Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN VĂN HỌC KHÔNG GIAN và THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG tác PHẨM bến KHÔNG CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.44 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Mục lục…………………………………………………………………...2
Phần mở đầu……………………………………………………………...3
Nội dung………………………………………………………………….4
1. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học…………4
2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng………..6
Kết luận…………………………………………………………………12
Tài liệu tham khảo………………………………………………………13


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tác phẩm hiện ra như mợt khách thể nghệ tḥt,
trong đó nó cịn chứa đựng những phương diện khác như không gian nghệ
thuật, thời gian nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, do vậy việc tiếp cận các phương
diện ấy là cần thiết – một hướng nghiên cứu về thi pháp của tác phẩm.
Tìm hiểu không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
Bến không chồng của Dương Hướng là điều hết sức cần thiết. Bởi qua đó ta
thấy được những quan niệm, những cách nhìn nhận, khám phá về chiều sâu
tâm hồn con người, đặc biệt là những người phụ nữ của nhà văn trong thời kì
đổi mới. Trên cơ sở đó giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về số phận con
người cũng như mặt trái của xã hội sau chiến tranh. Những cái bến không
chồng trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả một thời kì dài
khi lớp lớp đàn ông thanh niên đều ra trận. Đó là những nỡi đau, những mất
mát do chiến tranh gây ra mãi mãi khơng thể xóa nhòa…

Từ Thị Thơ

Trang 2



Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

NỘI DUNG
1. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Nhà văn thể hiện con người và cuộc sống trong những không gian và
thời gian khác nhau. Có người cho rằng khơng gian và thời gian là những yếu
tố hình thức của tác phẩm, là phương thức tổ chức tác phẩm. Điều này không
đúng. Không gian và thời gian trong tác phẩm văn học vừa là một đối tượng
nhận thức, một cảm thức nghệ thuật của người nghệ sĩ vừa là phương thức xây
dựng tác phẩm nhằm tạo dựng một thế giới nghệ thuật sống động.

a. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực.
Không gian hiện thực là môi trường, là hoàn cảnh mà con người hiện hữu, là
bầu trời, mặt đất…Không gian hiện thực là cơ sở làm nảy sinh sự nhận thức,
cảm nhận về không gian của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật là không
gian mà nghệ sĩ cảm nhận, chiếm lĩnh và thể hiện một cách nghệ thuật trong
tác phẩm. Không gian nghệ thuật hiện ra trong tác phẩm như là một thành tố
nghệ tḥt, mợt hình tượng khơng gian. Hiệu lực của nó tùy thuộc vào cảm
quan, vào năng lực sáng tạo của mỗi nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật tạo nên
một cơ lắng tư tưởng thẩm mĩ trong tác phẩm.
Các dạng không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học: Không gian cụ
thể, không gian ảo, không gian huyền thoại, không gian nỗi niềm. Ngoài ra,
một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cịn đưa ra mợt sớ khái niệm khơng gian
khác như khơng gian nghệ tḥt đặc thù, khơng gian rợng có tính chất bất định,
khơng gian hẹp có tính chất cớ định….
Phương thức biểu hiện không gian trong tác phẩm văn học phụ thuộc
vào điểm nhìn, vào cảm quan của mỗi nghệ sĩ trong các giai đoạn phát triển

của văn học dân tộc, phụ thuộc vào cấu trúc của văn bản ngôn từ nghệ thuật,
vào đặc điểm của từng loại và thể văn học.
Ở đây, chúng ta cần lưu ý khái niệm hình tượng không gian nghệ thuật.
Không phải mọi không gian được xây dựng trong tác phẩm văn học đều trở
thành hình tượng không gian. Một không gian nghệ thuật trong tác phẩm muốn
Từ Thị Thơ

Trang 3


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

được gọi là hình tượng không gian thì không gian đó phải là mợt kí mã thẩm
mĩ chứa đựng mợt tư tưởng nghệ thuật, biểu đạt một nội dung xã hội, lịch sử,
nội dung – tư tưởng, tình cảm nhất định. Có thể nói rằng khơng gian bến khơng
chờng là mợt hình tượng khơng gian có sức gợi trong tác phẩm Bến không
chồng mà Dương Hướng đã tạo dựng. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này kĩ hơn ở
phần 2.

b. Thời gian nghệ thuật
Con người và sự vật hiện hữu trong một không gian và thời gian nhất
định. Ý niệm của con người về thời gian là ý niệm vừa dễ vừa khó. Con người
thường ám ảnh và lo âu về thời gian hiện hữu của mình. Thời gian đóng vai trò
trong cảm thức của người nghệ sĩ, trong cấu trúc của tác phẩm. Thời gian nghệ
thuật là thời gian mà người nghệ sĩ cảm nhận, lĩnh hội và thể hiện một cách
nghệ thuật qua các phương thức biểu hiện thời gian trong tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật được lĩnh hội và xây dựng trên cơ sở thời gian
thực tại. thời gian thực tại vận hành theo tuyến tính: quá khứ – hiện tại –
tương lai. Thời gian không nên hiểu chỉ là phương thức để kiến tạo nên tác
phẩm. Nó phải được hiểu rợng hơn. Nó cịn là đới tượng, thái độ của con người

đối với thời gian. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính cá nhân của
chủ thể sáng tạo. Chính ở đây ta khám phá chiều sâu tư tưởng – thẩm mỹ của
thời gian nghệ thuật mà nghệ sĩ xây dựng trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật
bao giờ cũng là thời gian được quan niệm, thời gian cảm nhận, lý giải theo một
ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Các dạng thời gian nghệ thuật trong tác phẩm: thời gian vật lý, thời gian
lịch sử, thời gian tâm lý, thời gian sự kiện, thời gian trần thuật. Ngoài ra trong
tác phẩm văn học, ta còn bắt gặp những dạng thời gian khác như thời gian
không xác định, thời gian ước định, thời gian vũ trụ…
Trong tác phẩm văn học, ta thường gặp các phương thức tổ chức thời
gian như dồn nén thời gian, kéo giãn thời gian, phân cắt thời gian, hịa trợn thời
gian…

Từ Thị Thơ

Trang 4


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

Việc chỉ xảy ra các dạng thời gian nghệ thuật, các phương thức tổ chức
thời gian trong tác phẩm văn học giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu kĩ và sâu
hơn thế giới nghệ thuật mà nghệ sĩ sáng tạo ra.
2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Bến không chồng

Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng là một
trong ba tác phẩm nhận giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam 1991, một giải
thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu của văn học Việt Nam sau 5 năm đổi mới.
Dương Hướng sinh năm 1949, từng là công nhân Quốc phịng, rời vào lính, trở

về cơng tác hải quan ở Quảng Ninh. Dương Hướng vào nghề viết văn ở tuổi
40, với tập truyện ngắn đầu tay Gót son (1989), thế mà chỉ một năm sau, với
Bến không chồng (in năm 1990) nhận Giải thưởng của Hội Nhà Văn, Dương
Hướng bỗng trở thành một tên tuổi và quan trọng hơn là trở thành một gương
mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu những năm 90 của
thế kỉ XX.
Với tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng thuộc số người soi
được một cái nhìn mới vào một đề tài vốn quen thuộc trong văn học Việt Nam
sau 1945, đó là nơng thơn và chiến tranh. Nơng thơn trong và sau 30 năm chiến
tranh qua chân dung người lính và người phụ nữ. Những người lính từ kháng
chiến chớng Pháp như Nguyễn Vạn hay từ kháng chiến chống Mỹ như Nghĩa,
với sự hi sinh ở chiến trường và vẫn tiếp tục những hi sinh khi trở về hậu
phương. Thế nhưng nói hậu phương là nói đến nhân vật trung tâm là phụ nữ,
bởi mọi gánh nặng ở hậu phương đều dồn lên vai người phụ nữ. Những cái bến
không chồng trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả một thời
kì dài khi lớp lớp đàn ông thanh niên đều ra trận. Với nhân vật trung tâm là
Hạnh, Dương Hướng đã tạo dựng được hình tượng mợt phụ nữ có thể nói là
“vượt trợi” so với số đông những “chinh phụ” trong văn xuôi cả một thời kì dài
chiến trận, thường mang khuôn mặt “ba đảm đang” gieo niềm tin cho những
người đàn ông ở chiến trường. Hạnh đã dám vượt qua lời nguyền, dám vượt
qua mọi thành kiến, dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình. Dương Hướng đã
tái hiện cho ta thấy một chặng đường dài dân tộc đã đi qua, với không phải chỉ
Từ Thị Thơ

Trang 5


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

là hệ quả của hai c̣c chiến tranh mà cịn là với bao rào cản và lầm lạc khác,

từ đó mà nhận ra những bi kịch và khuất tối mà cả một thời gian dài cho đến
cuối thế kỉ mới có được sự dũng cảm và sáng śt để nhìn lại.

2.1. Thời gian nghệ thuật
Như trên đã nói, với tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng thuộc
số người soi được một cái nhìn mới vào một đề tài vốn quen tḥc trong văn
học Việt Nam sau 1945, đó là nơng thôn và chiến tranh. Qua đề tài ấy đã làm
nổi bật cái nhìn của nhà văn về con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nhà văn
soi chiếu nhân vật từ những góc đợ khác nhau, đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân
vật, đặt nhân vật trong các mối quan hệ xã hợi để mở xẻ, phân tích. Từ đó, mở
ra nhiều cách cảm thụ và lí giải mới mẻ về con người.
Trong Bến khơng chờng, tác giả có sự lờng ghép các kiểu thời gian để
qua đó, nhân vật có thể bợc lợ các khía cạnh nợi tâm.
 Tâm trạng nhân vật gắn với những khoảng thời gian xác định
Đới với bé Hạnh, lúc t̉i ấu thơ cịn gì thú vị hơn là “chiều chiều từ ngọn tháp
đầy bí ẩn kia cứ ngân lên những hời chng xao động tâm hồn của bé Hạnh”.
Chứng tỏ Hạnh là cô bé giàu tình cảm. Đó cịn là những giây phút đầu tiên của
mợt điều gì đó làm con người ta nhớ mãi: “Lần đầu tiên trong đời Vạn thấy
sung sướng cực độ và qn hẳn mình”. Đây chính là giây phút Nguyễn Vạn
sống với con người thật của mình, con người tự nhiên, con người với những
ước mơ, khát khao. Phần người, phần bản năng đã chiến thắng phần thánh nhân
của Vạn - con người ta không thể mãi mãi ép xác theo lý tưởng và ảo tưởng của
mình. Phút giây bản năng trỗi dậy là khi Nguyễn Vạn sống bằng dục vọng,
sống cho dục vọng nhưng không phải là lúc Nguyễn Vạn bị trụy lạc mà đó
chính là thời khắc anh được làm người - một con người đúng nghĩa. Hay “Lần
đầu tiên làng Đơng có đám cưới kì lạ. Các giọng hát của đội văn nghệ có dịp
được thử tài”. Đó là khoảng thời gian trong c̣c đời mà ai từng trải qua thì sẽ
nhớ mãi.
Ngoài ra, những hành động của nhân vật gắn với những thời khắc khác
nhau cũng đáng ghi nhớ: “Từ ngày thằng Tốn đi bộ đội mụ Hơn được thể khiêu

khích Vạn”, “Từ cái đêm mang cá rô về đây, Vạn thấy bứt rứt như có lỗi với
Từ Thị Thơ

Trang 6


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

con Hạnh”, “Từ hôm nhận điện của Nghĩa, rỗi lúc nào là Hạnh lại lấy gương
ngắm gương mặt mình”…
 Rút ngắn khung thời gian sự kiện bên ngoài để kéo dài thời gian
bên trong tâm hồn, dành nhiều chỗ cho thời gian suy tư, chiêm nghiệm
cũng là một cách để nhà văn bộc lộ khía cạnh nội tâm nhân vật.
Thủy gặp Nghĩa chỉ trong một đêm rồi sau sáu năm đi thanh niên xung
phong, cô lại tình cờ gặp Nghĩa trong ngơi nhà ấy, gian phịng ấy và chỉ trong
mợt đêm những tâm hồn trải qua nhiều biến động với bao nỡi ưu tư, dằn vặt:
“Ơi ngày ấy sao Thủy lại láu lỉnh và ngây thơ đến vậy. Ngày mới vào thanh
niên xung phong Thủy cứ ngỡ mình yếu đuối, hóa ra cơ lại là người vững vàng
nhất trong số các cơ gái cùng đơn vị...”, “mình đã là cơ gái lỡ thì, khơng thể
làm thế được. Nếu lúc này Thủy liều đến với anh, Nghĩa sẽ cho Thủy là cô bé
lẳng lơ đĩ thỏa... Thủy bỗng thấy tủi thân, nước mắt ứa ra”.
Hay là nỗi niềm đau đớn khi Hạnh phải qút định kí vào đơn li hơn với
Nghĩa: “Đêm đến Hạnh cố gạt những tình cảm yếu mềm bằng cách gán ghép
cho Nghĩa những điều xấu xa tội lỗi, nhưng càng nghĩ xấu về anh, hình bóng
anh vẫn cứ lung linh rực rỡ, mọi kỉ niệm xưa lại bùng lên thiêu đốt trái tim khô
héo của Hạnh”.
 Tạo ra những tình huống có vấn đề, những thời điểm trọng

đại trong cuộc đời của nhân vật để cho người đọc nhìn thấy nhân vật đến
tận đáy. Đó là lúc Hạnh gặp Nguyễn Vạn trong đêm giông tố. Tác giả không

nhằm miêu tả chiều dài thời gian mà mở rộng ra ở đợ rợng và chiều sâu khơng
gian.
“Gió bỗng nổi lên, ngồi bến nước sơng vỗ ồm oạp và mưa đổ xuống rào rào.
Một l̀ng chớp sáng lóe qua khe cửa, ngọn đèn phụt tắt. Có tiếng hét và tiếng
bước chân chạy rình rịch. Cánh cửa bỗng mở toang, bóng một người đàn bà
ào vào lao tới giường ơm ghì lấy Vạn.
…………
Nguyễn Vạn bàng hồng cả người khơng hiểu mình mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn
nung nóng trái tim làm tâm trí Vạn quay c̀ng. Da thịt đàn bà nân nẫn trong
vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn (...) Vạn buông thả cho
Từ Thị Thơ

Trang 7


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thên thể rừng rực của người đàn
bà”.
Chính khoảng thời gian ngắn ngủi mà trọng đại ấy đã một lần nữa tái
sinh tâm hồn và cuộc sống của Nguyễn Vạn. Con người muốn làm mực thước,
làm thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ của dân làng và đã hy sinh
mợt đời cho ảo tưởng đó trong c̣c sống khắc kỷ đến ngốc ngếch, cũng không
thể thoát khỏi sức cuốn mạnh mẽ của bản năng. Giây phút này cũng chính là
giây phút hạnh phúc nhất, đau đớn nhất của Nguyễn Vạn để rời vì nó mà
Nguyễn Vạn với biết bao dằn vặt phải đi đến quyết định tự tử, chấm dứt cuộc
sống khắc kỷ của mình.

2.2. Không gian nghệ thuật
 Không gian huyền ảo với những câu chuyện vừa bí ẩn vừa hấp dẫn,


vừa thực, vừa ảo.
Khơng gian ấy luôn gắn với tâm thức của người Việt Nam và trở thành
nét riêng đợc đáo trong văn hóa dân tợc ta. Bởi khơng gian huyền bí là mợt
phần của đời sớng tâm linh, nó nâng đỡ ru dỡ tâm hồn người, làm cho cuộc
sống của họ thêm phong phú. “Trong ánh mắt đen láy của bé Hạnh, làng Đông
là thế giới huyền diệu”
Đó là những câu chuyện ly kì: ông Khiên, ông Xung vẫn kể. “Từ đời
xưa người ta đã bảo làng Đơng lắm kẻ phong tình, nhiều trai tài gái sắc. Làng
Đơng lại có nhiều cái “ nhất”: Đình làng Đơng to nhất, cây qo làng Đơng
cao nhất, cầu đá làng Đơng đẹp nhất, nước sơng Đình cũng mát nhất” Bắt
nguồn từ truyền thống, lịch sử của làng: “Đất làng Đơng nằm trên mình con
rờng. Con rờng đó chính là dịng sơng Đình bắt ng̀n từ cống Linh chảy qua
làng Đông, uốn lượn như một con rồng”. “Cụ Nghiên, trưởng tộc dịng họ
Nguyễn to nhất làng Đơng, thường ngồi xếp bằng ở gian giữa từ đường họ kể
chuyện tích làng cho con cháu nghe.” Như vậy, khơng gian làng Đông vừa là
không gian của những truyền thuyết vừa là khơng gian mở.
Đó cịn là câu chụn “hờ mắt tiên”, về cô Ngần xinh đẹp vì bị ép duyên
mà ra hồ nước tự tử. Hồ nước trở thành suối giải oan “Từ đó đàn bà con gái
làngĐơng có nỗi oan khuất đều trốn ra hồ nước tắm để giải oan”. “Chính vì
Từ Thị Thơ

Trang 8


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

có hờ mắt tiên mà gái làng Đơng da cơ nào cũng trắng mịn màng, mang nhiều
nét khêu gợi của tiên nữ”. Rời câu chụn về gị ơng Đởng, con ma ở cánh mả
Rốt, câu chuyện bi thảm dẫn đến lời nguyền độc địa giữa hai họ Nguyễn - Vũ

Không gian làng Đông trở thành không gian của những truyền thút, khơng
gian hư ảo. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện.
 Không gian sinh hoạt của cuộc sống thường nhật
Trên cái nền không gian chung ấy, các tác giả lại tạo nên một không gian
sinh hoạt của cuộc sống thường nhật và luôn được khuấy động bởi con người.
Đó là khơng gian làng Đơng “đờng q cứ rộn ràng trong lòng bé Hạnh”;
“bấy giờ là mùa xuân, mùa trồng đậu, khắp cáng đồng màu rực lên những dây
cờ xanh, đỏ, trắng, vàng. Lũ chim sẻ khôn như ranh sà xuống chén những mầm
đậu non mới nhú”, “làng Đông là thế giới huyền diệu, lũy tre làng xanh mượt,
những thân cau cao vút, dịng sơng Đình lung linh in bóng cây qo và nhịp
cầu Đá Bạc”. Khơng gian gợi lên sự no ấm, sum vầy của làng Đông. Và chính
cái khơng gian ấy đã gắn với tâm hờn cô bé Hạnh làm nên một cô bé giàu tình
cảm, yếu đuối, ngây thơ nhưng cũng rất hiếu kì, mạnh mẽ.
 Không gian nỗi niềm

Gắn với cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ, các nhà văn cịn thể hiện
khơng gian của những nỗi niềm suy tư - không gian của lịng người. Đó là mợt
loại khơng gian giàu sức biểu hiện.
Nhìn cảnh những cô gái làng Đông rủ nhau ra đứng tình tang cười hô
hố trên cầu Đá Bạc khiến người đọc khơng khỏi chạnh lịng, bởi vì trai làng
Đơng chẳng cịn người nào lành lặn trừ chàng ngớc và anh Huy thọt. Và những
cái bến ấy trở thành những cái bến không chồng. Những cái bến không chồng
trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả một thời kì dài khi lớp
lớp đàn ông thanh niên đều ra trận. Đó là hình tượng khơng gian nghệ tḥt, có
sức thể hiện rất lớn. Là nỡi đau, là những mất mát lớn lao không gì bù đắp
được của cả một thế hệ do chiến tranh gây ra.
Không gian nỡi lịng của Thắm – khi những tưởng đã hạnh phúc với anh
thọt thì lại đợng lịng trước anh pháo thủ quá đỗi phong tình khiến cô nghẹn
ngào tâm sự mà cõi lòng thì tan nát.
Từ Thị Thơ


Trang 9


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

Khơng gian trong lịng Hạnh là khơng gian của sự trống vắng, nỗi buồn
cô liêu, của những phút giây hồi tưởng lại thời xuân sắc và phút ân ái cùng
Nghĩa “đầu óc Hạnh căng ra rung lên ngây ngất đi tìm lạc thú trong hoang
tưởng, Hạnh lao ra dịng nước mát lạnh sóng sánh bóng trăng…Hạnh vùng
vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước…Hạnh thấy mình đang chìm
dần như thể có con ba ba th̀ng l̀ng đang lơi tuột xuống đáy sông”.
Không gian của Vạn – sự dằn vặt trong tâm hồn khi phải cố cưỡng lại
tình yêu tự nhiên để làm trọn nghĩa vụ của một người chiến sĩ.
Không gian của Nghĩa khi phải bỏ trốn đi B mà không từ biệt bố, rồi sự
hối lỗi, chua xót khi biết mình khơng thể làm cha, sự dằn vặt vì đã làm khở
Thủy, Hạnh.
Có thể nói rằng khơng gian bến không chồng là một hình tượng nghệ
thuật độc đáo sớng mãi trong lịng người đọc bởi sức gợi của nó về những nỡi
đau do chiến tranh gây ra trong suốt một thời kì dài của dân tộc.

Từ Thị Thơ

Trang 10


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

KẾT LUẬN
Trên đây là một số kiểu không gian và thời gian nghệ thuật mà Dương

Hướng đã xây dựng để gửi gắm quan niệm, cách nhìn nhận, khám phá về chiều
sâu tâm hồn con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Qua việc xây dựng
không gian, thời gian ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật, giúp người đọc có
cái nhìn mới mẻ về sớ phận con người cũng như mặt trái của xã hội sau chiến
tranh. Những cái bến không chồng cứ mãi ám ảnh người đọc. Đó là sự thật, là
nỡi đau, là những mất mát do chiến tranh gây ra.
Có thế nói tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng đã đặt một dấu
ấn trong văn học giai đoạn sau này.

Từ Thị Thơ

Trang 11


Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Bến không chồng”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới (tác phẩm Bến
không chồng, Phù du), Nxb Hội nhà văn, 2004

2.

Phùng Quý Nhâm, Tác phẩm văn học (Tài liệu giảng dạy
chuyên đề)

3.

Nguyễn Văn Kha, Đổi mới quan niệm về con người

trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, Nxb ĐHQG Thành Phớ Hờ Chí
Minh, 2007

4.

Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, Văn học Việt Nam
sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục,
2005

Từ Thị Thơ

Trang 12



×