Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

MẠNG lưới PHÂN PHỐI GIAO HÀNG từ KHO NHÀ PHÂN PHỐI kết hợp GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI và PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG với TIKINOW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.37 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
---------------------

BÀI BÁO CÁO
ĐỀ TÀI:
MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI GIAO HÀNG TỪ KHO NHÀ
PHÂN PHỐI KẾT HỢP GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI VÀ
PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG VỚI TIKINOW

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
Lớp: TMA313.2
Giáo viên hướng dẫn: Th. S Lê Mỹ Hương

Hà Nội, 06/2021

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI GIAO HÀNG TỪ KHO
NHÀ PHÂN PHỐI KẾT HỢP GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI.......................................................4
1.1 Định nghĩa....................................................................................................................5
1.2 Mơ hình của mạng lưới phân phối................................................................................5
1.3 Ưu điểm và hạn chế của mạng lưới phân phối theo 4 yếu tố chi phí và 7 yếu tố dịch
vụ........................................................................................................................................6
1.3.1 Đánh giá theo 7 yếu tố dịch vụ: (Level of Service)................................................6
1.3.2 Đánh giá 4 yếu tố về chi phí (Cost).......................................................................7
1.4 Trường hợp áp dụng.....................................................................................................9
1.4.1 Sản phẩm...............................................................................................................9


1.4.2 Thị trường..............................................................................................................9
1.5 Ưu điểm và hạn chế của mạng lưới so với các kiểu mạng lưới khác...........................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG KIỂU MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI GIAO HÀNG
TỪ KHO NHÀ PHÂN PHỐI KẾT HỢP GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI CỦA TIKINOW
.......................................................................................................................................................10
2.1 Giới thiệu về về TIKI.................................................................................................10
2.2 Mô hình mạng lưới phân phối hàng hoá của Tiki......................................................10
2.3  Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mạng lưới phân phối của TikiNOW theo 7
yếu tố dịch vụ và 4 yếu tố chi phí.....................................................................................11
2.3.1 Theo 7 yếu tố dịch vụ..........................................................................................11
2.3.2 Theo 4 yếu tố chi phí...........................................................................................14
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM....................................................................................17
3.1 Tận dụng các công nghệ hiện đại:..............................................................................17
3.2 Giám sát chặt chẽ yếu tố con người để cải thiện năng suất giao hàng chặng cuối.....18
3.3 Tối ưu hóa phân bố trọng tải......................................................................................18
3.4 Đặt kho gần khu dân cư..............................................................................................19
3.5 Chọn xe giao hàng phù hợp với mục đích..................................................................20
3.6 Logistics thu hồi (Reverse Logistics).........................................................................20
KẾT LUẬN...................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................22

2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT theo danh
ST

Họ và tên


Mã sinh viên

sách lớp

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Trần Thị Trúc
Phạm Đức Lộc 
Nguyễn Thị Thương Huyền 
Lê Thị Hằng
Bùi Thị Hương 
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

Dương Thị Minh Phương
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Phạm Cẩm Tú
Trần Duy Long
Lương Thị Diễm Quỳnh
Vũ Chi Mai
Đặng Thị Lan
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Nguyễn Khánh Chi 
Nguyễn Quỳnh Anh
Lương Thị Thuý Quỳnh
Nguyễn Hồng Vân 

1915510191
1911110461
1915510074
1915510045
1815510050
1915510056
1811110476
1915510152
1915510193
1911110247
1911110330
1911110260
1911110215
1911110148
1911120014
1911110246
1911110331

1915510202

95
56
33
25
36
28
67
77
97
55
74
61
43
27
10
6
75
101

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết phân phối đề cập đến cách chúng ta sẽ lưu trữ và di chuyển
sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối là một trong
những nhân tố mang tính quyết định đến lợi nhuận cuối cùng của một cơng ty vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chuỗi cung ứng và trải nghiệm của khách hàng. Một
3


mạng lưới phân phối tốt có thể giúp đạt được rất nhiều mục tiêu trong chuỗi cung

ứng đảm bảo tính hiệu quả cao và tính đáp ứng nhanh. Do vậy, mỗi cơng ty với
những đặc thù riêng của mình sẽ ln tìm cho mình mạng lưới phân phối phù hợp
nhất. 
Trong thời kỳ cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn vận động khơng ngừng để tìm ra
các giải pháp tối ưu vừa để đảm bảo về mặt lợi nhuận vừa đảm bảo sự hài lịng của
khách hàng. Và lựa chọn hình thức phân phối hàng hố đến tay người tiêu dùng có
tác động tương đối lớn đến mục tiêu đó. Câu chuyện đặt ra là làm sao để tìm được
một mạng lưới phân phối phù hợp với mình.
Một trong những mạng lưới phân phối hàng hoá được đề cập đến khá nhiều gần
đây đó là mạng lưới giao hàng chặng cuối (Distributor storage with last-mile
delivery). Người tiêu dùng ngày càng mong đợi thời gian giao hàng ngày càng trở
nên ngắn hơn nên tính cần thiết của giao hàng chặng cuối ngày càng lớn. Cùng với
những ưu điểm của nó so với các mạng lưới còn lại, đây sẽ là một mạng lưới phân
phối đáng để các doanh nghiệp nghiên cứu, cân nhắc và áp dụng cho mình.
Cùng với sự thú vị của đề tài và u cầu cơ giao trên lớp, nhóm chúng em xin lựa
chọn đề tài nghiên cứu về mạng lưới phân phối giao hàng từ kho nhà phân phối kết
hợp với giao hàng chặng cuối. Trong quá trình làm bài, nhóm chúng em khó tránh
khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp từ cơ để bài nghiên cứu
được hồn chỉnh hơn. Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới cô ạ!

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI GIAO HÀNG TỪ
KHO NHÀ PHÂN PHỐI KẾT HỢP GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI
1.1 Định nghĩa
Theo giáo trình Supply Chain Management: 

4


Last-mile delivery refers to the distributor/retailer delivering the product to the
customer's home instead of using a package carrier. Unlike package carrier delivery,

last-mile delivery requires the distributor warehouse to be much closer to the
customer. Given the limited radius that can be served with last-mile delivery, more
warehouses are required compared to the case when package delivery is used.
Tạm dịch như sau:
Giao hàng tại kho phân phối kết hợp với giao hàng chặng cuối (Distributor storage
with last-mile delivery) là hình thức hàng hóa được chuyển từ kho hàng của nhà
phân phối hoặc các nhà bán lẻ đến người tiêu dùng bởi đô ̣i ngũ giao hàng của chính
nhà phân phối, thay vì sử dụng bên vận chuyển trung gian. 
Ví dụ: TikiNOW sử dụng đô ̣i ngũ giao hàng riêng, có thể giao hàng trong vòng 2
tiếng
1.2 Mơ hình của mạng lưới phân phối

Mơ hình mạng lưới phân phối giao hàng từ kho nhà phân phối kết hợp giao hàng
chặng cuối.
Mơ tả: Hàng hóa từ nhà sản xuất được vận chuyển và lưu trữ tại kho của trung tâm
phân phối hoặc nhà bán lẻ và sau đó dựa vào nhu cầu của khách hàng đặt hàng sẽ
được giao hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thơng qua chính đội ngũ giao hàng của
nhà phân phối chứ không phải một bên vận chuyển thứ ba. 
Mục tiêu: Giao hàng tới khách hàng nhanh nhất có thể
5


Yêu cầu:
 Kho của nhà phân phối phải gần khách hàng do đó cần tăng số lượng kho,
mạng lưới phân phối rộng khắp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đó sẽ
kéo theo chi phí cơ sở hạ tầng tăng theo. 
 Khu vực thị trường gần kho của nhà dự trữ phải đủ lớn (Số lượng khách hàng
nhiều, hoặc số lượng khách hàng không nhiều nhưng khối lượng mỗi đơn
hàng đủ lớn). 
1.3 Ưu điểm và hạn chế của mạng lưới phân phối theo 4 yếu tố chi phí và 7 yếu

tố dịch vụ
1.3.1 Đánh giá theo 7 yếu tố dịch vụ: (Level of Service)
Ưu điểm
(1) Thời gian đáp ứng đơn hàng (Response Time)
Thời gian đáp ứng đơn hàng thường rất nhanh (1-2 ngày). Do đặc trưng về tính sẵn
có rất cao của hàng hóa và hệ thống kho hàng đặt gần khách hàng với số lượng kho
hàng lớn, mạng lưới này giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng và đạt hiệu
quả cao trong yếu tố thời gian đáp ứng đơn hàng .
(2) Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience)
Trải nghiệm khách hàng được đánh giá là rất tốt với mơ hình này. Do khả năng đáp
ứng nhanh và khả năng trả lại hàng dễ dàng, trải nghiệm của khách hàng với mạng
lưới này là vô cùng tốt, đặc biệt là với các mặt hàng cồng kềnh. Thêm vào đó, khách
hàng ít tham gia vào q trình mua hàng, mọi quy trình đều do nhà phân phối thục
hiện để đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng cuối cùng 
(3) Khả năng theo dõi đơn hàng (Order Visibility) 
Hiển thị đơn hàng ít gặp vấn đề hơn vì việc giao hàng thường được thực hiện trong
vòng 24 giờ. Với mạng lưới giao hàng này, tính năng theo dõi đơn đặt hàng trở nên
quan trọng để xử lý các trường hợp ngoại lệ trong trường hợp đơn hàng chưa hoàn
thành hoặc chưa được giao. 
(4) Khả năng trả hang (Returnability)
So với 3 mạng lưới đầu tiên thì khả năng trả hàng được đánh giá là khá dễ thực
hiện  vì xe tải hoặc phương tiện thực hiện giao hàng cũng có thể nhận lại hàng trả từ
6


khách hàng. Tuy nhiên, ở mạng lưới giao hàng này, việc trả lại hàng vẫn đắt hơn so
với cửa hàng bán lẻ - nơi mà khách hàng có thể chủ động đem sản phẩm trở lại.  
Nhược điểm:
(5) Sự đa dạng của sản phẩm (Product Variety)
 Do dung lượng kho có hạn nên mơ hình này thường có tính đa dạng sản phẩm kém

hơn mơ hình sử dụng nhà vận chuyển để giao hàng theo kiện và tuy nhiên vẫn tốt
hơn so với mơ hình lưu trữ hàng tại kho bán lẻ. Khơng phải tất cả các sản phẩm đều
phù hợp với mạng lưới phân phối này, chủ yếu phù hợp với các mặt hàng thiết yếu,
cồng kềnh hoặc mặt hàng cần gấp, có nhu cầu nhanh.
(6) Tính sẵn có của sản phẩm (Product Availability)
Tính sẵn có của sản phẩm tương đối cao do trong mơ hình này, nhà phân phối ln
phải giữ một lượng hàng dự trữ tương đối lớn trong kho để đáp ứng  nhu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, chi phí cho việc này là cao vì phải xây dựng hệ thống kho
lưu trữ để đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm. 
(7) Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường (Time to Market) 
Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường khá lâu. Vì sản phẩm cần thâm nhập sâu trước
khi đưa đến tay khách hàng. Thâm nhập sâu ở đây được hiểu là quá trình ghép các
đơn hàng trong cùng một khu vực, các đơn hàng có thời gian giao hàng dự kiến
cùng một ngày, lên kế hoạch giao hàng theo lộ trình tối ưu, ... sau đó mới tiến hành
quá trình giao hàng.
1.3.2 Đánh giá 4 yếu tố về chi phí (Cost)
(1) Chi phí tồn kho (Inventory Cost)
Chi phí tồn kho khá cao. Hệ thống lưu kho của nhà phân phối với dịch vụ giao hàng
chặng cuối yêu cầu lượng hàng tồn kho cao hơn so với các phương thức khác (ngoại
trừ các cửa hàng bán lẻ) vì ln phải đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm. Xét đến
việc hàng tồn kho, giao hàng từ kho nhà phân phối kết hợp giao hàng chặng cuối
phù hợp với các mặt hàng tiêu dùng tương đối nhanh mà sự phân tách hàng hóa
khơng dẫn đến việc lượng hàng tồn kho tăng lên đáng kể. Như vậy, phương thức
này phù hợp với các mặt hàng thiết yếu trong ngành tạp hóa.
7


(2) Chi phí vận chuyển (Transportation Cost)
Chi phí vận chuyển cao nhất so với các mơ hình khác, vì khả năng tổng hợp lơ hàng
thấp, khơng đạt được tính kinh tế theo quy mô. Nếu như các nhà cung cấp dịch vụ

trọn gói gói tổng hợp phân phối giữa nhiều nhà bán lẻ và có thể đạt được hiệu quả
kinh tế theo quy mơ tốt, thì những nhà phân phối sử dụng giao hàng chặng cuối lại
không tận dụng được điều này. Tuy nhiên, ở những thị trường có nhu cầu và mật độ
dân số cao, chi phí vận chuyển có thể thấp hơn hoặc trong trường hợp khách hàng
sẵn sàng chi trả để nhận sản phẩm tại nhà, đặc biệt là đối với những hàng hóa có
kích thước lớn thì chi phí này có thể giảm. Tuy nhiên, việc giao hàng theo phương
thức này có xu hướng mất nhiều thời gian hơn so với việc giao hàng đến cơ sở kinh
doanh. Người tiêu dùng thường khơng có nơi dỡ hàng hoặc bãi đậu xe cho xe tải và
họ có nhiều khả năng vắng mặt khi hàng của họ đến nơi, tăng chi phí vận chuyển do
giao hàng khơng thành công. Trên thực tế, một nhà điều hành LTL ở Hoa Kỳ nhận
thấy rằng việc giao hàng trong khu dân cư trung bình lâu hơn 100% so với việc giao
hàng đến các cơ sở thương mại.
(3) Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý đơn hang (Facilities and Handling
Cost)
Do phải đầu tư nhiều kho hàng gần với người mua, do đó chi phí này là tương đối
cao và chỉ thấp hơn so với so với chuỗi các cửa hàng bán lẻ.  Không chỉ vậy, cần
phải đầu tư các phương tiện vận tải phù hợp để vận chuyển đến nhiều dạng địa điểm
khác nhau, đẩy nhanh thời gian giao hàng.
Đồng thời, chi phí xử lý đơn hàng rất cao do có rất ít sự tham gia nào của khách
hàng trong quá trình mua hàng, các nhà phân phối cần phải thực hiện tất cả các quá
trình xử lý cho đến khi hàng đã được giao cho người mua.
(4) Chi phí về thơng tin đơn hàng (Information Cost)
Chi phí thông tin không quá cao do thông tin đơn hàng được tiếp nhận và xử lý
ngay tại kho nhà phân phối. Tuy nhiên nếu áp dụng các hệ thống công nghệ thơng
tin vào xử lý đơn hàng thì chi phí có thể tăng đáng kể.
8


1.4 Trường hợp áp dụng
1.4.1 Sản phẩm

Mơ hình này sẽ phù hợp đối với những sản phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh,
những sản phẩm hàng hố thiết yếu có nhu cầu nhanh, cần gấp. 
1.4.2 Thị trường
Thị trường phải đủ lớn hoặc khối lượng đơn hàng đủ lớn. Khách hàng sẽ phải đánh
đổi sự đa dạng và có sẵn của sản phẩm với thời gian đáp ứng đơn hàng và trải
nghiệm mua hàng. Loại hình mạng lưới này sẽ có xu hướng đem lại giá trị trải
nghiệm cho khách hàng lớn. 
1.5 Ưu điểm và hạn chế của mạng lưới so với các kiểu mạng lưới khác
COMPARATIVE PERFORMANCE OF DELIVERY NETWORK DESIGN

Ghi chú: 1- mức độ đánh giá tốt nhất; 6 - mức độ đánh giá tệ nhất
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG KIỂU MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI
GIAO HÀNG TỪ KHO NHÀ PHÂN PHỐI KẾT HỢP GIAO HÀNG CHẶNG
CUỐI CỦA TIKINOW
2.1 Giới thiệu về về TIKI
9


Thành lập từ 3/2010 với khởi đầu là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm bán sách
trực tuyến. Trải qua 10 năm với hàng loạt các thay đổi trong mô hình kinh doanh
cũng như công nghệ và sự phát triển về nhân sự, giờ đây Tiki trở thành nhà bán lẻ
trực tuyến đa ngành hàng đầu tại Việt Nam với 26 ngành hàng khác nhau, trong đó
sách là vẫn là ngành hàng nhận diện chính của thương hiệu.
Thay vì sử dụng bên giao nhận thứ ba như GHN,GHTK,… theo mô hình vận hành
của các trang thương mại điện tử lớn như Shoppee, Sendo,.. Tiki xây dựng cho
mình đội ngũ chuyên môn hoá riêng biệt, chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá từ
kho lưu trữ đến tận tay khách hàng.
Dịch vụ thương mại điện tử Tiki hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, Tiki
đạt được tỷ lệ hài lòng cao nhất đến từ khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất do
khả năng kiểm soát chuỗi cung cấp hợp lý, hợp tác với các nhãn hiệu lớn đến khâu

quản lý kho, hậu cần, thanh toán,.. cùng hàng loạt các thành tích đạt được như đứng
top 4 thương hiệu tạo dấu ấn trên mạng xã hội 2016, hội sách online lớn nhất Việt
Nam, lọt Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành Internet/E-commerce
2018 (Anphabe bình chọn), Top 50 nơi làm việc tốt nhất châu Á 2019 (HR Asia
bình chọn).
2.2 Mô hình mạng lưới phân phối hàng hoá của Tiki
Hiện nay Tiki đang sử dụng 2 mơ hình mạng lưới phân phối chính trong hoạt động
quản lý kho của mình cho hai hình thức dịch vụ khác nhau của Tiki là giao hàng tiết
kiệm và giao hàng 2h. 
Đối với hình thức giao hàng tiết kiệm, Tiki sử dụng hình thức vận hành qua kho
Tiki On Demand Fulfillment – ODF. Với mơ hình này, hàng hóa được lưu kho tại
kho nhà bán. Khi có đơn hàng phát sinh, Tiki sẽ tiến hành xử lý đơn đặt hàng, vận
chuyển lấy và giao hàng, xử lý hàng trả về và những yêu cầu đổi/trả/bảo hành
nhưng không cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý hàng hóa thay cho nhà bán theo 2
hình thức hợp tác vận chuyển là: Tiki qua kho nhà bán lấy hàng và nhà bán mang
hàng qua kho Tiki.
Đối với hình thức Tiki Now – Giao hàng trong 2 giờ, Tiki sử dụng hình thức
Fulfillment by Tiki – FBT. 

10


Đây là mô hình được vận hành hiệu quả dựa trên mạng lưới phân phối kiểu Giao
hàng từ kho nhà phân phối/bán lẻ kết hợp giao hàng chặng cuối (Distributor storage
with last-mile delivery). 
Với mơ hình này, hàng hóa sẽ được người bán ký gửi vào kho của Tiki trước khi
kinh doanh. Khi đơn hàng phát sinh, Tiki sẽ chịu trách nhiệm bảo quản, lấy hàng,
đóng gói và giao đến khách hàng cũng như nhận lại hàng hóa bị trả về từ khách
hàng. Nhà bán chỉ được bán những mặt hàng có tồn kho vật lý tại kho của Tiki.
Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm trên Tiki đều được sử dụng dịch vụ

TikiNOW mà Thông thường, các mặt hàng được áp dụng dịch vụ TikiNOW là các
nhóm nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, quà tặng vào các dịp quan trọng,
các sản phẩm mới ra mắt có nhu cầu nhận hàng nhanh, nhận hàng gấp.
Ở trong phạm vi bài này nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu hình
thức Tiki NOW - Giao hàng trong 2h. 
2.3  Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mạng lưới phân phối của TikiNOW
theo 7 yếu tố dịch vụ và 4 yếu tố chi phí
2.3.1 Theo 7 yếu tố dịch vụ
Ưu điểm:
(1) Thời gian đáp ứng đơn hàng (Response Time): 
Thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh chóng. Với TikiNow, thời gian giao hàng trung
bình toàn quốc chỉ 1,6 ngày, cho phép khách hàng nhận hàng trong 2 giờ tại Hà Nội
11


và TP. HCM sau khi đơn hàng được xác nhận, và đảm bảo chất lượng hàng hóa khi
đến tay người dùng.  
Để có thể nhận hàng nhanh chóng trong 2h, khách hàng phải trả thêm khoản phí là
29.000 đồng/lần hoặc khách hàng có thể đăng kí dùng dịch vụ này theo các gói
tháng, quý và năm với các mức giá lần lượt là 99.000 đồng, 199.000 đồng và
499.000 đồng dành cho tất cả các đơn hàng, không yêu cầu giá trị đơn hàng tối thiểu
và số lần sử dụng dịch vụ trong thời gian đăng kí. 
(2) Trải nghiệm khách hàng rất tốt (Customer Experience): có 94% khách hàng hài
lòng về chất lượng và dịch vụ của Tiki, với 400,000 lượt mua hàng tháng, tỉ lệ hàng
đổi trả chỉ là 0,95%
Trong danh sách Thương Hiệu Có Trải Nghiệm Khách Hàng Xuất Sắc Nhất do
KPMG bình chọn năm 202, Tiki cũng là đơn vị giữ vị trí top 1 trong ngành TMĐT
Việt Nam và top 10 toàn bảng.

(3) Chính sách đổi trả (Returnability):


12


Tiki chấp nhận đổi trả trong vòng 48h với hàng hóa hỏng do lỗi ngoại quan và với
lỗi giao thiếu hoặc sai là 7 ngày từ khi nhận hàng với shipper sẽ tới tận nơi để lấy
hàng. Ngoài ra, gửi trả hàng tại những cửa hàng đối tác của Tiki cũng là một chính
sách vơ cùng thuận tiện cho khách hàng. Chính sách đổi trả hàng của Tiki được
đánh giá khá tốt, tạo điều điện thuận lợi và hạn chế chi phí nhất cho khách hàng,
thậm chí là có phần nổi trội hơn bởi đội ngũ nhân viên đông đảo, chuyên nghiệp
cùng với chính sách đổi trả rất rõ ràng, nhanh chóng và khách quan. 
(4) Khả năng theo dõi đơn hàng (Order Visibility): 
Bên cạnh trải nghiệm giao hàng nhanh chóng, Tiki còn tích hợp tính năng theo dõi
đơn hàng trực tiếp, thông qua đó, không chỉ giúp Tiki có khả năng quản lí tốt các
đơn hàng mà khách hàng khi đặt hàng qua Tiki có thể trực tiếp theo dõi lộ trình đơn
hàng của mình: đơn hàng đã được xác nhận và đóng gói chưa, đơn hàng đã được
giao cho người vận chuyển chưa và khoảng thời gian tối đa đơn hàng sẽ tới nơi, 
hạn chế các trường hợp phải giao hàng nhiều lần do nhân viên giao hàng không liên
lạc được với khách hàng
Nhược điểm:
(5)Tính đa dạng của sản phẩm (Product Variety): Sản phẩm còn hạn chế, chưa
thực sự đa dạng đối với hình thức giao nhanh này. Khơng phải tất cả sản phẩm trên
Tiki đều được sử dụng dịch vụ Tikinow mà chỉ những sản phẩm có logo của Tiki
bên cạnh và có thơng tin về dịch vụ Tikinow mới được áp dụng dịch vụ. Thông
thường, các mặt hàng được áp dụng dịch vụ TikiNOW là các nhóm nhu yếu phẩm
phục vụ sinh hoạt hàng ngày, quà tặng vào các dịp quan trọng, các sản phẩm mới ra
mắt có nhu cầu nhận hàng nhanh, nhận hàng gấp. 
(6)Tính sẵn có của hàng hố (Product Availability): Được đánh giá ở mức trung
bình do kho của Tiki ln phải đảm bảo 1 lượng dự trữ lớn để cung cấp kịp thời cho
khách hàng trong thời gian nhanh chóng tuy nhiên trong 1 vài trường hợp lượng

hàng hoá ở các kho không đồng đều nên việc đặt đơn hàng với các sản phẩm lệch
kho có thể khiến khách hàng phải đợi lâu hơn. 
(7)Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường (Time to Market): Thời gian hàng ra thị
trường còn lâu do hàng hoá phải được đưa từ nhà sản xuất đến kho của Tiki, cùng
với thời gian đóng gói, sắp xếp các đơn hàng đưa đến người tiêu dùng. 
13


2.3.2 Theo 4 yếu tố chi phí
(1) Chi phí cơ sở hạ tầng và xử lý đơn hàng (Facilities and Handling Cost)
Vì đặc điểm giao hàng nhanh nên khoảng cách của các kho phải gần với khách
hàng. Do đó để mang đến những trải nghiệm tốt nhất khách hàng, Tiki đầu tư hệ
thống kho bãi quy mô lớn và số lượng nhiều hơn. Từ tháng 5 đến tháng 10.2018,
công ty đã tiến hành đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc mở thêm 6 kho hàng, nâng
tổng số kho hàng trên toàn quốc lên 8 kho, bao gồm TP. HCM với 3 kho hàng; Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ với 1 kho hàng ở mỗi tỉnh thành.
Sau nhiều nỗ lực và sự đầu tư nghiêm túc, ngày 20.10.2018, tất cả 8 kho hàng của
Tiki đã đồng loạt đi vào hoạt động. Đồng thời, Tiki đã đầu tư và đưa vào sử dụng
10.000 m2 kho do chính Tiki tự vận hành để đảm bảo mọi hàng hố đều qua kiểm
định và có nguồn gốc chính hãng. Tuy nhiên việc đầu tư cho hệ thống kho bãi dự
trữ hàng đã tiêu tốn của Tiki  nguồn lực tài chính khá lớn. 
(2) Chi phí vận chuyển (Transportation Cost): 
Chi phí vận chuyển vẫn còn khá cao, do giao hàng với thời gian rất nhanh nên đôi
khi khả năng tổng hợp đơn hàng kém, khơng tận dụng được tính lợi thế kinh tế theo
quy mô. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chi phí này có thể thấp hơn với
những thị trường có mật độ nhu cầu cao. Việc tối ưu cung đường vận chuyển cùng
với thực hiện tối đa số đơn hàng nhất có thể giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. 
Nhờ vào cơng nghệ và có chuỗi cung ứng đầu – cuối giúp tối ưu hóa chi phí.Cơng
nghệ và chuỗi cung ứng đầu – cuối tại Tiki giúp đảm bảo thời gian xử lý đơn hàng
và thời gian giao hàng ngắn nhất với chi phí thấp nhất nhờ vào việc cắt giảm các

bước trung gian, tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu, xác định được tuyến đường
nhanh nhất…Cụ thể, hệ thống công nghệ giúp điều hướng đơn hàng, phân bổ đến
Trung tâm Vận hành phù hợp, nhằm đảm bảo hàng hóa có sẵn và thời gian giao
hàng nhanh nhất. Sau đó ở giai đoạn lấy hàng trong kho và đóng gói, cơng nghệ tiếp
tục hỗ trợ tính tốn và chỉ dẫn quãng đường lấy hàng tối ưu nhất; đồng thời đề xuất
loại thùng hàng phù hợp với kích thước, tính chất… của sản phẩm.Ở khâu giao
hàng, đối với dịch vụ TikiNOW và TikiPRO, đội ngũ giao vận của TikiNOW Smart
Logistics sẽ trực tiếp đảm nhiệm. Theo đó, tồn bộ đội ngũ giao hàng đều được
được trang bị ứng dụng điện thoại giúp quản lý và thực hiện các tác vụ một cách dễ
14


dàng, nhanh chóng. Ngồi ra, hệ thống cũng tự động tính tốn qng đường giao
hàng tối ưu nhất để đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn.
(3) Chi phí dự trữ (Inventory Cost)
Vì đặc điểm cần phải giao hàng nhanh, nên hàng ln phải có sẵn trong kho, tất cả
hàng phải về kho Tiki rồi mới giao nên chủ động được thời gian. Đó cũng là lý do
Tiki cần đầu tư thêm vào việc lưu trữ hàng hoá, vận hành và duy trì kho hàng, kéo
theo chi phí hàng dự trữ tăng cao. 
 Do mơ hình phát triển khác biệt, Tiki hiện đầu tư mạnh cho khâu lưu trữ và phân
phối hàng hố. Cơng ty hiện có 10 trung tâm xử lý hàng, với tổng diện tích lên tới
65.000 m2. Cuối năm 2020, công ty dự kiến đạt tới 200.000 m2, tập trung tại các
điểm có nhu cầu lớn, nhằm phục vụ khâu xử lý hàng hố.
(4) Chi phí phát triển hệ thống thông tin (Information Cost)
 Để đảm bảo những gói hàng đúng giờ và nâng cao trải nghiệm khách hàng, Tiki
đặc biệt chú trọng vào hệ thống công nghệ thông tin. Người mua truy cập vào phần
mềm Tiki và tìm kiếm mua hàng chỉ với một vài thao tác đơn giản, hệ thống xử lý
ổn định, mượt mà và chịu được sức mua lớn,… đó cũng chính là bước đệm quan
trọng để Tiki có những đơn hàng giao rất nhanh. 
“Tại Tiki, nền tảng công nghệ mở được chúng tôi chú trọng đầu tư bao gồm: nền

tảng logistics và nền tảng ứng dụng trong ứng dụng (App in App). Chúng tôi đang
xây dựng và phát triển một nền tảng logistics, chứ không chỉ đơn thuần là một công
ty logistics truyền thống. Chúng tơi mong muốn có thể kết nối tất cả các đơn vị
trong chuỗi cung ứng một cách xuyên suốt nhằm gia tăng tốc độ cũng như cắt giảm
chi phí, từ đó mang đến dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất cho cả người tiêu
dùng lẫn các đơn vị kinh doanh.Với nền tảng logistics này, tất cả các đối tác của
chúng tơi đều có thể tiếp cận hàng triệu người mua và hàng trăm nghìn nhà bán,
đồng thời người mua và người bán sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất với
chi phí thấp nhất.Đối với nền tảng app in app, chúng tôi đang đầu tư phát triển các
cơ sở hạ tầng công nghệ để các nhà phát triển ứng dụng, các startup có thể dễ dàng
xây dựng và thiết lập những ứng dụng bổ sung trên nền tảng có sẵn của Tiki và tiếp
cận những đối tượng mục tiêu ngay lập tức thay vì phải đầu tư nhiều năm để đạt
được điều này. Đồng thời, khi có sự tham gia của những đối tác trên nền tảng mở
15


của mình, Tiki có thể đẩy nhanh q trình phát triển nền tảng để nâng cao giá trị
mang lại cho tất cả các đối tác của chúng tôi”. -  Theo chia sẻ của ông Richard
Triều Phạm – Giám đốc tài chính (CFO) của Tiki.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

16


Từ sự phân tích với ưu và nhược điểm trong cách áp dụng mơ hình giao hàng này ở
trên của TikiNOW, các doanh nghiệp cũng có thể rút ra một số bài học cho riêng
mình khi áp dụng mạng lưới phân phối này, đó là:
3.1 Tận dụng các cơng nghệ hiện đại:
Hiện nay khơng thiếu cơng nghệ sẵn có trên thị trường để tối ưu hóa dịch vụ giao

hàng. Một số cơng nghệ mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng với mạng lưới giao
hàng 4 là:
 Phần mềm quản lý đơn hàng: Với các chức năng tiêu biểu như tự động cập
nhật đơn hàng, tìm kiếm, sắp xếp danh sách hóa đơn, kết nối tự động với đối
tác quản lý vận chuyển và thống kê chi phí giao hàng, phí COD, các phần
mềm như Kiotviet.vn, Nhanh.vn hay Sapo.vn khơng chỉ giúp tiết kiệm tới
50% thời gian giao hàng so với việc quản lý đơn hàng thủ cơng, kiểm sốt
đơn hàng chính xác từng giây từ khi nhập kho đến khi khách hàng nhận đơn
mà cịn tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp hơn cho doanh nghiệp, tăng cường
khả năng hiển thị của đơn hàng vốn là lợi thế của mạng lưới giao hàng chặng
cuối

 Phần mềm tối ưu lộ trình: Khơng thể phủ nhận sự thật rằng lộ trình tối ưu
chính là cách tốt nhất để giảm chi phí. Phần mềm tối ưu quãng đường có khả
năng tạo ra lộ trình tốt nhất và tự động phân chia thứ tự giao hàng dựa trên
khối lượng hàng, tình hình giao thơng, thời gian giao hàng dự kiến, vị trí các
kho, thời gian đóng mở cửa hàng, số lượng xe, ... Thay vì lên kế hoạch giao
17


hàng thủ cơng, những phần mềm tối ưu hóa lộ trình tốt nhất giúp doanh
nghiệp phân chia thời gian và tài nguyên hiệu quả hơn về mặt kinh tế cũng
như giảm chi phí hoạt động, chi phí chung và chi phí xăng dầu. 

3.2 Giám sát chặt chẽ yếu tố con người để cải thiện năng suất giao hàng chặng
cuối
Các yếu tố con người ln biến động và khó kiểm sốt hơn các yếu tố cơng nghệ
bởi vậy cần có sự giám sát chặt chẽ từ phía doanh nghiệp.
 Giám sát người giao hàng, không chỉ phương tiện giao hàng: Nhiều
doanh nghiệp chỉ tập trung vào phương tiện mà bỏ qua cơ hội tối ưu năng

suất người lái. Một báo cáo của DHL ước tính 40-60% thời gian lái xe rời
trung tâm phân phối không dành cho việc lái xe. Để giảm thiểu thời gian này,
doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu và tính tốn thời gian thích hợp ở mỗi
điểm dừng và tìm hiểu nguyên nhân ngay khi tài xế dừng lại quá lâu ở 1 địa
điểm bất kỳ bên cạnh đó tìm cách tối thiểu thời gian cho các hoạt động như
kiểm tra xe, xếp hàng. 
 Giám sát khách hàng: Nhiều khi khách hàng không nhận ra rằng họ là
nguyên nhân thực sự của việc chậm trễ giao hàng. Theo dõi và duy trì lịch sử
khách hàng cũng có thể giúp xác định và làm nổi bật các vấn đề giao hàng do
khách hàng gây ra và doanh nghiệp có thể làm việc với khách hàng để loại
bỏ những vấn đề này trong các lần giao hàng sau.
3.3 Tối ưu hóa phân bố trọng tải
Phân bố trọng tải là cách sắp xếp hàng hóa lên các xe khác nhau làm sao để tận
dụng tải trọng xe một cách tốt nhất. Mục đích chính là tận dụng tối ưu tài nguyên,
18


giảm thời gian chất hàng và tránh quá tải xe. Một trong những cách giảm chi phí
hiệu quả là chất hàng đầy xe (Full truck load). Cách thức này mang lại khả năng
giảm số lần giao hàng, cũng như giảm rủi ro có thể tạo ra bởi các khoảng trống
trong thùng xe. Với việc tối ưu hóa phân bố trọng tải, có thể giảm số lượng xe và
nhân cơng, nhờ vậy mà có thể giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả giao hàng.

3.4 Đặt kho gần khu dân cư
Cách thứ tư để giảm chi phí chặng cuối là đặt kho quanh các khu dân cư, gần nơi
sinh sống của người dùng cuối. Có nhiều kiểu kho khác nhau phù hợp với từng loại
hình doanh nghiệp như kho mở (sun warehouse), x-dock. Thay vì hàng ngàn kênh
phân phối trung gian, những loại kho này nằm gần khu dân cư, vì thế việc giao hàng
trở nên nhanh và thuận tiện hơn. Hàng hóa được chuyển tới đây từ nhà máy, rồi
được vận chuyển thẳng tới người dùng. Đây là cách hiệu quả để giảm chi phí và gia

tăng tốc độ đáp ứng của chuỗi cung ứng.

19


3.5 Chọn xe giao hàng phù hợp với mục đích
Doanh nghiệp cần lựa chọn loại xe phù hợp với từng mục đích, điều kiện địa lý và
điều kiện giao thơng khác nhau. Ví dụ, đơ thị là nơi có mật độ dân cư cao và tình
trạng kẹt xe phổ biến, vì thế rất khó để sử dụng cùng loại xe giao hàng với vùng
ngoại ơ và nơng thơn. Bạn có thể lựa chọn trong số rất nhiều loại xe giao hàng như
xe máy, xe tải, xe thùng, xe con,... Với loại xe giao hàng phù hợp, bạn có thể tối ưu
tỷ lệ đầy xe (Vehicle Fill Rate), giảm chi phí và thời gian giao hàng, góp phần nâng
cao hiệu quả giao hàng chặng cuối.
3.6 Logistics thu hồi (Reverse Logistics)
Ít nhất 30% hàng hóa mua trên mạng bị trả lại, so với 8.89% hàng hóa mua trong
các cửa hàng truyền thống. Điều này cho thấy giao hàng thành công chưa phải là
việc cuối cùng. 92% người mua hàng cho biết họ sẽ tiếp tục mua nếu doanh nghiệp
có quy trình trả lại hàng dễ dàng, ngoài ra 79% người mua hàng muốn được trả lại
hàng miễn phí. Phương pháp này mang đến những lợi ích rõ rệt về tài chính cho
doanh nghiệp vì những sản phẩm được thu hồi sẽ trở lại dây chuyền sản xuất để sửa
chữa hoặc tái chế để tái sử dụng và quay lại thị trường, từ đó cắt giảm nguồn chi phí
về ngun vật liệu và chi phí xử lý rác thải của doanh nghiệp đáng kể. Chính vì vậy,
Logistics thu hồi cũng cần được áp dụng kế hoạch tối ưu, nếu khơng, đây sẽ chính
là nguyên nhân khiến chi phí giao hàng chặng cuối của bạn tăng cao.
 

20


KẾT LUẬN

Như vậy, qua q trình phân tích đặc điểm mơ hình, điểm mạnh và hạn chế của
mạng lưới phân phối giao]hàng từ kho nhà phân phối kết hợp giao hàng chặng cuối
cùng với phân tích ứng dụng mơ hình thực tế của TikiNOW, chúng ta đã có cái nhìn
tổng quan và chi tiết hơn về mạng lưới phân phối này. Mỗi mạng lưới đều có những
sự ưu việt nhất định so với các mạng lưới còn lại. Song trong thực tế để chọn được
một mạng lưới phù hợp với mình, các doanh nghiệp cần căn cứ vào nhiều yếu tố.
Hy vọng với bài nghiên cứu này, nhóm chúng em đã cung cấp được một cái nhìn
tổng quan và đa chiều hơn về mạng lưới cho cô và các bạn. Nhóm chúng em cũng
muốn gửi lời cảm ơn tới cơ đã hỗ trợ, hướng dẫn để nhóm hồn thành được bài
nghiên cứu này. Nhóm chúng em rất hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp từ cơ
và các bạn. Chúng em xin cảm ơn ạ!

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chopra, S. and Meindl, P., (2016). Supply Chain Management. 6th ed. Pearson
Education, Inc
2.Kinaxis (2020).The importance of reverse logistics in your supply chain network,
< [02/06/2021]
3.Peerbits (2020). How last mile delivery optimization can boost your logistics and
supply chain business, < />zation-boost-logistics-supply-chain-business> [02/06/2021]
4.Minh Hoàng (2018). Tiki mở rộng hệ thống kho bãi: Cuộc chiến mở rộng thị
trường hay hành trình chinh phục khách hàng. Nhịp cầu đầu tư, < https://nhipcauda
utu.vn/kinh-doanh/tiki-mo-rong-he-thong-kho-bai-cuoc-chien-mo-rong-thi-truonghay-hanh-trinh-chinh-phuc-khach-hang-3326578/> [02/06/2021]
5.Thanh Tuyền (2021). SWOT là gì? Phân tích SWOT của Tiki – sàn thương mại
điện tử có nhiều bước chuyển mình, ATP Software, < [03/06/2021]
6.Học viện Tiki (2020). Giới thiệu về Tiki và các mơ hình vận hành.< https://hocvi
en.tiki.vn/wp-content/uploads/2018/11/Giới-thiệu-về-Tiki-và-các-mô-hình-vậnhành.pdf> [03/06/2021]
22



7.Ferdinand J. Diel (2020) Supply Chain & Logistics Management "Peapod" Analysing Processes & Trends, ResearchGate, <
/publication/344215799_Supply_Chain_Logistics_Management_Peapod__Analysing_Processes_Trends >[03/06/2020]
8.Hieu Nguyen (2020). 6 phương thức giao hàng trong chuỗi cung ứng, Vilas,<
[03/06/2
020]
9.Lakshimi (2020) Sáng kiến mới nhất trong giao hàng chặng cuối cho thương mại
điện tử, < [03/06/2021]
10.Abivin

(2018),

5

cách

giảm

chi

phí

giao

hàng

chặng

cuối


< [03/06/2021]
11.P.Vidya, L.Uma Maheswari (2014), Designing the Distribution Network in a
Supply

Chain,

( />
research-(IJAR)/recent_issues_pdf/2014/May/May_2014_1492767262__110.pdf>
[03/06/2021]
12.Dishank Wadhwa and Shilpa Kevlani (2013), Last Mile Delivery: The Indian
Context,

/>
context/ [04/06/2021]

23



×