Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THỰC HÀNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.39 KB, 26 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY
CHUN NGÀNH
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

KẾ TOÁN THỰC HÀNH Ở DOANH NGHIỆP
( Dành cho sinh viên, người đã đi làm công tác kế toán tại doanh nghiệp)

Tài liệu lưu hành nội bộ

Mục lục
Chương I: TỔNG QUAN VÀ CÁCH NHÌN NHẬN VỀ DOANH NGHIỆP.
1. DOANH NGHIỆP DƯỚI CÁCH NHÌN TỔNG QUAN CỦA MỘT KẾ TỐN.
2. CÁCH THÀNH LẬP TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NƠI CẤP PHÉP
HOẠT ĐỘNG.
3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ NHỮNG NGÀNH NGHỀ CẤP PHÉP CÓ ĐIỀU
KIỆN.
Chương II: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THIẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP BƯỚC VÀO
HOẠT ĐỘNG
1. HỒ SƠ KHAI THUẾ BAN ĐẦU VÀ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHÁC.
2. HỒ SƠ KHAI THUẾ BAN ĐẦU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
CĨ ĐIỀU KIỆN.
Chương III: KẾ TỐN VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC CƠ BẢN TẠI DOANH NGHIỆP
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ TẠI DOANH
NGHIỆP.


2. THỰC HÀNH MUA VÀ ĐẶT IN HOÁ ĐƠN GTGT, HỐ ĐƠN THƠNG
THƯỜNG.
3. NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ HỐ ĐƠN ĐẾN NĂM 2014.


4. THỰC HÀNH VIẾT HOÁ ĐƠN CHO DOANH NGHIỆP.
5. NHỮNG CƠNG VIỆC KHÁC KẾ TỐN XỬ LÝ TẠI DOANH NGHIỆP NHƯ:
KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI, TÍNH LƯƠNG, THỐNG KÊ...
Chương IV: NHỮNG NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CƠ BẢN CHO KẾ
TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
1. CÀI ĐẶT CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ DO TỔNG CỤC THUẾ BAN HÀNH .
2. SẮP XẾP CHỨNG TỪ, KIỂM TRA CHỨNG TỪ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN KẾ TỐN.
3. NHẬP LIỆU BÁO CÁO THUẾ( CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
4. ĐĂNG KÍ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.
Chương V: NHỮNG NGHIỆP VỤ KINH TẾ NÂNG CAO CHO KẾ TOÁN TẠI
DOANH NGHIỆP
1. THỰC HÀNH LÊN SỔ SÁCH KẾ TỐN
2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO QĐ15 VÀ QĐ 48 cập nhật TT200
GIÁO TRÌNH
Chương I: TỔNG QUAN VÀ CÁCH NHÌN NHẬN VỀ DOANH NGHIỆP
1. DOANH NGHIỆP DƯỚI CÁCH NHÌN TỔNG QUAN CỦA MỘT KẾ TOÁN
- Học viên được trực tiếp tiếp xúc với các GIẤY PHÉP KINH DOANH bao gồm:
+ Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN
+ Công ty TNHH HAI THÀNH VIÊN trở lên
+ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
+ Công ty CỔ PHẦN
+ Công ty LIÊN DOANH
+ GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ( Dành cho người nước ngoài) …..
+ GIẤY PHÉP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ, CƠ SỞ
- Giải thích theo từng câu hỏi của học viên ở chủ đề này. Khái quát hình tượng các Doanh
nghiệp theo từng Giấy phép trên.
Ví dụ: Cty TNHH, CP, LD khác nhau ở điểm nào? Cách hạch tốn theo chi tiết từng loại
hình trên theo từng quyết định cho phù hợp.
2. CÁCH THÀNH LẬP TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN VÀ NƠI CẤP

PHÉP
-

Học viên sẽ được những kế tốn Trưởng dày dạn kinh nghiệm giải thích, trao đổi về
nơi cấp phép, quy trình cấp phép và thủ tục cấp phép ( cơ bản) để học viên nắm bắt
theo cách hiểu của riêng mình.
Ghi chú: Phần nâng cao là phần thực hành, các học viên sẽ phải làm hồ sơ để: Thành
lập 1 doanh nghiệp cho riêng mình, thay đổi tên cơng ty, giám đốc, người đại diện theo
pháp luật, thành lập chi nhánh, thay đổi địa giới hành chính…..


-

Mở rộng hơn về phần vốn, giúp học viên tham khảo, tư vấn cho Ban lãnh đạo, Giám
đốc…
3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ NHỮNG NGÀNH NGHỀ CẤP PHÉP CÓ
ĐIỀU KIỆN
-

Học viên sẽ được cung cấp, hướng dẫn tra bảng mã ngành kinh tế doanh Bộ Kế
Hoạch Và Đầu Tư cấp phép và mã hoá.
Mở rộng hơn về các ngành nghề Kinh doanh có điều kiện, sản xuất, gia cơng, lắp ráp,
sửa chữa, nhà hàng, khách sạn…..

Chương II: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THIẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP BƯỚC VÀO
HOẠT ĐỘNG
1. HỒ SƠ KHAI THUẾ BAN ĐẦU VÀ CÁC THỦ TỤC KHÁC
- Sau khi thành lập Doanh nghiệp, đã đến lúc Kế toán sẽ phải hoàn tất thủ tục ban đầu
với các cơ quan chức năng như: Cơ quan thuế nơi quản lý, Ngân hàng, Công an, Sở
Y Tế, Sở lao Động Thương Binh Và Xã Hội …( Lưu ý: Ở mỗi Cục thuế, Chi cục

thuế, đội thuế… sẽ có những hồ sơ ban đầu khác nhau. Do đó, dây chỉ lá phần tham
khảo, đại diện ở một vài chi cục quy đinh)
- Hồ sơ khai thuế: ( Học viên sẽ được giới thiệu trực tiếp các mẫu dưới theo quy định
của Pháp Luật)
+ CMND người đại diện theo pháp luật( 2 bản)
+ Tờ khai môn bài( giới thiệu thêm về bậc môn bài)
+ Giấy nộp tiền mơn bài
+ Đơn đăng kí hạch tốn kế tốn
+ Mẫu 06, 08 ,3.14; 3.16 theo thơng tư 156
+ Chương, loại, khoản…
2. ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CĨ ĐIỀU KIỆN
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là: ngành nghề kinh doanh được nhà nước cấp
phép hoạt động nhưng phải được đảm bảo theo quy định riêng đặc thù của pháp luật.
Ví dụ ngành nghề có điều kiện thực tế ngoài xã hội như:
+ Kinh doanh nhà hàng, ăn uống( Giấy ATVSTP, ANTT, PCCC…)
+ Kinh doanh khách sạn, lưu trú(Giấy ATVSTP, ANTT, PCCC…)
+ Cơ sở cầm đồ( ANTT, PCCC…)
Lưu ý: Phần nâng cao là phần mà các học viên sẽ được thực hành để làm các loại giấy
trên.
Chương III: KẾ TỐN VÀ NHỮNG CƠNG VIỆC CƠ BẢN TẠI DOANH NGHIỆP
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ TẠI
DOANH NGHIỆP:
- Học viên được xem tất cả các loại hoá đơn theo tài liệu đính kèm để phân biệt, nhân
biết các loại chứng từ như: HĐ GTGT, HĐTT, HĐXK, TKHQ,….
- Giáo viên hướng dẫn( Kế tốn trưởng ) sẽ phải giải thích những đặc điểm cơ bản của
từng loại hoá đơn trên giúp học viên hiểu rõ.
- Thấy được cái được và mất khi sử dụng HĐ GTGT, HĐTT
2. THỰC HÀNH MUA VÀ ĐẶT IN HOÁ ĐƠN GTGT, HĐTT



-

Ở phần này hướng dẫn cho học viên các thủ tục cơ bản nhất để kế tốn có thể mua
hố đơn tại cơ quan thuế
- MUA HOÁ ĐƠN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN.
+ CMND bản gốc
+ Đơn xin mua Hố đơn theo thơng tư 39/2014/TT-BTC( mới I)
+ Sổ mua hố đơn
+ Mộc vng doanh nghiệp, cơ sở
+ Ngồi ra: Phải đem theo đơn xác minh địa điểm của chi cục thuế( đội thuế) nơi quản lý
- ĐẶT IN HOÁ ĐƠN:
+ GPKD phô tô công chứng.
+ CMND người đại diện theo pháp luật.
+ Lô gô công ty( Không được trùng 80% so với các logo khác).
+ Hợp đồng in.
+ Đơn xác minh, và chấp nhận cho Doanh nghiệp được in hố đơn.

3. NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ HỐ ĐƠN ĐẾN NĂM 2014
( Giảng viên có trách nhiệm giải thích- cập nhật theo từng thời điểm thông tư thuế
mới ban hành)
- Bỏ hố đơn Xuất khẩu theo thơng tư 219/2013/TT-BTC.
- Doanh nghiệp có mức Doanh thu năm 2013< 1 tỷ nếu muốn tiếp tục sử dụng hoá đơn
GTGT phải làm mẫu 06 gửi tới cơ quan thuế.
- Hoá đơn doanh nghiệp tự in vốn điều lệ phải từ 15 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp thành lập năm 2014 trở đi muốn sử dụng hoá đơn GTGT phải đủ điều
kiện:
+ Vốn điều lệ > 1 tỷ đồng
+ Có tài sản từ 1 tỷ đồng.
Nếu không đáp ứng các điều kiện trên phải chuyển qua sử dụng Hố đơn thơng thường.
- Thơng tư 151 ra đời Tháng 09-2014 bãi bỏ những điều trên, Kế tốn trưởng giải thích

cặn kẽ từng bước ngoặc ra đời, ảnh hưởng tới vận mệnh sống cịn, dở khóc của các công
ty khi thông tư 219 được ban hành.
4. THỰC HÀNH VIẾT HOÁ ĐƠN CHO DOANH NGHIỆP
Học viên sẽ được thực hành viết các loại hoá đơn:
Giá trị gia tăng( VAT), Hố đơn thơng thường, Hố đơn Xuất khẩu, Phiếu xuất kho,
Phiếu nhập kho, Bảng báo giá…
5. NHỮNG CÔNG VIỆC KHÁC CĨ THỂ XỬ LÝ TẠI DN:
- Bảng Chấm cơng
- Lên bảng lương, đăng kí thang bảng lương.
- Làm bảng báo giá
- Nhập xuất kho
- Làm hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc.
- Làm bảo hiểm…


Chương IV: NHỮNG NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CƠ BẢN CHO KẾ
TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
1. CÀI ĐẶT CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ DO TỔNG CỤC THUẾ BAN HÀNH
- Học viên được cung cấp hoặc tải trực tiếp các phần mềm hỗ trợ do cơ quan thuế ban
hành mới nhất như: HTKK 3.3.1, TNCN 2.6, PDF, JAVA ...
- Độc lập cài đặt nhập liệu ( Tên, địa chỉ…), tham khảo ý kiến từ giáo viên hướng dẫn
( Lưu ý: Phần chọn phải là “ Luôn sử dụng clipboar cho unicode” nhé)
- Tham khảo các phụ lục trong phần mềm.
2. SẮP XẾP CHỨNG TỪ, KIỂM TRA CHỨNG TỪ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN KẾ TOÁN
- Học viên được cung cấp chứng từ như: HĐ GTGT, HĐTT, TKHQ, Uỷ Nhiệm Chi,
Sổ Phụ, Giấy nộp tiền….Sau đó các học viên được hướng dẫn sắp xếp theo trình tự,
quy định
3. NHẬP LIỆU BÁO CÁO THUẾ( CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
- Từ những chứng từ được cung cấp, các học viên tiến hành nhập liệu để lên được Báo

Cáo Thuế ( Làm ít nhất 2-3 tháng báo cáo cho thành thục)
- GVHD phải giải thích cách nhập từng loại chứng từ sao cho hợp lệ trên từng tiểu
mục tờ khai.
- Nhập thêm các phụ lục cho các loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định.
4. ĐĂNG KÍ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẦN MỀM 2.6.
- Đây là khoản bắt buộc ở tất cả các Doanh Nghiệp, do đó các học viên sẽ được hướng
dẫn cách nhập liệu, tra cứu MST nhân viên, kết xuất và gửi hồ sơ cho cơ quan thuế
- Đăng kí Giảm trừ gia cảnh theo mẫu và các vấn đề liên quan.
- Hạch toán tiền lương, mức giảm trừ vào TNCN theo từng loại hình cơng ty.

Chương V: NHỮNG NGHIỆP VỤ KINH TẾ NÂNG CAO CHO KẾ TOÁN TẠI
DOANH NGHIỆP
5. SỔ SÁCH KẾ TỐN
Đây là phần khó nhất, nhưng chun sâu nhất trong cuộc đời kế toán mỗi người làm
nghề này. Các bạn học viên sẽ được phát 1-3 bộ chứng từ hóa đơn màu thực tế phát sinh
tại Doanh nghiệp. Sau đó được Kế tốn Thuế hoặc các kế tốn trưởng mang tầm cao cấp
giảng giải qua mạng chi tiết hoặc cầm tay chỉ dẫn từng bước một từ đơn giản đến nâng cao
theo từng nghiệp vụ phát sinh theo mỗi hóa đơn được in màu thực tế. Tất cả các nghiệp vụ
được đào tạo đến lúc chuyên sâu nhất, thành thạo nhất, tạo cho học viên tự tin khi trên
đường tìm việc hoặc nhận việc kế tốn trưởng bán thời gian tại nhà.
- Từ những dữ liệu đã nhập từ Báo Cáo Thuế, GVHD ( Kế toán trưởng) bắt đầu hướng dẫn
cho học viên quá trình lên sổ sách kế tốn. Q trình này có thể kéo dài từ 1-2 tháng tùy
vào trình độ của từng học viên.
- GVHD kiểm tra xem học viên có những gì chưa hiểu, sai sót khi nhập dữ liệu sổ sách.


- Kết chuyển, tính tốn để lên được bảng Cân Đối Phát Sinh
2.BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO QĐ15 VÀ QĐ 48
- Lên Bộ Báo Cáo Tài Chính.
- Làm Quyết tốn thuế TNDN

- Làm Quyết toán thuế TNCN
3. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO KHI CƠ QUAN THUẾ
THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ.
Học viên được Kế toán Thuế hướng dẫn theo ba rem kinh nghiệm quyết toán qua các
thời kỳ.
Lưu ý: Phần nâng cao là phần được làm từ các cơng ty Dịch vụ, sản xuất.
Trong q trình xây dựng Giáo trình khơng tránh khỏi sự sai sót, rất mong được sự đóng
góp ý kiến từ các học viên và chuyên gia. Xin cám ơn.
Chúc các bạn thành cơng
CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CẦN NHỚ
Mua hàng
N 152,153,155,156,211,6421,6422.......; Gía mua chưa bao gồm thuế GTGT
N 133 ; Thuế GTGT mua vào
C 111, 112, 331 : Tổng giá trị thanh tốn theo hóa đơn.
Khi thanh tốn cơng nợ kỳ trước hoặc trả trước tiền hàng cho NCC
N 331
C 111, 112
Bán hàng
N 111, 112,131 : Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn
Có 511: Doanh thu ghi theo giá bán chưa gồm thuế GTGT
Có 3331 Thuế GTGT bán ra
Khi thu cơng nợ kỳ trước của KH, hoặc khách hàng trả trước tiền hàng
Nợ 111, 112
Có 131
Ngân hàng trả lãi cho DN
N 112
C 515
Phí dịch vụ tài khoản , phí in sao kê ( Các chi phí liên quan đến doanh nghiệp )
N 6422
C 112

Doanh nghiệp trả lãi cho ngân hàng ( do đi vay)
Nợ 635
Có 111,112
Thu vốn góp cổ phần của cổ đơng
Nợ 111,112, 221
Có 411
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Các xác định ngun giá của TSCD= Gía mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT+ Chi phí


liên quan ( Vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt...) + Thuế nhập khẩu ( nếu có)- các khoản giảm trừ
( Ck thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại)
1. Khi mua TSCĐ
N 211
N 133
C 111, 112, 331
* Chú ý
- Khi mua TS phải kết chuyển nguồn ( kết chuyển đúng nguyên giá của Ts)
- Mua TS bằng vốn vay dài hạn hay bằng nguồn vốn kinh doanh thì khơng phải kết chuyển
nguồn.
2. Hàng tháng tính khấu hao
Thường các DN tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
N 154/ 6421 / 6422
C 214
3. Trong quá trình sử dụng mà thanh lý , nhượng bán
- Xóa sổ
N 214 : Tổng giá trị khấu hao tình đến thời điểm thanh lý, nhượng bán
N 811: Giá trị còn lại
C 211: Nguyên giá TS
- Gía thỏa thuận

N 111,112,131
C 711 : Giá thỏa thuận của 2 bên
C 3331 thuế GTGT bán ra của TS
- Trường hợp có tân trang sửa chữa trước khi thanh lý
N 811 Chi phí thanh lý
N 133 Thuế gtgt
C 111, 112, 331
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Các khoản trích theo lương
Chỉ tiêu BHXH (26%) BHYT (4,5%) BHTN(2%) KPCĐ(2%)
Trừ vào CP của DN 18% 3% 1% 2%
Trừ vào lương 8% 1,5% 1%
2. Hạch toán
Lương phải trả các bộ phận của DN
Nợ 154/6421/6422
Có 334
Trích các loại bảo hiểm tính vào chi phí của DN
Nợ 154/6421/6422 (18% x lương cơ bản
Có 3383
Nợ 154/6421/6422 (3% x lương cơ bản)
Có 3384


Nợ 154/6421/6422 (1% x lương cơ bản)
Có 3389
Nợ 154/6421/6422 (2% x lương cơ bản)
Có 3382
Trích các loại bào hiểm , thuế TNCN trừ vào lương của người lao động
Nợ 334
Có 3383

N 334 ( 1,5% x lương cơ bản)
C 3384
N 334 ( 1% X lương cơ bản)
C 3389
Thanh toán lương cho CNV
N 334 Lương thực lĩnh = Tổng lương ( Tổng bên Có TK 334) - các khoản giảm trừ vào
lương ( Tổng bên Nợ TK 334
C 111/ 112
- Nộp các khoản BH
N 3383
N 3384
N 3389
C 111/ 112
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Chiết khấu thanh toán
- Thanh toán sớm trước thời hạn
- Chiếc khấu ln tính trên tổng giá thanh tốn ( bao gồm thuế VAT)
Người mua Người bán
* Khi mua
N 152/153/156
N 133
C 111/112/331
* Chiếc khấu được hưởng
N 111 / 112/331/1388
C 711/ 515 * Giá vốn hàng bán
N 632
C 152, 153,154,155, 156
* Phản ánh doanh thu
N 111/ 112/131
C 511

C 3331
* Phần chiếc khấu cho khách hàng hưởng
N 635
C 111/ 112.131.3388


2. Chiếc khấu thương mại giảm giá hàng bán
- Mua hàng với số lượng lớn, khách hàng quen/ hàng bị lỗi
- Chiếc khấu/ giảm giá ln tính trên giá bán ( chưa bao gồm thuế VAT)
Người mua Người bán
* Khi mua
N 152/153/156
N 133
* Chiếc khấu được hưởng
N 111 / 112/331/1388
C 152/ 153/156
C 133
* Giá vốn hàng bán
N 632
C 152, 153,154,155, 156
* Phản ánh doanh thu
N 111/ 112/131
C 511
C 3331
* Phần chiếc khấu cho khách hàng hưởng
N 5211/ 5213
N 3331
C 111, 112, 131, 3388
3. Hàng bán bị trả lại
- Giá vốn khi nhập lại số hàng trả bị trả lại tính theo giá vốn lúc xuất bán

- Hóa đơn của phần hàng bán bị trả lại ln tính trên giá bán ( chưa bao gồm VAT)
Người mua Người bán
* Khi mua
N 152/153/156
N 133
C 111/112/331
* Chiếc khấu được hưởng
N 111/ 112/331/1388
C 152/153/156
C 133 * Gía vốn hàng bán
N 632
C 152/ 153/154/155/156
*Phản ánh doanh thu
N 111/ 112/131
C 511
C 3331
* Phần hàng bị trả lại
N 5212
N 3331
C 111/ 112/131/3388


* Nhập lại kho sổ hàng bị trả lại
N 156
C 632
4. Hoa hồng đại lý
* Xuất kho hàng gửi đại lý
N 157
C 155/ 156
* Giá vốn của sổ hàng gửi bán

N 632
C 157
* Phản ánh doanh thu
N 111 / 112 / 131
C 511
C 3331
* Hoa hồng cho địa lý hưởng
N 6421
C 111 /112/ 131 / 3388
CÁC LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Bảng cân đối số phát sinh
- Số dư Nợ= số dư Có
- Số phát sinh bên Nợ = số phát sinh bên có = tổng số phát sinh bên Nhật Ký Chung
2. Bảng cân đối kế toán
- Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn vốn = số dưu cuối kỳ bên Nợ / có
3. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Doanh thu bán hàng lấy từ TK 511 ở bảng CĐ SPS
- Các khoản giảm trừ DT lấy ở bảng CĐ SPS
- Gía vốn bán hàng lấy NKC Nợ 911/ Có 632
- Các chỉ tiêu khác lấy từ bảng CĐ SPS
- LNTT, Thuế TNDN, LNST kế tốn tự tính để kiểm tra
+ LNTT - có 421 + C 3334 ( trong CĐSPS)
+ Thuế = TK 821
+ LNST = C421- N 421 trong kỳ
4. Lưu chuyển tiền tệ
- Số tiền và tương đương tiền cuối năm = Số dư Nợ cuối kỳ của TK 111 + 112+
113( CĐSPS)
HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH ( QĐ 48)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN
Bảng cân đối kế tốn là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và

nguồn hình thành TS đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm nhất định
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền:
Phản ánh tồn bộ số tiền hiện có tại doanh nghiệp bao gồm : Dư Nợ Tk 111. TK 112. TK


113
II. Đầu tư TC ngắn hạn
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Dư Nợ TK 121, Tk 128
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn: Dư có TK 129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn:
1. Phải thu khách hàng : Dư Nợ 131
2. Trả trước cho người bán : Dưu Nợ TK 331
3. Phải thu khác Nợ 138
4. Dự phịng các khoản phải thu ngắn hạn khó địi : Dư Có TK 139
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho : Dư nợ tk 152 , 153, 154, 155, 156, 157
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Dư có TK 159 ngắn hạn
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT được khấu trừ : Nợ 1331
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước : Nợ 3331
3. Tài sản ngắn hạn khác : Dự Nợ 141, 142, 138 ( ngắn hạn)
B. Tài sản dài hạn
I. TSCĐ
1. Nguyên giá TSCĐ: Dư Nợ 211
2. Giá trị hao mòn lũy kế : Dư Có 214: Ghi âm
3. Chi phí XDCB dỡ dang: Nợ TK 2411, 2143
II. Bất động sản đầu tư
1. Nguyên Giá : Dư Nợ tk 217

2. Hao mòn lũy kế: Dư có TK 2147
III. Các khoản đầu tư TC dài hạn :
1. Đầu tư TC dài hạn: Dư Nợ Tk 221, 222, 228
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn: Dư có TK 229
IV: Tài sản dài hạn khác:
1. Phải thu dài hạn : Dư nợ TK 138 dài hạn
2. TS dài hạn khác : Dư nợ TK 242, 244
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó địi : Dư có TK 159 dài hạn
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn: Dư có TK 311
2. Phải trả cho người bán : Dư có tk 331
3. Người mua trả tiền trước : Dư có tk 131
4. Thuế Và các khoan phải nộp nhà nước : Dư có tk 333
5. Phải trả người lao động : DƯ CÓ TK 334

NỘP CHẬM TỜ KHAI BÁO CÁO THUẾ SẼ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Sau ngày cuối cùng của hạn nộp tờ khai, báo cáo Thuế mà doanh nghiệp chưa thực hiện


nộp thì đó gọi nộp chậm tờ khai. Thời hạn nộp của các loại tờ khai, Mức phạt chậm nộp
báo cáo thuế, tờ khai thuế của các loại thuế như tờ khai thuế môn bài, báo cáo thuế thu
nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng được quy định chi tiết tại
...Điều 9 của thông tư 166/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 để xử phạt đối với
hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến
05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu khơng thấp
hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000

đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01
ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại phần 1 trên).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu khơng
dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá
2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy
định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu khơng
thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá
3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy
định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu khơng
thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa khơng quá
4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy
định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu khơng
thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa khơng q
5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế
phải nộp.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp
pháp luật có quy định khơng phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày
hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế
năm.
7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ
khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Khơng áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế
trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các phần 1, 2, 3,

4, 5, 6 trên, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy
định tại Điều 106 Luật quản lý thuế.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết
định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ
sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải
nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo
Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 trên và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan


thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.
Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt hành chính như trên nếu phát sinh số
thuế phải nộp mà chưa nộp thì cịn bị xử phạt chậm tiền thuế theo quy định của pháp luật.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHƠNG PHẢI KÊ KHAI, TÍNH NỘP THUẾ GTGT (VẪN
ĐƯỢC KHẤU TRỪ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO)
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi
thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản
thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận
được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ
thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ
chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê
khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê
khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ
chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế
theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước
ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không

cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc,
thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và
thương mại; mơi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngồi; đào tạo; chia cước
dịch vụ bưu chính, viễn thơng quốc tế giữa Việt Nam với nước ngồi mà các dịch vụ này
được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ
qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại
khơng phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dịng giá bán là giá
khơng có thuế GTGT, dịng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua
sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức,
cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại
khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT
theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông


thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên
doanh thu.
6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị
ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh
doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu
100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

GTGT thì khơng phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài
sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ
hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc
điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế GTGT thì
phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản
định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định
giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về
nguồn gốc tài sản.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều
chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài
sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh;
tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ
hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị
thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh
doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo
quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ khơng liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh
doanh.
đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ
hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ:
bưu chính, viễn thơng, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải
quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất

thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.
e) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại
lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện khơng chịu thuế GTGT
nguồn Kế Tốn Thuế
CHI PHÍ QUẢNG CÁO, TIẾP THỊ, KHUYẾN MẠI, HOA HỒNG MÔI GIỚI,
CHI TIẾP TÂN, KHÁNH TIẾT, HỘI NGHỊ; CHI HỖ TRỢ TIẾP THỊ, CHI HỖ
TRỢ BỊ KHỐNG CHẾ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chi


quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (không bao gồm hoa hồng bảo hiểm
theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá,
hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp); chi tiếp tân,
khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ từ năm 2014.
Tổng số chi phí được trừ không bao gồm các khoản chi quy định trên đây; đối với hoạt
động thương mại không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
Khoản chi thuộc diện khống chế chi phí tại Điểm này bao gồm cả chi biếu, tặng, cho
khách hàng.
Như vậy, tổng chi phí đã được nâng từ 10% năm 2013 lên thành 15% từ 2014, không phân
biệt doanh nghiệp mới thành lập trong 3 năm đầu hay đã hoạt động lâu rồi. Từ năm 2014
đã bỏ khoản chiết khấu thanh toán ra khỏi các chi phí bị khống chế và ghi rõ tiền chi biếu,
tặng nằm trong các khoản chi phí bị khống chế nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền
với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận
là tài sản cố định vơ hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá
là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài
sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi
trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được
thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định
hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng
được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản

Công Văn 2376/TCT-CS Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp mất
hóa đơn 24/06/2014
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
------CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Số: 2376/TCT-CS
V/v xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp mất hóa đơn
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2014
Kính gửi: CụcThuế thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời công văn số 2818/CT-PC ngày 21/4/2014của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về
xử phạt hành chính đối với trường hợp mấthố đơn, Tổng cục Thuế có ý bến như sau:


Tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ có
hiệu lực từ ngày 9/11/2013:
"Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sửdụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
4. Phạt tiên từ 10.000.000 đồng đến20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi :
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hànhnhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên
giao cho khách hàng) nhưng khách hàngchưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏahoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên
giao cho khách hàng, trongthời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế tốn.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đãmất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan
thuế chưa ban hành quyết định xử phạtthì người bán khơng bị phạt tiền".
Tại điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư số10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài

chính hướng dẫn :
"4. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hànhnhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên
giao cho khách hàng) nhưng khách hàngchưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến
thời gian lưu trữ, trừ trường hợp mất,cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường
hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn,trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử
phạt theo pháp luậtvề kế tốn.
Trường hợp người bán tìm lại được hố đơn đãmất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan
thuế chưa ban hành quyết định xử phạtthì người bán khơng bị phạt tiền.
Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng cácliên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người
ban đã lập hoá đơn khác thay thếcho các hoá đơn đã lập sai và đã xố bỏ) thì người bán bị
phạt cảnh cáo.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thơng báo mất nhiềusố hố đơn
cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cánhân gộp nhiều lần
mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo tưng lầnmất hoá đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập(liên giao cho khách hàng) có liên quan đến
bên thứ ba, bên thứ ba do người bánthuê thì xử phạt người ban theo quy định tại điểm
này".
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người bántìm lại hố đơn đã mất (liên giao cho khách
hàng) khi đã có quyết định xử phạtthì cơ quan thuế khơng thu hồi quyết định xử phạt.


Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố HồChí Minh biết./

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-----------------Số: 4716/TCT-CS
V/v giới thiệu nội dung
mới của Thơng tư số
151/2014/TT-BTC


CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 10/10/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 151/2014/TT-BTC hướng
dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Tổng cục Thuế đề nghị các
Cục thuế phổ biến, thông báo cho cán bộ thuế và tuyên truyền tới người nộp thuế trên địa
bàn quản lý các nội dung mới của Thơng tư số 151/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15/11/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014. Một số nội
dung sửa đổi, bổ sung mới của Thông tư số 151/2014/TT-BTC như sau:
I - Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của
Bộ Tài chính về thuế TNDN như sau:
1. Bổ sung quy định doanh nghiệp được trính khấu hao vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập tính thuế TNDN tồn bộ giá trị đối với xe ô tô làm mẫu và lái thử cho kinh
doanh ô tơ có giá trị trên 1,6 tỷ đồng.
Trước: Doanh nghiệp khơng được tính vào chi phí được trừ phần trích khấu hao
tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ
ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn).


2. Bổ sung quy định doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi
có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và
gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập
tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai
nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ
trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi

khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên khơng quá 01 tháng lương bình quân thực tế
thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01 tháng lương bình qn thực tế thực hiện trong năm tính thuế của
doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Quỹ
lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Trước: Chưa có quy định này.
3. Bổ sung quy định không thu thuế TNDN đối với khoản chênh lệch do đánh giá
lại tài sản đối với trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước.
Trước: Trong giai đoạn 2012 – 2013, khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo
quy định của pháp luật đối với trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
100% vốn nhà nước được tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
4. Tăng thời gian được miễn thuế đối với thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, thu nhập từ bán sản phẩm thử nghiệm và thu nhập
từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam để
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản phẩm khoa học công nghệ, cụ thể như
sau:
“Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ được miễn thuế trong thời
gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa khơng q 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu
từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt
Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ được
miễn thuế tối đa không quá 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm;
Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử
nghiệm theo quy định của pháp luật”.
Trước: Thời gian miễn thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày bắt đầu có doanh
thu bán sản phẩm đối với tất cả các loại hình nêu trên.
5. Sửa đổi, bổ sung thu nhập được miễn thuế bao gồm “quỹ khác của Nhà nước

hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định
hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Trước: quy định “quỹ khác của Nhà nước hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận,
quỹ này được thành lập và có cơ chế chính sách hoạt động theo quy định của Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ”.


6. Bổ sung hướng dẫn xác định ưu đãi thuế đối với dự án phân kỳ đầu tư và dự án
trang bị bổ sung máy móc thường xuyên, cụ thể như sau:
- Đối với dự án đầu tư được cấp phép đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tư lần
đầu gửi cơ quan cấp phép đầu tư đã đăng ký số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư kèm tiến độ
thực hiện đầu tư, trường hợp các giai đoạn tiếp theo thực tế có thực hiện được coi là dự án
thành phần của dự án đầu tư đã được cấp phép lần đầu nếu thực hiện theo tiến độ (trừ
trường hợp bất khả kháng, khó khăn do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng
mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, do thiên tai, hỏa hoạn hoặc
khó khăn, bất khả kháng khác) thì các dự án thành phần của dự án đầu tư lần đầu được
hưởng ưu đãi thuế cho thời gian cịn lại của dự án đầu tư lần đầu tính từ thời điểm dự án
thành phần có thu nhập được hưởng ưu đãi.
Đối với dự án đầu tư được cấp phép đầu tư trước ngày 01/01/2014 mà có thực
hiện phân kỳ đầu tư như trường hợp nêu trên thì dự án thành phần được hưởng ưu đãi thuế
theo mức ưu đãi đang áp dụng đối với dự án đầu tư lần đầu cho thời gian ưu đãi cịn lại
tính từ ngày 01/01/2014.
Thu nhập của các dự án thành phần của dự án đầu tư lần đầu trước ngày
01/01/2014 đã được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật trước ngày 01/01/2014 thì khơng thực hiện điều chỉnh lại các
ưu đãi thuế đã được hưởng trước ngày 01/01/2014.
Trong thời gian triển khai các dự án thành phần theo từng giai đoạn nêu trên nếu
nhà đầu tư được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư (quy định tại Luật Đầu tư số
59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành)
cho phép gia hạn thực hiện dự án và doanh nghiệp thực hiện theo đúng thời hạn đã được

gia hạn thì cũng được hưởng ưu đãi thuế theo quy định nêu trên”.
- Dự án đầu tư của doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn 2009 2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xun trong q trình sản xuất, kinh
doanh không thuộc dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm
do việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưu đãi thuế
theo mức mà dự án đang áp dụng cho thời gian cịn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2014.
Dự án đầu tư mới được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 5 Điều 18
Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
Dự án đầu tư mở rộng được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP.
Trước: Chưa hướng dẫn cụ thể về phân kỳ đầu tư, dự án thành phần cũng như
chưa có hướng dẫn cụ thể về đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá
trình sản xuất, kinh doanh.
7. Sửa đổi, bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại
Khu công nghiệp được hưởng ưu đãi thuế bao gồm cả các quận của đô thị loại đặc biệt, đô
thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ
huyện kể từ ngày 01/01/2009.
Trước: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công
nghiệp tại các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô


thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009 thuộc địa bàn
có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi và không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
8. Về chuyển tiếp ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp dệt may bị ngừng ưu
đãi thuế theo cam kết WTO do được hưởng ưu đãi thuế theo điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu
và chuyển sang điều kiện ưu đãi khác thực tế doanh nghiệp đáp ứng.
Cho phép các doanh nghiệp dệt may bị ngừng ưu đãi thuế do thực hiện cam kết
WTO thì được lựa chọn kết hợp khơng đồng thời, khơng đồng bộ ưu đãi về thuế suất và
thời gian miễn, giảm thuế để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho
thời gian còn lại kể từ năm 2007 tương ứng với các điều kiện ưu đãi thuế mà thực tế doanh
nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu) quy định

tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực trong thời
gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số
24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế
do thực hiện cam kết WTO.
Trường hợp doanh nghiệp đã lựa chọn phương án chuyển đổi theo văn bản trước
đây (không phân biệt trường hợp doanh nghiệp đã hoặc chưa được kiểm tra, thanh tra
thuế), nếu thực hiện chuyển đổi theo hướng dẫn tại Thơng tư này có lợi hơn thì doanh
nghiệp được phép lựa chọn chuyển đổi lại theo hướng dẫn tại Thông tư này. Doanh nghiệp
thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản
hướng dẫn thi hành về quản lý thuế và không bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với
hành vi khai sai do điều chỉnh lại. Trường hợp sau khi khai điều chỉnh, bổ sung doanh
nghiệp có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được bù trừ với số thuế phải
nộp của kỳ thuế tiếp theo hoặc được hoàn lại số đã nộp thừa theo quy định. Trường hợp
doanh nghiệp đã thực hiện điều chỉnh theo cam kết WTO đối với hoạt động dệt may theo
các văn bản trước đây nếu bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế, tính tiền chậm nộp và doanh
nghiệp đã thực hiện nộp tiền phạt và tiền chậm nộp thì khơng thực hiện điều chỉnh lại.
Trước: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may bị chấm dứt ưu đãi theo
cam kết WTO do đáp ứng tỷ lệ xuất khẩu lựa chọn phương án để tiếp tục được ưu đãi thuế
và thông báo với cơ quan thuế theo một trong hai phương án (theo hướng dẫn tại công
văn số 2348/BTC-TCT ngày 3/3/2009 của Bộ Tài chính).
II - Về thuế giá trị gia tăng
1. Bổ sung đối tượng không chịu thuế đối với trường hợp bên đi vay vốn tự bán tài
sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm thì thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT và phải đáp ứng điều kiện:
- Tài sản đảm bảo tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được
đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo
đảm.
- Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao
dịch bảo đảm.

Trước: Bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay thì
phải kê khai, nộp thuế GTGT nếu tài sản đảm bảo bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.


2. Bổ sung quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với thuế GTGT đầu vào của
tài sản cố định là ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ơ tơ được khấu trừ tồn
bộ (không bị khống chế nguyên giá theo mức 1,6 tỷ đồng).
Trước: Doanh nghiệp không khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần giá
trị vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên
kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn).
3. Sửa đổi, bổ sung về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hố, dịch vụ
mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ
sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị
gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả
góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh
tốn qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh
vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh tốn, cơ sở kinh doanh khơng có chứng từ thanh tốn qua
ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được
khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ khơng có chứng từ thanh tốn qua ngân
hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh tốn bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ
quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có
phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
Trước:
Đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ trả chậm, trả góp nếu chưa đến hạn
thanh toán, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai khấu trừ, tuy nhiên đến ngày 31/12 hàng
năm, cơ sở kinh doanh phải rà soát tất cả các hợp đồng mua trả chậm, trả góp trong năm
để khai điều chỉnh giảm trong trường hợp chưa có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng.
III - Về thuế thu nhập cá nhân
1. Về khoản lợi ích về nhà ở cho người lao động:

Khoản lợi ích về nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng, cung cấp miễn phí
cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây
dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động được trừ khỏi thu
nhập chịu thuế TNCN.
Trước: khoản lợi ích về tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) do
người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng phải tính vào thu nhập chịu
thuế TNCN.
2. Về các trường hợp không phải quyết tốn thuế:
Thơng tư số 151/2014/TT-BTC sửa đổi nội dung hướng dẫn cá nhân, hộ kinh
doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khốn thì khơng
phải quyết tốn thuế đối với phần thu nhập này. Đồng thời Thông tư bổ sung trường hợp
cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp được tổ chức trả thu nhập khấu
trừ thuế TNCN thì khơng phải quyết tốn thuế đối với phần thu nhập này.


Trước: Chỉ cá nhân, hộ kinh doanh có duy nhất một nguồn thu nhập từ kinh doanh
đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khốn thì mới khơng phải quyết tốn thuế TNCN.
Trường hợp cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh theo phương pháp khốn vừa có thu
nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh theo phương pháp kê khai thì vẫn
phải tổng hợp thu nhập và quyết toán thuế theo quy định.
3. Về chuyển nhượng bất động sản
Bổ sung hướng dẫn về thuế TNCN đối với trường hợp người sử dụng bất động sản
do nhận chuyển nhượng trước ngày 01 tháng 7 năm 1994, nếu từ ngày 01 tháng 01 năm
2009 nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài
sản khác gắn liền với đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì khơng thu
thuế thu nhập cá nhân.
Trước: chưa có hướng dẫn về thuế TNCN đối với trường hợp này.
IV - Về quản lý thuế
1. Về thông báo tạm ngừng kinh doanh

Người nộp thuế chỉ phải thông báo với một cơ quan nhà nước (cơ quan đăng ký
kinh doanh hoặc cơ quan thuế) tùy theo từng trường hợp, cụ thể:
- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký
kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động
kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo
quy định.
Trong trường hợp này, tại thông tư cũng quy định cơ quan đăng ký kinh doanh và
cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thơng tin do người nộp thuế đã thông báo.
- Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ
quan thuế thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thơng báo bằng văn
bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng
kinh doanh.
Trước: Người nộp thuế là doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi tạm ngừng kinh doanh
và hoạt động kinh doanh trở lại phải thông báo bằng văn bản cho cả cơ quan đăng ký kinh
doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Về việc khai thuế GTGT theo quý:
- Sửa đổi, bổ sung quy định: Người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán
hàng hố và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì thực hiện
khai thuế GTGT theo quý và thời điểm kê khai theo quý áp dụng từ kỳ khai thuế GTGT
quý IV năm 2014 (tháng 10, 11, 12 năm 2014).
- Bổ sung Mẫu số 07/GTGT - Thông báo chuyển đổi kỳ khai thuế GTGT từ Quý
sang Tháng
Trước:
- Người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch
vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống thì thực hiện khai thuế GTGT theo
quý.


- Khơng có mẫu Thơng báo chuyển đổi kỳ khai thuế GTGT từ Quý sang Tháng.
3. Bổ sung một số trường hợp doanh nghiệp khơng phải khai quyết tốn thuế và cơ

quan thuế không phải thực hiện kiểm tra quyết tốn thuế, cụ thể:
3.1. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp
nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp từ Cơng ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại;
chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp
khác theo quy định của pháp luật) thì khơng phải khai quyết tốn thuế đến thời điểm có
quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.
3.2. Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động cơ quan thuế khơng phải thực
hiện kiểm tra quyết tốn thuế:
a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ %
trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời
điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng
hóa đơn.
c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện
giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có doanh thu bình qn năm (tính từ năm chưa được quyết tốn hoặc thanh tra,
kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động) không quá 1 tỷ
đồng/năm .
- Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến
thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật
về hành vi trốn thuế.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc
thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu
nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Đối với các trường hợp nêu tại tiết a, b, c điểm này, chậm nhất năm ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể, chấm dứt
hoạt động; các tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã

nộp đủ số thuế phải nộp) thì cơ quan thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa
vụ thuế.
Trước: Chưa có các quy định này.
4. Bỏ quy định doanh nghiệp phải khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng
quý. Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp hàng quý và quyết tốn thuế TNDN theo năm.
Cụ thể, tại Thơng tư sửa đổi các quy định về khai thuế thu nhập doanh nghiệp của
các doanh nghiệp (tại Điều 16) và của các cơ sở sản xuất thủy điện (tại Điều 20) cho phù
hợp với quy định khơng cịn kê khai tạm tính hàng quý.


Đồng thời, bổ sung quy định về việc xác định số thuế TNDN tạm nộp hàng quý,
tính tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số
thuế phải nộp theo quyết toán (tại Điều 17).
Trước: Doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng
quý và thực hiện tạm nộp thuế TNDN hàng quý theo kê khai. Cuối năm, doanh nghiệp kê
khai quyết toán thuế TNDN năm, trường hợp số thuế đã tạm nộp thấp hơn số thuế phải
nộp theo quyết tốn thì doanh nghiệp nộp bổ sung số thuế TNDN chênh lệch mà khơng
phải tính tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với
số thuế phải nộp theo quyết toán.
5. Bổ sung quy định về cơ chế cơ quan thuế đặt hàng và sử dụng kết quả của các
cơng ty kiểm tốn độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế để thực hiện
kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động. Trong đó quy
định cụ thể về quyền và trách nhiệm của cơng ty kiểm tốn độc lập, tổ chức kinh doanh
dịch vụ làm thủ tục về thuế; Quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý trực tiếp
người nộp thuế. Đồng thời quy định Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy chế
hướng dẫn cơ quan thuế các cấp thực hiện thống nhất việc sử dụng kinh phí và nguồn kinh
phí chi trả cho cơng ty kiểm tốn độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
theo các hợp đồng dịch vụ để kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp giải thể, chấm
dứt hoạt động.
Trước: Chưa có các quy định này

6. Về đơn giản thủ tục quyết toán thuế TNCN trong trường hợp doanh nghiệp giải
thể, chấm dứt hoạt động.
Để đơn giản thủ tục hành chính, Thơng tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn trường
hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập
nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập
khơng thực hiện quyết tốn thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh
sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo Mẫu 25/DS-TNCN ban hành
kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ
ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.
Trước: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động phải khai quyết
toán thuế TNCN.
7. Về gia hạn nộp thuế
7.1. Bổ sung các trường hợp được coi là tai nạn bất ngờ, khó khăn đặc biệt khác,
cụ thể:
- Những trường hợp được coi là tai nạn bất ngờ bao gồm: tai nạn giao thông; tai nạn
lao động; mắc bệnh hiểm nghèo; bị dịch bệnh truyền nhiễm vào thời gian và tại những vùng
mà cơ quan có thẩm quyền đã cơng bố có dịch bệnh truyền nhiễm; các trường hợp bất khả
kháng khác.
- Khó khăn đặc biệt khác bao gồm: ngành nghề kinh doanh chính mà người nộp thuế
đang hoạt động bị cấm hoặc bị ngừng, tạm thời ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (khơng bao gồm trường hợp bị cấm hoặc ngừng, tạm thời ngừng
kinh doanh do vi phạm pháp luật); đối tác hủy hoặc khơng thanh tốn đúng hạn theo hợp đồng
đã ký kết làm kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế bị lỗ do đối tác thuộc một


trong các trường hợp: phá sản, người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh
nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh bị đột tử, người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật
doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh bị mất tích.
Trước: tại Thơng tư 156/2013/TT-BTC chỉ quy định chung về tai nạn bất ngờ,
khơng hướng dẫn khó khăn đặc biệt khác dẫn đến gặp vướng mắc khi xác định các trường

hợp được coi là tai nạn bất ngờ, khó khăn đặc biệt khác khi giải quyết gia hạn nộp thuế
cho người nộp thuế.
7.2. Sửa đổi thời gian gia hạn đối với trường hợp chưa được thanh toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước là 02 năm
Trước: tại Thông tư 156/2013/TT-BTC thời gian gia hạn nộp thuế đối với trường
hợp này là 01 năm
Ngồi ra, Thơng tư 151/2014/TT-BTC quy định khoản tiền thuế nợ đã được cơ
quan thuế ban hành quyết định gia hạn với thời hạn 01 năm theo quy định tại Thông tư số
156/2013/TT-BTC, nếu hết thời gian gia hạn người nộp thuế chưa được ngân sách nhà
nước thanh toán và khoản tiền thuế nợ vẫn trong thời hạn 02 (hai) năm kể từ ngày hết thời
hạn nộp thuế đến ngày đề nghị gia hạn thì tiếp tục được xem xét gia hạn, trong đó: thời
gian được gia hạn tiếp không quá 01 năm; thủ tục gia hạn được đơn giản hoá, người nộp
thuế chỉ cần gửi văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế và văn bản xác nhận của chủ đầu tư về
số vốn chủ đầu tư chưa thanh toán cho người nộp thuế tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
V - Tổ chức thực hiện
1. Thơng tư số 151/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm
2014. Riêng quy định tại Chương I Thông tư áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
từ năm 2014.
2. Tạm thời chưa thực hiện truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả
trường hợp đã ban hành Quyết định xử lý truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp đang trong thời gian xử lý khiếu nại) đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong
lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường nhưng chưa đáp
ứng theo Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực
hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi
trường do Thủ tướng Chính phủ quy định cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
3. Thay thế cụm từ và các biểu mẫu sau:
3.1. Thay thế cụm từ “Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của
đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa
bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh” tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC bằng cụm từ “Khu

công nghiệp nằm trên địa các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực
thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không bao gồm các quận của đô thị
loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới
được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009”.
3.2. Thay thế các mẫu biểu 02/TNDN, 03/TNDN, 03-5/TNDN, 04/TNDN ban
hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC bằng các mẫu biểu mới tương ứng ban hành
kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC.


×