Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TÂM LÍ HỌC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.45 KB, 8 trang )

HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TÂM LÍ HỌC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
SV : Phạm Đức Anh
Lớp:K58A Khoa : Giáo dục chính trị
Trường ĐHSPHN

TÓM TẮT
Hứng thú là một trong những vấn đề phức tạp của tâm lí học. Hứng
thú học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích, kết quả học tập của học sinh,
sinh viên.Tâm lí học là một môn học căn bản của các trường sư phạm. Việc
hình thành hứng thú học tập đặc biệt là hứng thú học tập môn tâm lí học sẽ
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, tăng thêm lòng yêu nghề
của các sinh viên sư phạm - những thầy cô giáo trong tương lai. Trong
đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi khảo sát
và đánh giá thực trạng hứng thú học môn tâm lí học của sinh viên năm thứ
hai Đại học sư phạm Đà Nẵng. Từ đó chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng
cao hứng thú học môn tâm lí học cho sinh viên trường ĐHSP - Đh Đà Nẵng.

Mở đầu:
1. Đặt vấn đề:
Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu hứng thú học môn tâm lí học vì các lí do
sau:
- Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập, nhờ hứng thú mà trong quá
trình học tập sinh viên có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc
đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo.
- Tâm lí học là một môn học cơ bản trong các trường sư phạm. Việc nắm
vững những tri thức tâm lí nói chung và tâm lí học sư phạm nói riêng là cơ
sở để sinh viên – những thầy cô giáo tương lai hiểu học sinh, từ đó có thái
độ và phương pháp giáo dục phù hợp.
- Việc hình thành hứng thú học tập cho sinh viên, đặc biệt là hứng thú


học tập môn tâm lí học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục
tăng thêm lòng yêu nghề cho các thầy cô giáo tương lai.
2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu sinh viên kỳ cuối năm hai vì ở thời điểm này các
bạn vừa học xong chương trình tâm lí học dành cho sv các khối sư phạm, đã
có những nhận thức đầy đủ về môn
học này.
Khách thể nghiên cứu bao gồm 200 sinh viên cuối năm thứ hai của 6
khoa thuộc trường ĐHSP Đà Nẵng(khoa Toán, lí, hóa, tiểu học- mầm non,
sử, địa).
3. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, trò
chuyện và một số phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi đặt ra giả thuyết là:
- Mức độ hứng thú của sinh viên còn thấp, không đồng đều giữa các khoa.
- Hứng thú gián tiếp cao hơn hứng thú trực tiếp.
Phần nội dung
1. Một số vấn đề lí luận:
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề.
1.2. Cở sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Hứng thú
“Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó
do ý nghĩacủa nó trong đời sống và sự hấp dẫn tình cảm của nó” (Côvaliôp)
1.2.2. Hứng thú học tập
Từ định nghĩa về hứng thú của A.G Côvaliôp chúng tôi cho rằng: Hứng
thú học tậpchính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng
của hoạt động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực
của nó trong đời sống của cá nhân
1.2.3. Hứng thú học tập môn tâm lí học của sinh viên ĐHSP Đà Nẵng

a.Vài nét về nội dung chương trình học môn tâm lí học của sinh viên khối
ngành sưphạm
b. Định nghĩa
Dựa trên quan điểm về hứng thú nhận thức của A.G.Côvaliôp quan niệm về
hứng thúhọc tập chúng tôi cho rằng hứng thú học tập môn tâm lý học là
thái độ lựa chọn đặcbiệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh
hội và vận dụng những tri thứctâm lý học. Do ý nghĩa thiết thực và hấp dẫn
của chúng trong cuộc sống trong quá trình
học tập, làm việc của mỗi người.
c. Những biểu hiện của hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên
2. Thực trạng hứng thú học môn tâm lí học của sinh viên ĐHSP Đà
Nẵng
2.1. Mô tả quá trình nghiên cứu
2.2. Mô tả phương pháp nghiên cứu
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Nhận thức về môn tâm lí học(xem bảng 2.3.1)
Nhìn chung các sinh viên đã coi trọng các lí do nhận thức có liên quan
trực tiếp đến mônhọc, củ thể là :
+ Môn tâm lí học giúp ta giải quyết các tình huống sư phạm một cách hợp
lí(72%) đứng thứ
nhất.
+ Môn tâm lí học giúp ta có cách ứng xử hợp lí với mọi người(71%), xếp
thứ 2.
+ Môn tâm lí học giúp ta vận dụng hợp lí, có hiệu quả phương pháp giảng
dạy bộ môn (62% xếp thứ 3.
+ Môn tâm lí học có nội dung hấp dẫn, lí thú(25,5%), xếp thứ 5.
Các lí do liên quan đến môn học chỉ được sinh viên đánh giá thấp, lựa
chọn ít:
+ Dễ thăng tiến trong cuộc sống, chiếm 7,5% ở vị trí thứ 8
+ Được xã hội đấnh giá caochiếm 11%, ở vị trí thứ 7

2.3.2. Mức độ yêu thích môn tâm lí học
Mức độ yêu thích môn học( xem bảng 2.3.2)
Số sinh viên yêu thích môn học chiếm ưu thế (68%), chỉ có một phần
nhỏ(25%) có cảm xúc bình thường với môn học. Và số người không yêu
thích chiếm tỷ lệ thấp(7%)
Lý giải các lí do yêu thích môn học:
Phần lớn sinh viên đã coi trọng các lí do có liên quan trực tiếp với môn học.
Đây là dấu hiệu đáng mừng.
Còn các lí do có liên quan gián tiếp đến môn học bị coi nhẹ hơn.
2.3.3. Sự biểu hiện của hứng thú học tập môn tâm lí học bằng các hành
động tích cực, chủ động hàng ngày của sinh viên.(xem bảng 2.3.3)
Đại bộ phận sinh viên đều thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ học tập
của mình, với các biểu hiện sau chiếm ưu thế cao:
+ Ghi chép bài đầy đủ, chiếm 63%, đứng thứ 2.
+ Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ, chiếm 60%, đứng thứ 3.
Bước đầu đã có một số ít sinh viên chú ý đến cách thức học tập, cách
vận dụng các tri thức tâm lí học vào thực tế, thể hiện mức độ hứng thú cao
với môn học.
Mới có một số ít sv thể hiện hứng thú học tập ở mức độ cao nhất:
+ … “ tự đọc thêm sách, tài liệu tham khảo”(12%), đứng thứ 6.
+…. “ có sổ tay ghi chép bộ môn để ghi lại những phương pháp giải quyết
các tình huống sư
phạm điển hình, có hiệu qủa cao”(5.5%), đứng thứ 7.
2.3.4. Tương quan mức độ hứng thú giữa hai khối tự nhiên và xã hội.
Thông qua phương pháp phân tích tương quan thứ hạng SPEARMAN,
chúng tôi đánh giá
tương quan về cả 3 chỉ số: cảm xúc, nhận thức, hành vi.Kết quả thu được là
tương quan nghịch
về hứng thú giữa hai khối tự nhiên và xã hội. Sinh viên các khối tự nhiên có
mức độ yêu thích

cao hơn, nhưng sinh viên khối ngành xã hội lại có những biểu hiện học tập
tích cực hơn. Điều
này phản ánh sự không tương đồng về hứng thú học tập môn tâm lí học của
sinh viên hai khối.
Kết quả tổng hợp chung cho thấy:
+ Phần lớn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có xúc
cảm tích cực với
nó, nhưng giữa nhận thức và hành động lại có sự mâu thuẫn. Sinh viên chưa
có hứng thú trực
tiếp với nó, đa số đều có hứng thú ở mức độ thấp.
+ Có sự khác biệt về mức độ hứng thú giữa hai khối tự nhiên và xã hội, sinh
viên khối tự nhiên
có mức độ xúc cảm và nhận thức cao hơn nhưng sinh viên khối xã hội lại có
những hành động
học tập tích cực hơn.
2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn tâm lí học
Là một mặt biểu hiện của xu huớng nhân cách, một trong những thành
phần trong hệ
thống động cơ của con người. Do đó muốn nâng cao hứng thú thì trước hết
phải hình thành
động cơ học tập, giáo dục động cơ học tập, nhi cầu học tập đúng đắn. Động
cơ học tập tốt
không tự dưng mà có mà cần phải được xây dựng hình thành trong quá trình
sinh viên đi sâu
chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Động cơ học tập là
muôn hình muôn vẻ,
muốn phát động được động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức
thì trước hết cần
phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học
tập – vì nhu cầu

chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực trong học tập.
Mặt khác hành vi của con người phụ thuộc vào nhiều khả năng khách quan
nhất là ở
những sinh viên có nhân cách chưa hình thành ổn định, chưa có mục đích
sống chỉ đạo cho
nên môi trường khách quan cần có những điều kiện thuân lợi, là mảnh đất
màu mỡ để ươm
mầm cho hứng thú phát triển, như thư viện phong phú các đầu sách, phòng
thí nghiệm thực
hành đầy đủ, những kì vọng, sự động viên của thầy cô…
Hứng thú học tập của sinh viên được tăng cường một phần rất lớn chịu ảnh
hưởng bởi
cán bộ giảng dạy. Do đó giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng phẩm
chất đạo đức, nghề
nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức
ngày càng chính xác,
hấp dẫn, có chất lượng.
Giáo viên cần giúp cho sinh viên thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết
của những
kiến thức tâm lí đối với hoạt động sư phạm sau này.
Giúp sinh viên biết cách học môn tâm lí học, tăng cường thời lượng,
chất lượng thực
hành cho môn học này, nắm vững lí thuyết, luôn có sự vận dụng kiến thức
đã học vào cuộc
sống và giải quyết các tình huống sư phạm theo các khía cạnh khác nhau.
Ghi lại các phương
pháp hay có hiệu quả.
Cần làm phong phú các thành phần, động cơ học tập của sinh viên,
xác định đúng
động cơ gồm động cơ xa, gần. Số lượng các động cơ tích cực tạo nên phạm

vi động cơ học tập
càng nhiều thì hoạt động học tập càng có kết quả. Trong những trường hợp
này thì kết quả đạt
được là do kích thích của động cơ nhận thứ, trong trường hợp khác là kết
quả của việc ý thức
về sự cần thiết của tri thức lình hội được đối với việc nắm vững nghề
nghiệp…Trong thực tiễn
mỗi cán bộ giảng dạy cần phác thảo những chiến thuật độc đáo là tăng tính
cấp bách của tất cả

×