Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu một số giống hồng (diospyros kaki l ) trồng ở nam đàn nghệ an và nghi xuân hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.69 KB, 50 trang )

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Từ khi con người xuất hiện, hoa quả thiên nhiên đã là thức ăn đầu tiên
trong cuộc sống của con người với phương thức "săn bắn, hái lượm". Cho tới
ngày nay và trong tương lai hoa quả vẫn có vai trị quan trọng khơng thể thiếu
được trong đời sống con người. Cây hồng (Diospyros kaki L) thuộc họ thị
(Ebenaceae) được phân bố chủ yếu ở vùng Á nhiệt đới và ôn đới. Hồng được
trồng nhiều nơi trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Xô, Ấn Độ... và Việt
Nam. Cây hồng là một trong những cây ăn quả Á nhiệt đới chịu rét, chịu hạn tốt,
ít sâu bệnh, là cây lưu niên, năng suất cao quả ngon và bổ dưỡng...Vì thế hồng
được người xưa mệnh danh là "Thất tuyệt".
Quả hồng là loại quả quý, có vị ngọt mát, đậm đà được nhiều người yêu
thích đặc biệt là người già và trẻ em. Ngoài ra quả hồng còn được dùng trong các
ngày lễ long trọng của dân tộc. Bên cạnh đó các bộ phận khác của cây hồng có
mặt trong các bài thuốc y học Phương Đơng, "Thị đế" - tai hồng,"Thị tất" - nước
ép từ quả hồng, "Thị xương" - đường tiết ra quả hồng khi làm mứt. [2]
Do những đặc điểm trên, cây hồng được xem là một trong những cây trồng
chủ lực trong chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xoá đói giảm nghèo
trong nơng nghiệp và nơng thơn Việt Nam của Đảng và nhà nước. [2]
Nam Đàn - Nghệ An, là một trong những nơi trồng nhiều hồng đã mang lại
giá trị kinh tế cao cho người dân. Hiện nay đã có một số cây đạt 100 năm tuổi vẫn
cho năng suất cao. Ngồi ra cịn một số giống hồng ghép mới đưa về trồng (hồng
Thạch Thất, hồng Nhân Hậu...) cho năng suất cao.
Ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đưa
hồng về trồng và cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm qua đã có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả
như Phạm Văn Cơn, Lê Đình Danh, Lê Văn Thuyết... về cây hồng như kỹ thuật
chăm sóc, thu hoạch, kỹ thuật nhân giống cũng như đánh giá chất lượng. Tuy vậy

SV. Trịnh



Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

việc nghiên cứu các giống hồng trồng vùng Nghệ An và Hà Tĩnh chưa được đề
cập đến nhiều xuất phát từ đó chúng tơi tiến hành đề tài
"Nghiên cứu một số giống hồng (Diospyros kaki L.) trồng ở Nam Đàn - Nghệ
An và Nghi Xuân - Hà Tĩnh " với mục tiêu:
Nghiên cứu các đặc điểm thực vật, hố sinh và quy trình chín của một số
giống hồng, nhằm đánh giá chất lượng giống. Từ đó cung cấp một số dẫn liệu làm
cơ sở cho việc phát triển các giống hồng trồng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, cũng như
đóng góp vào việc nghiên cứu các giống hồng nói chung ở Việt Nam.

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.1. Nguồn gốc và phân loại hồng.
1.1.1. Nguồn gốc.
Cây hồng được trồng phổ biến hiện nay là loại hồng Phương Đơng

(Diospyros kaki L.), có nơi cịn gọi là "hồng á nhiệt đới" hay "hồng Nhật Bản".
Hồng thuộc họ thị (Ebenaceac) giống Diospyros bao gồm 200 loài cây gỗ. Nhật
Bản gặp 40 loài, Trung Quốc gặp 30 loài theo tài liệu của P.m.Zukovxki (1964)
những cây hồng dại có nhiều ở vùng núi cao (cách mặt biển 1200m) của miền
Trung Á [2]. Ở Ấn Độ hồng chủ yếu mọc tự nhiên ở nam Ấn Độ, đơi khi tìm thấy
ở bắc Ấn Độ thường là loại hồng đen (D.ebenuzk). Ở bang California (Hoa Kỳ)
gặp nhiều hồng (Diospyros virginiana L. )[13]. Ở Trung Quốc người ta dùng gốc
ghép hồng là Diospyros rhombifolia, còn ở vùng núi miền Tây Trung Quốc mọc
dại loài hồng (D.sinensis H.) dạng này gần giống với hồng Phương Đơng nhưng
khác về kích thước lá và quả. Theo N.M. Murri (1941) và nhiều nhà khoa học
khác, lồi hình trồng trọt của hồng bắt nguồn từ sự lại tạo của hai dạng này. Để
chọn giống người ta sự dụng hồng Mêhycơ (D.lluiastee) có đặc điểm sản lượng
ổn định. [2]
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhưng hồng là một trong những
cây ăn quả lâu đời nhất ở Trung Quốc và được xem là nơi xuất phát của các giống
hồng. Từ Trung Quốc hồng được đưa sang Nhật Bản (thời cổ đại) sau đó Italia,
Israen, Baraxin, Hoa Kỳ (bang California), Liên Xô... Đông Nam Á và Bắc Việt
Nam.
1.1.2. Phân loại hồng.
Theo Voronxov (1982), trên thế giới hiện nay đang trồng phổ biến 3 loại
hồng sau : [2]
* Hồng dại (Diospyros lotus L.), 2n = 30 là gốc ghép chính đối với hồng
Phương Đơng. Nó sinh trưởng phát triển nhiều ở trong rừng núi Kapkaz, đồng
thời có ở Iran, Ấn Độ, Trung Quốc. Hồng này có cây cao 20-30m, đường kính

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh



KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

thân 70cm, tán hình cầu. Hoa đơn tính khác gốc. Quả bé chỉ nặng khoảng 15g, vị
chát, có nhiều hạt. Mỗi cây có thể cho 50 kg quả.
* Hồng Virginiana (Diospyros virginiana L.), 4n = 60 hoặc 6n = 90 nguồn
gốc ở Bắc Mỹ, mọc hoang ở bang Virginiana, Kanzes và California. Theo
V.Alekxeca (1962) cây cao 20m, có khi tới 37m và chu vi thân 2m, cây cho sản
lượng quả cao. Hoa đơn tính khác gốc, quả mọng, màu nâu sáng, chín vào tháng
10, khơng chát. Quả nặng khoảng 22g, tỷ lệ đường 19%, tỷ lệ chất khô 30%.
[2,20]
*Hồng Phương Đông (Diospyros kaki T.), 6n = 90. Nguồn gốc ở Trung quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên. Cây cao từ 12-15m, tán cây hình tháp, lá to hình elíp nhọn
về phía ngọn, nhẵn bóng. Hoa đơn tính hay lưỡng tính. Quả to mọng có thể nặng
khoảng 200g. [2]
* Dựa vào màu sắc thịt quả khi chịu ảnh hưởng của thụ phấn, người ta chia
làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Là nhóm không biến đổi tức là giống mà quả của chúng ngay trong
thụ phấn khơng thay đổi về màu sắc thịt.
Nhóm 2: Là nhóm biến đổi tức là những giống sau thụ phấn thịt quả được
biến đổi thành màu nâu đen và mất vị chát ngay trong tình trạng chưa chín. [2]
* Ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 tiến hành điều tra về cây hồng, bước đầu
phát hiện 3 loại hồng sau. [2,3,5]
Hồng Lông (Diospyros tonkinensis L.) được phân bố rải khắp nơi trên miền
Bắc. Thân cây to thường co màu trắng tro, tán hình trịn, lá thn dài mặt dưới
xanh nhạt có lơng hơi vàng, mặt trên xanh đậm, có lơng màu xanh. Quả to trịn
hoặc dẹt, khi cịn xanh, mặt ngồi quả có lơng tơ màu xanh, nhiều chất nhờn lẫn
chấm đen. Khi chín, lơng rụng, quả có màu vàng hồng, thịt quả màu vàng nhạt, có
nhiều hạt (6-9 hạt). Cây sinh trưởng khoẻ, sản lượng cao nhưng phẩm chất quả

kém (qủa có vị hơi) nên khơng được ưa chuộng.

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

* Lồi cậy (Diospyros lotus L.) được trồng rải khắp ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Cây cao to, tán lớn, lá nhỏ, mặt
trên xanh đậm nhẵn nhưng khơng bóng mặt dưới xanh trắng có ít lơng. Quả hình
trịn dẹt, bé, chiều cao trung bình 2,2cm, đường kính 2,6cm. Trọng lượng khoảng
10g, số hạt trong quả 6-7 hạt. Hạt dùng để gieo làm gốc ghép cho hồng trơn.
* Hồng Trơn (Diospyros kaki T.) được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam và vùng Đà Lạt miền Nam. Thân cây màu nâu, tán hình trịn hày hình tháp,
lá hình bầu dục hoặc elíp, mặt trên xanh đậm nhẵn, mặt dưới xanh nhạt có lơng
màu trắng hoặc màu vàng. Quả chín có màu vàng đỏ, có từ (0-6 hạt) cây con sinh
trưởng tốt, sản lượng quả cao, phẩm chất quả ngon hơn lồng lông. [2]
* Các giống hồng phổ biến ở miền Bắc nước ta chia làm 2 nhóm:
Hồng ngâm: Loại này khi quả chín vị chát, sau thu hoạch phải khử chất
bằng ngâm cho tanin tan ra trong nước mới ăn được.
Hồng rấm: Loại này khi quả chín cây có thể ăn ngay được hoặc sau khi thu
hoạch đem rấm chín mềm ăn ngọt, khơng có vị chát. Loại này không thể khử chát
bằng cách ngâm .[2,15]
1.2. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất.
1.2.1. Giá trị kinh tế.
Cây ăn quả là một trong những cây có giá trị kinh tế cao và được nhiều

người tiêu dùng quan tâm tới. Lượng quả tiêu thụ bình qn đầu ngươi tồn thế
giới thời kỳ 1985-1987 là 66,5 kg/năm. Trong đó có nước mức bình quân trên đầu
người cao như: PapuanewGuirea (307,7kg), Philippin (113,6kh), Newzilan
(170,7kg), Úc (151,3kg) (Vũ Công Hậu 1996). [6] Tổng sản lượng các loài quả
toàn thế giới thời kỳ 1976-1981 là 301,1 triệu tấn/năm. Đến năm 1993 đã lên tới
371 triệu tấn (FAO - 1993). [29]
Theo các thư tịch của người Trung Quốc thì nghề trồng cây ăn quả ở nước
ta đã có từ lâu đời, ơng cha ta đã biết lựa chọn trồng các loại cây ăn quả quý. Trải
qua nhiều thăng trầm của lịch sử đất nước, nghề trồng cây ăn quả ở nước ta ngày
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

càng được củng cố và phát triển. Theo nghiên cứu "tổng quan phát triển cây ăn
quả Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000" thì đến năm 1993 sản xuất cây ăn quả đã đạt
tới diện tích 32,5 vạn ha với sản lượng 3,4 triệu tấn chiếm 6,2% giá trị sản lượng
trồng trọt. [2]
Cây hồng là một trong những loại cây ăn quả có giá trị cao hơn so với các cây
ăn quả khác như đào, mậm, nho...Năm 1993, Đà Lạt đạt sản lượng kinh tế 2000
tấn, lãi 50 triệu đồng trên 1 ha, mỗi cây có thể thu hàng chục triệu đồng. [2]
Quả hồng là một quả quý, ăn ngon, vị ngọt mát, lượng đường trong quả tương
đối cao 12-16% tuỳ giống, theo tạp chí tài nguyên Đơng Nam Á có thể tới 19,6%,
theo một số tác giả người Nga lượng đường chiếm tới 25%, lượng axit thấp, ngồi
ra cịn có vitamin C, A, B1, B12 ...kali. Năng lượng trung bình 320 KJ/100g. [2,20]
Ở nhiều nước Châu Á hồng là loại q, có gía trị dinh dưỡng cao và phẩm vị

ngon hơn nhiều quả khác. Ở Trung Quốc và Nhật Bản hồng là một trong những
thứ chính trong khẩu phần hàng ngày. Người Châu Âu vùng địa Trung Hải quen
với vị gọt mát đậm đà của quả hồng và có tập qn dùng thìa để ăn hồng.
N.childerr đề nghị mỗi quả hồng phải được bao bọc một mảnh giấy trên đó quảng
cáo "Hồng - là một mỹ phẩm phương Đơng". [2] Ở Việt Nam, quả hồng có màu
đỏ tươi đẹp thường được dùng cho việc thờ cúng trong những ngày lễ, tết của dân
tộc và được dùng rộng rãi để ăn tươi.[2]
Ngồi dùng đồ ăn, hồng cịn dùng làm thuốc và ứng dụng trong công nghiệp.
Theo giáo sư Vũ Văn Chuyên, quả hồng ngâm rượu uống là một vị thuốc bổ để
chữa suy nhược, tai hồng phơi hoặc sấy khô gọi là "Thị đế" dùng chữa ho, nấc,
đầy bụng, đi đái đêm, đái dầm. Khi làm mứt đường tiết ra gọi là "Thị sương"
trong có đường matit dùng để chữa đau và khô cổ họng, ho, nước ép từ quả hồng
chưa chín, phơi hay sấy khơ gọi là "Thị tất" dùng để chữa huyết áp cao. [2] Các
chất trong quả hồng cịn ảnh hưởng đến hoạt tính của tế bào lymphoT...
Tanin trong quả hồng từ lâu đã được dùng hồ giấy hay vải để vẽ tranh dân
gian. Vì xử lý bằng tanin của hồng các vật liệu đó sẽ dai hơn và bền hơn. Ngày
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

nay, một số vùng vẫn dùng tanin từ hồng để làm đồ mỹ nghệ. Gỗ hồng dùng làm
đồ mỹ nghệ hay dùng làm lớp trang trí bên ngồi đồ đạc. [20]
Hồng cịn là một cây cảnh đẹp, mùa hè lá xanh thắm, mặt trên bóng lống,
mùa thu chuyển sang màu sắc đỏ trước khi rụng lá. Cuối thu lá bị trút hết chỉ còn
lại những quả vàng đỏ treo trên cây, làm cho hồng có một vẻ đẹp riêng khơng cây

nào có [2].
1.2.2. Tình hình sản xuất.
* Nămg suất.
Hồng được xem là cây có năng suất cao và ổn định hơn nhiều loại cây ăn quả
khác. Theo Yung kyung Choi và Jung Ho Kim , ở Nam Triều Tiên hồng cho năng
suất cao hơn đào, nho, mận (hồng 25 tấn, đào 20 tấn, nho 19 tấn, mận 14 tấn) [2].
Ở Trung Quốc những vườn hồng có năng suất trung bình 100kg quả trên 1 cây,
thậm chí có cây 300 tuổi cho 1 tấn quả/năm. Tại các trung tâm trồng hồng, người
ta xác định năng suất của vườn hồng 8 tuổi đạt từ 20- 50 tấn quả/ha/năm. Khảo sát 50
cá thể miền Tây Giava từ năm 1931-1934 đã cho thấy hàng năm mỗi cây hồng
cho trung bình 220 quả.[20]
Theo kết quả điều tra của trường Đại học Đà Lạt có cây hồng đạt 5-6 tạ quả.
Ở Phú Hộ với mật độ 100 cây/ha, cây mới 5-6 năm tuổi cho 30-40kg/trên [2]. Tại
Sa Pa (Lào Cai) có giống trung bình mỗi cây cho 50-60kg quả/năm, cây cho năng
suất có thể tới 100kg quả/năm [13]. Ở Hà Tĩnh, hồng vuông không hạt cho năng
suất 400-500 quả/cây. Đà Lạt hồng trứng lốc cho năng suất 5-6tạ quả/cây/năm.,
hồng trứng muộn cho năng suất 3-4 tạ/cây/năm...[2]
*Tình hình sản xuất.
Hồng được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc với hầu hết khắp lãnh thổ. Ở đây
nhiều giống hồng ngon, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Hồng được trồng
nhiều ở Nhật Bản sản lượng 291.000 tấn quả/ 27.000ha. Ngoài ra hồng đuợc trồng
nhiều nơi trên thế giới như Ấn độ Italia, Israren, Braxin, Hoa Kỳ (Bang
California)...tại Đông Nam Á hồng được trồng ở nhiều nơi như Giava, Sumatra,
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Malaixia, Indonexia, Bắc Thái Lan,... Bắc Việt Nam nhưng với quy mô nhỏ hơn
[20]. Hồng được xem như là một mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế
cao của nhiều nước. Hiện diện tích gây trồng và việc buôn bán sản phẩm của
hồng đã lan rộng tới Niudilân và Australia...,sản phẩm hồng buôn bán quốc tế
ngày một tăng nhanh. Israen đã trồng được 1.800 ha hồng, xuất khẩu sang Châu
Âu như một sản phẩm đặc biệt. Tại Đơng Nam Á, chỉ riêng khu vực phía Bắc hồ
Toba (Sumatra) hàng năm bán sang thị trường Singapore 1.500tấn hồng quả. [20]
Sau đây là một số thông tin về tình hình sản xuất hồng của các nước trên
thế giới. [2]
Bảng 1: Diện tích và sản lượng ở một số nước trên thế giới:
Nước

Trung Quốc

Nhật Bản

74.000

34.700

8.000

3.000

18.000

685.000


312.000

50.000

45.000

500.000

Diện tích (ha)
Sản

lượng

(tấn)

Triều Tiên Baraxin

Ý

Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung (Nghệ An
- Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế...) và miền Nam (Đà Lạt).
Ở Đà Lạt hồng được trồng nhiều, năm 1993 trồng được 320ha (87.700 cây)
thuộc loài Diospyros kaki. Đây cũng là hồng trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên...Một số giống hồng trồng phổ biến như hồng trứng Lốc, hồng
trứng muộn, hồng pome tròn, hồng chén, hồng Nhật...[2]
- Vùng Thạch Hà - Hà Tĩnh: Nằm ở phía Tây thị xã Hà Tĩnh, ở đây hồng được
trồng tập trung ở hai xã Thạch Đài, Thạch Lĩnh với diện tích trồng tới 35,3% tổng diện
tích cây ăn quả có hai giống hồng phổ biến là hồng vuông không hạt và hồng .[2]
- Vùng Thừa Thiên – Huế: Ở đây hồng đã được trồng từ rất lâu, có cây đã đạt
100 năm tuổi. Với giống hồng phổ biến là giống hồng vuông Huế. [2]

- Vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam: Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Lý
Nhân có điều kiện đất đai thích hợp với cây ăn quả. Lý Nhân có nhiều giống cây
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

ăn quả q trong đó có hồng Nhân Hậu, hồng Văn Lý được trồng nhiều ở hai xã
Hoà Hậu, Văn Lý. [2]
- Vùng Thạch Thất tỉnh Hà Tây: Huyện Thạch Thất nằm ở phía đơng Bắc tỉnh
Hà Tây là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng và vùng núi cao BaVì, địa hình thấp
dần từ Tây-Nam sang đơng bắc. Vùng Thạch Thất chỉ trồng một giống hồng duy
nhất có nguồn gốc từ n Thơn và nay được trồng ra khắp nơi trên các tỉnh phía
Bắc. [2]
- Vùng Vĩnh Phú: Là vùng trung du, địa hình khá phức tạp, khí hậu vừa
mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang đặc điểm khí hậu
chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng rừng núi Tây Bắc, khí hậu
thích hợp với nhiều giống hồng ( hồng HạcTrì, Hồng Tiến, Hồng Trạch, hồng
Trứng...).
- Vùng Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng
đã đầu tư phát triển hồng ở 3 xã Thuỵ Hùng, Bảo Lâm, Thạch Đạm với nhiều
giống hồng nổi tiếng như hồng ngâm không hạt. [2]
Hồng là cây ăn quả phổ biến và trồng ở nhiều nới trên thế giới và trong
nước. Hồng có nhiều đặc điểm mà các lồi cây ăn quả khác khơng có: chịu hạn,
chịu rét tốt, thích nghi với vùng đồi núi cao, đất nghèo dinh dưỡng, ít sâu bệnh
cho năng suất cao và ổn định. Do vậy chúng ta cần chú trọng đến cây hồng trong

việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
1.3. Lịch sử nghiên cứu cây hồng.
* Trên thế giới.
Hồng là một trong những giống cây ăn quả lâu đời nhất ở Trung Quốc. Ngay
từ những năm 860, người Trung Quốc đã biết tới hồng với những ưu điểm lớn mà
các cây khác khơng có mà cây hồng được mệnh danh là "Thất tuyệt": Dễ trồng
chịu khơ hạn, chịu đất sâu ít thâm canh, ít sâu bệnh, cây bền- lá to tán rộng cho
nhiều bóng mát. Mùa hè lá xanh, mùa thu lá đỏ, cuối thu lá trút hết còn lại trên
cây quả chín vàng, đỏ như những chiếc đèn hồng… Năng suất ổn định, phẩm vị
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

quả ngon cho nên trồng hồng cho thu nhập cao hơn nhiều so với các cây ăn quả
khác.[2,20]
Hồng gặp nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Mỹ,
Braxin… Các nước Đơng Nam Á có tới 200 loài, theo Voronvox (1982) trên thế
giới hiện nay đang trồng phổ biến 3 loài hồng.
Hồng dại (Diospyros lotus L), hồng Virginiana (Diospyros virgininana L),
hồng Phương Đông (Diospyros kaki T.).
Hồng là loại cây thích nghi với nhiều loại đất, nhiều tác giải nghiên cứu tới
yêu cầu sinh thái của hồng. Các tác giả Trung Quốc cho rằng vùng trồng hồng
thích hợp nhất là ở vĩ độ 33- 370. Theo Yung lượng mưa hàng năm đối với cây
hồng tốt nhất là 1200 - 2100 mm. Một yêu cầu sinh thái khác ảnh hưởng đến q trình
phân hố mầm hoa được Yosimusa nghiên cứu, ông cho rằng trong thời kỳ phân hoá

mầm hoa cây hồng cần nhiệt độ thấp 8 - 110C trong thời gian 886 giờ. [2]
Theo viện nghiên cây trồng mới Austalia có nhiều cơng trình nghiên cứuvề cây
hồng, với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lee (1991), nghiên cứu ảnh hưởng của chất
điều hoà sinh trưởng đối với thời gian chín và bảo quản hồng trong kho .Lee(1994),
nghiên cứu thành phần axit béo của quả hồng [ 27]. Luo (1995), đánh giá phân tích
của RAPD về nhận dạng hồng nông nghiệp. Kang(1989), sự thay đổi thành phần tế
bào vỏ quả trong khi quả hồng chín [26 ] .
* Trong nước:
Ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 tiến hành điều tra về cây hồng, bước đầu
phát hiện 3 loại hồng sau:
Hồng lông (Diospyros tonkinensis L.) được phân bố rải khắp nơi trên miền
Bắc. Loài cậy (Diospyros lotus L.) được trồng rải khắp ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam. Hồng Trơn (Diospyros kaki T) được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam và vùng Đà Lạt miền Nam [2].
Đến nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về cây hồng với nhiều lĩnh vực
khác nhau như : đánh giá chất lượng giống, một số kỹ thuật trồng và chăm sóc và
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

các kỹ thuật sau thu hoạch của các tác giả Phạm Văn Côn, Vũ Công Hậu, Trần
Lan Hương, Lê Đình Danh…và nhiều trường đại học tiến hành nghiên cứu như
Đại học Đà Lạt, Đại học nông nghiệp I... [2].
1.4. Đặc điểm thực vật.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, rụng lá, đực, cái khác gốc (đôi khi cùng gốc). Cao

tới 15m, thân ngắn, cong queo, phân cành nhiều. Là mọc so le, cuống ngắn, phiến
lá hình trứng thn, kích thước từ 5-25cm x 2,5-15cm. Cụm hoa hình xim, mang
3 - 5 hoa đực. Hoa cái đơn độc. Ở một số dạng trồng có thể gặp cả hoa cái và hoa
lưỡng tính trên cùng một cây. Hoa mẫu 4. Quả dạng hình cầu gần 4 cạnh và thay
đổi nhiều về hình dạng, kích thước tuỳ giống. Quả khi chín thường có màu đỏ hay
vàng xanh, đài tồn tại. Quả từ 8 - 10 ô, mỗi ô 1 hạt. Trong quá trình chọn lọc và lai
tạo, số lượng hạt trong quả ít đi hoặc tiêu giảm hồn tồn. [8,12,20]
1.5 u cầu về sinh thái.
Hồng tuy là cây có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt đới, nhưng hiện nay đã có
nhiều giống hồng sinh trưởng, phát triển bình thường ở vùng nhiệt đới ẩm kể cả
trên những Cao Nguyên của vùng nhiệt đới. Nhưng nó cũng có yêu cầu sinh thái
nhất định để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
1.5.1. Nhiệt độ.
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng, nó chi phối đến các hoạt động
sống của cây. Nhất là ở gian đoạn hạt nảy mầm, ra hoa và kết quả, lúc chín. Yêu
cầu về sinh thái đối với cây hồng thể hiện qua bảng 2.
Các chỉ tiêu

Yêu cầu sinh thái

Tổng nhiệt độ (0C)

7.500 - 8.500

Nhiệt độ trung bình (0C)

20 - 25

Lúc nẩy mầm


13 - 17

Nở hoa

20 - 25

Phát triển

26 - 27

Quả chín

dưới 20

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Biên độ nhiệt ngày- đêm

7 - 10

" Nguồn dự án đầu ta và phát triển hồng không hạt UBND tỉnh Lạng Sơn". [2]
Theo nghiên cứu của Yosimura, trong thời kỳ chuẩn bị phân hoá mầm hoa
cây hồng cần nhiệt độ tối thấp 8-110C trong thời gian 886 giờ. [2]

1.5.2. Mưa và độ ẩm.
Cây hồng có khả năng chịu hạn hơn nhiều loại cây ăn quả khác như vải,
nhãn, cam quýt...ỞTrung Quốc hống đuợc trồng phổ biến ở các vùng khơ hạn,
lượng mưa trung bình trong năm khoảng 500mm, mạch nước ngầm ở sâu dưới
10m. Cây vẫn cho năng suất tuy thấp một chút nhưng chất lượng quả rất tốt.Theo
Yung (Nam Triều Tiên) lượng mưa hàng năm đối với hồng tốt nhất là 1.2002.100mm, mặc dù lương mưa cao hồng vẫn khơng bị các bệnh nấm phá hoại.
Ngồi ra hồng cịn có khả năng chịu úng tốt. ở đồng bằng Bắc Bộ, năm 1971 bị
ngập lụt nhiều ngày rất ít cây bị chết úng.[2,20]
1.5.3. Ánh sáng
Hồng rầt cân ánh sáng, kết cấu bộ lá cũng thể hiện rõ đặc tính này: lá dày,
to, mặt trên xanh thẩm, mặt dưới nhạt hơn, bộ lá phủ kín tán cây. [2]
1.5.4 Đất đai, dinh dưỡng
Hồng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, với điều kiện là đất sâu, thoát
nước. Để có năng suất cao thì cầm trồng hồng trên đất tơi xốp, cung cấp nước đầy
đủ. Độ pH thích hợp cho sinh trưởng của cây hồng là 5,6-6,5, thành phần và kết
cấu đất ảnh hưởng đến chất lượng quả, hai tác giả Yung va Jung đã tiến hành đo
độ đường của quả hồng trên các loại đất khác nhau: đất dốc/ đất bằng thoát nước/
đất bằng mực nước ngầm cao cho tỷ lệ đường tương ứng 14,54/ 13,77/ 12,50%.
Theo GS. Vũ Cơng Hậu, tính chất đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây. [2]
Đất nghèo dinh dưỡng: sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân đối các chất.
Đất phù sa có cát: thân cành mọc yếu, dễ bị rụng quả.
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đất phù sa màu mỡ: cây mọc khoẻ cho năng suất cao.
Đất sét: ảnh hưởng đến tồn dư của phân bón lớn và nếu thốt nước kém thì
bộ rễ kém phát triển.
Theo tài liệu của một số tác giả nước ngồi thì cây hồng cần tới 14 nguyên
tố dinh dưỡng, trong đó cần nhiều nhất là N,P,K,Ca, Mg và sau đó là các nguyên
tố vi lượng.
1.6. Một số bệnh thƣờng gặp.

Tác hại của sâu bệnh đối với hồng không nghiêm trọng như nhiều loại cây
ăn quả khác. Tuy nhiên nó đã làm giảm năng suất và chất lượng quả đáng kể, vì
thế phải chú ý một số bệnh sau:
Rệp sáp gây hại ở búp lá non, tai quả non vào khoảng tháng 2 - 3.
Sâu đo ( Perenia graffte Guenee) phát sinh vào tháng 5 - 9, ăn trụi hết lá.
Sâu đục quả (Kakivoria Flovefasciata Nasano) xuất hiện vào tháng 5 - 7.
Bệnh đốm đa giác (Cercos Porakaki Ell.et EV.) hại lá và rốn quả.
Bệnh đốm tròn (Mycosphaerel nawac Hiuraet Ikata) sâu hại lá nghiêm
trọng. [9,13, 15]
1.7. Kỹ thuật nhân giống hồng.
Hồng có thể nhân giống bằng hạt, rễ và cành ghép hay mắt ghép... việc
nhân giống bằng hạt thường ít được sử dụng và hiệu quả không cao. Tuy nhiên
nhân giống bằng hạt vẫn được áp dụng với mục đích nhân giống lại gốc ghép. Tại
Malaixia và Iđônêxia người ta sử dụng các đoạn rễ ở cây 2 tuổi cho nảy mầm.
Nhiều khu vực cận nhiệt đới việc nhân giống hồng bằng biện pháp chiết cành và
ghép mắt khá phổ biến. Ở Việt Nam việc nhân giống hồng cũng chủ yếu là bằng
rễ và ghép cây. [2,4,15,20]
1.8. Một số kỹ thuật sau thu hoạch.
Tại Nhật Bản, người ta thường xác định rõ các tiêu chuẩn về hình thái và
màu sắc quả để thu hoạch vào thời gian tối ưu. Hồng thường thu hoạch vào mùa
đông (tháng11-12) vì thế có thể bảo quản tốt ở điều kiện lạnh, nếu ở nhiệt độ từ SV. Trịnh


Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

10C-10C thì thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Tại Inđônêxia,
người ta thường hái hồng khi sắp chín và ngâm hồng vào nước khoảng 24 giờ.
Sau khi xử lý quả sẽ ngọt và cứng. Hay có thể dùng phương pháp xử lý bằng
ethylalcohh, etylen hoặc C02 trong phịng hay hộp kín [20]. Ở Trung Quốc người ta
hay dùng lá sê, sơn trà, đào, lá tùng bách để rấm chín hồng.[2]
Ngồi các cách xử lý hồng chín tươi, người ta cịn tiến hành các kỹ thuật
sấy khô ( hay làm khô ) theo ngun tắc là chuyển hố dần tanin dạng hồ tan
trong quả sang dạng kết hợp với chất khác không còn cảm giác chát và một phần
thành đường glucoza. Dưới tác dụng nhiệt độ tăng dần kỹ thuật làm khô hồng
được tiến hành bằng cách phơi nắng hay sấy bằng cách sử dụng tổ hợp máy sấy
thích hợp. Phần lớn các vùng trồng hồng ở nước Cộng hoà Grzira ( thuộc Liên Xô
) sử dụng máy sấy kiểu băng chuyền, đốt nóng khơng khí để làm khơ quả [2].
Inđơnêxia hồng được sấy khô bằng cách: quả hồng gọt vỏ rồi đem phơi nắng hoặc
sấy khô ở nhiệt độ 35 0C. Khi quả gần khô được ép thành miếng mỏng rồi tiếp tục
sấy đến khô kiệt. Với cách này Inđônêxia đã tạo ra sản phẩm đặc biệt được thị
trường ưa thích. [20]
Ở Việt Nam vấn đề thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cũng được nghiên
cứu và có nhiều phương pháp.
Ngâm hồng, thường áp dụng cho những giống hồng có hàm lượng tanin
thấp, xấu mã như các giống hồng Hạc Trì, hồng vng Thạch Hà, hồng Lạng Sơn
và một số giống hồng ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc).[2,20]
Rấm hồng, bằng nhiều cách rấm khác nhau như rấm hồng bắng lá xoan đốt

hương hay dùng đất đèn... Theo tác giả Phạm Văn Côn, xử lý hồng Thạch Thất
bằng Ethren với nồng độ 0,5% trong thời gian 15 phút. Sau đó bảo quản trong
điều kiện tự nhiên, sau 6-7 ngày là chín hết, cho kết quả tốt.
Ngoài các phương pháp xử lý hồng chín tươi, cịn một số phương pháp xử
lý sấy khơ hồng. Quả sau thu hoạch làm sạch quả có thể tiến hành bằng tay hoặc
ngâm trong sút (Na0H, 2%). Khi làm khô, chế độ nhiệt tối ưu là 60 0C và tốc độ
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

gió là 2 phút/giây. Quả hồng khơ có độ ẩm đạt 35% sẽ dẻo và dễ cất giữ nhất.
Chất lượng quả được làm khô quyết định bởi kỹ thuật áp dụng và đặc điểm vật lý,
hoá học của các giống sử dụng.
1.9. Vài nét về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.
Nam đàn là một huyện đồng bằng nữa miền núi, nằm phụ cận thành phố vinh, có
điều kiện khí hậu thuỷ văn như sau.[7]

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII IX

X

XI

XII

Năm

T

17,6 18,0 20,3 24,1 27,7 29,3 29,6 28,7 26,9

24,4 21,6 18,9 23,9

R

51,8 43,8 47,2 61,7 139,4 114,2 125,1 195,7 477,8 456,0 187,6 67,4 1967,7

∆T 5,0

4,4


4,8

6,0

7,5

7,6

8,0

7,2

6,1

5,5

5,5

5,5

6,1

U

89

91

91


88

82

76

74

80

86

87

89

89

85

S

2,3

1,7

2,1

4,4


6,9

6,2

6,6

5,4

5,1

4,4

3,2

2,8

4,3

"Nguồn các biểu đồ khí hậu Việt Nam"
T: Nhiệt độ

U: Độ ẩm

R: Lượng mưa

∆T:Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm

S: Giờ nắng
Nhiệt độ trung bình năm 23,90C, cao tuyệt đối 390C, thất tuyệt đối 80C,
biên độ giao động ngày đêm là 6,10 C. Độ ẩm khơng khí trung bình 85%, số giờ

năng trung bình 4,3 giờ, số giờ nắng trong năm 1637 giờ. Lượng mưa trung bình
1.967,7mm cao nhất 2.228mm, thấp nhất 1.402mm.
Nam Xuân là xã có nhiều đất dốc đồi núi, ở đây người dân chủ yếu sống
bằng nghề nơng nghiêp. Do diên tích đồi núi nhiều, ở đây nguồn thu nhập chủ yếu
của người dân là làm đồi và làm ruộng. Diện tích trồng hồng của xã lên tới 33,7%
tổng diện tích cây ăn quả các loại, với thành phần phong phú (hồng cậy vuông ,
hồng Nhân Hậu, hồng Thạch Thất...)

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nghi Xn-Hà Tĩnh có điều kiện khí hậu thuỷ văn như sau:
I
T

II

III

IV

V

VI


VII

VIII IX

X

XI

XII Năm

17,4 18,1 20,7 24,2 27,7 29,2 29,5 28,6 26,7 24,3 21,4 18,6 23,9

R 99,9 68,3 57,0 69,7 141,2 136,3 136,2 224,1505,5 694,1 367,6 153,8 2653,7
∆T 5,2 4,4

4,9 6,3

7,6

7,8

8,3

7,6

6,4

5,5


5,0

5,4

6,2

U

91

92

88

81

77

74

80

87

89

89

88


86

S

2,6 1,7

2,3 4,6

7,3

6,9

7,6

5,8

1,8

4,6

3,2

2,8

4,6

93

"Nguồn các biểu đồ khí hậu Việt Nam "
T: Nhiệt độ


S : Giờ nắng

R: Lượng mưa

U: Độ ẩm

∆T: Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm
Nhiệt độ trung bình năm 23,90C, biên độ giao động ngày đêm 6,20C, số giờ
nắng trung bình trong ngày là 4,6 giờ. Lượng mưa trung bình năm là 2.653,7mm,
độ ẩm 86%. Ở Nghi Sơn, dân cư ở đó chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp...
Giống hồng được trồng chủ yếu là hồng vuông không hạt.

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Hồng Thạch Thất, hồng vuông (hồng nhập nội)
Hồng Nứa, hồng địa phương (hồng bản địa)
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành từ tháng 8 – 12 năm 2003, được chia làm 5 đợt thu
mẫu mỗi đợt cách nhau 20 – 30 ngày.

Mẫu được thu tại 2 địa điểm: Nghi Sơn – Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
Nam Xuân-Nam Đàn –Ngệ An.
3. Nội dung nghiên cứu.
Khảo sát các đặc điểm thực vật cây, lá, quả.
Phât tích đánh giá và theo dõi sự biếu động của các chỉ tiêu sinh hoá
(đường, vitaminC, tanin)
Tiến hành thử nghiệm một số quy trình rấm và ngâm hồng sau khi thu
hoạch quả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu mẫu quả.
Chọn những cây tốt không sâu bệnh ở những vị trí khác nhau trong vườn.
Trên mỗi cây lấy 5-10 quả ở các tầng tán, quả đồng đều về kích thước, khối lượng
màu sắc.
4.2. Khảo sát các đặc điển thực vật dựa theo tài liệu phương pháp nghiên
cứu thực vật của Klein [21]
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

4.3. Phương pháp phân tích hố sinh.
- Xác định hàm lượng đường theo phương pháp Bertrand. [10]
- Xác định hàm lượng tanin theo phương pháp oxy hoá. Nguyên liệu được
chiết bằng nước, định lượng bằng KMnO4, chỉ thị màu bằng Cacmin–indigo. 1ml
KMnO4 0,1N tương ứng với 4,157mg tanin theo dược điển Việt Nam 2.
- Xác định hàm lượng VitaminC dựa theo tài liệu thực hành hoá sinh học

của Phạm Thị Trân Châu.
4.4. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê tốn học [11].
Trung bình mẫu

Độ lệch chuẩn

n

X

 ni.xi
i 1

SV. Trịnh

n

Thị Lý

n



 (X  X1 )
i 1

n

K41B2 - Sinh



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm thực vật.
Qua khảo sát các vùng chúng tôi nhận thấy các giống hồng được trồng phổ
biến hiện nay là: hồng vuông, hồng địa phương, hồng Thạch Thất, hồng Nứa...
3.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm các giống hồng
* Hồng Thạch Thất:
Hồng Thạch Thất có nguồn gốc từ huyện Thạch Thất-Hà Tây. Thân cây màu
xám, tán lá tròn hoặc ôvan, khoảng cách phân cành khoảng 50-60 cm. Lá hơi hình
bầu dục, mặt trên xanh đậm bóng, mặt dưới có lơng tơ màu nâu vàng. Chiều dài lá
trung bình 13,39cm, chiều rộng 9,95 cm. Quả hình trụ, trơm quả hơi lồi, trọng lượng
trung bình 172,5g/quả. Khi chín có màu đỏ tươi, thịt nát, vị thơm ngon, có từ 0 - 5 hạt.
* Hồng vuồng:
Hồng vng có nguồn gốc từ huyện Thạch Hà, phía Tây thị xã Hà Tĩnh. Cây
cao khoảng 4,5m, thân khơng to, tán hình dù khoảng cách phân cành khoảng 50 70cm. Lá to hơi hình bầu dục, có kích thước trung bình (14,06 x 8,33 cm), mặt trên
xanh đậm bóng, mặt dưới xanh nhạt có lơng màu vàng, mọc dày theo gân lá. Quả hình
vng có khía sâu dọc quả, kích thước trung bình (6,19 x 6,58cm). Trọng lượng
quả trung bình 172,2g, võ quả dày và bóng, khi chín có màu đỏ vàng, thịt xơ,
khơng hạt. Vì vậy hồng vng cịn được gọi là hồng vng khơng hạt.
* Hồng Nứa:
Hồng Nứa có nguồn gốc ở huyện Nam Đàn - Nghệ An. Cây cao trung bình
6,5m, tán rộng 4,5m hình câu. Lá to màu xanh nhạt, đầu lá trịn, mặt dưới có lơng
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

tơ màu vàng mọc theo gân lá. Quả hình trụ dài, đỉnh quả hơi lồi, trọng lượng
trung bình 80,8g, chiều cao 6,8cm, đường kính 5,32cm. Khi quả chín có màu đỏ,
vỏ khơng bóng, thịt quả màu vàng có ít xơ. Tai quả to và vễnh lên.
* Hồng địa phương:
Hồng địa phương có nguồn gốc ở huyện Nghi xuân-Hà Tĩnh. Cây cao trunh
bình 6,0m, thân to, tán rộng 4,0m hình cầu, lá nhỏ xanh nhạt mặt trên có sáp, mặt
dưới có lơng màu vàng. Quả hình trịn, võ dày và bóng, khi chín có màu vàng, thịt
quả khi chín có màu vàng nhạt. Trọng lượng quả trung bình 79,8g, chiều cao
4,8cm, đường kính 5,0cm. Số hạt trong quả từ 1- 6 hạt/ quả.
3.1.2. Đặc điểm thực vật.
* Lá
Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ ni dưỡng cây. Mỗi giống
hồng, lá có đặc điểm hình thái khác nhau qua khảo sát 100 lá của 4 giống hồng
kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm hình thái lá.
Giống Hình
hồng dạng lá

HTT

HV

HN
HĐP

Hơi hình
bầu dục

Hơi hình
bầu dục
Bầu dục

Cuống lá

Phiến lá
Dài (cm)
BĐ (cm) X (cm)

X (cm)

1,73-2,80

2,27

11,74-16,79

13,39

8,49-11,43

9,95

0,73-2,27

1,63

11,40-18,77


14,06

7,05-9,88

8,33

13,33 8,30-14,00

10,04

11,07

7,48

1,45-2,29

1,86

11,09-17,09

Hơi tròn 1,08-2,29

2,13

8,96-11,53

hơi tròn

Rộng (cm)
BĐ (cm) X (cm)


B Đ(cm)

5,59-9,46

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, cả 4 giống hồng mặt dưới lá đều có lơng
màu vàng. Hồng Thạch Thất, hồng vng hồng Nứa có kích thước lá lớn hơn nhiều
so với hồng địa phương (11,07x7,48 cm).
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Màu sắc lá:hồng Thạch Thất, hồng vng có lá dày, mặt trên xanh đậm
bóng, mặt dưới xanh nhạt. Còn hồng Nứa, hồng địa phương lá mỏng mặt trên,
mặt dưới đều xanh nhạt, khơng bóng riêng hồng địa phương mặt trên lá có sáp.
* Quả
Hồng là cây lấy quả, vì thế quả là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng giống. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy mỗi giống hồng có nét đặc trưng
riêng về màu sắc, hình dạng và khối lượng quả.
Bảng 2: Đặc điểm hình thái quả.
Giống

Tuổi cây

Số lượng


KL quả KT quả

hồng

(năm)

quả TB/cây

TB (g) TB (cm)

HTT

5-5

260

172,5

6,8 x 6,4

Hình trụ

Đỏ tươi

HV

7

350


172,2

6,2 x 6,5

Vng

Đỏ vàng

HN

7

400

86,8

6,2 x 5,1

Trụ dài

Đỏ vàng

HĐP

12

600

79,8


4,8 x 5,1

Tròn

Vàng da cam

Dạng quả

Màu sắc
quả khi chớn

(g)
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0

Khối l-ợng quả

Ging hng
HTT


HV

HN

HĐP

Biu 1: Khi lng qu
Qua nghiờn cứu chúng tôi thấy: số lượng quả hồng địa phương (600 quả)
và hồng Nứa (400 quả) cho quả nhiều hơn hồng Thạch Thất và hồng vuông. Khối
lượng quả hồng Thạch Thất (172,5g), hồng vuông (172,2g) cao hơn nhiều so với,
hồng Nứa (86,8g) và hồng địa phương (79,8g).

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Kích thước quả quy định hình dạng quả, hồng Thạch Thất quả hình trụ
(6,18x5,13cm), hồng vng có quả vuông (6,19x6,58cm), quả to về chiều ngang,
hồng điạ phương có quả trịn (4,83x5,05cm).
Màu sắc quả chín: hồng Thạch Thất khi chín có màu đỏ tươi, hồng vng,
hồng Nứa và hồng địa phương khi chín có màu đỏ vàng hay da cam.
Như vậy mỗi giống hồng có những đặc điểm khác nhau về số lương quả,
khối lượng quả, hình dạng và màu sắc. Trong đó 2 giống hồng ghép (HTT,HV) có
quả to, đẹp.
*Tỷ lệ phần ăn đươc / phần khơng ăn được

Ngồi các đặc điểm hình thái, màu sắc, khối lượng quả tỷ lệ phần ăn được
cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng giống.
Bảng3: Tỷ lệ phần ăn được và phần không ăn được.
Khối lượng (g)
Tên giống

KL phần
KL quả TB không ăn
được

Tỷ lệ (%)
KL phần

Số hạt Phần không

ăn được

Phần ăn

ăn được

được

HTT

166,41

25,51

146,90


0-3

13,33

87,67

HV

157,66

27,25

148,13

0

15,51

84,49

HN

95,10

20,25

74,85

1-4


21,29

78,71

HĐP

70,73

14,90

55,82

1-6

21,07

78,93

(%)

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHO LUN TT NGHIP


90
88
86
84
82
80
78
76
74

Phần ăn đ-ợc

Ging hng
HTT

HV

HN

HĐP

Biu 2: T lệ phần ăn được.
Qua phân tích chúng tơi thấy, trong 4 giống thì hồng Thạch Thất có tỷ lệ
phần ăn được là cao nhất (87,67%) sau đó đến hồng vng (84,49%), hồng địa
phương (78,93%) và hồng Nứa (78,71%). Số lượng hạt trong quả của hồng Thạch
Thất ít và gần như khơng có, hồng vng tuyệt đối khơng có hạt nào. Tỷ lệ phần
ăn được của hồng ghép cao hơn nhiều so với hai giống hồng trồng.

1.3. Sự sinh trưởng và phát triển của cây và quả.
* Sự sinh trưởng của quả.

Hồng ra hoa vào tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 9-12. Hồng Nứa, hồng
địa phương thu hoạch vào tháng 9-10, cịn hồng Thạch Thất và hồng vơng thu
hoạch vào tháng 10-12. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy sự biến động về trọng
lượng quả theo các giai đoạn như sau:
Bảng4: Sự sinh trưởng của quả qua các giai đoạn.
Tên giống Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

HTT

115,71

149,0

172,5

182,0

HV

101,34

166,9

172,2


195,5

HĐP

55,88

79,8

80,7

80,5

Khối lượng quả (g)

SV. Trịnh

Thị250


K41B2 - Sinh

200

HTT


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Biểu đồ 3: Sự biến động trọng lượng quả.

Qua theo dõi sự sinh trưởng của quả từ tháng 8-12 ta thấy: Hồng địa
phương quả sinh trưởng nhanh từ tháng 7-9 và nhanh chóng đạt kích thước tối đa
vào tháng 10, sau đó gần như ngừng sinh trưởng, hồng Thạch Thất và hồng vuông
quả sinh trưởng nhanh từ tháng 8-10, nhanh chóng đạt kích thước và trọng lượng
tối đa vào tháng 11-12 là 195,5g (HV).
Mỗi giống hồng có khả năng sinh trưởng về kích thước khối lượng khác nhau.
Trong đó hồng vng có khối lượng quả cao nhất (195,5g) sau đó đến hồng
Thạch thất (182,0 g), hồng địa phương (80,7g). Vì thế hồng địa phương có thể thu
hoạch vào tháng 10, hồng Thạch Thất và hồng vuông thu hoạch vào cuối tháng 11
và tháng 12.
* Sự sinh trưởng và phát triển của cây
Hồng có thể nhân giống bằng hạt hay là ghép. Tuỳ vào điều kiện đất đai, kỹ
thuật chăn sóc và đặc tính di truyền của từng giống mà cây có khả năng sinh
trưởng, phát triển khác nhau. Qua nghiên cứu kết quả thể hiện bảng 5.
Bảng5: Đặc điểm hình thái cây.
Tên
giống

Tuổi cây Chiều dài ĐK tán
(năm)

TB (m) TB (m)

Chu vi

Số cành Mức độ

Thân

cấp 1,2,3


tán

Dạng tán

(cm)
SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

HTT

5-7

3,4

4,0

28,4

8 - 11

Dày

Trịn hay ơvan


HV

7

4,5

4,5

34

8 - 10

Dày

Hình dù

HN

8

6,5

4,5

32

7 - 10

BT


Hình cầu

HĐP

7

6,0

4,0

40

5-6

Thưa

Hình cầu

Trong 4 giống hồng trên hồng Nứa, hồng địa phương được trồng từ hạt có
khả năng sinh trưởng về chiều cao mạnh (6,0 - 6,5 m), khoảng cách phân cành từ
1 - 2 m, mức độ phân tán vừa (HN) hay thưa (HĐP). Hồng Thạch Thất và hồng
vng được trồng bằng gốc ghép, có khả năng sinh trưởng về chiều cao (3,4 - 4,5
m) kém thua hai giống trồng từ hạt. Khoảng cách phân cành thấp (50 - 60 cm),
tán dày, rộng (4,0 - 4,5m) cho quả sớm, số lượng lá trên cây nhiều.
* Như vậy các giống hồng trồng ở Nam Đàn - Nghệ An và Nghi Xuân - Hà
Tĩnh có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Trong đó hồng Thạch Thất cho chất
lượng giống tốt hơn so với hồng bản địa.
2. Đặc điểm sinh hố.
Ngồi các chỉ tiêu về hình thái (trọng lượng, kích thước, màu sắc và hình

dạng quả), các chỉ tiêu sinh hoá (đường, tanin, vitaminC) là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá thành phần dinh dưỡng của quả hồng.
3.2.1. Đường.
Đường là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chât lượng quả và có ý
lớn vê giá trị dinh dưỡng. Qua theo dõi sự biến động hàm lượng đường của 3
giống hồng từ xanh đến chín được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6: Sự biến động hàm lượng đường trong quả.
Đợt
Tên

I
ĐTS

II
ĐK

HTT

III

IV

V

ĐTS

ĐK

ĐTS


ĐK

ĐTS

ĐK

ĐTS

ĐK

8,8

5,6

10,4

9,6

19,2

14,4

20,0

18,4

23,2

21,6


HV

10,4

4,4

11,2

5,6

17,6

16,0

20,8

19,2

HĐP

12,0

10,4

8,2

6,6

17,6


16,0

20,0

17,6

SV. Trịnh

Thị Lý

K41B2 - Sinh


×