Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Trương thị hồng nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
*****************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ CỦA MỘT VẮC-XIN DƯỚI ĐƠN VỊ CIRCOQTM
PCV2 SUBUNIT TIÊM PHÒNG TRÊN HEO SAU
CAI SỮA TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI

Họ và tên

: TRƯƠNG THỊ HỒNG NHI

Lớp

:DH14TYGL

Ngành

: Bác sỹ Thú Y

Niên khóa

: 2014-2019

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 08/2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
*****************

TRƯƠNG THỊ HỒNG NHI

HIỆU QUẢ CỦA MỘT VẮC-XIN DƯỚI ĐƠN VỊ CIRCOQTM
PCV2 SUBUNIT TIÊM PHÒNG TRÊN HEO SAU
CAI SỮA TẠI MỘT TRẠI CHĂN NI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ TIẾN DUY

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 08/2019


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Trương Thị Hồng Nhi
Tên luận văn: “Hiệu quả của một vắc-xin dưới đơn vị CIRCOQ TM PCV2
Subunit tiêm phòng trên heo sau cai sữa tại một trại chăn ni heo ”
Đã hồn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày…tháng…năm 2019
Hội đồng phản biện

Hướng dẫn khoa học


TS. Đỗ Tiến Duy

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả số liệu nêu
trên luận văn là trung thực. Và chưa từng công bố trong bất cứ nghiên cứu nào
Tác giả

Trương Thị Hồng Nhi

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có ngày hơm nay
Con xin gửi lời biết ơn vô hạn đối với ba, mẹ, những người đã sinh ra con,
chăm sóc, lo lắng, và dạy dỗ con nên người.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn
T.S. Đỗ Tiến Duy đã tận tình dìu dắt, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành biết ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Nơng Lâm TP. HCM và Phịng xét nghiệm thuộc
Bệnh Viên Thú Y của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông lâm TP.
HCM
T.S. Đỗ Tiến Duy, PGS.TS. Nguyễn Tất Tồn cùng tồn thể thầy cơ Khoa
Chăn Ni – Thú y đã tận tình giảng dạy, và truyền đạt kiến thức và những kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường.
Bạn Phạm Minh Hoàng và chị Nguyễn Hà Phương Mai tận tình giúp đỡ cho

tơi trong suốt q trình thực tập
Giám đốc trại, kĩ thuật trại và tồn thể các cơ chú, anh chị tại trại chăn ni
heo Thống Nhất-Thái Mỹ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực tập
Tập thể lớp DH14TYGL cùng tồn thể bạn bè đã giúp đỡ, và tạo điều kiện
trong suốt những năm học qua

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên 80 heo con 21 ngày tuổi, được chọn ngẫu
nhiên đồng đều về giống, trọng lượng, lứa đẻ, và phân bố vào 2 lơ thí nghiệm (lơ
đối chứng khơng tiêm phịng (ĐC) có: 30 heo và lơ thí nghiệm có tiêm phịng (TN)
có: 50 heo). Heo thí nghiệm được theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng, đáp ứng kháng thể
(S/N), hàm lượng vi-rút huyết (Ct-value) vào các thời điểm 0, 14, 28, 56, 84, 140
ngày sau tiêm phịng, ngồi ra trọng lượng trung bình và tăng trọng bình qn của
heo thí nghiệm cũng được tính tốn
Hàm lượng vi-rút huyết (Ct-value) ở lơ TN thấp hơn khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05) so với lơ ĐC ở thời điểm 84 ngày sau tiêm phịng. Về dấu hiệu lâm sàng.
Tỷ lệ heo mắc bệnh hô hấp ở 2 giai đoạn 84-112 và 112-140 ngày sau tiêm
phịng ở lơ ĐC (50% và 60%) đều cao hơn có ý nghĩa (p<0,05 và p<0,001) so với lơ
TN (24% và 14%), tỷ lệ ngày con hô hấp ở 2 giai đoạn 84-112 và 112-140 ngày sau
tiêm phịng ở lơ ĐC (10,36% và 7,02%) đều cao hơn có ý nghĩa (p<0,001) so với lô
TN (1,93% và 1,07%). Tỷ lệ ngày con viêm da và tỷ lệ con viêm da ở lơ ĐC (5,59%
và 53,33%) đều cao hơn có ý nghĩa (p<0,001) so với lô TN (0% và 0%). Tỷ lệ chết
ở lơ ĐC (20%) cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với lơ TN (4%). Tăng trọng bình
qn trên heo (g/con/ngày) ở lơ ĐC (448,8±125,4) thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so
với lơ TN (500,5±85,68).
Heo thí nghiệm tiêm phịng vắc-xin CIRCOQ TM PCV2 Subunit hai liều lúc 3

và 5 tuần tuổi trên heo đã mang lại hiệu quả phòng bệnh khá tốt so với lô ĐC qua
các chỉ tiêu đánh giá như biểu hiện lâm sàng liên quan đến PCV2, hàm lượng vi-rút
huyết và năng suất trên heo.

iv


MỤC LỤC
TRANG
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
.................................................................................................................................. ii
LỜI CẢM TẠ...........................................................................................................iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................iv
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG.....................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.2. Mục Tiêu và yêu cầu...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu...........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...........................................................................................3
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo thực hiện thí nghiệm...........................3
2.1.1. Vị trí địa lý và nhiệm vụ..................................................................................3
2.1.2. Cơ cấu đàn.......................................................................................................3
2.1.3. Sơ đồ trại và đánh dấu các vị trí thực hiện thí nghiệm (phụ lục 3)...................3
2.1.3.1. Khu nái đẻ.....................................................................................................3

2.1.3.2. Khu chuồng heo cai sữa................................................................................3
2.1.3.3. Khu nuôi heo thịt..........................................................................................4
2.1.4. Quy trình chăm sóc ni dưỡng.......................................................................4
2.1.4.1. Chế độ chăm sóc, ni dưỡng.......................................................................4
2.1.4.2. Chế độ theo dõi.............................................................................................4
2.1.5. Quy trình vệ sinh chuồng trại...........................................................................4

v


2.1.5.1. Vệ sinh thức ăn, nguồn nước........................................................................4
2.1.5.2. Vệ sinh chuồng trại.......................................................................................5
2.1.5.3. Vê sinh công nhân và khách tham quan........................................................5
2.1.5.4. Vệ sinh thú y.................................................................................................5
2.1.5.5. Quy trình phịng bệnh (Phụ lục 1).................................................................5
2.2. Porcine circovirus type 2 (PCV2).......................................................................5
2.2.1. Lịch sử phát hiện bệnh.....................................................................................5
2.2.2. Phân loại..........................................................................................................6
2.2.3. Hình thái, tính chất vật lý-hóa học của PCV2..................................................6
2.2.4. Kiểu gen PCV2................................................................................................7
2.2.5. Truyền nhiễm học............................................................................................8
2.2.5.1. Loài vật mắc bệnh.........................................................................................8
2.2.5.2. Chất chứa căn bệnh.......................................................................................8
2.2.5.3. Đường truyền lây..........................................................................................8
2.2.5.4. Sinh bệnh học...............................................................................................9
2.2.5.5. Miễn dịch liên quan đến PCV2...................................................................11
2.2.5.6. Dịch tễ học..................................................................................................12
2.2.6. Các hội chứng liên quan đến sự nhiễm PCV2................................................13
2.2.6.1. PCV2 gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS).....................................13
2.2.6.2. PCV2 gây hội chứng viêm da và sưng thận (PNDS)..................................13

2.2.6.3. PCV2 gây hội chứng rối loạn sinh sản (PCV2-RD)....................................14
2.2.6.4. PCV2 gây hội chứng viêm ruột (PCV2-associated enteritis)......................14
2.2.6.5 PCV2 gây hội chứng rối loạn hô hấp ở heo (PRDC)...................................14
2.2.6.6. Hiện tượng nhiễm PCV2 cận lâm sàng.......................................................15
2.2.8. Kiểm soát và ngăn chặn.................................................................................16
2.2.8.1. An tồn sinh học.........................................................................................16
2.2.8.2. Vắc-xin phịng bệnh....................................................................................18
2.2.8.3. Sơ lược về vắc-xin CIRCOQTM PCV2 Subunit........................................18
2.3. Một số nghiên cứu về PCV2.............................................................................19

vi


2.3.1. Trên thế giới...................................................................................................19
2.3.2. Ở Việt Nam....................................................................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................22
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................22
3.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................22
3.4. Nguyên vật liệu.................................................................................................22
3.4.1. Dụng cụ và vật liệu........................................................................................22
3.4.2. Thiết bị...........................................................................................................23
3.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23
3.5.1. Bố trí thí nghiệm............................................................................................23
3.5.2. Đánh giá hiệu quả phịng bệnh trên heo thí nghiệm.......................................23
3.5.2.1. Mục đích.....................................................................................................23
3.5.2.2. Bố trí lấy mẫu.............................................................................................23
3.5.2.3. Đáp ứng kháng thể sau tiêm phòng.............................................................24
3.5.2.4. Hàm lượng vi-rút huyết sau tiêm phòng.....................................................24
3.5.2.5. Đánh giá biểu hiện lâm sàng trên heo thí nghiệm.......................................24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................26
4.1. Đánh giá sự an toàn vắc-xin sau khi tiêm phòng..............................................26
4.2. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin CIRCOQTM PCV2 Subunit.......................26
4.2.1. Đáp ứng kháng thể sau tiêm phòng................................................................26
4.2.2. Hàm lượng vi-rút huyết tại các thời điểm lấy máu ở 2 lô...............................28
4.2.3. Các biểu hiện lâm sàng trên heo....................................................................29
4.2.4. Đánh giá chỉ tiêu năng suất............................................................................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................35
PHỤ LỤC................................................................................................................ 44

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

Đối chứng

DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbert Assay

Ig

Immunoglobulin


IHC

Immunohistochemistry

ORF1

Open reading Frames 1

ORF2

Open reading Frames 2

PCR

Polymerase Chain Reaction

PCV

Porcine cirovirus

PCV1

Porcine circovirus type 1

PCV2

Porcine circovirus type 2

PDNS


Porcine dermatitis and nephropathy syndrome

PK 15

Pig Kidney 15

PMWS

Porcine weaning multisystemic syndrome

PPV

Porcine Parvovirus

PRDC

Porcine respiratory disease complex

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome

RNA

Ribonucleic acid

SIVS

swine Influenza virus


TN

Thí nghiệm

TTV

Torque Tenno sus Virus

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


BIỂU ĐỒ

TRANG

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Porcine circovirus type 2 (PCV2) là một trong những vi-rút phổ biến gây
thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn ni heo trên tồn thế giới. Kể từ 1990, PCV2
được nhận định là nguyên nhân chính gây hội chứng cịi cọc sau cai sữa (PMWS),
một trong những bệnh trên heo ở quy mơ tồn cầu (Allan và cs, 1999). Gần đây các
bằng chứng cho thấy PCV2 còn liên quan đến các hội chứng Viêm da sưng thận
(PNDS), hội chứng hô hấp phức hợp (PRDC), hội chứng rối loạn sinh sản (PCV2RD), viêm ruột. Tất cả gọi chung là bệnh liên quan đến PCV2 (PCVD) (Segales và
cs, 2005). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về sự hiện diện của PCV2 trên đàn heo,
đã phát hiện 50,77% heo cịi dương tính với PCV2 tại 17/22 trại khác nhau (Lê Tiến
Dũng, 2006). Tỷ lệ nhiễm (38,97%) vào năm (2000) và tăng lên (90,26%) vào năm
(2005) (Nguyễn Thị Thu Hồng và cs, 2006). Chủng nhiễm phổ biến gần đây được
báo cáo là PCV2b (Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs, 2012). Nghiên cứu khẳng định PCV2
lưu hành ở 13 tỉnh phía Nam thuộc genotype 2b và 2d và nhóm tái tổ hợp ( Lê Thị
Thu Phương và cs, 2018). Các kết quả khảo sát nước ta cho thấy bệnh liên quan đến
PCV2 đang lưu hành rộng rãi, là vi-rút quan trọng gậy thiệt hại kinh tế cho ngành
chăn nuôi ở nước ta.
Một trong các cơng cụ kiểm sốt quan trọng đối với bệnh liên quan PCV2 là
tiêm phòng vắc-xin và thực hành quản lý trại tốt và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Trong suốt thập kỉ qua, vắc-xin PCV2 thương mại đã chứng minh có hiệu quả trong
việc kiểm soát bệnh do PCV2 (Ferrando, 2017). Những vắc-xin thương mại đang
lưu hành trên thị trường như (Circovac®,Circumvent®PCV-G2, Ingelvac

CircoFLEX®) đã chứng minh có hiệu quả phịng bệnh PCVD trên heo sau cai sữa
như cải thiện tăng trọng bình quân, hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm tỷ lệ chết, và
giảm chi phí thuốc thú y và những tổn thương hạch bạch huyết (Segales, 2011).
Mặc dù, các khảo sát cho thấy vắc-xin mang lại hiệu quả phòng bệnh với PCV2 trên

1


heo. Tuy nhiên gần đây, hai vấn đề mới nổi lên là chủng nhiễm PCV2 tại nước ta có
nhiều biến đổi (2b và 2d) và thời gian biểu hiện bệnh nhiều ở giai đoạn ni thịt đến
xuất chuồng. Do đó việc thử nghiệm một vắc-xin mới CIRCOQ TM PCV2 Subunit
chứa kháng nguyên 2b và 2d với quy trình 2 mũi tiêm là cần thiết trong tình trạng
phổ biến (2b và 2d) ở nước ta và đánh giá khả năng bảo vệ kéo dài.
Xuất phát từ vấn đề đó được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôiThú y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Tiến
Duy, chúng tôi thực hiện đề tài “Hiệu quả của một vắc-xin dưới đơn vị
CIRCOQTM PCV2 Subunit tiêm phòng trên heo sau cai sữa tại một trại chăn
nuôi.

1.2. Mục Tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Xác định hiệu quả phòng bệnh và thời gian miễn dịch khi tiêm phòng 2 liều
lúc 21 ngày và 35 ngày tuổi trên heo con cai sữa đến xuất thịt tại một trại chăn nuôi
thuộc địa bàn Tp. HCM

1.2.2. Yêu cầu
Chọn lựa heo con đồng đều về giống, lứa đẻ và trọng lượng sử dụng trong thí
nghiệm
Bố trí thí nghiệm tiêm liều một vào lúc 3 tuần tuổi và tiêm liều hai vào lúc 5
tuần tuổi.
Lấy máu kiểm tra đáp ứng kháng thể (0, 14, 28, 56, 84, 140), hàm lượng virút huyết (Ct-value) sau tiêm phòng (0, 28, 84, 140)

Ghi nhận các chỉ tiêu lâm sàng (hô hấp, viêm da, chết), tăng trọng (ADG).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại chăn ni heo thực hiện thí nghiệm
2.1.1. Vị trí địa lý và nhiệm vụ
Trại heo Thống Nhất- Thái Mỹ trực thuộc ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ,
huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh cách 45 km về hướng Tây Nam. Tổng diện tích
30,000 m2 , có đường giao thơng thuận lợi phù hợp với điều kiện chăn nuôi tập
trung. Do điều kiện về cơ sở vật chất nên trại chia hai khu vực cách nhau 500m gồm
khu cung cấp heo con giống và khu cung cấp heo thương phẩm. Các sản phẩm này
cung cấp cho bà con nơng dân có nhu cầu tại địa phương và các tỉnh lân cận

2.1.2. Cơ cấu đàn
Tính đến thời điểm 8/2019 cơ cấu đàn của trại gồm: nái sinh sản 600 con, nái
hậu bị 100 con, nọc sản xuất 40 con, nọc hậu bị 10 con, heo con cai sữa 1860 con,
heo con theo mẹ 1000 con, heo thịt 2600 con.

2.1.3. Sơ đồ trại và đánh dấu các vị trí thực hiện thí nghiệm (phụ lục 3)
2.1.3.1. Khu nái đẻ
Là kiểu chuồng sàn gồm 2 dãy, mỗi dãy có 20 chuồng trở lên, diện tích mỗi ô
chuồng là 1,8m x 2,2m được chia làm 3 ngăn: ngăn ở giữa là sàn sắt dành cho nái
đẻ, hai ngăn bên dành cho heo con được lót sàn nhựa, bên trong có lồng úm để sưởi
ấm heo con.

2.1.3.2. Khu chuồng heo cai sữa
Có 2 dãy mỗi dãy gồm 16 ô, mỗi ô được thiết kế kiểu sàn, khoảng cách từ

mặt đất đến chuồng 0,5m, khoảng cách giữa 2 dãy 1m. Trong mỗi ơ chuồng có
máng ăn, máng uống tự động, diện tích của mỗi ơ chuồng là 15- 20 con. Heo được
nuôi khoảng 56-60 ngày chuyển lên khu nuôi thịt.

3


2.1.3.3. Khu ni heo thịt
Gồm có 9 dãy chuồng, mỗi dãy có 24 ơ chuồng, nền chuồng làm bằng xi
măng, trong mỗi ơ chuồng có máng ăn và máng uống tự động, mỗi ô nuôi khoảng
15-21 con. Cứ 2 ô chuồng được thiết kế 1 máng ăn tự động, vách ngăn ở giữa các ô
chuồng làm bằng xi măng, diện tích mỗi ơ chuồng là 8m x 4m

2.1.4. Quy trình chăm sóc ni dưỡng
2.1.4.1. Chế độ chăm sóc, ni dưỡng
Heo con sinh ra được lăn bột sét sát trùng, cắt rốn, bấm đuôi và cho vào
chuồng ủ ấm, và bú sữa đầu, ngày thứ 2 sau khi sinh cho uống thuốc tiêu hóa và cầu
trùng, ngày thứ 3 chích sắt đến ngày thứ 7 thì thiến. Heo con từ 5-7 ngày tuổi tập
cho ăn dặm bằng cám Microlacta ant kèm theo sữa Nuklospray yoghurt để hạn chế
sự không đồng đều về trọng lượng. Đến ngày tuổi 26 heo chuyển lên cai sữa tiếp tục
cho ăn cám Microlacta ant trong 5 ngày và 2 ngày sau trộm cám 30/70, tăng dần
50/50 đến ngày thứ 8 sau cai sữa cho ăn cám tự trộn. Đối với mỗi lứa tuổi của heo
thì chế độ tắm khác nhau. Đối với nái và heo cai sữa chỉ xịt chuồng vào khoảng thời
gian (8-9 giờ sáng). Đối với heo thịt tắm heo vào (7-8 giờ). Những ngày mưa không
tắm heo.

2.1.4.2. Chế độ theo dõi
Mỗi khu vực ni đều có cơng nhân đảm nhiệm và hạn chế tối đa việc đi qua
lại giữa các khu vực nuôi. Mỗi lứa tuổi đều được theo dõi và ghi chép hằng ngày, kĩ
thuật trại kiểm tra và xử lý các trường hợp heo bị bênh.


2.1.5. Quy trình vệ sinh chuồng trại.
2.1.5.1. Vệ sinh thức ăn, nguồn nước.
Kho lưu trữ thức ăn định kì sát trùng thường xun, bảo quản khơ ráo tránh
nấm mốc. Cám tồn dư trong máng qua đêm đều được dọn sạch tránh gây ôi thiêu,
mốc. Nước sử dụng là nước giếng khoan, nước được bơm lên qua hệ thống lọc và
chứa trong 2 bồn chứa lớn. Định kì chà rữa cặn bã, tẩy rong rêu ở bồn chứa và bộ
lọc.

4


2.1.5.2. Vệ sinh chuồng trại
Tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, việc vệ sinh chuồng trại
thực hiện một cách nghiêm ngặt và thường xuyên. Tại cổng trại có một thùng sát
trùng và được thay thường xuyên. Khi xe ra vào trại phải đi qua hố sát trùng và khử
trùng xung quanh xe. Tại đầu mỗi dãy chuồng đều có thùng sát trùng bằng vơi.
Cơng nhân khi vào phải dẫm chân qua. Sau mỗi đợt chuyển heo công nhân phải chà
rửa sạch sẽ, sát trùng, tạt vôi, để trống chuồng ít nhất 2 ngày trước khi chuyển đợt
heo mới. Hằng ngày đều thực hiện phun sát trùng tất cả khu chuồng nuôi 2 lần trên
ngày và 1 lần khử mùi, 2 lần trong tuần xịt vơi tồn trại.

2.1.5.3. Vê sinh công nhân và khách tham quan
Hiện tại dịch tả heo Châu Phi (ASF) diễn ra phức tạp nên không tiếp nhận
khách tham quan vào. Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động như: quần áo,
ủng, nón, khẩu trang. Đồ lao động phải để lại trong trại khơng được mang ra ngồi,
trước khi vào làm cơng nhân phải tắm và mặc đồ lao động.

2.1.5.4. Vệ sinh thú y
Mỗi dãy chuồng đều có dụng cụ thú y riêng không sử dụng chung với các

dãy chuồng khác. Sau khi dùng xong phải được rửa và sát trùng. Sử dụng riêng
dụng cụ tiêm thuốc điều trị với tiêm phòng.

2.1.5.5. Quy trình phịng bệnh (Phụ lục 1)
2.2. Porcine circovirus type 2 (PCV2)
2.2.1. Lịch sử phát hiện bệnh
Porcine circovirus (PCV) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1974 (Tischer
và cs, 1974) ở tế bào thận heo PK-15. Những nghiên cứu sau đó chứng minh sự có
mặt của vi-rút trong các mẫu huyết thanh heo ở một số nước như Đức (Tischer và
cs, 1986), Canada (Dulac và Afshar, 1989). Mặc dù PCV được phát hiện ở tế bào
thận heo PK-15 không phải là nguyên nhân gây bệnh. Vào đầu những năm 1990,
một bệnh mới ghi nhận trên heo ở Canada với lâm sàng đặc trưng là sự giảm trọng
lượng và được đặt tên hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS) (Clark, 1997; Harding
và Clark, 1997). Nghiên cứu phát hiện Porcine circovirus có mặt ở PMWS nhờ kĩ

5


thuật hóa mơ miễn dịch (IHC) và kĩ thuật lai tại mơ (ISH) (Ellis và cs, 1998). Các
phân tích từ heo bị bệnh đã xác định đó là PCV khác với loại khơng gây bệnh trước
đó. Chỉ tương đồng 68% nucleotide (Hamel và cs, 1998). Vi-rút gây hội chứng còi
cọc trên heo sau cai sữa (PMWS) sau đó được gọi là PCV2 và không gây bệnh gọi
là PCV1. Hội chứng PMWS trên heo đặc trưng là giảm trọng lượng, tăng tỷ lệ chết,
tăng kích thước hạch lympho, vàng da, tổn thương vi thể ở nhiều cơ quan (chủ yếu
hạch lympho) (Clark, 1997; Rosell và cs, 1999). Ngồi ra PCV2 cịn liên quan đến
các hội chứng khác như hôi chứng viêm da sưng thận (PNDS), hô hấp phức hợp
(PRDC), rối loạn sinh sản (PCV2-RD), nhiễm trùng cận lâm sàng (PCV2-SI)
Ở Việt Nam, các bằng chứng huyết thanh học trên heo cho thấy sự xuất hiện
của PCV2 vào năm 2000. Từ đó đến nay các nghiên cứu được thực hiện ở khu vực
phía Nam (Nguyễn Thị Thu Hồng và cs, 2006) và khu vực phía Bắc đều khẳng định

sự hiện diện và nguy cơ ngày càng lan rộng của PCV2 ở mọi quy mô chăn nuôi heo
(Huỳnh thị Mỹ Lệ và cs, 2012; Trương Anh Đức và cs, 2015)
PCV2 hiện nay được công nhận là một trong những nguyên nhân quan trọng
trên heo trên tồn thế giới mà ngun nhân chính ảnh hưởng làm giảm kinh tế trong
nghành chăn nuôi heo ( Segales và cs, 2013).

2.2.2. Phân loại
PCV2 thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae (Lukert và cs, 1995). Họ này
gồm hai giống Circovirus và Gyrovirus. PCV có 2 type là PCV1 và PCV2. Trong đó
PCV1 được xem là vi-rút khơng gây bệnh trên heo, PCV2 liên quan đến một số hội
chứng trên heo với đặc trưng là hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa (PMWS)

2.2.3. Hình thái, tính chất vật lý-hóa học của PCV2
PCV2 là vi-rút DNA rất nhỏ, sợi đơn, khơng có vỏ bọc (đường kính khoảng
12±23nm), khối lượng gần 1,7 kilobases (Meehan và cs, 1998; Rodriguez-Carino và
Segales, 2009). Bộ gen PCV2 có 1768 nucleotide và chứa 11 khung đọc mở ORFs
(open reading frame) từ ORF1 đến ORF11 (Hamel và cs, 1998). Tuy nhiên chỉ có 4
ORFs (ORF1 đến ORF4 đã được cơng nhận là mã hóa các protein chức năng
( Ferrando, 2017). ORF1(vị trí 51 đến 995), khối lượng phân tử 35,8 kDa mã hóa

6


cho các protein liên quan đến sự nhân lên của vi-rút (viral replication protein- Rep)
(Mankertz và cs, 1998). Trong đó gen ORF2 (vị trí 1734/1735 đến1030/1033/1034),
khối lượng phân tử 27,8 kDa mã hóa cho các protein liên quan đến sự hình thành vỏ
capsid của vi-rút (capsid protein – Cap) (Mankertz và cs, 1998; Nawagigul và cs,
2000). Sản phẩm ORF2 chứa các điểm quyết định kháng nguyên, kích thích sinh
kháng thể chống vi-rút. Vì vậy, người ta sử dụng kháng thể có nguồn gốc từ ORF2
như một cơng cụ để chẩn đốn phân biệt PCV

ORF3 (vị trí 671 đến 357), khối lượng phân tử 11,9 kDa, mã hóa cho protein
liên quan đến hiện tượng apoptosis ở tế bào nhiễm vi-rút (Liu và cs, 2006). Ngồi ra
ORF4 gen này mã hóa một loại protein mới (He và cs, 2013) có thể đóng vai trò
quan trọng trong việc ngăn chặn apoptosis gây ra bởi vi-rút (Gao và cs, 2014).
PCV2 có khả năng sống 15 phút ở nhiệt độ 700C, bị bất hoạt ở pH=3. Ở nhiệt
độ phòng khi bị tác động trong 10 phút bởi một số chất sát trùng như formaldehyde,
iodine và cồn thì hiệu quả của vi-rút sẽ giảm. Nghiên cứu in vitro cho thấy PCV2 có
khả năng đề kháng tốt với nhiệt độ cao. Nhiệt độ >75 0C trong 1 giờ mới làm giảm
hiệu quả vi-rút. Do đó, PCV2 có khả năng tồn tại một thời gian dài trong điều kiện
trang trại. Vào năm 1998, Ellis và cs cho biết có thể phân lập được PCV2 trong mẫu
bệnh phẩm của heo bảo quản -700C. Khả năng đề kháng với chất sát trùng trong
điều kiện in vitro cũng được nhiều tác giả quan tâm. Các chất sát trùng có hiệu quả
với PCV2 trong điệu kiện in vitro như các sản phẩm chứa chất oxy hóa gồm
halogen, NaOH hơn các sản phẩm như iodine, phenol, alcohol, formaldehyde
(Royer và cs, 2001). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bất hoạt hoàn toàn PCV2
trong điều kiện in vitro rất khó khăn và địi hỏi thời gian dài (Yilmaz và Kaleta,
2004)

2.2.4. Kiểu gen PCV2
PCV2 được chia làm 8 kiều gen riêng biệt (PCV2a, PCV2b, PCV2c, PCV2d,
PCV2e, PCV2f, PCV2g, PCV2h) (Jing Yao và cs, 2019). Trong các genotype thì
PCV2a, PCV2b, PCV2d phổ biến trên tồn thế giới (Wiederkehr và cs, 2009; Wang
và cs, 2013; Franzo và cs, 2015). Vào những năm 2001-2004 genotype PCV2b có

7


tốc độ lây truyền và chiếm ưu thế nhất cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh liên
quan đến PCVD ( Caman và cs, 2006; Cheung và cs, 2007; Timmusk và cs, 2008;
Wiederkehr và cs, 2009; Cortey và cs, 2011). Sau đó, PCV2d được xác nhận lần đầu

tiên 1998 từ các mẫu ở Thụy sỹ, sau đó được phát hiện ở Trung Quốc, sau đó lan
rộng ở các nước (Ge và cs, 2012). Gần đây, PCV2d có mặt trên tồn cầu và sự phổ
biến ngày càng tăng (Guo và cs, 2010; Franzo và cs, 2015; Xiao và cs, 2015). Ở
Việt Nam hiện đang lưu hành kiểu gen PCV2b nhánh 1A/1B, nhóm tái tổ hợp và
kiểu gen PCV2d.

2.2.5. Truyền nhiễm học
2.2.5.1. Loài vật mắc bệnh
Ngoài heo nhà, heo rừng cũng bị nhiễm PCV2 (Ellis và cs, 2003; Schulze và
cs, 2004). Hơn nữa PCV2 có thể sao chép và có thể truyền ở chuột (Kiupel và cs,
2001). Loài gặm nhấm là nguồn chứa và véc-tơ địa phương truyền bệnh do PCV2
(Lorincz và cs, 2010). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ruồi (Musca domestica) cũng
là véc-tơ truyền bệnh PCV2 (Theo Blunt và cs, 2011)

2.2.5.2. Chất chứa căn bệnh
Vi-rút được tìm thấy ở hầu hết phủ tạng của heo. Nhưng tập trung nhiều nhất
tại các hạch bạch huyết. Ngoài ra, PCV2 được phát hiện ở dịch mũi, nước bọt, phân,
nước tiểu và tinh dịch. Đây là các con đường bài thải vi-rút trên heo (Krakowka và
cs, 2000; Larochella và cs, 2000). Theo Calsamiglia và cs (2000) đã xác định PCV2
dương tính trên các mẫu nước tiểu (67%), dịch mũi (59%), hạch amidam (54%), khí
quản (54%), và phân (35%) bằng kĩ thuật PCR

2.2.5.3. Đường truyền lây
Bệnh truyền ngang do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe thông
qua dịch tiết đường hô hấp như nước mắt, nước mũi, nước tiểu, phân. Ngoài ra còn
lây truyền qua tinh dịch khi giao phối. PCV2 cũng có thể truyền dọc từ heo mẹ sang
heo con qua nhau thai, heo con có thể nhiễm vi-rút từ khi mới sinh. Tuy nhiên,
đường truyền lây này ít gặp. Ngồi ra, PCV2 cũng được tìm thấy trong sữa đầu.

8



Nhưng để khẳng định đây phải là đường truyền lây bệnh hay khơng thì cần tiếp tục
nghiên cứu ( Gillespie và cs, 2009)

2.2.5.4. Sinh bệnh học
Cho đến nay, ảnh hưởng của PCV2 đến hệ miễn dịch của heo vẫn còn nhiều
tranh cãi và cần phải có nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ. Nghiên cứu ở những heo
mắc bệnh tự nhiên cho thấy mất các nang lympho và sự suy giảm tế bào lympho có
liên quan đến sự giảm tế bào tua (DC) và tế bào lưới cũng như sự giảm tế bào
lympho B và lympho T, CD +, gây suy giảm miễn dịch từ đó tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh (Darwich và cs, 2003) dẫn tới những
tác động đáng kể lên sức sản xuất của heo như tăng trọng bình quân (ADG), hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR) và đồng nhiễm (Opriessning và cs, 2007). Ngoài ra, hiện
tượng giảm Interferon nhưng tăng Interleukin-10 ở những heo thực nghiệm bị
nhiễm PCV2 cũng đã được chứng minh (Allan và cs, 2010). Các nghiên cứu cho
biết mặc dù hầu hết heo trong đàn có thể nhiễm PCV2 nhưng chỉ có 5-30% heo có
biểu hiện triệu chứng (Opriessning và cs, 2007). Có bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh bệnh liên quan đến PCV2 là cấu trúc và độc lực vi-rút, giống heo, sự đồng
nhiễm và trạng thái miễn dịch cơ thể . Điểm đặc biệt trong cơ chế sinh bệnh của
PCV2 là hiện tượng đa nhiễm hoặc bội nhiễm với nhiều mầm bệnh khác. Okuda và
cs (2003) đã chỉ ra rằng, nếu gây nhiễm PCV2 rất ít heo có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng. Do đó PCV2 được coi là điều kiện cần nhưng chưa đủ để gây bệnh
(Tomas và cs, 2008). Một số mầm bệnh có cùng cơ chế sinh bệnh, gây ảnh hưởng
đến hệ miễn dịch heo, khiến heo nhiễm PCV2 và gây biểu hiện PMWS (Darwich
và cs, 2003)

9



Hình 2. 1. Sự phát triển của PCV2 biểu hiện thành PCVD
(Opriessning và cs,2007)

Sự đồng nhiễm
Một số nghiên cứu đã nhận định rằng sự nhân lên của PCV2 và các tổn
thương liên quan có thể trầm trọng do đồng nhiễm với các tác nhân gây bệnh quan
trọng như PRRS, Porcine parvovirus (PPV), Mycoplasma hyopneumoniae
(Opriessning và Halbur, 2012). Sau đây là các tác nhân có thể được tìm thấy đồng
thời ở heo bị ảnh hưởng PCVD ở cấp độ trang trại. (Grau-Roma và cs, 2011)
Tác nhân
Vi-rút

Tên tác nhân
PRRS, PPV, Aujeszky,s disease virus, Swine influenza virus,

Vi khuẩn

Torque teno sus virus, Porcine teschovirus
Mycoplasma hyopneumoniae, Mycoplasma hyorhinis,
Salmonella cholerasus, Escherichia coli, Pasteurella

Tác nhân nhiễm

multocida, streptococcus suis
Pneumocystis carinii, Candida albicans, Aspergillus spp,

trùng thứ cấp

Chlamydia spp, zygomycetes spp


10


Các nghiên cứu đã chứng minh trong điều kiện thực địa một mình PCV2
khơng gây ra bệnh mà kết hợp với một số vi-rút như PRRS, PPV, TTV mới gây biểu
hiện lâm sàng. Trong điều kiện thực điạ thì nhiễm ghép PRRS và PCV2 là một
trong những đồng nhiễm phổ biến gần đây (Changhoon và cs, 2004). Porcine
Parvovirus (PPV) ngoài gây xảy thai truyền nhiễm cũng góp phần khiến cho heo
nhiễm PCV2 gây PMWS (Krakowka và cs, 2000). Vào năm 2010, Lee và cs cho
biết TTV đồng nhiễm với PCV2 có thể yếu tố nguy cơ khiến heo có biểu hiện
PCVD trầm trọng hơn. Tại Việt Nam, Nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ đồng nhiễm
PRRS và PCV2 ở heo mắc PRRS (Hoàng Văn Năm, 2012). Nghiên cứu tiến hành
đánh giá sự đồng nhiễm PCV2 với một số vi-rút PRRS, PPV, TTV, PCV3 trong điều
kiện sản xuất tại một số trại chăn nuôi heo ở Việt Nam (Lâm Thị Thu Hương, 2012).
Ở những đàn heo bị PMWS thì thường nhiễm kèm các vi khuẩn với tỷ lệ như E.coli
(55%), streptococcus (42,5%), salmonella (32,5%), pasteurella multocida (22,5%),
Haemophilus parasuis (17,5%) (Lâm Thị Thu Hương, 2012).

2.2.5.5. Miễn dịch liên quan đến PCV2
Đáp ứng miễn dịch tự nhiên
Sự tương tác của PCV2 với vật chủ sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bẩm
sinh, phản ứng đầu tiên khi bị mầm bệnh tấn công. Các cơ chế cần thiết để thực hiện
chức năng này (1) kích hoạt nhanh tế bào biểu mơ và tế bào mô thường trú (2) sản
xuất sớm các cytokine gây viêm chủ yếu IL-1β, IL-8, yếu tố hoại tử khối u (TNF-α),
Interferon (IFN-α, IFN-β) để hạn chế sớm sự nhân lên của vi-rút (3) kích hoạt các tế
bào miễn dịch bẩm sinh (chủ yếu tế bào giết tự nhiên (NK), đại thực bào, bạch cầu
trung tính, và tế bào đi gai (DC) (Chase và Lunney, 2012; Darwich và Mateu,
2012). DC và đại thực bào nội hóa xử lí mầm bệnh, sau đó trình diện kháng ngun
lên phức hợp (MHCII), cho tế bào T giúp đỡ kích hoạt phản ứng miễn dịch thích
nghi (Chase và Lunney, 2012; Darwich và Mateu, 2012). Sau khi loại bỏ mầm bệnh.

Như vậy nếu miễn dịch tự nhiên yếu đi sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm
nhập vào cơ thể vật nuôi.
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

11


Miễn dịch dịch thể: Miễn dịch dịch thể được đánh giá trong giai đoạn mang
thai và tồn tại suốt quá trình sống của heo. Sau khi sinh kháng thể mẹ truyền sẽ
giảm từ khi cho con bú và sau cai sữa (Rodriguez-Arrioja và cs, 2002). Khả năng
miễn dịch thụ động sẽ bảo vệ heo con chống lại sự phát triển của bệnh nhưng không
ngăn ngừa nhiễm PCV2 sớm (McKeown và cs, 2005; Ostanello và cs, 2005; Gerber
và cs, 2012). Nhưng tỷ lệ heo con mới sinh nhiễm vi-rút huyết được tìm thấy trong
giai đoạn theo mẹ thường rất thấp (Eddicks và cs, 2016). Khi heo nhiễm bệnh,
chúng sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch dịch thể hiệu quả (Rodriguez-Arrioja và cs,
2002; Larochella và cs, 2003; Grau-Roma và cs, 2009). Trong điều kiện trang trại,
sự chuyển đổi huyết thanh thường xãy ra ở 7-15 tuần tuổi và kháng thể có thể tồn
tại ít nhất cho đến 28 tuần tuổi (Rodriguez-Arrioja và cs, 2002)
Miễn dịch qua trung gian tế bào: là yếu tố chính trong việc bảo vệ chống
lại PCVD, vì các kháng thể chống PCV2 không phải lúc nào cũng bảo vệ hoàn toàn
heo (Rodriguez-Arrioja và cs, 2002; Sibila và cs, 2004). Phản ứng của tế bào
thường được đo lường bằng cách đánh giá các tế bào tiết IFN-γ-secreting cells
( IFN-γ-SCs), IFN-γ có vai trị ức chế sự hoạt động của mARN từ đó ức chế sự nhân
lên của vi-rút. Các tế bào Th1 có thể tạo ra IFN-γ khi bị kích kích thích bằng kháng
nguyên Mặt khác, nhiễm PCV2 cũng có thể gây ra giảm tế bào lympho B và T,
nhưng chỉ ở những heo đã phát triển PCVD. Trên thực tế sự suy giảm các tế bào
lympho B và T nhớ/kích hoạt, chỉ ở những con heo bị PCVD (Nielsen và cs, 2003).

2.2.5.6. Dịch tễ học
Những nghiên cứu huyết thanh học trước đây ở một số nước cho thấy PCV2

lây lan rộng và tỷ lệ dương tính hầu hết 20-80%. Kể từ sau khi mô tả lần đầu tiên
của Harding (1996), bệnh do PCV2 đã được báo cáo khắp thế giới: Bắc Ai Len, Bỉ,
Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Cộng Hòa Séc, Hungary, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha,
Pháp, Hàn Quốc, Nhật, Canada, Mỹ, Mexico và Argentina (Chae, 2004). Tại Việt
Nam, bằng chứng huyết thanh học cho thấy sự xuất hiện của PCV2 vào năm 2000
(Nguyễn Thị Thu Hồng và cs, 2000). Các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử PCV2
ghi nhận chủng nhiễm phổ biến ở Đồng Nai và Tp.HCM thuộc kiểu gen PCV2b và

12


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×