Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee trên lúa lai vụ xuân năm 2012 tại gia bình bắc ninh và biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 122 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN THÀNH ðÀI

TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HAI CỦA SÂU CUỐN
LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) TRÊN
LÚA LAI VỤ XUÂN NĂM 2012 TẠI GIA BÌNH,
BẮC NINH VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ðÌNH CHIẾN

HÀ NỘI, 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thức hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.... tháng...... năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thành ðài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Trần ðình
Chiến - trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã dành nhiều thời gian q báu
có những định hướng khoa học, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Côn trùng,
các thầy cô giáo trong khoa Nơng học, Viện ðào tạo sau đại học trường ðại
học Nơng nghiệp Hà Nội; Lãnh đạo chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Ninh,
gia đình ơng Phạm Cơng Quyện, bạn bè đồng nghiệp ln chia sẻ, động viên,
khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày.... tháng...... năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành ðài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan…………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………...vii
Danh mục hình………………………………………………………………vii
Danh mục đồ thị……………………………………………………………...ix
Danh mục viết tắt…………………………………………………………….xi
1.

MỞ ðẦU........................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................... 1

1.2.

MỤC ðÍCH VÀ U CẦU CỦA ðỀ TÀI ........................................ 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................ 2

1.2.2.

u cầu. ............................................................................................. 2

1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI. ................. 2


2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 4

2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài................................................................... 4

2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 5

2.2.1.

Những nghiên cứu về các loài sâu hại lúa ………………………….6

2.2.2.

Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ ................................................ 6

2.3.

Những nghiên cứu trong nước......................................................... 19

2.3.1.

Thành phần sâu hại lúa..................................................................... 19

2.3.2.. Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa .................................. 20

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31

3.1

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 31

3.2

Khái quát ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vùng tại vùng nghiên
cứu:................................................................................................... 31

3.2.1.

Khái quát ñiều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội ..................................... 31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


3.2.2.

Khái quát tình hình sản xuất lúa: ...................................................... 32

3.2.3.

Khái quát tình hình sâu bệnh hại lúa tại vùng nghiên cứu................. 33


3.3

ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ....................................... 34

3.3.1

ðối tượng nghiên cứu....................................................................... 34

3.3.2

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 34

3.3.3

Dụng cụ nghiên cứu ......................................................................... 34

3.4

Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 34

3.5

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 35

3.5.1

Thành phần sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc
Ninh.................................................................................................. 35

3.5.2.


Diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các giống
lúa lai: Syn 6, D.ưu 6511, Q.ưu số 1 vụ xuân 2012 tại Gia
Bình, Bắc Ninh................................................................................. 35

3.5.3.

Diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các chân
ñất khác nhau vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh. ....................... 35

3.5.4.

Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến mật ñộ, tỷ lệ hại của
sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh...................... 36

3.5.5.

Xác ñịnh ảnh hưởng của nguồn thức ăn khác nhau ñến khối
lượng sâu cuốn lá nhỏ....................................................................... 39

3.5.6.

ðiều tra sự di trú của sâu cuốn lá lứa 3 trên cỏ dại, lúa chét, lá
tre..................................................................................................... 39

3.5.7.

Diễn biến mật ñộ thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012
tại Gia Bình, Bắc Ninh. .................................................................... 40


3.5.8

Xác định khả năng ăn mồi, khả năng ký sinh của một số lồi
thiên địch phổ biến trên ñồng ruộng. ................................................ 40

3.5.9.

Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu cuốn
lá nhỏ................................................................................................ 41

3.6

Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu............................................. 42

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


3.6.1

Chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 42

3.6.2

Hiệu lực thuốc.................................................................................. 42

3.6.3

Xử lý số liệu..................................................................................... 43


3.7

Bảo quản và giám ñịnh mẫu ............................................................. 43

3.7.1

Bảo quản mẫu .................................................................................. 43

3.7.2

Giám ñịnh mẫu................................................................................. 43

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ................................ 44

4.1.

Thành phần sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc
Ninh.................................................................................................. 44

4.2.

Một số ñặc ñiểm hình thái của sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012 tại
Gia Bình, Bắc Ninh. ......................................................................... 46

4.2.1.

Diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các giống

lúa lai: Syn 6, D.ưu 6511, Q.ưu 1 vụ xuân 2012 tại Gia Bình,
Bắc Ninh .......................................................................................... 47

4.2.2.

Diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên các chân
đất khác nhau vụ xn 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh. ....................... 50

4.3.

Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến mật ñộ, tỷ lệ hại của
sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh...................... 53

4.3.1.

Ảnh hưởng của liều lượng ñạm khác nhau ñến diễn biến mật
ñộ, tỉ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ........................................................ 53

4.3.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy, cấy 1 dảnh/khóm đến biến mật
ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ....................................................... 56

4.3.3.

Ảnh hưởng của mật độ cấy, cấy 2 dảnh/khóm đến mật ñộ, tỷ lệ
hại của sâu cuốn lá nhỏ..................................................................... 59

4.4.


Xác ñịnh ảnh hưởng của nguồn thức ăn khác nhau ñến khối
lượng sâu cuốn lá nhỏ....................................................................... 62

4.5.

Tìm hiểu sự di trú của sâu cuốn lá nhỏ từ lúa sang cỏ dại gây
hại cho mạ và lúa mùa:..................................................................... 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


4.6.

Kết quả nghiên cứu về thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ...................... 63

4.6.1.

Thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ vụ xuân 2012 tại
Gia Bình, Bắc Ninh. ......................................................................... 63

4.6.2.

Diễn biến mật độ một số lồi thiên địch trên lúa vụ xuân 2012
tại Gia Bình, Bắc Ninh ..................................................................... 67

4.6.3.

Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ trứng bị kí sinh ở các lứa chính của sâu

cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ xn 2012 Gia Bình, Bắc Ninh.......... 70

4.6.4.

Xác định khả năng ăn mồi của một số lồi thiên địch phổ biến
trên ñồng ruộng. ............................................................................... 71

4.6.5

Xác ñịnh tỷ lệ sâu non sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) bị kí sinh
vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh ............................................... 72

4.7.

Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu cuốn
lá nhỏ................................................................................................ 73

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 77
5.1 Kết luận................................................................................................... 77
5.2. ðỀ NGHỊ ............................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần sâu cuốn lá nhỏ thu trưởng thành trên ñồng ruộng
vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh .......................................... 44

Bảng 4.2: Thành phần các lồi sâu cuốn lá nhỏ ni từ sâu non thu ngồi
đồng vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh.................................. 45
Bảng 4.3: Diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
trên một số giống lúa lai vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc
Ninh ............................................................................................ 48
Bảng 4.4: Diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
trên các chân ñất khác nhau vụ xuân 2012(giống lúa lai Q.ưu
số 1)............................................................................................. 51
Bảng 4.5: Mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên giống D.ưu 6511ở nền phân ñạm
khác nhau tại Thái Bảo, Gia Bình vụ xuân năm 2012 ................. 54
Bảng 4.6: Tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên giống D.ưu 6511 ở nền
phân ñạm khác nhau tại Thái Bảo, Gia Bình vụ xuân năm
2012 ............................................................................................ 54
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ cấy, cấy 1 dảnh/khóm ñến biến mật
ñộ, của sâu cuốn lá nhỏ trên giống Syn 6 tại Thái Bảo, Gia
Bình vụ xuân năm 2012............................................................... 57
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy, cấy 1 dảnh/khóm đến tỷ lê hại
của sâu cuốn lá nhỏ trên giống Syn 6 tại Thái Bảo, Gia Bình
vụ xuân năm 2012 ....................................................................... 57
Bảng 4.9: ảnh hưởng của mật ñộ cấy, cấy 2 dảnh/khóm đến mật độ sâu
cuốn lá nhỏ trên giống Syn 6 tại Thái Bảo, Gia Bình vụ xuân
năm 2012..................................................................................... 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Bảng 4.10: ảnh hưởng của mật ñộ cấy, cấy 2 dảnh/khóm đến tỷ lê hại
của sâu cuốn lá nhỏ trên giống Syn 6 tại Thái Bảo, Gia Bình

vụ xuân năm 2012 ....................................................................... 60
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nguồn thức ăn khác nhau ñến trọng lượng
của sâu cuốn lá nhỏ...................................................................... 62
Bảng 4.12: Thành phần thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa vụ xuân
2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh........................................................ 66
Bảng 4.13: Tỷ lệ các lồi thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ trong sinh quần
ruộmg lúa vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh ......................... 67
Bảng 4.14. Diễn biến một số mật ñộ thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ (C.
medinalis) vụ xuân 2012 trên giống lúa Syn6. ............................ 68
Bảng 4.15 Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ kí sinh trứng ở các lứa 2,3 của sâu
cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc
Ninh. ........................................................................................... 70
Bảng 4.16: Khả năng ăn mồi của Bọ cánh cứng 3 khoang và nhện Linh
miêu, vụ xuân 2012 ..................................................................... 71
Bảng 4.17 Tỷ lệ sâu non sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) bị kí sinh vụ
xn 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh ............................................... 72
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của một số thuốc BVTV ñến mật ñộ sâu cuốn lá
nhỏ vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh ở các cơng thức thí
nghiệm......................................................................................... 74
Bảng 4.19. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số loại thuốc
BVTV vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh............................... 75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Trưởng thành M. ruralis ............................................................... 45
Hình 4.2 Trưởng thành C. medinalis ........................................................... 45

Hình 4.3. Vịng đời của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis G. ........ 46
Hình 4.4. Diễn biến mật ñộ của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) trên một
số giống lúa lai vụ xuân 2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh .................. 49
Hình 4.5. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) trên các chân
đất khác nhau vụ xn 2012 Gia Bình, Bắc Ninh.......................... 51
Hình 4.6. Lúa lai Syn 6 trên đồng ruộng Gia Bình........................................ 52
Hinh 4.7. Khu ruộng thí nghiệm................................................................... 52
Hình 4.8. Thí nghiệm liều lượng đạm 120 kg N/ha...................................... 56
Hình 4.9. Ni sâu cuốn lá nhỏ trong phịng để giám định ........................... 56
Hình 4.10. Thu mẫu trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ñể giám ñịnh ................. 56
Hình 4.11. Nhộng, trưởng thành sâu CLN sấy khơ cân trọng lượng ............. 56
Hình 4.12. Mật độ 25 khóm/m2 1 dảnh/khóm ............................................. 59
Hình 4.13. Mật độ 35 khóm/m2 1 dảnh/khóm.............................................. 59
Hình 4.14. Mật độ 45 khóm/m2 1 dảnh/ khóm.............................................. 59
Hình 4.15 Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại......................................... 59
Hình 4.16. Mật độ 25 khóm/m22 dảnh/khóm.............................................. 61
Hình 4.17. Mật độ 35 khóm/m2 2 dảnh/khóm.............................................. 61
Hình 4.18. Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa chét ...................................................... 63
Hình 4.19. Sâu cuốn lá nhỏ trên cỏ môi (Leersia hexandra Swartz) ........... 63
Hình 4.20. Chuồn chuồn kim vàng Agriocnemis pymaea ............................. 64
Hình 4.21.Nhện chân dài (Tetragnatha mandibulata Walck......................... 64
Hình 4.22. Bọ rùa đỏ Micrarpis discolor Fabr.............................................. 65
Hình 4.23. Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curt ........................................... 65
Hình 4.24. Bọ ba khoang Ophionea indica Thunbr. ..................................... 65
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


Hình 4.25. Chuồn chuồn kim xanh Agriocnemis femina Brauer ................... 65

Hình 4.26. Nhện lưới trịn Araneus inustus Koch ......................................... 65
Hình 4.27. Ong đen kén trắng Cotesia angustibasis Gahan ......................... 65
Hình 4.28. Diễn biến mật ñộ thiên ñịch của sâu cuốn lá nhỏ
(C.medinalis) vụ xuân 2012 trên giống lúa Syn6 tại Gia Bình,
Bắc Ninh. ..................................................................................... 69
Hình. 4.29 Thí nghiệm thuốc Dupont Prevathon 5 SC.................................. 76
Hình. 4.30.Thí nghiệm thuốc Regent 800 WP .............................................. 76
Hình 4.31. Theo dõi bọ 3 khoang ăn sâu non sâu CLN................................. 76
Hình 4.32. Cơng thức đối chứng................................................................... 76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

CLN:

Cuốn lá nhỏ

CTV:

Cộng tác viên

Cs:


cộng sự

CT:

Công thức

NXB:

Nhà xuất bản

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

TLH:

Tỷ lệ hại



Mật độ

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xi


1. MỞ ðẦU
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài.
Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng trên thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng, điều đó thể hiện ở tổng diện tích và sản lượng
của lúa cao hơn bất kỳ loại cây lương thực lấy hạt nào. Diện tích trồng lúa ở
nước ta vào khoảng trên 6 triệu ha, năng suất bình qn đạt hơn 50 tạ/ ha. Lúa
là cây trồng có hàm lượng tinh bột cao trong số các cây lương thực (88%),
ngồi ra cây lúa cịn chứa một số thành phần hóa sinh khác như đường, ñạm,
protein, chất béo…rất cần thiết cho con người và vật ni.
Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với việc đưa giống mới có năng suất,
chất lượng cao vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất lúa ñược nâng lên,
kèm theo ñó là sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, phân bón tràn lan gây ơ nhiễm,
lãng phí và ảnh hưởng tới hệ sinh thái đồng ruộng, một số lồi dịch hại trước
ñây là ñối tượng gây hại phổ biến làm giảm năng suất nghiêm trọng như sâu
gai (Dicladispa armigera), sâu cắn gié (Mythimna separata)…nay trở thành
ñối tượng hại thứ yếu. Ngược lại, một số lồi dịch hại trước đây ở mức nhẹ
nay trở thành ñối tượng hại chủ yếu làm thiệt hại lớn năng suất lúa như sâu
cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu ñục thân hai chấm…
Theo báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật của Chi cục Bảo vệ
thực vật Bắc Ninh, chỉ riêng vụ xn 2010 tổng diện tích lúa gieo cấy tồn
tỉnh là 73941,8 ha thì diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lên tới 67.609 ha, tăng
31.681 ha so với năm 2009. Tương tự, ở huyện Gia Bình diện tích lúa gieo
cấy hàng năm là 8500 ha, diện nhiễm sâu cuốn lá nhỏ năm 2008 là 5300 ha,
năm 2010 lên tới 8500 ha. Mật ñộ sâu non sâu cuốn lá nhỏ phổ biến 6080con/m2 cao 150-250 con/m2 cá biệt trên 500 con/m2, tập trung chủ yếu trên
giống lúa D.ưu 6511, Syn 6, Q.ưu 1... làm giảm năng suất ñáng kể, nguyên
nhân chính làm cho sâu cuốn lá phát sinh phát triển mạnh có thể do chế độ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1



thâm canh chưa hợp lý, bộ giống lúa lai có bản lá to, xanh ñậm chiếm ưu thế
ngày càng ñưa vào sử dụng rộng rãi hơn. Việc sử dụng quá nhiều phân hố
học, thuốc trừ sâu… đã làm cho hệ sinh thái ruộng lúa biến đổi có lợi cho sự
phát triển của sâu cuốn lá nhỏ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất, được sự phân cơng của Bộ
môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng
tơi thực hiện đề tài: “Tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá

nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) trên lúa lai vụ xuân
2012 tại Gia Bình, Bắc Ninh và biện pháp phịng trừ ”
1.2. MỤC ðÍCH VÀ U CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại
Gia Bình, Bắc Ninh vụ xuân 2012, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phịng trừ
đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và yếu tố môi trường sinh thái.
1.2.2. Yêu cầu.
- ðiều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
- Theo dõi tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, các yếu tố
sinh thái: Giống, chân ñất, mật ñộ và số dảnh cấy, lượng phân ñạm... ñến phát
sinh gây hại của sâu cuốn lá
- Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài.
- ðề tài đánh giá được tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
Cnaphalocrocis medinalis Guenee trên lúa lai tại Gia Bình, Bắc Ninh.
- Cung cấp những dẫn liệu mới về diễn biến mật ñộ, tỷ lệ hại và mức ñộ
gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở các ñiều kiện sinh thái khác nhau tại vùng
nghiên cứu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2


* Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài.
- Cung cấp hiện trạng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis
medinalis Guenee

- Những kết quả của ñề tài là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp phòng
trừ sâu cuốn lá nhằm đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ mơi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài.
Trước năm 1990, ñiều kiện canh tác còn lạc hậu, các chủng quần sinh
vật sống trong hệ sinh thái ln song hành cùng nhau đã hình thành mạng
lưới thức ăn ổn ñịnh, con người và thiên nhiên gắn kết thân thiện.
Sau năm 1990 khi cuộc cách mạng xanh nổ ra ñã làm thay ñổi bộ mặt
của ngành sản xuất Nông nghiệp trên thế giới, sản lượng lúa gạo tăng lên
mạnh mẽ nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sâu cuốn lá nhỏ
ñược coi là một trong những loài sâu hại lúa nguy hiểm nhất ở các vùng trồng
lúa trên thế giới.
Trong sản xuất nơng nghiệp ngồi vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế thì
việc xây dựng hệ thống canh tác bền vững có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
nhằm duy trì cân bằng hệ sinh thái, nâng cao ña dạng sinh học. Trong sinh

quần đồng ruộng ln ln có sự đồng hành của thiên ñịch và dịch hại tạo lên
mạng lưới thức ăn khép kín. Khi mật độ thiên địch giảm, mật ñộ dịch hại gia
tăng về số lượng trong thời gian ngắn, sẽ gây bộc phát ảnh hưởng nghiêm
trọng ñến sản xuất nơng nghiệp. ðể duy trì mật độ chủng quần dịch hại ở mức
dưới ngưỡng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp con người
khơng ngừng hồn thiện hệ thống canh tác phù hợp với ñiều kiện tự nhiên,
xã hội của từng vùng. Với mục tiêu là duy trì điểu khiển hệ sinh thái hợp
lý theo hướng có lợi cho con người, trong sinh quần đồng ruộng ln có
sự góp mặt của thiên địch, dịch hại. Vì vậy hiểu biết về hệ sinh thái ñồng
ruộng sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp thâm canh,
bảo vệ cây lúa tránh tổn thất do dịch hại gây ra, bảo vệ mơi sinh và góp
phần giữ cân bằng hệ sinh thái.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


Chương trình “ Quản lý dịch hại tổng hợp IPM ñã có hơn 30 năm nghiên
cứu và áp dụng vào sản xuất. Ngày nay nó đã trở thành chiến lược phòng trừ
sâu bệnh ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại
cây trồng là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật.
Từ những cơ sở khoa học trên với mục đích tìm hiểu nghiên cứu mối
quan hệ giữa cây lúa với sâu cuốn lá nhỏ và thiên ñịch của chúng để từ đó đề
xuất một số cải tiến trong biện pháp phịng trừ, nhằm làm giảm thiệt hại góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ñưa ngành nông nghiệp nước
nhà tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững góp phần đảm bảo chương
trình an ninh lương thực quốc gia.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1.Những nghiên cứu về các loài sâu hại lúa

Kết quả ñiều tra của Dale, Kiritani, trên thế giới có hơn 800 lồi sâu hại
lúa. ðơng Nam Á đã phát hiện ñược khoảng hơn 100 loài. Ở Trung Quốc ñã
phát hiện hơn 200 lồi. Tuy nhiên trong số đó chỉ có số ít lồi gây hại nặng
cho cây lúa, cịn đa số khơng gây hại hoặc ít gây hại. Số lồi gây hại giữa các
vùng không giống nhau.
Trên thế giới ở các nước trồng lúa khác nhau các loài sâu hại chính
cũng khác nhau. Theo Nagarajan, Ấn ðộ có 4 lồi ñó là sâu ñục thân hai
chấm, rầy nâu, rầy xanh ñuôi ñen và sâu năn. Nhưng theo Chiu, ở Trung Quốc
có 7 lồi gây hại chính là: Sâu đục thân 2 chấm, sâu ñục thân 5 vạch, sâu cuốn
lá nhỏ, rầy nâu, rầy xanh đi đen, sâu năn và bọ trĩ. …. Số lượng các lồi sâu
gây hại chính phụ thuộc vào giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa, ở giai đoạn
sinh trưởng dinh dưỡng có khoảng 22 lồi, giai đoạn làm địng đến trỗ khoảng
8 lồi và giai đoạn chín chỉ có 3 - 4 lồi.
Kết quả nghiên cứu của Kiritani, ở châu Á có tới 20 lồi sâu hại chính,
ở châu Úc chỉ có 9 lồi, châu Mỹ là 13 lồi và châu Phi có 15 lồi. ða số các
lồi cịn lại ít gây hại hoặc gây hại khơng đáng kể.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


2.2.2.Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ
* Phân loại và danh pháp
Tên tiếng việt: Sâu cuốn lá nhỏ
Tên khoa học: Cnaphalocrocis medinalis
Tên tiếng anh: Rice leaf folder
Giới: ðộng vật (Animalia)
Ngành: Chân khớp (Arthropoda)
Lớp: Cơn trùng (Insecta)
Bộ: Lepidoptera

Họ: Pyralidae
Chi: Cnaphalocrocis
Lồi: Cnaphalocrocis medinalis
Các tên khác của lồi Cnaphalocrocis medinalis đã từng ñược ñề cập ñến
bao gồm: Cnaphalocerus medinalis, Salbia medinalis Guenée 1854, Botys
rutilalis Walker 1859, Botys iolealis Walker 1859, Cnaphalocrocis jolinalis
Lederer 1863, Botys acerrimalis Walker 1865, Marasmia medinalis
castensziana Rothschild, Botys fasciculatalis Walker, Botys nurscialis Walker,
Cnaphalocrocis iolealis Walker.
Giống Cnaphalocrocis ñược ñề ra bởi Lederer vào năm 1863. Một dạng
của loài Botys iolealis Walker năm 1859. Giống Cnaphalocrocis bao gồm cả loài
Cnaphalocrocis medinalis (Guenee, 1854), là loài sâu cuốn lá phổ biến nhất ở
nhiều vùng trồng lúa trải dài từ Châu Á, Australia và Châu ðại Dương.
Cnaphalocrocis medinalis ñược biết ñến như một lồi sâu hại chính từ
các vùng khơ hạn đến các vùng có điều kiện tưới tiêu, và các vùng đất ngập
nước của tất cả các hệ sinh thái nông nghiệp có trồng lúa. Tuy nhiên, việc tìm
ra lồi Marasmia patnalis trong cùng khu vực phân bố bởi Bradley (1981) ñã
gây rất nhiều khó khăn cho việc giải thích các kết quả trước đó về lồi
Cnaphalocrocis medinalis trong giai đoạn trước năm 1981. Hai lồi này có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


các đặc điểm bề ngồi tương tự và hầu như khơng thể phân biệt được sự khác
nhau giữa chúng nếu căn cứ vào các đặc điểm hình thái bên ngồi [47].
Ở châu á W.H.Reissig, E.A.Heinrichs và cộng tác viên [74] ñã xác ñịnh
ñược 4 loài là Cnaphalocrois medinalis, Marasmia exigua, Marasmia patnalis
và Marasmia ruralis. Sự khác biệt giữa 4 loài này chủ yếu phân biệt thơng qua
đặc điểm vân cánh. Lồi Cnaphalocrocis medinalis được phân biệt bởi nét đặc

trưng là giữa 2 vân ngang màu tro xám có một vân cụt to đậm, khác với lồi
Cnaphalocrocis medinalis lồi Marasmia exigua có nét đặc trưng trên đơi cánh
là vân ngang, giữa trên đơi cánh ngồi hình gấp khúc, cịn lồi Marasmia
patnalis thì ở mép trên đơi cánh ngồi có viền nâu ñậm tới vân ngoài của cánh,
vân ngang giữa gián ñoạn khơng liền nét, khác với 3 lồi trên, lồi Marasmia
ruralis có nét đặc trưng là ở giữa mép trên của đơi cánh ngồi có điểm đen to
hình ovan nằm ngang, mép ngồi của cánh có viền nâu mảnh. ðặc điểm chi tiết
về phân loại và các giai ñoạn phát dục của Cnaphalocrocis medinalis Guenee đã
được Barrion cùng cộng sự mơ tả chi tiết năm 1991 [44], [45],[46].
Mối quan hệ di truyền giữa Cnaphalocrocis medinalis và lồi
Marasmia patnalis đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, từ việc khơng thể tìm thấy
dạng trung gian giữa hai lồi này, Munroe (1991) đã đề xuất rằng việc phân
loại di truyền một cách chung chung như hiện nay nên ñược giữ lại [70].
* Triệu trứng gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của lồi
Cnaphalocrocis medinalis
* Triệu trứng gây hại
Trước khi bắt đầu hoạt ñộng gây hại, sâu CLN cuốn lá tạo thành tổ bằng
cách nhả tơ khâu 2 mép lá lại với nhau. ðể bảo vệ chính nó, sâu chỉ gặm ăn
phần chất xanh (thịt lá) để lại lớp biểu bì mặt dưới lá mầu trắng, trong suốt,
chạy dọc theo gân chính. Trường hợp cây bị hại nặng, bộ lá trở lên khơ xác. Do
đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây lúa dẫn ñến năng
suất lúa bị giảm sút, thậm chí có thể bị mất trắng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


* ðặc điểm hình thái
- Pha trứng
Trứng được đẻ đơn lẻ hoặc tập hợp thành cụm từ 3 ñến 8 quả trên bề

mặt lá, chúng có hình dạng giống hình lục giác và có màng ở mặt dưới. Trong
24 giờ, trứng của cá thể trưởng thành cái có kích thước mỗi quả là 0,93 mm
về chiều dài và 0,42 mm về chiều rộng, hình trứng, màu trắng vàng, phần
bụng phẳng và phần giữa lưng lồi vừa phải. Cả hai ñầu của quả trứng trịn
hoặc có những chỗ lồi lõm.
- Pha sâu non
Sâu non Cnaphalocrocis medinalis mới nở có màu ánh sáng kem trên
ñầu sâu, màu nâu hoặc ñen, cơ thể màu xin đến vàng sáng. Sâu non có các
lơng ngắn màu nâu nhạt bao quanh cơ thể. Sâu non tuổi 1 có cơ thể nhỏ, kích
thước chiều dài và chiều rộng tương ứng là 2,0 và 0,20 mm và mảnh đầu có
kích thước chiều dọc và chiều ngang tương ứng là 0,20 và 0,27 mm.
Sâu non tuổi 2 có hình dạng tương tự như ấu trùng tuổi 1, chúng chỉ khác
nhau về chiều dài cơ thể. Ấu trùng tuổi 2 có kích thước 4,4 mm về chiều dài và
0,68 mm về chiều rộng. Mảnh đầu có kích thước chiều dọc là 0,40 mm và chiều
rộng là 0,41 mm.
Sâu non tuổi 3 có chiều dài 7 mm và rộng 1,2 mm với kích thước mảnh
đầu đo được là dọc 0,6 mm và ngang là 0,63 mm. Ấu trùng tuổi 3 ñặc trưng bởi
sự khác biệt về các cặp hình bán nguyệt màu đen trên dịng giữa lưng của mảnh
lưng ngực trước.
Sâu non tuổi 4 hoạt động tương đối mạnh, chúng có chiều dài trung
bình 9 – 11 mm và rộng 1,8 mm với các chiều ño ñược ở ñầu là dọc 0,8 mm
và rộng 0,82 mm. ðốm nâu trên mảnh ngực trước, ở tuổi 4 ñã chuyển sang
màu ñen, các ñốm tương tự cũng có thể nhìn thấy ở các đốt bụng thứ 7, thứ 8
và ñốt thứ 9.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8



Sâu non tuổi 5 có đầu màu nâu nhạt và một cơ thể trong suốt ñến trắng
ñược bao phủ bởi lông cứng màu nâu. Mảnh lưng ngực trước, ngực giữa,
ngực sau và các đốt bụng thứ 8, thứ 9 có các ñốm mày ñen rất nổi bật. Tuy
nhiên, qua lớp biểu bì, vẫn có thể nhìn thấy các hệ thống nội mơ. Sâu non
phát triển đầy đủ có chiều dài là 16 mm và rộng 1,8 mm trong khi kích thước
phần ñầu theo chiều dọc và chiều ngang lần lượt là 1 mm và 1,10 mm.
Sau tuổi 5, sâu non nhả tơ làm thành một lớp ñai lụa bên trong lá bị
cuốn. Ấu trùng chuyển từ màu trắng xỉn màu sang màu trắng cam và vẫn cịn
hoạt động trong vịng 24 – 48 giờ. Sau đó chúng ngừng ăn, co ngắn và dần đạt
kích thước nhộng. Vào cuối thời kỳ tiền nhộng, nó có màu nâu sáng.
-Pha nhộng
Sâu cuốn lá nhỏ hóa nhộng trong buồng lụa bên trong lá mà chúng
cuốn tổ. Nhộng dài, hình thoi và có màu từ nâu sáng đến đỏ nâu, kích thước
nhộng là 9 – 12 mm x 1,6 – 3 mm. Vỏ nhộng vẫn cịn gắn liền với các đốt
bụng thứ 6 – 8 của gai bụng. Nhộng cái có một khe mở rất rõ ở ñốt bụng thứ
8. Ở trưởng thành ñực, lỗ sinh dục nhỏ và có hai thùy ở đốt bụng thứ 9, trong
khi lỗ hậu mơn có hình chữ W rất rõ ở ñốt bụng thứ 10.
-Pha trưởng thành
Trưởng thành có màu vàng sáng hoặc nâu cam với các đường vng
góc có màu tối hơn hoặc màu nâu bên trong. Các đường kẻ ở giữa thường
ngắn và khơng kéo dài hết chiều dài thân. ðường viền ngoài của cánh trước
xuất hiện và được mở rộng ra tồn bộ cánh sau. Sải cánh dài 17 – 20 mm. Mút
bụng của trưởng thành đực thường mở rộng, có màu đen dọc lưng trong khi
trưởng thành cái có mút bụng là các dải hẹp tạo thành hai ñường kẻ trắng
chạy dọc lưng. Trưởng thành đực có một vài túm lơng màu vàng nhạt – nâu
hoặc màu ghi – nâu trên gân cánh trước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9



* ðặc ñiểm sinh học, sinh thái học
Tại Nhật Bản, Cnaphalocrocis medinalis di cư ñường dài vượt ñại
dương ñi kèm với sự di chuyển của rầy lưng trắng hại lúa (Sogatella
furcifera) và rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) từ phía Nam và miền Trung
của Trung Quốc. Sự di trú của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ñược tạo thành
do sự giảm áp suất của một vùng áp suất thấp trước mưa từ phía Nam hoặc
phía Tây Nam vào đầu tháng Sáu ñến giữa tháng Bảy. Các cá thể trưởng
thành của sâu cuốn lá nhỏ di trú sẽ thiết lập quần thể trên các diện tích lúa của
Nhật Bản và sinh sản tạo ra các thế hệ tiếp theo cho ñến giai ñoạn lúa chín.
Khả năng sinh sản của các trưởng thành cái và số thế hệ phụ thuộc vào ñiều
kiện cụ thể của từng ñịa phương, ñiều kiện ñịa lý và thời gian của mùa thu
hoạch. Khu vực Tây Nam của Nhật Bản có ít nhất 3 thế hệ trong khi ở khu
vực phía Bắc chỉ có từ 1 đến 2 thế hệ. Thời gian nhập cư có ảnh hưởng đến số
lượng các thế hệ trong khu vực mà chúng nhập cư. Nếu quần thể trưởng thành
ñược thiết lập vào tháng Sáu, chúng sẽ tạo thành 4 thế hệ trong vụ lúa từ giữa
tháng Sáu ñến cuối tháng Mười ở khu vực Tây Nam. Tuy nhiên, tại miền Nam
Kyushu, các cá thể trưởng thành di cư tạo ra các thế hệ sau tấn côn cây trồng
trà sớm, chúng phát triển từ tháng Tư ñến tháng Bảy và gây hại ñáng kể vào
tháng Sáu [60].
Ở Trung Quốc, Chang và cộng sự (1980, 1981) báo cáo rằng lồi
Cnaphalocrocis medinalis đã xâm nhập và lây lan ở miền Bắc Trung Quốc
trong mùa xuân và ñầu mùa hè. Một sự di cư ngược lại về hướng Tây Nam
diễn ra vào mùa thu, sự kiện này nhằm giúp chúng di chuyển đến các vùng
mà chúng có thể qua đơng. Khả năng sinh sản của các quần thể sâu cuốn lá
nhỏ nhập cư là thống nhất trong các năm khác nhau và số lượng trứng do một
cá thể cái đẻ trung bình là 153 trứng [49-50]. Ngược lại, các quần thể sâu
cuốn lá nhỏ bản địa có khả năng sinh sản thay ñổi qua các năm và ñã bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi sự biến ñộng của ñiều kiện thời tiết (Gu và Zhang, 1987)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


[73]. Quang chu kỳ ngắn và nhiệt ñộ cao ñược xem là nguyên nhân gây ra các
hiện tượng di cư và ngừng sinh sản ở pha trưởng thành (Chang và cộng sự,
1981) [55]. Ở Trung Quốc, sâu cuốn lá nhỏ có 5 thế hệ mỗi năm với đỉnh cao
về mật ñộ là vào tháng 8 và tháng 9, các cá thể ngài trưởng thành sống ñược
từ 4 ñến 7 ngày. Tại Trung Quốc, Hirao (1982) đã ghi nhận có 9 ñợt dịch:
1967, 1970, 1972, 1981 và các ñợt dịch năm 1973, 1977, 1979 diễn ra tại tỉnh
Giang Tô [61].
Tại ấn ðộ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại từ 5-6 lứa trong một năm.
Tại Korala trong ñiều kiện nhân ni giai đoạn trứng là 4 ngày, sâu non có 5
tuổi, thời gian các tuổi trung bình là 3,0; 5,0; 3,8; 4,0; 5,4 ngày từ tháng 10
ñến tháng 3, tổng thời gian phát dục của sâu non trung bình là 24,2 ngày, giai
ñoạn nhộng dài nhất là 7,4 ngày. Trong ñiều kiện nhân nuôi thời gian trứng là
3-4 ngày, sâu non là 15-17 ngày, nhộng là 6-7 ngày, trưởng thành sống 2-3
ngày. Mỗi con trưởng thành đẻ trung bình là 100 trứng.
-Vịng đời:
Tại Ấn ðộ, Cnaphalocrocis medinalis có 5 – 6 thế hệ mỗi năm và thời
gian mỗi chu kỳ sống dao ñộng từ 24 ñến 41 ngày. Tại Kerala, thời gian phát
triển của trứng là 4 ngày. Các ấu trùng có 6 tuổi với thời gian trung bình
tương ứng là 3; 3; 5; 3,8; 4 và 5,4 ngày, tương ứng trong khoảng thời gian từ
tháng Mười ñến tháng Ba. Trung binh tổng thời gian phát triển của ấu trùng là
24,2 ngày. Giai ñoạn nhộng kéo dài 7,4 ngày. Mặt khác, ở Bangalore, ở nhiệt
ñộ 12,590 ñộ vĩ Bắc và 77,30 độ kinh đơng, giai đoạn ấu trùng có thời gian
phát triển là 20 ngày và trải qua 5 tuổi sâu. Giai ñoạn tiền nhộng kéo dài 1 – 2
ngày nhưng cũng có thể kéo dài đến 3 ngày ở nhiệt ñộ 20,5 – 220C. Giai ñoạn
nhộng là 8,2 ± 0,8 ngày từ tháng Một ñến tháng Hai ở nhiệt ñộ 24,4 – 25,60C

và 6,5 ± 0,7 ngày từ tháng Năm ñến tháng Sáu ở nhiệt ñộ 30,50C (Lingappa,
1972) [67]. Tại Cuttack (20,3 độ vĩ Bắc; 85,5 độ kinh ðơng), vịng đời của
sâu cuốn lá nhỏ kéo dài 24,28 ngày. Thời kỳ trứng kéo dài 3 – 4 ngày, giai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


ñoạn ấu trùng kéo dài từ 15 ñến 17 ngày, và thời gian nhộng kéo dài từ 6 ñến
7 ngày. Một bướm đêm cái đẻ trung bình 100 trứng. Velusamy và
Subramanian (1974) báo cáo vịng đời của lồi này kéo dài 31 – 41 ngày. Tại
Sri Lanka, giai ñoạn ấu trùng trải qua 5 đến 6 tuổi, các tập tính của chúng ñã
ñược nghiên cứu rất chi tiết. Fraenkel và Fallil (1981) báo cáo các khâu giống
như hành vi quay của ấu trùng và hành vi ăn của chúng. Tuy nhiên, các thơng
tin về vịng đời của chúng cịn rất hạn chế [52].
Tại Bangladesh, mỗi năm có từ 5 đến 6 thế hệ và 4 thế hệ phát sinh từ
tháng Năm ñến tháng Mười gây hại cho lá lúa với lượng ñáng kể. Thế hệ ñầu
tiên xuất hiện vào tháng Năm, tháng Sáu, thế hệ thứ 2 bắt ñầu từ tuần cuối
cùng của tháng Sáu ñến tuần ñầu tiên của tháng Tám, thế hệ thứ 3 xuất hiện ở
tuần ñầu tiên của tháng Tám ñến tuần thứ 2 của tháng Chín và thế hệ thứ 4
xuất hiện từ tuần thứ 2 của tháng Chín đến giữa tháng Mười. Thế hệ thứ 5
diễn ra dưới các dạng ngủ đơng, giai đoạn này diễn ra trong các tháng mùa
đơng. Thế hệ thứ 6 của sâu cuốn lá nhỏ ñược cho là phát sinh và diễn ra trên
các ký chủ phụ từ tháng Ba đến tháng Tư. Thời gian hồn thành chu kỳ sống
trung bình là khoảng 40,7 ngày (từ 34 đến 47 ngày). Thời kỳ trứng kéo dài 5,6
ngày, giai ñoạn ấu trùng lá 25 ngày, giai ñoạn tiền nhộng kéo dài 1,5 ngày và
giai ñoạn nhộng là 6,6 ngày. Tuổi thọ trung bình của trưởng thành sâu cuốn lá
nhỏ là 1 – 3 ngày (Alam, 1964) [43].
Tại Malaysia, tổng thời gian phát triển (từ trứng ñến trứng) là 35 ngày.
Thời gian các pha trứng, ấu trùng, nhộng và thời gian ñẻ trứng tương ứng lần

lượt là 4, 21, 7 và 3 - 4 ngày.
Tại Philippines, ñặc ñiểm sinh học của sâu cuốn lá nhỏ cũng là những dẫn
liệu chính xác (Otanes and Sison, 1941; Lim, 1962; Gonzales, 1974; Pathak,
1977; Barrion và cộng sự 1987, 1991) [71] [66] [53] [73] [44-45]. Sự phát triển
từ trứng ñến trưởng thành dao ñộng từ 25 ñến 52 ngày. Thời gian trứng là từ 3
ñến 6 ngày, thời kỳ ấu trùng kéo dài 15 ñến 36 ngày và giai đoạn nhộng kéo dài
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


6 – 9 ngày. Khả năng sinh sản của các cá thể cái dao ñộng từ 120 ñến 268 trứng
trên mỗi cá thể. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ, ñặc biệt là trưởng thành cái, sống
ñược từ 8 ñến 9 ngày. Mặc dù vậy, Gonzales (1974) báo cáo rằng thời gian sống
của trưởng thành cái dao ñộng lớn từ 2 ñến 18 ngày [53].
* Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của Cnaphalocrocis medinalis.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và sự gia tăng mật ñộ của
sâu cuốn lá nhỏ. Việc bón nhiều đạm, lân và kali, hoặc chỉ bón nhiều ñạm sẽ
làm tăng mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ trên ñồng ruộng. Hanifa và cộng sự (1974)
ñã chứng minh rằng Silic đóng vai trị quan trọng trong hoạt động ăn của sâu
non. Sự tích lũy silic đến hàm lượng lớn giúp ở các lớp biểu bì và các mơ
xung quanh, cùng với sự hình thành của các hàng silic ñơn hoặc kép trong các
giống kháng ñã tạo ra một rào cản cơ học tốt ñể làm hạn chế hoạt ñộng ăn của
ấu trùng [55].
Dinh dưỡng của trưởng thành và các loại ký chủ là thức ăn của ấu trùng
ảnh hưởng ñến sức sinh sản và mật ñộ của các quần thể sâu cuốn lá nhỏ. Ví
dụ, các trưởng thành cái cần một nguồn đường bên ngồi để việc sản sinh ra
trứng ñược tốt hơn.
Phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ: Ký chủ phổ biến có sự tồn tại

của lồi Cnaphalocrocis medinalissâu là lúa, nhưng chúng cũng được ghi
nhận xuất hiện thường xun trên ngơ, lúa mỳ, mía, lúa miến, yến mạch, cây
kê. Barrion và cộng sự (1991) ñã nghiên cứu sự phát triển của
Cnaphalocrocis medinalis từ ấu trùng đến trưởng thành trên 19 lồi thực vật,
Khan và cộng sự (1996) ñã so sánh sự phát triển của Cnaphalocrocis
medinalis trên lúa và 12 loài cỏ dại thuộc họ hịa thảo [65].
Cnaphalocrocis medinalis là lồi dịch hại ngày càng quan trọng trong
sản xuất lúa với việc sử dụng rộng rãi các giống năng suất cao cũng như xuất
phát từ những thay ñổi trong tập quán canh tác. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


×