Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Bắt bệnh của phanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 3 trang )

Bắt bệnh của phanh
Bắt bệnh của phanh
Phanh đĩa dù có nhiều ưu điểm hơn phanh tang trống nhưng vẫn
có bệnh như tạo tiếng kêu, chân phanh không nhả hoặc bị rung.

Phanh là một trong những thiết bị có tần số hoạt động vào loại cao nhất trên xe hơi. Chức
năng của nó là giảm tốc, dừng đỗ và giúp xe đứng yên trên các mặt đường dốc. Gần như
tất cả các loại ôtô hiện nay đều trang bị hai hệ thống phanh độc lập với nhau là phanh chân
và phanh tay. Trong đó, phanh chân chỉ hoạt động khi nhấn vào bàn đạp phanh và khi nhả
chân thì đồng thời phanh cũng nhả. Phanh tay thì ngược lại, nó vẫn duy trì lực hãm khi nhả
phanh. Thông thường, phanh tay dùng cơ cấu hãm trục truyền động còn phanh chân dùng
cơ cấu hãm bánh xe.
Hệ thống phanh đĩa tính năng cao trên các xe độ AMG.
Ảnh: Geocities.
Theo cách phân chia theo cơ cấu hãm, phanh chân được chia thành phanh tang trống và
phanh đĩa. Ở kiểu phanh tang trống, áp suất thủy lực tác động lên piston và truyền cho má
phanh để áp sát vào tang trống. Vật liệu ma sát trên má phanh sẽ tiếp xúc với tang trống,
làm chậm tốc độ quay của tang trống và trục bánh.
Còn với phanh đĩa, vật liệu ma sát (má phanh) kẹp đĩa kim loại (quay cùng với trục bánh)
nhờ áp suất thủy lực từ chân phanh. Phanh đĩa không có xu hướng phanh đột ngột (xe giật
mạnh) như phanh tang trống mà có độ cân bằng tốt hơn khi dừng.
Mỗi loại phanh có ưu nhược điểm riêng và trên một số xe hiện đại, các hãng vẫn trang bị
cả phanh tang trống lẫn phanh đĩa. Dù thế nào, hai loại phanh này có điểm chung là chúng
đều có những bệnh riêng của mình, tùy theo từng loại.
Bệnh của phanh tang trống
Hiện tượng phổ biến nhất của phanh tang trống mà các xe (kể cả ôtô và xe máy) hay gặp
phải là phanh hết cỡ nhưng lại không hiệu quả. Chẳng hạn như trên ôtô, tài xế có đạp chân
phanh chạm sàn, xe vẫn không dừng theo ý muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này như cần đẩy piston xi-lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống,
má phanh quá mòn.
Trong trường hợp cần đẩy piston chính bị cong hoặc má phanh mòn, giải pháp cần làm


ngay là thay chiếc mới. Nếu thiếu dầu, bạn nên tới các garage hoặc đại lý chính hãng để bổ
sung theo đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo như DOT3, DOT4 hay DOT5. Còn nếu hệ
thống thủy lực bị lọt khí, các đại lý sẽ tiến hành xả khí, mà thợ hay gọi là “xả e”, bắt nguồn
từ từ tiếng Anh “air-không khí”.
Một hiện tượng hiếm gặp nhưng hết sức nguy hiểm là xe bị lệch sang một bên khi phanh.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do lực phanh tác động lên các bánh không đồng đều,
do một trong số chúng dính dầu, khe hở má phanh-tang trống không đều, đường dẫn dầu bị
tắc cục bộ. Khi gặp phải tình huống này, bạn nên tới ngay các garage để sửa chữa bởi nó
khiến xe rất dễ lật, mất lái khi ở tốc độ cao, mà đặc biệt với các loại kích thước lớn như xe
thể thao đa dụng.
Ngoài các hiện tượng trên, một vấn đề mà người đi xe thường gặp phải là tiếng kêu khi
phanh. Dấu hiệu này cho thấy má phanh đã quá mòn, trơ đinh tán và chúng ma sát với tang
trống gây tiếng két két rất khó chịu. Phản ứng duy nhất là bạn thay má phanh mới, giúp
phanh ăn hơn và xe đi cũng dễ chịu hơn.
Bệnh phanh đĩa
Phanh đĩa có ưu điểm là có độ cân bằng tốt khi dừng. Xét theo khía cạnh sử dụng cho xe cá
nhân, phanh đĩa có ít nhược điểm và cũng ít bệnh hơn phanh tang trống. Tuy nhiên, do các
dòng sedan (xe 5 chỗ) hay SUV thường đi với tốc độ cao nên việc theo dõi, bảo dưỡng, kịp
thời phát hiện hỏng hóc là hết sức cần thiết. Đầu tiên, nếu bàn đạp rung khi phanh, bạn
phải nghĩ ngay tới trường hợp đĩa phanh vị vênh, bề dày không đều và giải pháp là thay thế
đĩa phanh mới.
Bệnh thường thấy hơn của kiểu phanh này là tiếng kêu khi bạn nhấn chân phanh. Và
nguyên nhân chủ yếu là má phanh quá mòn. Đĩa tiếp xúc với má mòn tạo ra tiếng kêu loẹt
xoẹt, xuất phát từ sự va chạm giữa kim loại trên má (hết lớp vật liệu ma sát) với đĩa phanh.
Đối với xe máy, kỹ thuật viên thường xử lý bằng cách mài mịn đĩa để loại các vết xước.
Tuy nhiên với ôtô, lực phanh thường lớn hơn nên cách giải quyết duy nhất là thay má và
đĩa phanh mới.
Hiện tượng thường gặp thứ hai là phanh không nhả sau khi bỏ bàn đạp phanh. Đây là dấu
hiệu cho thấy bộ trợ lực phanh hỏng, bàn đạp cong nên không trở về vị trí ban đầu. Ngoài
ra, một lý do nữa là cần đẩy bơm chính được điều chỉnh không đúng và cách khắc phục là

tới các garage để kiểm tra, hiệu chỉnh.

×