
thành những dạng sách cổ q giá của chính tộc mình. Ở các chùa, bộ sách như
vậy được bảo tồn lâu dài (hàng trăm năm) và chỉ đem ra cho các sư sãi đọc
trong những ngày lễ lớn tổ chức trong nhà chùa. Cùng với những sách quý viết
trên lá buông, chùa Khmer Nam Bộ cịn có những hiện vật, cổ vật có giá trị cả
về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, phải kể đến là các tượng Phật, đặc biệt là
chiếc ghe ngo. Đây là một hiện vật mang giá trị văn hóa độc đáo. Ghe ngo cịn
gắn nhiều với văn hóa phi vật thể, không phải là sản phẩm của một cá nhân hay
11


một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho

một hay nhiều phum, sóc người Khmer tạo ra, vừa mang tính cộng đồng vừa
biểu hiện yếu tố tâm linh. Ghe ngo thường là biểu tượng cho các con vật có sức
mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh,… Biểu tượng ghe ngo ở chùa Bốn Mặt
(Sóc Trăng) là con chim, chùa Champa (Sóc Trăng) chọn biểu tượng con cọp,
chùa Ông Mek (Trà Vinh) biểu tượng con cá nược… Người Khmer tin rằng,
trong quá trình thi đấu, ghe ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và
mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân ghe, mũi ghe và
đi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe như
để tạo nên sức mạnh. Nếu biểu tượng của ghe là rắn thần Naga, thì các họa tiết
hai bên sườn ghe cũng tốt lên được hình ảnh của một con rắn, khi ghe lướt
sóng, người xem có cảm giác như thấy hình ảnh một con rắn thần đang lượn
sóng. Chiếc ghe ngo tại các chùa được xem là một hiện vật mang yếu tố văn
hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ cịn lưu giữ đến ngày nay. Bên
cạnh đó, một số chùa, như ở chùa Dơi (Sóc Trăng), cịn có dàn nhạc ngũ âm.
Đây là một bộ gồm năm nhạc cụ, mỗi loại phát ra một âm thanh, hòa với nhau
tạo nên những giai điệu thánh thoát, âm vang độc đáo. Dàn nhạc này được sử
dụng trong các dịp lễ hội, vào những ngày thường, trẻ em tu học trong chùa
vẫn có thể sử dụng dàn ngũ âm rất thành thạo, đó là cách bảo tồn những giá trị
văn hóa tinh thần của tộc mình. Có thể nói, bên cạnh một số bảo tàng do nhà
nước xây dựng thì mỗi chùa Khmer cịn là bảo tàng lưu giữ những hiện vật
phản ánh giá trị văn hóa của tộc người Khmer, phản ánh lịch sử của cư dân
trong phum, sóc, lịch sử của từng ngôi chùa, từng vùng đất. Chùa là “từ đường”
của cư dân trong phum, sóc Người Khmer Nam Bộ khi sinh ra đã được xem là
tín đồ của Phật giáo Nam tông. Họ luôn lấy giáo lý nhà Phật để làm cơ sở
chuẩn mực sống cho riêng mình và ngay cả khi chết họ cũng muốn hài cốt
được gửi trong chùa. Chính vì thế, lúc sinh thời, người dân khơng tiếc của, tiếc
12


công trong việc xây dựng và thực hiện các lễ nghi. Họ mong muốn rằng, khi

“chuyển kiếp”, họ sẽ được gửi xương lên chùa, để được nghe lời kinh, tiếng kệ,
để được về với Phật: “Người Khmer không sợ nghèo đói, chỉ sợ khi chết khơng
được hỏa thiêu để đem tro vào chùa ở cạnh đức Phật”8. Lễ hỏa táng diễn ra tại
khuôn viên chùa. Hầu như ngôi chùa nào của phum, sóc cũng xây dựng lị hỏa
thiêu dành cho những người đã mất trong cộng đồng dân cư của mình. Thường
thì sau khi hỏa táng người mất, con cháu của họ sẽ nhặt tro xương trán đặt vào
mâm có trải khăn trắng rồi đội mâm về nhà. Ban đêm họ cịn mời ơng lục tụng
kinh cầu siêu cho người mất một lần nữa mới chấm dứt tang lễ. Còn cốt người
chết họ đem rửa nước dừa cho sạch, đem phơi khô, rồi cho vào thố hoặc tháp
nhỏ gọi là cốt để gửi trong chùa9. Trong mỗi ngôi chùa, nhất là những ngơi
chùa xưa thường có nhiều ngơi tháp và đó chính là nơi mà các gia đình xây
dựng để gửi tro cốt những người quá cố của dòng họ mình. Những ngơi tháp
này thường được xây dựng ở phía Đơng và thường là phía trước của chùa,
nhưng khơng được xây ngay trước chính điện. Vì lẽ đó, ngơi chùa được người
Khmer xem như là một từ đường không chỉ của một dịng họ mà chung cho cả
phum, sóc.
1.2 Ngơi chùa Khmer Nam Bộ hiện nay
Hiện tại và triển vọng Cho đến nay, Phật giáo Nam tông Khmer vẫn giữ một
vai trị, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Phật giáo Nam tông không chỉ tác động trực
tiếp đến cuộc sống hàng ngày của đồng bào mà còn như một sợi chỉ đỏ xuyên
suốt các lễ tết lớn, nhỏ của người Khmer. Hầu hết các sinh hoạt tâm linh, sinh
hoạt tôn giáo đều xuất phát từ giáo lý, sự tích, những câu chuyện răn dạy làm
người của đức Phật10. Người Khmer vùng Nam Bộ có khoảng 600 ngôi chùa,
với khoảng 10.620 sư sãi. Những năm qua, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
đã tạo điều kiện cho đồng bào và sư sãi trùng tu, xây dựng 108 chùa, chủ yếu là
13


chính điện, sala và các phịng học. Tuy nhiên, vẫn cịn một số vùng có người

Khmer sinh sống do đời sống cịn khó khăn nên những ngơi chùa của họ còn
nhỏ bé, vấn đề phát huy các giá trị văn hóa tinh thần ít được tổ chức. Khác với
những ngơi chùa của Phật giáo dòng Đại thừa của vùng người Việt, người Hoa
chỉ còn thu hút một bộ phận người sùng đạo lui tới hoặc vãn cảnh thì chùa
Khmer đương đại chưa hề giảm sút vai trị của mình đối với cộng đồng, đối với
mọi lứa tuổi. Bên cạnh việc tơn sùng những lễ tục, tơn giáo, tín ngưỡng mang
màu sắc Phật giáo Nam tơng của mình, người Khmer vẫn có sự giao thoa tín
ngưỡng, do q trình cộng cư với các tộc Kinh, Chăm, Hoa trên vùng đất đồng
bằng sơng Cửu Long. Ví dụ điển hình nhất là chùa Dơi ở Sóc Trăng, bên cạnh
khu điện thờ chính thì trong khn viên chùa cịn có xây dựng một miếu thờ Bà
Đen, thu hút đông người đến đây dâng hương, cầu nguyện. Tuy vậy, vẫn không
làm mai một hay giảm sút tầm quan trọng của chùa, nhà chùa vẫn là nơi truyền
bá nhân sinh quan, thế giới quan, đạo đức, lối sống, chữ viết và nghệ thuật tộc
người. Ngoài ra, theo truyền thống của Phật giáo Tiểu thừa của người Khmer
Nam Bộ mà nhiều người khi hoàn tục đều tối thiểu đã học được một nghề
mang từ chùa về để ứng dụng trong cuộc sống. Thậm chí, ngày nay cũng không
hiếm những nhà tu luôn vận áo vàng nhà Phật nhưng lại rất thành thạo trong
việc sử dụng các thiết bị tăng âm, camera,… Điều đó, một lần nữa thấy được
chùa Khmer và Phật giáo Nam tông không quá bảo thủ mà chấp nhận cách tân,
thích nghi liên tục với những cái mới, trước mắt là khơng để mất tín đồ, khơng
mất vai trị trung tâm, để nhà chùa vẫn thực hiện mục đích lo cho phum, sóc
của mình. Và, tất nhiên các cư dân trong phum, sóc ấy cũng phải chăm lo để
cùng bảo vệ và duy trì những giá trị văn hóa mà chùa mang lại. Tuy vậy, hiện
nay tại một số chùa, nơi được xem là bảo tàng thu nhỏ của phum, sóc có hiện
tượng những quyển sách, kinh Phật, các tài liệu liên quan đến phong tục tập
quán, luật, giáo huấn… được ghi trên lá buông có dấu hiệu bị hư hại do cơng
14


tác bảo quản chưa tốt. Đây cũng là một trong những thực trạng đáng quan ngại

trong việc duy trì giá trị văn hóa, hiện vật văn hóa trong chùa của người Khmer
Nam Bộ. Như vậy, sự gắn bó của nhà chùa với người dân Khmer đã vượt qua
phạm vi tín ngưỡng, mộ đạo thuần túy, trở thành một thói quen, thành tập tục
tinh thần của người dân. Ảnh hưởng của nhà chùa khơng chỉ gói gọn trong
khn viên, nơi chùa tọa lạc mà ảnh hưởng đến tồn xã hội. Vì vậy, nhà chùa
còn là một “thiết chế xã hội” chứ không dừng ở nghĩa đen cụ thể là một ngôi
chùa. Đây có thể coi là đặc điểm quan trọng nhất của ngơi chùa Khmer Nam
Bộ. Có thể nói, ngơi chùa Khmer là một mẫu hình về kiến trúc nghệ thuật độc
đáo đạt đến trình độ tinh xảo, vừa mang tính tơn giáo vừa mang nhiều yếu tố
văn hóa, giáo dục truyền thống của tộc người Khmer. Với người Khmer, chùa
là nơi thiêng liêng, nơi thờ Phật, nơi gửi gắm niềm tin qua những việc làm hiện
tại, với mong ước trong tương lai được về cõi Niết bàn. Chùa là trường học
giáo dục đạo đức, phong cách lối sống cho thanh/thiếu niên Khmer, là trung
tâm hội họp của phum, sóc, là bảo tàng văn hóa, nơi lưu giữ các hiện vật độc
đáo của người Khmer và còn là nơi diễn ra các hoạt động từ thiện. Trong vai
trị văn hóa, ngơi chùa thể hiện khá đậm nét sức sống bền vững, truyền thống
lâu đời của người Khmer, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam
“thống nhất trong đa dạng”.

15


CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
Ngôi chùa Khmer Nam Bộ là một trung tâm văn hóa của tộc người này. Nơi đây
gắn với các sinh hoạt văn hóa và lễ thức đậm tính dân gian, đồng thời là trường học
truyền thống dạy về kiến thức, đạo làm người, nghề thủ công. Chùa như một bảo
tàng về Phật giáo và nghệ thuật của phum, sóc, là nơi để người Khmer nương tựa
tâm hồn khi sống và gửi tro tàn khi chết.
Giải pháp có thể đư một số chùa vào danh mục quản lý của nhà nước để bảo vệ
chùa. Việc đưa vào danh mục quản lý của nhà nước sẽ bảo tồn được di sản văn hóa

vật thể lưu giữ tại chùa.
Có thể nói, ngơi chùa Khmẻ là một bảo tàng giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện về
phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng và bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc
Khmer, khơng những thế, nó cịn là sự kết tinh các giá trị đạo đức, nó cịn là sự kết
tinh các giá trị đạo đức, thẫm mỹ và nghệ thuật. Giu gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc Khmer phải đi từ ngôi chùa. Thúc đẩy và phát triển
các vấn đề kinh tế xã hội cho đồng bào Khmer có lẽ cũng nên bắt đầu từ ngôi chùa.
Ngôi chùa đối với người Khmer rất quan trọng, nên hiện nay, việc xây dựng chùa
trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, đời sống mới đang được Đảng, Nhà nước ta
quan tâm đặc biệt. Trong thời gian tới, chúng ta cần lập kế hoạch nghiên cứu tổng
thể các giá trị ở từng ngôi chùa, trùng tu lại những ngơi chùa có giá trị cao về nghệ
thuật và lịch sử, đồng thời tiếp tục xây dựng chùa thành một trung tâm văn hóa,
giáo dục hoàn chỉnh về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần của bà con
người Khmer vùng Tây Nam Bộ.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Trần Văn Bổn (1999), Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng sơng
Cửu Long, Nxb. Văn hóa dân tộc
2- Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khmer đồng bằng sông Cửu Long Những vấn đề nhìn lại, Nxb. Tơn giáo
3- Phạm Thị Phương Hạnh (2011, chủ biên), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp
trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
4- Hà Lý (2004), Chùa Khmer Nam Bộ với văn hóa đương đại, Nxb. Văn hóa
dân tộc
5- Nguyễn Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sơng
Cửu Long, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật.
6- Viện Văn hóa, Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer đồng bằng sơng Cửu
Long, Bộ phận thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh và Nxb. Tổng hợp tỉnh

Hậu Giang.

17


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

(Hình1, ảnh tác giả)
18


(Hình2, ảnh tác giả)

19


(Hình3, ảnh tác giả)

20



×