Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất rau xà lách cuộn tại trang trại của ông yoshimomi, fujihara, làng kawakami, nagano, nhật bản năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VÀNG MÍ CHÁ
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH CUỘN
TẠI TRANG TRẠI CỦA ÔNG YOSHIOMI FUJIHARA,
LÀNG KAWAKAMI, NAGANO, NHẬT BẢN NĂM 2019”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Trồng trọt

Khoa:

Nơng Học

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Ngun, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VÀNG MÍ CHÁ
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU XÀ LÁCH CUỘN
TẠI TRANG TRẠI CỦA ÔNG YOSHIOMI FUJIHARA,
LÀNG KAWAKAMI, NAGANO, NHẬT BẢN NĂM 2019”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Trồng trọt

Lớp:

K48 TT NO1

Khoa:

Nơng Học

Khóa học:

2016 - 2020


Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS Hồng Thị Bích Thảo

Thái Ngun, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải
trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Trong q trình học
tập sinh viên đã có một lượng kiến thức lý thuyết cơ bản và thực tập tốt
nghiệp là điều kiện để củng cố và hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đó. Bên
cạnh đó thực tập tốt nghiệp còn giúp cho sinh viên làm quen với điều kiện sản
xuất thực tế, vững vàng hơn về chuyên môn và biết vận dụng kiến thức đã học
vào sản xuất cũng như cho quá trình làm việc khi ra trường.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học, chủ trang trại thực tập, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu quy trình sản xuất rau xà lách cuộn tại trang trại của ông Yoshimomi,
Fujihara, làng Kawakami, Nagano, Nhật Bản năm 2019”.
Trong suốt q trình thực hiện báo cáo này ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, chủ trang trại
nơi thực tập, gia đình và anh chị khóa trên và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc
biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo PGS.TS Hồng Thị Bích Thảo đã
giúp tơi vượt qua những khó khăn trong thời gian thực tập để hồn thành báo cáo
của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân cịn hạn chế nên đề tài
của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cơ và các bạn để bản báo cáo của tơi được hồn chỉnh hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 08 năm 2020
Sinh viên

Vàng Mí Chá


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Giới hạn của đề tài ..................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Nhật Bản ..................................................................................................... 3
2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nhật Bản ................ 3
2.1.2. Tình hình xuất khẩu nơng sản ................................................................. 4
2.1.3. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Nhật Bản ........................................... 5
2.2. Tỉnh Nagano Nhật Bản............................................................................... 7
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp của Nagano .......................................................... 7
2.2.2. Tình hình xuất khẩu nơng sản của tỉnh Nagano ...................................... 8
2.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của làng Kawakami......................... 8
2.4. Trang trại của gia đình ơng Yoshiomi fujihara ........................................ 10
2.5. Những thuận lợi và khó khăn, bài học kinh nghiệm liên quan đến nội

dung thực tập ................................................................................................... 11
2.6. Tình hình nghiên cứu rau xà lách ở Việt Nam ......................................... 12
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 13
3.3. Nội dung ................................................................................................... 13


iii

3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp.......................................................................................... 13
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 14
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 17
4.1. Cấu trúc và mẫu thiết kế nhà kính trong sản xuất cây rau xà lách cuộn tại
trang trại của gia đình ơng Yoshiomi Fujihara ở làng Kawakami, tỉnh Nagano
của Nhật Bản ................................................................................................... 17
4.1.1. Hướng nhà ............................................................................................. 17
4.1.2. Không gian bên trong ............................................................................ 17
4.1.3. Cửa ra vào ............................................................................................. 18
4.1.4. Mái che .................................................................................................. 18
4.1.5. Hệ thống tưới tiêu ................................................................................. 20
4.2. Đánh giá sinh trưởng, phát triển, của cây rau xà lách cuộn và quy trình
gieo và chăm sóc trong nhà kính và ngồi đồng tại trang trại của gia đình ơng
Fujihara ở làng Kawakami, tỉnh Nagano của Nhật Bản ................................. 20
4.2.1. Quy trình gieo và chăm sóc cây rau xà lách cuộn trong nhà kính tại
trang trại của gia đình ơng Fujihara ở làng Kawakami, tỉnh Nagano của Nhật
Bản................................................................................................................... 20
4.2.2. Quy trình gieo và chăm sóc cây rau xà lách cuộn ngồi đồng ruộng tại
trang trại của gia đình ơng Fujihara ở làng Kawakami, tỉnh Nagano của Nhật

Bản................................................................................................................... 22
4.2.3. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở ................. 30
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình sản xuất rau tại trang trại Yoshiomi
Fujihara............................................................................................................ 33
4.3.1. Sản lượng xà lách và cải thảo của trang trại trong năm 2019 .............. 33
4.3.2. Doanh thu của trang trại trong năm 2019 ............................................ 33


iv

4.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng mơ hình sản xuất vào Việt
Nam ................................................................................................................. 37
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 37
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 37
4.4.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.1.1. Nhà kính ................................................................................................ 40
5.1.2. Trang trại ............................................................................................... 40
5.1.3. Liên hệ ở Việt Nam ............................................................................... 40
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Sản lượng xà lách và cải thảo của trang trại Yoshiomi Fujihara năm
2019............................................................................................. 33

Bảng 4.2. Doanh thu của trang trại Yoshiomi Fujihara năm 2019 ................. 33
Bảng 4.3. Chi phí sản xuất hàng năm của trang trại Yoshiomi Fujihara năm
2019............................................................................................. 34
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại Yoshiomi Fujihara
năm 2019 ..................................................................................... 35
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế trồng trọt xà lách và cải thảo của trang trại
Yoshiomi Fujihara năm 2019 ..................................................... 36


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sản lượng rau xà lách các tỉnh tại Nhật Bản năm 2018 .................... 5
Hình 2.2. Diện tích trồng rau xà lách các tỉnh tại Nhật Bản năm 2018 ............ 6
Hình 4.1. Mặt bên của nhà kính gia đình ơng Yoshiomi Fujihara .................. 19
Hình 4.2. Trồng rau trong nhà kính ................................................................ 21
Hình 4.3. Máy cải tạo đất để chuẩn bị trồng ................................................... 22
Hình 4.4. Ảnh bư mự cho xe vào tưới tiêu ..................................................... 23
Hình 4.5. Máy đục lỗ con ................................................................................ 24
Hình 4.6. Đục lỗ chuẩn bị trồng cây ............................................................... 24
Hình 4.7. Trồng rau xà lách cuộn Hình 4.8. Rửa khay sau khi trồng xong ... 24
Hình 4.9. Máy tưới tiêu và phun thuốc cho rau ngoài đồng ruộng ................. 27
Hình 4.10. Rau xà lách cuộn đã đến độ tuổi thu hoạch .................................. 28
Hình 4.11. Kỹ thuật xếp rau xà lách cuộn....................................................... 29
Hình 4.12. Vận chuyển rau vào xe .................................................................. 29
Hình 4.13. Xe chuyên chở rau......................................................................... 31


vii


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

ĐVT

Đơn vị tính

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

TSCĐ


Tài sản cố định

5

UBND

Ủy ban nhân dân

6

VND

Việt Nam đồng


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp
tác, liên kết chặt chẽ với trường Đại Học Nông Lâm và Trung tâm đào tạo và
Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chuyển giao khoa
học và cơng nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông nghiệp đang
được chú trọng và quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là một nước
nơng nghiệp dựa vào nơng nghiệp là chính. Nhật Bản là một nước chịu nhiều
về thiên tai, thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp Nhật Bản lại rất phát
triển đứng hàng đầu thế giới.
Đối với chương trình thực tập nghề lần này không chỉ học về kiến thức
nông nghiệp mà cịn được trải nghiệm văn hóa, cách sống và làm việc của

người Nhật Bản. Nông nghiệp là một ngành sản xuất tổng hợp cùng tồn tại
với thiên nhiên, ở đó sẽ có những bài học thực tế mà trong sách vở chắc chắn
là trong sách không được đề cập đến. Ví dụ mầm cây từ khi gieo trồng đến lúc
ra trồng ở ruộng phải qua rất nhiều công đoạn. Sản xuất rau không chỉ yêu cầu
về kỹ thuật và cơng nghệ mà cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên như
sâu bệnh, nhiệt độ, lượng mưa... ảnh hưởng của mưa đá, bão sau khi trồng...
tất cả những ảnh hưởng trên cũng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá những kiến thức mới biến
nó thành kinh nghiệm cho bản thân.
Ở Việt Nam hiện nay những thông tin về ngộ độc thực phẩm được thời
sự và báo chí đưa lên. Điều đó cho thấy nhu cầu về nơng nghiệp sạch ở Việt
Nam là rất cần thiết. Để có được mơ hình trồng rau sạch từ những nước phát
triển nền nông nghiệp như Nhật Bản tôi đã quyết định lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu quy trình sản xuất rau xà lách cuộn tại trang trại của ông
Yoshimomi, Fujihara, làng Kawakami, Nagano, Nhật Bản năm 2019”.


2

1.2. Mục tiêu
- Đánh giá được kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch rau xà lách cuộn.
- Nghiên cứu quy trình sản xuất rau xà lách tại chủ trang trại Yoshiomi
Fujihara, làng Kawakami, tỉnh Nagano Nhật Bản.
1.3. Giới hạn của đề tài
Do giới hạn về tiếng Nhật nên đã không trao đổi được kỹ hơn về thành
phần, tỷ lệ dung dịch dinh dưỡng có trong phân bón cho rau xà lách.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại Nhật Bản
2.1.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp công nghệ cao tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, phần lớn đất đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần
được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi ở Nhật Bản lại quá dốc
để tiến hành canh tác. Nơng nghiệp tại đây dường như gặp khó khăn hơn bất
cứ quốc gia nào trên thế giới. Nhật cũng là nước phải hứng chịu nhiều trận
bão dữ dội và tuyết rơi trong năm khiến cho hoạt động nông nghiệp đã khó
khăn lại càng khó khăn hơn. Mặc dù khó khăn nhưng đất nước đã khôi phục,
phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nông nghiệp công
nghệ cao ở Nhật Bản dần trở thành bản sắc khi nhắc đến đất nước này. Từ
những mơ hình trồng rau nhà kính đến cơng nghệ chăn ni bị sữa khép kín,
tất cả đều được ứng dụng máy móc cơng nghệ hiện đại để giảm tối đa sức lực
cho người lao động. Chính nhờ thế mà nền nông nghiệp Nhật Bản cũng phát
triển top đầu trên thế giớ. Diện tích đất canh tác khơng lớn nhưng hiệu quả và
năng suất thu về thì đáng kinh ngạc.
Ibaraki là một trong những tỉnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao
nhiều nhất ở Nhật Bản. Đây là vùng có diện tích đất đồng bằng lớn nhất hội tụ
đủ các điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển và sản xuất nông sản
sạch. Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng ngành nơng nghiệp đã đóng góp tới
110 tỷ USD/năm (hơn 50% GDP toàn vùng) mặc dù tổng dân số tỉnh Ibaraki
chỉ khoảng 3 triệu người. Sự hiệu quả của nông nghiệp công nghệ cao Nhật
Bản được thể hiện ở chỗ chỉ 3% dân số tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp
nhưng đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho hơn 127,8 triệu dân. Ngoài ra,
hàng năm Nhật Bản vẫn xuất khẩu một lượng nông sản sạch cho các thị
trường quốc tế [3].


4


Nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm
trọng về sự già hóa dân số. Tình trạng thiếu hụt lao động trẻ đang đe dọa
ngành nông nghiệp Nhật Bản. Trước bối cảnh này, nông nghiệp thơng minh,
thị trường có tổng trị giá 95 triệu USD vào năm 2016, dự kiến sẽ tăng 300%
cho đến năm 2023 (ước tính 305 triệu USD). Nơng nghiệp thơng minh là một
thị trường tương đối non trẻ ở Nhật Bản, dựa vào các công nghệ: chủ yếu là
công nghệ thông tin truyền thông bao gồm dữ liệu lớn, Internet vạn vật, người
máy để tăng sản lượng nông nghiệp, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho thương
mại và cung cấp một mơi trường cơng việc an tồn hơn cho người lao động.
Các công nghệ này hỗ trợ người nông dân điều tiết được khí hậu của nhà kính
một cách nghiêm ngặt. Các giải pháp hỗ trợ bán hàng kết nối giữa người sản
xuất với người mua thông qua công nghệ thông tin. Các giải pháp hỗ trợ vận
hành làm giảm khối lương cơng việc cho các nhiệm vụ hành chính và giúp dự
đoán năng xuất và thời gian thu hoạch bằng cách dựa vào các dữ liệu trong
quá khứ và dự báo thời tiết. Khai thác canh tác chính xác cơng nghệ hiện đại,
phát triển máy không người lái và lái tự động trong các nông trại để giảm thời
gian. Cuối cùng là robot nông nghiệp đang được phát triển để hỗ trợ thu
hoạch nông sản [5].
Hướng đi của nền nông nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, tối ưu công suất
lao động và tăng năng suất, chất lượng thu hoạch. Việt Nam cần có cơ chế
khoa học cơng nghệ hiện đại để có thể phát triển như Nhật Bản. Cần học hỏi
và hợp tác để chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Nhật Bản. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực có kiến thức về nơng
nghiệp cơng nghệ cao.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu nơng sản
Ngành nơng nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng GDP của Nhật Bản.
Diện tích đất nơng nghiệp ít chỉ khoảng 14%. Ở quốc gia này chỉ 3% dân số



5

người Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất
lượng cao cho hơn 127.8 triệu dân của quốc gia này, ngồi ra cịn dư thừa để
xuất khẩu [6].
2.1.3. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Nhật Bản
2.1.3.1. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Nhật Bản

Rau xà lách là một trong những loại rau được trồng phổ biến nhất tại
Nhật Bản. Sản lượng và diện tích trồng rau xà lách tăng hàng năm. Sản lượng
tăng 7,4 % từ năm 2006 đến 2018; diện tích tăng 3,8 %. Diện tích trồng xà
lách hiện tại của Nhật Bản là khoảng 21.000 ha, sản lượng khoảng 500.000
tấn. Nagano là tỉnh trồng nhiều xà lách nhất Nhật Bản với diện tích 6.160 ha,
sản lượng đạt trên 202.700 tấn (chiếm 35.7% tổng sản lượng sản lượng rau xà
lách cả nước) hình 2.1 và hình 2.2.
250000.0

200000.0

150000.0

100000.0

Sản lượng (tấn)

50000.0

.0

Hình 2.1. Sản lượng rau xà lách các tỉnh tại Nhật Bản năm 2018

(Nguồn: Japan govement statics (e-Stat) [ />

6
7000.0
6000.0
5000.0
4000.0
3000.0
Diện tích (ha)
2000.0
1000.0
.0

Hình 2.2. Diện tích trồng rau xà lách các tỉnh tại Nhật Bản năm 2018
(Nguồn: Japan govement statics (e-Stat) [ />2.1.3.2. Kỹ thuật trồng rau xà lách theo công nghệ Nhật Bản
- Yêu cầu sinh thái của xà lách: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng
phát triển từ 18-25 oC, độ ẩm khoảng 80-90%. Thích hợp với quang chu kỳ
ngày dài. Xà lách có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau: Sét nhẹ,
bazan, feralit vàng đỏ… pH tối thích 5.5-6.5. Từ lúc gieo hạt cho đến lúc cho
thu hoạch trong khoảng từ 60-65 ngày.
- Thời vụ: Xà lách có thể được trồng từ tháng 5 đến tháng 9.
- Làm đất: Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp
nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn, bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần
phản băm nhỏ kỹ), đất dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5-7 ngày trước
khi lên luống mới. Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vơi (để
nâng pH lên 5.5 – 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1-2 tuần (có thể dùng
các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Nokap, Mocap, Sincosin,…) sau đó lên


7


luống rộng 1 m, chiều cao luống từ 20-25 cm (tùy theo mùa), rãnh luống rộng
30 cm, chiều dài luống tùy theo kích thước thửa ruộng. Bón phân lót, xới và
trộn đều phân.
- Chuẩn bị đất kỹ tơi xốp, nhặt cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, nếu có điều
kiển phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp đất mặt xuống dưới để thống khí cho
cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các loài sâu bệnh cư trú trong đất.
Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 25 cm. Cây x cây: 24 cm.
- Đặt cây và giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá nông.
Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.
Xử lý hạt giống và cách trồng: Xử lý hạt trống trước khi trồng bằng
Metalaxyl, Iprodion. Gieo qua luống ươm, khi cây được 20-30 ngày tuổi rồi
mới nhổ cây con đem trồng. Hoặc gieo thẳng trực tiếp trên luống không quan
luống ươm. Sau khi gieo xong phủ một lớp rơm mỏng giữ ẩm cho đất [2].
2.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại tỉnh Nagano
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp của Nagano
Nagano là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Chubu, trên đảo Honshu.
Trung tâm hành chính là thành phố Nagano. Khí hậu tỉnh Nagano Nhật Bản
chịu ảnh hưởng lớn bởi các ngọn núi Alp. Chính nhờ các ngọn núi đó đã
khiến cho Nagano trở thành nơi tuyết rơi nhiều nhất ở Nhật Bản. Khi mùa
đơng đến, luồng khơng khí lạnh từ Xibêri thổi qua biển Nhật Bản đã biến hơi
nước thành tuyết và rơi xuống Nagano. Vào mùa hè, nhiệt độ lên tới 35 oC,
buổi sáng sớm hay ban đêm nhiệt độ có thể giảm tới âm 2 oC. Mùa xuân và
mùa thu khí hậu của tỉnh Nagano mát vẻ ở ngưỡng 15 ºC đến 27 ºC Nhiệt độ
mùa đông ban ngày từ -3 ºC đến 0 ºC và ban đêm nhiệt độ có khi xuống -10
ºC đến – 15 ºC, độ ẩm thấp. Tuy nhiên, họ có thể sản xuất khoảng 170.000 tấn
rau mỗi năm trong nhà lưới và trở thành trung tâm sản suất rau quả lớn.


8


Tổng diện tích đất đang sử dụng cho canh tác là 3.946 ha. Phần lớn
diện tích này là trồng rau (80 %), 16 % trồng cây ăn trái và 4% trồng hoa. Xà
lách, cải bắp là loại rau chính của Nagano, chiếm 50 % tổng diện tích khu vực
và chiếm 60 % diện tích trồng rau nói chung.
Tất cả cây trồng ở vùng này đều áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt được
điều khiển bởi hệ thống kết nối với máy tính và điện thoại thơng minh. Phần
lớn khoảng 3200 ha cây trồng được trồng trong nhà lưới, nhà lưới, nhà vòm,
chỉ một phần xà lách, cải thảo, súp lơ, hành tây…được trồng ngồi trời. Quy
trình canh tác tn theo quy trình sản xuất an tồn, cơ giới hóa phần nào các
khâu của quá trình sản xuất thu hoạch, chế biến. Ngày nay một phần diện tích
canh tác đang được chuyển sang trồng thử nghiệm một số giống mới như là
cây măng tây, cần tây đem lại giá trị kinh tế cao cho nơng dân.
2.2.2. Tình hình xuất khẩu nơng sản của tỉnh Nagano
Vùng chiếm 60 % sản lượng nông sản sạch, 10 % hoa các loại được
xuất bán đi tồn nước Nhật Bản. Phần lớn hàng nơng sản của tỉnh Nagano
được tiêu thụ trong nước. Tokyo và Osaka là thị trường chính của vùng này.
2.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của làng Kawakami
Nền nông nghiệp Kawakami phát triển từ đầu những năm 1950, khi
ngôi làng bắt đầu trồng rau xà lách, loại rau thích hợp với khí hậu lạnh như ở
Kawakami. Vào thời điểm đó, thói quen ăn uống của người dân ở Nhật Bản
đang có những thay đổi lớn và rau xà lách đang trở thành một phần phổ biến
trong chế độ ăn uống, góp phần thúc đẩy thêm việc trồng rau xà lách của
Kawakami. Ngay cả bây giờ, rau xà lách vẫn là cây trồng chủ lực của
Kawakami. Nông nghiệp Nhật Bản đối mặt với các vấn đề về diện tích đất
canh tác ngày càng giảm do số lượng nơng dân duy trì nơng nghiệp địa
phương ngày càng giảm. Đây là một vấn đề đang nổi lên ở nhiều vùng của
Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Kawakami, diện tích đất nơng nghiệp ổn định. Sự già



9

hóa về độ tuổi lao động cũng là một vấn đề đang bao trùm nền nông nghiệp
Nhật Bản. Dữ liệu về tỷ lệ cụ thể theo độ tuổi của những người điều hành
trang trại chính ở Kawakami cho thấy những người dưới 50 tuổi chiếm 37,6%
tổng số, có nghĩa là thế hệ trẻ chiếm một lực lượng lớn so với mức trung bình
cả nước.
Ngơi làng cũng đang được chú ý vì mức thu nhập của người dân. Năm
2007, tổng doanh thu bán rau xà lách của làng đạt 15,5 tỷ yên (khoảng 13,8
triệu USD). Số trang trại trong làng là 607. Như vậy thu nhập bình qn được
tính tốn cho mỗi trang trại khoảng 25 triệu yên (khoảng 223 nghìn đơ la Mỹ).
Trong khi tổng thu nhập trung bình trên mỗi trang trại ở Nhật Bản trung bình
khoảng 8 triệu n (khoảng 71,4 nghìn đơ la Mỹ).
Kawakami đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường trang bị hệ thống
phát sóng truyền hình cáp để cung cấp các báo cáo nhanh về xu hướng thị
trường rau và điều kiện thời tiết, và những thơng tin hữu ích khác cho nơng
dân trồng rau. Đối với nông dân trồng rau, giá thị trường là yếu tố quan trọng
trong việc kiểm soát khối lượng giao hàng, vì vậy mạng truyền hình cáp là
phương tiện cung cấp hiệu quả xu hướng thị trường từng ngày. Điều này đã
góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn trên thị trường rau, vì người nơng dân
có thể thay đổi địa điểm giao hàng.
Do có sự khác biệt về độ cao trong tồn làng nên điều kiện khí tượng
không đồng nhất mà thay đổi theo từng nơi. Do đó, ngơi làng đã đặt các robot
thời tiết tại một số điểm để cung cấp cho người dân thông tin về nhiệt độ
khơng khí, nhiệt độ đất, lượng mưa, v…v, theo từng khu vực, theo thơi gian
thực thông qua truyền hình cáp. Cơng nghệ này cho phép ngơi làng thực hiện
các biện pháp hiệu quả chống lại sương giá, vì họ có thể dự đốn liệu có băng
giá vào ngày hôm sau hay không bằng cách kiểm tra nhiệt độ lúc sáu giờ tối.



10

Bằng cách này, nền nơng nghiệp Kawakami đã có hiệu quả ngay từ sớm bằng
cách sử dụng các lợi thế của cơng nghệ thơng tin.
Kawakami đặt mục tiêu có càng nhiều dân cư của mình tích lũy kinh
nghiệm ở nước ngồi càng tốt. Các chương trình trao đổi học tập ở các nước
tiên tiến đã được chú trọng. Nhiều công dân đã đi tham quan, học tâp ở Mỹ,
quốc gia có nền canh tác rau xà lách tiên tiến. Hiện nay ngôi làng đang phát
triển loại rau xà lách mới với sự hợp tác của một trung tâm nghiên cứu sinh
học tại Đại học California, Davis, Hoa Kỳ.
Ở Kawakami, mùa hè là mùa thu hoạch rau xà lách, vì vậy mùa nông
nghiệp trái vụ kéo dài từ tháng 10 đến mùa xuân năm sau. Trung tâm Văn hóa
làng Kawakami mở cửa vào năm 1995 như một cơ sở công cộng cho người dân
địa phương đến vui chơi trong mùa trái vụ. Trung tâm này có cả một thư viện
lớn với 50.000 đầu sách và thư viện điện tử phục vụ truy cập 24 giờ mỗi ngày.
Một cơ sở công cộng khác trong làng có các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, bao gồm bộ phận y tế, phòng tập thể dục, nhà tắm cơng cộng và phịng
khám châm cứu. Phịng khám mở ra để giúp đỡ những người nông dân bị đau
lưng do làm việc trên ruộng xà lách.
Như vậy, Kawakami có nhiều nỗ lực trong thúc đẩy nơng nghiệp. Đặt
giá trị cao nhất vào con người trong việc thúc đẩy nông nghiệp. Việc canh tác
rau xà lách hiệu quả được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin về xu hướng thị
trường và điều kiện thời tiết. Công nghệ và ý tưởng mới đạt được thông qua
trao đổi quốc tế cũng góp phần vào việc canh tác rau xà lách. Nơng nghiệp là
ngành cơng nghiệp cơ bản ở Kawakami, vì vậy những nỗ lực này đang tạo ra
một kết quả đáng kể [4].
2.4. Trang trại của gia đình ơng Yoshiomi fujihara
- Trang trại có tổng diện tích là 4,75 ha (47.500 m2). Trong đó được cây
rau xà lách và cải thảo là chủ yếu.



11

- Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trang trại Yoshiomi Fujihara là
một trang trại trồng trọt với sản phẩm chính là xà lách và cải thảo. Trang trại
thực hiện các hoạt động từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, thu hoạch,
sơ chế bảo quản sản phẩm và đưa đi tiêu thụ, là người trực tiếp quản lý.
- Lao động có 3 người: 1 cơng nhân và 2 sinh viên chi phí cơng lao động
trong 1 giờ là 821 yên.
- Đầu ra: rau xà lách và cải thảo được đưa đi bán trong các siêu thị khắp cả
nước Nhật bản. Ngồi ra cịn xuất ra nước ngồi như Hàn Quốc, Trung Quốc.
2.5. Những thuận lợi và khó khăn, bài học kinh nghiệm liên quan đến nội
dung thực tập
- Thuận lợi:
+ Được UBND làng Kawakami tạo điều kiện tốt nhất trong suốt q
trình thực tập.
+ Cơng việc nhiều, mức thu nhập cao.
+ Làm việc đúng với chuyên ngành.
+ Phương tiện thuận lợi, đi làm bằng ơ tơ.
+ Ơng chủ trang trại tạo điều kiện, quan tâm tới người lao động.
- Khó khăn:
+ Do trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế nên khó khăn trong q trình giao
tiếp.
+ Áp lực công việc cao, đến mùa thu hoạch phải thức khuya dạy sớm.
+ Thực tế khác xa với lý thuyết nên còn nhiều bỡ ngỡ.
- Bài học kinh nghiệm
+ Cần học tiếng tốt hơn trước khi đi thực tập ở Nhận Bản.
+ Rèn luyện sức khỏe.
+ Luôn biết lắng nghe, tiếp thu, nhẫn nhịn.
+ Cần tuân thủ những quy định địa phương.



12

+ Khơng chơi bời, tụ tập.
2.6. Tình hình nghiên cứu rau xà lách ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xà lách được trồng từ rất lâu. Nhiều vùng trồng thường
xuyên như Đà Lạt với nhiều giống được nhập từ nước ngoài. Trước 1960, chủ
yếu các giống xà lách trồng có xuất xứ từ nước Pháp. Những giống xà lách
được sử dụng trong sản xuất từ năm 1990 phổ biến là Butter Lettuce CLS
808, Lettuce Mirrina, Lettuce Mini Star, Full HeartNR65… có nguồn gốc từ
Nhật và Mỹ. Từ 1998, có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được
gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc
khác nhau như: Lolbo Rossa, Romaine, Oakleaf Green…
Một số giống được trồng ở một số vùng ở nước ta đã trở thành các
giống địa phương như: Xà lách Hải Phòng, xà lách Bắc Ninh [1].


13

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống Xà Lách - Cuộn Giòn IceBerg (Lactuca sativa), là loại cây có
sức sinh trưởng mạnh, ưa thích khí hậu lạnh, lá có vị thanh mát, giàu chất
dinh dưỡng.
- Cách trồng, chăm sóc, các bước thu hoạch rau xà lách cuộn tại làng
Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: trang trại Yoshiomi Fujihara tại làng Kawakami
tỉnh Nagano Nhật Bản.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 06/06/2019 đến ngày 13/11/2019.
3.3. Nội dung

Đề tài thực hiện với các nội dung nghiên cứu cơ bản sau:
- Nghiên cứu cấu trúc và mẫu thiết kế nhà kính trong sảng xuất cây con
để chuẩn bị trồng của gia đình ơng Yoshiomi Fujihara.
- Đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển và quy trình nhân giống cây
con trong nhà kính.
- Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển, năng suất cây xà lách trồng
ngoài đồng ruộng.
- Đánh giá được những những ưu, nhược điểm của mơ hình sản xuất rau
xa lách theo quy trình sản xuất của trang trại Yoshiomi Fujihara và bài học áp
dụng trong điều kiện ở Việt Nam.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp
- Quan sát trực quan, đo đạc, tính tốn thu thập thông tin từ chủ trang trại
về cấu trúc thiết kế của nhà kính.


14

- Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, quan sát sự sinh trưởng và
phát triển, các chỉ tiêu đo đếm ngày phát triển và tiêu chuẩn có thể đem ra
trồng ngồi đồng ruộng và thu hoạch.
- Phân tích những ưu nhược điểm, hiệu quả kinh tế của mô hình sản xất
rau xà lách cuộn của trang trại nói riêng và Nhật Bản nói chung để đưa ra
những hướng sản xuất cây rau xà lách tại Việt Nam.
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây con rau xà lách cuộn trong
nhà nhà kính tại trang trại của gia đình ơng Yoshiomi Fujihara, Kawami,
Nagano, Nhật Bản năm 2019
- Ngày gieo hạt vào khay trong nhà kính: giống rau xà lách được gieo trong
khay được 23 ngày để trong nhà kính rồi sau đó mới đem ra ngồi ruộng để trồng.
- Kiểu hình sinh trưởng: quan sát đặc tính sinh trưởng và phát triển của
cây con trong nhà kính.
- Ngày nảy mầm của cây con: là khi quan sát có khoảng 90% giống cây
rau được nảy mầm trên khay.
- Chăm sóc: Cây con còn yếu nên cần được tưới tiêu hàng ngày vào lúc
buổi sáng và chiều.
- Quan sát: Quan sát các cây trên các ơ trong khay có 98% đều nảy mầm
thì mới đạt.
- Ngày kết thúc: Sau 23 ngày quan sát để thu được kết quả của sự sinh
trưởng và phát triển của cây rau xà lách.
3.4.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây con rau xà lách cuộn ngồi
đồng ruộng tại trang trại của gia đình ơng Yoshiomi Fujihara, Kawami,
Nagano, Nhật Bản năm 2019
- Khi đem giống cây con trong nhà kính ra đồng ruộng để trồng gồm có
các phương pháp nghien cứu như sau:


15

+ Quan sát trước khi rau xà lách được thu hoạch khi rau có khoảng 9 –
10 lá khơng có sâu bệnh hại như bệnh thối rễ.
+ Giai đoạn khi cây đã trưởng thành và thu hoạch: khi cắt cây rau ra
quan sát phần thân gốc cây rau. Đo và tính tỷ lệ chiều cao/đường lưới của cây
theo cơng thức: I = H/D
Trong đó: H là chiều cao của cây rau (cm)

D là đường lưới của cây rau (cm)
+ Số cây mẫu 5 lần nhắc lại
+ Cây to: 22 cm
+ Cây nhỏ 17cm
- Đường kính của cây (cm): đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất
của cây rau xà lách cuộn, số cây mẫu 5 lần nhắc lại.
3.4.2.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại
- Điều tra sâu bệnh hại trên cây rau xà lách cuộn và biện pháp phòng trừ.
- Bệnh thối rễ ở cây rau xà lách cuộn (Erwinia carotovora): quan sát
mức độ nhiễm bệnh trên thân gốc của rau xà lách cuộn sau khi trồng ngoài
đồng ruộn từ 20 đến 40 ngày.
+ khơng bị bệnh
+ có dưới 10% thân gốc nhiễm bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) =

Số cây rau bị bệnh
Tổng số cây điều tra

x 100%

- Bệnh chết cây con (Pythium ssp, Fusarium oxysporium, Rhizoctonia
solani): quan sát mức độ nhiễm bệnh trên thân gốc sau khi gieo trông từ 1523 ngày.
+ Không bị bệnh
+ Tỷ lệ thân gốc nhiễm bệnh dưới 20 %


16

3.4.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây rau xà lách cuộn
- Yếu tố cấu thành năng suất được tính như sau:

+ Số lượng cây/m2: Tổng số cây rau của các lần thu trong 1m2. Có 5 lần
nhắc lại
+ Khối lượng rau/m2 (kg): Tổng khối lượng cây rau trong 1m2. Có 5
nhắc lại
+ Năng suất (kg/m2): Tổng khối lượng quả đến kết thúc thu hoạch (lấy
lớn nhất)
+ Khối lượng trung bình cây/m2 = tổng khối lượng các đợt thu/tổng số
cây thu (kg/cây).


×