Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.02 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. ĐỀ TÀI: TÊN ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC, THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 8. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hưởng ứng phong trào dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng các biện pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Bản thân là một giáo viên, để thực hiện tốt kế hoạch năm học đảm bảo theo chỉ tiêu đã đề ra việc nâng cao chất lượng là không thể thiếu đối với tất cả các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng. Môn Hóa học là môn học thực nghiệm nhưng để học sinh học tốt môn Hóa học thì điều đầu tiên học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản đặc biệt là kiến thức của lớp 8. Bài tập hoá học cũng là một trong những nguồn hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh, giúp học sinh tự lực và chủ động hơn nữa trong việc đi tìm kiến thức mới. Vậy muốn giải được một bài tập Hóa học thì học sinh phải nắm vững kiến thức, mà giải bài tập theo phương trình hóa học là kiến thức xuyên suốt trong học tập môn Hóa học của học sinh. Đối với học sinh lớp 8 mới tiếp xúc với bộ môn Hóa học nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải một bài tập Hóa học theo phương trình hóa học, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học thuộc chương trình hóa học lớp 8 ” nhằm giải quyết những khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. * Giới hạn đề tài: - Phạm vi nghiên cứu đề tài : rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học thuộc chương 3 Hóa học lớp 8 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Trần Quốc Toản, Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam - Thời gian nghiên cứu: + Tháng 9/2010 nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. + Tháng 10/2011 đến 3/2012 nghiên cứu, tổng hợp, xử lí các số liệu và hoàn thành đề tài. * Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên quá trình giảng dạy và rút ra những kinh nghiệm và với lý thuyết chủ đạo, phân tích làm rõ tầm quan trọng của đề tài “Rèn luyện kĩ năng giải bài tập theo phương trình hoá học thuộc chương trình hóa học lớp 8” trong việc dạy học tại trường THCS Trần Quốc Toản nói riêng. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Hóa học là khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm, có nhiều khả năng giúp học sinh phát triển tư duy, năng lực nhận thức nếu việc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> dạy và học môn học này được tổ chức đúng đắn, khoa học. Do vậy, việc dạy của giáo viên là làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tích cực, tự giác và chủ động. Trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy, hứng thú học tập, kĩ năng sáng tạo đồng thời phát triển năng lực hành động như: tư duy logíc, trí thông minh, óc sáng tạo, kĩ năng tự học và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Do đó, giáo viên phải chuẩn bị về mặt tâm lí giáo dục, động cơ để giúp học sinh sẵn sàng học tập, kích thích và duy trì hứng thú của học sinh đối với việc học Hóa học. Việc truyền thụ những kiến thức hóa học gắn với thực tiễn sản xuất, sử dụng những phương pháp giảng dạy khác nhau, hướng dẫn học sinh tự học tập ở nhà và cách tiếp thu bài trên lớp, tổ chức cho học sinh rèn kĩ năng, kĩ xão qua các thí nghiệm thực hành hóa học, kĩ năng áp dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, cuộc sống và đặc biệt là kĩ năng giải bài tập ở mức độ cấp THCS. Như vậy, để rèn cho học sinh có một kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cần phải tiến hành các bước sau: - Viết phương trình hóa học. - Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất. - Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành. - Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (dựa vào các công thức tính toán có liên quan) Các em muốn giải được một bài toán hóa học thì phải ghi nhớ tối thiểu các công thức để tính toán cơ bản ở cấp THCS: - Mối quan hệ giữa khối lượng và lượng chất. m : Khèi l îng m = n.M. n : Sè mol M : Khèi l îng mol. - Mối quan hệ giữa thể tích và lượng chất ở trạng thái khí lí tưởng (0 0C và 1atm) Ta có công thức sau: V: thể tích của chất khí xác định ở đktc n: sè mol cña chÊt khÝ 22,4: thÓ tÝch mol ë ®ktc - Ở điều kiện phòng (đkP) (200C và 1atm) ta có công thức sau: V: thể tích của chất khí xác định ở đkP V = n.24 n: sè mol cña chÊt khÝ 24: thÓ tÝch mol ë ®kP V = n.22,4.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm sẽ làm cho học sinh “nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” trên cơ sở tích cực, tự giác, tìm tòi, khám phá. Cụ thể là tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vần đề theo sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn và đánh giá của giáo viên. Do đó, để hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học đặc biệt là bài tập giải theo phương trình hóa học, cần hình thành từng kĩ năng cơ bản thông qua hệ thống bài tập hóa học từ đơn giản đến phức tạp. - Bước 1: Biết và hiểu một số khái niệm có liên quan. Ví dụ: mol, thể tích mol chất khí, công thức hóa học và ý nghĩa của công thức hóa học. Phương trình hóa học và ý nghĩa của phương trình hóa học, dung dịch và nồng độ dung dịch (nồng độ phần trăm, nồng độ mol), ... - Bước 2: Hình thành kĩ năng cơ bản nhất. Ví dụ: tính phân tử khối, tính khối lượng mol, tỉ lệ số phân tử và nguyên tử, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích trong phương trình phản ứng cụ thể... - Bước 3: Hình thành một số kĩ năng cơ bản. Ví dụ: kĩ năng tính khối lượng của chất phản ứng hoặc sản phẩm; kĩ năng tính thể tích khí tham gia hoặc tạo thành ở điều kiện tiêu chuẩn. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Trong các năm học qua, bản thân tôi được tham gia học các lớp trên chuẩn, dự đầy đủ các lớp tập huấn hè và bồi dưỡng thường xuyên; được tham gia dự giờ, thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề để trao đổi về phương pháp dạy, đổi mới cách đánh giá học sinh. - Bên cạnh đó, tại đơn vị trường THCS Trần Quốc Toản vẫn còn những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến việc dạy và học: + Các thôn bản ở xa trung tâm nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, toàn xã có tới trên 85% là học sinh người dân tộc thiểu số, hầu hết gia đình các em làm nghề nông, trình độ dân trí đang còn ở mức độ thấp, kinh tế khó khăn, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình và một vấn đề nữa đó là các em chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập. + Trình độ nhận thức của học sinh có sự khác biệt lớn do khác nhau về mức sống, động cơ học tập của nhiều học sinh, đa số học sinh tiếp thu chậm nhưng nhanh quên. - Kiến thức môn Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đới với học sinh nên các em rất khó tiếp thu kiến thức nên vận dụng vào giải bài tập còn khó hơn. Đặc biệt đối với học sinh là đa số học sinh dân tộc thiểu số thường kĩ năng giải bài tập chưa cao do các em chưa có động cơ học tập, thường học thuộc theo sách giáo khoa cũng như vận dụng giải bài tập một cách máy móc theo bài tập mà giáo viên đã giải..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Với thực trạng của tất cả học sinh nói chung và học sinh trường THCS Trần Quốc Toản nói riêng việc học môn Hóa học sẽ rất khó khăn cho các em trong việc vận dụng kiến thức giải bài tập. Vì vậy, giáo viên phải luôn phát hiện, tìm tòi các giải pháp rèn cho các em có kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học. Mặc dù thực hiện nhiều phương pháp dạy học nhưng một bộ phận học sinh chưa có hứng thú học tập chỉ đối phó với điểm số chưa tạo được phương pháp học tập thích hợp, chủ yếu là học thuộc lòng nội dung mà giáo viên cung cấp, thiếu sự vận dụng làm cho một số học sinh này cảm nhận tiết học rất nặng nề, không hứng thú với môn học nên không hiểu và vận dụng kiến thức dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Qua điều tra cơ bản khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học thu được kết quả ở thời điểm giữa tháng 12/2010 như sau: Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 8 33 0 0 4 12,12% 8 24,2% 16 48,5% 5 15,2% 12 36,7% Qua kết quả điều tra ngay sau khi học sinh đã học 2 tiết của chương trình hóa học lớp 8 bài “Tính theo phương trình hóa học” tôi nhận thấy học sinh vận dụng để giải bài tập hóa học còn yếu, đặc biệt đối với bài tập “Tính theo phương trình hóa học”. Do vậy, tôi quyết định tăng cường việc rèn kỹ năng giải bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn nói riêng và của toàn trường nói chung. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Với thực trạng đã nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra một số nội dung cơ bản để rèn luyện kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8 như sau: V.1. Các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học trong phạm vi THCS: Dựa vào những bài tập trong sách giáo khoa, tôi đã tổng hợp và đưa ra các dạng bài tập ở cấp THCS nói chung và đặc biệt đối với học sinh lớp 8 nói riêng, gồm các dạng sau: + Dạng bài toán chỉ cho 1 dữ kiện và yêu cầu tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài đã cho. + Dạng bài toán cho số mol của 2 chất tham gia và yêu cầu lập tỉ lệ hệ số phản ứng của các chất, sau đó rút ra tỉ lệ số mol giữa các chất, rồi tìm số mol các chất theo tỉ lệ giữa các chất vừa thu được ở phương trình hoá học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Dạng bài toán cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của một chất sản phẩm, yêu cầu tìm số mol của các chất theo số mol của các chất sản phẩm. V.2. Định hướng các bước giải bài tập: Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol. Bước 2: Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành sau phản ứng. Bước 4: Từ tỉ lệ số mol theo phương trình hóa học tìm số mol của các chất có liên quan, rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận V.3. Các ví dụ minh hoạ: 1. Dạng bài tập thứ 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện và yêu cầu tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài đã cho. Bài tập 1: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl theo sơ đồ phản ứng sau: Al + HCl ----> AlCl3 + H2 a. Lập phương trình hoá học. b. Tính khối lượng AlCl3 sinh ra và thể tích khí H 2 thu được sau khi kết thúc phản ứng (biết thể tích chất khí được đo ở đktc) * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Al ban đầu, ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hoá học, lập tỉ lệ giữa các chất phản ứng, thông qua đó tìm được số mol của các chất liên quan. Sau khi đã tìm được số mol của các chất có liên quan thì tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận. * Định hướng các bước giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho ra số mol: Số mol của 5,4 gam Al là: m Al. 5,4. nAl = M =27 =0,2 (mol) Al Bước 2: Viết phương trình hoá học xảy ra: → 2AlCl3 2Al + 6HCl + 3H2 Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học và tỉ lệ số mol giữa các chất, tìm ra số mol của các chất có liên quan theo yêu cầu của đề bài. → 2AlCl3 PTHH 2Al + 6HCl TLPƯ 2 mol 2 mol SPƯ 0,2 mol x mol Từ các dữ kiện đã cho tìm được số mol các chất có liên quan: + Số mol AlCl3 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = = 0,2 (mol) + Số mol khí H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = = 0,3 (mol). + 3H2 3mol y mol.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài, chúng ta sẽ chuyển từ số mol tính được về các đại lượng mà đề bài yêu cầu. Khối lượng của AlCl3 thu được sau khi phản ứng kết thúc là: mAlCl3 nAlCl3 .M AlCl3 0, 2.133, 5 26, 7( g ). Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc sau khi kết thúc phản ứng là: V H =nH .22 , 4=0,3 . 22 , 4=6 , 72(l) 2. 2. Bài tập 2: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau: Fe + H2SO4 ----> FeSO4 + H2 a. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên b. Tính khối lượng FeSO4 sinh ra và khối lượng của H2SO4 tham gia phản ứng. Biết rằng sau khi phản ứng kết thúc thấy có 4,48 (l) khí H2 thoát ra ở đktc. * Nghiên cứu đề bài: Từ thể tích H2 thoát ra sau phản ứng ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào PTHH đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng để tìm ra số mol các chất có liên quan theo yêu cầu của đề bài. Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan, ta tính toán và chuyển đổi về đại lượng mà đề bài đã yêu cầu. * Định hướng các bước giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho ra số mol Số mol của khí H2 thoát ra sau khi phản ứng kết thúc là: nH 2 . VH 2 22, 4. . 4, 48 0, 2(mol ) 22, 4. Bước 2: Viết phương trình hoá học → FeSO4 + H2 PTHH Fe + H2SO4 Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học và tỉ lệ số mol giữa các chất, tìm ra số mol của các chất có liên quan theo yêu cầu của đề bài. → FeSO4 + PTHH Fe + H2SO4 H2 TLPƯ 1 mol 1 mol 1 mol SPƯ x mol y mol 0,2 mol Từ các dữ kiện đã cho tìm được số mol các chất có liên quan + Số mol của FeSO4 sinh ra sau khi phản ứng kết thúc là: y = = 0,2 (mol) + Số mol của H2SO4 tham gia phản ứng là: x = = 0,2 (mol) Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài, chúng ta sẽ chuyển từ số mol tính được về các đại lượng mà đề bài yêu cầu. + Khối lượng của FeSO4 sinh ra sau khi phản ứng kết thúc là: mFeSO =nFeSO . M FeSO =0,2 .152=30 , 4(g) 4. 4. 4. + Khối lượng của H2SO4 tham gia phản ứng là: mH. 2. SO4. =n H SO . M H SO =0,2 . 98=19 , 6( g) 2. 4. 2. 4. Bài tập 3: Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> to KClO3 -----> KCl + O2 a. Tính khối lượng của KCl và thể tích khí O2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân 73,5 g KClO3 b. Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng oxi thu được tác dụng hoàn toàn với Zn. * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của KClO3 ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào PTHH đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng, qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm. Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan thì tính toán và chuyển đổi các đại lượng theo yêu cầu đề bài. * Định hướng các bước giải: Ta coi phần ý b của bài tập là một bài tập khác để tiện cho tính toán. a. Tính khối lượng của KCl và thể tích khí O 2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân 73,5 g KClO3 Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho ra số mol Số mol KClO3 ban đầu là: nKClO3 . mKClO3 M KClO3. 73,5  0, 6( mol ) 122, 5. Bước 2: Viết pthh của phản ứng: o. 2KClO3.  t. 2KCl. +. 3O2. PTHH Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học và tỉ lệ số mol giữa các chất, tìm ra số mol của các chất có liên quan theo yêu cầu của đề bài.  t 2KCl PTHH: 2KClO3 + 3O2 TLPƯ: 2 mol 2 mol 3 mol SPƯ: 0,6 mol x mol y mol Từ các dữ kiện đã cho tìm được số mol các chất có liên quan + Số mol của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: o. x. 0, 6.2 0, 6(mol ) 2. + Số mol O2 sinh ra sau khi phản ứng kết thúc là: y. 0,6.3 0,9( mol ) 2. Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài, chúng ta sẽ chuyển từ số mol tính được về các đại lượng mà đề bài yêu cầu. + Khối lượng của KCl sinh ra sau khi phản ứng kết thúc là: mKCl nKCl .M KCl 0, 6.74,5 44,7( gam). + Thể tích khí O2 sinh ra khi kết thúc phản ứng là: V O =nO . 22 , 4=0,9 .22 , 4=20 , 16(l ) 2. 2.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Từ số mol O2 thu được ở trên là 0,9 mol cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là một bài tập mới tiến hành các bước giống như 2 bài tập 1 và 2 Bước 1: Xác định số mol của O2 thu được ở trên là bao nhiêu? Số mol O2 thu được từ kết quả trên là 0,9 mol Bước 2: Viết phương trình phản ứng Zn với O2 to.   2ZnO PTHH: 2Zn + O2 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài tìm được số mol và tính được khối lượng của ZnO.  t 2ZnO PTHH: 2Zn + O2 Tỉ lệ: 1(mol) 2mol Sau phản ứng: 0,9 (mol) x(mol) Số mol của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là : o. x. 0,9.2 1,8(mol ) 1. Bước 4: sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: mZnO = nZnO x MZnO = 1,8x81= 1,8x81 = 145,8 (g) 2. Dạng bài tập thứ 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia: Cách giải: Lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo phương pháp phân tích tổng hợp. Bài tập 1: Đốt cháy 6,2 g P trong bình chứa 6,72 l khí O2 đktc theo sơ đồ phản ứng sau: to P + O2 ----> P2O5 a. Sau phản ứng chất nào còn dư, khối lượng chất dư là bao nhiêu gam? b. Tính khối lượng sản phẩm thu được. * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng P và thể tích O2 đề bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hoá học đã cân bằng lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). Sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Định hướng các bước giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho ra số mol Số mol của O2 và P ban đầu khi tham gia phản ứng là: nP . mP 6, 2  0, 2(mol ) M P 31.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> VO 22 , 4. nO =. 6 , 72. = 22 , 4 =0,3 (mol) Bước 2: Lập phương trình hóa học: 2. 2. PTHH:. 4P + 5O2. o.  t 2P2O5. Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia và sản phẩm theo PTPƯ. to. PTHH: 4P + 5O2   2P2O5 TLPƯ: 4(mol) 5(mol) 2(mol) Đề bài cho: 0,2(mol) 0,3(mol) x(mol) Ta nhận thấy: < (1) Như vậy, sau khi kết thúc phản ứng thì O 2 dư, do đó chúng ta tìm số mol của các chất tham gia phản ứng theo số mol của P. Từ đó bài toán lại đưa về cách giải giống cách giải bài toán cho một dữ kiện. Từ các dữ kiện có liên quan tìm số mol của các chất: + Số mol của O2 tham gia phản ứng là: nO2 . 0, 2.5 0, 25( mol ) 4. + Số mol của P2O5 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: nP O 2. =. 5. 0,2. 2 =0,1 (mol) 4. + Số mol của O2 dư sau phản ứng là: nO = 0,3 - 0,25 = 0,05 (mol) - Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài: + Khối lượng của O2 dư sau khi kết thúc phản ứng là : mO = nO . M O = 0,05 .32=1,6(g) + Khối lượng của P2O5 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là : mP O = n P O . M P O = 0,1.142 = 14,2 (g) Bài tập 2: Cho 13 g Zn tác dụng với 0,3 mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được muối kẽm clorua và khí H2. a. Viết phương trình hóa học và cho biết sau khi kết thúc phản ứng chất nào còn dư, dư với khối lượng là bao nhiêu gam? b. Tính thể tích của H2 thu được (ở đktc)? * Nghiên cứu đề tài: Từ khối lượng Zn đổi ra số mol kết hợp với số mol HCl đầu bài cho, sau đó dựa vào phương trình hoá học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). 2. 2. 2. 2. 5. 2. 2. 5. 2. 5.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Định hướng các bước giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho ra số mol Số mol của Zn có trong 13g là: nZn. 13. nZn = M = 65 = 0,2 (mol) Zn Số mol của HCl ban đầu là 0,3mol Bước 2: Viết phương trình phản ứng: PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia và các chất sản phẩm theo PTPƯ. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 TLPƯ: 1(mol) 2(mol) 1(mol) Đề bài cho: 0,2(mol) 0,3(mol) x(mol) Tỉ lệ: > (1) Như vậy từ (1) ta nhận thấy sau khi kết thúc phản ứng thì Zn dư, vậy chúng ta tìm số mol của các chất tham gia phản ứng theo số mol của HCl. Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất : + Số mol của Zn tham gia phản ứng: nZn =. 0,3. 1 =0 , 15 2. (mol). + Số mol của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng: 0,3. 1 nH = =0 , 15 (mol) 2. 2. + Số mol của Zn dư sau phản ứng: nZn (dư) = 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol) Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của Zn dư sau khi kết thúc phản ứng: mZn (dư) = nZn (dư) x MZn = 0,05 x 65 = 3,25 (g) + Thể tích của H2 ở đktc sinh ra sau khi kết thúc phản ứng: V H =nH .22 , 4=0 ,15 . 22, 4=3 ,36 (1) 3. Dạng bài tập thứ 3: Trường hợp tỉ lệ số mol hai chất tham gia ở phương trình phản ứng không bằng nhau. Trường hợp này học sinh ít để ý đến tỉ lệ số mol của hai chất tham gia theo phương trình phản ứng là không bằng nhau neencacs em áp dụng giải bằng cách viết phương trình phản ứng, lập tỉ lệ số mol rồi lấy số mol của một chất tham gia theo đề bài suy ra số mol của chất kia. Nếu tính ra số mol lớn hơn theo đề thì chất đó dư, nếu tính ra số mol nhỏ hơn theo đề thì chất đó phản ứng hết. 2. 2.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ví dụ: Cho 3,24g nhôm Al phản ứng với dung dịch có chứa 14,7g axit H2SO4 loãng. Xác định chất dư. * Một số học sinh giải như sau: 3, 24 nAl  0,12( mol ) 27 Theo đề ta có: 14, 7 n H 2SO4  0,15(mol ) 98. n. So sánh ta thấy H 2 SO4 > nAl => H2SO4 là chất dư. Kết quả so sánh trên chưa đúng. Sau đây là cách tuy đơn giản song giúp học sinh so sánh hai chất tham gia tìm chất dư chính xac, tự tin trong tất cả các trường hợp tỉ lệ số mol hai chất tham gia theo phương trình phản ứng bằng nhau và không bằng nhau. Cách 1: Lập tỉ lệ: Số mol chất tham gia theo đề của mỗi chất Số mol chất tham gia theo PTPƯ - Nếu hai tỉ số bằng nhau thì hai chất phản ứng với nhau vừa đủ và hết. - Nếu chất nào có tỉ số lớn hơn thì chất đó dư (không được lập tỉ số ngược lại). Cách 2: So sánh tỉ lệ số mol giữa hai chất tham gia, đưa số mol của một chất tham gia (chọn chất có số mol nhỏ hơn) về hệ số 1. - Gọi a, b; a’, b’ lần lượt là số mol của hai chất tham gia theo PTPƯ và theo đề bài và A, B là hai chất tham gia. a b b - Theo PTPƯ: nA:nB = a:b = a : a = 1: a a' b' b' - Theo đề bài: nA:nB = a’:b’ = a ' : a ' = 1: a ' b' b  + Nếu a ' a thì hai chất phản ứng với nhau vừa đủ. b' b  + Nếu a ' a thì B là chất phản ứng hết. b' b  + Nếu a ' a thì B là chất dư.. Ví dụ: Cho 3,24g nhôm Al phản ứng với dung dịch có chứa 14,7g axit H2SO4 loãng. Xác định chất dư. - Cách 1: 3, 24 nAl  0,12( mol ) 27 Theo đề ta có: ;.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> n. 14, 7  0,15(mol ) 98 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 3mol 0,15mol. H 2 SO4. PTHH: 2Al + 2mol 0,12mol Lập tỉ số: 0,12 0,15  2 3. Vậy chất dư là Al - Cách 2:. 3, 24 0,12( mol ) 27 Theo đề ta có: ; 14, 7 n H 2SO4  0,15(mol ) 98 nAl . PTHH: 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 2mol 3mol 0,12mol 0,15mol Theo PTHH ta có tỉ lệ số mol. 2 3 nAl : nH 2 SO4 2 : 3  : 1:1,5 2 2 (1,5 là b/a) Theo đề bài. nAl : nH 2SO4 0,12 : 0,15 . 0,12 0,15 : 1:1, 25 0,12 0,12 (1,25 là b’/a’). Vậy 1,25 < 1,5 => H2SO4 là chất phản ứng hết còn Al là chất dư. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Khi chưa áp dụng đề tài nghiên cứu “Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học” vào giảng dạy, khi học sinh được yêu cầu làm bài tập dạng tính toán theo phương trình hoá học thì đa số các em chưa biết cách làm bài tập, làm sai, không chính xác, hoặc làm chưa đúng với yêu cầu của đề ra. Hầu hết các em chỉ biết làm bài tập một cách máy móc theo các ví dụ SGK. Vì thế khi gặp một bài tập có nội dung khác ví dụ SGK thì học sinh rất lúng túng, không định hướng được cách giải và không giải quyết được yêu cầu của đề ra. Sau khi áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy, các em học sinh đã phần nào hình thành cho mình được một số kĩ năng giải bài tập cũng như kĩ năng nhận dạng bài tập một cách nhạy bén hơn. Thông qua đó học sinh nắm vững được các bước giải toán hoá học và các đại lượng liên quan trong các công thức, từ đó học.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> sinh có thể xây dựng cho mình một phương pháp làm bài hợp lí. Khi học sinh đã nắm được các bước giải bài tập một cách căn bản, thì học sinh có thể tự mình lên kế hoạch giải được một bài tập có dạng hoàn toàn mới. Thông qua việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài tôi thu được một số kết quả sau: + Ở thời điểm giữa tháng 12/2010 (trước khi áp dụng đề tài): Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 8 33 0 0 4 12,12% 8 24,2% 16 48,5% 5 15,2% 12 36,7% + Cuối năm học 2010-2011 (sau khi vận dụng đề tài vào giảng dạy để nghiên cứu): Lớp TSHS 8. 33. Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2 6% 5 15,2% 10 30,3% 12 36,7% 4 12,1% 17 51,5%. + Cuối học kì I năm học 2011-2012: (sau khi vận dụng đề tài vào giảng dạy để nghiên cứu) Lớp TSHS 9. 33. Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 5 15,2% 8 24,2% 14 42,4% 6 18,2% 0 0 27 81,8%. VII. KẾT LUẬN: Hình thành cho học sinh kỹ năng giải bài tập hoá học theo phương trình hóa học đã giúp các em có kỹ năng giải cũng như nhận dạng bài toán. Từ đó học sinh nắm vững cách giải toán hoá học và sự liên quan giữa các đại lượng trong công thức, do đó học sinh có thể xây dựng cho mình một phương pháp làm bài. Học sinh có kỹ năng phân tích đầu bài và xây dựng sơ đồ hướng giải, giúp học sinh khai thác kiến thức một cách logic. Khi đọc đề bài học sinh biết ngay bài tập này thuộc dạng bài tập nào, cách giải quyết được tiến hành theo từng bước như thế nào. Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh đã vận dụng giải được bài tập tính theo phương trình hóa học thuộc kiến thức lớp 8. Khi gặp bất cứ bài tập nào thì học sinh có thể nhận dạng được bài tập, từ đó tiến hành theo các bước như trong đề tài tôi đã nêu ra nên học sinh giải quyết bài tập một cách dễ dàng. Trên đây là một giải pháp mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS, cùng với việc nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp. Những kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> trên đã được thực hiện giúp học sinh định hướng khi giải bài tập tính theo phương trình hóa học. Tôi mong rằng giải pháp này thực sự mang tính “hữu ích” thiết thực và đáp ứng phần nào trong việc dạy học bộ môn Hóa học ở trường THCS đặc biệt là ở trường THCS Trần Quốc Toản. Đây chỉ là những ý kiến nhỏ của tôi về việc hình thành kỹ năng giải bài tập theo phương trình phản ứng. Tôi rất mong được sự động viên, cổ vũ và khích lệ, ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp để đưa đề tài này vào giảng dạy thực sự hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. VIII. ĐỀ NGHỊ: Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 8 với tất cả các đối tượng học sinh. Mong sự quan tâm của đồng nghiệp và cấp trên để đề tài được áp dụng hiệu quả. Đối với giáo viên: thường xuyên tham khảo tài liệu mới, cập nhật thông tin kịp thời để có kế hoạch giảng dạy phù hợp, hiệu quả.. Người viết. Nguyễn Thị Hoa. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THCS - PGS. TS Trần Kiều. 2. Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học THCS - Cao Thị Thặng 3. Sách giáo khoa Hóa học lớp 8 - NXBGD 4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học THCS - Cao Thị Thặng và Vũ Anh Tuấn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> X. MỤC LỤC: STT 1 2 3 4 5. Nội dung Tên đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu. Trang 1 1 1 3 4.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6 7 8 9 10 11. Kết quả nghiên cứu Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Mục lục Phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm. 12 13 14 15 16 17. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Tên đề tài: “Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học, thuộc chương trình Hóa học 8”. 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa 3. Chức vụ: Giáo viên. 4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ................................................................................................................................. b) Hạn chế: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Đánh giá xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá về đề tài trên, HĐKH trường THCS Trần Quốc Toản thống nhất xếp loại: …… Những người thẩm định Chủ tịch HĐTĐ (Ký - ghi rõ họ tên) (Ký - ghi rõ họ tên) …………………………………… ……………………………….. …………………………………… ……………………………….. …………………………………… ……………………………….. II. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN: Sau khi thẩm định, đánh giá về đề tài trên, HĐKH phòng GD&ĐT Phước Sơn thống nhất xếp loại: …… Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký - ghi rõ họ tên) (Ký - ghi rõ họ tên) ……………………………………… ……………………………….. ……………………………………… ……………………………….. ……………………………………… ………………………………...

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×