Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

2 DEDAP AN KTRA KI I DIA 9 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.44 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Họ và tên :.............................. Lớp 9A.... KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút Ngày thi: Điểm. Lời phê. ĐỀ SỐ 1 I - TRẮC NGHIỆM (3đ) 1) Cơ cấu lao động nước ta từ năm 1989 đến 2003, có sự chuyển dịch như sau: A. Nông, lâm, ngư nghiệp giảm; Công nghiệp – xây dựng tăng; dịch vụ tăng. B. Nông, lâm, ngư nghiệp giảm; Công nghiệp – xây dựng giảm; dịch vụ tăng. C. Nông, lâm, ngư nghiệp tăng; Công nghiệp – xây dựng giảm; dịch vụ tăng. D. Nông, lâm, ngư nghiệp tăng; Công nghiệp – xây dựng tăng; dịch vụ giảm 2) ý nào sau đây không thuộc về thành tựu của chất lượng cuộc sống ở nước ta? A. Tỉ lệ người lớn biết chữ cao. B. Mức thu nhập bình quân trên đầu người cao. C. Chất lượng cuộc sống khác nhau giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. D. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, tỉ lệ tử vong trẻ em ngày càng giảm. 3) Các ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật của nước ta hiện nay là: A. Dầu khí, chế tạo máy, dệt, chế biến thực phẩm. B. Dầu khí, dệt, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. C. Dầu khí, khai thác than, dệt, chế biến thực phẩm. D. Dầu khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. 4) Loại đất thích hợp nhất để phát triển các vùng tập trung cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, là: A. Đất phù sa ở đồng bằng. B. Đất feralit ở trung du và miền núi. C. Đất xám bạc màu phù sa cổ ở Đông Nam Bộ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. Đất phèn, mặn Đồng bằng sông Cửu Long 5) Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta ngày càng đạt nhiều thành tựu ta lớn, là: A. Lao động nông nghiệp đông (60%) B. Người nông dân giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai. C. Nhà nước có chính sách thích hợp khuyến khich sản xuất. D. Người nông dân phát huy được bản chất cần cù sáng tạo. 6) Sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng khó khăn, chủ yếu là do: A. Thời tiết thất thường. B. Một số chính sách ở địa phương còn chưa phù hợp với thực tế. C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu. D. Sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế. I. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? (2đ) Câu 2: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng?( 2đ) Câu 3: Dựa vào bảng số liệu (sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (nghìn tấn))( 3đ) Nuôi trồng Khai thác. Bắc Trung Bộ 38.8 153.7. Duyên hải Nam Trung Bộ 27.6 493.5. a/ Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ so với toàn vùng Duyên hải miền Trung ( gồm 2 vùng trên). b/ Vẽ biểu đồ. c/ So sánh và giải thích sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Họ và tên :.............................. Lớp 9A.... KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút Ngày thi: Điểm. Lời phê. ĐỀ SỐ 2 1 - Khó khăn chủ yếu của nguồn lao động nước ta là: A) Tốc độ tăng nguồn lao động cao hơn so với tốc độ tăng dân số. B) Nguồn lao động nước ta còn hạng chế về thể lực. C) Nguồn lao động nước ta còn hạng chế về trình độ chuyên môn. D) Câu b & c đúng 2- Để giải quyết vấn đề việc làm, cần có các giải pháp: A) Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước. B) Tăng cường các biện pháp nhằm ổn định sự gia tăng dân số. C) Phát triển các ngành nghể tại chỗ. D) A,B,C đều đúng. 3-Tỉnh nào dưới đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A)Tiền Giang B)Đồng Nai C) Long An D) Bà Rịa – Vũng Tàu. 4- Các nhân tố nào dưới đây quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? E) Tài nguyên đất và con người. F) Con người và tài nguyên nước. G) Con người và chính sách phát triển. H) Tài nguyên khí hậu và con người..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5- Nước ta quanh năm cây cối xanh tươi, trồng được 2-3 vụ, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là nhờ có: I) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. J) Đất đai đa dạng, với 14 nhóm đất khác nhau. K) Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào. L) Nhiều giống cây trồng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái địa phương. 6- Nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, chủ yếu dựa vào: M) Cơ sở vật chất – kĩ thuật. N) Chính sách phát triển nông nghiệp. O) Tài nguyên thiên nhiên thuận lợi. P) Dân cư và lao động nông thôn đông. II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? (2đ) Câu 2: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng?( 2đ) Câu 3: Dựa vào bảng số liệu (sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (nghìn tấn))( 3đ) Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 38.8 27.6 Khai thác 153.7 493.5 a/ Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ so với toàn vùng Duyên hải miền Trung ( gồm 2 vùng trên). b/ Vẽ biểu đồ. c/ So sánh và giải thích sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ĐỀ 1: 1. A 2. C 3. B 4. B 5. C 6. D ĐỀ 2: 1. D 2. D 3. A 4. C 5. A 6. C II.PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Thuận lợi: (1đ) - Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía nam. (0.25đ) - Cửa ngõ thông ra biển, dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế. (0.25đ) - Vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch. (0.25đ) - Người dân có truyền thống cần cù trong lao động sản xuất. (0.25đ) Khó khăn: (1đ) - Vùng thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. (0.5đ) - Có sự chênh lệch về đời sống giữa các vùng dân cư, giữa miền núi và đồng bằng. (0.5đ) Câu 2: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích: - Việc đầu tư trồng rừng có lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái (0.5đ) - Phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn. (0.5đ) Chúng ta vừa khai thác vừa bảo vệ rừng vì: - Rừng cung cấp nguyên liệu chế biến cho công nghiệp và sản xuất (0.5đ) - Việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ rừng: rừng là tài nguyên quý giá, việc khai thác phải hợp lí, bảo vệ đi đôi với tái tạo tài nguyên rừng. (0.5đ) Câu 3: a/ Xử lý số liệu: (0.5đ) Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 58.8% 41.5% Khai thác 23.7% 76.3% b/ Vẽ biểu đồ cột (chồng, thường) thể hiện thủy sản ở 2 vùng (1.5đ) Vẽ đẹp, đúng, có chú thích, tên bản đồ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c/ So sánh – giải thích (1đ) So sánh (0.5đ) - Bắc Trung Bộ nuôi trồng nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ (0.25đ) - Duyên hải Nam Trung Bộ khai thác nhiều hơn Bắc Trung Bộ 3 lần (0.25đ) Giải thích : (0.5đ) - Ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tôm cá lớn, người dân có kinh nghiệm đánh bắt (0.25đ) - Ven biển Bắc Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản, người dân có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản (0.25đ).

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×