Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

SKKN: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (Trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.69 MB, 66 trang )

1. LỜI GIỚI THIỆU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, việc hình thành các kỹ năng, năng lực để
đáp ứng những yêu cầu phát triển càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở
thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội nói chung và trong hệ
thống giáo dục nước nhà nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận
thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng này.
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng
lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng)
được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại
công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi
công dân đều cần phải có đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực cốt lõi bao
gồm những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
1



năng lực tính tốn, năng lực sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông, năng
lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực
người học là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục. Với mục
tiêu dạy học là dạy cách học, tạo môi trường và điều kiện để các em học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.
Cũng như các môn học khác, bộ môn Ngữ văn cần đổi mới phương pháp
để phù hợp với xu thế chung. Một thực trạng khá buồn với bộ môn là học sinh
thờ ơ với môn học. Giờ học Ngữ Văn được cảm nhận chung là trầm lắng, thiếu
sơi nổi, khơng có sự say sưa khám phá, tiếp nhận từ phía học sinh.
Xuất phát từ thực tế ấy, bộ môn Ngữ văn trong những năm gần đây đã có
những chuyển biến trong đổi mới phương pháp dạy học và thu được những kết
quả đáng kể: thúc đẩy hoạt động của học sinh trong giờ học, lấy học sinh là chủ
thể, là trung tâm, khơi gợi được sự hứng thú, khám phá…Song không phải ở tác
phẩm nào, bài học nào cũng đạt được thành công.
Đặc biệt đối với loại hình kí trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn
12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục, học sinh lại càng khó khăn trong việc cảm
nhận bởi đặc trưng của thể loại này. Kí khơng có sự hấp dẫn của cốt truyện như
ở tác phẩm truyện hoặc kịch, không ngắn và dễ đọc như thơ; sự hấp dẫn của kí
thuộc về nội dung tri thức phong phú và nghệ thuật trần thuật giàu cảm xúc của
nhà văn. Ở loại hình kí địi hỏi người đọc phải kiên trì, tập trung và nhập tâm
cùng dịng tâm tư của nhà văn. Nội dung hiện thực trong kí thường tản mạn, hòa
lẫn với mạch xúc cảm của người viết nên đòi hỏi khả năng tổng hợp của học
sinh. Mặt khác, kí có lối diễn đạt tinh tế, thiên nhiều về những cảm nhận trực
giác nên nó địi hỏi ở người đọc sự nhạy cảm tinh tế, khả năng liên tưởng, tưởng
tượng phong phú. Đây là điều rất khó làm với đại đa số học sinh, học sinh
thường có tâm lí chán nản khi học tác phẩm thuộc thể loại này. Từ đó, làm mất
đi sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Vì vậy, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh
tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, việc thiết kế và tổ chức bài học theo
2



định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là một giải pháp để nâng cao hiệu
quả dạy học đối với văn bản thuộc thể loại này.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”(trích) của Hồng
Phủ Ngọc Tường, với mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ vào việc hướng
dẫn học sinh tiếp cận hiệu quả văn bản đặc sắc này.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, bài viết chỉ
tập trung nghiên cứu vấn đề ở mức độ sơ lược trong phạm vi sau:
- Cơ sở lí luận của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong một bài học cụ thể.
- Thực nghiệm áp dụng giảng dạy tại hai lớp 12A2 và 12A3, trường THPT Đồng
Đậu.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến nhằm áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
để phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận một văn
bản thuộc thể loại kí. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học đối với tác phẩm thuộc
thể loại này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học
chung tơi cịn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như phương quan sát,
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm.
2. TÊN SÁNG KIẾN
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bài Ai đã đặt tên cho dịng
sơng (Trích) – Hồng Phủ Ngọc Tường
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Đỗ Thu Hường

- Địa chỉ: Trường THPT Đồng Đậu, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0987.137.357
3


- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Đồng Đậu về kinh phí, đầu
tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm
sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng giáo án dạy học theo phương
pháp đổi mới dạy và học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tích tích cực chủ
động sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức trong môn Ngữ Văn.
Khi xây dựng sáng kiến dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, giúp cho:
+ Giáo viên: Chủ động, tích cực trong việc tích lũy và nâng cao kiến thức
nói chung và kiến thức chun mơn, nghiệp vụ nói riêng cũng như kĩ năng
truyền thụ cho học sinh. Giáo viên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và
chuẩn bị môi trường lớp học, giảng dạy.
+ Học sinh: Hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh
hưởng của các nội dung; tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học
vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn. Tâm lí thoải mái
cho học sinh trong các buổi học, các em được chủ động làm việc trong các giờ
học. Thông qua các hoạt động trong giờ học, giúp các em phát triển các năng
lực: Năng lực chung ( Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực
ngôn ngữ) và các Năng lực chuyên biệt (Năng lực đọc - hiểu bút kí theo đặc
trưng thể loại; Năng lực thưởng thức văn bản bút kí, năng lực tự trau dồi kĩ năng
sống, cách cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên, các chi tiết, hình ảnh giàu tính thẩm

mỹ trong tác phẩm bút kí; Năng lực thuyết trình, đọc diễn cảm, dẫn chương
trình; Năng lực trang bị những kiến thức về trách nhiệm của thanh niên, học sinh
hiện nay đối với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và
việc bảo vệ mơi trường….)
4


6. THỜI GIAN SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
Giáo án thực nghiệm được chúng tôi áp dụng trong tháng 11/ 2018 tại
trường THPT Đồng Đậu.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH
7.1.1. Năng lực của con người
Theo Từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả
năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một
loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung
và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ
người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể
hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù mơn học là năng lực
được hình thành và phát triển do đặc điểm của mơn học đó tạo nên.
7.1.2. Dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo
dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các
phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu
cầu cao hơn, mức độ khó hơn, địi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực
giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước

đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc
học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân
cách con người.
7.1.3. Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

5


Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học
phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và
người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận
dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực
đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngồi những
u cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy
học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
(HS); giờ học đổi mới PPDH cịn có những u cầu mới như: được thực hiện
thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến
việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái
độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với
HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động
học của người học.
Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được
nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
7.1.4. Cấu trúc giáo án dạy học phát triển năng lực học sinh
- Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có
thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một
cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ, các năng lực

cần hình thành và phát triển.
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hố được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, hố
chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy
projector...) và tài liệu dạy học cần thiết;
6


+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các
hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt
động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã
học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu
khơng có cách giải quyết phù hợp;
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục
thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng
kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình,
làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
7.2. Thực tiễn dạy học mơn Ngữ văn nói chung và đoạn trích Ai đã đặt tên
cho dịng sơng (Hồng Phủ Ngọc Tường) nói riêng tại các trường THPT
hiện nay:
Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều học sinh thường không hứng thú với
việc học tập môn Ngữ văn. Nhiều học sinh quan niệm học văn chỉ để đủ điểm

thốt liệt trong kì thi THPT Quốc gia. Giờ học Văn với học sinh trở nên mệt
mỏi, uể oải, chỉ mong nhanh hết giờ, hoặc nói chuyện trong giờ, hoặc làm việc
riêng. Học sinh lười đọc văn bản trong sách giáo khoa, lười làm bài tập về nhà,
thầy cô giao bài tập, học sinh thường mở tài liệu trên mạng và chép vào cho
xong, làm theo kiểu chống đối.
Từ đó, dẫn đến việc học sinh ngày càng ghét học văn, coi môn văn là môn
bắt buộc, cho nên “phải học”, học hờ hững, học để chống đối, để thi cho qua.
Học sinh không nhận ra ý nghĩa của môn học. Việc học như vậy ảnh hưởng
7


không nhỏ tới việc bồi đắp tâm hồn học sinh, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển
nhân cách người học.
Đặc biệt, đối với tác phẩm thuộc loại hình kí (trong đó có đoạn trích Ai đã
đặt tên cho dịng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường) học sinh lại càng khó khăn
trong việc cảm nhận bởi đặc trưng của thể loại này. Kí khơng có sự hấp dẫn của
cốt truyện như ở tác phẩm truyện hoặc kịch, không ngắn và dễ đọc như thơ; sự
hấp dẫn của kí thuộc về nội dung tri thức phong phú và nghệ thuật trần thuật
giàu cảm xúc của nhà văn. Ở loại hình kí địi hỏi người đọc phải kiên trì, tập
trung và nhập tâm cùng dòng tâm tư của nhà văn. Nội dung hiện thực trong kí
thường tản mạn, hịa lẫn với mạch xúc cảm của người viết nên đòi hỏi khả năng
tổng hợp của học sinh. Mặt khác, kí có lối diễn đạt tinh tế, thiên nhiều về những
cảm nhận trực giác nên nó địi hỏi ở người đọc sự nhạy cảm tinh tế, khả năng
liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Đây là điều rất khó làm với đại đa số học
sinh, học sinh thường có tâm lí chán nản khi học tác phẩm thuộc thể loại này. Từ
đó làm mất đi sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Vì vậy, bên cạnh việc hướng dẫn
học sinh tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, việc thiết kế và tổ chức bài học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là một giải pháp để nâng cao
hiệu quả dạy học đối với đoạn trích thuộc thể loại này.
7.3. Dạy bài Ai đã đặt tên cho dịng sơng (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

theo định hướng phát triển năng lực học sinh
7.3.1. Mô tả dự án:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Kĩ năng đọc hiểu bút kí qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng của Hồng
Phủ Ngọc Tường.
- Thời lượng dạy học: 1 tiết
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
- Gồm văn bản đoạn trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng
- Tích hợp kiến thức các mơn:
* Mơn Lịch sử
8


- Học sinh hiểu thêm những kiến thức về lịch sử:
+ Những sự kiện gắn liền với dịng sơng Hương xứ Huế: khởi nghĩa giành chính
quyền diễn ra vào ngày 23/8/1945 (chi tiết sông Hương đi vào thời đại của Cách
mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyển).
+ Giai đoạn lịch sử hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). Đế quốc Mĩ bắn phá ác
liệt dẫn tới những đau thương mất mát mà Huế phải hứng chịu trong chiến tranh
chống Mĩ và trong mùa xuân Mậu Thân 1968.
- Tích hợp kiến thức Lịch sử lớp 12:
+ Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng
Tám (1939-1945).
+ Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ.
* Mơn Địa lí:
- Sử dụng bản đồ sơng Hương để nhận biết dịng chảy của sơng Hương:
+ Học sinh sẽ dễ dàng hình dung được dịng chảy của sông Hương qua các địa
danh: Từ Ngã ba Tuần => điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản =>Nguyệt Biều,
Lương Quán => chân đồi Thiên Mụ => Huế.

+ Nhìn trên bản đồ sông Hương, học sinh cũng sẽ dễ dàng nhận ra Cồn Giã
Viên và Cồn Hến cùng những chi lưu là những nhánh sơng đào đã khiến cho
dịng nước sơng Hương chảy rất chậm, cơ hồ như không chảy khi đến Huế. +
Chi tiết “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến” và “đường
cong ấy làm cho dòng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của
tình u” sẽ là khó hình dung khi các em khơng nhìn thấy đường cong dun
dáng ấy trên bản đồ sông Hương.
+ Hơn nữa, trước khi sông Hương đổ ra biển, dịng chảy của nó cịn quay lại một
lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
- Từ kiến thức Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các dịng sơng chảy
từ tây sang đơng, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm,
rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ dội. Điều đó giúp các em hiểu vẻ đẹp của
sơng Hương vùng thượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ
9


giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những
cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Tiếp đó, khi chảy về đồng bằng, địa hình
thấp, dịng chảy sơng Hương chậm hơn, êm đềm hơn.
- Học sinh hiểu thêm về đặc điểm sơng ngịi miền nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở nước
ta mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nước lên theo mùa, các con sơng thường nhiều
nước, nhiều phù sa bồi đắp cho bờ bãi ven sơng. Sơng Hương vì thế khi ra khỏi
rừng đã trở thành “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.
- Tích hợp với kiến thức Địa lí lớp 12:
+ Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.
+ Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Mơn Giáo dục cơng dân:
- Bồi dưỡng lịng u q hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần

của dân tộc.
- Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữ gìn
những dịng sơng xanh- sạch - đẹp. Vì đó là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
cũng là dịng sơng văn hóa - dịng sơng lịch sử. Ý thức giữ gìn và bảo vệ sơng
Hương cũng như những dịng sơng khác giúp cho việc tơ điểm thiên nhiên đất
nước tươi đẹp và giúp mỗi chúng ta có một mơi trường sống trong sạch, lành
mạnh hơn.
- Tích hợp với kiến thức môn Giáo dục công dân:
+ Giáo dục công dân 10:
 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục công dân 11:
 Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ mơi trường
 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa.
* Kiến thức âm nhạc:
- Học sinh hiểu biết thêm về ca Huế trên sông Hương, qua chi tiết “sông Hương
trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
10


Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sơng này”. Từ đó, ta thấy sơng
Hương gắn với âm nhạc Huế.
- Tích hợp với kiến thức Ngữ văn 7 - Bài 28: Ca Huế trên sông Hương
* Mở rộng kiến thức văn hóa:
- Giúp học sinh hiểu thêm về những đêm hội hoa đăng bồng bềnh vào những dịp
rằm tháng bảy, thể hiện tấm lòng tri ân, tưởng nhớ đến những người đã khuất và
nét văn hóa của người Huế, các cô dâu trẻ thường mặc sau tiết sương giáng
chiếc áo màu tím - đặc trưng của trang phục Huế mà ta thường gọi là màu tím
Huế.
* Giáo dục bảo vệ môi trường:
- Hiểu thêm về vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng trữ tình của sơng Hương xứ Huế và

rộng hơn là một vùng miền Trung nước Việt.
- Từ đó giáo dục cho học sinh lịng tự hào, trân trọng yêu mến và giữ gìn những
cảnh sắc thiên tươi đẹp của non sông đất nước, ý thức bảo vệ những dịng sơng
q hương và cũng là bảo vệ mơi trường sống của chúng ta.
* Giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống
- Bồi dưỡng kỹ năng sống biết yêu mến những vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê
hương, đất nước. Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
- Bồi đắp cho học sinh hướng tới giá trị truyền thống của con người Việt Nam:
trân trọng, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người Việt
Nam Biết yêu quý cuộc sống của bản thân và sống có ích cho xã hội.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức
a. Môn Ngữ văn:
- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dịng
sơng q hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong
bài.
b. Mơn Lịch sử
11


- Học sinh hiểu thêm những kiến thức về lịch sử:
+ Những sự kiện gắn liền với dịng sơng Hương xứ Huế: khởi nghĩa giành chính
quyền diễn ra vào ngày 23/8/1945 (chi tiết sông Hương đi vào thời đại của Cách
mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyển).
+ Giai đoạn lịch sử hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). Đế quốc Mĩ bắn phá ác
liệt dẫn tới những đau thương mất mát mà Huế phải hứng chịu trong chiến tranh
chống Mĩ và trong mùa xuân Mậu Thân 1968.

- Tích hợp kiến thức Lịch sử lớp 12:
+ Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng
Tám (1939-1945).
+ Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ.
c. Mơn Địa lí:
- Sử dụng bản đồ sơng Hương để nhận biết dịng chảy của sơng Hương:
+ Học sinh sẽ dễ dàng hình dung được dịng chảy của sông Hương qua các địa
danh: Từ Ngã ba Tuần => điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản =>Nguyệt Biều,
Lương Quán => chân đồi Thiên Mụ => Huế.
+ Nhìn trên bản đồ sông Hương, học sinh cũng sẽ dễ dàng nhận ra Cồn Giã
Viên và Cồn Hến cùng những chi lưu là những nhánh sơng đào đã khiến cho
dịng nước sơng Hương chảy rất chậm, cơ hồ như không chảy khi đến Huế. +
Chi tiết “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến” và “đường
cong ấy làm cho dòng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của
tình u” sẽ là khó hình dung khi các em khơng nhìn thấy đường cong dun
dáng ấy trên bản đồ sông Hương.
+ Hơn nữa, trước khi sông Hương đổ ra biển, dịng chảy của nó cịn quay lại một
lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
- Từ kiến thức Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các dịng sơng chảy
từ tây sang đơng, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm,
rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ dội. Điều đó giúp các em hiểu vẻ đẹp của
sơng Hương vùng thượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ
12


giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những
cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Tiếp đó, khi chảy về đồng bằng, địa hình
thấp, dịng chảy sơng Hương chậm hơn, êm đềm hơn.
- Học sinh hiểu thêm về đặc điểm sơng ngịi miền nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở nước
ta mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nước lên theo mùa, các con sơng thường nhiều

nước, nhiều phù sa bồi đắp cho bờ bãi ven sơng. Sơng Hương vì thế khi ra khỏi
rừng đã trở thành “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.
- Tích hợp với kiến thức Địa lí lớp 12:
+ Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.
+ Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Mơn Giáo dục cơng dân:
- Bồi dưỡng lịng u q hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần
của dân tộc.
- Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữ gìn
những dịng sơng xanh- sạch - đẹp. Vì đó là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
cũng là dịng sơng văn hóa - dịng sơng lịch sử. Ý thức giữ gìn và bảo vệ sơng
Hương cũng như những dịng sơng khác giúp cho việc tơ điểm thiên nhiên đất
nước tươi đẹp và giúp mỗi chúng ta có một mơi trường sống trong sạch, lành
mạnh hơn.
- Tích hợp với kiến thức môn Giáo dục công dân:
+ Giáo dục công dân 10:
 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục công dân 11:
 Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ mơi trường
 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa.
e. Kiến thức âm nhạc:
- Học sinh hiểu biết thêm về ca Huế trên sông Hương, qua chi tiết “sông Hương
trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
13


Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sơng này”. Từ đó, ta thấy sơng
Hương gắn với âm nhạc Huế.

- Tích hợp với kiến thức Ngữ văn 7 - Bài 28: Ca Huế trên sông Hương
g. Mở rộng kiến thức văn hóa:
- Giúp học sinh hiểu thêm về những đêm hội hoa đăng bồng bềnh vào những dịp
rằm tháng bảy, thể hiện tấm lòng tri ân, tưởng nhớ đến những người đã khuất và
nét văn hóa của người Huế, các cô dâu trẻ thường mặc sau tiết sương giáng
chiếc áo màu tím - đặc trưng của trang phục Huế mà ta thường gọi là màu tím
Huế.
h. Giáo dục bảo vệ môi trường:
- Hiểu thêm về vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng trữ tình của sơng Hương xứ Huế và
rộng hơn là một vùng miền Trung nước Việt.
- Từ đó giáo dục cho học sinh lịng tự hào, trân trọng yêu mến và giữ gìn những
cảnh sắc thiên tươi đẹp của non sông đất nước, ý thức bảo vệ những dịng sơng
q hương và cũng là bảo vệ mơi trường sống của chúng ta.
i. Giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống
- Bồi dưỡng kỹ năng sống biết yêu mến những vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê
hương, đất nước. Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
- Bồi đắp cho học sinh hướng tới giá trị truyền thống của con người Việt Nam:
trân trọng, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người Việt
Nam Biết yêu quý cuộc sống của bản thân và sống có ích cho xã hội.
* Kĩ năng:
a. Môn Ngữ văn
- Đọc - hiểu văn bản bút kí theo đặc trưng thể loại.
b. Mơn Lịch sử
- Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên
c. Môn Địa lí:
- Kĩ năng thu thập thơng tin, xem bản đồ, xây dựng kiến thức tổng hợp...
d. Môn Giáo dục công dân:
- Kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống.
14



e. Kiến thức âm nhạc:
- Kĩ năng cảm thụ âm nhạc, cảm nhận được cái hay của ca Huế trên sông
Hương, cái hay của âm nhạc cổ điển Huế.
g. Mở rộng kiến thức văn hóa:
- Kĩ năng vận dụng tổng hợp những kiến thức liên quan để đọc hiểu văn bản văn
học.
h. Giáo dục bảo vệ mơi trường.
- Tích cực có những hành động cụ thể để bảo vệ những dịng sơng, cảnh quan
thiên nhiên, mơi trường cuộc sống.
i. Giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống.
- Kĩ năng điều chỉnh ý thức thái độ sống của bản thân để định hướng cho mình
một thái độ sống tích cực, có ý nghĩa góp phần vào sự phát triển chung của quê
hương, đất nước.
* Thái độ:
- Từ bài học về vẻ đẹp dịng sơng Hương nói riêng và thiên nhiên đất nước nói
chung, bồi dưỡng cho các em niềm tự hào về quê hương đất nước và ý thức trân
trọng, gìn giữ, bảo vệ danh lam thắng cảnh và bảo vệ mơi trường...
2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
STT
1
2

Năng lực chung
Năng lực tự học

Các kĩ năng cụ thể
Đọc hiểu SGK, tài liệu tham khảo, thơng tin đại
chúng, tìm hiểu kiến thức.


Năng lực giải quyết vấn

Kĩ năng phân tích, xử lí, đối chiếu, so sánh và

đề và sáng tạo

tổng hợp thông tin.
Phân loại và tổng hợp các nội dung liên quan,

3

Năng lực tư duy

cần thiết đến bài học (khái qt hóa, hình thành
các khái niệm…).

4

Năng lực thẩm mỹ

5

Năng lực giao tiếp

Cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái chân thực trong
con người và cuộc sống.
- Rèn luyện ngơn ngữ nói và viết thơng qua việc
trình bày phiếu học tập, bảng phụ, thảo luận…
15



- Phát triển khả năng phân tích ngữ liệu. Trình
bày suy nghĩ, cảm nhận, lí giải…
Phân chia cơng việc của các thành viên trong
6

Năng lực hợp tác

nhóm hợp lí, và ln có sự tương tác trao đổi để
học tập lẫn nhau và giúp hiểu nhau hơn trong
hoạt động học tập.

7
8

Năng lực sử dụng CNTT Sử dụng các phương tiện thông tin cần thiết, hỗ
và truyền thông
Năng lực vận dụng liên
môn

trợ cho việc học đạt hiệu quả cao
Tích hợp các mơn học, sách vở và đời sống.

3. Thiết bị dạy học và học liệu
3.1. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, giấy A0, bút dạ, biểu bảng.
- Băng hình, video, bài hát, lược đồ về sơng Hương, tranh ảnh có liên quan đến
bài học.
- Phịng học bộ mơn.
3.2. Học liệu:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12 lớp 12, NXB
Giáo dục
- Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB Giáo dục
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, 11, NXB Giáo dục
- Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục
- Nguyên Ngọc (2002), Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong Hoàng Phủ Ngọc
Tường tuyển tập, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

16


- Trần Đình Sử (2003), Ai đã đặt tên cho dịng sơng? – Bút kí sử thi của Hồng
Phủ Ngọc Tường, trong Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục.
- Phạm Phú Phong (1986), Ai đã đặt tên cho dịng sơng? – Nghĩ về chặng đường
sáng tác của Hồng Phủ Ngọc Tường, tạp chí Sơng Hương số 20.
- Lê Thị Hường (2002), Xin được nói về Hồng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ
của thiên nhiên, tạp chí sơng Hương số 161.
- Hồng Phủ Ngọc Tường (1983), Suy nghĩ về thể kí, tạp chí Sơng Hương số 1
- Đặng Tiến, Đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, website: chimviet.free.fr.
- Những hình ảnh về tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm của ông, về
sông Hương khi chảy qua các địa danh.
- Bản đồ sông Hương
- Tranh ảnh, bài hát, tư liệu về sông Hương
- Một số thông tin tham khảo về sông Hương từ trang web:
/>Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm 香 香 ) là con sông chảy qua thành
phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc
tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

+ Về địa lý: Sơng Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường
Sơn. Dịng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác
nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dịng Hữu Trạch tại
ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu
Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt
qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên
sông Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm
(bởi vì mực nước sơng khơng cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy
quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa
điểm Điện Hịn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.
17


Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy
quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con
sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông
Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du
khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sơng để nhìn ngắm phong cảnh và lắng
nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Các cơng trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn
tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dịng nước
khiến con sơng mang theo nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người ln gắn
liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng Sông Hương.
+ Lịch sử tên gọi:
Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời
gian có nhiều tên khác nhau.
Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sơng Linh.
Sách "Ơ châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái

Kim Trà (Kim Trà đại giang).
Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà
nguyên).
Từ nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô
Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.
Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ
Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc cơng Nguyễn
Hồng vào trấn phủ Thuận Hố (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương
Trà.
+ Sông Hương, núi Ngự:
18


Núi Ngự Bình (cịn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng. Ở hai
bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Có ý kiến
cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình
phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành.
Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía
trước của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên
nó là Ngự Bình.
Cùng với sơng Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ
lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, Huế
thường được gọi là "Vùng đất của sông Hương và núi Ngự".
+ Sông Hương trong văn thơ và âm nhạc:
Từ lâu, dòng Hương giang êm đềm đã tạo nên những cảm hứng cho các tác giả,
nhất là thi sĩ và nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Phạm Duy có những câu hát nổi tiếng về sơng Hương:
Tơi u những sơng trường
Biết ái tình ở dịng sơng Hương… (Tình ca, 1953)
hay

Người về chưa ghé sông Hương
Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay (Trường ca Con đường Cái quan)
Bên cạnh đó sơng Hương cũng là cảm hứng cho Phạm Duy khi viết những ca
khúc Hẹn hị, Khối tình Trương Chi.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương chọn sông Hương để đại diện cho miền trung (ca
khúc Tiếng sông Hương) trong trường ca Hội trùng dương rất nổi tiếng của
mình.
Sơng Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng
tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh:
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
19


Ai về là về sơng Hương
Nước sơng Hương cịn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viết:
Sơng Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say...
"Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:
Trên dịng Hương Giang
Em bng mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo...
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xi dịng
Diễm xưa của Trịnh Cơng Sơn:
Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não

lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.
Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những
vịm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những
mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người
con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...
Và Diễm đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời
cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sơng nước và hoa lá thiên nhiên.
Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dịng sơng Hương chảy quanh
thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh
khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng.
+ Sông Hương và lũ lụt:
Hằng năm, vào mùa lụt, nước sơng Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho
thành phố Huế và các vùng lân cận. Nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt
20


vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là quả Thanh Trà; Kim Long với măng cụt,
các triền ven sông với bắp... sẽ tốt tươi hơn.
- Những hình ảnh sử dụng trong bài:

Nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường

Bản đồ sơng Hương
Bìa sách Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

21


Sông Hương ở thượng nguồn


Sông Hương ở thượng nguồn

Hoa đỗ quyên rừng bên sông Hương

Cô gái Di-gan

22


Sông Hương khi chảy vào đồng bằng và Đồi Vọng Cảnh
ngoại vi thành phố Huế

Chùa Thiên Mụ

Sớm xanh

Trưa vàng

Chiều tím

23


Sông Hương khi chảy qua lăng tẩm, đền Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương
đài và những rừng thông u tịch

Ca Huế trên sông Hương

Đêm hội hoa đăng trên sông Hương


24


Sơng Hươngặp lại Huế ở góc thị trấn

Sơng Hương đi vào thời đại cách mạng

Bao Vinh

tháng Tám

3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Powerpoint 2007
- Máy tìm kiếm google
4. Ý nghĩa của dự án
a. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học:
Bài học giúp cho bản thân người dạy hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn kiến thức
về bài bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng?, trau dồi và vận dụng được một cách
hiệu quả kiến thức của những môn học khác. Bài học cũng giúp các em thấy
được sự cần thiết và hấp dẫn của các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục cơng dân, Âm nhạc...Các em sẽ thấy yêu hơn những môn học này khi
mà hiện nay, số học sinh chọn học theo khối C rất ít, học sinh khơng biết lịch sử
đất nước mình, khơng chọn mơn Lịch sử, Địa lí trong các kì thi...
b. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống:
Đối với thực tiễn đời sống: Bài học giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư
duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn, nhận thấy những dịng
sơng quanh ta đang ngay càng bị ơ nhiễm, từ đó ý thức được trách nhiệm với
việc bảo vệ môi trường và thêm yêu quê hương đất nước mình...
Bước 4: Lập bảng mơ tả mức độ nhận thức

25


×