Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.41 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Giáo phái khoả thân ở Ấn Độ
Những người theo giáo phái phải khoả thân cả đời và hạn chế mọi nhu cầu sinh
hoạt vì sợ có thể giết chết các sinh vật nhỏ hay vi khuẩn.
Digambara là một trong 2 giáo phái chính của Kỳ Na Giáo, ra đời từ thế kỷ thứ III
tại Ấn Độ. Tên Digambar vốn có nghĩa là "mặc lấy cả bầu trời", trong đó khoả
thân chính là sự khác biệt cơ bản của giáo phái, vì vậy họ thường được gọi là
giáo phái khoả thân.
Các tu sĩ đích thực phải hoàn toàn khoả thân, việc mặc một cái khố cũng không được
chấp nhận. Người tu sĩ phải từ bỏ tất cả tài sản, khơng cịn chịu ảnh hưởng những yếu tố
của xã hội về niềm tự hào hay xấu hổ và tuân theo lời thề không sát sinh, không bạo lực.
Đối với giáo phái Digambar, khỏa thân là điều khác biệt so với các giáo phái
khác.
Theo truyền thống của giáo phái, phụ nữ không thể đạt tới cùng của sự tu hành,
giải thoát, trừ khi họ tái sinh thành đàn ông. Những người thuộc giáo phái khoả
thân phải tuân theo những nguyên tắc kỳ lạ và khá hà khắc.
- Những người theo giáo phái này không tắm hay đánh răng, chỉ rửa tay chân và
mặt sau khi đi vệ sinh. Sau khi ăn, họ chà răng bằng ngón tay chứ khơng được
phép sử dụng bàn chải và tắm. Họ cho rằng với những hành động đó, vi khuẩn
và các sinh vật nhỏ khác trên cơ thể có thể bị chết. Khoả thân là để thấy rằng
khơng có sinh vật nào bị chết bởi hành vi của họ.
- Họ chỉ ăn một lần trong ngày, việc đó được thực hiện nghiêm ngặt. Họ không
thể dùng bát đũa hay bàn ăn mà đứng, mở rộng bàn tay để người khác đặt thức
ăn vào và kiểm tra thật kỹ về độ sạch mới ăn.
Đối với giáo phái này, phụ nữ không thể đạt đến tận cùng của sự tu hành, nên
người theo giáo phái tồn là đàn ơng.
- Đồ ăn của họ rất đơn giản và khơng có vị, họ dùng gạo, bánh mỳ chapathi làm
từ bột, cà ri (khơng có muối), nước dừa. Thức ăn chỉ ở mức tối thiểu nhằm duy
trì hoạt động của cuộc sống.
- Họ thường thực hiện lời thề khơng ăn gì trong ngày. Thỉnh thoảng, việc nhịn ăn
có thể kéo dài tới 8 ngày. Một trong những người tu hành vĩ đại của giáo phái
trong thế kỷ 20, Acharya Shantisagarji maharaj, có tổng cộng 26 năm đói trong
tổng thời gian sống 70 năm của ông.
- Những người thuộc giáo phái này không sử dụng phương tiện để di chuyển mà
chỉ được đi bộ và đi bộ nhanh hơn chúng ta. Vì khơng được khuyến khích sử
dụng phương tiện giao thơng, họ khơng thể xuất hiện ở nước ngồi mà chỉ được
tìm thấy ở Ấn Độ.
Những người theo giáo phái phải thực hiện những nguyên tắc hà khắc.
- Họ khơng nói chuyện vào buổi tối, khơng mong đợi bản thân liên quan tới mọi
vấn đề thế gian.
- Những người trong giáo phái tránh xa vấn đề tình dục, cả về thể xác lẫn tinh
thần. Họ chỉ mang theo 3 thứ bên mình: một chiếc quạt bằng lông công để phủi
bụi khi ngồi, một chiếc bình gỗ để rửa sau khi đi vệ sinh, sách tơn giáo và kính
nếu cần.
- Đặc biệt những người này khơng được nóng giận, kể cả với người đã trách
mắng họ.
- Họ thường không uống nước kể cả sau bữa ăn. Họ chỉ loại bỏ tóc, lơng trên
mặt và đầu bằng tay chứ không dùng dụng cụ nào khác.