Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Luận văn thạc sĩ tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở bò nuôi tại dak lak đặc điểm phát triển của ve bò và các biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 166 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I

NGUYỄN VĂN DIÊN

TÌNH TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Ở BỊ
NI TẠI DAK LAK, ðẶC ðIỂM PHÁT TRIỂN
CỦA VE BÒ VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Ký sinh trùng thú y
Mã số:
62 62 50 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Lục

HÀ NỘI, 2007

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả

Nguyễn Văn Diên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Lời

cảm ơn

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp I Hà Nội.
- Khoa Sau đại học trường ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội.
- Bộ môn Ký sinh trùng Kiểm nghiệm Thú sản trường ðại học Nơng
nghiệp I Hà Nội.
- Phịng ký sinh trùng Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa
học Việt Nam.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc ñối với:
- PGS.TS. Phan Lục - Trưởng Bộ môn ký sinh trùng kiểm nghiệm thú
sản Trường ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội. Người đã trực tiếp hướng
dẫn giúp đỡ tơi tận tình trong suốt thời gian làm việc, học tập và thực
hiện đề tài, để tơi trưởng thành trong khoa học, chun mơn và hồn
thành cơng trình nghiên cứu này.
- PGS.TS. Phạm Sỹ Lăng nguyên trưởng phòng khoa học hợp tác quốc
tế Viện thú y Việt Nam.
- PGS.TS. Phùng Quốc Chướng Chủ tịch Hội ñồng trường ðại học Tây
Ngun. Người đã tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian dài để tơi trưởng
thành trong khoa học và chuyên môn.
Tôi xin chân thành cám ơn.

- PGS.TS. Phan ðịch Lân nguyên viện trưởng Viện thú y Việt Nam.
- TS. ðặng Văn Thế Trưởng phòng ký sinh trùng Viện Sinh thái Tài
nguyên sinh vật Viện Khoa học Việt Nam.
Cùng tất cả các thầy cơ, các anh chị đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi học tập và có những ý kiến đóng góp q báu để tơi
hồn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Diên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MC LC
M U ................................................................................................................................i

2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3
3.1. Đóng gãp khoa häc................................................................................3
3.2. ý nghÜa thùc tiÔn ...................................................................................3
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 5
TNG QUAN TI LIU ...................................................................................................... 5

1. Những nghiên cứu về giun sán và đơn bào ký sinh ở bò ...............................5
1.1. Những sán lá ký sinh ở bò .....................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu về sán lá dạ cỏ (Paramphistomata) ...............8
1.1.2. Những nghiên cứu về sán lá gan (Fasciola spp.) ......................15
1.2. Những giun tròn ký sinh ở bò.............................................................20
1.2.1. Những nghiên cứu về giun đũa bê nghé (Toxocara vitulorum) 22
1.2.2. Những nghiên cứu về giun kết hạt (Oesophagostomum
radiatum ) ...........................................................................................24
1.2.3. Những nghiên cứu về giun chỉ (Setaria sp.) ..............................24
1.3. Những sán dây ký sinh ở bò ................................................................25

1.4. Những đơn bào thờng ký sinh ở bò....................................................27
1.4.1. Những nghiên cứu về tiên mao trùng ở bò (Trypanosoma evansi)
.............................................................................................................27
1.4.2. Những nghiên cứu về Babesia spp.............................................28
1.4.3. Những nghiên cứu về Theleria spp............................................29
1.4.5. Những nghiên cứu về cầu trùng ở bò (Eimeria spp.).................30
1.4.6. Nhục bào tử trùng ở bò (Sarcocystis spp.).................................31
2. Những nghiên cứu về ve Ixodidae ký sinh ở bò ..........................................32
2.1. Trên thế giới.........................................................................................32
2.2. Những nghiên cứu về ve ký sinh ë bß ViƯt Nam...............................33
2.3. Thc tÈy trõ giun sán ở bò .................................................................43
2.4. Thuốc trừ ve bò...................................................................................46
CHNG 2 ......................................................................................................................... 50
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


NỘI DUNG VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 50

2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................50
2.1.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu ...............................................................50
2.1.2. Đặc điểm của 3 khu vực nghiên cứu.................................................53
2.2. Nguyên vật liệu.........................................................................................56
2.2.1. Đối tợng nghiên cứu: ......................................................................56
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................58
2.3. Thêi gian nghiªn cøu ................................................................................59
2.4. Néi dung nghiªn cøu ................................................................................59
2.5. Phơng pháp nghiên cứu...........................................................................60
2.5.1. Xác định địa điểm nghiên cứu..........................................................60
2.5.2. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................60
2.5.3. Xét nghiệm phân theo phơng pháp định tính..................................60

2.5.4. Xét nghiệm phân theo phơng pháp định lợng...............................61
2.5.5. Phơng pháp xác định cờng độ nhiễm............................................61
2.5.6 Phơng pháp nhuộm và làm tiêu bản cố định cho sán lá, sán dây ....62
2.5.7. Phơng pháp định loại ký sinh trùng ở bò........................................62
2.5.8. Phơng pháp theo dõi động vật thí nghiệm ......................................63
2.5.9. Phơng pháp chẩn đoán ký sinh trùng đờng máu...........................63
2.5.10. Phơng pháp kiểm tra Sarcocystis sp. ............................................64
2.5.11. Phơng pháp nghiên cứu các đặc điểm phát triển ve bò.................64
2.5.12. Điều tra biến động ve ở ngoài chuồng trại .....................................65
2.5.13. Phơng pháp tách chiết hoạt chất diệt ve từ cây Cóc q ..............65
2.5.14. Thư nghiƯm diƯt ve b»ng hãa d−ỵc và chất chiết từ cây Cúc quỳ ..66
2.5.15. Phơng pháp xác định nồng độ của thuốc diệt ve theo phơng pháp
LD50 và vẽ đồ thị.............................................................................69
2.5.16. Phơng pháp kiểm tra hiệu lực của thuốc điều trị giun sán............69
2.5.17. Phơng pháp tính hiƯu qu¶ kinh tÕ ................................................69
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


2.5.18. Phơng pháp xử lý số liệu...............................................................70
CHNG 3 ......................................................................................................................... 71
KT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 71

3.1. T×nh h×nh nhiễm ký sinh trùng ở bò nuôi tại Dak Lak .............................71
3.1.1. Tình hình nhiễm ký sinh trùng ở bò nuôi tại các địa điểm nghiên cứu 71
3.1.2. Tình hình nhiễm ký sinh trùng theo lớp ...........................................74
3.2. Biến động nhiễm các loài ký sinh trùng chủ yếu ở bò..............................83
3.2.1. Biến động nhiƠm ký sinh trïng ë bß theo løa ti ...........................84
3.2.2. Biến động nhiễm ký sinh trùng chủ yếu ở bò theo mïa ...................88
3.2.3. BiÕn ®éng nhiƠm ký sinh trïng chđ yếu theo giống bò....................92
3.2.4. Biến động nhiễm ký sinh trùng chủ yếu theo phơng thức

chăn nuôi.........................................................................................95
3.2.5. Những biểu hiện lâm sàng của bò nhiễm nội ký sinh.......................99
3.2.6. Cờng độ nhiễm sán lá gan; sán lá dạ cỏ với ve ký sinh ở bò..........102
3.3. Đặc điểm phát triển của ve bò ở Dak Lak ..............................................103
3.3.1. Tình hình nhiễm ve.........................................................................103
3.3.2. Hình thái các loài ve ký sinh ở bò Dak Lak ..................................105
3.3.3. Biến động về cờng độ nhiễm ve của bò qua các tháng.................107
3.3.4. Biến động nhiễm ve ở chuồng nuôi và b i chăn qua các tháng......109
3.4. Đặc điểm sinh sản và phát triển ve bò ở Dak Lak ..................................111
3.4.1. Đặc điểm sinh sản của ve B. microplus và Rh. sanguineus ............111
3.4.2. Khả năng phát triển của trứng ve B. microplus và Rh. sanguineus 115
3.5. Các biện pháp phòng trị ve bò và nội ký sinh trùng chủ yếu .................118
3.5.1. Biện pháp phòng trị ve bò...............................................................119
3.5.2. Biện pháp phòng trị nội ký sinh trùng chủ yếu ở bò.......................130
3.6. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng quy trình..........................................135
3.7. Đề xuất quy trình phòng trị ký sinh trùng chủ yếu ở bò Dak Lak..........137
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ............................................................................................... 131
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………v


TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình nhiễm ký sinh trùng chung ở bị ni tại các địa điểm .............67
Bảng 3.2. Tình hình nhiễm các lớp ký sinh trùng ở bị ni tại Dak Lak...................70
Bảng 3.3. Thành phần và phân bố các loài ký sinh trùng ở bị Dak Lak ...................73
Bảng 3.4. Biến động nhiễm ký sinh trùng chủ yếu theo tuổi của bò..........................79
Bảng 3.5. Tình hình nhiễm ký sinh trùng chủ yếu của bị theo mùa...........................83
Bảng 3.6. Tình hình nhiễm ký sinh trùng chủ yếu ở các giống bị..............................86
Bảng 3.7. Tình hình nhiễm ký sinh trùng chủ yếu ở bò theo phương thức chăn ni

....................................................................................................................89
Bảng 3.8. Những triệu chứng điển hình của bị nhiễm nội ký sinh trùng...................94
Bảng 3.9. Tình hình nhiễm ve B. microplus và Rh. sanguineus ở bị.........................96
Bảng 3.10. Biến động về cường độ nhiễm ve của bị qua các tháng ............ 100
Bảng 3.11. Biến ñộng mật ñộ nhiễm ve ở bãi chăn qua các tháng ...........................102
Bảng 3.12. ðặc ñiểm sinh sản của ve bò ở Dak Lak................................................104
Bảng 3.13. Khả năng phát triển của trứng ve B. microplus và Rh. sanguineus.....107
Bảng 3.14. Hiệu lực diệt ve của Bayticol..................................................................111
Bảng 3.15. Hiệu lực diệt ve của Solfac .....................................................................112
Bảng 3.16. Thử nghiệm diệt ve trên cơ thể bò bằng Solfac 0,3% và Bayticol 0,1%
..................................................................................................................114
Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra khả năng diệt ve của dịch chiết cây Cúc quỳ trong
NaOH và HCl...........................................................................................116
Bảng 3.18. Hiệu lực diệt ve của dịch chiết cây Cúc quỳ trong HCl ñược ngâm chiết ở
các thời ñiểm khác nhau ..........................................................................118
Bảng 3.19. Hiệu lực diệt ve của chất chiết từ cây Cúc quỳ......................................119
Bảng 3.20. Thử nghiệm dịch chất chiết từ cây Cúc quỳ 4,2% và Bayticol 0,1% ..121
Bảng 3.21. Hiệu lực của một số thuốc tẩy trừ ký sinh trùng chủ yếu .......... 124
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


Bảng 3.22. Một số chỉ tiêu sinh lý của bò trước và sau khi dùng thuốc tẩy.............125
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế vỗ béo bị khơng tẩy trừ ký sinh trùng sau 2 tháng...126
Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế vỗ béo bị có tẩy trừ ký sinh trùng sau 2 tháng..........127
DANH MỤC BIỂU ðỒ, ðỒ THỊ

Biểu ñồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở bị ni tại các địa ñiểm nghiên cứu ..........72
Biểu ñồ 3.2. Tình hình nhiễm các lớp ký sinh trùng ở bị ni tại Dak Lak................72
Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng chủ yếu ở bị Dak Lak......................77
Biểu đồ 3.4. Biến động nhiễm ký sinh trùng chủ yếu của bò theo mùa .....................83

Biểu ñồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chủ yếu của các giống bị......................... 86
Biểu đồ 3.6. Tình hình nhiễm ký sinh trùng chủ yếu ở bò theo phương thức
chăn ni............................................................................................ 90
Biểu đồ 3.7. Tình hình nhiễm ve ở bị Dak Lak...................................................... 97
Biểu đồ 3.8. Hiệu lực diệt ve của dịch chiết cây Cúc quỳ trong NaOH và HCl... 117

ðồ thị 3.1. Tình hình nhiễm ký sinh trùng chủ yếu ở bị theo tuổi ..............................79
ðồ thị 3.2. Biến động nhiễm ve ở bò qua các tháng ............................................ 101
ðồ thị 3.3. Biến động nhiễm ve ở bãi chăn, chuồng ni qua các tháng...................103
ðồ thị 3.4. Hiệu lực diệt ve của Bayticol ...................................................................112
ðồ thị 3.5. Hiệu lực diệt ve của Solfac.......................................................................113
ðồ Thị 3.6. Hiệu lực diệt ve của chất chiết cây Cúc quỳ...........................................120

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên bản

1

EPG

Số lượng trứng/1g phân

2


FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm
(Food and Agriculture Organisation)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni bị đang phát triển mạnh, ở
mọi quy mơ chăn ni. Ngồi việc cung cấp thực phẩm cho con người, bò còn
cung cấp sức kéo, phân bón cho nơng nghiệp và ngun vật liệu cho cơng
nghiệp. Vì thế, ngành chăn ni bị đang được nhiều địa phương quan tâm
đầu tư phát triển, cũng vì thế số lượng bị ở nước ta đang gia tăng mạnh. Theo
số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi 1/2006, nước ta có 5.510.000 con bị,
trong đó số bị ở các tỉnh miền Trung (chiếm 38,2%).
Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn của miền Trung nước ta có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn ni bị. Nghề chăn ni bị
đang giúp người nơng dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa xố được đói, giảm
được nghèo và làm giàu ở những nơi có điều kiện phát triển chăn ni bị
với quy mơ lớn. Những năm vừa qua, tình hình phát triển chăn ni ở Tây
Ngun đã có nhiều chuyển biến, nhiều hộ nơng dân ngồi việc đầu tư
trồng cây cơng nghiệp dài ngày, phần lớn số còn lại ngày càng nhiều đã
chuyển sang đầu tư chăn ni bị, nhất là khi thị trường các mặt hàng nơng
sản khác dao động gây bất lợi về giá cả, làm ảnh hưởng lớn ñến thu nhập
của người nông dân.
Dak Lak là một tỉnh của Tây Ngun, có diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng
lớn, thuận lợi cho việc phát triển chăn ni bị, vì thế đã hình thành nhiều vùng

chăn ni bị chun canh như vùng Ea Kar, M’Drak, Ea Soup... Cùng với
những chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn ni của tỉnh, đàn bị của tỉnh
đã tăng lên nhanh chóng từ 104.460 con (năm 2003) lên 146.400 con (năm
2005), trong đó đàn bị lai Sind cũng đang tăng nhanh (34,23%). Theo kế hoạch
của tỉnh, đến năm 2010 đàn trâu, bị phải đạt 370.000 con [96], trong đó con bị
đang được ưu tiên phát triển hàng đầu.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………1


Tuy nhiên việc phát triển chăn ni bị ở Dak Lak hiện đang cịn nhiều
khó khăn, trong đó dịch bệnh là một trong những vấn ñề bức xúc nhất. Bệnh
truyền nhiễm thường làm chết nhiều gia súc, tốc ñộ lây lan nhanh, tuy nhiên có
vacxin phịng và khống chế bệnh. Bệnh ký sinh trùng tuy không gây chết ồ ạt
nhưng diễn ra âm ỉ, dai dẳng, bò bị nhiễm ký sinh trùng càng nuôi càng tốn
thức ăn, tốn công chăm sóc, gia súc chậm phát triển, gầy yếu, sức sinh sản kém,
sản lượng thịt sữa giảm, hơn nữa bò mắc ký sinh trùng có sức đề kháng kém,
dễ bị các bệnh khác kế phát. Một số loài ngoại ký sinh trùng như ve, tiết túc ký
sinh..., không những hút máu làm suy kiệt bò, mà chúng còn truyền các bệnh
ký sinh trùng ñường máu. Những thiệt hại do ký sinh trùng gây ra thường
khơng biểu hiện rõ, cũng vì thế bệnh ký sinh trùng ở bị ni tại Dak Lak ñã và
ñang trở thành nguy cơ gây hại lớn về kinh tế đối với ngành chăn ni. Nhiều
ký sinh trùng ở bị cịn lây truyền cho người, đe dọa tới sức khoẻ cộng ñồng
như sán lá gan lớn, nhục bào tử trùng, gạo bị...
Ở Tây Ngun, sau năm 1975 đã có những chương trình nghiên cứu
như Tây Ngun I, II. Một số cơng trình nghiên cứu độc lập của các tác giả
như Vũ Tứ Mỹ (1998) [57], Nguyễn ðức Tân (2004) [69]... tập trung vào việc
phát hiện, phân loại và mơ tả diễn biến tình hình dịch bệnh, mang tính chất
ñiều tra cơ bản, chưa ñi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các
đặc điểm dịch tễ học, sinh học của một số loài ký sinh trùng gây nhiều tác hại
ở bò. ðặc biệt là thiếu những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của

ký sinh trùng nhất là ve ký sinh ở bò.
ðể có cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phịng trừ thích hợp
các bệnh ký sinh trùng chủ yếu có nguy cơ cao đối với đàn bị, hỗ trợ ngành
chăn ni bị phát triển bền vững, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở bị ni tại Dak Lak, đặc điểm phát triển
của ve bò và biện pháp phòng trị ”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………2


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thành phần loài ký sinh trùng ký sinh trên đàn bị ni tại Dak Lak và
sự phân bố của chúng.
- Những loài ký sinh trùng chủ yếu thường gây hại ở bị ni tại Dak
Lak và một số ñặc ñiểm dịch tễ của chúng.
- Một số ñặc ñiểm sinh học của ve ký sinh ở bò Dak Lak.
- Hiệu lực một số thuốc (Magnidazole, Dovenix, Valbazen, Tolzan F,
Virbamec, Bayticol, Solfac và chất chiết cây Cúc quỳ) dùng trong phòng, trị
ký sinh trùng chủ yếu ở bị đạt hiệu quả cao.
3. ðóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. ðóng góp khoa học
+ ðây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống về thành phần và
phân bố các loài ký sinh trùng ở bị Dak Lak, đã xác định được mức độ nhiễm
của những lồi ký sinh trùng gây hại và đặc ñiểm về dịch tễ biến ñộng nhiễm
theo tuổi, mùa vụ, giống, phương thức chăn ni của những lồi này.
+ Lần ñầu tiên xác ñịnh ñược ve cứng ký sinh ở bị Dak Lak gồm 2
lồi: Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus, những ñặc ñiểm dịch
tễ học và sinh học của chúng.
+ Sử dụng chất chiết ancaloit từ cây Cúc quỳ (Tithonia diversifolia
Hemsl) để phịng trị ve bị.
+ Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu có được đã đề xuất quy trình

phịng trị các lồi ký sinh trùng chủ yếu ở bị ni tại Dak Lak mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Các kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng, đặc điểm sinh
thái, sinh học và dịch tễ của các loài ký sinh trùng gây thiệt hại ở bị đã tạo cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………3


sở khoa học để xây dựng các biện pháp phịng trị chúng có hiệu quả, góp phần
phát triển chăn ni bị một cách bền vững tại địa phương.
+ Trên cơ sở ñánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phịng trị ký sinh
trùng ở bị đã giúp người chăn ni biết cách lựa chọn thuốc có hiệu quả cao.
+ Nghiên cứu sử dụng hoạt chất tách chiết từ cây Cúc quỳ để phịng trị
ve đã góp phần khai thác ñược một nguồn dược liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa
phương, giúp chăn ni bị đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm sự ơ nhiễm mơi
trường do dùng hóa dược khác.
+ ðã đề xuất và áp dụng quy trình phòng, trị các bệnh ký sinh trùng chủ
yếu thường xảy ra trên đàn bị của Dak Lak một cách thích hợp và có hiệu
quả.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Những nghiên cứu về giun sán và đơn bào ký sinh trùng ở bị
Theo những nghiên cứu của tác giả nước ngoài như Yamaguti (1959)
[142], Soulsby (1965) [137], Sumakovich (1968) [139], Dorothy (1968)
[105], Schulz và Gvozdev (1971) [66], Georgi (1985) [110], Abuladze (1990)
[98], Kaufmann (1996) [117] ñã cho biết những ký sinh trùng thường gây hại

cho bị gồm nhiều lồi thuộc các lớp giun trịn, giun ñầu gai, sán lá, sán dây,
ve bét và ñơn bào ký sinh. Ở nước ta từ trước cho ñến nay cũng đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở bò như các tác giả:
Trịnh Văn Thịnh (1963) [78], xuất bản tập sách về Ký sinh trùng thú y.
Tác giả ñã giới thiệu một cách tổng hợp, ñầy ñủ, có hệ thống từ những kiến
thức cơ bản ñến những kiến thức bao quát, toàn diện về ký sinh trùng học thú
y của thế giới và của Việt Nam. Tác giả ñã tổng hợp các tài liệu, ñề tài nghiên
cứu đã cơng bố về giun sán ký sinh trùng ở vật ni nước ta, cho biết nhiều
lồi ký sinh trùng thường gây bệnh cho trâu, bò gồm: Fasciola gigantica,
Paramphistomum cervi, Eurytrema pancreaticum, Neoascaris vitulorum,
Haemochus contortus, Moniezia sp., T.evansi, Babesia spp..
Jan Drozdz và Andrej Malezewski (1967) [12] nghiên cứu ký sinh
trùng ở trâu, bị, dê của Việt Nam đã phát hiện 18 loài sán lá, 5 loài sán dây và
12 lồi giun trịn.
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) [96] đã cơng bố
93 lồi giun trịn ký sinh ở thú và ở bị có 57 lồi giun sán ký sinh trong đó có
27 lồi thuộc lớp Trematoda, 5 loài thuộc lớp Cestoda và 25 loài thuộc lớp
Nematoda.
ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [70] ñã tổng hợp các kết
quả nghiên cứu về giun sán ở Việt Nam cho thấy những sán lá ký sinh chủ
yếu ở bị là Fasciola gigantica, Eurytrema pancreaticum và các lồi thuộc họ
Paramphistomatidae.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Theo các tác giả Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê,
Phan Lục (1982) [80] cho biết những loài ký sinh trùng nhiễm ở bò thuộc các họ:
Fasciolidae, Paramphistomatidae, Trichosnematidae, Ixodidae, Eimeriidae.
Bùi Lập, ðỗ Trọng Minh, Lê Lập (1987) [41] trong kết quả nghiên cứu
về sán lá tuyến tụy và giun phổi ở bò các tỉnh miền Trung cho biết: tỷ lệ nhiễm

Eurytrema pancreaticum dao ñộng từ 0,56% - 25% và tăng dần theo tuổi bò.
Tỷ lệ nhiễm giun phổi Dictyocaulus viviparus nặng nhất ở bò từ 7 - 12 tháng
tuổi (13,3%) và đối với bị trên 1 năm tuổi thì mức độ nhiễm thấp hơn.
Theo Hà Duy Ngọ (1987) [58] nghiên cứu về sán lá ký sinh ở động vật
ni Tây Ngun cho biết trên bị, riêng ở bị nhiễm 15 lồi sán lá, trong đó
có lồi sán lá dạ cỏ Paramphistomum gracilis lần đầu tiên tìm thấy ở Việt
Nam.
Vũ Tứ Mỹ (1998) [57] đã mổ khám tồn diện 58 trâu, bò ở 4 tỉnh Tây
Nguyên vào các thời ñiểm khác nhau từ năm 1978 ñến năm 1987, cho biết gia
súc và thú hoang ở Tây Nguyên nhiễm 4 lớp giun sán, trong đó lớp giun trịn
nhiễm 89,16% (trâu, bị 98,36%) và cũng đã nhận thấy Setaria là những loài
rất phổ biến gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi ở Tây Nguyên.
Theo Phan Lục và cộng sự (1995) [48] tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường
tiêu hóa của bị ở vùng đồng bằng sơng Hồng biến động từ 83,3% - 98,7%.
Trâu bị đều nhiễm 11 lồi ký sinh trùng, trong đó nhiễm 8 lồi giun sán và 3
lồi ñơn bào. Loài thường nhiễm với tỷ lệ cao là Fasciola sp. 61,2%,
Paramphistomata 71,2%.
Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Thị Kỳ và Phạm Xuân Dụ (1996) [2] cho biết
trâu, bò miền Bắc nhiễm 19 loài sán lá, 3 loài sán dây và 17 lồi giun trịn.
Trịnh Văn Thịnh (1996) [81], Nguyễn ðăng Khải (1998) [31] thì các
lồi ký sinh trùng gây bệnh chủ yếu ở trâu bò nước ta là Fasciola gigantica,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Eurytrema pancreaticum, Toxocara vitulorum và các loài thuộc họ
Paramphistomatidae.
Theo Phan Lục, Hà Viết Lượng (1999) [52] ở Nam Trung bộ bò bị
nhiễm Trypanosoma evansi 8,99%, Babesia sp. 0,82%; Eimeria bovis 2,87%;
E. zurni 3,45%; Sarcocystis sp. 9,59% - 35,49%; trong đó ở bị ni tại Dak

Lak nhiễm đơn bào ký sinh chiếm tỷ lệ 54,1% - 71%. Tác giả ñã ñiều trị tiên
mao trùng bằng Naganin 20mg/kgP, Trypamidium 1mg/kgP, kết quả ghi nhận
sau khi sử dụng Naganin 20mg/kgP, Trypamidium 1mg/kgP thấy có 10% 20% trên đàn bị xảy ra phản ứng, riêng Triquin 0,025ml/kgP đạt kết quả tốt,
khơng có phản ứng.
ðể có hệ thống về các bệnh ký sinh trùng phổ biến ở bò nước ta cũng
như các nước trên thế giới, chúng tơi trình bày sơ lược một số kết quả nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
1.1. Những sán lá ký sinh ở bò
Theo Sumakovich (1968) [139], Trịnh Văn Thịnh, ðỗ Dương Thái (1978)
[79], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [26], Kaufmann (1996) [119] các loài
giun, sán gây bệnh cho bò thuộc các lớp Trematoda, lớp Cestoda, lớp Nematoda
và giun ñầu gai (Acanthocephala).
Theo Urquhart (1996) [140] lớp sán lá có 2 phân lớp: Monogenea có
vịng đời trực tiếp và Digenea địi hỏi có 1 - 2 ký chủ trung gian, ngành thân
mềm là ký chủ trung gian cần thiết của phân lớp Digenea.
Theo Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1996) [43] ở Việt Nam đã tìm thấy
102 loài sán lá ký sinh ở gia súc trong đó đã tìm thấy 33 lồi ký sinh ở bị.
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) [96], Trịnh Văn
Thịnh, ðỗ Dương Thái (1978) [79] ñã phát hiện thấy lồi Fasciola hepatica
ký sinh ở gan trâu, bị, lợn, ngựa và người ở các tỉnh Cao Bằng (1892), Huế,
Nha Trang (1889), Hà Nội (1928, 1960, 1965), Sơn La (1960, 1961), Tuyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Quang (1967). Vùng ñồng bằng, trung du ñồng cỏ ẩm thấp, lầy lội, nhiều
ruộng nước hơn ở miền núi, ñây là ñiều kiện thuận lợi ñể ký chủ trung gian
của các loài sán lá tồn tại và phát triển.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [26] gia súc nuôi ở các vùng
địa hình khác nhau, tỷ lệ nhiễm sán lá cũng khác nhau; vùng trung du 77,6%,
ñồng bằng 88%. Các tác giả trên còn cho biết: bò nhiễm sán lá tăng dần theo

từng độ tuổi; bị có độ tuổi từ 1 tháng ñến 12 tháng tuổi nhiễm họ
Paramphistomatidae 43%, từ 13 ñến 24 tháng tuổi nhiễm 64%, trên 24 tháng
tuổi 83%. ðối với họ Fasciolidae, loài Fasciola gigantica nhiễm phổ biến ở
trâu, bị, Homalogaster paloniae cũng tìm thấy ở manh tràng và kết tràng của
trâu, bò và nhiễm với cường ñộ lớn.
Ốc là ký chủ trung gian của các loài sán lá ký sinh ở gia súc nhai lại, theo
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [26] qua nghiên cứu đã cho biết, mật độ bình
qn số lượng ốc/m2 ở các vùng ñồng bằng từ 116 ñến 150 ốc/m2, nhiều hơn ở
trung du (57 - 93 ốc/m2,) và ở vùng miền núi là thấp nhất (51 - 74 ốc/ m2).
1.1.1. Những nghiên cứu về sán lá dạ cỏ (Paramphistomata)
Theo Kang và Kim (1988) [120] qua mổ khám 2124 bò trong 2 năm
1986 - 1987 cho biết có 55% bị bị nhiễm sán lá dạ cỏ, tỷ lệ nhiễm dao ñộng
từ 37,7% - 75,5% và tỷ lệ nhiễm cũng biến ñộng tùy theo từng vùng. Các loài
sán lá thuộc bộ Paramphistomata ký sinh ở gia súc có cường độ nhiễm cao ở
dạ cỏ, dạ múi khế và dạ lá sách. Trong dạ cỏ sán tụ tập nhiều ở rãnh thực
quản, số lượng cảm nhiễm có thể lên tới hàng vạn sán ở mỗi con vật (Phan
Lục, Trần Ngọc Thắng, 1999) [53].
Ở Ấn ðộ, theo Sahay và cộng sự (1989) [135] kết quả điều tra về tình
hình nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu, bò tại 15 huyện thuộc tỉnh Bihar cho biết, tỷ lệ
nhiễm sán lá dạ cỏ ở bò là 58,39%, ở trâu thấp hơn (40,53%) và tỷ lệ nhiễm
đó tùy thuộc vào từng vùng địa lý, dao động từ 46,64% - 91,6% và cũng theo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………8


tác giả Bengal, Das (1990) [104] tại phía Bắc bang Howrah của Ấn ðộ, qua
kết quả ñiều tra cho biết bị ở đây nhiễm sán lá dạ cỏ 57,73%.
Javed Khan và cộng sự (2006) [119], khi nghiên cứu về bệnh sán lá dạ
cỏ ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Punjab, Pakistan cho biết trâu được ni ở các
nơng traị có tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ (28,33%) cao hơn trâu nuôi ở các nông
hộ (12,75%).

Tại Bangladesh, Islam và cộng sự (1989) [116] xét nghiệm phân của
123 bò sữa, có 57 con nhiễm cùng một lúc cả sán lá gan và sán lá dạ cỏ,
chiếm tỷ lệ 46,34%.
Như vậy bị ở các nơi trên thế giới đều bị nhiễm sán lá dạ cỏ, tỷ lệ
nhiễm và cường ñộ nhiễm tùy thuộc vào ñiều kiện tự nhiên và tập quán chăn
ni của từng vùng.
Về vị trí ký sinh của sán lá dạ cỏ, theo Drozdz và Malczewski (1967)
[12] qua kết quả mổ khảo sát ở các ñộng vật nhai lại Việt Nam cho thấy sán lá
dạ cỏ ký sinh ở gia súc thường tập trung quanh rãnh thực quản, trâu bị nhiễm
sán lá dạ cỏ chiếm tỷ lệ là 100%, ở bò 90,4%.
Theo Phan Lục, Trần Ngọc Thắng (1999) [53], bị ở các tỉnh đồng
bằng sơng Hồng nhiễm sán lá dạ cỏ chiếm tỷ lệ là 71,20%.
Theo Lê ðức Quyết (1999) [63], đàn bị ở các địa phương thuộc khu
vực Nam Trung bộ nhiễm sán lá dạ cỏ với tỷ lệ là 65,21%, nơi có tỷ lệ nhiễm
cao nhất là huyện Tuy Hịa (Phú n) 80,83% và nơi nhiễm có tỷ lệ thấp nhất
là huyện Krông Buk (Dak Lak) 46,74%.
Theo Trần Ngọc Thắng (2004) [75] trâu, bò tại các tỉnh phía Bắc nhiễm
sán lá dạ cỏ đều rất cao, qua kết quả xét nghiệm phân cho thấy bò nhiễm sán
lá dạ cỏ từ 37,5% đến 78,2%. Bị mổ khám trong các lị mổ có tỷ lệ nhiễm cao
hơn từ 49,3% ñến 90,7% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, tuổi bị càng cao
nhiễm càng nặng.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Sán



thuộc


bộ

Paramphistomata

thường

gặp

các

giống:

Paramphistomum, Gigantocotyle, Calicophoron, Camyerius, Cotyophoron,
Ceylonocotyle, Gastrothylax và Fischoederus. Lồi được nghiên cứu nhiều
nhất là Paramphistomum cervi loài này thường ký sinh ở dạ cỏ, thời kỳ di
hành của sán non có thể ký sinh ở các cơ quan khác như dạ tổ ong, dạ lá sách,
dạ múi khế, ruột, ống mật, hay xoang bụng.
Rolfe và cộng sự (1991) [133] ñã phát hiện được 2 lồi sán lá dạ cỏ ở
vùng cận nhiệt đới miền ðơng nước Úc là Calicophoron caliphorum và
Paramphistomum ichikawai, trong đó lồi Calicophoron caliphorum thường
gặp và có cường ñộ nhiễm cao.
Hafeez và Avsatthi (187) [111] ñã xác ñịnh một số loài sán lá dạ cỏ ở ñộng
vật nhai lại thuộc bang Guijarat, Ấn ðộ bao gồm: Paramphistomum epiclicum,
Gastrothylax crumenifer, Fischoederus elongatus, F. cobboldi, Calicophoron
calicophorum và Ceylonocotyle thapani. Trong các lồi kể trên thì lồi G.
crumenifer thường gặp ở trâu, bị và lồi P. epiclitum thường gặp ở dê, cừu.
Rajkhova (1984) [129] qua mổ khám một số lượng lớn bị ở Bang
Shillong Ấn ðộ, tác giả đã phân loại được 10 lồi sán lá dạ cỏ thuộc họ
Paramphistomatidae ký sinh trong đường tiêu hóa của bị.

Rhee và cộng sự (1986) [130] cho biết, có 5 lồi sán lá dạ cỏ ký sinh ở bò vùng
Jeonju của Hàn Quốc, trong đó 2 lồi P. explanatum và P. cervi thường gặp hơn cả
với tỷ lệ là 49,74% và 48,08%. Ba lồi khác là Orthocoelium orthocoelium,
Fischoderius cobboldi và Cotycophoron cotycophorum ít thấy hơn.
Raina và cộng sự (1987) [128] ñã thu thập mẫu sán ở ñộng vật nhai lại
vùng Kasmir, Ấn ðộ và xác định được 11 lồi sán lá dạ cỏ ký sinh ở đường
tiêu hóa trâu, bị và cừu.
Zhang và cộng sự (1988) [141] cho biết có 5 lồi thuộc họ phụ
Gigantocotyle ký sinh ở ñộng vật nhai lại thuộc 2 tỉnh Yunnan và Zhejiang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Trung Quốc. Lồi G. siamense được tìm thấy ở ống dẫn mật trâu, trong khi đó
4 lồi khác là G. nanhuense, G. Wenzhousene, Gigantocotyle fosmosanum và
G. bathycotyle lại thấy ở dạ múi khế của bò và cừu.
Urquhart (1996) [140], cho biết thường bò non nhiễm bệnh nặng, bò lớn mắc
ở thể mạn tính và có sức đề kháng với bệnh. Trâu, bị non nhạy cảm với bệnh và chỉ
có một số lồi có tính gây bệnh như Paramphistomum microbothrium ở châu Phi,
Cotylophoron cotylophorum ở Châu Á, Paramphistomum ichikawar, Cotylophoron
caliphorum ở Úc và Paramphistomum cervi ở Châu Âu (Fincher, 1956) và sán
trưởng thành có thể sống nhiều năm trong dạ cỏ ký chủ.
Ở Việt Nam, Phan Lục và Trần Ngọc Thắng (1999) [53] đã xác định
được 9 lồi sán lá dạ cỏ ở trâu bị các tỉnh phía Bắc, trong đó lồi có tỷ lệ
nhiễm cao, cường độ nhiễm lớn là F. elongatus và Gastrothylax crumenifer,
Fischoederus cobboldi và G. glandiformis.
Theo Trần Ngọc Thắng (2004) [75] đã xác định trâu, bị miền Bắc đều
mẫn cảm với 12 lồi sán lá dạ cỏ.
Lê ðức Quyết (1999) [63] mổ khảo sát 32 bò ở vùng Nam Trung bộ,
phát hiện bò nhiễm sán lá dạ cỏ, loài Fischoederius elongatus và Gastrothylax
crumenifer chiếm tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cao nhất. Sán lá dạ cỏ thuộc bộ

Paramphistomata có rất nhiều giống, lồi, phân bố địa lý khá rộng, ở mỗi
nước, mỗi vùng cũng khác nhau.
Rolfe và cộng sự (1991) [133] ở Úc 2 loài ốc Gyraulus scottianus và
Helicorbis australiensis là ký chủ trung gian của sán lá dạ cỏ ký sinh ở bò.
Kriukova (1957) và Zgun (1958) cho biết ký chủ trung gian của
Paramphistomata là các loài ốc nước ngọt, gồm: Planorbis planorbis, Gyraulus
allbus, G. gredleri, G. ehrenbergi, Armiger crista, A. inermis, A. vortex,
Choanomphalus anomphalus, Segmentina nitida và Planorbis carinatus.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Ở Cu Ba, Percedo và Larrmendy, (1989) [126] ñã xác ñịnh ốc nước ngọt
Forsaria cubensis là ký chủ trung gian của sán lá dạ cỏ và 7,4% số ốc loài
Forsaria cubensis nhiễm ấu trùng sán lá dạ cỏ.
Kaufmann (1996) [119] hai loài ốc Bulinus sp. và Planorbis sp. là ký
chủ trung gian của sán lá dạ cỏ.
Ở Việt Nam, Phan Lục và Trần Ngọc Thắng (1999) [53] đã tìm thấy 4
loài ốc: Sermyla tornarella, Malanoides tubercularus, Polypylis hemispherula
và Gyraulus chinensis là vật chủ trung gian của các loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở
trâu, bị đồng bằng sơng Hồng.
Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1982) [80], Phan Lục (2002) [51] cho biết
sán lá dạ cỏ trưởng thành sống ở dạ cỏ, đẻ trứng theo phân ra ngồi, gặp điều
kiện thuận lợi, trứng phát triển qua các dạng ấu trùng ở ký chủ trung gian, rồi
tiếp tục xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, sau quá trình di hành phức tạp cuối
cùng ñến dạ cỏ và phát triển thành sán trưởng thành, tiếp tục đẻ trứng trong
vịng 207 ngày.
Nguồn gieo rắc mầm bệnh sán lá dạ cỏ chủ yếu là ñộng vật nhai lại
(trâu, bò, dê, cừu). Chúng thải một lượng trứng khá lớn ra ñồng cỏ và nơi
chăn thả. Những nơi có nhiều sơng suối, ao, hồ, đầm lầy, ẩm thấp là ñiều kiện

rất thuận lợi cho ký chủ trung gian cũng như mầm bệnh tồn tại và phát triển.
Ngồi các yếu tố về địa lý, mùa vụ, thì giống và tuổi của gia súc cũng có ảnh
hưởng đến tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ ở bò. Dsouza và cộng sự (1988) [106] cho
biết bò ở Ấn ðộ nhiễm sán lá dạ cỏ tăng dần theo tuổi và bò trên 8 tuổi nhiễm
sán lá dạ cỏ chiếm tỷ lệ cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của Phan Lục và Trần Ngọc Thắng (1999) [53] cho
thấy trâu dưới 2 năm tuổi nhiễm sán lá dạ cỏ với tỷ lệ thấp (44,1%), trâu càng
lớn tỷ lệ nhiễm càng tăng (2 - 8 tuổi nhiễm 70,5%, trâu trên 8 tuổi nhiễm
75,5%).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………12


Lương Tố Thu và cộng sự (1999) [86] qua kết quả nghiên cứu có nhận
xét là bị nhiễm sán lá dạ cỏ chiếm tỷ lệ cao hơn sán lá gan, ở tuổi 6 -12 tháng
nhiễm 33,3% và tuổi gia súc càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng tăng.
Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2000) [1] cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá
dạ cỏ ở bị một số tỉnh phía Bắc từ 44,1 - 70,3%, tăng dần theo ñộ tuổi và tỷ lệ
nhiễm biến ñộng theo mùa vụ.
Kết quả nghiên cứu của Kang và Kim (1988) [120] ở các giống bò tại
Hàn Quốc cho thấy bò nội nhiễm sán lá dạ cỏ là 61,3% cao hơn các giống bị
hiện đang ni khác như, ở bị sữa nhiễm 47,2% và bị lai 34,5%; bị đực
nhiễm sán lá dạ cỏ 48,5% thấp hơn bò cái 67,6%.
Theo Trần Ngọc Thắng (2004) [75] kết quả nghiên cứu cho biết trâu,
bò ở các vùng khác nhau, thuộc các tỉnh phía Bắc nhiễm sán lá dạ cỏ có tỷ lệ
khác nhau, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở vùng ñồng bằng từ 68,2 ñến 87,4%; thấp
nhất là ở vùng miền núi từ 37,5 ñến 67,3%. Tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ cũng
tăng dần theo tuổi, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi nhiễm 42,4%, bò lớn hơn 8 năm
tuổi là 82,8% và ñã xác ñịnh ñược 12 loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở trâu, bị;
trong đó lồi Explanatum explanatum gây tổn thương nặng cho ống dẫn mật.
Ngược lại, Javed Khan, Akhtar, Maqbool và Anees (2006) [119] kết

quả khảo sát tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ trên đàn trâu, bị thuộc tỉnh Punjab,
Pakistan cho thấy trâu, bị có độ tuổi dưới 2 năm tuổi nhiễm sán lá dạ cỏ cao
hơn trâu, bò lớn hơn 2 năm tuổi, trâu, bị đực nhiễm phổ biến hơn trâu, bị cái
và các tác giả trên cũng đã tìm thấy 3 loài ốc: Bulinus sp., Lymnaea sp.,
Planorbis sp. là ký chủ trung gian của các loài sán lá dạ cỏ.
Theo Sumakovich (1968) [65] trứng sán lá dạ cỏ, sau khi theo phân thải
ra ngồi thì q trình phát triển từ trứng đến Miracidium phụ thuộc vào nhiệt
độ mơi trường, ở nhiệt ñộ từ 19,50C ñến 27,50C ấu trùng nở sau 12 - 13 ngày
và ở nhiệt ñộ 280C sau 9 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………13


ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [70], cho biết sán trưởng
thành gây viêm tại chỗ, sán ký sinh gây nên bệnh mạn tính ở gia súc, làm gia
súc gầy yếu. Khi gia súc nhiễm sán với số lượng ít, thường gia súc khơng có
biểu hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình, khi gia súc nhiễm sán với
cường ñộ cao thì các triệu chứng lâm sàng ñược biểu hiện điển hình như: rối
loạn tiêu hóa, nhu động dạ cỏ kém, con vật gầy dần, và có thể bị chết sau khi
nhiễm từ 4 - 10 ngày, ở súc vật non tỷ lệ chết cao, có thể lên tới 100%. Những
súc vật nuôi dưỡng tốt, nếu cảm nhiễm sán lá dạ cỏ thì triệu chứng nhẹ hơn,
bệnh kéo dài 3 - 4 tuần; ngoài ra, theo một số tác giả khác như Mage và
Reynal (1990) [124], Shukur và cộng sự (1990) [138] cũng cho biết, sán lá dạ
cỏ là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bò.
Theo Hafeez và Avsatthi (1987) [112] loài Gigantocotyle explanatum
ký sinh ở ống mật, làm giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và làm tăng số
lượng bạch cầu trong máu.
Madhekar và cộng sự (1987) [123] đã sử dụng bột Resorantel (75%)
hịa nước cho bò uống, kết quả ghi nhận cho thấy liều 65mg/kg trọng lượng
cơ thể, thuốc có tác dụng diệt sán non và cả sán trưởng thành Gastrothylax sp.
và Cotylophoron sp. đạt hiệu lực 100%, đối với lồi P. explanatum thì hiệu

lực của thuốc chỉ đạt 75%.
Mohaparta và cộng sự (1990) [125] dùng Thiophanate ở liều 10g/75kg
trọng lượng cơ thể gia súc, thì hiệu lực tẩy sạch sán đạt 95%.
Mage và Reynal (1990) 126] thông báo kết quả trái ngược với các tác
giả trên, các loại thuốc Oxyclozanid, Netobimin, Closantel, Nitroxynil (biệt
dược Dovenix) và Thiophanate hầu như khơng có hiệu lực tẩy sán lá dạ cỏ.
Das và cộng sự (1990) [104] dùng Albendazol ñiều trị sán lá dạ cỏ, kết
quả là sau một tuần số lượng trứng giảm 90,08%. Trong q trình sử dụng
thuốc khơng thấy có tác dụng phụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………14


Rolfe và cộng sự (1991) [133] dùng Oxyclozanid (Okazan) liều
18,7mg/kg trọng lượng cơ thể có thể làm giảm số lượng sán lá dạ cỏ từ 50% 98%. Nếu dùng 2 liều cách nhau 3 ngày thì hiệu lực tẩy sán lá dạ cỏ là 100%
và triệu chứng lâm sàng ñược cải thiện rõ rệt.
Ở Việt Nam, Trần Văn Vũ (1997) [97] dùng Okazan liều 10mg/kgP có
tác dụng tẩy sán lá dạ cỏ, nhưng ñạt hiệu lực tẩy thấp (27,7%).
Phan Lục (1999) [54] cho biết dùng Benzimidazol liều 10mg/kgP ñã
tẩy sạch ñược sán lá dạ cỏ với tỷ lệ cao.
Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2000) [1] dùng Okazan 15mg/kgP +
Levamysol 10mg/kgP, hiệu lực tẩy trừ sán lá dạ cỏ là 73,34%.
1.1.2. Những nghiên cứu về sán lá gan (Fasciola spp.)
Bệnh sán lá gan ở gia súc do 2 loài Fasciola gigantica và Fasciola
hepatica gây ra. Chúng thường ký sinh ở ống dẫn mật, gan, túi mật của trâu,
bò, dê, cừu, ñộng vật hoang dã và người.
Hansen và Perri (1994) [113] sán lá gan phân bố rộng ở các nước Châu
Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á.
Theo Joseph và Boray (1994) [118] cho biết các lồi sán thường gặp ở
bị nuôi tại các khu vực ðông Nam Á là: Fasciola hepatica, Fasciola
gigantica, Paramphistomata và Gigantocotyle explanatum.

- Về hình thái cấu tạo:
Tác giả Chung Glee, Gary và Zimmerman (1993) [103] cho rằng
Fasciola hepatica và Fasciola gigantica thuộc loại hình thái đa dạng, khi ký
sinh trên các loài vật chủ khác nhau thì hình thái của chúng cũng khác nhau.
Fasciola sp. thu thập được ở khu vực ðơng Nam Á (Nhật Bản, ðài Loan,
Philippin, Hàn Quốc) cũng ñã thấy ở nhiều dạng hình thái khác nhau.
Theo Hansen và Perri (1994) [113] kích thước của Fasciola hepatica
chiều dài 18 - 51mm, rộng 4 - 13mm, thân dẹp hình lá, màu nâu nhạt, phần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………15


đầu hình nón dài 3 - 4mm có chứa 2 giác bám (giác bám bụng lớn hơn giác
bám miệng), phía trước thân phình to và thon dần về phía cuối thân tạo thành
vai rất rõ. Cấu tạo bên trong giống Fasciola gigantica.
Phan ðịch Lân (1978) [38], tác giả đã cơng bố tương ñối ñầy ñủ về kết
quả nghiên cứu sán lá gan (Fasciola gigantica) ký sinh ở gia súc: hình thái,
chu kỳ sinh học, tác hại của bệnh ñối với trâu bò nước ta.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [26], trứng của Fasciola
gigantica phình rộng ở giữa, thon về hai đầu, đầu nhỏ hơn có nắp, vỏ mỏng
gồm 4 lớp, bên ngồi phẳng, kích thước 0,125 - 0,17 x 0,060 - 0,1mm, phơi
bào phân bố đều và có màu vàng sáng.
Drodz và Malezewski (1967) [12] ñã mổ khám trâu, bị nhiều vùng
khác nhau ở phía Bắc và cho biết tỷ lệ nhiễm sán gan lá ở trâu là 76% và ở bò
là 36%. Tác giả cũng cho biết thêm là đã tìm thấy Fasciola hepatica ở trâu,
bị vùng núi Tuyên Quang.
ðào Hữu Thanh (1978) [71], bằng phương pháp mổ khám phi tồn diện
ở bị tại một số cơ sở chăn ni miền Bắc, đã xác định bị ở một số cơ sở chăn
nuôi trên nhiễm sán lá gan chiếm tỷ lệ là 60%, cường ñộ nhiễm từ 41 - 93
sán/bò.
Theo ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [108] tỷ lệ nhiễm sán

lá gan ở trâu vào khoảng 70%, ở bò 40%, và ở trâu cao hơn ở bò.
Phan ðịch Lân (1978) [38] sán lá gan phân bố rộng ở các tỉnh Nam Bộ,
Nha Trang, Huế, Hà Nội, Hải Dương, Nam ðịnh, Lạng Sơn... Bệnh xảy ra
nặng nhất ở trâu bị là do lồi Fasciola gigantica.
ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [70], kết quả nghiên cứu ñã
cho biết ở Việt Nam có hai trường hợp người bị nhiễm sán lá gan lớn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn tiến sĩ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×