Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng củ nghệ vàng (curcuma longa) tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA HÓA HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG CỦ NGHỆ VÀNG
(CURCUMA LONGA) TẠI NGHỆ AN

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Quốc Tồn
PGS.TS. Trần Đình Thắng
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Oanh
Lớp

: 52K2 – Công nghệ thực phẩm

Vinh, tháng 5/2016
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thu Oanh MSSV: 1152043909
Khóa:
52


Ngành:
Cơng nghệ thực phẩm
1. Tên đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG CỦ NGHỆ VÀNG
(CURCUMA LONGA) TẠI NGHỆ AN
2. Nội dung nghiên cứu, thiết kế tốt nghiệp:
Nội dung bao gồm:
1.
2.
3.
4.

Xác định hàm ẩm
Xác định hàm lượng tro
Đo hàm lượng kim loại nặng
Xác định hàm lượng Curcuminoid có trong củ nghệ
+ Xác định cao chiết tổng
+ Xác định hàm lượng curcumin trong cao chiết
+ Xác định curcumin trong mẫu nghệ khô

3. Họ tên cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Trần Quốc Toàn
PGS.TS. Trần Đình Thắng
4. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: Ngày

tháng năm 2016

5. Ngày hoàn thành đồ án

tháng


: Ngày

năm 2016

Vinh, Ngày tháng 5 năm 2016
Cán bộ hƣớng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm bộ môn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng 5 năm 2016
(Ký, ghi rõ họ tên)

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:Trần Thị Thu Oanh MSSV: 1152043909
Khóa: 52
Ngành: Cơng nghệ thực phẩm
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Quốc Toàn và PGS.TS. Trần Đình Thắng
Cán bộ duyệt:

1. Nội dung nghiên cứu, thiết kế:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………............................................................……
……………
2. Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
…......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......….................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........
….......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.....
Vinh, Ngày tháng 5 năm 2016
Cán bộ hƣớng dẫn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

3



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:Trần Thị Thu Oanh MSSV: 1152043909
Khóa: 52
Ngành: Cơng nghệ thực phẩm
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Quốc Toàn và PGS.TS. Trần Đình Thắng
Cán bộ duyệt:
1. Nội dung nghiên cứu, thiết kế:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………...........................................................
.…………
2. Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
….......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.....
…......................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.....
Vinh, Ngày tháng 5 năm 2016
Cán bộ hƣớng dẫn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

4


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc và chân thành nhất tới PGS. TS Trần Đình Thắng, cảm ơn thầy đã tận tâm
chỉ bảo, quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Lê Tất Thành - Viện Hóa học các hợp
chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã gợi ý đề
tài, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện về trang thiết bị, hóa chất, phịng thí
nghiệm cũng như cung cấp các tài liệu nghiên cứu liên quan tới đề tài, giúp bài
khóa luận tốt nghiệp này hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Quốc Toàn, ThS. Hoàng Thị Bích
và các anh chị cơng tác tại phịng Hố Sinh Hữu cơ - Viện Hóa học các hợp chất
thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam đã quan tâm, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt q trình em làm khóa luận tốt
nghiệp tại đây.
Em vơ cùng cảm kích trước sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô và anh chị
công tác tại trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Hố học, trường Đại học Vinh,
các kinh nghiệm quý báu mà thầy cơ, anh chị đã chia sẻ giúp khóa luận tốt

nghiệp của em hồn thiện hơn rất nhiều.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới gia đình, người
thân và bạn bè đã động viên, quan tâm và ở bên cạnh chia sẻ những khó khăn,
giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thu Oanh
5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………… ........................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………...……………………..3
1.1 Giới thiệu về cây nghệ………………………………....……………….……...3
1.1.2 Phân bố ................................................................................................................ 3
1.1.3 Vị trí và phân loại ............................................................................................... 3
1.1.4 Đặc điểm…………………… .............................................................................. 4
1.1.5 Dƣợc tính…………………….. ........................................................................... 6
1.1.6 Thành phần hóa học củ nghệ .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2 Tìm hiểu về curcumin ............................................................................................ 8
1.2.1 Tính chất vật lý…………………………………………………………..........11
1.2.2 Tính chất hóa học đặc trƣng ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Hoạt tính sinh học của curcumin…………………………………………….12
1.3 Tình hình sử dụng hoạt chất curcumin làm thuốc ở Việt Nam………………….14
1.4 Lợi ích kinh tế và khả năng thị trƣờng của Curcumin...... Error! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………17
2.1 Phƣơng pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ…………………………..17


2.1.1 Phƣơng pháp chiết.............................................................................................17
2.1.2 Phƣơng pháp kết tinh lại....................................................................................20
2.2 Tìm hiểu về HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao) ............................................... 23
2.2.1 Sơ lƣợc về HPLC .............................................................................................. 23
2.2.2 Tìm hiểu về HPLC…………………… ........................................................... 23
CHƢƠNG 3:THỰC NGHIỆM…………………….. ................................................ 28
3.1 Nguyên liệu................... ........................................................................................ 28
3.2 Phƣơng pháp xử lý mẫu sau thu hoạch ............................................................. 28
3.3 Dụng cụ hóa chất………………………………………………………….........29
3.4 Xác định hàm lƣợng curcumin ..................................................................... .... 30
3.5 Quy trình thực hiện..........................................................................…………...31
6


CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................... 32
4.1 Xác định một số chỉ tiêu hóa lý .......................................................................... 32
4.1.1 Xác định hàm ẩm trong củ nghệ vàng ............................................................. 32
4.1.2 Xác định hàm lƣợng tro trong củ nghệ vàng ................................................. 35
4.1.3 Hàm lƣợng kim loại nặng ................................................................................ 38
4.2 Xác định hàm lƣợng curcumin có trong củ nghệ ............................................. 39
4.2.1 Xác định cao chiết tổng .................................................................................... 39
4.2.2 Xác định hàm lƣợng curcuminoid trong cao chiết ........................................ 39
4.2.3 Xác định hàm lƣợng curcumin trong mẫu nghệ khô .................................... 41
KẾT LUẬN ................................... .............................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................44
PHỤ LỤC ....................................................................................................................45

7



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cây nghệ vàng và các bộ phận của nó.................................................3
Hình 1.2 Một số loại nghệ...................................................................................4
Hình 1.3 Sơ đồ thiết bị HPLC...........................................................................24
Hình 2.1 Bộ chiết soxlet....................................................................................29
Hình 4.1 Phổ HPLC mẫu nghệ I Thanh Chương..............................................38
Hình 4.2 Phổ HPLC mẫu nghệ II Nghi Lộc......................................................38
Hình 4.3 Phổ HPLC mẫu nghệ III Diễn Châu…………………………...……39
Hình 4.4 Phổ HPLC mẫu nghệ IV Nghĩa Đàn………………………..………39
Hình 1

Phổ HPLC mẫu nghệ I Thanh Chương..............................................43

Hình 2

Phổ HPLC mẫu nghệ II Nghi Lộc.....................................................44

Hình 3

Phổ HPLC mẫu nghệ III Diễn Châu..................................................45

Hình 4

Phổ HPLC mẫu nghệ IV Nghĩa Đàn.................................................46

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Vị trí phân loại chi curcuma trong giới thực vật……………………………4
Bảng 1.2 Thành phần củ nghệ Turmeric…………………………………….………..8
Bảng 4.1 Kết quả xác định hàm ẩm của nghệ vàng I tại huyện Thanh Chương…….32

Bảng 4.2 Kết quả xác định hàm ẩm của nghệ vàng II tại huyện Nghi Lộc…………32
Bảng4.3 Kết quả xác định hàm ẩm của nghệ vàng III tại huyện Diễn Châu……..…33
Bảng 4.4 Kết quả xác định hàm ẩm của nghệ vàng IV tại huyện Nghĩa Đàn………33
Bảng 4.5 Hàm lượng ẩm trung bình của 4 mẫu nghệ tại 4 vùng trên địa bàn Nghệ An34
Bảng 4.6 Kết quả đo hàm lượng tro trong củ nghệ vàng I (Thanh Chương)…………35
Bảng 4.7 Kết quả đo hàm lượng tro trong củ nghệ vàng II (Nghi Lộc)………………35
8


Bảng 4.8 Kết quả đo hàm lượng tro trong củ nghệ vàng III (Diễn Châu)……………36
Bảng 4.9 Kết quả đo hàm lượng tro trong củ nghệ vàng IV (Nghĩa Đàn)……………36
Bảng 4.10 Kết quả hàm lượng tro của 4 mẫu………………………………...……….36
Bảng 4.11 Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng trong bột nghệ vàng……...….37
Bảng 4.12 Khối lượng mẫu khô và cao chiết tổng……………………………...…….37
Bảng 4.13 Hàm lượng curcuminoid trong mẫu cao chiết……………………………..40
Bảng 4.14 Hàm lượng curcumin trong mẫu cao nghệ khô……………………………40

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn năm trước, nghệ vàng được sủ dụng như thảo dược để chữa các
loại bệnh ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước
Nam Á khác. Sách Đông Y bảo giám và Nhật hoa tử bản thảo đều có ghi lại các
bài thuốc sủ dụng nghệ vàng trị nhiều bệnh, dưới đây là một số bài thuốc trị
bệnh của nghệ vàng:
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây nghệ vàng là củ nghệ vàng.
Củ cái cịn có tên gọi khác khương hồng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng
hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau.

Củ con của cây nghệ vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tán
máu ư, giảm đau.
Theo sách Đông y bảo giám, nghệ vàng có tác dụng phá huyệt, hành khí,
thơng kinh, giảm đau, chữa trị bụng chướng đầy, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ
trệ, vấp ngã, chấn thương....
Trong nghệ người ta phân tích được chất Curcumin chỉ chiếm khoảng
0,3% khối lượng củ nghệ vàng, nhưng do có hoạt tính sinh học khá đặc biệt mà
nó được rất nhiều giới y học và khoa học quan tâm, nhưng trong quá trình chiết
curcumin thì tinh bột lại là một trở ngại làm giảm khả năng hịa tan curcumin và
lượng dung mơi sử dụng trong quá trình sản xuất cũng nhiều hơn. Vì vậy mục
đích của chúng tơi nghiên cứu sử dụng enzym amylase thủy phân tinh bột để
làm tăng khả năng hòa tan curcumin và giảm lượng dung môi sử dụng.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Củ nghệ vàng ở Nghệ An
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, tơi có các nhiệm vụ sau:
- Thu thập các số liệu về cây nghệ trong địa bàn tỉnh Nghệ An để quan sát và
phân tích
1


- Phân tích các thành phần để đối chiếu và rút ra các kết luận về cây nghệ ở
địa bàn Nghệ An
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
- Tự tìm tịi kết hợp nghiên cứu bằng máy móc thiết bị tại phịng thí nghiệm
- Nghiên cứu thực nghiệm

2



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cây nghệ. [1], [2], [3], [4]
1.1.1. Khái niệm

Hình 1.1 Cây nghệ vàng và các bộ phận của nó
- Nghệ cịn có tên là uất kim,khương hoàng
- Tên khoa học là curcuma longa L(curcuma domestica Lour)
- Thuộc họ gừng Zingiberaceae
- Ta dùng thân rễ gọi là khương hoàng(Rhizoma Curcumae longae) và rễ
củ gọi là uất kim(Radix Curcumae longae)
1.1.2 Nguồn gốc –phân bố
Nghệ-curcuma là một chi thuộc họ gừng (Zingiberaceae).Curcuma là tên
Latin xuất phát từ từ „Kourkoum‟, một từ mang gốc Ả Rập nghĩa là „có màu
vàng‟. Ngày nay nghệ vàng được trồng ở Ấn Độ, Pakistan, Malaysia , Myanma,
3


Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Sri Lanka,
Nepal, những hịn đảo ở Nam Thái Bình Dương, Đông và Tây Phi, các đảo ở
biển Caribean, châu Mỹ, nhưng Ấn Độ vẫn là nơi sản xuất và xuất khẩu nghệ
vàng chủ yếu hiện đại.
Nghệ mọc hoang dại và phân bố khắp những vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Tại Viêt Nam, cây mọc hoang dại và được trồng khắp nơi.
Ở Ấn Độ, nghệ vàng được sử dụng từ lâu dời : dùng làm gia vị, dùng
trong các phương thuốc truyền thống của người Ấn Độ. Ngày nay, nó cịn được
dùng trong cơng nghiệp thực phẩm(chủ yếu là chất màu ), cơng nghiệp dược
phẩm(chống oxy hóa,chữa bệnh….) và mỹ phẩm(sản phẩm dưỡng và làm dẹp
da)

Giới

Plantae

Ngành

Magnoliophyta

Lớp

Monocotyledons

Bộ

Zingiberales

Họ

Zingiberaceae

Chi

Curcuma

Bảng 1.1 Vị trí phân loại chi curcuma trong giới thực vật
Chi nghệ gồm khoảng 1400 lồi

a

b


c
Hình 1.2 Một số loại nghệ

a, Curcuma aromaticum
b, Curcuma aeruginosa
4

d


c, Curcuma singularis
d, Curcuma purpurascens
1.1.3. Đặc điểm
Nghệ là cây thân thảo, cao 0,6-1 m. Lá có hình dải trái xoan, dài 45cm, rộng
18cm, hai mặt nhẵn. Cuống lá có bẹ mang lông. Hoa mọc từ giữa các lá, hợp
thành bông hình trụ, mang cán dài. Lá bắc có màu trắng hay hơi lục. Các lá bắc
trên phớt tím nhạt. Đài khơng đều. Tràng hoa hình ống khơng đều, thùy giữa lớn
hơn và có mũi nhọn. Bầu có lơng, vịi nhẵn. Quả nang 3 ô mở bằng van
Thân rễ gọi là khương hoàng, rễ củ gọi là uất kim. Củ chắc và nặng, dài 25cm, đường kính 1-3cm. Mặt ngồi xám nâu hoặc nhăn nheo. Đơi khi cịn lại vết
tích của các nhánh và rễ phụ. Củ có mùi thơm hắc vị cay. Cắt ngang thấy rõ vỏ
và trụ giữa. Trụ giữa chiếm khoảng 2/3 bán kính củ
Nghệ có thể sinh trưởng và phát triển ở các điều kiện nhiệt đới khác nhau,
từ đồng bằng cho đến độ cao 1500m, thích nghi tốt trong khoảng 20-30oC. Đặc
biệt, nghệ phát triển tốt nhất ở những vùng có lượng mưa trung bình 1500mm, ở
các vùng khác thì phải bù thêm nước bằng việc tưới tiêu với lượng nước tương
đương
Trồng trọt: đất phải được cày xới 6-8 lần để đất được tơi xốp và hình
thành mùn. Sau đó đất được đánh luống để đảm bảo việc tưới tiêu và thoát nước
thật tốt. Thời gian gieo hạt là từ tháng 6 đến giứa tháng 7. Giống là những củ to,

chắc, chiếm khoảng 15% – 20% lượng thu hoạch của vụ trước. Trong thời gian
trồng, cần làm cỏ và bón phân đầy đủ. Đồng thời phải có những biện pháp
phịng và chống các bệnh thường gặp như bệnh vết đốm lá, đốm lá do vi sinh vật
và bệnh cuốn là do sâu bệnh gây ra.
Thu hoạch: nghệ ra bông vào khoảng tháng 8 và thu hoạch vào mùa thu.
Khi thu hoạch, rễ để riêng và thân để riêng. Để thuận tiện cho việc thu hoạch,
người ta thường cắt bỏ phần trên của cây nghệ bao gồm phần thân, lá và hoa;
sau đó cày hay cuốc cho đất vỡ ra và từng cộm rễ sẽ được kéo lên một cách cẩn
thận. Nghệ sau khi thu hoạch được ngâm vào nước để làm sạch đất, rễ và vảy;
5


sau đó được cất vào kho. Muốn nghệ để được lâu, người ta thường phải đồ hoặc
hấp trong 6-12 giờ, sau đó để ráo nước rồi đem phơi nắng hay sấy khơ.
1.1.4 Dược tính
Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt được Ấn
Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược
liệu trị bách bệnh.
Theo hội đồng nghiên cứu Trung ương, củ nghệ có thể chữa được nhiều
bệnh.Củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho, trị cảm, nghiện rượu, mụn và các
bệnh ngoài da, củ nghệ giảm viêm nhiễm , trị to gan và nhiễm trùng bang quang,
rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và
mật ong giúp lợi tiểu hoặc nghiền nghệ với bơ đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu
quả bệnh tiểu đường.
Ngồi ra củ nghệ cịn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng,giảm đau bao tử,
giúp tiêu hóa và tạo cảm giác them ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp
chữa đau đầu và chứng mất ngủ.
Củ nghệ khơng chỉ có cơng dụng liền sẹo như nhiều người đã biết mà còn
mang lại nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt với sức khỏe con người.
Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn

sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Mới đây người ta đã chứng
minh được rằng có thể sử dụng được nghệ để chống ung thư và nghệ có khả
năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng, có thể dùng nghệ để khử trùng và
mau lành vết thương.
Khi gặp rắc rối về tiêu hóa, nghiên cứu cho thấy nghệ có thể kích thích tiêu
hóa và giải phóng các enzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất
béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích rất
nhiều.
Chất curcumin có tự nhiên trong củ nghệ từng được các nhà khoa học chứng
minh là một chất chống oxy hóa cực mạnh có lợi cho sức khỏe,có lợi cho tim
mạnh,chống cholesterol và ung thư.
6


Nghệ có thể làm giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả
năng chống lại chứng xơ vữa động mạch,curcumin có trong nghệ cho phép giảm
nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở những người hay ngáy ngủ.
Nếu chất curcumin được ứng dụng thành cơng đối với con người,nó sẽ mở ra 1
hướng đi mới cho cách phòng trị bệnh nhồi máu cơ tim đồng thời bảo vệ sức
khỏe tim mạch của chúng ta. Khác với hầu hết các hợp chất thiên nhiên khác với
hiệu quả hạn chế, chất curcumin có tác dụng trực tiếp lên nhân tế bào bằng cách
ngăn ngừa việc sinh sản quá nhiều protein bất thường. Tuy nhiên các chuyên gia
cũng khuyên ăn nghệ ở mức độ vừa phải bởi ăn nhiều cũng khơng tăng hiệu quả
chữa bệnh.
Curcumin có tác dụng kháng ung thư, cô lập và tiêu hủy tế bào ung thư.
Curcumin là một thành phần đặc biệt làm nên màu vàng đặc trưng của nghệ có
khả năng tiêu diệt hai loại protein trong các tế bào ung thư, các protein này
chính là nguồn duy trì sự tồn tại của chúng. Nghệ cũng giúp ngăn chặn không
cho tế bào ung thư lan tràn đi khắp nơi trong cơ thể (chống di căn). Ngoài ra
nghệ cũng rất an toàn và khơng có phản ứng phụ. Các bác sĩ ở bệnh viện

University of Texas MD Anderson Cancer Center, một bệnh viện chuyên về
chữa trị các bệnh ung thư vào bậc lớn nhất thế giới, sau khi đã bỏ ra nhiều năm
nghiên cứu và thử nghiệm,đều đồng thanh xác nhận rằng: thuốc bào chế bằng củ
nghệ có tác dụng trực tiếp giết chết các tế bào ung thư, đồng thời củ nghệ cũng
là một loại chống oxy hóa cực mạnh rất cơng hiệu để chống lại sự phá hoại các
gốc tự do và giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm cho nên họ đã khuyên bệnh
nhân ung thư nên sử dụng nghệ hàng ngày.
Tuy nhiên không nên xem đây là một thần dược vì nó chỉ có tác dụng khi
uống đều đặn và vừa phải theo lượng quy định hàng ngày.
1.1.5 Thành phần hóa học củ nghệ
Thành phần trong củ nghệ vàng gốm có: chất màu cucumin
(curcuminoids), tinh dầu nghệ dễ bay hơi, chất xơ, chất khoáng, protein, chất
béo, lượng ẩm, carbonhydrate.
7


Thành phần của củ nghệ vàng Turmetic
Curcumin ( Curcuminoids)

2% – 8%

Tinh dầu (Volatile essential oil)

3% - 7%

Chất xơ (Fiber)

2% - 7%

Chất khoáng


3% - 7%

Protein

6% - 8%

Chất béo (Fat)

5% - 10%

Lượng ẩm (Moisture)

6% - 13 %

Carbonhydrate

60% -70%

Bảng 1.2. Thành phần củ nghệ vàng Turmetic
Theo Ishita Chattopadhyay (2004), trong tinh dầu (5.8%) thu được bằng
chưng cất lôi cuốn hơi nước của củ nghệ có

-phellandren (1%), sabinene

(0.6%), cincol (1%), borcol (0.5%), zingiberene (25%) và sesquiterpinens (53%)
[2].
1.2 Tìm hiểu về curcumin. [8], [9]
Curcumin là các hợp chất có tác dụng tạo nên màu vàng cho nghệ . Cùng với
tinh dầu các hợp chất curcumin tạo nên vị cay và mùi hăng đặc trưng cho củ

nghệ. Ngồi ra curcumin cịn bảo vệ nghệ chống lại sự xâm nhập của nấm và vi
sinh vật
Curcumin là thành phần quan trọng nhất và linh động nhất trong củ nghệ . Nó
có hoạt tính sinh học quan trọng như hoạt tính kháng viêm: chống oxy hóa, dị
ứng, liền vết thương, chống co thắt, kháng khuẩn, nấm và khối u.
Năm 1815 cấu trúc của curcumin (C21H20O6) lần đầu tiên được miêu tả bởi
Volger Pelletier. Và năm 1913 cấu trúc hóa học của curcumin được Lampe xác
định qua một loạt các phản ứng :
+ Khi đun curcumin với kiềm tạo thành vanilic acid và ferulic acid
+ Curcumin nóng chảy với kiềm cho protocatechuic ((OH)2C6H3COOH)
+ Oxy hóa bằng permanganate tạo thành vanillin
+ Tác dụng với hydroxylamine tạo dẫn xuất isoxozol
8


+ Hydro hóa dẫn xuất diacetyl của curcumin cho hỗn hợp dẫn xuất hexahydro
và tetrahydro
Từ những phản ứng trên cấu trúc của curcumin được xác định là
diferuloymethan
Các chất màu vàng gọi chung là curcumin. Vào đầu thế kỉ XIX người ta đã
chiết được curcumin tinh thể không tan trong nước, tan trong cồn, ete , dầu béo.
Nhưng năm 1953 SrinivasanK.R đã chứng minh bằng sắc kí cột silic rằng đó là
hỗn hợp:
+ Curcumin chính thức(cịn gọi là curcumin I) chiếm 60% đây là một
đixeton đối xứng khơng no có thể coi như là diferuloyl-metan (axitferuliclàaxit
hydroxy-4-metoxy-3-xinamic).

Công thức cấu tạo của curcumin I

+ Curcumin II hay demetoxy-curcumin chiếm24% và curcumin III hay

bis- demetoxy-curcumin chiếm 14% trong đó 1 hay 2 hydroxyxinamic thay cho
axitferulic. Nếu dùng sắc kí trên giấy sẽ thấy các chất curcumin khác nữa nhưng
với lượng rất nhỏ.

Demetoxy curcumin(Curcumin II)

9


Bis - demetoxy-curcumin (Curcumin III)
Và 1 hợp chất mới phát hiện nữa là xiclocurcumin chiếm khoảng 1 %

Xiclocurcumin
Bên cạnh ba thành phần chủ yếu và một thành phần mới phát hiện người
ta còn tách được ba thành phần phụ được cho là các đồng phân hình học của ba
hợp chất chủ yếu trên. Một trong ba thành phần phụ này được cho là đồng phân
hình học dạng cis-trans của curcumin dựa trên phổ UV của nó (curcumin có cấu
hình trans-trans). Đồng phân này có điểm nóng chảy thấp hơn và ít ổn định hơn
trong dung dịch cũng như trong ánh sáng so với curcumin.

Đồng phân hình học dạng cis-trans của curcumin

10


Dạng keto và enol của curcumin
1.2.1 Tính chất vật lý
+ Curcumin trích từ củ nghệ có dạng bột màu, nhiệt độ nóng chảy 184-1850C
+ Curcumin khơng tan trong nước, tan trong cồn, aceton, methanol,
dicloromethan, dicloetylen, benzene, acid acetic…

+Trong môi trường trung tính, dung dịch curcumin có màu vàng. Mơi trường
acid, dung dịch có màu vàng ánh lục (vàng chanh). Dung dịch có màu từ vàng
tới đỏ tím trong mơi trường kiềm.
+ Màu của curcumin bền với nhiệt độ, không bền với ánh sáng và khi có sự
hiện diện của SO2 với nồng độ > 10ppm.
+ Dung dịch curcumin trong dung mơi hữu cơ có độ hấp thu cực đại ở bước
song khoảng 420-430nm.

1.2.2 Tính chất hóa học đặc trưng
+ Curcumin dễ dàng bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng hoặc trong mơi
trường pH thích hợp.
+ Phản ứng cộng với hidro.
+ Phản ứng tạo phức với kim loại.
+Phản ứng của nhóm OH trên vịng benzene.
+Phản ứng amin hóa.

11


1.2.3 Hoạt tính sinh học của curcuminoid
Những hoạt tính nổi tiếng của curcuminoid là loại tự do giúp phòng và
chống ung thư rất đắc lực. Nó giải độc và bảo vệ gan, chống sơ gan cổ chướng
và một số bệnh hiểm nghèo khác.
+ Curcumin và hoạt tính chống oxy hóa:
Trong q trình hít thở, oxy hóa thành phần tế bào và các phân tử sinh
học. Q trình oxi hóa này nếu diễn ra quá mạnh và bị tác động bởi các yếu tố
bên ngoài như năng lượng hay yếu tố bên trong như bệnh tật, sẽ tạo ra các sản
phẩm oxy hóa là các gốc tự do. Các gốc tự do có khả năng phản ứng rất cao với
các hợp chất sinh học gây tổn thương năng mơ.
Q trình lão hóa là một minh họa cho sự tích lũy các tế bào,mơ,cơ quan

bị thối hóa gây ra bởi gốc tự do. Trong cơ thể con người tồn tại những cơ quan
sản sinh ra cơ chế chống lại tác động của gốc tự do. Theo q trình lão hóa hay
bệnh tật, cơ quan này bị yếu dần đi. Một số vitamin, khoáng chất và hợp chất tự
nhiên như phenol, flavonoid và carotenoid có khả năng chuyển hóa các gốc tự
do bằng cách quét sạch hay trung hòa gốc tự do.
Curcuminoid là hợp chất tự nhiên có khả năng chống oxy hóa. Cả dịch
trích lẫn curcumin đều có khả năng ngăn cản sự tạo các gốc tự do như
superoxide, hydroxyl. Tính chống oxy hóa của curcumin là ngăn cản sự
peroxide hóa các lipid trong cơ thể.
Phân tích cấu trúc của curcumin thì nhóm OH trên vịng benzene giữ vai
trị quan trọng cho khả năng chống oxy hóa của curcumin.
Cơ chế chống oxy hóa của curcumin gồm một hay nhiều bước sau:


Dập tắt hay trung hòa các gốc tự do



Tương tác với các tác nhân oxy hóa và ngăn cản chúng phát triển



Kết hợp với oxy và làm giảm khả năng phản ứng oxy hóa.



Ngăn cản các enzyme oxy hóa như cyctochromer P_450




Tạo phức hay phá hủy tính oxy hóa của các ion kim loại như Fe

+ Curcumin và hoạt tính chống ung thư:
12


Về hoạt tính chống ung thư của curcumin và Nghệ vàng. Curcumin và
Nghệ vàng có khả năng chơng oxy hóa mạnh. Nó là chất săn lùng gốc tự do và
do đấy là một chất chống ung thư có hiệu lực. Hơn thế nữa, các nhà khoa học
còn cho rằng Curcumin thuộc thế hệ mới các chất chống ung thư theo cơ chế
hủy diệt từng phần. Nói rõ hơn là Curcumin tạo ra cái “chết dần, chết mòn” cho
tế bào ung thư bằng cách tách tế bào này ra khỏi phân tử ADN mà chúng bám
vào để tồn tại và phát triển. Đồng thời Curcumin ngăn chặn khơng cho hình
thành các tế bào ung thư mới. Các nhà khoa học còn cho răng Curcumin là chất
chống ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế nói trên. Nó khác biệt hồn toàn
các chất chống ung thư thế hệ cũ như Vinbnastin, Vincristin, Taxol, Taxotere
hay Cisplantin, Carboplantin... ở chỗ nó khơng diệt tế bào lành, không làm cho
bệnh nhân kiệt quệ sinh lực, khơng làm rụng tóc, chán ăn, gây nơn mửa... mà
trái lại nó có tác dụng phụ trợ là làm tăng hồng cầu, loại bỏ máu xấu, cại tạo
máu... tức là tăng cường khí huyết cho bệnh nhân, giúp phát huy nội lực, tăng
cường sức chống đỡ với bệnh tật.
+ Curcumin giải độc và bảo vệ gan.
Ngồi hoạt tính phong ngừa và chống ung thư, còn được biết Curcumin là
một chất có khả năng giải độc gan, chống lại sơ gan cổ chướng, bảo vệ tế bào
hồng cầu..., Curcumin con có tác dụng phá cholesterol trong máu, giúp ngăn
ngừa các bệnh về tim mạch.
+ Curcumin diệt vi trùng lao.
Curcumin có thể thấm qua màng tế bào, đặc biệt là vỏ sáp của trực khuẩn
lao và cùi, giúp cho chất mầu này sâm nhập vào trong tế bào, tạo khả năng dẽ
dàng cho việc phát hiện và tiêu giệt loại vi trùng nguy hiểm này.

+ Curcumin kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm...
Curcumin có tác dụng hàn gắn vết thương cả trong lẫm ngồi cơ thể. Dựa
tên truyền thống, người ta có thể dùng Curcumin và tinh nghệ để chữa viêm loét
dạ dày, hành tá tràng, đại tràng... bằng cách uống 1- 6g nghệ khô hoặc 10 –
60mg Curcumin chia làm 2 đến 3 lần trong ngày. Việc uống bột nghệ khô với
mật ong theo truyền thống trước đây tở ra không đem lại hiệu quả điều trị như
13


mong muốn. Điều này được giải thích bởi tỷ lệ quá cao của tinh dầu so với
Curcumin là 20 lần dễ dẫn đến suy thận.
Tồn bộ tinh nghệ dù lỗng có tác dụng diệt nấm, sát trùng đối với bệnh
nấm staphylococus và nhiều vi trùng khác. Ngoài ra Curcumin cũng là chất
kháng nấm và diệt ký sinh trùng.
+ Curcumin là một chất màu thực phẩm, dược phẩm quý.
Chất Curcumin cho màu vàng rực rỡ đến đỏ tươi lại hầu như khơng có
độc hại nên được sử dung rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm ,
dược phẩm, mỹ phẩm cũng như nhuộm tơ lụa cao cấp.
1.3. Tình hình sử dụng hoạt chất Curcuminoid làm thuốc ở Việt Nam.
a) Tại công ty dược TW 25:
Ở nước ta, Công ty Dược 25 TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra sản phẩm
“Centula” tên cơ sở củ Nghệ vàng và rau má. Nhưng đây mới chỉ là “ Trích tinh
nghệ vàng” chứ chưa phải là hoạt chất Curcuminoid nguyên chất. Có nghĩa là
người tiêu dùng khi dùng Centula vẫn phải chịu đựng mộ áp lực lớn của tinh dầu
nghệ vàng nếu muốn uống đủ liều Curcumin để điều trị ung thư.
b) Công nghệ sản xuất Curcuminoid đầu tiên ở Việt Nam:
Công nghệ sản xuất hoạt chất Curcuminoid của Trung tâm KHTN &
CNQG qua nhiều thử thách tỏ ra hoàn hảo, cho hiệu suất cao và có thể thực hiện
ở quy mơ nhỏ đến trung bình. Đây là cơng nghệ sản xuất Curcuminoid đầu tiên
ở nước ta.

Hoạt chất Curcuminoid của chúng ta đạt độ sạch 92,5% theo kiểm
nghiệm của Bộ Y tế. Tuy nhiên, để tạo được cơ sở pháp lý cho việc dùng hoạt
chất này để làm thuốc chữa bệnh đòi hỏi nhiều thử thách tốn kém về kinh phí lẫn
thời gian. Có điều là người bệnh, đặc biệt là những người bệnh ung thư thì
chẳng cai muốn chời đợi dù chỉ một vài tuần hay thậm chí vài ngày.
c) Chế phẩm thử nghiệm từ Curcuminoid TNV - 999 và TNV -999 –AC:
Một giải pháp tình thế được đặt ra là chỉ dùng Curcuminoid hàm lượng
thấp ( xấp xỉ 90%) và gọi là Tinh Nghệ. Phối kết tinh nghệ ( Curcuminoid 90%)
với bột đường tạo thành chế phẩm “ Bột đường tinh nghệ” TNV - 999 hay TNV
14


- 999 –AC. Chế phẩm này may mắn đã được Sở Y tế Hà Nội cáp giấy phép số
ĐKCL: YTHN 33/01, Mã số hàng hóa: 1903.00.
Bột đường tinh nghệ chứa 2% Curcuminoid trong thời gian đưa ra thị
trường đã tỏ ra rất có tín nhiệm với các bệnh nhân viêm loét dạ dầy, hành tá
tràng, đạu tràng, thiểu năng gan mật,... Rất nhiều người bệnh này ở dạng mãn
tính, kinh niên đến 10- 20 năm, uống đủ các loại thuốc đơng, tây y, điều trị ở cả
nước ngồi, dùng rất nhiều loại thuốc đắt tiền vẫn không khỏi, nay chỉ cần 6- 10
gam Curcuminoid đã thơng báo hồn tồn khỏi bệnh. Bản thân tác giả báo cáo
này đã bị viêm đại tràng 30 năm, đã chữa trị rất nhiều nơi, việc ăn uống cực kỳ
phức tạp... Nay dùng Curcuminoid liều thấp một thời gian ngắn coi như khỏi
hồn tồn, khơng còn phải bận tâm đến nữa.
Bột đường tinh nghệ TNV -999 –AC chứa chủ yếu 20% Curcuminoid có
phối liên kết với một số vị thuốc Đông y theo luật Quân – Thần – Tá – Sứ của lý
luận y học Đông phương đã đem lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhan nan y và
hiểm nghèo. Nếu TNV -999 –AC được chấp nhận thử lâm sàng ở bệnh viện ca
hay Trung tâm ung bướu Tp Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ được phía bệnh nhân
hoan nghênh chào đón và sẽ góp phần cứu sống một số người bệnh, nhất là các
bệnh nhân nghèo vì dùng Curcuminoid rẻ nhiều so với hóa trị liệu ( chỉ bằng

1/10 đến 1/20 so với điều trị bằng Taxotere) lại thêm ưu việt không gây độc,
khơng làm rụng tóc, khơng làm kiệt sức lực của bệnh nhân....
1.4. Lợi ích kinh tế và khả năng thị trƣờng của Curcuminoid
Lợi ích kinh tế
Sản phẩm chứa curcuminoid là sản phẩm hiện này được thị trường hết
sức ưa chuộng và giá bán khá cao 3 – 7 triệu/kg tinh chất lơn hơn 90%. Với nhu
cầu thị trường tring nước lên tới gần 100 tấn, khi sản phẩm Curcuminoid đưa
vào thị trường sẽ có nhu cầu tất cao về nguyên liệu nghệ vàng, đây là cơ sở để
đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp cho các vùng chuyên canh nghệ, giúp
người dân có thu nhập ổn định, kinh tế phất triển.

15


Mặt khác, việc chủ động sản xuất Curcuminoid từ nguồn nguyên liệu
trong nước giúp thay thế hàng nhập khẩu và từng bước hướng tới xuất khẩu, góp
phần khơng bị lệ thuộc vào nước ngoài.
Khả năng thị trường và cạnh tranh sản phẩm:
Theo chiến lược phát triển của ngành đến 2020, thuốc sản phẩm trong
nước chiếm 60% nhu cầu thuốc phong và chữa bệnh của xã hội. Curcuminoid là
nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng, với công dụng và hỗ trợ điều trị
nhiều bệnh khác nhau trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh ung
thư mà cho đến nay rất ít thuốc có cơng dụng tương tự.

16


×