Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá chất lượng cam vinh trong điều kiện canh tác có sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA HÓA HỌC
===  ===

.ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CAM VINH
TRONG ĐIỀU KIỆN CANH TÁC CÓ SỬ DỤNG
PHÂN BÓN VI LƢỢNG ĐẤT HIẾM

GV hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Hoa Du
SV thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Giang

MSSV

: 1152040534

Lớp

: 52K1 - Công nghệ Thực phẩm
NGHỆ AN -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC



---------o0o--------

---------o0o---------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Giang
Khóa: 52
Ngành: Cơng nghệ Thực phẩm

Mã số sinh viên: 1152040534

1. Tên đề tài: “Đánh giá chất lượng cam Vinh trong điều kiện canh tác có sử dụng
phân bón vi lượng đất hiếm”
2. Nội dung nghiên cứu
- Lý thuyết chung về cây cam
- Lý thuyết chung về các chỉ tiêu chất lượng của cam quả và phân bón vi lượng đât hiếm
- Xác định hàm lượng axit, đường saccharose và đường khử, vitamin C, chất khô của các
mẫu cam khác nhau
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm đến chất lượng cam
quả.
3. Họ tên cán bộ hướng dẫn
: PGS.TS Nguyễn Hoa Du
4. Ngày giao nhiệm vụ đồ án : Ngày
5. Ngày hoàn thành đồ án
: Ngày

tháng
tháng


năm 2016
năm 2016
Ngày

Chủ nhiệm bộ môn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

tháng

năm 2016

Cán bộ hƣớng dẫn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng

năm
Ngƣời duyệt
(Ký, ghi rõ họ, tên)

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

------o0o------


--------------o0o--------------

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Giang
Mã số sinh viên: 1152040534
Khóa: 52
Ngành: Cơng nghệ thực phẩm
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoa Du
Cán bộ duyệt:
1. Nội dung nghiên cứu, thiết kế:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………
2. Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………
Ngày

tháng

năm 2016

Cán bộ hƣớng dẫn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

ii



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

--------o0o---------

---------o0o---------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Giang
Khóa: 52

Mã số sinh viên: 1152040534
Ngành: Cơng nghệ thực phẩm

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoa Du
Cán bộ duyệt:
1. Nội dung nghiên cứu, thiết kế:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………
2. Nhận xét của cán bộ duyệt:
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày
tháng năm 2016
Cán bộ duyệt
(Ký, ghi rõ họ, tên)

iii


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Mẫu cam được thu hái tại vườn cam thực nghiệm thuộc xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An. Mẫu cam thực nghiệm và so sánh được phân tích các chỉ tiêu: axit tồn
phần, axit bay hơi, axit cố định, đường khử, đường saccharose, vitamin C, chất khô. Xác
định hàm lượng axit bằng phương pháp chuẩn độ axit bazơ, xác định hàm lượng đường
bằng phương pháp Betrand, hàm lượng vitamin C xác định bằng phương pháp chuẩn độ với
indophenol, đo hàm lượng chất khô bằng máy chiết quang kế cầm tay.
Số liệu thực nghiệm cho thấy rõ sử dụng vi lượng và đất hiếm có làm thay đổi hàm
lượng các chất và các chỉ tiêu cấu thành chất lượng cam. Hàm lượng đường saccharose
tăng 14.29%, tổng hàm lượng đường tăng 15.52%, hàm lượng vitamin C tăng 28.76% và
hàm lượng chất khô tăng 13.08% so với mẫu cam khơng sử dụng phân bón vi lượng đất
hiếm.

iv


LỜI CẢM ƠN
Qua 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Vinh,được sự chỉ bảo và giảng dạy
nhiệt tình của q thầy cơ,đặc biệt là q thầy cơ khoa Hóa Học, đã truyền đạt cho tơi
những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và sau một

thời gian thực hành tại phịng thí nghiệm khoa Hóa Học – Trường Đại học Vinh với sự nỗ
lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người tơi đã hồn thành xong đồ án tốt nghiệp của
mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Hoa Du người đã trực tiếp giao đề
tài, hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp của mình
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô,các cán bộ trong khoa Hoa
Học,các cán bộ hướng dẫn phịng thí nghiệm, phịng chuẩn bị,phịng hóa vơ cơ đã tạo điều
kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu trong môi trường học tập khoa học để tơi có thể
hồn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên
tôi trong suốt thời gian qua.
Do kiến thức còn nhiều hạn hẹp nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để báo cáo tốt nghiệp đạt kết quả tốt hơn.

v


MỤC LỤC
Trang
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ....................................................................................... i
BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................................................ ii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ................................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... v
MỤC LỤC............................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ....................................................................................................... 3
1.1 Giới thiệu về cam........................................................................................................ 3
1.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm thực vật .............................................................................. 3
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của cam ................................................................ 3
1.1.3 Phân loại các giống cam ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Một số giống cam phổ biến ở Việt Nam ............................................................... 5
1.1.5. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và ở Việt Nam ........................................... 8
1.1.6 Giới thiệu về cam Vinh ....................................................................................... 11
1.1.7 Đất và dinh dưỡng cho cây cam ......................................................................... 13
1.2 Giới thiệu về phân bón vi lượng đất hiếm ................................................................ 17
1.2.1 Định nghĩa........................................................................................................... 17
1.2.2 Tác dụng của vi lượng đất hiếm đến cây trồng................................................... 18
1.2.3 Sự an toàn khi sử dụng vi lượng đất hiếm .......................................................... 18
1.2.4 Kết quả ứng dụng phân bón vi lượng đất hiếm .................................................. 19
1.3 Tổng quan về các chỉ tiêu chất lượng .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Hàm lượng axit ................................................................................................... 19
1.3.2 Hàm lượng đường .............................................................................................. 20
1.3.3 Hàm lượng vitamin C ......................................................................................... 21
1.3.4 Hàm lượng chất khô............................................................................................ 23
Chƣơng 2: KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM ......................................................................... 24
vi


2.1 Thiết bị, dụng cụ ....................................................................................................... 24
2.2 Hóa chất .................................................................................................................... 24
2.3 Thực nghiệm ............................................................................................................. 24
2.3.1 Xác định hàm lượng axit có trong mẫu cam bằng phương pháp chuẩn độ

axit - bazơ ................................................................................................................... 24
2.3.2 Xác định hàm lượng đường ................................................................................ 28
2.3.3. Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ Iod ..................... 32
3.6 Xác định hàm lượng chất khô trong quả cam bằng máy chiết quang kế cầm tay .......... 33
3.6.1 Cách tiến hành .................................................................................................... 33
3.6.2 Kết quả ............................................................................................................... 33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 35
3.1 Hàm lượng axit trong quả cam ................................................................................. 35
3.1.1 Hàm lượng axit toàn phần trong quả cam........................................................... 35
3.1.2 Hàm lượng axit cố định trong quả cam .............................................................. 37
3.1.3. Hàm lượng axit bay hơi trong quả cam. ............ Error! Bookmark not defined.
3.2. Hàm lượng đường trong quả cam. ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hàm lượng đường khử. ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Hàm lượng đường saccharose ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3 So sánh độ ngọt, chua của cam ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Hàm lượng vitamin C .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Hàm lượng chất khô ................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 61
PHỤ LỤC ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cam ngọt Địa Trung Hải ............................................................................................ 5
Hình 1.2 Cam Navel (Brazil) ..................................................................................................... 5
Hình 1.3. Cam sành .................................................................................................................... 8
Hình 1.4 Cam vinh ...................................................................................................................... 6
Hình 1.5 Cam canh .................................................................................................................... 7

Hình 1.6 Cam cao phong ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.7 Cam bù Hà Tĩnh
Hình 1.8 Cam xồn
Hình 1.9 Cam V2 ...................................................................................................................... 11
Hình 1.10 Cam Xã Đồi ở Nghĩa Đàn ...................................................................................... 12
Hình 3.1 Hàm lượng axit tồn phần của mẫu cam ................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2 Hàm lượng axit tồn phần trung bình của mẫu cam có bón vi lượng, vi lượng
+ đất hiếm, và mẫu đối chứng. .......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3 Hàm lượng axit cố định của maqaux cam
Hình 3.4 Hàm lượng axit cố định trung bình của mẫu cam ..... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.5 Hàm lượng axit bay hơi của mẫu cam ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.6 Hàm lượng axit bay hơi trung bình của mẫu cam ..... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.7 Hàm lượng đường khử trước thủy phân của mẫu camError! Bookmark not defined.
Hình 3.8 Hàm lượng đường khử trước thủy phân trung bình của mẫu cam.Error! Bookmark not defin
Hình 3.9 Hàm lượng đường saccharose của mẫu cam đối chứngError! Bookmark not defined.
Hình 3.10 Hàm lượng đường saccharose trung bình của các mẫu cam.
Error! Bookmark not defined.
Hình 3.11 Tổng hàm lượng các mẫu cam. ................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.12 Tổng hàm lượng đường trung bình của mẫu cam. ... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.13 Chỉ số đường / axit của các mẫu cam ...................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.14 Hàm lượng vitamin C của các mẫu cam .................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.15 Hàm lượng vitamin C trung bình của các mẫu cam .. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.16 Hàm lượng chất khô trong các mẫu cam ................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.17 Hàm lượng chất khơ trung bình giữa các mẫu cam
Error! Bookmark not defined.

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Đánh giá mức độ thiếu, đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá[60] ......... 13
Bảng 1.2 Kết quả ứng dụng phân vi lượng đất hiếm ở cây điềuError! Bookmark not defined.
Bảng 2.1 Bảng tra cứu lượng Glucose .................................................................................... 31
Bảng 2.2 Hiệu chỉnh nồng độ chất khô (%) đo được quy về 200C ........................................ 34
Bảng 3.1 Hàm lượng axit toàn phần trong quả cam ............... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2 Hàm lượng axit toàn phần trung bình của mẫu cam có bón vi lượng, vi lượng + đất
hiếm, và mẫu đối chứng. ................................... ..Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit tồn phần giữa mẫu cam có phân bón vi
lượng và mẫu cam bón phân vi lượng kết hợp với đất hiếmError! Bookmark not defined
Bảng 3.4 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit toàn phần giữa mẫu có bón phân vi lượng và
mẫu

khơng

sử

dụng

phân

phân

lượng…………………………………………........Error!

bón
Bookmark

vi
not


defined.
Bảng 3.5 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit toàn phần giữa mẫu có bón phân vi lượng kết
hợp với đất hiếm và mẫu khơng sử dụng phân phân bón vi lượngError! Bookmark not de
Bảng 3.6 Hàm lượng axit cố định trong mẫu cam .................................................................. 38
Bảng 3.7 Hàm lượng axit cố định trung bình của mẫu so ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit cố định giữa mẫu cam có sử dụng phân bón
vi lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếmError! Bookmark n
Bảng 3.9 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit cố định giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu khơng sử dụng phân phân bón vi lượng.Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit toàn phần giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng kết hợp với đất hiếm và mẫu không sử dụng phân phân bón vi lượngError! Bookma
Bảng 3.11 Hàm lượng axit bay hơi trong mẫu cam ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.12 Hàm lượng axit bay hơi trung bình ....................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.13 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit bay hơi giữa mẫu cam có sử dụng phân bón
vi lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếmError! Bookmark
Bảng 3.14 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit bay hơi giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu khơng sử dụng phân phân bón vi lượngError! Bookmark not defined.
Bảng 3.15 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng axit bay hơi giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng kết hợp với đất hiếm và mẫu không sử dụng phân phân bón vi lượng
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.16 Hàm lượng đường khử trước thủy phân của các mẫu camError! Bookmark not defined.
Bảng 3.17 Hàm lượng đường khử trước thủy phân trung bình của các mẫu cam.Error! Bookmark no
Bảng 3.18 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng đường khử trước thủy phân giữa mẫu cam có sử
dụng phân bón vi lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất
hiếm....................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.19 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng đường khử trước thủy phân giữa mẫu có sử
dụng phân bón vi lượng và mẫu khơng sử dụng phân phân bón vi lượng.Error! Bookmar
ix



Bảng 3.20 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng đường khử trước thủy phân giữa mẫu
có sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếm và mẫu khơng sử dụng phân
phân bón vi lượng ................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.21 Hàm lượng đường saccharose của mẫu cam ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.22 Hàm lượng đường saccharose của các mẫu cam ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.23 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng đường saccharose giữa mẫu cam có sử dụng
phân bón vi lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếm
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.24 Tổng hàm lượng đường của các mẫu cam. ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.25 Tổng hàm lượng đường trung bình của các mẫu cam
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.26 Kết quả xử lý số liệu tổng hàm lượng đường giữa mẫu cam có sử dụng phân bón
vi lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếmError! Bookmark
Bảng 3.27 Kết quả xử lý số liệu tổng hàm lượng đường giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu khơng sử dụng phân phân bón vi lượng.

Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.28 Kết quả xử lý số liệu tổng hàm lượng đường giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng kết hợp với đất hiếm và mẫu không sử dụng phân phân bón vi lượng
Bảng 3.29 Chỉ số đường / axit của các mẫu cam .................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.30 Hàm lượng vitamin C của các mẫu cam ............... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.31 Hàm lượng vitamin C trung bình giữa các mẫu camError! Bookmark not defined.
Bảng 3.32 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng vitamin C giữa mẫu cam có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếmError! Bookmark no
Bảng 3.33 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng vitamin C giữa mẫu cam có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu cam khơng sử dụng phân bón vi lượngError! Bookmark not defined.
Bảng 3.34 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng vitamin C giữa mẫu có sử dụng phân bón vi
lượng kết hợp với đất hiếm và mẫu khơng sử dụng phân phân bón vi lượng
Bảng 3.35 Hàm lượng chất khô của các mẫu cam
Bảng 3.36 Hàm lượng chất khơ trung bình giữa các mẫu cam

Bảng 3.39 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng chất khơ giữa mẫu cam có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu cam sử dụng phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếm
Bảng 3.41 Kết quả xử lý số liệu hàm lượng chất khơ giữa mẫu cam có sử dụng phân bón vi
lượng và mẫu cam khơng sử dụng phân bón vi lượng.
Bảng 3.42 Kết quả xử lý số liệu

x


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây cam là cây ăn quả quý, quả cam giàu dinh dưỡng, chất chống oxy
hóa. Hơn nữa cam cịn chứa chất dưỡng da và chống lão hóa. Cam giúp giải
nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ
tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể - có tác dụng chống viêm, chống khối u,
ức chế đơng máu và chống oxy hóa mạnh
Về mặt nơng hóa thổ nhưỡng : Phân bón và chất kích thích sinh trưởng là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây cam
nói riêng. Vì thành phần vi lượng có trong phân vô cơ và hữu cơ không đủ cung cấp cho cây
trồng, do đó ngồi phân vơ cơ và hữu cơ, các chất kích thích sinh trưởng đang được sử dụng
rộng rãi. Ngày nay, đã có khá nhiều nghiên cứu chi tiết về các hợp chất hóa học của một số
nguyên tố vi lượng như B, Mn, Zn, Fe, Mo, Cu… và các loại phân bón vi lượng này đang
được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp. Các nguyên tố vi lượng có mặt làm tăng sự
hấp thụ và tích lũy chất dinh dưỡng, tăng tốc độ tổng hợp, tăng khả năng tích lũy và vận
chuyển các hydrocacbonat trong cây trồng. cải thiện năng suất cây trồng đồng thời nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Ở nước ta trữ lượng đất hiếm khá lớn là nguồn cung cấp lâu dài cho loại phân vi lượng
này.Năm 1993 phân bón vi lượng đất hiếm lần đầu tiên được áp dụng trên đồng ruộng đã cho
nhiều kết quả khả quan và đã được nhân rộng đối với nhiều cây trồng khác tuy nhiên chưa
được sử dụng cho cây cam.

Nghệ An là một trong những tỉnh có giống cam nổi tiếng nhất cả nước, như cam Xã
Đoài, cam V2…Năm 2010, cam Nghệ An được đưa vào chỉ dẫn địa lý với thương hiệu “
cam Vinh”. Để nâng cao năng suất, chất lượng cam Vinh, việc ứng dụng phân bón vi lượng
đất hiếm vào việc chăm sóc cam đã được thực hiện ở nhiều vùng trồng cam trên địa bàn tỉnh
Nghệ An và đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng để đánh giá chất
lượng cam trong điều kiện canh tác có sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm, từ đó đánh giá
một cách khách quan và chính xác tác động của phân bón vi lượng đất hiếm đất chất lượng
cam quả và thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm.
Chính vì vậy tơi đã chọn thực hiện đồ án tốt nghiêp của mình với tên đề tài là: “Đánh
giá chất lượng cam Vinh trong điều kiện canh tác có sử dụng phân bón vi lượng đất
hiếm” .
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Xác định được hàm lượng axit, đường saccharose và đường khử, vitamin C, chất khô của
các mẫu cam khác nhau.
* Trên cơ sở các số liệu phân tích thu được ở trên đưa ra được nhận xét về ảnh hưởng của
việc sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm đến các thơng số phân tích nêu trên.

1


* Làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc trên phịng thí nghiệm. Nắm vững
các phương pháp nghiên cứu xác định các chi tiêu chất lượng trong cam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hàm lượng axit, đường, vitamin C, chất khô trong giống cam Vinh vùng
Nghĩa Đàn đối với mẫu cam có sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm và khơng sử dụng phân
bón vi lượng đất hiếm.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu trên 7 mẫu cam Vinh thu hái từ các vườn cam tại Nghĩa Đàn - Nghệ An
(trong đó có 3 mẫu ở vườn thực nghiệm có sử dụng phân bón vi lượng , 2 mẫu có sử dụng
phân bón vi lượng kết hợp với đất hiếm và 2 mẫu đối chứng ở điều kiện canh tác bình

thường khơng sử dụng phân bón vi lượng đất hiếm).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Xác định hàm lượng axit bằng phương pháp chuẩn độ axit- bazơ.
- Xác định hàm lượng đường khử và đường saccharose bằng phương pháp Betrand.
- Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ indophenol
- Xác định hàm lượng chất khô bằng máy chiết quang kế cầm tay.
- Xử lý thống kê bằng phương pháp so sánh giá trị trung bình trên excel.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về cam
1.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm cây cam
Trên thế giới, cam được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi, Mỹ, Nam
Mỹ, Trung Quốc và các vùng Đông Nam Á. Bang Florida (Mỹ) và Brazin là vùng sản xuất
cam lớn nhất thế giới. Tại những vùng này có đến 90% sản lượng quả được chế biến nước
ngọt, đồng thời sử dụng vỏ để chế biến tinh dầu, pectin và các hợp chất flavonoid.
Sản lượng thế giới hàng năm khoảng 40 triệu tấn. Các nước vùng Đông Nam Á:
Indonesia 350.000 tấn, Thái Lan 55.000 tấn, Lào 33.000 tấn, Philipin 20.000 tấn, Malasia
9.000 tấn, Việt Nam 116.000 tấn
Cam là loài cây ăn trái cùng họ với bưởi thuộc giới Plantae, ngành
Magnoliophyta,lớp Magnoliopsida, bộ Sapidales. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa.
Cây nhỏ, ít hoặc khơng có gai. Lá mọc so le, cuống lá có cánh nhỏ. Hoa màu trắng, mọc
thành chùm từ 6-8 hoa ở kẽ lá. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng da cam, có vị ngọt hoặc
chua [15]
Cam có tên khoa học là Citrus [L] Osbeck, gồm có 2 nhóm:
Cam chua (Citrus aurantium [L] Osbeck) có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Cam chua
không ngừng được đưa về hướng tây ở đầu thế kỷ đầu tiên sau công nguyên.

Cam ngọt (Citrus sinensis [L] Osbeck) có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc và có thể
cả Nam Indonesia [17].
Cam sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 23-29 0C. Những vùng có nhiệt độ bình qn
là 150C cũng có thể trồng được cam quýt. Cam có thể chịu được rét, nhiệt độ quá thấp và kéo
dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết. Nhưng nhiệt độ cao quá từ 400C trở lên, cây cũng
ngừng sinh trưởng, cành lá cây bị khơ héo. Cũng có một số giống cam chịu được nhiệt độ
cao. Sự phát triển của cam cũng cần đủ ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng thì cây cam cũng sinh
trưởng và phát dục kém, khó phân hóa mầm hoa, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng
[17].
Cam là lồi cây trái ưa ẩm. Lượng mưa thích hợp hàng năm là 1000-1500mm. Trồng
cam ở những nơi có độ ẩm khơng khí 70-80% cây dễ cho trái to, đều, vỏ bóng, nước nhiều,
phẩm chất trái tốt, ít bị rụng. Loại đất thích hợp cho cam là đất phù sa ven sơng, xốp nhẹ, phì
nhiêu, màu mỡ. Độ pH của đất khoảng 5,5-5,6 [17], [18].
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của cam
Cam là cây ăn quả cao cấp, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Quả cam có chứa
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được sử dụng để ăn tươi và trong công nghệ chế
biến tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như bánh kẹo, nước giải khát, rượu bổ. Hàm
lượng vitamin B1 (Riboflavin) 0,09 mg, hàm lượng vitamin C (axit ascorbic) 0.42 mg, có
3


chứa 6 – 12 % đường, nếu tính trên 100 g thì phần ăn được 75 g, protit 0,7 g, gluxit 6,3 g, 33
calo, ngồi ra cịn chứa carotenoids và phenolics [14], [17], [21], [42].
Theo Tây y thì cam có tính an thần, chống co thắt, gây ngủ nhẹ, lợi tiêu hóa, trừ giun,
hạ nhiệt, giảm biên độ co bóp tim. Cịn y học cổ truyền cho rằng cam có vị chua ngọt, tính
mát, có tác dụng giải khát, tiêu đờm, lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt. trồng cây cam nhanh cho thu
quả và lợi nhuận cao hơn nhiều loại cây ăn quả khác. Cây cam có thể sống và cho thu hoạch
quả trong vòng 25 – 30 năm. Năng suất ở các vườn có thể đạt cao (40 – 50 tấn/ha) [41].
Bên cạnh những trái cây được trồng nhiều nhất, thì cam là một nguồn cung cấp
vitamin C và các loại vitamin khác, khoáng chất, và chất chống oxy hóa. Vì lý do này mà

cam có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và sỏi thận. Cam là một sự bổ sung tuyệt vời
cho một chế độ ăn uống lành mạnh [21].
1.1.3 Phân loại giống cam
Có rất nhiều loại cam khác nhau tùy vào từng quốc gia và địa phương. Trong thương
mại, cam được chia làm hai loại: cam ngọt và cam chua. Cam chua thường được ứng dụng
trong sản xuất mứt cam.
Cam ngọt gồm:
- Cam tròn
Giống cam trịn phổ biến là Valencia có nguồn gốc từ đảo Azores và Bồ Đào Nha
[23]. Cây cam trịn có khả năng thích ứng với những vùng nội địa, nơi có sự chênh lệch sâu
sắc về khí hậu giữa ngày và đêm, có tác dụng làm hoạt hóa hệ sắc tố của vỏ tạo cho nó màu
sắc hấp dẫn.
Trái cam trịn có kích cỡ nhỏ tới trung bình thích hợp cho sản xuất công nghiệp. Vỏ
mỏng, da nhẵn, hạt màu cam cam sáng. Mùi vị dịch ép cam rất thơm ngọt ngay khi còn tươi
hay sau khi đã chế biến thành nước ép [13].
Loại cam này có hiện tượng “regreen” trong thời tiết ấm. Khi trái chín trên cây, vỏ
cam chuyển sang màu cam sáng nhưng khi nhiệt độ nóng lên vỏ hấp thụ lại chlorophyll từ lá
nên cam chín có màu xanh nhạt.
Thu hoạch chính vụ từ tháng 2 đến tháng 10. Sản phẩm sử dụng chủ yếu để làm nước
ép trái cây, tỷ lệ dịch trái thu được cao. Dịch ép có màu sậm và bền. Trái có ít hạt nên khơng
tạo vị đắng. Valencia cũng có thể dùng để bán dạng tươi.
- Cam tròn Navel
Các giống cam Navel điển hình như cam Caracara, cam Washington. Các giống cam
này được trồng ở Florida trước năm 1835 ở Brazil 1870, ở Trung Quốc. Thu hoạch chính từ
tháng 11 đến tháng 1 [20].
Quả cam vàng Navel to hơn cam Valencia và các loại cam ngọt khác. Vỏ có màu
vàng đậm sáng, dày và dễ bóc. Loại cam này khơng có hạt, tỷ lệ thu dịch ép cao. Thời tiết
4



lạnh làm màu quả cam vàng sáng vì thế quả có thể chín và vẫn cịn màu xanh nhợt trên da.
Nhược điểm của loại cam này là tạo ra vị đắng nên dùng để sản xuất nước cam ép.
- Cam Blood
Giống cam này được xem là ngon và hấp dẫn nhất trong các quả có múi đươc tìm
thấy đầu tiên ở Địa Trung Hải. Kích thước trái cỡ trung bình với vỏ mỏng có ít hoặc khơng
hạt. Múi và tép cam có màu đỏ sậm sáng đẹp. Dịch ép nhiều, ngọt, có màu đỏ sậm và ít chua
hơn các loại cam khác. Nhược điểm lớn nhất của cam Blood là hàm lượng anthocyanins tạo
đỏ đậm có khuynh hướng bị nhạt trong quá trình chế biến và bảo quản. Cam Blood có thể
dùng dạng tươi hay dạng ép [23].
- Cam ngọt Địa Trung Hải
Loại cam này trồng ở Địa Trung Hải, cho nước ép có hàm lượng axit thấp khơng đủ
khả năng ức chế vi sinh vật, độ ngọt quá cao, vì vậy khơng thích hợp cho việc sản xuất nước
cam ép.

Hình 1.1 Cam ngọt Địa Trung Hải

Hình 1.2 Cam Navel (Brazil)

1.1.4 Một số giống cam phổ biến ở Việt Nam
1.1.4.1 Canh sành
Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh có quả gần như quả cam, có
nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt
mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam, thịt
trái nhiều nước, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác
10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa. [1]

5


Cam sành Bố Hạ nổi tiếng trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cam sành

Bố Hạ hợp với đất phù sa cổ, khí hậu mát ẩm. Hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh
vàng lá greening.
Cam sành nước ta hiện trồng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, như:
Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ... được gọi chung là cam sành Sài Gịn. Loại cam sành này
khi chín vỏ có màu xanh, sần sùi, vỏ dày, quả khá to, hơi dẹt, nặng tay, có hạt. Trong nhóm
cây ăn trái có múi vùng ĐBSCL thì cây cam sành giữ vị trí hàng đầu về tất cả các mặt: diện
tích, sản lượng và giá trị hàng hóa.
Cam sành Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái… là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía
Bắc Việt Nam, năng suất cao. Cam sành Hà Giang bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương
lịch hằng năm, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm, có hạt. Huyện Bắc Quang là
huyện có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh. Cam sành Bắc Quang rất dễ nhận biết với đặc
điểm là vỏ dầy, sần, lõi cam vàng, có hạt, ăn có vị ngọt khé, đậm đà. Tính đến cuối năm
2013, diện tích cam sành của Hà Giang vào khoảng 2.850 ha và sản lượng ước đạt từ 11.000
– 13.000 tấn quả. Trong thời điểm từ tháng 1/2014, cam sành Hà Giang đã bước vào giai
đoạn chín rộ và cho thu hoạch. [8].

Hình 1.3 Cam sành

1.1.4.2 Cam Vinh
Cam Vinh- đặc sản của Nghệ An được trồng trên chất đất đỏ của vùng miền Tây
Nghệ An và được thừa hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt về khí hậu và thời tiết đặc trưng để cho
ra những trái cam ngon nổi tiếng.
Cam Vinh thuộc chi cam chanh, quả tròn đều, nhỏ, nhiều nước, ít hạt, màu xanh vàng
đều, vỏ mỏng, thường bị nám, thơm có vị ngọt thanh, đậm đà. Màu vàng của cam Vinh là
màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam. Kể cả phần tép
cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. Cam Vinh là tên gọi chung có nhiều loại
cam đang được trồng tại Nghệ An.
Cam Vinh thường chín vào tháng 9 và bắt đầu rộ mùa vào tháng 10 cho đến gần Tết.
Hiện cam trồng tại Vinh cũng đã có đến 3-4 loại khác nhau như cam Hương Sơn, cam Quỳ
Hợp, cam Xã Đoài. Nhưng ngon nhất là giống cam Xã Đoài, đặc biệt là cam trồng theo

6


phương pháp sạch đáp ứng được tiêu chuẩn VietGAP đang có giá bán tại vườn là khoảng
55.000- 60.000 đồng/kg.
Hiện giống cây cam Vinh cũng được một vài địa phương như Hưng Yên, Lào Cai,
Tuyên Quang, Hà Giang… đem về trồng trọt cấy ghép, tạo năng suất cao và chất lượng tốt.
Cam Hưng n tuy có bề ngồi giống cam Vinh nhưng vỏ dày hơn, chua và nhiều hạt [8].

Hình 1.4 Cam Vinh

1.1.4.3 Cam Canh
Cam Canh là một đặc sản nổi tiếng lâu đời ở nước ta. Đây là một loại quả đã có thâm
canh mấy chục năm trên đất Vân Canh (huyện Hồi Đức, Hà Nội). Cam Canh quả hình cầu
dẹt, cuống đầy hoặc lõm chút ít, màu xanh lẫn vàng, khi chín có màu đỏ pha vàng, vỏ rất
mỏng, hơi rám, ruột màu vàng, ăn có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng mà không giống loại
cam nào.
Mùa thu hoạch vào tháng 11-12. Trọng lượng trung bình 80 g – 120 g/quả. Giá thu
mua tại vườn khoảng 30.000 đồng/kg.
Hiện nay, ở các huyện như Thanh Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng và một
số tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương… đang có một diện tích khá lớn cam Canh.
Tuy nhiên, về chất lượng thì khơng thể bằng cam Canh chính hiệu (trồng ở làng Canh) [8].

7


Hình 1.5. Cam canh

1
1.1.4.4 Cam Cao Phong

Mấy năm trở lại đây, một loại cam được người dân trong nước ưa chuộng không kém
những loại cam đặc sản của vùng khác là cam Cao Phong. Đây là loại cam nổi tiếng ở thị
trấn Cao Phong – Hịa Bình. Cam Cao Phong nổi tiếng bởi có vị ngọt thanh, thơm đặc trưng,
vỏ mỏng, màu vàng xanh. Ngay từ giữa tháng 10, người dân Cao Phong bắt đầu đi vào vụ
thu hoạch cam. Mới đầu vụ, khách mua cam đã vào tận vườn đặt hàng, với giá khoảng
25.000 đồng/kg [8].

Hình 1.6 Cam Cao phong
1.1.4.5 Cam Bù Hà Tĩnh
Khi nhắc đến các loại cam ngon và nổi tiếng thì người dân Hà Tĩnh có thể tự hào bởi vùng
đất của mình có giống cam tuyệt vời mang tên Cam Bù.
Cam Bù được trồng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và được xem là thứ quà tặng tuyệt
diệu của thiên nhiênCũng giống như các loại cam khác, cam Bù Hà Tĩnh có dạng hình cầu,
vỏ mịn nhẵn, màu vàng đỏ, vị ngọt thơm và nhiều nước. Cam Bù là giống cam chín khá
muộn, thường chín và thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giá trị kinh tế cao, một
cân cam có giá từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg.

Hình 1.7 Cam bù hà tĩnh
8


1.1.4.6 Cam Xoàn
Cam Xoàn là đặc sản nổi tiếng của miền Tây bởi vị ngọt, ngon đậm đà khó quên. Cam xồn
là giống cam ít hạt, thơm ngon và ngọt nhất. Cam Xồn có hình trịn, vỏ mỏng màu vàng
nhạt, có những vịng xốy như đồng tiền, ruột vàng, ăn có vị ngọt đậm, thanh mát, mùi thơm
nhẹ. Cam Xồn ruột vàng, vị ngọt thanh hơn quýt, trái to, cây từ 3 năm tuổi trở lên có trái
quanh năm.
Đặc điểm của cam Xồn là có mùi thơm nhẹ, trái càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, chắc múi.
Cam


Xồn

từ

khi

ra

hoa



thu

hoạch



9

tháng

.

Hình 1.8 cam xồn
.1.1.5. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.5.1 Tình hình sản xuất cam trên thế giới
Hiện nay cam quýt phổ biến trên thế giới được trồng phổ biến ở những vùng có khí
hậu khá ơn hịa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven biển chịu ảnh hưởng
của khí hậu hải dương.

Các nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay đó là:
- Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước : Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ
Nhĩ Kỳ, Ai Cập …..
- Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước : Hoa Kỳ, Mexico
- Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước : Braxin, Venezuela, Argentina, Uruguay
- Vùng Châu Á bao gồm các nước : Trung Quốc và Nhật Bản
- Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm các nước : Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica.
Theo FAOSTAT(2011) [58] sản lượng cam trên thế giới: Năm 2010 khoảng 64 triệu
tấn, trong đó 35,7 triệu tấn cho ăn tươi và 28,3 triệu tấn cho chế biến. Tăng hàng năm đối với
cam ở các nước phát triển dự báo khoảng 0,6 %, chủ yếu là ở Mỹ, cịn ở các nước châu Âu ít
thay đổi, tăng đôi chút ở Tây Ban Nha. Ở các nước đang phát triển dự báo tốc độ tăng trưởng
hàng năm khoảng 0,8 %, tăng mạnh hơn ở các nước có nề kinh tế mới nổi như Mehico,
Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc; còn các nước ở tay bán cầu như Cu Ba, Achentina, Costa
9


Rica… có tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Phần lớn cam được sản xuất phục vụ thị trường quả
tươi nội địa, đặc biệt ở các nước đang phát triển; phần còn lại phục vụ chế biến xuất khẩu.
Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu đó là: Tây Ban Nha, Israel, Maroc, Italia. Các
giống cam quýt trên thị trường được ưa chuộng là : Washington, Navel, Valenxia Late của
Maroc, Samouti của Isarel, Maltaises của Tunisia và các giống quýt Địa trung hải như
Clemention, quýt đỏ Danxy và Unshiu được rất nhiều người ưa chuộng.
1.1.5.2 Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam
Theo cục trồng trọt (Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn), hiện nay diện tích cây
ăn quả cả nước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha,sản lượng khoảng 10 triệu tấn;trong đó diện
tích cây ăn quả phục vụ xuất khẩu khoảng 225 nghìn ha, sản lượng quả xuất khẩu ước đạt
hơn 400 nghìn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 300 triệu USD/năm. Theo quy
hoạch , đến năm 2020, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 1.1 triệu ha,với tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt 1.2 ti USD/năm.
Ở nước ta,cây cam được trồng khắp 3 miền (Bắc-Trung-Nam) với nhiều giống cam

ngon như cam sành,cam canh,cam vinh ……..
Trong đó, ĐBSCL là vùng trồng lớn nhất, chiếm đến 56% diện tích và 71% sản
lượng. Ở ĐBSCL, các tỉnh trồng nhiều cam, quýt là Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Hậu Giang .v.v. trong đó cam Sành là cây trồng có diện tích lớn nhất. Diện tích trồng
cam Sành ở ĐBSCL hiện phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long...
Nhìn chung sản xuất cây cam Sành ở ĐBSCL đã hình thành được những vùng trồng khá tập
trung. Trong tổng sản lượng cam quýt sản xuất trong nước, đại bộ phận thu hoạch vào các
tháng 9-12, ngồi trừ các tỉnh ĐBSCL có mùa vụ thu hoạch kéo dài suốt năm nhờ điều kiện
khí hậu thời tiết, tuy nhiên phần lớn sản lượng cam quýt của vùng này hiện vẫn cho thu
hoạch trong các tháng 9-12.
Vùng Đơng Bắc có diện tích và sản lượng lớn thứ hai sau ĐBSCL, chiếm 15% diện
tích và 8% sản lượng cam quýt cả nước. Diện tích cam Sành ở đây đạt khoảng 5 ngàn ha,
phân bố chủ yếu ở tỉnh Hà Giang, cho thu hoạch chủ yếu vào các tháng 12, tháng 1.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ là vùng trồng cam quýt lớn thứ 3 ở nước ta, chiếm 10,7% diện
tích và 7,1% sản lượng cam, quýt của cả nước, hai địa phương trồng nhiều là Nghệ An, Hà
Tĩnh. Sự xuất hiện của cam, quýt sản xuất của vùng này với đặc điểm là màu sắc vỏ đẹp, hấp
dẫn, chiếm lĩnh một bộ phận không nhỏ thị phần tiêu thụ cam sành ĐBSCL vào các tháng
11, 12, 1.
Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 7.300 ha trồng cam, quýt nhưng năng suất thấp và
diện tích mới trồng khá lớn nên sản lượng cam, quýt cung cấp cho thị trường hiện chỉ đạt
khoảng 24,4 ngàn tấn/năm. Đồng Nai là địa phương trồng nhiều cam, quýt nhất, chiếm đến
53% tổng diện tích cam, quýt của vùng này.
10


Năng suất cam quýt của việt nam tương đương với các nước trong khu vực khoảng 710 tấn/ha đối với cam, 8-10 tấn đối với quýt, 10-12 tấn/ha đối với chanh nhưng thấp hơn
nhiều so với các nước tiên tiến trên thế giới như : Úc, Mỹ, Brazil, ….. có năng suất 30-40
tấn/năm.
1.1.6 Giới thiệu về cam Vinh
Hiện nay thương hiệu cam Vinh chủ yếu gồm giống cam Xã Đoài ( nguồn gốc từ

Nghi Lộc- Nghệ An) và giống cam V2. Các giống cam này đều được trồng rộng rãi ở vùng
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và một phần Con Cuông , Tân Kỳ.
Cam Vinh từ lâu đã được người dùng tin tưởng và yêu mến về chất lượng cũng như
đạt được độ thỏa mãn cao cho nhu cầu của người dân. Cam Vinh đã được khẳng định bằng
chứng nhận thương hiệu cam Vinh. Được trồng ở nhiều nơi trên vùng đất xứ Nghệ, nhưng
tập trung buôn bán ở Vinh, thành thị lâu đời của miền đất gió Lào, nên cam được đặt tên
thương hiệu theo thành phố này.
Nguồn cam Vinh chủ yếu được trồng trên địa bàn Huyện Nghĩa đàn để cho chất
lượng cao. Tuy nhiên không phải cứ trồng cam trên đất Nghĩa Đàn dù bất cứ ở đâu đều cho
cam tốt. Mặc dù vùng đất được coi là cằn c i với nhiều núi đá, tuy vậy, với lớp đất đỏ sẵn có
bề mặt, Quỳ Hợp lại là nơi trồng được cam nổi tiếng là ngon của tỉnh. Đã từng được quy
hoạch để làm vùng nguyên liệu mía, dứa... nhưng rồi cây cam vẫn là lựa chọn tối ưu vì chất
lượng được mang lại từ nguồn đất của nó [17].
1.1.6.1 Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại
a) Cam V2

Hình 1.7 Cam V2

Cam V2 (Valenxia2) có nguồn gốc từ Tây Ban Nha được trồng trên đất Phủ Quỳ
(thuộc hai huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp- Nghệ An) từ năm 2004.
Cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt. Cây
sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả dễ
bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo. Quả
to trung bình (190,0 - 250,0 g/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng,
vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình
11


trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả
năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống

hiện có trong nước [2].
Cam V2 có 2 loại
- Cam V2 loại 1 là cam được tuyển chọn từ trên cây những quả hình thức đẹp nhất,
ngon ngọt nhất. khách hàng mua để ăn hoặc làm quà.
- Cam V2 loại 2 là cam sau khi đã chọ cam loại 1, có thể ăn hoặc vắt nước.
b) Cam Xã Đồi

Hình 1.8 Cam Xã Đồi ở Nghĩa Đàn

Cam Xã Đoài là giống nhập nội, được người Pháp đưa vào từ rất lâu và trồng đầu tiên
ở thơn Đồi xã Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An. Cam Xã Đồi có khả năng thích ứng rộng,
có thể cho năng suất cao và ổn định ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Với những vùng núi
cao có khí hậu mát, cam Xã Đồi có mã quả rất đẹp và chất lượng ngon [5].
Vỏ cam có màu vàng tươi tắn, trong giới hội họa gọi là màu vàng chanh. Bề ngồi có
lớp the mỏng, nếu bị xây xát sẽ toả ra mùi thơm mà các nhà sản xuất kẹo, rượu đã dùng làm
hương liệu. Quả cam bổ ra, màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm của
hoa, lại có dính kết trên mơi tí chút như mật ong.
Cam Xã Đồi có hai loại :
- Giống cam hình quả nhót (dân địa phương cịn gọi là cam Lót)
- Cam hình quả bầu (dân địa phương gọi cam Bầu)
1.1.6.2 Tình hình sản xuất và tiệu thụ cam Vinh
Tổng diện tích trồng cam Vinh tại Nghệ An hiện nay chỉ khoảng 400 - 500 ha trong
đó bao gồm cả diện tích cam mới trồng chưa cho trái và cả diện tích cam đang thu hoạch.
Sản lượng cam Vinh trung bình của m i ha khoảng 30 – 40 tấn chưa kể đến những vùng đất
xấu, hoặc những vườn cam gặp thời tiết không như ý sẽ cho sản lượng kém hơn [1].
Cam Vinh là một thương hiệu nổi tiếng và đã được chỉ dẫn địa lý. Cam vinh có chất
lượng cao, thường chín muộn vào dịp cuối năm và diện tích trồng cịn hạn chế nên cam Vinh
có giá cao, trên thị trường khoảng 50000 đến 60000 đồng/1kg. Do nhu cầu tiêu thụ lớn nên
12



lượng cung của cam Vinh khơng đủ cho ngưịi tiêu dùng vì vậy vào thời điểm cuối năm giá
cam thường tăng cao. Cam Vinh thường được sử dụng ăn quả tươi, làm quà biếu và nước ép
hoa quả trong gia đình.
1.1.7 Đất và dinh dưỡng cho cây cam
1.1.7.1 Yêu cầu về đất
Đất giống như là một cơ thể sống có khả năng sử dụng các chất thải thúc đẩy sự dự
trữ dinh dướng và làm sạch nguồn nước. Đất là nơi sinh sống và phát triển của thực vật, là
tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Đất không chỉ là cơ sở sản xuất thực vật mà còn là
cơ sở sản xuất động vật. Đất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái. Đất có khả năng
chứa, trao đổi ion, di chuyển chất dinh dưỡng và điều hòa chất dinh dưỡng. Một loại đất
được gọi là đất tốt phải đảm bảo cho thực vật “ăn no” (cung cấp kịp thời và đầy đủ thức ăn),
“uống đủ” (chế độ nước tốt), “ở tốt” (chế dộ khơng khí, nhiệt độ thích hợp, tơi xốp ) và
“đứng vững” (rễ cây có thể mọc sâu và rộng). Tùy theo loại đất và loại hình canh tác, lượng
chất dinh dưỡng trong đất là khác nhau.
Yêu cầu về đất của cây có múi có sự khác nhau giữa các lồi. Theo Trần Thế Tục,
1998 [33], cây cam sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất và tính thích ứng được sắp
xếp như sau: Đất phù sa được bồi và ít được bồi hàng năm là thích hợp nhất, trên các loại đất
phát triển trên các đá mẹ mẫu đất như : phù sa cổ, bazan, phiến thạch, dốc tụ cam vẫn phát
triển tốt.
Cam là cây chịu phản ứng môi trường phản ứng của đất khá rộng, có thể trồng hầu hết
các loại đất, với pH dao động từ 4.0 - 8.0. Tuy nhiên, đất trồng cam tốt nhất là đất có kết cấu,
nhiều mùn, thống khí, giữ ẩm và thốt nước tốt, tầng canh tác dày khoảng 0.5-1m, có mực
nước ngầm sâu, có pH đất 5,5 - 6,0 [4].
1.1.7.2 Yêu cầu về dinh dưỡng đa lượng của cây cam
Đối với cam, để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây, người ta thường dựa vào
việc phân tích dinh dưỡng trong lá để đưa ra phương án cung cấp dinh dưỡng hợp lý
cho cây. Người ta chuẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây có múi bằng cách lấy lá mùa xuân,
4 - 6 tháng tuổi ở những cành không mang quả để phân tích.
Có thể căn cứ vào các mức độ đánh giá: thiếu - thấp - tối ưu - cao - thừa mà quyết

định có bón phân hay khơng, bón những loại phân nào, liều lượng ra sao, đồng thời
cũng có thể căn cứ vào mức đánh giá này để điều chỉnh loại và lượng phân bón vào mùa
sau, sao cho đạt được hiệu quả tối ưu.
Bảng 1.1 Đánh giá mức độ thiếu, đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá [60]

Hàm lƣợng dinh dƣỡng đa lƣợng (% chất khô)
Giới hạn

N

P

K

Mg

Ca

S

Thiếu

< 2,20

< 0,09

< 0,70

< 0,20


< 1,50

< 0,14

13


Thấp

2,20 - 2,40

0,09 - 0,11

0,70 -1,10

0,20 - 0,29

1,50 - 2,90

0,14 - 0,19

Tối ƣu

2,50 - 2,70

0,12 - 0,16

1,20 -1,70

0,30 - 0,49


3,00 - 4,90

0,20 - 0,39

Cao

2,80 - 3,00

0,17 - 0,29

1,80 - 2,30

0,50 - 0,70

5,00 - 7,00 0,40 - 0,60

Thừa

> 3,00

> 0,30

> 2,40

> 0,80

> 7,00

> 0,60


a) Yêu cầu về đạm (Nitơ)
Đạm là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng
đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trị quyết định đếnnăng suất,phẩm chất của quả.
Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành đợt lộc mới
trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá được xanh lâu.
Harold Hume (1957) [53] thấy rằng số lượng đạm và kali trong quả không ngừng
tăng lên đến khi quả lớn và chín, cịn lân và magiê cũng tăng nhưng chỉ tăng đến khi
quả lớn 1/2 mức khối lượng lớn nhất sau đó ngừng tăng; canxi tăng đến 1/3 giai đoạn
đầu phát triển của quả. Tỷ lệ đạm, lân, kali ở nhiều loại quả có múi thay đổi ít, thường là N:
P2O5: K2O = 3:1: 4.
Kết quả phân tích các nguyên tố khoáng trong lá cam quýt cho thấy, kali, đạm và
canxi cao hơn các nguyên tố khác [53].
Thiếu đạm, lá bị mất diệp lục trở nên vàng đều, thiếu ở mức nghiêm trọng cành
bị ngắn lại, mảnh, lá vàng và nhỏ dễ bị rụng, quả ít. Tuy nhiên thiếu đạm chỉ ảnh
hưởng đến độ lớn của quả chứ không ảnh hưởng đến đặc điểm quyết định phẩm chất
quả, chỉ có chất khơ hồ tan bị giảm đơi chút [55], [56].
Nguyễn Quốc Hiếu và cs (1991) [38], nghiên cứu dinh dưỡng khống cho cam, đã
nhận xét rằng, đạm có tác dụng tăng số lộc trong thời kỳ cam kiến thiết cơ bản, nhưng
trong thời kỳ kinh doanh bón hàm lượng đạm cao (300 kg N/ha) thì làm giảm chất lượng
quả, mẫu mã quả kém.
Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm
mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây trong giai đoạn sinh
trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH
đất, nếu pH từ 4 – 4,5 cây hấp thụ mạnh dạng NO3, pH từ 6 - 6,5 cây hấp thụ mạnh dạng
NH4+ theo Trần Thế Tục (1988) [33]
b) Yêu cầu về Lân (Phospho)
Lân là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển đặc biệt là
giai đoạn phân hóa mầm hoa. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit
trong quả giảm, tỷ lệ đường/ axit cao, hàm lượng VTMC giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả

chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.
Tuy nhiên, mức độ cần lân của cây có múi nói chung, cây cam nói riêng là thấp.
Lân có trong dung dịch đất đầu tiên ở dạng HPO4 -2, H2PO4- hoặc PO4-3 tùy điều kiện pH.
Lân ở trong đất thường bị cố định và ít bị rửa trôi NO3- hoặc K+, do vậy ở những vườn cam
14


×