Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu xác định hàm lượng chất béo trong một số thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 45 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG CHẤT
BÉO TRONG MỘT SỐ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

GVHD: TS.Đinh Thị Trường Giang
SVTH: Lê Quang Trung
MSSV: 1152043900
Lớp: 52K3 – Công nghệ thực phẩm

Vinh, tháng 5/2016
SVTH: Lê Quang Trung

Page 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

----------------------------

-------------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Lê Quang Trung

Số hiệu sinh viên: 1152043900

Khóa: 52

Ngành: Cơng nghệ thực phẩm

1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lƣợng chất béo trong một số thức ăn
chăn nuôi.
2. Nội dung nghiên cứu, thiết kế.
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Kỹ thuật thực nghiệm
Chương 3: Kết quả thực nghiệm và thảo luận
3. Họ tên cán bộ hƣớng dẫn: TS. Đinh Thị Trƣờng Giang
4. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:

Ngày

tháng


năm

5. Ngày hoàn thành đồ án

Ngày

tháng

năm

:

Ngày

tháng

năm 2016

Chủ nhiệm bộ môn

Cán bộ hướng dẫn

(Ký, ghi rõ họ, tên)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày

tháng


năm 2016

Ngƣời duyệt
(Ký, ghi rõ họ, tên)

SVTH: Lê Quang Trung

Page 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

----------------------------

-------------------------

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Lê Quang Trung


Số hiệu sinh viên: 1152043900

Khóa: 52

Ngành: Cơng nghệ thực phẩm

Cán bộ hướng dẫn: Ts. Đinh Thị Trường Giang
Cán bộ duyệt:
1. Nội dung nghiên cứu, thiết kế:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Kỹ thuật thực nghiệm
Chương 3: Kết quả thực nghiệm và thảo luận
2. Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………….
Ngày

tháng

năm 2016

Cán bộ hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

SVTH: Lê Quang Trung


Page 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

----------------------------

----------------------------

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Lê Quang Trung

Số hiệu sinh viên: 1152043900

Khóa: 52

Ngành: Cơng nghệ thực phẩm


Cán bộ hướng dẫn: Ts. Đinh Thị Trường Giang
Cán bộ duyệt:
1. Nội dung nghiên cứu, thiết kế:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Kỹ thuật thực nghiệm
Chương 3: Kết quả thực nghiệm và thảo luận
2. Nhận xét của cán bộ duyệt:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………

Ngày

tháng

năm 2016

Cán bộ duyệt
(Ký, ghi rõ họ, tên)

SVTH: Lê Quang Trung

Page 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

LỜI CẢM ƠN
Đề tài đồ án tốt nghiệp được hoàn thành tại phịng máy, phịng thí nghiệm Hóa
phân tích, phịng thí nghiệm Hóa thực phẩm – Trường Đại học Vinh.
Bằng tấm lịng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo
TS.Đinh Thị Trƣờng Giang đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình làm đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo Khoa Hóa học và phịng thí
nghiệm thuộc Khoa Hóa học Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho em hồn thành đồ án này.
Dù có nhiều cố gắng, song trong đồ án này không tránh được những khuyết
điểm và thiếu sót nên em rất mong quý thầy cơ và các bạn góp ý kiến để hồn
thiện hơn đồ án và tích lũy kinh nghiệm cho cơng tác nghiên cứu sau này.
Vinh, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Lê Quang Trung

SVTH: Lê Quang Trung

Page 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TACN

Thức ăn chăn nuôi

KL

Khối lượng

NSX

Ngày sản xuất

HSD

Hạn sử dụng

G

Gam

%


Phần trăm

DANH MỤC BẢNG
Chương 1

Mẫu thức ăn
hỗn hợp cho
lợn tập ăn –
15kg

Bảng 1.1

Thành phần dinh dưỡng % của sinh khối nấm
men bia khô

Bảng 1.2

Một số axit amin

Bảng 1.3

Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc:

Bảng 3.1

Mẫu thức ăn hỗn hợp cho lợn tập ăn – 15kg
sau khi chiết sơ bộ

Bảng 3.2


Mẫu thức ăn hỗn hợp cho lợn tập ăn – 15kg
sau khi chiết lần 2
Hàm lượng chất béo trung bình của mẫu sau 2
lần chiết
Kết quả thống kê của mẫu thức ăn hỗn hợp

Bảng 3.3
Bảng 3.4

Mẫu thức ăn
hỗn hợp cho
gà nuôi công
nghiệp từ 1 –
30 ngày tuổi

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

SVTH: Lê Quang Trung

Mẫu thức ăn hỗn hợp cho gà nuôi công nghiệp
sau khi chiết sơ bộ
Mẫu thức ăn hỗn hợp cho gà nuôi công nghiệp
sau khi chiết lần 2
Hàm lượng chất béo trung bình của mẫu sau 2
lần chiết
Kết quả thống kê của mẫu thức ăn hỗn hợp

Page 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mẫu thức ăn
hỗn hợp cho
vịt đẻ siêu
trứng

Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12

Mẫu thức ăn
hỗn hợp đậm
đặc cho lợn
thịt từ 26kg –
100kg

Mẫu thức ăn hỗn hợp cho vịt đẻ siêu trứng sau
khi chiết sơ bộ
Mẫu thức ăn hỗn hợp cho vịt đẻ siêu trứng sau
khi chiết lần 2
Hàm lượng chất béo trung bình của mẫu sau 2
lần chiết
Kết quả thống kê của mẫu thức ăn hỗn
hợp


Bảng 3.13

Mẫu thức ăn hỗn hợp đậm đặc cho lợn thịt từ
26kg – 100kg sau khi chiết sơ bộ

Bảng 3.14

Mẫu thức ăn hỗn hợp đậm đặc cho lợn sau khi
chiết lần 2
Hàm lượng chất béo trung bình của mẫu sau 2
lần chiết
Kết quả thống kê của mẫu thức ăn hỗn hợp

Bảng 3.15
Bảng 3.16

Mẫu thức ăn
hỗn hợp hoàn
chỉnh cho gà
từ 21 – 60
ngày tuổi

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Bảng 3.17

Mẫu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà từ 21
– 60 ngày tuổi sau khi chiết sơ bộ

Bảng 3.18


Mẫu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà sau
khi chiết lần 2

Bảng 3.19

Hàm lượng chất béo trung bình của mẫu sau 2
lần chiết
Kết quả thống kê của mẫu thức ăn hỗn hợp

Bảng 3.20
Bảng 3.21

SVTH: Lê Quang Trung

Bảng tổng hợp hàm lượng chất béo trong một
số loại thức ăn chăn nuôi

Page 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...…9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………………...11
1.1 GIỚI THIỆU VỀ THỨC ĂN CHĂN NI…………………………….11
1.1.1 Thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ thực vật……………………….....11

1. Thức ăn xanh…………………………………………………………………..……11
2. Thức ăn từ rể củ quả……………………………………………………………….11
3. Thức ăn từ các hạt ngủ cốc và các phụ phẩm………………………………..…11
4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khơ dầu………………………………...13
1.1.2 Thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ động vật…………………………13
1. Bột thịt, bột xương………………………………………………………………….13
2. Bột cá………………………………………………………………………………...13
1.1.3 Thức ăn từ các sản phẩm phụ của ngành chế biến……………………14
1. Các sản phẩm phụ của ngành nấu rượu bia…………………………………….14
2. Sản phẩm phụ của ngành chế biến đường, tinh bột……………………………14
1.1.4 Thức ăn bổ sung………………………………………………………...15
1. Thức ăn bổ sung đạm………………………………………………………………15
2. Thức ăn bổ sung khoáng………………………………………………………..…16
3. Các chất bổ sung khác……………………………………………………………..17
4. Các loại premix……………………………………………………………………..18
1.1.5 Các chất có trong thức ăn chăn ni…………………………………..19
1. Vai trò và giá trị của chất đạm…………………………………………………...19
2. Vai trò và giá trị của Gluxit……………………………………………………….20
3. Vai trò và giá trị của chất béo……………………………………………………21
4. Vai trị và giá trị của chất khống………………………………………………..21
5. Vai trò và dinh dưỡng của nước………………………………………………….22
6. Vai trò và giá trị của vitamin……………………………………………………..22
1.2 TÌNH HÌNH VỀ THỨC ĂN CHĂN NI HIỆN NAY VÀ KHÁI
QT VỀ CHẤT BÉO………………………………………………..….25
1.2.1 Tình hình về thức ăn chăn nuôi hiện nay……………………………...25
1.2.2 Chất béo trong thức ăn chăn nuôi……………………………………...25
1. Tổng quan về chất béo……………………………………………………………..25
2. Phân loại chất béo………………………………………………………………….26
3. Tầm quan trọng của chất béo……………………………………………………..26
SVTH: Lê Quang Trung


Page 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

4. Phân chia nhóm chất béo có lợi và có hại………………………………………27
5. Tính chất vật lí hóa học của chất béo……………………………………………28
1.2.3 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng chất béo…………………………...29
CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM………………………………….30
2.1 Dụng cụ, thiết bị, hóa chất………………………………………………...30
2.1.1 Dụng cụ, thiết bị…………………………………………………………30
2.1.2 Hóa chất…………………………………………………………………30
2.2 Lấy mẫu……………………………………………………………………30
2.3 Phƣơng pháp bảo quản mẫu……………………………………………...31
2.4 Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm xác định hàm lƣợng chất béo trong
thức ăn chăn nuôi…………………………………………………………31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN……………….35
3.1 Mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dùng cho lợn từ tập ăn – 15kg……..…35
3.2 Mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà nuôi công nghiệp từ 1 đến 30
ngày tuổi………………………………………………………………………..36
3.3 Mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cao cấp cho vịt đẻ siêu trứng………….38
3.4 Mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đậm đặc cho lợn thịt từ 26kg - 100kg...39
3.5 Mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà từ 21 – 60 ngày tuổi…………...41
KẾT LUẬN……………………………………………………………………43
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…44

SVTH: Lê Quang Trung


Page 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

MỞ ĐẦU
Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO “mở ra kỷ nguyên thương mại và đầu
tư mới ở một trong nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới”. Đối với ngành
nơng nghiệp nói riêng việc ra nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt
Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, chiếm
95% GDP, 95% giá trị thương mại và một kim ngạch nhập khẩu giá trị. Do đó
bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như định hướng lớn của
nhà nước về phát triển chăn ni thì cơng nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia
cầm có một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn ni là sản phẩm gắn liền và không
thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang trại, xí
nghiệp…
Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực và thực
phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu,trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng,
sữa… khơng ngừng tăng lên. Nó cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, là nguồn
thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Nhưng vấn đề cấp
thiết được đặt ra là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao, chất
lượng tốt, hạ giá thành sản phẩm do đó việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng
cần thiết để giúp vật nuôi phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn nuôi đạt
được chỉ tiêu như mong muốn. Hiện nay ở Việt Nam nguồn thức ăn gia súc, gia
cầm chủ yếu được sản xuất trong nước do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc
phía Nam và phía Bắc sản xuất theo công nghệ phối trộn. Thức ăn chăn nuôi
muốn có được giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất

chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn
nhằm đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Chính vì vậy để làm rõ mối quan tâm về vấn đề này tôi xin thực hiện đề tài “
Nghiên cứu xác định hàm lượng chất béo trong một số thức ăn chăn nuôi “
Thực hiện đề tài này chúng tôi giải quyết những nhiệm vụ sau:
 Đối tượng nghiên cứu:
− Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dùng cho lợn từ tập ăn – 15kg.
− Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà nuôi công nghiệp từ 1 – 30 ngày tuổi.
− Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cao cấp cho vịt đẻ siêu trứng.
− Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đậm đặc cho lợn thịt từ 26kg – 100kg
− Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà từ 21 – 60 ngày tuổi.
 Mục tiêu:
− Xác định hàm lượng chất béo của các đối tượng trên theo TCVN 4331 : 2001
Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo.
− So sánh hàm lượng kết quả nghiên cứu với hàm lượng cho phép theo TCVN.
 Nhiệm vụ:
− Tổng quan về đối tượng, phương pháp phân tích.
− Xác định hàm lượng chất béo trong một số loại thức ăn chăn nuôi.
− Đánh giá kết quả.


SVTH: Lê Quang Trung

Page 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
1.1.1. Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật
1. Thức ăn xanh
Bao gồm các loại lá xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ được sử
dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh là loại thức thức ăn chiếm tỉ lệ cao trong
khẩu phần ăn của loại nhai lại ( trâu, bò, dê…). Thức ăn xanh rất đa dạng gồm
nhiều loại như: các loại cỏ stylo, các loại cây họ đậu như đậu cove, các loại bèo
như bèo cái, bèo dâu, bèo Nhật Bản, các loại rau như rau muống, rau lang…
 Đặc điểm:
 Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ, ít chất béo.
 Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, ngon miệng.
 Thức ăn xanh giàu vitamin nhiều nhất là vitamin A ( Caroten), vitamin B đặc
biệt là vitamin B2 và vitamin E, vitamin D rất thấp.
 Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp.
 Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh là 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu
là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo thức ăn,
tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nhìn chung thân là
họ đậu có hàm lượng Ca, Mg, Co cao hơn trong loại thức ăn xanh khác.
2. Thức ăn rể, củ và quả
Là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc nhất là gia súc cho sữa.

Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoái lang, các loại bí…. Là loại
thức ăn ngon miệng thích hợp cho lợn non và bò sữa.
Nhược điểm của thức ăn loại rễ, củ, quả là khó bảo quản sau khi thu hoạch do dễ
bị thối hỏng.
3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và phụ phẩm
 Đặc điểm:
 Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp
thu hoạch và điều kiện bảo quản. Protein hạt ngũ cốc thiếu hụt axit amin
quan trọng là lyzin, methionin và threonin.
 Hàm lượng lipit từ 2 – 5 % nhiều nhất ở ngô.
 Hàm lượng xơ thô 7 – 14% nhiều nhất ở các loại hạt có vỏ như thóc, ít nhất
là ở bột mì và ngơ từ 1,8 – 3%.
SVTH: Lê Quang Trung

Page 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

 Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất ở ngơ 3,3 Mcal/kg.
 Hạt cốc nghèo khống, đặc biệt là Canxi, hàm lượng Canxi 0,15%, photpho
0,3 – 0,5% nhưng phần lớn photpho trong hạt ngũ cốc ở dạng phytat.
 Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B2 ( trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu
vitamin E và B1 ( nhất là ở cám gạo).
Hạt cốc là nguồn thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn, gia cầm.
a. Ngô:
Gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Giống như các loại ngũ cốc khác
ngô chứa nhiều vitamin E, ít vitamin D và B. Ngơ chứa ít canxi, nhiều photpho

nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thụ là phytat. Ngơ có tỷ lệ tiêu hố năng
lượng cao, giá trị protein thấp, thiếu axit amin.
Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc, gia cầm và loại thức ăn rất giàu
năng lượng, 1kg ngơ hạt có 3200 – 3300 kcal. Ngơ cịn có tính chất ngon miệng
đối với lợn, tuy nhiên nếu dùng làm thức ăn chính cho lợn thì sẽ làm cho mỡ lợn
trở nên nhão. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với
các loại thức ăn khác.
b. Thóc:
Là loại hạt cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Thóc được dùng chủ yếu cho
loại nhai lại, gạo, cám dùng cho, lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng
của hạt thóc, nó giàu silic và thành phần chủ yếu là xenluloza. Cám gạo chứa 11
– 13% protein thô và 10 – 15 % lipit.
c. Các phụ phẩm:
Cám gạo: là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số thành
phần chính như vỏ cám, hạt phơi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn B1
phong phú, ngồi ra cịn có cả vitamin B6 và Biotin, 1kg cám có khoảng 22mg
B1, 13mg B6, 0,43mg Biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa
11 – 13% protein thô, 10 – 15% lipit thơ, 8 – 9% chất xơ thơ, khống tổng số 9 –
10%. Dầu cám chủ yếu là các axit béo khơng no nên dễ bị oxy hố làm cám bị
ôi, giảm chất lượng và trở nên đắng khét. Nên cần ép hết dầu để cám được bảo
quản lâu hơn và thơm hơn.
Cám gạo là nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật ni và dùng cám có thể thay thế
một phần thức ăn tinh trong khẩu phần loài nhai lại và lợn.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và khô dầu
a. Đậu tƣơng và khô dầu đậu tƣơng:
 Đậu tƣơng: Là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với vật
ni. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thơ trong đó chứa đầy đủ các
axit amin cần thiết như lyzin, cystin, và 16 – 21% lipit, năng lượng chuyển
hoá 3350 – 3400 kcal/kg.
 Khô dầu đậu tƣơng: Là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu tương.
Là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại
khô dầu. Cũng giống như bột đậu tương khơ dầu đậu tương cũng có hàm
lượng protêin cao khoảng 42 – 45% theo vật chất khô, năng lượng chuyển
hoá thấp hơn 2250 – 2400 kcal/kg.
b. Lạc và và khơ dầu của lạc, vừng:
 Lạc: Ít được sử dụng trong chăn nuôi mà thường dùng phụ phẩm của ngành
chế biến dầu từ lạc.
 Khô dầu của lạc, vừng: Trong khơ dầu lạc có 30-38% protein thơ, axit amin
khơng cân đối, thiếu lyzin, cystin, methionin. Ngồi ra khơ dầu lạc rất ít
vitamin B12 do vậy khi dùng protein khơ dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần
bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Hàm lượng lipit là từ 40 - 60%.
1.1.2. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật
1. Bột thịt, bột xƣơng
Là sản phẩm phụ của nghành chế biến thịt và xương động vật. Sau khi đem xay
nhỏ và sấy khô, bột thịt và bột xương có thể được sản xuất ở hai dạng khơ và
ẩm.
Ở dạng khơ các ngun liệu được đun nóng trong một bếp hơi để tách mỡ, phần
còn lại là bã.
Ở dạng ẩm các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dịng điện chạy
qua, sau đó rút nước, ép để tách bã và sấy khô.

Bột thịt chứa 60 – 70 % protein thô, bột thịt xương chứa 45 – 50 % protein thô,
chất lượng protein cả hai loại này cao nhưng axit amin hạn chế là methionin và
tryptophan. Mỡ dao động từ 3 – 13 %, trung bình là 9%.
2. Bột cá
Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu
protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit

SVTH: Lê Quang Trung

Page 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

amin cân đối có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương
đối cân đối, giàu vitamin B1, B12 ngồi ra cịn vitamin A và D.
Hàm lượng dinh dưỡng của 1kg bột cá có 0,9-1,5 đơn vị thức ăn, 480-630g
protein tiêu hoá, 20-80g Ca, 15-60g P. Lipit có trong bột cá từ 5 – 10%.
1.1.3. Các sản phẩm phụ của các ngành chế biến
1. Các sản phẩm phụ của ngành nấu rƣợu bia
Gồm bã rượu, bã bia…đều là những loại thức ăn nhiều nước (90% là nước) do
vậy khó bảo quản và vận chuyển.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg bã rượu có 0,26 đơn vị thức ăn, 46g protein
tiêu hố. Trong 1kg bã bia khơ có 0,8-0,9 đơn vị thức ăn, 80-90g protein tiêu
hoá.
Thành phần dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc vào tỷ lệ nước, nguồn gốc sản xuất
và thời gian bảo quản. Bã bia ướt dễ bị phân giải làm mất dinh dưỡng và tăng độ
chua, cho nên người ta thường chỉ có thể cho gia súc ăn trong vòng 48 giờ. Để

kéo dài thời gian bảo quản người ta thường cho thêm muối ăn với tỉ lệ 1%. Mặt
khác người ta có thể làm thành bã bia khô ( chứa khoảng 10% nước ) để thuận
tiện cho bảo quản và sử dụng. Thành phần hóa học của bã bia khơ như sau: Vật
chất khơ ( 92 – 93% ), protein thô ( 23,5 – 27% ), lipit ( 6,2 – 6,5% ), xơ thô ( 14
– 15,5% ), khoáng ( 3,7 – 4% )
Đây là loại thức ăn nghèo protein và năng lượng. Các loại thức ăn này chủ yếu
sấy khô để sử dụng cho bò, lợn và gia cầm.
Mức sử dụng cho bò, lợn và gia cầm 5-10% khối lượng khẩu phần.
2. Các sản phẩm phụ của ngành chế biến đƣờng, tinh bột
Gồm bã khoai, bã sắn, rỉ mật đường, bã mía, đường cặn…
Rỉ mật đường dùng cho loại nhai lại có thể sử dụng bằng nhiều cách: trộn urê
với mật rỉ đường cùng với các lồi thức ăn thơ như cỏ khơ, rơm, bã mía, thân
cây ngơ, cao lương đem ủ xanh cùng với bã khoai, bã sắn cám cho loài nhai lại.
Có thể đem rỉ mật lên men vi sinh vật để tăng giá trị dinh dưỡng hoặc dùng rỉ
mật hỗn hợp cùng với các chất khoáng, chất phụ gia để sản xuất thức ăn cho
trâu, bò. Khi dùng với lượng lớn mật đường có thể gây độc. Tỷ lệ mật cuối trong
khẩu phần là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia cầm do hàm lượng khoáng cao
trong mật cuối.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

1.1.4. Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay

tổng hợp, không giống với thức ăn khác ở chỗ không đồng thời cung cấp năng
lượng, chất béo, protein và chất khoáng được đưa vào khẩu phần ăn của động
vật với liều lượng hợp lý (urê) hoặc với liều lượng rất thấp (kháng sinh,
vitamin…)
 Có những loại thức ăn bổ sung:
 Bổ sung đạm như urê, axit amin tổng hợp, chất béo
 Bổ sung khoáng, khoáng đa lượng hoặc vi lượng
 Bổ sung vitamin
 Kháng sinh và các chất kích thích sinh trưởng
 Thuốc phòng bệnh như thuốc phòng cầu trùng, bạch lỵ…
Các loại thức ăn bổ sung khác như chất chống oxy hố, chất màu, chất có mùi
thơm.
Thức ăn bổ sung đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi. Năng suất cho
thịt, trứng sữa, lông của gia súc ngày càng cao. Thức ăn bổ sung có tác dụng
tăng khả năng lợi dụng thức ăn, kích thích sinh trưởng, tăng khả năng sinh sản
và phòng bệnh.
Tuy nhiên sử dụng thức ăn bổ sung cũng có nhưng mặt trái của nó. Kháng sinh,
thuốc chống cầu trùng, hoocmon đưa vào khẩu phần thiếu sự kiểm soát của thú
y đã gây những tác hại nhất định.
1. Thức ăn bổ sung đạm
Nấm men: Hiện nay ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men: men gia súc khô và
men ủ.
Nấm men gia súc khô: Là sinh khối khô của các chủng nấm men bia
(Saccharomyces), các chủng nấm men gia súc thuần tuý như Torula utilis,
Torula lipolitica, Candida utilis, Saccharomyces serevisiae. Các chủng nấm men
này được sản xuất ở các nhà máy chuyên môn hay được tách từ dấm chín và bã
rượu của q trình sản xuất rượu, bia. Nấm men gia súc nói chung thành phần
dinh dưỡng rất cao và hồn chỉnh, đó là loại thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất
tốt cho gia súc và gia cầm.
Liều lượng sử dụng nấm men khô trong khẩu phần thức ăn 3-5% nếu tăng tỷ lệ

thì giá thành thức ăn hỗn hợp tăng.
SVTH: Lê Quang Trung

Page 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng % của sinh khối nấm men bia khô
Độ ẩm

Protein



Lipit

Tro

Ca

P

Fe

2,8

1,2


7,2

35,7

1,52

0,0138

thô

0,3

46,8

Men ủ: Ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men ủ: Men ủ tươi, men ủ khô chủ yếu
để ni lợn, ni bị, một ít dùng để ni gia cầm.
 Đặc điểm của men ủ:
Là chủng nấm men Saccharomyces serevisiae được nuôi cấy thuần khiết hoặc
được phát triển trên môi trường cơ bản là tinh bột và các chất bổ trợ khác (các vị
thuốc bắc hoặc thuốc nam theo đơn thuốc dân tộc, địa phương hay gia truyền) để
thu được dạng chế phẩm men khô. Thức ăn gia súc với khẩu phần chủ yếu là
tinh bột ( tấm, cám, bột ngô, bột sắn, bột khoai lang…) được nấu chín, làm
nguội, trộn lẫn với chế phẩm men ở trên rồi mang ủ trong 24 - 48 giờ.
Khi sử dụng nấm men, nhất là men ủ cho gia súc ăn sẽ mang lại nhiều hiệu quả:
− Thức ăn có khẩu vị tốt nên con vật ăn được nhiều.
Tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn, hạn chế được các loại ký sinh đường ruột.
− Làm tăng trọng thêm 5 - 10% và giảm tiêu tốn thức ăn là 10 - 15%.
− Cải thiện được một phần chất lượng của thức ăn, nhất là các loại thức ăn bột
đường nghèo protein và vitamin.

− Điều này rất quan trọng đối với tình hình thức ăn và chăn ni của nước ta
hiện nay.
2. Thức ăn bổ sung khống
Đối với vật ni chất khống cũng quan trọng như protein. Chính vì thế thiếu
khống con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ,
sức sản xuất sút kém. Do đó cần bổ sung khống vào thức ăn hỗn hợp để đảm
bảo nhu cầu về khống của vật ni.
 Nguồn các chất khoáng làm thức ăn gia súc:
− Các loại thức ăn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng.
− Các loại hoá chất cung cấp các nguyên tố vi lượng được sử dụng phổ biến
trong sản xuất thức ăn gia súc là:
Coban: CoCO3.CoSO4.7H2O, CoCl2.6H2O, Co(CH3COO)2.4H2O;
Đồng: CuSO4.5H2O; Sắt: FeSO4; Kẽm: ZnSO4.6H2O, ZnCO3; Mangan: MnO2,
MnSO4.4H2O; Iot: KI
SVTH: Lê Quang Trung

Page 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

 Một số nguyên liệu dùng trong hỗn hợp:
− Bột vôi chết:
Là loại vơi sống qt tường nhà cịn ngun cục hay ở dạng bột. Nếu pha nước
dùng ngay hoặc để sát trùng chuồng trại.
Cịn bột vơi chết là do ngâm nước lâu ngày hoặc ngâm đi xả lại nhiều lần cho
bớt độc ít nhất là 7 lần, sau đó đem phơi khô để bổ sung vào thức ăn của lợn (
lợn nuôi con cần nhiều hơn lợn nuôi thịt ).

− Bột vỏ sò:
Dùng vỏ nghêu, sò, ốc, hến xay nhuyễn bổ sung vào thức ăn gia súc, gia cầm
nhưng thực tế thì khơng vì khó tiêu hóa và hấp thụ. Khi trộn vào thức ăn gia súc
ăn không đủ lượng vôi trong bột sò do bị lắng cặn xuống đáy máng ăn. Muốn
gia súc, gia cầm dễ tiêu hoá và hấp thụ tốt thì cần phải dùng ở nhiệt độ thích hợp
tức là sấy bột sò hoặc vỏ sò mềm ra rồi nghiền thành bột.
− Muối ăn:
Bổ sung vào cho thức ăn gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Các loại muối thường
dùng là muối trong cá khô hoặc muối hạt cung cấp NaCl, một ít Iot. Trong khẩu
phần thức ăn cần bổ sung lượng muối thích hợp, nếu tăng quá nhiều sẽ gây ngộ
độc, tiêu chảy hoặc phù thũng.
Thường bổ sung muối hàm lượng ≤ 1% trong hỗn hợp.
3. Các chất bổ sung khác
 Các chất chống oxy hoá:
BHA (Butyl hydroxy anisol): C11H16O2. Bền vững ở điều kiện thường, có tác
dụng chống oxy hoá ở dầu và mỡ
Ethoxiquin: Chất chống oxy hoá của loại thức ăn bột cỏ hay bột thức ăn xanh
khác.
 Các chất tổng hợp:
Apocaroten đã được este hoá: C32H44O2
Cathaxantin: C40H52O2
Hai chất này dùng cho gia cầm làm cho da và trứng của chúng có màu hấp dẫn.
 Các chất nhũ hoá:
Monoglyxerit của axit oleic
Monoglyxerit của axit stearic

SVTH: Lê Quang Trung

Page 18



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Hai loại này được dùng để sản xuất thức ăn hỗn hợp có bổ sung chất béo hoặc
để sản xuất sữa nhân tạo. Nhờ các chất nhũ hoá, các hạt chất béo được phân phối
đều vào thức ăn ở dạng nhũ tương bền.
 Chất chống độc tố nấm:
Các chất này làm giảm hiệu lực của chất độc do nấm mốc sinh ra như chất
Mycofix Plus do hãng Bayer sản xuất.
Các enzym làm tăng tiêu hoá thức ăn như amylaza, xenluloza, β-glucanaza xúc
tác q trình thuỷ tán chất keo dính β-glucan có trong lúa mỳ, lúa mạch, cao
lương.
 Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi và vị thức ăn:
Các chất tạo màu thức ăn cho lợn như caroten trong cỏ 3 lá, chất sắc tố tổng
hợp.
Chất tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích thích tính
thèm ăn của gia súc, gia cầm.
Chất tạo vị: Chủ yếu là muối, hàm lượng không quá 0,5% bổ sung dầu mỡ sẽ
làm tăng vị ngon.
 Các chất kích thích tăng trọng:
Như thyroxin được chiết xuất từ tuyến giáp của trâu bò, cừu khi bổ sung vào
khẩu phần làm tăng trọng nhanh.
Chế phẩm estrogen chiết xuất từ buồng trứng của gia súc hoặc tổng hợp, khi bổ
sung vào làm tăng khả năng sinh sản hoặc giảm tỷ lệ mỡ.
4. Các loại Premix
Premix là một hỗn hợp của một hay nhiều vi chất cùng với chất pha lỗng ( cịn
gọi là chất mang hay chất đệm ).
Một số Premix phổ biến:

Premix-kháng sinh: -vitamin (biovit), Điển hình là: biovit 40, thành phần chủ
yếu là biomycine 40g/kg và các vitamin nhóm B (chủ yếu là vitamin B2)
Teran (Premix kháng sinh của Hungari sản xuất)
Thành phần hố học chất chính là kháng sinh oxytetracyline – 3,32g/kg
Ngồi ra cịn có axit xitric 1,17g/kg; MgSO4 1,51g/kg
Tác dụng của tetran là để phịng bệnh tiêu hố cho gia súc non.
Premix khoáng: Loại này được sản xuất căn cứ vào nhu cầu chất khống của vật
ni, chất mang thường được dùng bột đá phấn.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Các chất có trong thức ăn:
Thành phần của thức ăn hỗn hợp đạm (protit), bột, đường (gluxit), chất béo
(lipit), khoáng, vitamin và nước. Hàm lượng các chất đó khác nhau ở mỗi loại
thức ăn.
1.1.5. Các chất có trong thức ăn chăn ni
1. Vai trò và giá trị của chất đạm
Chất đạm là chất chính để cấu tạo nên cơ thể, cấu tạo nên tế bào, cấu tạo nên
kích thích tố (hoocmon), kháng thể và vitamin, có thành phần hố học chính là
C, H, O, N ngồi ra cịn có thêm S, P. Trong cơ thể protein cũng là chất dinh
dưỡng sinh năng lượng. Dựa vào thành phần hoá học đạm chia làm 2 loại cơ
bản:
− Đạm đơn giản: Như albumin, globulin…được cấu tạo đơn giản, gia súc hấp

thụ dễ dàng.
− Đạm phức tạp: Có cấu tạo phức tạp, gia súc khó hấp thụ trực tiếp mà phải
được các men tiêu hoá phân hoá thành đạm đơn giản để hấp thụ.
Nếu thiếu đạm ở thời gian dài thì quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể phát
triển khơng bình thường, khơng duy trì được nịi giống, giảm sức sản xuất mà
khơng có chất nào thay thế được.
Nếu thừa đạm cơ thể khơng tích trữ mà thải ra ngồi dưới dạng ure hoặc uric.
Đạm quá dư trong thời gian dài cơ quan bài tiết sẽ bị viêm, ảnh hưởng tuổi thọ
và sự hoạt động của vật ni.
Vai trị của axit amin: Có 2 loại axit amin là:
− Axit amin thay thế.
− Axit amin không thay thế.
Gia súc, gia cầm chỉ tổng hợp được axit amin thay thế từ các sản phẩm trung
gian trong quá trình trao đổi axit amin, axit béo và từ hợp chất có chứa nhóm
amino. Axit amin khơng thay thế là nhóm axit amin thiết yếu mà cơ thể động
vật không thể tổng hợp được buộc phải cung cấp từ nguồn thức ăn.
Bảng 1.2: Một số axit amin

SVTH: Lê Quang Trung

Lizin

Izoloxin

Triptophan

Treonin

Histidin


Metionin

Phenylanin

Valin
Page 20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Vai trò của lizin:
Cần để tổng hợp hemoglobin ảnh hưởng thành phần của máu, nếu máu thiếu
lizin huyết thanh sẽ giảm, chủ yếu là α, γ globulin tạo thành kháng thể, duy trì
trạng thái bình thường của hệ thần kinh nếu thiếu gây ói mửa, co giật, ảnh hưởng
tới sắc tố lơng lợn. Ngồi ra lizin cịn tham gia vào q trình tạo xương, ảnh
hưởng tới quá trình tạo axit nucleotide. Nếu thiếu lizin lợn lớn sử dụng đạm
kém, lợn nhỏ gầy ốm, biếng ăn, lông xù, da khô.
Các loại thức ăn giàu lizin gồm: Bột cá ( 8,9% ), sữa khô ( 7,95% ), men thức ăn
( 6,8% ), các loại thức ăn nghèo lizin gồm: ngơ, gạo, khơ dầu…
Vai trị của methionin:
Đây là loại axit amin có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát
triển của cơ thể. Ảnh hưởng tới sự làm việc của gan, khử các chất độc xâm nhập
vào cơ thể, điều hoà hoạt động tuyến giáp dưới cổ.
Thiếu methionin lợn chậm lớn, cơ thể có thể dùng methionin để tổng hợp
vitamin cholin và vitamin B12. Methionin có thể thay thế hồn tồn xistin nhưng
xistin chỉ thay thế methionin khoảng 50%.
Những thức ăn giàu methionin gồm: Bột cá, khô dầu hướng dương, sữa khô tách
bơ.

Vai trị của phenylalanin:
Tạo nên kích thích tố Thyroxin và adrenalin, tạo hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu
phenylalanin sẽ chậm lớn.
Vai trò của tryptphan:
Đây là axit amin cần thiết cho sự phát triển của gia súc non, duy trì sức sống cho
gia súc trưởng thành, ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan sinh dục, ảnh hưởng
tới sự tạo ra albumin, albumin dùng để tổng hợp ra vitamin nhóm B.
Thiếu tryptophan lợn sẽ kém ăn, giảm trọng lượng, lông xù, có hiện tượng đói
mệt.
2. Vai trị và giá trị của Gluxit
Gluxit là thành phần chủ yếu của thực vật, ở động vật chứa chất đường ít hơn
chỉ chứa ở gan dưới dạng glycogen. Nguồn cung cấp gluxit chủ yếu là các loại
ngũ cốc, củ, quả…
Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Đối với lợn vỗ
béo gluxit sẽ tích luỹ ở gan, phủ tạng, da dưới dạng glycogen hoặc mỡ.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Gluxit chia thành 2 loại:
− Gluxit đơn giản gồm: glucose, galactose, mannose, fructose.
− Gluxit phức tạp gồm: Tinh bột, cellulose, hemicellulose, pectin.
Tinh bột là một Glucan có mặt nhiều trong các loại cây trồng có thể coi tinh bột
như là nguồn cacbonhydrate dự trữ của thực vật nó tích luỹ chủ yếu ở hạt ( 70%

) như thóc, ngơ, kê, mỳ, mạch, …ở quả như táo, chuối, …ở rễ và củ như khoai
lang, khoai sọ, sắn ( 30% ). Cơ thể lợn trưởng thành tiêu thụ được tinh bột hoàn
toàn.
Xenluloza là chất xơ bao bọc thực vật, lợn khó tiêu hóa nhưng khẩu phần ăn
hằng ngày phải có một lượng nhất định.
3. Vai trò và giá trị của chất béo
Trong cơ thể chất béo là nguồn năng lượng dự trữ, là thành phần cấu tạo nên các
mô cơ thể và tham gia vào các phản ứng trao đổi chất trung gian khác.
Lipi là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho cơ thể, năng lượng do lipit cung
cấp thường gấp 2-2,5 lần so với các chất dinh dưỡng khác. Khẩu phần thiếu lipit
ảnh hưởng tới trao đổi carbonhydrate và làm tăng nhu cầu vitamin nhóm B. Lipit
cịn là dung mơi hồ tan các vitamin quan trọng như A, D, E, K. Do vậy khẩu
phần thiếu lipit kéo dài làm con vật mắc bệnh thiếu các vitamin trên.
Lipit là loại thức ăn có nhiều trong các loại hạt có dầu như đậu phụng, mè, dừa
khô, hạt bông, hạt thầu dầu, hạt điều và hạt hướng dương…Cịn ở động vật lipit
có trong gan, sữa, mỡ…
4. Vai trị và giá trị của chất khống
Đối với vật ni chất khống cũng quan trọng như protein. Ngồi chức năng cấu
tạo mơ cơ thể, chất khống cịn tham gia vào nhiều q trình chuyển hố của mơ
cơ thể. Thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị
ngừng trệ, sức sản xuất sút kém.
Chất khoáng được chia làm 2 loại:
− Khoáng đa lượng
− Khống vi lượng
Vai trị của chất khống:
− Tham gia vào các thành phần dịch thể của: Máu, huyết tương.
− Ổn định áp suất thẩm thấu của tế bào và máu.
− Cấu tạo: Xương, lông, da…

SVTH: Lê Quang Trung


Page 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

5. Vai trị và dinh dƣỡng của nƣớc
Nước thường khơng được xếp loại như là một dưỡng chất mặc dù nước cấu tạo
từ 1/2-1/3 cơ thể con vật trưởng thành và có khi chiếm 90% trọng lượng thú sơ
sinh.
Tuy nhiên tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ và nước sạch cho con vật
được quan tâm rất nhiều.
 Chức năng của nƣớc:
− Nước là một môi trường phân tán lý tưởng có khả năng hồ tan và ion hố
cao giúp cho các phản ứng tế bào dễ tiến hành nhanh chóng khắp cơ thể.
− Nhờ có tỷ nhiệt cao nên nước có khả năng hấp thu nhiệt của các phản ứng mà
nhiệt độ tăng rất ít. Nhiệt bốc hơi của nước cao làm cho thay đổi nhiệt chậm
lại, như thế thân nhiệt của con vật được điều hồ.
− Các tính chất vật lý khác nhau rất quan trọng của nước đối với sinh lý của
con vật như sức căng mặt ngoài cao, hằng số lưỡng điện và hydrat hoá cao
cũng giúp ích đắc lực cho q trình tiêu hố, chun chở và bài thải các chất.
− Nước là chất cơ bản của các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể. Trong q
trình tiêu hố, các phản ứng thuỷ giải cần có nước, trong q trình đồng hố
nhiều phản ứng tổng hợp cũng cần có nước.
− Nước là vật độn trong phần lớn các cơ quan như trong dịch khớp xương làm
giảm lực tác động, giảm ma sát, trong dịch não tuỷ làm vật đệm cho não bộ
và tuỷ sống…
− Nước còn là thành phần cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Vì những

tính chất đặc biệt và quan trọng mà người ta cho rằng nước là dưỡng chất
thiết yếu quan trọng bậc nhất.
6. Vai trò và giá trị của vitamin
Vitamin là nhóm thiết yếu được phát hiện sau cùng. Vitamin còn gọi là sinh tố,
một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật.
Vitamin thực hiện các chức năng xúc tác trong cơ thể sinh vật và trong đa số
trường hợp chúng là coenzym của các enzym khác.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Bảng 1.3 : Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc:
Vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong
nước

A

B-complex

D2

B1


D3

B2

E

B6

K

B12
C

 Vitamin tan trong dầu:
− Vitamin A:
Vitamin A tích lũy trong gan vì vậy gan là nguồn cung cấp tốt nhất
tuy nhiên hàm lượng thay đổi theo động vật và khẩu phần, lòng đỏ trứng và mỡ
sữa cũng là nguồn giàu vitamin.
Vitamin A khơng có ở thực vật nhưng có mặt ở tiền vitamin ở dạng các
carotenoid, sẽ chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể động vật.
Vai trị vitamin A: Có vai trị trong việc tiếp nhận ánh sáng của mắt và thành lập,
bảo vệ các tế bào biểu mơ.
− Vitamin D:
Ít hiện diện trong thức ăn trừ trường hợp như cỏ được phơi nắng và lá úa của cây
còn non.
Ở động vật vitamin D3 hiện diện một ít. Dầu gan cá là nguồn vitamin D3 tốt.
Trứng cũng nhiều vitamin D3, sữa thì rất ít.
Triệu chứng thiếu vitamin D: Gia súc còn non mắc bệnh cịi xương, Thức ăn
thiếu vitamin D thì chỉ có khoảng 20% Ca là được hấp thu. Nếu có vitamin D thì

lượng Ca hấp thụ lên đến 50-80%. Mức độ hấp thu P cũng phụ thuộc vào Ca.
− Vitamin E:
Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu
vitamin E.
Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E nhưng thành phần hoá học thay đổi
tuỳ theo giống. Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E.
Triệu chứng do thiếu vitamin E:
Ở gà: Suy thoái sinh sản, thoái hoá bắp thịt, thoái hoá não, protein của máu bị
phá huỷ.
SVTH: Lê Quang Trung

Page 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Đinh Thị Trường Giang

Ở heo: Thoái hoá bắp thịt, gan thoái hoá hoại tử, thoái hố mỡ.
− Vitamin K:
Vitamin K có nhiều ở rau cỏ xanh, bột cá, lòng đỏ trứng. Vitamin K2 do vi
khuẩn tổng hợp và tìm thấy ở cá thối.
Triệu chứng thiếu:
Ở heo: Ít xảy ra.
Ở gà: Triệu chứng thiếu vitamin K là thiếu máu và chậm thời gian đông máu,
nếu thiếu vitamin K sẽ làm chậm đơng huyết và có thể chết khi bị thương tích.
 Vitamin tan trong nƣớc:
− Vitamin B:
Có trong tất cả thức ăn thực vật và động vật. Hạt đậu rất giàu vitamin B, ở hạt
ngũ cốc vitamin B tập trung ở cám. Heo có khả năng dự trữ lượng vitamin B

đáng kể ở mô.
Triệu chứng thiếu: Thiếu vitamin B gây bệnh phù thủng kèm theo biến chứng
mất ăn, sụt cân, mệt mỏi cơ, suy tim và viêm thần kinh.
− Vitamin B2:
Có trong các loại thức ăn thực vật và động vật.
Vai trị: Giúp các q trình hơ hấp ở tế bào, giúp chuyển hố đường tốt, chất
béo, đạm, điều hoà thị giác.
Triệu chứng thiếu: Dễ bị thương ở da, niêm mạc, rối loạn tiêu hoá, rụng lơng
quanh mí mắt, ngực, yếu chân, vết lt lâu lành.
− Vitamin B6:
Có trong tất cả thức ăn chứa B-complex, cám, men, mầm hạt, lòng đỏ trứng là
những nguồn tốt.
Vai trò: Vitamin B6 tham gia chuyển hoá chất béo, đạm, tryptophan, methionin,
giúp tạo hồng cầu.
Triệu chứng thiếu: thiếu B6 biểu hiện tổn thương ở da chân, quanh mặt và lỗ tai,
rụng tóc, có khối u ở tuyến nhờn.
− Vitamin B12:
Gan, thịt, cá, trứng, sữa là nguồn giàu vitamin B12. Vitamin B12 là loại vitamin
hầu như độc nhất được tổng hợp bởi vi sinh vật.
Vai trò: Vitamin B12 trị thiếu máu, rối loạn thần kinh, viêm thần kinh, suy
nhược, bại liệt, bồi bổ, giúp ăn ngon.

SVTH: Lê Quang Trung

Page 25


×