Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

dekiemtahocki2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KONPLÔNG. TRƯỜNG PTDT BT THCS XÃ HIẾU. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK II Năm học: 2012-2013 Môn: Sinh học Khối: 7. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề 1. Lớp lưỡng cư. TSC: 01 câu TSĐ: 3,0đ TL: 30% 2. Lớp chim. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp. Hiểu được vai trò của lưỡng cư với đời sống con người. SC: 01 câu SĐ: 3,0 điểm TL: 30%. TSC: 01 câu TSĐ: 3,5đ TL: 35% 3. Lớp thú Nhận biết đặc điểm của thú móng guốc. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ. TSC: 01 câu SC: 01 câu TSĐ: 3,5đ SĐ: 3,5 điểm TL: 35% TL: 35% TSC: 03 câu SC: 01 câu SC: 01 câu. TSĐ: 10 đ SĐ: 3,0 điểm SĐ: 3,5 điểm TL: 100% TL: 30% TL: 35%. Chỉ ra được những đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. SC: 01 câu. SĐ: 3,5 điểm TL: 35%. SC: 01 câu. SĐ: 3,5 điểm TL: 35%. Vận dụng cao.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2012 - 2013 Môn: Sinh học Khối: 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề). PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KONPLÔNG. TRƯỜNG PTDT BT THCS XÃ HIẾU. ĐỀ RA: Câu 1 : (3,0 điểm) Nêu vai trò của lớp lưỡng cư với đời sống con người? Câu 2: (3,5 điểm ) Những đặc điểm cấu tạo ngoài nào của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Câu 3: (3,5 điểm) Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc là gì? Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ? ………………….HẾT ………………. ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ) Xã Hiếu, ngày 22 tháng 04 năm 2013 Duyệt của tổ. Người ra đề. Nguyễn Thị Hồng Hoanh. Đỗ Thị Vĩnh Sinh. Duyệt của chuyên môn nhà trường. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KONPLÔNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỜNG PTDT BT THCS XÃ HIẾU. Năm học: 2012 - 2013 Môn: Sinh học Khối: 7. Câu 1: (3,0 điểm) Vai trò của lớp lưỡng cư với đời sống con người: - Có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm. (0,5đ) - Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi…(0,5đ) - Có giá trị thực phẩm: thịt ếch, nhái…(0,5đ) - Làm thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em. (0,5đ) - Làm thuốc chữa bệnh: Nhựa cóc chữa kinh giật. (0,5đ) - Là vật thí nghiệm trong sinh học: ếch đồng. (0,5đ) Câu 2: (3,5 điểm) Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: - Thân hình thoi: Giảm sức cản không khí khi bay. (0,5đ) - Chi trước biến thành cánh: Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh. (0,5đ) - Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau: Giúp chim đậu và hạ cánh. (0,5đ) - Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng tăng diện tích cho cánh chim và đuôi chim. (0,5đ) - Lông tơ có các sợi mảnh làm thành chùm lông xốp: Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. (0,5đ) - Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng: làm đầu chim nhẹ. (0,5đ) - Cổ dài khớp đầu với thân: Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. (0,5đ) Câu 3: (3,5 điểm) * Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc: - Số lượng ngón chân tiêu giảm. (0,5đ) - Đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. (0,5đ) * Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ: - Thú guốc chẵn: + Gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp, ăn thực vật, nhiều loài nhai lại. (1,0đ) + Đại diện: Lợn, bò, hươu. (0,25đ) - Thú guốc lẻ: + Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), sống đơn độc (tê giác). (1,0đ) + Đại diện: Tê giác, ngựa. (0,25đ) Xã Hiếu, ngày 22 tháng 04 năm 2013. Duyệt của tổ GVBM Nguyễn T. Hồng Hoanh. Đỗ Thị Vĩnh Sinh Duyệt của chuyên môn nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×