Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHƯƠNG THỊ DIỆU LINH
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EMIC
XỬ LÝ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CẢI CHÍP
TẠI THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Ngành:

Khoa học cây trồng

Lớp:

K48 - TT - N01

Khóa học:

2016 - 2020

Khoa:

Nông học



Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Minh Tuấn

Thái Nguyên - năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải
qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập đóng vai trị rất
quan trọng, đây là giai đoạn giúp sinh viên củng cố làm quen với thực tiễn và hệ
thống hóa tồn bộ những kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn sản xuất,
giúp sinh viên nâng cao trình độ chun mơn để khi ra trường là một cán bộ khoa
học đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, bên cạnh những thuận lợi em đã gặp
khơng ít khó khăn, tuy vậy dưới sự giúp đỡ của các thầy cơ, các anh chị, gia đình
và bạn bè em đã vượt qua khó khăn ấy và hồn thành bài khóa luận.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngồi sự nỗ lực
của bản thân, em cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, gia
đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn và gia đình đã giúp em vượt qua những khó
khăn trong suốt thời gian thực tập để hồn thành báo cáo của mình.
Do thời gian có hạn trình độ của bản thân cịn hạn chế, nên khóa luận
của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy, cô, bạn bè để em rút ra nhiều kinh nghiệm và để
khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Phương Thị Diệu Linh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2018 ............................................................................ 6
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục trên thế giới giai
đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 ....................................................... 8
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm ..... 14
Bảng 2.4. Thị trường xuất khẩu chủ lực rau quý 1/2020 .................................. 19
Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng chính trong 100g cải chíp ......................... 22
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đơng Nam Á năm 2017 ....25
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến thời gian qua các thời kỳ sinh
trưởng của giống cải chíp ................................................................. 42
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến đặc điểm hình thái giống cải chíp ... 47
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất của giống cải chíp ..... 48
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tình hình sâu bệnh hại trên cây
giống cải chíp.................................................................................... 52
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây giống
cải chíp .............................................................................................. 53


iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón tới động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống cải chíp........................................................... 43
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái ra lá của giống cải chíp ..44
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái tăng trưởng đường
kính tán của giống cải chíp .......................................................... 46
Biều đồ 4.4. Mối quan hệ hồi quy tuyến tính giữa khối lượng trung bình cây
đến năng suất cải chíp ................................................................. 50
Biều đồ 4.5. Mối quan hệ hồi quy tuyến tính giữa số lá trên cây đến năng suất
giống cải chíp .............................................................................. 50
Biểu đồ 4.6. Mối quan hệ hồi quy tuyến tính giữa chiều dài lá đến năng suất
giống cải chíp .............................................................................. 51


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CV

: Coefficient of variance (hệ số biến động)

ĐC

: Đối chứng

Ha


: Hecta

KLTB

: Khối lượng trung bình

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Probabllity (xác suất)

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

FAO

: Food agriculture Organization (tổ chức Nông – Lương thế giới)


LSD

: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NN&PTNT : Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 5
2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam ....................................... 6
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ................................................................. 6

2.2.2. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu rau xanh trên thế giới .......................10
2.2.3. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước .......................................................13
2.2.4. Tổng quan về cây rau cải chíp sử dụng trong nghiên cứu .........................21
2.3. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam .............. 24
2.3.1. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới .....................................24
2.3.2. T ình hình sản xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam ....................................26
2.4. Kết luận cho phần tổng quan nghiên cứu .................................................. 36
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 38
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 38
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................38


vi

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................38
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 38
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 39
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 39
3.4.1. Phương pháp bố trí thí ngiệm..........................................................................39
3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................................40
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 41
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 42
4.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của
giống cải chíp .................................................................................................... 42
4.1.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao của
giống cải chíp ................................................................................................................43
4.1.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái ra lá giống cải chíp ........44
4.1.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính
tán của giống cải chíp ..................................................................................................45
4.1.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến đặc điểm hình thái giống cải chíp .47

4.1.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất của giống cải chíp..........48
4.1.6. Đánh giá hồi quy tuyến tính giữa các yếu tố sinh học đến năng suất
giống cải chíp ................................................................................................................50
4.1.7. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tình hình sâu bệnh hại trên cây
rau cải chíp.....................................................................................................................51
4.1.8. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống rau cải chíp...... 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 54
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 55
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số những loại rau xanh được trồng phổ biến hiện nay, cải chíp là
loại rau rất gần gũi với các món ăn của người Việt Nam. Rau giòn, vị ngon,
ngọt là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu
tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải chíp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:
vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của rau cải chíp đứng vào bậc nhất trong
các loại rau… Ngoài ra, rau cải chíp cịn có tác dụng chữa bệnh như: phịng
ngừa bệnh ung thư, giúp tiêu hóa tốt, tốt cho mắt, tăng cường hệ thống miễn
dịch…Với những ưu điểm đó, rau cải chíp ngày càng được trồng và tiêu thụ
rộng rãi trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất rau là một bộ
phận không thể thiếu của ngành nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước
nói chung. Nhu cầu rau xanh trong bữa ăn hàng ngày ngày càng gia tăng về số
lượng và chất lượng khi yêu cầu về lương thực và các thức ăn giàu đạm đã

được đảm bảo. Đó là tiềm năng mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao phục vụ
đời sống của nhân dân. Qua đó chúng ta thấy được vị trí và tầm quan trọng của
rau xanh, có vai trị đóng góp to lớn đối với đời sống con người như nào bởi
chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào
thay thế được. Rau xanh cịn là nhu cầu khơng thể thiếu được trong cơ cấu bữa
ăn hàng ngày của con người trên trái đất.
Đối với cây rau, nguồn dinh dưỡng cung cấp từ đất không đáng kể so với
yêu cầu của rau nên phải bổ sung phần lớn qua phân bón. Việc sử dụng nhiều
phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm mất cân đối ở trong đất khiến đất
trồng ngày càng chua, chứa nhiều chất độc… làm chất lượng rau cải chíp giảm
sút và ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Nếu bị
ảnh hưởng trong thời gian dài có thể khiến hệ sinh vật đất bị biến đổi, đất bị


2

chai, cằn, suy thối. Nhằm cải thiện tình trạng trên người ta đã sử dụng phân
hữu cơ để bón cho cây trồng. Nó có tác dụng cải tạo tính chất đất, cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây. Từ đó làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng
một cách ổn định, bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường. Đây cũng
là nội dung mục tiêu của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Xuất phát từ các vấn đề trên để đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất để
góp phần vào việc tìm hiểu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nói chung và
phân hữu cơ nói riêng chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu
liều lượng chế phẩm sinh học Emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây
cải chíp tại Thái Nguyên”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được liều lượng chế phẩm sinh học Emic xử lý phân hữu cơ
thích hợp cho rau cải chíp sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả cao.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng
trưởng chiều cao, đường kính tán, số lá trên cây rau cải chíp.
Đánh giá được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cây rau cải chíp
Đánh giá được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến tình hình sâu, bệnh
hại trên cây rau cải chíp.
Đánh giá được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế
trên cây rau cải chíp.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân hữu cơ cho
cây rau cải chíp vào sản xuất nơng nghiệp.


3

Kết quả của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật bón phân, bổ
sung tài liệu cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy về cây rau cải chíp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa trong sản xuất: Việc thực hiện đề tài là cơ sở để xác định mức
chế phẩm sinh học Emic xử lý phân hữu cơ thích hợp cho rau cải chíp sinh
trưởng tốt, đạt năng suất cao và đảm bảo chất lượng. Thay đổi một phần tập
quán canh tác của nông dân tại địa phương. Tạo điều kiện phát triển hơn về cây
rau cải chíp nói riêng và cây rau nói chung tại Tỉnh Thái Nguyên. Từ đó mở
rộng sản xuất sang các tỉnh lân cận.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Sau cuộc cách mạng xanh, phân bón hóa học đã làm năng suất cây trồng
tăng lên một cách nhanh chóng. Ngồi lợi ích mà nó mạng lại thì nó cũng đi
kèm với những hệ lụy ảnh hưởng tới hệ thống sinh thái nông nghiệp gây ơ
nhiễm nguồn nước, đất đai và khơng khí. Bón q nhiều phân hóa học khơng
những khiến đất, nước, khơng khí bị ô nhiễm, năng suất chất lượng cây trồng
bị giảm sút mà đồng thời còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.
Trước tình hình đó, con người đã nhận thức được và đã tìm ra một
phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học, đó là
phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh.
Theo Nguyễn Như Hà(2006)[17], phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón
bao gồm nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh
vật phân giải lân, phân giải xelluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích
thích q trình quang hợp, vi sinh vật kháng bệnh... Kết hợp với các sản phẩm
hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như: than bùn, bùn thải từ các ao hồ, rác thải
trong sinh hoạt, các sản phẩm phụ nơng nghiệp... qua q trình phân giải tạo
mùn và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cây trồng, đồng thời có tác dụng
cải thiện độ phì cho đất, bảo vệ mơi trường.
Phân hữu cơ vi sinh góp phần cải thiện mơi trường sống của hệ vi sinh vật
trong đất, giúp bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các
nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, các vi sinh vật làm tăng khả
năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh phân
giải giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất cây trồng dễ hấp thu.
Việc sử dụng loại phân bón này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tác hại của
hóa chất lên nơng sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ



5

sâu, tăng cường bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ
bền vững.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Sản xuất rau nói chung và rau cải chíp nói riêng ở Thái Nguyên cũng như
các vùng sản xuất rau khác trong cả nước, đều thiếu phân bón hữu cơ trầm
trọng. Trong canh tác rau truyền thống, phân chuồng là giải pháp chủ yếu của
phân bón cho rau, tuy nhiên hiện nay lượng phân chuồng trong chăn ni hiện có
trong các nông hộ không thể đáp ứng nổi cho sự mở rộng diện tích trồng và thâm
canh rau nhằm tăng tổng sản lượng cung cấp cho nhu cầu của thị trường ngày
càng lớn.
Q trình thâm canh rau, với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các
chất hoá học như phân hoá học, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật đã
làm tăng lượng Nitrat và các chất độc hại dư thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ
sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Về lâu dài, đất
ngày càng bị chai cứng hơn do dùng nhiều phân hố học, tính đệm của đất
giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm nặng về môi trường sản xuất đã dẫn đến
hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Nguồn nước
ngầm đang dần dần bị ô nhiễm, làm tăng nguy cơ thiếu tài ngun nước sạch
xung quanh đơ thị.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ bón cho rau là biện pháp có hiệu quả để
bổ sung chất hữu cơ cho đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng cường
hoạt động của các chủng vi sinh hữu ích, thúc đẩy nhanh quá trình phân giải
xác hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp cung cấp mùn cho đất, cải tạo và bồi
dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, nâng cao năng suất, chất lượng rau.


6


2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện
tích rau càng ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân
(Mai Phương Anh và cs, 1996)[1]. Năm 1961 - 1965, tổng lượng rau của thế
giới là 200.234 tấn; từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ
năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn; năm 1996 tổng lượng rau đã lên đến 565.523
tấn đến nay đạt gần 300 triệu tấn. Sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất
nhanh, điều đó chứng tỏ nhu cầu rau của con người ngày càng tăng. Trên thế
giới, những nước có sản lượng rau tăng nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859
nghìn tấn; đến năm 1996 sản lượng tăng đạt 13.555 nghìn tấn(Tạ T. Thu Cúc,
2000)[5]. Năm 2016 sản xuất rau quả tươi của EU đạt mức ấn tượng với khảng
hơn 110 triệu tấn rau tươi. Các nước sản xuất chiếm ưu thế là Ý, Tây Ban Nha
và Pháp. Các nước này sản xuất gần một nửa các loại rau tươi. Đối với sản
xuất các loại rau tươi, Hà Lan đóng vai trò quan trọng khi chủ yếu sản xuất cà
chua, dưa chuột và ớt ngọt trong nhà kính. Trong những năm qua, sản lượng
trái cây khá ổn định, trong khi tình hình sản xuất rau tươi có xu hướng giảm
trong thập kỷ qua. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn cung rau cạnh
tranh từ các nước như Ma Rốc và Ai Cập…
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới
giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2014

19.938,603

143,287

285.693,443

2015

20.304,561

142,299

288.931,169

2016

20.617,954

142,071

292.920,885

2017


20.838,035

141,536

294.934,038

2018

21.133,391

140,818

297.596,674

Năm

Nguồn FAOSTAT, 2020 [30]


7

Theo tính tốn của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình
quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người
tức 90- 110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh
dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp
chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv.... Trước nhu cầu về rau ngày
càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau
khác nhau. Trước nhu cầu đó, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng
phát triển cả về diện tích và sản lượng thể hiện qua bảng 2.1
Qua bảng 2.1 cho ta thấy: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm

2014 trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Về diện tích: Từ năm 2014 - 2018 diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng
lên nhanh chóng. Năm 2014 diện tích trồng rau trên thế giới chỉ có 19.938,603
nghìn ha nhưng đến năm 2018 lên tới 21.133,391 nghìn ha. Như vậy chỉ sau 5
năm diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng 1.194,788 nghìn ha. Qua đó ta
thấy được cây rau chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nền sản xuất nông
nghiệp thế giới.
Về năng suất: Năm 2014 có năng suất cao nhất trong 5 năm đạt 143,287
tạ/ha. Năm 2018, năng suất thấp nhất (140,818 tạ/ha). Từ năm 2014 đến năm
2018 năng suất có xu hướng giảm.
Về sản lượng: Từ năm 2014 đến năm 2018, sản lượng rau tươi trên thế
giới đều đạt trên 280 nghìn tấn và có xu hướng tăng dần, năng suất rau tăng
đáng kể do cải tiến vê mặt khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên sản lượng rau
trên thế giới đã tăng rõ rệt. Điều đó chứng tỏ nghề trồng rau trên thế giới đang
có xu hướng phát triển nhanh chóng, rau xanh cũng trở thành nhu cầu thiết yếu
và ngày càng tăng lên với đời sống của con người.
Tuy nhiên, cây rau phân bố không đều giữa các nước và châu lục trên
thế giới, kết quả bảng 2.2 cho thấy:


8

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục
trên thế giới giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
Chỉ

Châu

tiêu


lục

Năm
2014

2015

2016

2017

2018

Phi

2.640,147

2.721,750

2.733,031

2.756,983

2.796,785

Diện

Mỹ

568,251


581,025

585,713

589,274

595,101

tích

Á

16.060,314

16.331,392

16.643,960

16.840,641

17.089,728

(ha)

Âu

627,815

626,576


612,749

607,656

608,474

Úc

7,302

7,556

7,488

7,513

7,538

Phi

73,501

73,551

74,342

74,798

75,056


Năng

Mỹ

138,644

133,995

135,189

133,344

134,802

suất

Á

153,556

153,269

152,457

151,746

150,941

(tạ/ha)


Âu

178,178

162,585

168,264

169,009

164,186

Úc

311,993

312,974

316,318

318,131

319,940

Sản

Phi

19.405,365


20.018,800

20.318,030

20.621,586

20.991,429

lượng

Mỹ

7.878,486

7.785,417

7.918,217

7.857,611

8.022,093

(nghìn

Á

246.616,092

250.309,429


253.748,515

255.549,960

257.953,707

tấn)

Âu

11.186,275

10.187,213

10.310,383

10.269,907

9.990,270

Úc

227,814

236,475

236,846

239,016


241,185

Nguồn FAOSTAT, 2020[30]
Về diện tích: Châu Á có diện tích trồng rau cao nhất thế giới, từ năm 2014
đến 2018 diện tích trồng rau của châu Á nhìn chung có xu hướng tăng, cao
nhất là năm 2018 đạt 17.089,728 ha chiếm 81% diện tích trồng rau của thế
giới. Diện tích trồng rau của châu Phi lớn thứ 2 sau châu Á và có xu hướng
tăng từ năm 2014 đến năm 2018. Diện tích trồng rau của châu Âu lại có xu
hướng giảm, năm 2014 có diện tích lớn nhất. Tiếp theo là đến châu Mỹ cũng
có diện tích trồng rau khá lớn có xu hướng tăng nhẹ. Châu Úc có diện tích
trồng rau nhỏ nhất thế giới, năm 2014 diện tích trồng rau thấp nhất và chỉ đạt
7,302 ha.


9

Về năng suất: Tuy có diện tích trồng nhỏ hơn các châu lục còn lại nhưng
năng suất rau của châu Úc lại cao nhất trên thế giới, năm 2018 năng suất cao
nhất đạt 319,9140 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, năm
2018 năng suất cao hơn so với 4 năm còn lại cũng chỉ đạt 75,056 tạ/ha. Năng
suất rau của châu Á có biến động qua các năm, năm 2014 có năng suất cao
nhất đạt 153,556 tạ/ha. Năng suất rau của Châu Mỹ có biến động qua các năm,
năm 2014 năng suất cao nhất đạt 138,644 tạ/ha.
Về sản lượng: Châu Á có sản lượng rau lớn nhất thế giới và có xu hướng
tăng qua các năm, sản lượng tăng từ 246.616,092 nghìn tấn (năm 2014) lên
257.953,707 nghìn tấn (năm 2018). Do diện tích trồng ít nên châu Úc có sản
lượng thấp nhất trong các châu lục, năm 2014 sản lượng đạt 227,814 nghìn tấn,
chỉ chiếm 0,08% sản lượng rau của thế giới. Sản lượng rau của châu Phi có
biến động qua các năm, năm 2018 sản lượng cao nhất đạt 20.991,429 nghìn

tấn. Châu Âu có sản lượng rau cao thứ 3 trong các châu lục, năm 2014 có sản
lượng cao nhất đạt 11.186,275 nghìn tấn và có xu hướng giảm dần đến 2018.
Châu Mỹ có sản lượng rau biến động qua các năm, sản lượng cao nhất đạt
8.022,093 nghìn tấn (năm 2018).
Rau xanh là rau được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, sản lượng tiêu
thụ lớn. Các nước sản xuất rau lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonexia, Ấn
Độ, Thái Lan, ngồi ra cịn một số nước khác như Malayxia, Sri Lanka, Nhật
Bản. Trung Quốc là nước tiêu dùng lớn nhất đồng thời cũng là nước sản xuất
và xuất khẩu rau lớn nhất. Theo số liệu của (FAO, 2020) [30] năm 2018 tại
một số quốc gia có diện tích và sản lượng rau là: Ở Trung Quốc tổng diện tích
trồng rau của Trung Quốc đạt hơn 11 triệu ha và sản lượng là 174,8 triệu tấn
với năng suất bình quân 15,8 tấn/ha; Ở Hàn Quốc tổng diện tích trổng rau là 70
nghìn ha và sản lượng là 3,3 triệu tấn với năng suất 469tạ/ha. Ở Indonexia tổng
diện tích gieo trồng rau là 51 nghìn ha với sản lượng là 515 nghìn tấn; Ấn Độ
có diện tích trồng rau là 2,5 triệu ha với sản lượng là 34,4 triệu tấn; Nhật Bản


10

có diện tích trồng rau là 121 nghìn ha và sản lượng là 2,72 triệu tấn với năng
suất bình quân là 224 tạ/ha. Ở Việt Nam năm 2018 diện tích trồng rau là 865
nghìn ha và sản lượng đạt 14,6 triệu tấn với năng suất bình quân 171 tạ/ha.
2.2.2. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu rau xanh trên thế giới
Trung Quốc là nước xuất khẩu rau lớn nhất thế giới, chiếm thị phần cao
tại Châu Á, Châu Âu. Bên cạnh đó Nhật Bản, Indonexia và Hàn Quốc cũng là
những nước xuất khẩu rau lớn. Rau Việt Nam đang dần được nhiều quốc gia
biết tới và đón nhận. Cũng giống như các sản phẩm nông nghiệp khác, rau hữu
cơ ngày càng trở thành một xu hướng ưa thích trên thị trường. Tuy nhiên,
nguồn cung rau hữu cơ còn rất hạn chế. Việt Nam cũng đã có những lơ hàng
rau hữu cơ đầu tiên xuất khẩu từ vườn rau hữu cơ Organik Đà Lạt tại thành

phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thông qua Công ty Organik Đà Lạt. Thị trường
tiêu dùng sẵn sàng đón nhận sản phẩm rau sạch, an tồn nếu giá không cao hơn
sản phẩm truyền thống quá nhiều. Hiện chưa có thống kê chính thức về lượng
xuất khẩu rau hàng năm của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể
khẳng định rất nhiều nước đều có kế hoạch mở rộng trồng rau, trong đó có cả
Mỹ và Úc do những đánh giá tích cực về xu thế phát triển thị trường cho sản
phẩm này (World Perspectives, Inc., 2019).
Trước nhu cầu rau càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính
sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế
giới là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada
(143,332 nghìn tấn); Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong
khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140
nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung
Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD) (Lê Thị Khánh,
2009) [19]. Nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiều chủng loại rau, tăng
diện tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày một tăng. Theo
FAO, dự báo thị trường rau của thế giới thì thị trường rau quả cung vẫn khơng


11

đủ cầu. Thời kỳ 2000 – 2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế
giới sẽ tăng do mức tăng tiêu thụ rau quả bình quân, dự báo nhu cầu tăng 3,6%
trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%( Lê Thị Khánh, 2009) [19].
Năm 2008, Hàn Quốc đã nhập khẩu trên 300 triệu USD các loại Rau, Củ. Thị
trường nhập khẩu chính: Hoa kỳ chiếm 5% thị phần về rau tươi; Trung Quốc
chiếm khoảng 35% thị phần về rau tươi.
Các đánh giá cho thấy nhu cầu về rau đang có triển vọng phát triển tốt trên
khắp Thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới của rau ngoài châu Á. Nhu cầu này
tăng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và quảng bá sản phẩm, giảm giá thành.

Theo số liệu Vietnamtradeoffice.net (2020), hiện tại các thị trường tiêu
thụ rau trên thế giới bao gồm một số khu vực:
Thị trường Trung Quốc:
Trong quý 1/2020, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất
khẩu rau, quả của Việt Nam với 56,6% thị phần, giá trị xuất khẩu đạt hơn 300
triệu USD.
Nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch: Rau nhập khẩu tiểu ngạch vào thị
trường Trung Quốc khơng có nhiều u cầu về vệ sinh an tồn thực phẩm
(VSATTP) hay nhãn mác bao bì. Chỉ cần đầu mối bên Trung Quốc đồng ý là có
thể thực hiện mua bán ngay tại cửa khẩu.
Nhập khẩu theo đường chính ngạch: Sau khi gia nhập WTO, tiêu chuẩn
chất lượng về rau quả nhập khẩu vào Trung quốc tương đối khắt khe. Tất cả
rau quả nhập khẩu vào thị trường này phải bắt buộc kiểm dịch, tuân thủ quy
định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, quy chế về nhãn mác, luật dán nhãn
thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam - Trung Quốc đã ký Hiệp định về hợp tác
trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ký ngày 30/5/2008); Thoả thuận
hợp tác về an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục
kiểm nghiệm, kiểm dịch và giám sát chất lượng Quốc Gia (AQSIQ) ký ngày
1/9/2008; Biên bản hội đàm về kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật giữa Bộ


12

Nông nghiệp & PTNT và AQSIQ (ký ngày 9/1/2009). Rau xuất khẩu chính
ngạch sang Trung Quốc gần đây buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm. Tuy nhiên quy trình đăng ký tiêu chuẩn này khơng phức tạp, cũng tương
như quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Thị trường các nước ASEAN, Đài Loan:
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ASEAN là thị trường tiêu thụ rau lớn
thứ 2 của Việt Nam, trong đó, Thái Lan là nước trong khối nhập khẩu nhiều

rau quả Việt Nam nhất. Trong 5 tháng 2020 kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt
Nam sang thị trường Thái Lan đạt gần 60 triệu USD, tăng đến 144% so với
cùng kỳ năm 2019. ASEAN là thị trường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm
rau của Việt Nam tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng, giá cả mặc dù là thị
trường gần, gu tiêu dùng tương đồng. Các nước ASEAN, Đài Loan là các thị
trường ít có các rào cản khắt khe về VSATTP và nhãn mác bao bì hơn so với
các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, đồng thời lại gần với Việt Nam về mặt địa
lý nên khắc phục được tình trạng vận chuyển xa nâng chi phí lên cao. Bên cạnh
thị trường Trung Quốc, thị trường ASEAN và Đài Loan sẽ tiếp tục là những thị
trường quan trọng của rau hữu cơ Việt Nam trong ngắn và trung hạn, được các
chuyên gia trong và ngồi nước đánh giá là thích hợp nhất đối với khả năng và
trình độ sản xuất thấp của Việt Nam hiện nay.
Châu Á là thị trường tiêu thụ rau khá lớn, nhu cầu rau hữu cơ tại Indonesia,
Singapore, Thailand và Philippines những năm gần đây cũng tăng nhanh.
Châu Âu là thị trường nhập khẩu rau hàng đầu thế giới, đây là thị trường
yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm rất nghiêm ngặt. Sản phẩm
yêu cầu sẽ phải tuân thủ theo các quy định về kiểm sốt chính thức. Những
hoạt động kiểm sốt này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng tất cả thực phẩm
nhập khẩu vào thị trường EU an tồn, cũng có nghĩa là tuân thủ theo các quy
định được áp dụng cho sản phẩm. Có ba loại kiểm tra khác nhau: Kiểm tra
chứng từ tài liệu; Kiểm tra nhãn mác; Kiểm tra vật lý.


13

Các quốc gia khác: Rau Việt Nam cũng từng bước thâm nhập các thị
trường khác như Ấn Độ, Úc, Chi Lê và Newzealand nhưng với số lượng cịn
hạn chế.
2.2.3. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước
Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong Top sản xuất rau trên thế giới sau Trung

quốc và Ấn Độ. Việt Nam là nước nơng nghiệp có khí hậu, đất đai phù hợp với
điều kiện trồng rau, các sản phẩm rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau
nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như xu hào,
bắp cải, cà rốt... rau cải chíp là rau được ưa chuộng trong mỗi gia đình, lượng tiêu
thụ ở nước ta là rất lớn, vì thế rau cải chíp được trồng ở rất nhiều nơi trên khắp cả
nước, như ở Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Lâm Đồng (Wikipedia, 2016).
Ở nước ta, rau cải chíp là một loại cây rất phổ biến, được trồng trong
nhiều vườn gia đình phục vụ cho bữa ăn thường ngày. Ngồi lượng rau cải
chíp được sử dụng trong nước thì hàng năm có hàng trăm tấn rau cải chíp
được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Singapore,
Mỹ,… Năm 2009, kinh ngạch xuất khẩu rau cải chíp đạt 1,9 triệu USD (Tổng
cơng ty rau quả Việt Nam, 2010).
Ngồi ra hiện nay chúng ta có khoảng 70 lồi thực vật được sử dụng làm
rau hoặc chế biến thành rau; rau trồng có khoảng hơn 30 loại, trong đó, có
khoảng 15 loại chủ lực, trong số này có hơn 80% là rau ăn lá. Theo số liệu
thống kê từ năm 1967 cho tới nay, sản xuất rau không ngừng tăng nhanh đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Diện tích rau tập trung
ở 2 vùng chính là vùng đồng bằng Sơng Hồng và vùng đồng bằng Nam Bộ. Tại
vùng chuyên canh rau ven thành phố Hà Nội, theo mơ hình trồng rau ngồi
đồng 4 vụ, thu nhập bình quân 76 - 83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triệu đồng/ha bình quân của
ngành trồng trọt (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [27].


14

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2014

881,712

147,555

13.010,090

2015

802,866

165,036

13.250,188

2016

816,822

169,132


13.815,107

2017

842,638

168,951

14.236,489

2018

865,681

171,883

14.879,631

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2020) [30]
Qua bảng 2.3 cho thấy:
Về diện tích: Theo số liệu thống kê của FAO những năm gần đây diện
tích trồng rau của nước ta có sự biến động nhẹ. Năm 2014 diện tích trồng rau
là 881,712 ha. Sau đó diện tích giảm xuống cịn 802,866 ha năm 2015 và tăng
dần lên từ năm 2015 đến năm 2018 tăng 62,815 ha.
Về năng suất: Năm 2018 có năng suất cao nhất trong 5 năm, đạt 171,883
tạ/ha. Năm 2014, năng suất thấp nhất (147,555 tạ/ha). Năng suất rau có chiều
hướng tăng, năm 2014 đạt 147,555 tạ/ha đến năm 2018 năng suất rau nước ta là
171,883 tạ/ha. Như vậy sau năm năm năng suất rau nước ta tăng lên 24,328 tạ/ha.

Về sản lượng: Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn
6 triệu tấn tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hằng
năm từ 1990-2000 là xấp xỉ 260 nghìn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến
sản lượng rau ở nước ta tăng lên đáng kể từ 13.010,090 tấn năm 2014 đến năm
2018 sản lượng rau nước ta là 14.879,631 tấn. Như vậy sau năm năm sản
lượng rau nước ta tăng lên 1.869,541 tấn. Sản lượng rau của nước ta được thu
chủ yếu từ 2 vùng chính đó là vùng chun canh rau ven thành phố và vùng
rau luân canh với cây lương thực.


15

Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, khu
cơng nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới cũng được hình thành và
phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo đánh giá của
Viện Nghiên cứu rau quả (2018), trong những năm gần đây những loại rau
được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là
cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau.... phát triển mạnh cả về quy mô và sản
lượng, trong đó sản phẩm hàng hố chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay sản xuất rau
ở Việt Nam được tập trung ở 2 vùng chính:
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đơng dân
cư chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau ở vùng
này chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất
phong phú bao gồm 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ
hè thu. Điển hình như vùng đất chuyên canh rau tập trung tại: Đà Lạt, thành
phố Hồ Chí Minh và quanh các thành phố lớn khác diện tích 130.000 ha, sản
lượng 1,78 triệu tấn. Diện tích gieo trồng chiếm 34,7% và sản lượng chiếm
37% tổng sản lượng cả nước (Trần Khắc Thi và cs, 2007) [23].
Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại
các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả

nước. Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hồ, lưu thơng
rau trong nước. Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau
tập trung: Vùng trồng cải bắp: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Hưng Yên; Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phịng, Hưng n;
Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang; Vùng trồng dưa chuột: Hưng Yên, Hà
Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang (Trần Khắc Thi và cs, 2007) [23].
Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lượng rau trên đầu người
thu ở đất nông nghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực, năm
2009 đạt 141,49 kg/người/năm. Tuy nhiên, phân bố không đều có những tỉnh


16

như Lâm Đồng bình quân sản lượng rau trên đầu người đạt từ 800-1.100
kg/người trên năm. Đây là vùng sản xuất rau hàng hoá lớn nhất cả nước cung
cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Hưng Yên là tỉnh có bình qn cao hơn
bình qn cả nước có khả năng cung cấp rau tiêu dùng nội địa và 1 phần cung
cấp rau cho chế biến xuất khẩu. Sơn La bình quân rau trên đầu người thấp chỉ
khoảng 40-55 kg/người/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và 1 phần cung cấp rau
trái vụ cho thị trường Hà Nội. Năm 2019 sản lượng rau các loại đạt 17,95 triệu
tấn, tăng 855,3 nghìn tấn (diện tích tăng 26,1 nghìn ha);
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được
hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường
bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và
sản xuất các loại cây q hiếm, năng suất cao bằng cơng nghệ nhà kính của
Israel có điều khiển kiểm sốt các yếu tố mơi trường.
Năm 2019 tồn thành phố Hà Nội có tổng diện tích gieo trồng rau các
loại gần 33.160ha phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã. Sản lượng rau hằng năm

của thành phố đạt hơn 700.000 tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
1,9%/năm. Chủng loại rau gieo trồng khá phong phú với trên 40 loại, chủ yếu
gieo trồng ở vụ Đơng Xn. Diện tích rau an tồn của thành phố ổn định
5.044ha, tăng 11% so với năm 2015. Năng suất rau an toàn đạt 217tạ/ha, hiệu
quả kinh tế sản xuất rau an toàn cao hơn so với sản xuất rau thơng thường từ
10-20%. Diện tích rau hữu cơ là 50ha, năng suất dự kiến 50 tấn/ha/năm. Hiệu
quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ cao hơn so với sản xuất rau thơng thường từ
20-30%. Thành phố đã hình thành 101 vùng sản xuất rau an tồn tập trung với
quy mơ từ 20ha trở lên tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Phúc Thọ, Hồi
Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ...; trong đó, vùng sản xuất rau an toàn giá trị đạt từ
400-500 triệu đồng/ha/năm (Minh Hương, 2019) [13].


17

Lâm Đồng là vùng rau chuyên canh lớn nhất nước ta. Năm 2013, diện tích
trồng rau của Đà Lạt và các vùng phụ cận là 51.728 ha chuyên canh rau, củ,
quả tập trung ở các địa phương Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương…
Trong đó có 11.887 ha diện tích canh tác theo mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ
cao, là vùng chuyên canh rau lớn nhất nước. Với sản lượng đạt trên 1.700.000
tấn. Từ ngày 23/10/2009, Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu Rau Đà Lạt mang số 135739 theo Quyết định số 22320/QĐSHTT cho 8 doanh nghiệp, đến cuối năm 2013 đã có 19 đơn vị, gồm: HTX DV
nơng nghiệp tổng hợp Anh Đào; HTX rau an tồn Xn Hương; Cơng ty cổ
phần nông sản thực phẩm Lâm Đồng; Công ty TNHH Nơng Sản Trình Nhi;
Cơng ty TNHH LD “ORGANIK DALAT”; Công ty TNHH Đà Lạt GAP; HTX
Tân Tiến; HTX Thạnh Nghĩa ; THT sản xuất rau an toàn Đơn Dương; DNTN
Phú Sỹ Nông; Trang trại Phong Thúy; Công ty Tuấn Hùng Cường; CTY
TNHH Ngọc Yến Minh; Chi nhánh Công ty TNHH Trồng trọt Thương mại
Kim Bằng; Công ty TNHH Kim Quy; Công ty TNHH Vườn rau Đà Lạt; Cơ sở
Nông sản Đức Thành; Cơ sở Nguyễn Thị Hiền; Hộ ông Võ Tiến Huy. Đặc

biệt, năm 2013 có 3 doanh nghiệp rau Lâm Đồng được người tiêu dùng bình
chọn đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, gồm: Cty CP Nông sản
thực phẩm Lâm Đồng, Cty Đà Lạt GAP và HTX DVNNTH Anh Đào. (Long
Châu, 2014) [6]. Năm 2019 sản xuất rau được chứng nhận hữu cơ được thực
hiện với diện tích 32,09 ha, sản lượng 318,6 tấn/năm của 05 doanh nghiệp đã
được chứng nhận sản xuất hữu cơ, 01 doanh nghiệp đang xin cấp giấy chứng
nhận (Lê Thị Thanh Nga, 2019) [21].
Tỉnh Thái Ngun năm 2016 có diện tích rau là 2000ha với sản lượng
32.354 tấn đến năm 2018 tăng lên 2236 ha với sản lượng trên 37 nghìn tấn
(Trịnh Phương, 2019) [22].
Tỉnh Hưng Yên tính hết tháng 8/2019, toàn tỉnh Hưng Yên đã thu hoạch
hơn 2.300ha rau màu vụ hè thu, năng suất ổn định, đối với sản xuất vụ đông


18

xuân rau các loại là 5.314 ha, giảm 981 ha (giảm 15,59%) so với năm ngoái
(Cục Thống kê Hưng Yên) [7].

Khái quát tình hình xuất khẩu rau ở Việt Nam
Hiện nay mặt hàng rau Việt Nam đã có mặt ở khoảng 40 quốc gia, vùng
lãnh thổ trên thế giới tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, trong đó có nhiều thị
trường nổi tiếng đòi hỏi cao về chất lượng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia,
Hàn Quốc hoặc các nước như Đức, Hà Lan…Năm 2008, Việt Nam cung cấp
được vào thị trường trên 40 triệu USD trong đó trị giá trên 38 triệu USD các
loại rau tươi và chế biến. Sau 11 năm mặt hàng rau của Việt Nam năm 2019
xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản… đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 5 năm 2019 đạt gần 359 triệu
USD, giảm hơn 23% so với tháng trước, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2018

5 tháng đầu năm, hàng rau quả xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, tăng hơn 6% so với
cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020 xuất khẩu rau tăng mạnh 42,5% trong tháng
3/2020 so với tháng 2/2020, nhưng giảm 0,83% so với tháng 3/2019, đạt
361,59 triệu USD; tính chung cả q 1/2020 thì kim ngạch lại giảm 6,2% so
với cùng kỳ năm 2019, đạt 889,64 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục hải quan thống kê quý 1/2020, Trung Quốc
luôn luôn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam,
chiếm trên 59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt
525,65 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đứng sau thị trường
chủ đạo Trung Quốc là thị trường Thái Lan đạt 50,52 triệu USD, tăng rất mạnh
308,8%, chiếm 5,7%; Hàn Quốc đạt 41,6 triệu USD, tăng 33%; EU đạt 37,1
triệu USD, tăng 10,3%; Mỹ đạt 35,82 triệu USD, tăng 12,9%; Nhật Bản đạt
35,59 triệu USD, tăng 26%.


×