Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “chiều tối” của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.77 KB, 14 trang )

Chuyên đề:

MÀU SẮC CỔ ĐIỂN VÀ TINH THẦN HIỆN ĐẠI TRONG BÀI
THƠ “CHIỀU TỐI” CỦA HỒ CHÍ MINH
I.

Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được coi là viên ngọc quý trong kho tàng
văn học Việt Nam. Đó là tập thơ đặc biệt, mang giá trị cao cả về nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật. Một trong những yếu tố làm nên sự lôi cuốn, hấp dẫn của
tập thơ là màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Đọc “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Tố
Hữu cho rằng, ta có cảm giác như nghe được “tiếng nghìn xưa, tiếng của mai sau”,
tưởng như đang đọc thơ Đường, thơ Tống từ xa xưa thuở nào, nhưng lại thấy ngay
“Thơ Bác rất Đường mà lại khơng Đường chút nào” (Hồng Trung Thơng). Những
nhận xét trên một lần nữa khẳng định giá trị của vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện
đại trong thơ Bác.
Trong chương trình Ngữ văn THPT (cả chương trình nâng cao và cơ bản),
chúng ta được tìm hiểu một số bài thơ trong “Nhật kí trong tù” của Bác (chương
trình nâng cao lớp 11, ngồi bài khái qt về tập thơ, học sinh được tìm hiểu hai
bài đọc hiểu: “Chiều tối” và “Lai Tân” và một bài đọc thêm “Giải đi sớm”; chương
trình chuẩn lớp 11, học sinh được tìm hiểu một bài đọc hiểu “Chiều tối” và một bài
đọc thêm “Lai Tân”). Cả hai chương trình SGK nâng cao và cơ bản đều nhấn mạnh
1


đặc điểm “màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại” trong bài thơ “Chiều tối”. Qua
đây ta thấy rõ được tính chất quan trọng của nét nghệ thuật này trong bài thơ
“Chiều tối”. Chính vì vậy tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Màu sắc cổ điển và tinh
thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh”, hi vọng sẽ giúp giáo


viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong q trình dạy và
học bài thơ “Chiều tối”.
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp người đọc có được cái nhìn khái qt, tồn diện về vẻ đẹp cổ điển và
tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”, từ đó có thêm căn cứ để cảm nhận sâu
sắc nét nghệ thuật này trong cả tập “Nhật kí trong tù” của Bác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí
Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những biểu hiện của màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài
thơ “Chiều tối”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu bài giảng của chính bản thân và các tài liệu tham khảo
liên quan đến vấn đề để khái quát nội dung và kết luận vấn đề.
6. Bố cục của chuyên đề
2


I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Bố cục của chuyên đề.
II.

Phần nội dung
1. Màu sắc cổ điển trong bài thơ “Chiều tối”.

2. Tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”.

II.

III.

Kết luận.

IV.

Tài liệu tham khảo.

Nội dung.

1. Màu sắc cổ điển trong bài thơ “Chiều tối”
a. Màu sắc cổ điển
Ta cần hiểu ý nghĩa của từ “cổ điển”. Có hai cách hiểu. Thứ nhất, “cổ điển”
là từ chỉ những tác phẩm văn học đã được thử thách qua thời gian, mang giá trị,
vẻ đẹp mẫu mực, được thừa nhận, tơn vinh là tác phẩm kiệt tác. Ví dụ: Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Thứ hai, từ “cổ điển” chỉ một lối viết, một cách thể hiện
3


nào đó quen thuộc, ổn định, trở thành truyền thống văn hóa. Ví dụ: lối thơ gợi mà
ít tả, cốt nắm lấy cái thần thái của đối tượng hầu như đã trở thành cổ điển trong
nghệ thuật sáng tác thơ ca trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. Hiểu theo cách
này, từ “cổ điển” nghiêng về thuyết minh cho tính ổn định, bền vững, quen thuộc
của một tác phẩm văn học - xét trong mơi trường văn hóa, văn học nào đó gần
gũi với tác phẩm. Nói “Chiều tối” mang màu sắc cổ điển chính là ở phương diện
thứ hai này.

Một tác phẩm văn học mang màu sắc cổ điển là một tác phẩm thuộc thời
hiện đại nhưng lại mang những đặc điểm, yếu tố gợi nhớ tới văn học cổ, văn học
quá khứ.
Nói đến màu sắc cổ điển trong “Chiều tối” là nói đến những đặc điểm nội
dung, cách thể hiện, lối viết của tác phẩm mang dấu ấn quen thuộc của thơ ca cổ
(thơ Đường, thơ Tống ở Trung Quốc, thơ Trung đại ở Việt Nam). Nhưng quan
trọng hơn, sự gần gũi quen thuộc ấy không phải là sự mô phỏng mà là sự sáng tạo
xuất sắc đem lại cho tác phẩm vẻ đẹp riêng, thỏa mãn mĩ cảm của người đọc.

b. Biểu hiện của màu sắc cổ điển trong bài thơ “Chiều tối”.
Nhà thơ Quách Mạt Nhược có nhận xét về tập “Nhật kí trong tù”: “Một trăm
bài thơ hầu hết bài nào cũng toát ra hết sức sinh động hình ảnh một nhà cách
mạng lão thành, thanh thốt, tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường - ấy là đồng chí
4


Hồ Chí Minh. Thật là “Thi như kì nhân” – thơ như người vậy. Có một số bài rất
hay, nếu đặt lẫn vào một tập của các thi nhân Đường, Tống thì cũng khó phân
biệt”. Trong bài thơ “Chiều tối” dấu ấn Đường thi, Tống thi xuất hiện khá rõ trong
bài thơ từ đề tài, tứ thơ, chất liệu thơ, ngôn ngữ…
b1. Đề tài:
“Chiều tối” là vần thơ tả cảnh. Đó là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc
sống con người lúc chiều tối. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ.
b2. Tứ thơ
Bên cạnh đề tài, tứ thơ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên màu
sắc cổ điển cho bài thơ. Trong thơ cổ điển, từng xuất hiện những tứ thơ như: “đăng
cao viễn vọng”, “đăng sơn ức hữu” (lên cao nhìn xa, lên núi nhớ bạn), chiều hôm
nhớ nhà, nỗi buồn lữ thứ tha hương, tức cảnh sinh tình… Đọc “Chiều tối”, người
đọc có thể thấy cả bài thơ khơng hề nhắc đến một chữ nhớ, chữ buồn nhưng nỗi
buồn lữ thứ tha hương, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương vẫn thấm đẫm trong từng hình

ảnh (cánh chim, chịm mây hay hình ảnh người thiếu nữ xay ngô).
b3. Chất liệu thơ
Thơ cổ điển nói riêng, văn học cổ điển nói chung thường mang tính ước lệ,
sùng cổ. Người xưa coi những chất liệu thơ văn cổ là “khuôn vàng thước ngọc”
để bắt chước, học tập, sáng tác. Chính vì vậy, bước vào thế giới thơ cổ điển ta
thường gặp những hiện tượng thiên nhiên quen thuộc như trăng, hoa, mây, gió,
chim chóc, cỏ cây…; Những cách nói quen thuộc như: tả mùa thu báo hiệu rằng
5


“ngơ đồng nhất diệp lạc”; tả người đẹp thì phải “mặt phượng mày ngài”, “hoa
nhường nguyệt thẹn”; tả tráng sĩ thì hiếm khi khơng nhắc tới “thanh gươm n
ngựa”; nói về khí tiết của người qn tử thì khơng thể khơng liên hệ tới “tùng,
cúc, trúc, mai”… Nói cách khác, đọc thơ cổ điển là bước vào một thế giới đã
được “mã hóa” bằng những biểu tượng, những kí hiệu quen thuộc… địi hỏi
người đọc phải có vốn văn hóa, trình độ nhất định mới có thể “giải mã” được.
Là một người thông thạo Hán học và am hiểu khá sâu sắc về nghệ thuật thơ
Đường, Hồ Chí Minh khơng thể khơng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các sáng tác
trước đó của thơ cả cổ điển. Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối” gợi lên ngay từ
những hình ảnh thơ quen thuộc:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chịm mây trôi nhẹ giữa tầng không”.
Thơ viết về chiều tối từng xuất hiện biết bao hình ảnh “cánh chim” và “chịm
mây” như thế:
“Chúng điểu cao phi tận
Cơ vân độc khứ nhàn”.
(Lí Bạch)
hay:

“Chim hơm thoi thót về rừng”.

(Nguyễn Du)

hoặc:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”.
6


(Bà Huyện Thanh Quan)
Từ những vần thơ trên, chúng ta đã quen lắm với cảnh chiều tối ở một khung
trời xa xăm nào đó, chợt xuất hiện cánh chim lẻ loi, mỏi mệt khiến người lữ khách
tha hương nhớ tới cảnh ngộ của mình, từ đó càng thêm thấm thía sự xa xăm phiêu
bạt của kiếp người. Thi nhân xưa từng đặt hình ảnh cánh chim trong tương quan
với bầu trời, đám mây, ngọn gió. Đặt trong tương quan với bầu trời để cảm nhận sự
đối lập giữa cái hữu hạn và vơ hạn, đặt trong tương quan với chịm mây để gợi cảm
giác chia lìa, đặt trong tương quan với ngọn gió để dễ cảm nhận cái vất vả, khó
khăn của cánh chim chiều vội vã.
b4. Ngơn ngữ và thể loại
Bài thơ “Chiều tối” được Bác sáng tác bằng chữ Hán – loại ngơn ngữ tượng
hình vốn chỉ dành cho những trí thức Hán học uyên thâm. Hơn nữa, chữ Hán
thường biểu đạt những tầng ý nghĩa sâu xa nên người đọc khi tiếp xúc với bài thơ
lại được thỏa mãn mĩ cảm khi “ngôn tận, ý bất tận”, “ý tại ngôn ngoại”. Chẳng hạn
người không cần dùng đến một chữ “tối” mà người đọc vẫn hiểu là trời đã tối hẳn
nhờ ánh sáng từ lò than hồng hắt lên.
Với thể thơ tứ tuyệt có đặc điểm ngắn gọn và súc tích, Bác đã gợi, đã nén cả
khơng gian bao la, cả trạng thái của thiên nhiên cảnh vật, cả phong thái, tâm trạng,
tâm hồn mình trong 28 chữ. Người đọc cảm nhận được sự súc tích cao, cảm nhận
được ý tại ngơn ngoại trong từng hình ảnh thơ…
b5. Hình tượng thơ
7



Màu sắc cổ điển trong bài thơ “Chiều tối” còn thể hiện ở phong thái ung dung,
tự tại của nhân vật trữ tình. Người xưa quan niệm: thời gian tuần hoàn, con người
và trời đất là một (“Thiên – Nhân tương dữ”, “vạn vật nhất thể”), do đó họ ít có
cảm giác lo âu trước sự trơi chảy của thời gian. Với họ:
“Chín mươi thì kể xn đã muộn
Xn ấy qua thì xn khác cịn”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Họ ln an nhiên, tự tại trước mọi lẽ biến thiên của trời đất. Do vậy nhà thơ
cổ điển thường có tâm thế nhàn, thú “nhàn”:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Họ thích sống ẩn dật, vui thú điền viên, sống hòa hợp với tự nhiên:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thiên nhiên và nhà thơ cổ điển hịa hợp đến kì lạ, như người trong
một nhà:
“Núi láng giềng, chim bầu bạn
8


Mây khách khứa, nguyệt anh tam”.
(Nguyễn Trãi)
Nhà thơ cổ điển giống như một tiên ông giữa phong cảnh thiên nhiên:
“Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi
Đêm thanh, nguyệt bạc, khách lên lầu”.
(Nguyễn Trãi)

Đọc “Chiều tối” ta sẽ cảm nhận được màu sắc cổ điển trong hình ảnh nhân vật
trữ tình. Là một tù nhân đang phải cất những bước mệt mỏi trên đường chuyển lao
dưới ánh hồng hơn trĩu nặng, vậy mà Người vẫn ngẩng cao đầu đón nhận thiên
nhiên vào lòng, vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều đầy cảm động. Đó chỉ có
thể là phong thái, là vẻ đẹp của 1 tâm hồn thơ, của con người ln ung dung, tự tại
trước mọi hồn cảnh.
b6. Bút pháp, thủ pháp nghệ thuật
Nhà thơ cổ điển không chú trọng mơ tả hình xác mà cốt nắm lấy cái thần thái
tinh vi của cảnh vật. Chỉ vài nét chấm phá mà làm sống dậy cả linh hồn của đối
tượng. Bài thơ “Chiều tối” cũng vậy, bút pháp chủ yếu được nhà thơ sử dụng là bút
pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. Chỉ hai nét đơn xơ (cánh chim và chòm
mây), Bác đã để những khoảng trống để gợi lên cái mênh mông, bát ngát của đất
trời. Chỉ hai nét (“quyện” trong “quyện điểu”, “cô” trong “cô vân”), Bác đã thâu
tóm được thần thái của đối tượng. Đó là cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn
9


vất vả đang tìm chốn ngủ và chịm mây lẻ loi, cô đơn đang chầm chậm trôi giữa
tầng không. Ấy là ngoại cảnh và cũng là tâm cảnh. Dường như giữa người tù và
cánh chim, chịm mây có nét tương đồng kì lạ: cái mỏi mệt của cánh chim hay
cũng là nỗi mệt nhọc của người tù sau một chặng đường chuyển lao, sự lẻ loi của
áng mây chiều hay cũng là nỗi cô đơn, lẻ loi của người tù nơi đất khách. Quả là nỗi
buồn của cảnh cũng đồng điệu với nỗi buồn của con người.
Cùng với bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình, nhà thơ còn cũng thủ
pháp “điểm nhãn”. Đây là thủ pháp được xem là đặc trưng của thơ cổ điển. Một bài
thơ hay không thể thiếu “nhãn tự”, “thi nhãn”. Nhà thơ cổ điển chú trọng sáng tạo
ra những “mắt thơ” để tạo nên sự xuất thần cho thơ. Hồ Chí Minh không chú trọng
chuyện đúc chữ nhưng với tài năng của mình, người vẫn sáng tạo ra được những
“nhãn tự” và chữ “hồng” trong bài “Chiều tối” là một ví dụ tiêu biểu. Chỉ với một
chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự

nặng nề đã diễn tả trong những câu thơ đầu, đã xua tan sự âm u của cảnh vật, đã
làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối.
2. Tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”
a. Tinh thần hiện đại
Tính hiện đại của tác phẩm văn chương biểu hiện phong phú, trước hết
và có lẽ là rõ rệt nhất là ở sự đổi mới, tạo ra những nét riêng, không lặp lại. Một tác
phẩm văn chương mang tinh thần của thời đại, phản ánh quan điểm nghệ thuật, hệ
giá trị và ý thức tư tưởng của con người trong xã hội mà nó nảy sinh, thậm chỉ vượt
10


trước thời đại… đều được gọi là tác phẩm mang tinh thần hiện đại. Phạm trù hiện
đại giúp ta phân biệt thế giới nghệ thuật này với vũ trụ nghệ thuật khác, xác định cá
tính sáng tạo ở những thời đại, giai đoạn khác nhau.
Như vậy, ta có thể hiểu: một tác phẩm mang tinh thần hiện đại là tác phẩm
phải thể hiện được trên những nét lớn – tinh thần, ý thức, tư tưởng và các vấn đề
quan trọng của thời đại. Nó phải là “tấm gương” phản chiếu trung thực và kịp thời
những biến động của con người và thời đại. Không chỉ hiện đại ở nội dung, tác
phẩm đó cịn phải bám sát đặc trưng thi pháp hiện đại, thể hiện bằng những bút
pháp, biện pháp nghệ thuật hiện đại. Trước hết, tác phẩm mang tinh thần hiện đại
phải thể hiện được sự sáng tạo, không lặp lại nội dung và nghệ thuật, đồng thời tạo
ra dấu ấn riêng của người nghệ sĩ.
b. Tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”
Tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” được thể hiện từ đề tài, hình
ảnh thơ, sự vận động của tứ thơ và hình tượng thơ.
b1. Đề tài
Khi tìm hiểu về màu sắc cổ điển, ta xác định đề tài của bài thơ là tả cảnh lúc
chiều tối với bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống. Tuy nhiên người đọc dễ
dàng nhận thấy bên cạnh việc miêu tả cảnh vật thì “Chiều tối” cịn là bài thơ Bác
viết về mình, viết cho mình, do đó có tính hướng nội cao. Bài thơ ghi lại những

tâm tư, tình cảm của Bác sau một ngày chuyển lao cụ thể và cũng là tâm tư trong
11


cả chuỗi ngày “tê tái gông cùm”. Bác – một con người hết lịng vì dân vì nước –
“chỉ biết qn mình cho hết thảy, như dịng sơng chảy nặng phù sa” (Tố Hữu) –
nay đang trong cảnh gông cùm nơi đất khách, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương lại càng
trào dâng da diết.
b2. Hình ảnh thơ
Những hình ảnh cánh chim, chòm mây là những thi liệu cổ nhưng Bác đã thổi
vào đó tinh thần hiện đại. Nếu cánh chim trong “chim bay về núi tối rồi” người đọc
chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài của đối tượng, trong bài thơ “Chiều tối”, với chữ
“mỏi”, Bác đã thể hiện sự cảm nhận sâu sắc trạng thái bên trong của sự vật. Đó là
cánh chim bay theo nhịp điệu bất tận của cuộc sống: sáng bay đi kiếm ăn, tối bay
về tìm chốn ngủ. Đó là cánh chim của tự do, của ước mơ sum họp và cũng là niềm
khát khao của người tù. Chịm mây cơ đơn trơi chậm chạp giữa bầu trời là hình ảnh
ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm chưa biết đâu là điểm
dừng.
Hình ảnh con người xuất hiện trong bài thơ khơng phải là hình ảnh ngư, tiều
hay canh, mục. Đó là cơ gái xóm núi xay ngơ – con người bình thường với cơng
việc hết sức giản dị. Cô gái hiện lên khỏe khoắn, sinh động trong động tác xay ngơ.
Cơ chủ động với cơng việc của mình và trở thành trung tâm của bức tranh chiều
tối. Cùng với hình ảnh bếp lửa hồng, hình ảnh này đã xua tan đi bóng tối, giá rét,
mang đến cho người tù niềm vui của sự sống.
b3. Sự vận động của tứ thơ, hình tượng thơ
12


Các nhà thơ xưa thường miêu tả cảnh vật ở trạng thái tĩnh. Tứ thơ trong “Chiều
tối” của Bác lại luôn vận động hướng đến ánh sáng, sự sống và tương lai. Tất cả

thời gian, không gian, cảnh vật đều vận động và hội tụ trong hình ảnh bếp lửa
hồng. Thời gian vận động từ chiều sang tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được
ánh sáng và sự ấm áp. Hay nói cách khác người đọc khơng cảm nhận được cái âm
u, lạnh lẽo của vùng sơn cước vào buổi chiều tối của mùa thu.
b4. Tâm hồn nghệ sĩ mà chiến sĩ của nhân vật trữ tình
Đó là một tâm hồn thơ với tình yêu thiên nhiên cảnh vật, yêu cuộc sống,
“nâng niu tất cả chỉ qn mình”. Đó cịn là chất thép trong tâm hồn người chiến sĩ
Hồ Chí Minh khi Bác biết vượt lên hoàn cảnh, vượt lên cảnh ngộ riêng của mình
để đón nhận thiên nhiên vào lịng, trang trải lịng mình với thiên nhiên để vơi đi
nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Đó là bản lĩnh của một chiến sĩ cách mạng kiên
cường, luôn làm chủ hồn cảnh.
Tâm hồn nghệ sĩ mà chiến sĩ cịn là sự đồng cảm, chia sẻ với mn lồi, đặc
biệt là cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống tự do của người lao động mặc dù
cuộc sống ấy họ còn nhiều vất vả nhọc nhằn. Đó là tình cảm quốc tế vô sản trong
sáng mà Bác đã dành cho nhân dân Trung Hoa.
III. Kết luận
Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại là nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
“Chiều tối”. Thơng qua hình thức nghệ thuật này, tác giả đã tái hiện bức tranh thiên
13


nhiên và bức tranh cuộc sống đầy sinh động, qua đó tốt lên hình tượng nhân vật
trữ tình – người tù – chiến sĩ Hồ Chí Minh với lịng u thương rộng lớn, luôn
nâng niu, trân trọng sự sống trên đời; ý chí bất khuất, kiên cường; tâm hồn lạc
quan, luôn hướng về tương lai, ánh sáng.
Từ nét đặc sắc nghệ thuật này, chúng ta lại càng cảm nhận sâu sắc về con người
Bác – một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”.
IV.Tài liệu tham khảo
1. SGK Ngữ văn 11, tập 2 – NXB Giáo dục, 2009.
2. SKG Ngữ văn nâng cao 11, tập 2 – NXB Giáo dục, 2009.

3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tác giả Nguyễn Văn Đường – NXB Hà Nội
2007.
4. Một số tài liệu nghiên cứu về màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài
thơ “Chiều tối”.

14



×