Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tác động của chiến cuộc đông xuân 1953 1954 và chiến thắng điện biên phủ đến hội nghị giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở đông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.37 KB, 81 trang )

khoá luận tốt nghiệp

Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa Lịch sử
__&&&__

Lê Văn Phong

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tác động của Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954
và chiến thắng Điện Biên Phủ đến
Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hoà bình ở Đông D-ơng.

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Giáo viên h-ớng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Thị Bình Minh

Vinh, 5/2005

Lê Văn Phong - 42B1

1


khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Bình Minh và các thầy cô
giáo khoa Lịch sử, tr-ờng Đại học Vinh, đà nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình làm khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng, nh-ng do khả năng


nghiên cứu có hạn, khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
đ-ợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Vinh, tháng 5 năm 2005

Lê Văn Phong

Mục lục
Lê Văn Phong - 42B1

2


khoá luận tốt nghiệp
tra

mở đầu

ng

1. Lý do chọn đề tài.

3

2. Lịch sử vấn đề.

4

3. Đối t-ợng, phạm vi nghiên cứu.


4

4. Ph-ơng pháp nghiên cứu.

6

5. Bố cục của bài khoá luận.

6

nội dung.

Ch-ơng 1 : Khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đến tr-ớc chiến cuộc Đông Xuân
1953 - 1954.
1.1. Kháng chiến bùng nổ và đ-ờng lối kháng chiến.

6

1.2. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự.

6

1.3. Những thắng lợi trên mặt trân ngoại giao.

15

Chuơng 2 : Tác động của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954

23


và chiến dịch Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt
chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông D-ơng.
2.1. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên
Phủ.

37

2.2. Tác động đến Hội nghị Giơnevơ về kết thúc chiến tranh và
lập lại hoà bình ở Đông D-ơng.
kết luận.
Tài liệu tham khảo.

37
62
86
88

Lê Văn Phong - 42B1

3


khoá luận tốt nghiệp

mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng n-ớc và giữ n-ớc, dân tộc ta phải đ-ơng
đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm l-ợc của các thế lực đế quốc to lớn và
hung bạo ở mọi thời đại. Với truyền thống yêu n-ớc, bất khuất, quật c-ờng,

nhân dân ta đà chiến đấu và chiến thắng, đ-a dân tộc b-ớc lên ngang tầm thời
đại, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Chiến tranh nhân
dân Việt Nam đà trở thành huyền thoại của thế kỷ XX khi đất n-ớc bé nhỏ ấy
đánh bại hai c-ờng quốc đế quốc là Pháp và Mỹ. Với thế trận chiến tranh nhân
dân mà ở đó sức mạnh chính trị, quân sự, ngoại giao...đà đ-ợc tổng hợp, phát
huy hơn bao giờ hết, kết thành sức mạnh to lớn của chủ nghĩa dân tộc Việt
nam , trở thành một động lực vĩ đại mà không một thế lực đế quốc nào có thể
khuất phục đ-ợc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đà nói: Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái
tiếng. Cái chiêng có to thì cái tiếng mới lớn. Điêù đó đà nói lên mối quan hệ
khăng khít giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao và vai trò to lớn
của đấu tranh quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu
n-ớc. Vì vậy, nghiên cứu về "Tác động cuả Chiến cuộc Đông Xuân 1953 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ về vấn đề chấm dứt
chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông D-ơng" sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn
về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; làm rõ hơn mối quan hệ khăng
khít giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ này, để từ
đó khẳng định tầm vóc to lớn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hơn 50
năm đà trôi qua, nh-ng thời gian lại càng làm sáng rõ nhiều vấn đề về chiến
thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, về nghệ thuật chỉ đạo quân sự, ngoại giao của
Đảng, về Hội nghị Giơnevơ... Do đó, tìm hiểu về "Tác động cuả Chiến cuộc
Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ
về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông D-ơng" vẫn mang ý nghĩa
thời sự nóng hổi.

Lê Văn Phong - 42B1

4


khoá luận tốt nghiệp


Từ những lý do trên, chúng tôi đà mạnh dạn chọn đề tài "Tác động của
Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ đến Hội
nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông D-ơng "
làm khoá luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề
Đề tài "Tác động của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng
Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà
bình ở Đông D-ơng", nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa đấu tranh quân

sự với đấu tranh ngoại giao và vai trò của đấu tranh quân sự trong cuộc
kháng chiến chống Pháp. Đây là một trong những vấn đề lịch sử rất cơ
bản và lý thú, thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.Vì vậy đà có
những công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí đề cập tới ở những mức
độ khác nhau. Nhất là trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ đà có rất nhiều hội thảo trong và ngoài n-ớc với nhiều bài
viết có giá trị . Những công trình đó đà làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề của
chiến thắng Điện Biên Phủ và ý nghĩa thời đại, ảnh h-ởng to lớn của nó.,
về mặt trận ngoại giao và hội nghị Giơnevơ về Đông D-ơng...Đó là
những thành quả để chúng tôi kế thừa và vận dụng trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tác phẩm "T- t-ởng ngoại giao của Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Duy
Niên đà đề cập tới đ-ờng lối, sách l-ợc, nghệ thuật và ph-ơng pháp ngoại giao
Hồ Chí Minh một cách khái quát, có ý nghĩa lý luận sâu sắc.
Trong tác phẩm "Tổng kết kháng chiến chống Pháp- thắng lợi và bài học"
cũng đà trình bày một cách khái quát những vấn đề cơ bản của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp: Nguyên nhân, các giai đoạn của cuộc kháng
chiến, đ-ờng lối kháng chiến...Trong đó cũng đà khái quát về những thắng lợi
to lớn trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao trong từng giai đoạn lịch sử

của cuộc kháng chiến...

Lê Văn Phong - 42B1

5


khoá luận tốt nghiệp

Ngoài ra gần đây, có nhiều bài khóa luận tốt nghiệp viết về giai đoạn lịch sử
này nh- bài "ngoại giao Việt Nam từ năm 1950 - 1954" hay "Dĩ bất biến ứng
vạn biến" của tác giả Nguyễn Thị Hà,...

Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả mới chỉ
đ-a ra đ-ợc mặt này hay mặt kia với những nhận định mang tính khái
quát, tổng hợp. Cho đến nay chứ ch-a có một công trình nghiên cứu nào
đi sâu tìm hiểu để làm nổi bật tác động của Chiến cuộc Đông Xuân 1953
- 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ.
Nh-ng, trên cơ sở thừa kế các thành quả nghiên cứu, đồng thời dựa vào
một phần sự hiểu biết và đam mê của bản thân tác giả sẽ cố gắng giải
quyết vấn đề khoa học này mà ch-a đ-ợc làm sáng tỏ.
3. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối t-ợng nghiên cứu:" Tác động của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954
và chiến thắng Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh
và lập lại hoà bình Đông D-ơng"
Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian đề tài tập trung làm sáng tỏ:
"Tác động của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng Điện Biên
Phủ đến Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở
Đông D-ơng".
Về phạm vi thời gian: từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đến ngày 21

tháng 7 năm 1954'
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở ph-ơng pháp luận của đề tài: lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin, t- t-ởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác nghiên cứu khoa học.
Ph-ơng pháp nghiên cứu: trong suốt quá trình nghiên cứu khoá luận, đề tài
ngoài việc sử dụng ph-ơng pháp lịch sử và ph-ơng pháp lôgic còn sử dụng các
ph-ơng pháp bổ trợ khác nh- mô tả, nhận xét...
5. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục khoá luận gồm 2 ch-ơng.

Lê Văn Phong - 42B1

6


khoá luận tốt nghiệp

Ch-ơng 1. Khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp từ ngày toàn quốc
kháng chiến (19/12/1946) đến tr-ớc Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.
Ch-ơng 2. Tác động của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến
thắng Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại
hoà bình ở Đông D-ơng.

Lê Văn Phong - 42B1

7


khoá luận tốt nghiệp


Ch-ơng 1:
Khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ ngày Toàn quốc
kháng chiến (19/12/1946) đến tr-ớc Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.
1.1 Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đ-ờng lối kháng chiến.
1.1.1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà ra đời đà mở ra cho lịch sử dân tộc một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc
lập dân tộc, đ-a nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành ng-ời làm chủ đất
n-ớc. Nh-ng ngay sau khi mới thành lập, Nhà n-ớc còn rất non trẻ của chúng
ta đà đối mặt với những khó khăn chồng chất: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm. Cách mạng Việt Nam bị hÃm trong vòng vây trùng điệp của chủ nghĩa
đế quốc. Ch-a bao giờ trong lịch sử dân rộc, cùng một lúc phải đối phó với
nhiều kẻ thù, lại là những đế quốc to lớn, hung bạo. Đó là 20 vạn quân T-ởng,
tay sai cđa Mü ë miỊn B¾c. Tõ vÜ tun 16 trở vào Nam là thực dân Anh. Ngày
23/9/1945, đ-ợc quân Anh hỗ trợ, thực dân Pháp nổ súng ở Nam Bộ, mở màn
cuộc chiến tranh xâm l-ợc Việt Nam lần thứ hai. Lợi dụng tình thế ấy, các thế
lực tay sai nh- : Việt Cách, Việt Quốc, Đại Việt ...đà ngóc đầu dậy cấu kết với
các thế lực bên ngoài nhằm chống phá nhằm bóp chết chính quyền cách
mạng non trẻ, bóp chết những thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
tiếp tục nô dịch dân tộc ta, nhân dân ta . Về mặt ngoại giao, ch-a có một quốc
gia nào trên thế giới cộng nhận nền độc lập và chính thể n-ớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà. Quả thật "ch-a bao giờ trên đất n-ớc ta có nhiều kẻ thù đến thế
hiểm hoạ đất n-ớc nh- ngàn cân treo sợi tóc. Đây là một tình thế đặc biệt
hiểm nghèo của cách mạng n-ớc ta " [1;39]
Đứng tr-ớc tình thế đó, Đảng và Chính phủ, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh, đà thực hiện những chính sách và biện pháp đúng đắn, sáng tạo để đ-a
con thuyền cách mạng v-ợt qua bÃo tố. Tr-ớc 6/3/1946, ta chủ tr-ơng hoà
hoÃn với quân T-ởng ở miền Bắc để tập trung lực l-ợng đánh Pháp ở miền
Nam. Từ ngày 6/3/1946, ta lại thực hiện sách l-ợc hoà hoÃn với Pháp. Đảng,
Chính phủ và Hồ Chí Minh đà tiến hành nhiều cuộc đàm phán và ký kết các

Lê Văn Phong - 42B1

8


khoá luận tốt nghiệp

hiệp định nh- : Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Tạm -ớc (14/9/1946). Với các
hiệp định này, ta đà có những nhân nh-ợng cần thiết nhằm cứu vÃn hoà bình.
Nh-ng Đảng và Chính phủ ta cũng nhận định: Không thể dựa vào sơ bộ ngày
6/3/1946 để mang lại hoà bình cho dân tộc, mà đó chỉ là b-ớc hoà hoÃn tranh
thủ thời gia hoà bình để chuẩn bị lực l-ợng.
Đúng nh- vậy, sau khi mang quân ra miền Bắc, thực dân Pháp đà không
thực thi những gì đà cam kết, mà nhanh chóng bội -ớc lấn dần từng b-íc. ë
miỊn nam, chóng thµnh lËp " Nhµ n-íc Nam Kỳ tự trị " thuộc Pháp, mở rộng
đánh chiếm ra các vùng tự do nhằm bình định toàn bộ miền Nam Việt Nam.
ở miền Bắc, chúng ngày càng ngang ng-ợc khiêu khích trắng trợn.
Ngày18/12/1946, sau hàng loạt hành động khiêu khích ta ngay giữa Thủ đô
Hà Nội, chúng gửi tối hậu th- đòi ta giải tán lực l-ợng tự vệ và giao cho
chúng quyền kiểm soát Thủ đô.
''Chúng ta thực lòng muốn tránh đổ máu, tìm hết cách đẩy lùi cuộc chiên
tranh, chúng ta nhiều lần nhân nh-ợng , nh-ng chúng ta càng nhân nh-ợng
thực dân Pháp càng lấn tới'' [1;40]
Tối hậu th- của thực dân Pháp đà đặt nhân dân Việt Nam đứng tr-ớc sự
lựa chọn giữa một trong hai con đ-ờng: hoặc là nhân nh-ợng thêm một b-ớc
nữa để dân tộc ta lai tiếp tục chịu kiếp ngựa trâu cho thực dân đế quốc; hoặc là
toàn thể quốc dân đồng bào ta đứng lên cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp
bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám. '' Dân
tộc Việt Nam nay bị đặt tr-ớc hai con đ-ờng: Một là khoanh tay cuối đầu
làm nô lệ; Hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy độc lập ,tự do''

Tr-ớc tình thế lâm nguy của vận mệnh Tổ quốc, sau khi mọi sự cố gắng tìm
kiếm hoà bình không có kết quả vì tham vọng của thực dân Pháp, kế thừa
truyền thống đánh giặc giữ n-ớc của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của
đất n-ớc,Đảng ta đứng đầu là Hồ Chủ Tịch, thể theo ý chí và quyết tâm của
toàn dân đà quyết đinh phát động toàn quốc kháng chiến. Ng-ời nói:Đồng bào
tôi và tôi thành thực muôn hoà bình , chúng tôi không muốn chiến tranh . Tôi
biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh . Cuộc chiến tranh này chúng
Lê Văn Phong - 42B1

9


khoá luận tốt nghiệp

tôi muốn tránh đủ mọi cách ...Nh-ng nếu cuộc chiến tranh ấy ng-ời ta buộc
chúng tôi phải làm thì chúng tôi làm" [ ]
Đêm 19/12/1946, Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội.
"...Chúng ta muốn hoà bình , chúng ta phải nhân nh-ợng. Nh-ng chúng
ta càng nhân nh-ợng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm c-ớp
n-ớc ta một lần nữa !
Không ! chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất n-ớc,
nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!" "
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là lời hịch
cứu n-ớc, lời kêu gọi thiêng liêng của non sông đất n-ớc, thôi thúc, dục dà và
soi đ-ờng cho nhân dân ta đứng lên kháng chiến vì độc lập, tự do
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
phát động toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 là một
quyết định lịch sử kịp thời, đúng đắn sáng tạo, tạo điều kiện cho cả n-ớc giành
thế chủ động khi bắt đầu cuộc chiến tranh. Đại t-ớng Võ Nguyên Giáp nhận
định rằng: Việc quyết định phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19 tháng 12

năm 1946 đó là một quyết định chính xác kịp thời sáng tạo. Với quyết định đó
ta đà giành đ-ợc -u thế về mặt tinh thần là lợi thế duy nhất mà ta có đ-ợc khi
phát động chiến tranh.
Với quyết định lịch sử đó đà chấm dứt giai đoạn đàm phán ngoại giao giữa
ta và Pháp, mở ra một giai đoạn mới với sự kết hợp chật chẽ giữa đấu tranh
quân sự và đấu tranh ngoại giao của cuộc kháng chiến, trong tình thế một
mình chiến đấu giữa vòng vây của cách mạng Việt Nam.
1. 1.2. Đ-ờng lối kháng chiến.
Khi bắt đầu cuộc kháng chiến, so sánh t-ơng quan lực l-ợng giữa ta và
thực dân Pháp rất chênh lệch. Về mặt ngoại giao, Chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hoà ch-a nhận đ-ợc sự công nhận cũng nh- giúp đỡ của các lực
l-ơng dân chủ bên ngoài và đang bị các lực l-ợng đế quốc và tay sai bao vây,
cô lập. Thùc lùc kinh tÕ, qc phßng cđa ta cßn nghÌo nàn, lạc hậu...Trong khi
đó, thực dân Pháp lại có tiềm lực kinh tế, quân sự hiện đại, có kinh nghiệm
Lê Văn Phong - 42B1

10


khoá luận tốt nghiệp

xâm l-ợc... Vì vậy, để cuộc kháng chiến đi đến thắng lơị phải có một đ-ờng
lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử. Đó là nhân tố rất
quan trọng quyết định thành bại của cuộc kháng chiến.
Nhận rõ điều đó, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đà đề ra đ-ờng
lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ngày
25 tháng 11 năm 1945 đà xác định kẻ thù chủ yếu, kẻ thù chính của nhân dân
ta là "bọn phản động thực dân Pháp xâm lăng", đồng thời nêu rõ nhiệm vụ của
nhân dân ta là phải hoàn thành giải phóng dân tộc bảo vệ thành quả của Cách
mạng Tháng Tám.

Tiếp đó, ngày 5 tháng 11 năm 1946, Hồ Chí Minh viết chỉ thị "Công việc
khẩn cấp bây giờ" đà đặt cơ sở vững chắc cho đ-ờng lối kháng chiến sau này.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đà chỉ rõ nguyên nhân của cuộc kháng chiến và nêu
quyết tâm "thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nứơc, nhất định không chịu
làm nô lệ", đồng thời cũng nêu lên nội dung cơ bản của đ-ờng lối kháng
chiến: toàn dân, toàn diện, tr-ờng kỳ và tự lực cánh sinh.
Ngày 22 tháng 12 năm 1946, Ban Th-ờng vụ Trung -ơng Đảng đà ra chỉ thị
"Toàn dân kháng chiến". Qua bản chỉ thị này đà nêu nổi bật những vấn đề cơ
bản về mục đích, tính chất, chính sách, cách đánh...để tiến hành kháng chiến.
Tiếp theo, Tổng Bí th- Đảng Tr-ờng Chinh đà viết một loạt bài để giải thích
đ-ờng lối kháng chiến của Đảng, đăng liên tiếp trên báo Sự thật và sau đó
đ-ợc xuất bản thành sách " Kháng chiến nhất định thắng lợi" vào năm 1947.
Qua những chỉ thị, tác phẩm trên, nội dung đ-ờng lối kháng chiến bao gồm
những vấn đề sau:
Mục đích kháng chiến: Cách mạng tháng Tám thành công, chÝnh qun
vỊ tay nh©n d©n. Ng-êi d©n ViƯt Nam thùc sự trở thành chủ nhân của đất
n-ớc. Nh-ng thực dân Pháp đà tiến hành vũ trang xâm l-ợc n-ớc ta một lần
nữa, n-ớc ta ch-a đ-ợc độc lập và thống nhất hoàn toàn. Chế độ dân chủ cộng
hoà ch-a đ-ợc vững chắc và ch-a hoàn chỉnh. Vì vậy, kháng chiến là để hoàn
thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, bảo
vệ thành quả và kế tục sự nghiệp của Cách mạng Tháng Tám.
Lê Văn Phong - 42B1

11


kho¸ ln tèt nghiƯp

TÝnh chÊt cđa cc kh¸ng chiÕn: Cc kháng chiến của quân và dân ta

là cuộc kháng chiến cứu n-ớc vĩ đại. Bởi thế, nó mang tính chất cđa mét cc
chiÕn tranh chÝnh nghÜa chèng l¹i cc chiÕn tranh xâm l-ợc phi nghĩa của đế
quốc và thực dân, điều đó đà thế hiện qua các mặt sau đây: Đây là cuộc chiến
tranh yêu n-ớc hoàn thành giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc.Đồng
thời, cuộc chiến tranh này nhằm bảo vệ và xây dựng chế độ mới - chế độ dân
chủ cộng hoà để tiến tíi x©y dùng chđ nghÜa x· héi, chđ nghÜa céng sản; Nó là
cuộc chiến tranh có sự liên minh giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia
đ-ợc nhân loại tiến bộ trên thế giới ủng hộ nhiệt tình. Điều đó biểu hiện tình
đoàn kết quốc tế trong sáng. Là một bộ phận của cuộc chiến tranh cách mạng
mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đang đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, vì
thế cuộc chiến tranh này đà góp phần bảo vệ hoà bình trong khu vực và trên
thế giới.
Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến: Một là, tập trung lực l-ợng đánh đuổi
bọn thực dân Pháp cùng với bè lũ tay sai của chúng giành độc lập dân tộc
thống nhất tổ quốc. Đây là nhiệm vụ hàng đầu, là nhiệm vụ vô cùng to lớn.
Hai là, sau khi đà thực hiện đựơc nhiệm vụ giải phóng dân tộc sẽ tiến hành
thực hiện triệt để nhiệm vụ dân chủ xóa bỏ mọi tàn d- của chế độ cũ xây dùng
mét chÕ ®é míi, thùc hiƯn khÈu hiƯu " ng-êi cµy cã rng.TiÕp tơc thùc hiƯn
tèt nhiƯm vơ cđng cè vững chắc khối liên minh công nông. Ba là, cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta góp phần vào cuộc đấu tranh chung
của nhân loại nhằm chống chiến tranh bảo vệ hoà bình trên thế giới cổ vũ và
thúc đẩy các phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc.
Ph-ơng châm kháng chiến: Kháng chiến toàn dân, đây là nội dung tt-ởng chiến tranh nhân dân đà đ-ợc Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên.
T- t-ởng chiến tranh nhân dân là t- t-ởng chỉ đạo và xuyên suốt trong mọi
chủ tr-ơng chính sách của Đảng để xây dựng, phát triển lực l-ợng kháng
chiến. Nó có tác dụng động viên quần chúng để thực hiện cuộc kháng chíên vì
mục đích giải phóng dân tộc và dân chủ. T- t-ởng này còn thể hiện sự kết hợp
cuộc ®Êu tranh giµnh ®éc lËp hoµn toµn, giµnh qun tù do d©n chđ thùc sù
cđa nh©n d©n ViƯt Nam. Nã thể hiện đ-ợc tình đoàn kết của toàn dân tộc đoàn
Lê Văn Phong - 42B1


12


khoá luận tốt nghiệp

kết quốc tế của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong khi tiến hành
kháng chiến để nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc kháng chiến giành
thắng lợi hoàn toàn. Với t- t-ởng này, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp
tục kế thừa những bài học từ Cách mạng Tháng Tám rằng tin t-ởng vào lực
l-ợng của quần chúng, tin t-ởng vào sức mạnh của nhân dân, của dân tộc.
Kháng chiến toàn diện, thực dân Pháp vũ trang xâm l-ợc n-ớc ta. Chúng
tiến hành chiến tranh trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá,...
Vì thế, để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, ta cũng phải kháng
chiến trên mọi lĩnh vực, nhằm phát huy mọi khả năng, phát huy mọi sức
mạnh, sử dụng và kết hợp mọi hình thức đâu tranh, liên hiệp với mọi lực l-ợng
cách mạng và tiến bộ trên thế giới để đánh bại kẻ thù.
Tr-ờng kì kháng chíên, từ so sánh lực l-ợng giữa ta và địch, Đảng ta đà đề
ra ph-ơng châm tr-ờng kì kháng chíên để đối phó với âm m-u "đánh nhanh
thắng nhanh" của kẻ thù. Tr-ờng kì kháng chiến là chiến l-ợc của chiến tranh
nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lựơc có -u thế về sức mạnh quân sự,
nên tr-ờng kì kháng chiến là nhằm mục đích vừa đánh vừa xây dựng lực
l-ợng, vừa bồi d-ỡng sức dân, củng cố hậu ph-ơng. Tr-ờng kì là để đánh
thắng từng b-ớc, đánh bại từng kế hoạch của địch để cuối cùng chiến thắng kẻ
thù xâm l-ợc.
Tự lực cánh sinh là chính, t- t-ởng này nhằm khơi dậy truyền thống yêu
n-ớc, tránh t- t-ởng ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời t- t-ởng này ra đời trong
hoàn cảnh đất n-ớc ta chiến đấu trong vòng vây của kẻ thù, ch-a có một dân
tộc nào, một quốc gia nào trên thế giới công nhận chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hoà. Tuy ®-a ra t- t-ëng tù lùc c¸nh sinh, nh-ng chóng ta cũng phải

tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài khi có điều kiện.
Đ-ờng lối kháng chiến do Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh đề ra là hết
sức đúng đắn, sáng tạo và kịp thời. Đây là một thành công lớn, là một nhân tố
đảm bảo cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi cuối cùng. có ý nghĩa to lớn
cho cả quá trình kháng chiến chống thực dân pháp, đồng thời nó là nhân tố
quyết định đến thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau
này.
Lê Văn Phong - 42B1

13


khoá luận tốt nghiệp

1.2. Những thắng lợi về mặt trận quân sự.
1.2.1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị năm 1946
Đêm 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở các đô thị bùng nổ mở đầu cho cuộc
kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc. Ta đà chủ động nổ súng tấn công
trứơc, tạo thÕ bÊt ngê, råi liªn tơc tiªu hao sinh lùc địch, giam chân chúng ở
trong các đô thị nhằm tạo điều kiện cho cơ quan đầu nÃo và lực l-ợng của ta
về căn cứ địa Việt Bắc an toàn, đồng thời để cho cả n-ớc đi vào kháng chiến
lâu dài. Những thắng lợi của ta ở đô thị đà bứơc đầu làm phá sản kế hoạch
"đánh nhanh thắng nhanh" cuả thực dân Pháp, đồng thời tạo ra b-ớc ngoặt cho
cuộc kháng chiến, tạo cơ sở cho những thắng lợi to lớn sau này.
1.2.2. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947
Sau khi đà chiếm đ-ợc các đô thị lớn, các đầu mối giao thông, nh-ng thực
dân Pháp vẫn không thực hiện đ-ợc âm m-u tiêu diệt lực l-ợng vũ trang và cơ
quan đầu nÃo của ta kết thúc chiến tranh. Để thực hiện âm m-u đó, tháng 4
năm 1947, chính phủ Ramadie đà cử Bôlaec sang làm Cao uỷ Pháp ở Đông
D-ơng thay cho Đácgiăngliơ. Sau khi đến Đông D-ơng, Bôlaec đà tiến hành

tập hợp các phần tử tay sai để nhằm lập ra cái gọi là "Mặt trận quốc gia thống
nhất", tiến tới thành lập một chính phủ bù nhìn trung -ơng làm tay sai cho
Pháp hòng lừa bịp d- luận. Đồng thời, Bôlaec vạch ra kế hoạch tấn công lên
căn cứ điạ cách mạng Việt Bắc nhằm kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm
l-ợc Việt Nam.Tấn công Việt Bắc, âm m-u của thực dân Pháp là:
Phá căn cứ địa chính của nứơc ta, tiêu diệt cơ quan đầu nÃo của ta, tiêu
diệt lực l-ợng cách mạng, chiếm đóng vùng biên giới Việt Trung, ngăn chặn
con đ-ờng liên lạc quốc tế của cách mạng n-ớc ta.
Phá hoại hậu ph-ơng kháng chiến của ta nh- các cơ sở kinh tế các kho
tàng, các nhà máy,...
Giành thắng lợi về mặt quân sự sẽ tập hợp đ-ợc lực l-ợng bọn tay sai,
thành lập đ-ợc một chính phủ bù nhìn thân Pháp.
Để thực hiện âm m-u nói trên, thực dân Pháp đà huy động 12 000 quân,
chia làm ba h-ớng bao vây và tấn công Việt Bắc. Tr-ớc âm m-u và cuộc tấn
Lê Văn Phong - 42B1

14


khoá luận tốt nghiệp

công quy mô lớn của thực dân Pháp. Từ ngày 27 - 29/9/1947, Hội nghị Quân
sự toàn quốc lần thứ t- đà nhận định: " Bắc Bộ sẽ là chiến tr-ờng chính, nếu
địch không mạo hiểm thì đánh đồng bằng, nếu mạo hiểm thì chúng sẽ đánh
Việt Bắc". Hội nghị chủ tr-ơng nắm vững bộ đội, giữ gìn chủ lực, tiêu diệt
từng bộ phận quân địch, bảo vệ căn cứ; thực hiện phối hợp giữa các khu và
phối hợp chiến l-ợc toàn quốc, phá tan âm m-u lập nguỵ quyền của địch; kiên
quyết thực hiện đánh du kích chiến và vận động chiến, "dùng đơn vị bộ đội để
hoạt động trên chiến tr-ờng của mỗi địa ph-ơng", "tập trung từng tiểu đoàn cơ
động đánh vận động chiến", "tránh phòng ngự chính diện, bộ đội phải ở lại

sau l-ng địch, hoá chỉnh vi linh, hoá linh vi chỉnh, hoá trang lẫn vào dân khi
cần', "...bao giờ cũng lấy bảo tồn lực l-ợng chứ không phảo giữ đất làm chủ".
[17; 47)
Ngày 15 tháng 10 năm 1947, Th-ờng vụ Trung -ơng Đảng ra chỉ thị "Phải
phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp". Chỉ thị nêu rõ "giam chân
địch tại mâý căn cứ chúng vừa chiếm, bao vây những căn cứ đó,... chặt đứt
giao thông liên lạc giữa các căn cứ điểm của địch và không cho chúng tiếp tế
với nhau... phải giữ gìn chủ lực, nh-ng đồng thời cũng phải nhằm những chỗ
yếu của địch mà đánh, đánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt" [ ]
Những vấn đề lớn của ta là đánh địch nh- thế nào? Thực tế chiến tr-ờng
cũng nh- kế hoạch hành quân của địch cho thấy: ta không thể đ-a bộ đội chủ
lực quy mô lớn ra đối mặt với pháo binh cơ giới của địch. Nghiên cứu thế và
lực của ta và địch trên chiến tr-ờng, Bộ Tổng chỉ huy quyết định tập trung
khoảng 20 tiểu đoàn chủ lực hình thành nên 3 mặt trận. Dùng lực l-ợng nhỏ là
chủ yếu, dùng chiến thuật phục kích là chủ yếu, đánh thẳng vào nh-ợc điểm
cơ bản của địch là phải cơ động tiếp tế tăng viện bằng đ-ờng và đ-ờng thuỷ
trên một kkhông gian rộng, rừng núi hiểm trở. Bằng ph-ơng pháp tác chiến
này, ta sẽ vô hiệu hoá, tiến tới bẻ gÃy từng gọng kìm của địch.
Để phối hợp và giúp sức cho hoạt động của các tiểu đoàn chủ lực, Bộ Tổng
chỉ huy điều một số đại đội độc lập về các huyện trọng điểm của miền Bắc,
làm hạt nhân cho phong trào chiến tranh du kích. Ph-ơng châm " đại đội độc
lập - tiểu đoàn tập trung" bắt đầu đ-ợc thử nghiệm.
Lê Văn Phong - 42B1

15


khoá luận tốt nghiệp

Thực hiện chỉ thị của Trung -ơng Đảng, trải qua 75 ngày đêm chiến đấu từ

ngày 7 tháng 10 năm 1947 đến ngày 21 tháng 12 năm 1947, quân và dân ta đÃ
đập tan cuộc tiến công chiến l-ợc đại quy mô của địch, giành thắng lợi vẻ
vang. Việt Bắc thực sự trở thành "mồ chôn giặc Pháp".
Với chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, quân và dân ta đà loại khỏi vòng
chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá huỷ và thu nhiều ph-ơng tiện chiến tranh
của chúng. Cơ quan đầu nÃo của ta, bộ đội chủ lực của ta chẳng những không
bị tiêu diệt mà còn phát triển về mọi mặt, tr-ởng thành qua thực tiễn chiến
tranh đ-ợc tôi luyện trong chiến đấu.
Thắng lợi này có ý nghÜa v« cïng quan träng, nã thĨ hiƯn sù phát triển về
chất của cuộc kháng chiến. Chiến thắng Việt Bắc là một đòn quyết định làm
thất bại hoàn toàn chiến l-ợc "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp,
buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, là mốc khởi đầu cho sự thay
đổi so sánh lực l-ợng giữa ta và địch.
1;2;3. Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950.
Sau chiến dịch Việt Bắc đến tr-ớc thu đông 1950, t×nh h×nh thÕ giíi cịng
nh- trong n-íc cã nhiỊu thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, n-ớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Trung Hoa ra đời (1/10/1949. Thực dân Pháp thì đang gặp nhiều khó khăn và
thách thức trứơc cuộc kháng chiến của nhân dân Đông D-ơng, phải dựa vào sự
viện trợ của Mỹ, lệ thuộc vào Mỹ để tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh "bẩn
thỉu" của chúng ở Đông D-ơng.
Trong lúc này, sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, đế quốc Mỹ đÃ
thay đổi chiến l-ợc toàn cầu từ Tây âu sang Châu á Thái Bình D-ơng. Để
ngăn ngừa sự thắng lợi của chủ nghĩa xà hội ở Đông Nam á, Mỹ đà can thiệp
vào cuộc chiến tranh ở Đông D-ơng, viện trợ cho pháp, công nhận chính
quyền Bảo Đại (7/2/1950). Ngày 8 tháng 5 năm 1950, Mỹ đồng ý viện trợ
kinh tế và quân sự cho pháp ở Đông D-ơng bắt đầu khoản viện trợ là 10 triệu
đô la "[7;266-267].

Lê Văn Phong - 42B1


16


khoá luận tốt nghiệp

Nhờ sự viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve nhằm khoá
chặt biên giới Việt - Trung, cô lập căn cứ điạ Việt Bắc với liên khu 3 và liên
khu 4 bằng cách thiết lập hành lang Đông Tây, tạo thế bao vây, cô lập cách
mạng Việt Nam cả bên trong và bên ngoài.
Bứơc sang năm 1950, cách mạng Việt Nam đà có sự thay đổi về mọi mặt,
thế và lực của cuộc kháng chiến ngày càng lớn mạnh. ở trong n-ớc, trên mặt
trận quân sự, quân và dân ta đà đẩy mạnh chiÕn tranh du kÝch nh»m tiÕp tơc
tiªu hao sinh lùc địch, phát triển lực l-ợng. ở bên ngoài, hầu hết các nứơc dân
chủ trên thế giới nh-: Trung Quốc, Liên Xô, và các n-ớc Đông Âu đà công
nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thế bao vây, cô lập đối với cách mạng Việt Nam đà bị phá vỡ.
Tr-ớc tình hình trong thế giới và trong nứơc, đòi hỏi khách quan của cuộc
kháng chiến lúc này là phải khắc phục những khó khăn mà kế hoạch Rơve đÃ
tạo nên, đánh thông biên giới Việt -Trung, tranh thủ sự giúp đỡ của các n-ớc
anh em bên ngoài, tạo thế phát triển mới cho cuộc kháng chiến. Vì thế, Thu Đông năm 1950, Trung -ơng Đảng và Bộ Tổng t- lệnh quyết định mở chiến
dịch Biên giới. " Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới,
nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, khai thông đ-ờng biên giới liên lạc
quốc tế giữa n-ớc ta và Trung Quốc... mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều
kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên" [7;267]. Trong chiến dịch này, tt-ởng chỉ đạo của Đảng ta là "đánh thắng không thể thua". Đại t-ớng Võ
Nguyên Giáp làm chỉ huy tr-ởng, Hoàng Văn Thái làm Tổng tham m-u. Ta đÃ
huy động một lực l-ợng lớn tham gia vào chiến dịch nh-: Đại đoàn 308,
Trung đoàn 209, Trung đoàn 174, Trung đoàn 95 pháo binh và 3 tiểu đoàn địa
ph-ơng và dân quân du kích ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Các ngành, các địa
ph-ơng đều huy động lực l-ợng phục vụ cho chiến dịch đến toàn thắng. "Để

bảo đảm đánh chắc thắng, Bộ chỉ huy chiến dịch đà chủ tr-ơng tập trung một
lực l-ợng mạnh tiến công tiêu diệt địch, giải phóng một đoạn biên giới từ Cao
Bằng đến Thất Khê" [1;164].

Lê Văn Phong - 42B1

17


khoá luận tốt nghiệp

Lúc đầu, ta định đánh địch ở Cao Bằng, để kéo quân viện lên đánh. Sau khi
xem xét kĩ l-ỡng thì Bộ chỉ huy thay đổi mục tiêu tấn công mở đầu cho chiến
dịch từ mục tiêu đánh Cao Bằng chuyển sang đánh Đông Khê mở đầu cho
chiến dịch biên giới. So với Cao Bằng, thì Đông Khê lực l-ợng địch đ-ợc bố
trí sơ hở hơn, vừa đảm bảo chắc thắng, vừa cô lập đ-ợc Cao Bằng, lại vừa tạo
đ-ợc điều kiện để diện viện của địch. "Đông Khê là nơi địch yếu nh-ng lại có
vị trí hết sức quan trọng, nếu mất Đông Khê, địch sẽ mang quân ứng cứu, tạo
điều kiện cho quân ta tiêu diƯt chóng trong vËn ®éng" [1;165].
Sau mét thêi gian chn bị, ngày 16 tháng 9 năm 1950, ta quyết định tấn
công Đông Khê mở màn cho chiến dịch. Sau 54 giờ chiến đấu hết sức gay go,
quyết liệt và đà kết thúc thắng lợi. Trứơc nguy cơ lớn đang bị đe doạ và từ
tr-ớc đà có ý định rút khỏi Cao Băng, nay mất Đông Khê, Bộ chỉ huy của
Pháp quyết định "rút khỏi Cao Bằng theo đ-ờng số 4, đồng thời lệnh cho quân
pháp ở Thất Khê tiến công chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rồi
cùng rút về xuôi" [7;264].
Đoán trứơc ý đồ của địch, quân ta đà tổ chức dàn trận mai phục các cánh
quân tiến lên và rút về của địch và tiêu diệt cánh quân từ Thât Khê lên do
Lơpagiơ chỉ huy và cánh quân từ Cao Bằng rút về do Sactông chỉ. Thất bại đó
đà làm cho quân Pháp ở khắp các cứ điểm trên đ-ờng số 4 lâm vào tình thế

hoang mang bị động. Ngày 7 tháng 10, quân địch ở Đông Đăng rút chạy, ngày
18 tháng 10, quân địch ở Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu đà phải
tháo chạy, đến ngày 22 tháng 10 đ-ờng số 4 do quân ta làm chủ hoàn toàn.
Chiến dịch Biên giới kết thúc với thắng lợi vang dội của quân và dân ta.
Chúng ta đà làm thiệt hại lớn không chỉ về ng-ời hay về ph-ơng tiện chiến
tranh mà là đòn đánh chí tử vào ý chí xâm l-ợc của kẻ địch.
Thắng lợi trên có ý nghĩa chiến l-ợc hết sức quan trọng. đối với kẻ thù của
dân tộc ta là sự thất bại nặng nề nhất, nhục nhà nhất ch-a từng thấy trong lịch
sử chiên tranh Đông D-ơng. Sự thất bại của chiên dịch Biên giới năm 1950
đồng nghĩa với sự phá sản hoàn toàn của kế hoạch Rơve, thêm một lần nữa kẻ
thù bị giáng một đòn nghiêm trọng vào ý chí xâm l-ợc của chúng. Chiến
thắng Biên giới ®· më ra mét cơc diƯn míi cđa cc kh¸ng chiến, "Quyền chủ
Lê Văn Phong - 42B1

18


khoá luận tốt nghiệp

động trên chiến tr-ờng chính đà về tay ta" [1;167], tuyến biên giới Việt Trung đ-ợc khai thông, thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đà bị phá vỡ,
căn cứ địa Việt Bắc đ-ợc củng cố và mở rộng. Đồng thời, ta có thêm điều kiện
thuận lơị để phát triển lực l-ợng về mọi mặt, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến
thắng lợi hoàn toàn.
Chiến thắng Biên giới 1950 là một bằng chứng nghệ thuật quân sự điển
hình thành công về đánh tiêu diệt lớn, đánh dấu b-ớc tiến lên của ta về chỉ đạo
chiến l-ợc và nghệ thuật chiến dịch: "trong chiến tranh, khi cục diện ở chiến
tr-ờng ở vào thế giằng co, địch có thể biểu hiện lúng túng về chiến l-ợc, mặc
dù lực l-ợng của ta còn hạn chế. Nh-ng cần thiết phải tập trung nỗ lực chủ
quan cao độ trong mọi hoạt động tác chiến có ý nghĩa chiến l-ợc. Chỉ có nhvậy, mới tạo sự chuyển biến mới về thế và lực đ-a kháng chiến sang một giai
đoạn mới" [6;80].

Chiến thắng Biên giới năm 1950 đà tạo thuân lợi vô cùng to lớn không chỉ
về thế và lực mà cả trên mặt tinh thần của quân và dân ta. Bởi vậy, phát huy
quyền chủ động chiến l-ợc trên chiến tr-ờng chính Bắc Bộ, đẩy mạnh cuộc
kháng chiến, quân và dân ta đà liên tiếp mở ba chiến dịch tấn công địch nh-:
chiến dịch Trung du ngày 25 tháng 12 năm 1950, chiến dịch Đ-ờng số 18
ngày 23 tháng 3 năm 1951 và chiến dịch Hà Nam Ninh ngày 28 tháng 5 năm
1951. Với ba chiến dịch trên tuy ch-a đạt đ-ợc mục tiêu đề ra, song đà tạo
điều kiện để cho bộ đội của ta chiến đấu trong một môi tr-ờng mới - trung du
và đồng bằng. Qua đó, quân đội ta ngày càng tr-ởng thành, đạt đ-ợc những
thắng lợi to lớn trong chiến dịch Hoà Bình (10/12/1951- 25/12/1952), chiến
dịch Tây Bắc (14/10- 10/12/1952) và chiến dịch Th-ợng Lào (13/416/5/1953), đẩy quân Pháp lún sâu vào thế phòng ngự bị động.
Với những thắng lợi trên mặt trân quân sự, từ ngày 19 tháng 12 năm 1946
cho đến trứơc chiến cuộc đông xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ,
một mặt thể hiện sự lớn mạnh về thế và lực của ta trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, tạo điều kiện cho sự toàn thắng của cuộc kháng chiến.
Mặt khác, với thắng lợi to lớn đó, đà tạo đà quan trọng và quyết định đến
thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong thời kì này.
Lê Văn Phong - 42B1

19


khoá luận tốt nghiệp

1.3. Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
Từ những ngày đầu Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm
Việt Nam, d-ới sự lÃnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh, quân và
dân ta vừa chiến đấu chống xâm l-ợc ở miền Nam, vừa mở thêm mặt trận
ngoại giao nhằm tỏ rõ thiện chí hoà bình của ta, tố cáo tội ác gây chiến tranh
của thực dân Pháp, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Pháp, các

lực l-ợng tiến bộ trên thế giới, đồng thời nhằm bảo vệ đ-ợc những thàng quả
của Cách mạng Tháng Tám. Hồ Chí Minh đà đề ra đ-ờng lối ngoại giao hoà
bình, đầy thiện chí ph-ơng châm "thuật ngoại giao là làm cho đất n-ớc mình ít
kẻ thù hơn, nhiều bạn đồng minh hơn", chủ tr-ơng thông qua mặt trận ngoại
giao để tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho dân tộc.
Trong tình thế hiểm nghèo" ngàn cân treo sợi tóc", phải đối mặt với muôn
vàn khó khăn và thách thức, n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời nh-ng
ch-a có bất kì một dân tộc nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại
giao, phải chiến đâú trong vòng vây của kẻ thù. Do đó, Đảng, Chính Phủ và
Hồ Chí Minh đà tìm mọi biện pháp, cách thức nhằm mở rộng quan hệ ngoại
giao với các n-ớc, các dân tộc trên thế giới, từ đó tranh thủ đ-ợc sự gióp ®ì,
cỉ vị cđa hä ®Õn cc chiÕn tranh chÝnh nghĩa của nhân dân ta đồng thời cô
lập kẻ thù trứơc nhân loại tiến bộ trên thế giới. Ta đà thực hiện sách l-ợc hoà
hoÃn, nhân nh-ợng với T-ởng(tr-ớc 6/3/1946) rồi với Pháp )6/3 - 19/12/1946)
để phân hoá kẻ thù, tranh thủ thêm một thời gian hoà bình quý báu để chuẩn
bị lực l-ợng, xây dựng chính quyền, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
Cuối năm 1946 đến năm 1947, tr-ớc những âm m-u và thủ đoạn chiến
tranh trắng trợn và thâm độc của các thế lực hiếu chiến Pháp ở Việt nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ đà nhiều lần gửi th- và kêu gọi
Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Pháp cứu vÃn hoà bình. Ng-ời đòi Pháp phải
ngừng ngay chiến sự, thực hiện th-ơng l-ợng, nêu rõ mục tiêu kháng chiến
của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, nhấn mạnh
thiện chí hoà bình của nhân dân ta, mong muốn hợp tác với nhân dân Pháp,
đồng thời đề ra những ph-ơng pháp cụ thể nhằm kết thúc chiến tranh lập lại
hoà bình cho nhân dân Việt Nam. Ngày 1 tháng 1 năm 1947, trong th- chúc
Lê Văn Phong - 42B1
20


khoá luận tốt nghiệp


mừng năm mới Chính phủ và nhân dân Pháp, Ng-ời nhấn mạnh: mong quốc
dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù địch gì với dân tộc Pháp, chúng tôi
buộc phải chiến đấu chống lại bọn thực dân phản động đang m-u mô xẻ cắt
Tổ quốc chúng tôi, đ-a chúng tôi vào vòng nô lệ và reo rắc sự chia rẽ giữa hai
dân tộc Việt - Pháp. nh-ng chúng tôi không chiến đấu chống n-ớc Pháp mới
và Quốc dân pháp, chúng tôi lại muốn hợp tác thân ái.
Biết râ trong chÝnh giíi Ph¸p vÉn cã mét sè ng-êi muốn gíải quyết vấn đề
hoà bình Việt - Pháp mà Lơcléc là một ví dụ. Ngày 1 tháng1 năm 1947, Chủ
tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đÃ
gửi th- tới t-ớng Lơcléc. Trong th- Ng-êi nªu lªn tÝnh chÊt chÝnh nghÜa vỊ
cc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và khẳng định "chúng tôi đà nhất
quyết trong khối Liên hiệp Pháp, cộng tác thành thực với n-ớc Pháp, tôn
trọng quyền lợi kinh tế, văn hoá Pháp trong n-ớc chúng tôi. Nh-ng chúng tôi
cũng nhất quyết chiến đấu đến cùng cho độc lập thống nhất quốc gia. Tuy
nhiên, một sự hoà bình hợp công lí còn có thể cứu vÃn đ-ợc tình thế. N-ớc
Pháp sẽ không thu đ-ợc món lợi gì trong cuộc chiến tranh thuộc địa".
Ngoài ra, Ng-ời còn gửi nhiều bức th-, bức điện khác đến n-ớc Pháp để cố
gắng cứu vÃn hoà bình, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến đấu của
nhân dân Việt Nam và tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm l-ợc Việt
nam của thực dân Pháp. Trong bức th- gửi cho Mutê, Ng-ời đề nghị:
"Chấm dứt ngay chiến sự, quân đội hai bên quay về vị trí quy định trong
hiệp định
Chấm dứt mọi viện quân của Pháp.
Gặp gỡ ngay giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Mariuyt Mutê để thông qua,
trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, một
dự thảo chi tiết của một hiệp -ớc vĩnh viễn.
Dự án thông qua rồi thì họp hội nghị ở Pari để thảo luận hiệp -ớc chính
thức"[16;125].
Ngày 3 tháng 1 năm 1947, Hồ Chí Minh tiếp tục gửi tới Mutê thêm một

bức th- để ngỏ ý sẵn sàng gặp ông ta để thông báo thực chất diễn biến tình
hình ở chiến tr-ờng Đông D-ơng và lập tr-ờng của chính phủ Việt Nam. "tôi
Lê Văn Phong - 42B1

21


khoá luận tốt nghiệp

rất mong và rất sung s-ớng đ-ợc hội kiến với ngài lâu một chút nêu tỏ rõ ý
muốn thành thực hoà bình và hợp tác của chúng tôi và để chuyển đến với ngài
những đề nghị của chúng tôi về việc lập lại sự giao hảo giữa hai n-ớc chúng
ta".
Tuy vậy, mọi cơ hội cứu vÃn hoà bình đều bị bỏ lỡ vì những hành động
khiêu khích, bịa đặt và vu cáo của các thế lực thực dân. Đác giăng liơ và bọn
phản động Pháp phải chịu trách nhiệm trứơc thực tế lịch sử này. họ là thủ
phạm chính gây ra vụ xung đột tháng 12 năm 1946 và cũng chính họ là kẻ đÃ
gửi những tin tøc sai lƯch vỊ chÝnh phđ ViƯt Nam d©n chđ cộng hoà, về tình
hình ở Đông D-ơng. "Ngày 25 tháng 12 năm 1946 khi Mutê đến Sài Gòn, Đác
giăngliơ đà có bản báo cáo xuyên tạc tình hình, đổ vấy trách nhiệm gây ra
xung đột cho phía Việt Nam và giữ lại tất cả các bức điện và tài liệu mà chủ
tịch Hồ Chí Minh thông qua ban liên lạc Việt - Pháp để gửi tới Mutê, tỏ ý
muốn tiếp xúc với chủ tịch Hồ Chí Minh thì Đác giăngliơ đà cảnh cáo ông ta"
[16;127]. Trong khi đó Đác giăngliơ lại trả lời với phóng viên rằng: từ nay
chúng ta không thể đỉều đình đ-ợc với Hồ Chí Minh nữa, chúng ta đi tìm ra
những nhân vật khác có thể điều đình ...
Ngày 23 tháng 3 năm 1947, khi trả lời nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đÃ
nói: "từ ngày 19 tháng 12 đà mấy lần tôi kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp
ngăn trở chiến tranh, ví dụ bức th- gửi ngày 21 tháng 12 năm 1946, ngày 23
tháng 12 năm 1946, ngày 1 tháng 1 năm 1947,... Có khi nhờ các lÃnh sự ngoại

giao chuyển tới cho Chính phủ Pháp thế mà Thủ t-ớng Ramađie bảo rẳng chữ
trong th- của tôi gửi cho cựu Thủ t-ớng Lêon Blum là chữ kí giả và từ đó đến
nay Chính phủ Pháp không nhận đ-ợc th- gì của tôi. Nếu những đại biểu Pháp
ở đây cố ý dìm những tin tức ấy, không cho Chính phủ Pháp biết, đó là trách
nhiệm của họ".
Trong th- "gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp, nhân dân các n-ớc
đồng minh", ngày 21 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đà đ-a ra
những bằng chứng cụ thể lên án thực dân Pháp là kẻ chủ m-u gây ra cuộc
chiến tranh này. Ng-ời khẳng định: "thực dân Pháp định chiếm lấy n-ớc tôi
thật rõ rệt không thể chối cÃi đ-ợc... chừng nào thực dân Pháp hiểu rõ nền độc
Lê Văn Phong - 42B1

22


khoá luận tốt nghiệp

lập và thống nhất của chúng tôi và gọi những kẻ thực dân pháp hiếu chiến về,
thì tình hình giao hảo và sự kết hợp giữa hai dân tộc Việt - Pháp".
Song, moị cố gắng của Chính phủ và Đảng ta đà bị thực dân Pháp khứơc từ.
Chúng tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh xâm l-ợc, ®ång thêi xóc tiÕn thiÕt
lËp chÝnh qun bï nh×n tay sai . Tr-ớc những thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : Bất kì thực dân Pháp có điều đình với ai nếu Tổ
quốc ta đ-ợc độc lập, thống nhất theo đúng nghĩa, đồng bào ta đ-ợc tự do thực
thì Chính phủ và quốc dân sẽ thoả thuận. Bất kì ai mà phản bội lại quyền lợi
của Tổ quốc của đồng bào, thì Chính phủ và đồng bào sẽ coi là kẻ phản quốc
và cứ kháng chiến..thực dân pháp đang mơ t-ởng có thể dùng vũ trang mà
chinh phục nứơc ta. Vì họ ch-a hiểu rằng: toàn thể dân tộc Việt Nam đà kiên
quyết kháng chiến, để tranh lại quyền thống nhất và độc lập.
Đảng và nhân dân ta đà biểu thị một thái độ rất đúng đắn trong cuộc chiến

tranh này. Đối với Pháp đà phân biệt rõ, kẻ thù ở đây không phải là toàn bộ
nhân dân, dân tộc pháp, mà chỉ là bọn thực dân Pháp phản động hiếu chiến ở
Đông D-ơng - là kẻ thù chủ m-u gây ra cuộc chiến tranh này. Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết rõ rằng "mong nhân dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù
hằn gì với dân tộc Pháp, chúng tôi buộc phải chiến đấu chống bọn thực dân
Pháp phản động đang m-u chia cắt Tổ quốc chúng tôi, đ-a chúng tôi vào vòng
nô lệ, gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam. Nh-ng chúng tôi
không chống nứơc Pháp mới và nhân dân Pháp chúng tôi lai muốn hợp tác
thân ái". Điểu đó nói lên chúng ta không chống nhân dân Pháp mà coi họ là
những ng-ời bạn. Từ đó tranh thđ sù đng hé cđa nh©n d©n tiÕn bé Pháp đối
với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời, chúng ta đà cô lập bọn thực dân
hiếu chíên ngay trên đất n-ớc của chúng.
Đối với các n-ớc trong khu vực Đông Nam á, chúng ta đà tăng c-ờng xây
dựng tình đoàn kết keo sơn, chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân
Campuchia. Chính phủ ta đà tích cực giúp đỡ các n-ớc về mọi mặt trong cuộc
kháng chiến chống kẻ thù chung trên tinh thần quốc tế trong sáng, đồng thời
chủ tr-ơng tích cực tranh thủ xây dựng các mối quan hệ thân thiện với những
Lê Văn Phong - 42B1

23


khoá luận tốt nghiệp

dân tộc khác trên cơ sở độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân và thực
hiện dân chủ. Ta vừa tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân châu á vừa cố gắng
góp phần vào sự nghiệp đoàn kết các dân tộc châu á trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc bảo vệ hòa bình trong khu vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đà nhiều
lần gửi th- đến những ng-ời đứng đầu chính phủ các nứơc mới giành đ-ợc độc
lập nh-: Inđônêxia, ấn Độ, Miến Điện và lÃnh tụ các phong trào giải phóng

dân tộc ở các n-ớc thuộc địa. "Ngày 13 tháng 1 năm 1947, chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi th- kêu gọi các vị lÃnh tụ và toàn thể nhân dân Trung Hoa, Miến
Điện, các dân tộc thuộc địa của Pháp, các nhân sỹ dân chủ toàn thế
giới"[12;105].
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ hợp tác lẫn nhau giữa các cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam với phong trào giải phóng trên thế giới,
tới vận mệnh của các n-ớc ở Châu á. Muốn bảo vệ đựơc độc lập tự do cho
dân tộc mình thì cần phải bảo vệ tự do, độc lập trong khu vực, nhân dân Châu
á cần phải đoàn kết keo sơn hơn nữa để chống chủ nghĩa thực dân. Ng-ời viết
" Việt Nam chỉ giữ chủ quyền độc lập của dân tộc mình chứ không xâm phạm
đến ai. Thế mà thực dân Pháp bất nhân bội -ớc, đem tất cả lực l-ợng hung tàn
của chúng nhằm tiêu diệt n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà... Việt Nam là
một bộ phận trong đại gia đình châu á, vận mệnh ViƯt Nam quan hƯ mËt thiÕt
víi vËn mƯnh cđa c¸c dân tộc ở châu á... vận mệnh các dân tộc ở châu á
quan hệ mật thiết với vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Vận mệnh các dân tộc
thuộc địa Pháp cũng vậy chúng tôi mong tất cả các dân tộc giúp đỡ"[4;300].
Ngày 22 tháng 3 năm 1947, để tăng c-ờng sự đoàn kết và hiểu biết lẫn
nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đà cử một đoàn đại biểu đến tham dự hội nghị
đoạn kết đấu tranh cho độc lập các dân tộc Châu á, đ-ợc họp ở Niuđeli (ấn
Độ). Trong Hội nghị này, chúng ta đà đ-ợc các dân tộc ở Châu á nhiệt tình
ủng hộ về sự nghiệp chính nghĩa giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đồng
thời đà lên án gay gắt bọn thực dân đế quốc xâm lựơc.

Lê Văn Phong - 42B1

24


khoá luận tốt nghiệp


Đối với đế quốc Mỹ, theo Th-ờng vụ Trung -ơng Đảng, ngày 12 tháng 12
năm 1947, đà nhất định: chúng ta ch-a nhận rõ tham vọng của Mỹ và nguy cơ
Mỹ, nh-ng những cái đó ch-a trực tiếp đối với ta, nên chúng ta cũng phải lợi
dụng triệt để những mâu thuẫn dù nhỏ đến mấy giữa hai tên đế quốc Mỹ Pháp. Chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện chính sách : muốn làm bạn với tất cả các
dân tộc các n-ớc. Vì thế chúng ta vẫn tiếp tục ngoại giao tuyên bố thân thiện
với Mỹ vµ vÉn dïng héi ViƯt - Mü lµm vị khÝ tuyên truyền quốc tế. Nh-ng
thời gian này, Đảng và chính phủ ta lợi dụng Mỹ nhằm tác động đến T-ởng
Giới Thạch bảo vệ biên giới phía Bắc, thêm nữa một phần nào làm cô lập thực
dân pháp làm cho mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ- Pháp ngày càng lớn.
Năm 1947, để phá vỡ kế hoạch của Mỹ và Pháp lôi kéo Bảo Đại, Đảng ta
tiến hành đàm phán với Bảo Đại - Cậu hoàng đế "việc công kích Bảo Đại nên
dè dặt một chút" phải khéo léo "li gián giữa Bảo Đại và Pháp" theo chính sách
"lúc này không nên công kích Bảo Đại hay dòng họ nhà Nguyễn". Nh-ng sau
khi Bảo Đại đà lộ rõ bộ mặt, cam tâm trở thành tay sai cho Pháp để hoàn
thành việc thiết lập chính phủ bù nhìn. Th-ờng vụ Trung -ơng Đảng vạch rõ:
dù sao Chính phủ bù nhìn toàn quốc do Bảo Đại cầm đầu là thủ đoạn tấn công
chính trị đối với ta. địch sẽ lợi dụng chính phủ này để tập hợp các lực l-ợng
phản động, cám dỗ bọn nhát gan và bọn cơ hội, tuyên truyền mê hoặc dân ta
hòng chia rẽ, làm suy yếu mặt trận thống nhất của ta. Vì thế, Đảng ta đà chủ
tr-ơng: tích cực đấu tranh chống lại bọn phản động, vạch trần bộ mặt xaỏ
quyệt của lũ c-ớp n-ớc và lũ bán n-ớc, để cho nhân loại tiến bộ thấy đ-ợc bộ
mặt thật của chúng. "Ngày 8 tháng 3 năm 1949, khi trả lời phỏng vấn tờ báo
của Trung Quốc Hồ Chí Minh đà khẳng định rằng: Vĩnh Thuỵ là tay sai của
bọn thực dân, là một tên phản quốc... luật pháp Việt Nam sẽ trừng trị thẳng
tay những tên việt gian sừng sỏ bán n-ớc hại dân"[12;118].
Nh- vậy, từ khi Toàn quốc kháng chiến đến năm 1949. Trong thế bị cô lập,
ch-a có bất kì một quốc gia nào, một dân tộc nào công nhận chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà do Hồ Chí Minh đứng đầu. Nh-ng chúng ta đà không
ngừng hoạt động, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao một cách mạnh mẽ làm
cho nhân loại tiến bộ thấu hiểu đ-ợc sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta

Lê Văn Phong - 42B1

25


×