NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
THUẾ SUẤT VỀ RƯỢU BIA
& THỰC TRẠNG HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Phạm Thái Hoàng Nhân
Lớp: L14
MSSV: 030334180179
Giảng viên: Nguyễn Đặng Hải Yến
1
Lời mở đầu
Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, thu nhập của
người dân tăng lên kéo theo đó là nhu cầu về đồ ăn, thức uống cũng tăng theo như
là một hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, không phải thực phẩm hay đồ uống nào cũng tốt
cho sức khỏe, thức uống có cồn nói chung và rượu bia nói riêng là những ví dụ điển
hình cho việc gây hại cho cơ thể con người. Trong suốt các thập kỉ vừa qua, đã có
rất nhiều bài báo cáo, thống kê các chứng bệnh về gan, tim mạch, huyết áp, tiểu
đường hay béo phì đều có liên hệ từ các bệnh nhân có tiền sử thường xuyên sử dụng
rượu bia. Về phía nhà nước, một trong những biện pháp dễ thực thi nhất để điều
chỉnh hành vi của người dân khi sử dụng những hàng hóa kể trên được hạn chế
chính là áp dụng thu Thuế đối với các loại hàng hóa đó. Cụ thể ở đây là đánh Thuế
tiêu thụ đặc biệt.
Đánh thuế để điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, nhưng thuế suất áp đặt trên
từng loại đồ uống như thế nào là hợp lý? Hay mức thuế suất được áp đặt có thể làm
giảm mức tiêu thụ của người dân hay chưa? Điều là những câu hỏi mà những cơ
quan chức năng phải xem xét qua từng thời kỳ. Vì nếu đánh thuế quá cao vào một
hàng hóa, dịch vụ nhất định sẽ có tác động làm thay đổi sự lựa chọn của người tiêu
dùng sang các loại hàng hóa khác để thay thế. Bên cạnh đó, việc đánh thuế cao đối
với một vài loại hàng hóa sẽ khơng làm thay đổi hành vi người tiêu trong một số
trường hợp, vì đây là nhu cầu của họ gắn quá chặt với hàng hóa đó, ví dụ đơn giản
nhất có thể kể đến đó là những người nghiện thuốc lá hay rượu bia. Ngoài ra, họ có
thể lựa chọn những hàng hóa nhập lậu, khơng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để tiêu
thụ nằm thoải mãn nhu cầu bản thân với một giá thành thấp hơn và cũng có nghĩa sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của họ nhiều hơn. Điều này hoàn toàn đi ngược với mục
đích ban đầu từ phía nhà nước.
Để tìm hiểu rõ ràng hơn về việc thu thuế đối với hàng hóa có cồn nói chung,
và rượu bia nói riêng, em đã chọn đề tài : “Thuế suất về rượu bia và thực trạng
hiện nay”. Đề tài này bao gồm 2 chương:
Chương I: Giới thiệu về Thuế tiêu thụ đặc biệt và Đồ uống có cồn bao gồm:
khái niệm, vai trò, Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn.
Chương II: Thực trạng thực hiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu
bia, một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng thuế.
2
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ
ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.1 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT:
1.1.1 Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa,
dịch vụ đặc biệt mà nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng trong nước và
định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tên gọi của thuế tiêu thụ đặc biệt:
• Tại Việt Nam: Special Sales Tax/ Special Consumption Tax.
• Tại các nước phát triển: Excise Duties/ Excise Tax.
Thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam được hình thành từ một bộ phận của thuế
hàng hóa (đánh vào việc tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ) và được áp dụng từ
năm 1951. Đến năm 1990, Bộ Tài chính soạn thảo dự án luật thuế mới, đã tiến hành
tách và đổi tên một bộ phận của thuế hàng hóa thiết lập một luật thuế mới là thuế
tiêu thụ đặc biệt. Luật thuế này được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, 1995.
1.1.2 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trị quan trọng trong việc định hướng sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt thơng qua hệ thống
thuế suất cho phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước. Ngoài ra, thuế tiêu
thụ đặc biệt còn giúp điều tiết thu nhập của người tiêu dùng một cách hợp lý, thực
hiện phân phối lại thu nhập công bằng hơn nhằm tăng nguồn thu cho nhà nước. Và
là công cụ để nhà nước kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh
trong xã hội.
1.2 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VỀ ĐỒ UỐNG CĨ CỒN
1.2.1 Định nghĩa về đồ uống có cồn
Đồ uống là một trong những loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu đối
với mỗi con người. Ngày nay, các loại thức uống đều rất đa dạng hương vị mẫu mã
đủ để thoải mãn những người tiêu dùng khó tính. Có thể kể đến như bia, rượu, nước
tăng lực, nước ngọt có gas, nước ép trái cây, cà phê,…Các loại thức uống bị đánh
thuế tiêu thụ đặc biệt thường là những sản phẩm gây hại cho sức khỏe người tiêu
dùng.
1.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt về đồ uống có cồn
Hiện nay, các đối tượng bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt chủ yếu phân làm 3
loại chính: đồ uống có cồn (bia rượu), đồ uống có gas (nước ngọt có đường hoặc
khơng đường), các đồ uống khác (trà, cà phê, nước hoa quả,…). Trong đó, đồ uống
có cồn là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho tác động tiêu cực gián tiếp lẫn
trực tiếp không chỉ đối với sức khỏe, tính mạng người sử dụng mà còn gây hệ lụy
tới những người xung quanh.
Về đối tượng chịu thuế, các quốc gia có những quy định khác nhau nhưng
nhìn chung phân bố thành hai nhóm là đồ uống có cồn và đồ uống khơng cồn. Tại
Việt Nam, đồ uống bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống có cồn mà cụ thể ở đây
3
là hai nhóm chính là rượu và bia. Những loại đồ uống khơng có cồn hoặc có thể
nồng độ thấp khơng xếp vào loại rượu hay bia thì khơng thuộc đối tượng điều chỉnh
của pháp luật thuế.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU
THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI RƯỢU BIA, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THUẾ.
2.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI
VỚI RƯỢU BIA :
Trong những năm vừa qua, việc thi hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở
nước ta bên cạnh những thành tựu đáng được tuyên dương cũng đã bộc lộ nhiều bất
cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả về nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như tính
cơng bằng của hệ thống thuế. Luật Thuế TTĐB năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm
2014 và năm 2016) đánh thuế đối với đồ uống khơng cịn đáp ứng u cầu về tính
thời sự hay tính cập nhật với xu thế chung của thế giới, thể hiện ở những điểm sau
đây:
Thứ nhất, đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như cá nhân, hộ gia đình sản
xuất đồ uống, nhất là rượu thì việc thu thuế là không hiệu quả.
Việc kinh doanh hộ gia đình theo phương pháp sản xuất truyền thống đối với
rượu và bia (bia hơi) chiếm một số lượng không nhỏ trên thị trường hiện nay. Các
cơ sở nhỏ lẻ này thường nằm ngồi vùng kiểm sốt của các cơ quan quản lý thuế
tiêu thụ đặc biệt. Điều này không chỉ
làm thất thu ngân sách nhà nước, mà về
lâu dài, chúng còn làm cho mục tiêu
đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không đạt
được hiệu quả đề ra như ban đầu. Thực
tế, việc quản lý các cơ sở sản xuất (thậm
Ảnh: Internet
chí là không kinh doanh mà chỉ sản xuất
phục vụ tiêu dùng) là các cá nhân, hộ
gia đình có điều kiện khó khăn, khơng có nhiều hiểu biết về nghĩa vụ khai thuế và
nộp thuế vì mục đích chính là tiêu thụ nội bộ hay buôn bán nhỏ lẻ (không bảng
hiệu). Bên cạnh đó đội ngũ nhân lực của các cơ quan quản lý thuế cịn ít, khơng thể
tập trung quản lý nhóm chủ thể này nếu họ khơng tự giác khai thuế. Vì vậy, thất thu
thuế tiêu thụ đặc biệt ở các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ lẻ là đáng kể, mặc dù chưa
có thống kê số liệu cụ thể nào đề cập đến các cơ sở này.
Thứ hai, đối tượng các loại đồ uống bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay
còn hẹp, mới chỉ dừng lại ở nhóm đồ uống có cồn mà cụ thể là rượu và bia.
Trên thị trường hiện nay, ngoài rượu và bia, còn các loại đồ uống chứa nồng
độ cồn khác là nước trái cây lên men. Nhìn chung, các loại thức uống này chứa
nồng độ cồn không đáng kể nhưng cũng tìm ẩn nhiều nguy hiểm. Có thể nồng độ
cồn này không ảnh trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng (những người ít uống rượu
4
bia như phụ nữ nói chung) nhưng phần nào cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến những
người xung quanh. Ví dụ, những đồ uống hoa quả có nồng độ cồn thấp có thể khơng
ảnh hưởng gì đến tinh thần, cảm xúc, hành động đối với những cánh đàn ông,
nhưng đối với chị em phụ nữ thì đó là một vấn đề khác. Việc nữ tài xế BMW lái xe
trong tình trạng say sỉn khơng thể kiểm sốt đã tơng hàng loạt xe máy tại Vịng xoay
Hàng Xanh (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) làm một nạn nhân chết tại chỗ, một nạn
nhân bị chấn thương sọ não và nhiều người khác bị thương (3). Đây là một ví dụ
điển hình về sự nguy hiểm gián tiếp của rượu bia nói chung và hoa quả lên men nói
riêng. Chúng điều là chất kích thích, chúng điều ảnh hưởng đến sức khỏe và người
xung quanh.
Ảnh: Internet
Thứ ba, cách thức thu thuế tiêu thụ đặc biệt cịn chưa đa dạng, dẫn đến tính
hạn chế hiệu quả tính thuế và gây khó khăn cho khâu kiểm tra, giám sát.
Theo qui định pháp luật hiện nay, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ kê khai
thuế ngay tại cơ sở sản xuất, vì vậy, hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ trên thị
trường do các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra sẽ không phát sinh nghĩa vụ thuế
tiêu thụ đặc biệt. Vì thế, nếu các cơ quan quản lý thuế nhà nước kiểm tra tại các cơ
sở thương mại sẽ khơng có căn cứ rằng thuế tiêu thụ đặc biệt đã được thu đối với
hàng hóa đó hay chưa, trong khi về lý thuyết thì hàng hóa phải được nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt khi đến tay người tiêu dùng. Do đó, tình trạng khai báo khơng đúng về
số lượng hàng hóa, trốn thuế sẽ dễ dàng hơn và đặc biệt khó kiểm sốt đối với các
cơ sở nhỏ lẻ là cá nhân, hộ gia đình tự sản xuất và tự bán ra. Ở nhiều quốc gia trên
thế giới, bằng chứng của việc hàng hóa đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là những con
tem, vé dán trên bao bì, bao đựng của hàng hóa đó. Như vậy, nếu hàng hóa khơng
được dán tem thì xem như chưa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và người đang kinh
5
doanh hàng hóa đó phải nộp thuế và bị xử phạt theo quy định. Điều này sẽ góp phần
tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật thuế của tất cả các khâu trong quá trình kinh
doanh, từ sản xuất đến lưu thông đồ uống thuộc diện chịu thuế.
Thứ tư, quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt chưa phù hợp với bản chất
của thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu.
Theo quy định của Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, người nộp thuế sản
xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai
nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực
tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của
năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi
thường (nếu có).
Tuy nhiên, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, tức là chi phí
thuế sẽ cấu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ chứ khơng phải là thu nhập của người
nộp thuế. Do đó, việc người nộp thuế bị thiệt hại (về thu nhập) do gặp thiên tai, tại
nạn bất ngờ không mong muốn xảy ra không liên quan đến nghĩa vụ thuế tiêu thụ
đặc biệt. Chỉ với những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán ra mới phát
sinh nghĩa vụ thuế, nên nếu được giảm thuế thì sẽ khơng cơng bằng với những hàng
hóa tương tự do những cơ sở sản xuất khác bán ra. Bên cạnh đó, chi phí thuế tiêu
thụ đặc biệt không liên quan đến thu nhập của người nộp thuế nên việc miễn, giảm
với lý do gặp khó khăn là không hợp lý. Trong trường hợp này, nếu có ưu đãi thì
phải ưu đãi bằng hình thức miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Thứ nhất, nên sử dụng phương pháp tính thuế trên doanh thu đối với các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình và đánh thuế ở các đại lý thu mua, cũng như xác
định những trường hợp quy mô nhỏ được miễn thuế.
Trong trường hợp không thể thu thuế đúng với số lượng hàng hóa chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt được sản xuất từ những cơ sở nhỏ lẻ, thì có thể quy định việc đánh
thuế dựa trên doanh thu và tỷ lệ trên doanh thu. Việc đánh thuế trên mức doanh thu
này cho phép cơ quan quản lý thuế được quyền khốn doanh thu để tính thuế, vì vậy
sẽ đảm bảo được số thu dự kiến. Việc này tránh thất thốt gần như hồn tồn nguồn
thu thuế tiêu thụ đặc biệt từ những cơ sở nhỏ lẻ, hộ kinh doanh gia đình nói chung.
Có thể xem xét việc quy định các cơ sở thu mua từ các cơ sở sản xuất, hộ
kinh doanh nhỏ lẻ là chủ thể thay cho cơ sở sản xuất. Vì với quy định này, cơ quan
quản lý thuế chỉ việc kiểm soát các cơ sở thu mua đầu mối hay các đại lý, còn thỏa
thuận về việc chịu thuế sẽ do cơ sở sản xuất và cơ sở thu mua đầu mối phân chia
6
trong giá bán hàng hóa, dịch vụ. Vì thế sẽ đảm bảo đồ uống khi bán ra thị trường
luôn luôn bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ hai, nên đa dạng loại thuế suất hơn và có mức thuế suất đồng nhất giữa
các loại đồ uống.
Như đã ví dụ ở trên, việc tác hại trực tiếp hay gián tiếp của các loại đồ uống
có cồn dù là có nồng độ thấp hay cao. Vì vậy, khơng nên đánh thuế q khác nhau
giữa những loại đồ có cùng bản chất nhằm đảm bảo hạn chế khả năng tránh thuế. Ví
dụ, việc phân biệt độ cồn để đánh thuế với các mức thuế suất khác nhau đối với
rượu và phân biệt thuế suất giữa rượu và bia sẽ không tạo ra sự bình đẳng về thuế
giữa các hàng hóa chịu thuế. Khơng thể đánh giá mức độ nguy hiểm của các loại đồ
uống có cồn là cái này có cao hơn cái kia hay không, nên nhiều quốc gia đã áp dụng
cùng một mức thuế suất cho cùng một loại đồ uống.
Thứ ba, việc thu thuế qua hình thức phát hành tem trên từng sản phẩm là
phương án rất khả quan để đảm bảo chống thất thu.
Hàng hóa có tem thuế được dán trực tiếp lên sản phẩm thì mới được coi là đã
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì thế sẽ đảm bảo cao tỷ lệ chống thất thu thuế nhà nước,
vì việc kiểm tra hàng hóa từ các cơ quan quản lý khá dễ dàng, từ các xí nghiệp, đại
lý lớn cho đến các hộ kinh doanh thương mại tạp hóa nhỏ lẻ. Trong trường hợp
kiểm tra ở trực tiếp ở các cửa hàng mà phát hiện đồ uống, sản phẩm chưa có tem
hoặc tem giả thì người chủ kinh doanh phải chịu trách nhiệm các chế tài từ pháp
luật như nộp đủ thuế, đóng lệ phí phạt cho khai báo chậm, khai báo không trung
thực.
Mặt khác, sử dụng tem thuế cũng có một vài bất cập, hạn chế nhất định. Đầu
tiên, việc thu thuế qua hình thức này chỉ có thể áp dụng khi có thuế suất cố định, vì
nếu thuế tiêu thụ đặc biệt được tính trên giá bán thì khơng thể dán tem thuế được.
Thứ hai, chi phí sẽ phát sinh khi phát hành tem và in ấn tem, tồn bộ chi phí này
người chịu chính là chủ thể nộp thể, việc này khó khăn hơn là kê khai thuế thông
thường. Cuối cùng, việc làm giả làm nhái tem là điều khó trách khỏi và cần cơ quan
quản lý thuế có những cách kiểm tra rà sốt kĩ lưỡng. Xét về tổng thể, tem thuế có
thể sẽ giải quyết được những khó khăn trong việc thất thu thuế hiện nay là việc
khơng thể kiểm sốt, giám sát hàng hóa đã nộp thuế đúng quy định hay chưa.
Thứ tư, cần xem xét bãi bỏ quy định về việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngời và miễn thuế cho cơ
sở sản xuất nhỏ.
Bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, tức là người tiêu dùng là
người chịu thuế chứ không phải cơ sở kinh doanh. Chính vì vậy, nếu cần ưu đãi thuế
7
thì phải là thuế thu nhập doanh nghiệp, khơng phải thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế
giá trị gia tăng. Cần quy định trường hợp cơ sở kinh doanh là cá nhân, hộ gia đình
có doanh thu thấp (cả năm dưới 100 triệu đồng) thì được miễn thuế, cịn lại khơng
nên có quy định về giảm thuế, miễn thuế cho trường hợp khó khăn vì việc đánh giá
thế nào là khó khăn và mức độ khó khăn là tương đối mơ hồ, sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để công chức quản lý thuế có thể nhũng nhiễu người nộp thuế hoặc bản thân
người nộp thuế lợi dụng quy định để trốn thuế.
KẾT LUẬN
Như vậy, sau hai chương thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng ta đã đề cập đến một
số vấn đề cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt cá nhân nói chung và thuế tiêu thụ đặc
biệt về đồ uống có cồn ở Việt Nam nói riêng.
Trước hết, chúng ta có thể chắc chắn rằng thuế tiêu thụ đặc biệt là một sắc
thuế hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia. Hầu hết các nước đều phải dựa vào thuế
tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh hành vi tiêu dùng của người dân. Hiện nay, đã có rất
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt vào hàng hóa, dịch
vụ nói chung và đồ uống có cồn như rượu bia nói riêng.
Ở Việt Nam, nguồn thu này có thể cịn thấp nhưng dần dần cũng phải hướng
tới những mục tiêu lớn hơn. Các mục tiêu này là các chỉ số sức khỏe của người dân,
tỉ lệ về các căn bệnh nguy hiểm về gan, tim mạch, huyết áp,..hay tai nạn giao thông
khi uống rượu bia sẽ có xu hướng tích cực hơn trong tương lai gần.
Để thực hiện được mục tiêu đó, cần có một chính sách thuế hợp lý, rõ ràng
và phù hợp với thời buổi xu hướng hiện đại ngày nay. Các văn bản quy định về thuế
tiêu thụ đặc biệt phải thường xuyên cập nhập, sửa đổi, bổ sung để giải đáp kịp thời
những khuất mắt thực tế trong bối cảnh thực tế của xã hội.
Tuy nhiên luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta vẫn chưa phát huy hết vai trị
và chức năng vốn có. Ngun nhân là do việc thu thuế ở các cơ sở kinh doanh nhỏ
lẻ là chưa hiệu quả, đối tượng các loại đồ uống bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hiện
nay còn hẹp, cách thức thu thuế tiêu thụ đặc biệt còn chưa đa dạng, quy định về
giảm thuế tiêu thụ đặc biệt chưa phù hợp với bản chất.
Để khắc phục những bất cập và thiếu sót trong pháp lệnh thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với chủ thể nộp thuế chúng ta cần có những sửa đổi một cách đồng bộ trên
cả phương diện văn bản pháp luật đặc biệt là trong công tác tổ chức thu nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là đa dạng loại thuế
suất hơn và có mức thuế suất đồng nhất giữa các loại đồ uống và thu thuế qua hình
thức phát hành tem trên từng sản phẩm.
8
Trong tương lai, trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của thị trường và nhu cầu
của xã hội, thì sự đa dạng về mẫu mã, sản phẩm là điều khó trách khỏi. Vì vậy, yêu
cầu các cơ quản lý thuế luôn theo dõi, cập nhật xu hướng thị trường kịp thời ngăn
chặn các sản phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đảm bảo
tính ổn định và nguồn lực cho Ngân sách nhà nước.
HẾT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6 (382), tháng 3/2019
2. Các bài phân tích về Thuế trên các trang web điện tử
3. />
9