Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn các chủng nấm ký sinh côn trùng isaria có khả năng phòng trừ sâu xanh bướm trắng (pieris rapae l ) hại rau họ hoa thập tự trong điều kiện phòng thí ngiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƢ

NGUYỄN THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN NẤM KÝ SINH
CƠN TRÙNG Isaria CĨ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ
SÂU XANH BƢỚM TRẮNG (Pieris rapae L.) HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỰ TRONG ĐIỀU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KĨ SƢ NƠNG HỌC

NGHỆ AN, 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƢ

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN NẤM KÝ SINH
CƠN TRÙNG Isaria CĨ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ
SÂU XANH BƢỚM TRẮNG (Pieris rapae L.) HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỰ TRONG ĐIỀU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KĨ SƢ NÔNG HỌC

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng
MSSV

: 1253042043


Lớp

: 53K – Nông học

Ngƣời hƣớng dẫn

: ThS. Thái Thị Ngọc Lam

NGHỆ AN, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có điều kiện rèn luyện tính tự lực,
va chạm thực tế, độc lập trong suy nghĩ, bổ sung những kiến thức mới mẻ từ thực
tiễn, nâng cao trình độ chun mơn. Để hồn thành khóa luận này, tơi xin cam đoan:
- Trong quá trình nghiên cứu, bản thân ln nhiệt tình với cơng việc
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực, phần mềm
xử lý số liệu đƣợc quy định sẵn tôi đã thực hiện rất nghiêm túc, đáp ứng đúng với
yêu cầu và mục đích của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của bản thân có đƣợc là nhờ sự giúp đỡ tận tình của cơ
giáo hƣớng dẫn ThS. Thái Thị Ngọc Lam
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã đƣợc cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng

i



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi cịn nhận
đƣợc sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của thầy cơ, ngƣời thân, bạn bè trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, cán bộ Khoa Nông
Lâm Ngƣ, Trƣờng Đại học Vinh đã giảng dạy và hƣớng dẫn tơi hồn thành chƣơng
trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Thái Thị Ngọc Lam là
ngƣời dẫn dắt, định hƣớng cho tôi những từ những bƣớc đầu làm nghiên cứu khoa
học, tận tâm và nhiệt tình hƣớng dẫn góp ý, động viên tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ kĩ thuật viên phịng thí
nghiệm đã hƣớng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn và tạo điều kiện về cơ sở vật chất
cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Và tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành những ngƣời thân trong gia đình, bạn
bè đã ln động viên, khích lệ tôi trong suốt những năm tháng học tập rèn luyện tại
Trƣờng cũng nhƣ thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.1.1. Khái niệm nấm ký sinh cơn trùng .....................................................................4
1.1.2. Chu trình sống và lây nhiễm của nấm ký sinh côn trùng ..................................4
1.1.3. Đặc điểm sinh học sinh thái của sâu xanh bƣớm trắng .....................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................9
1.3. Tình hình nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng trên thế giới ................................10
1.3.1. Nghiên cứu về nhân ni các lồi Isaria .........................................................10
1.3.3. Nghiên cứu sử dụng các lồi Isaria trong phịng trừ sinh học ........................11
1.4. Tình hình nghiên cứu ở nấm ký sinh cơn trùng ở Việt Nam .............................13
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU ............................... 17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................17
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu .......................................................................17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................17
2.3.1. Phƣơng pháp nhân nuôi nấm và vật chủ sâu xanh bƣớm trắng sạch ..............17
2.3.1.1. Phƣơng pháp phân lập và nhân nuôi nấm trên môi trƣờng PDA .................17
2.3.1.2. Phƣơng pháp đếm nồng độ bào tử ...............................................................19
iii


2.3.1.3. Phƣơng pháp nhân nuôi vật chủ sâu xanh bƣớm trắng sạch ........................20
2.3.2. Phƣơng pháp tuyển chọn các loài Isaria (Isaria javanica; Isaria tenuipes; Isaria
sp.) có khả năng phịng trừ sâu xanh bƣớm trắng trong điều kiện phịng thí nghiệm
...................................................................................................................................20
2.4.3. Phƣơng pháp tuyển chọn các chủng của loài Isaria javanica (VN1487,

VN1802, VN1472) có khả năng phịng trừ sâu xanh bƣớm trắng trong điều kiện
phịng thí nghiệm.......................................................................................................21
2.4.3. Phƣơng pháp theo dõi chu trình xâm nhiễm của các lồi nấm Isaria tenuipes;
Isaria sp. và Isaria javanica đối với sâu xanh bƣớm trắng ........................................21
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 23
3.1. Tuyển chọn các lồi Isaria (Isaria javanica; Isaria tenuipes; Isaria sp.) có khả
năng phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng ........................................................................23
3.1.1. Đánh giá khả năng phịng trừ của lồi Isaria javanica VN1487 đối với sâu
xanh bƣớm trắng .......................................................................................................23
3.1.1.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phun đối với hiệu lực phòng trừ sâu xanh bƣớm
trắng của loài Isaria javanica VN1487 ......................................................................23
3.1.1.2. Ảnh hƣởng của nồng độ bào tử đối với hiệu lực phòng trừ sâu xanh bƣớm
trắng của loài Isaria javanica VN1487 ......................................................................26
3.1.2. Đánh giá khả năng phịng trừ của lồi Isaria tenuipes B2015-5 đối với sâu
xanh bƣớm trắng .......................................................................................................29
3.1.2.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phun đối với hiệu lực phòng trừ sâu xanh bƣớm
trắng của loài Isaria tenuipes B2015-5 ......................................................................29
3.1.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ bào tử đối với hiệu lực phòng trừ sâu xanh bƣớm
trắng của loài Isaria tenuipes B2015-5 ......................................................................32
3.1.3. Đánh giá khả năng phịng trừ của lồi Isaria sp. B2015-18 đối với sâu xanh
bƣớm trắng ................................................................................................................34
3.1.3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phun đối với hiệu lực phòng trừ sâu xanh bƣớm
trắng của loài Isaria sp. B2015-18.............................................................................34

iv


3.1.3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ bào tử đối với hiệu lực phịng trừ sâu xanh bƣớm
trắng của lồi Isaria sp B2015-18..............................................................................37

3.2. Tuyển chọn các chủng của loài Isaria javanica (VN1487, VN1802, VN1472)
có khả năng phịng trừ sâu xanh bƣớm trắng ............................................................41
3.2.1. Khả năng phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng của chủng Isaria javanica VN1472
...................................................................................................................................41
3.2.1.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN1472 đến hiệu lực
phòng trừ SXBT hại rau họ HTT ..............................................................................41
3.2.1.2. Ảnh hƣởng của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1472 đến hiệu lực
phòng trừ SXBT hại rau họ HTT ..............................................................................44
3.2.2. Khả năng phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng của chủng Isaria javanica VN1802
...................................................................................................................................46
3.2.2.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng chế phẩm nấm Isaria javanica VN1802 đến hiệu
lực phòng trừ SXBT hại rau họ HTT ........................................................................46
3.2.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ chủng nấm Isaria javanica VN 1802 đến hiệu lực
phòng trừ SXBT hại rau họ HTT ..............................................................................49
3.3. Chu trình xâm nhiễm của các lồi nấm Isaria (Isaria javanica; Isaria tenuipes;
Isaria sp.) trên sâu xanh bƣớm trắng ........................................................................53
3.3.1. Chu trình xâm nhiễm của lồi Isaria javanica trên sâu xanh bƣớm trắng .......53
3.3.2. Chu trình xâm nhiễm của loài Isaria tenuipes trên sâu xanh bƣớm trắng .......55
3.3.3. Chu trình xâm nhiễm của lồi Isaria sp. trên sâu xanh bƣớm trắng ...............57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 60
1. Kết Luận ................................................................................................................60
2. Kiến nghị ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 61
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 67

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


Bt

Bào tử

CT

Công thức

I.

Isaria

LSD

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

CV (%)

Độ biến thiên của mẫu

BVTV

Bảo vệ thƣc vật

HTT

Hoa thập tự

SXBT


Sâu xanh bƣớm trắng

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chu trình xâm nhiễm của nấm ký sinh cơn trùng ........................................5
Hình 1.2. Cơ chế xâm nhiễm của nấm ký sinh cơn trùng ...........................................7
Hình 1.3 Vịng đời sâu xanh bƣớm trắng ....................................................................9
Hình 3.1. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1487 đối với SXBT ......24
Hình 3.2. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1487 đối với SXBT ....25
Hình 3.3. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. javanica VN1487 đối với SXBT ...27
Hình 3.4. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. javanica VN1487 đối với SXBT .28
Hình 3.5. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT .......30
Hình 3.6. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT .....31
Hình 3.7 Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT ....32
Hình 3.8. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT .33
Hình 3.9. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. sp B2015-18 đối với SXBT ......35
Hình 3.10. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. sp B2015-18 đối với SXBT ....36
Hình 3.11. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. sp B2015-18 đối với SXBT .........38
Hình 3.12 Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. sp B2015-18 đối với SXBT ........39
Hình 3.13. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN1472 đối với SXBT .....42
Hình 3.14. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1472 đối với SXBT 43
Hình 3.15. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1472 đối với SXBT.......44
Hình 3.16. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủngnấm I. javanica VN 1472 đối với SXBT......45
Hình 3.17. Tỷ lệ sâu chết của liều lƣợng chủng Isaria javanica VN1802 đối với
SXBT .........................................................................................................................47
Hình 3.18. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1802 đối với SXBT.....48
Hình 3.19. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1802 đối với SXBT 50
Hình 3.20.Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1802 đối với SXBT51

Hình 3.21. Vịng đời phát triển của chủng nấm I. javanica ......................................55
Hình 3.22. Vòng đời phát triển của chủng nấm I. tenuipes B2015-5........................57

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1487 đối với SXBT
...................................................................................................................................23
Bảng 3.2. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1487 đối với SXBT ....25
Bảng 3.3. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. javanica VN1487 đối với SXBT ........26
Bảng 3.4. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. javanica VN1487 đối với SXBT 28
Bảng 3.5. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT.......29
Bảng 3.6. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT.....31
Bảng 3.7. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT ...32
Bảng 3.8. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. tenuipes B2015-5 đối với SXBT .33
Bảng 3.9. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm Isaria sp B2015-18 đối với SXBT .....35
Bảng 3.10. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm Isaria sp B2015-18 đối với SXBT ...36
Bảng 3.11. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. sp B2015-18 đối với SXBT .........37
Bảng 3.12. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. sp B2015-18 đối với SXBT .......39
Bảng 3.13. Tỷ lệ chết của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN1472 đối với SXBT ....41
Bảng 3.14. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng nấm I. javanica VN 1472 đối với SXBT...43
Bảng 3.15. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1472 đối với SXBT ......44
Bảng 3.16. Tỷ lệ SMN của nồng độ chủngnấm I. javanica VN 1472 đối với SXBT .....45
Bảng 3.17. Tỷ lệ sâu chết của liều lƣợng chủng Isaria javanica VN1802 đối với SXBT .47
Bảng 3.18. Tỷ lệ SMN của liều lƣợng chủng Isaria javanica VN1802 đối với SXBT
...................................................................................................................................48
Bảng 3.19. Tỷ lệ chết của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1802 đối với SXBT 49
Bảng 3.20 Tỷ lệ SMN của nồng độ chủng nấm I. javanica VN 1802 đối với SXBT
...................................................................................................................................50

Bảng 3.21. Thời gian vòng đời xâm nhiễm của loài Isaria javanica trên SXBT
(ngày) ........................................................................................................................54
Bảng 3.22. Thời gian vịng đời xâm nhiễm của lồi Isaria tenuipes trên SXBT
(ngày) ........................................................................................................................56
Bảng 3.23. Thời gian vòng đời xâm nhiễm của loài Isaria sp. trên SXBT (ngày) ...58
viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi cuộc sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về thực
phẩm ngày càng đƣợc chú trọng, ngồi những món ăn giàu hàm lƣợng protein thì
món ăn đƣợc làm từ rau rất quang trọng cho sức khỏe con ngƣời, rau là loại thực
phẩm cần thiết cho bữa ăn hàng ngày và là thức ăn ƣa thích của nhiều ngƣời. ngày
nay, khi lƣơng thực và chất đạm đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thì rau có tác dụng lớn
trong việc cân bằng dinh dƣỡng và kéo dài tuổi thọ, cung cấp nhiều chất dinh dƣỡng
cho cơ thể nhƣ Vitamin, axit hữu cơ, protein và các chất khoáng.
Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng rau của ngƣời tiêu dùng,
diện tích trồng rau của cả nƣớc tăng lên và ngày càng có tính chun canh cao. Tuy
nhiên việc sản xuất rau cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kiểm soát sâu hại. Sâu
xanh bƣớm trắng Pieris rape thuộc họ bƣớm phấn Pieridae, bộ cánh vảy Lepidoptera
là loài gây hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là các loài rau họ HTT, làm
giảm năng suất, chất lƣợng đáng kể. Khơng chỉ trong việc sản xuất rau nói riêng mà
trong lĩnh vực trồng trọt nói chung, thuốc BVTV có vai trị rất quan trọng trong việc
giữ vững năng suất, chất lƣợng cây trồng, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Trên thế
giới, thuốc BVTV đóng vai trị quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản
xuất, đảm bảo an ninh lƣơng thực thực phẩm. Bên cạnh những đóng góp tích cực
với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên thế giới cũng đem lại
những hệ lụy xấu, đặc biệt trong vòng hơn 20 năm trở lại đây. Việc lƣợng thuốc
BVTV tại Việt Nam đang tăng quá nhanh. Theo PGS Đỗ Kim Vân, danh mục thuốc

BVTV đƣợc phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất. Điều đáng nói,
theo PGS Đỗ Kim Vân, hầu hết thuốc BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ
nƣớc ngoài. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn
thành phẩm hàng năm với trị giá từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV
đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cịn có một lƣợng lớn thuốc BVTV
nhập lậu chƣa kiểm sốt đƣợc. Qua những con số trên có thể thấy, Việt Nam là một
trong số những nƣớc có lƣợng tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Ngƣời dân quá

1


lạm dụng biện pháp hóa học, thiếu kiến thức về các loại hoạt chất trong thuốc
BVTV, dẫn tới tình trạng sử dụng thuốc BVTV thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng
chi phí sản xuất và nguy cơ mất ATTP. bất chấp những nguy cơ tiềm tàng của nó.
việc làm này đã ảnh hƣởng xấu đến mơi trƣờng, tăng tính kháng thuốc và để lại dƣ
lƣợng các chất độc hại trong sản phẩm. Và vậy cần có những biện pháp thích hợp để
tránh những hậu quả của thuốc hóa học và tạo ra các sản phẩm thực sự an toàn,
đồng thời thể hiện đƣợc tính chiến lƣợc lâu dài. Do đó duy trì và lợi dụng các lồi
thiên địch, đồng thời ngiên cứu các biện pháp để nhân nuôi sinh khối và đƣa chúng
ra phòng trừ đồng ruộng đang đƣợc ƣu tiên, quan tâm. Sử dụng nấm ký sinh côn
trùng để kiểm sốt các lồi sâu hại đang là hƣớng đi tích cực.
Nấm ký sinh cơn trùng Isaria là lồi có tính đa dạng sinh học cao, có vai trị
quan trọng trong kiểm soát sinh học sâu hại cây trồng cũng nhƣ làm dƣợc liệu trong
y học nhằm phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời. Đây là loại nấm phát triển
nhanh, có số lƣợng bào tử nhiều, dễ phân lập và nhân nuôi. Trong tự nhiên, từ các
mẫu nấm Isaria thu thập đƣợc cho thấy chúng thƣờng ký sinh trên giai đoạn nhộng
của nhiều loại côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Lepidopera) và chúng đƣợc xác định là
nguồn gây bệnh phổ biến cho các côn trùng thuộc bộ này.
Các chủng từ nấm Isaria đƣợc ứng dụng để phòng trừ trên các đối tƣợng sâu
hại cây họ hoa thập tự, trong đó có sâu xanh bƣớm trắng. Kết quả cho thấy, hiệu lực

phòng trừ đạt hiệu quả cao đối với sâu hại, không gây ảnh hƣởng xấu đến sinh thái
môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Chính vì vậy tơi đề xuất thực hiện đề tài:“Nghiên cứu tuyển chọn các
chủng nấm ký sinh cơn trùng Isaria có khả năng phịng trừ sâu xanh bướm
trắng (Pieris rapae L.) hại rau họ hoa thập tự trong điều kiện phịng thí ngiệm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tuyển chọn và thử nghiệm các chủng nấm Isaria
phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng hại rau họ HTT trong phịng thí nghiệm nhằm
cung cấp dẫn liệu khoa học làm cơ sở để ứng dụng các chế phẩm nấm phòng trừ sâu
hại rau họ hoa thập tự ở ngoài đồng ruộng.

2


3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
(1) Tuyển chọn các lồi Isaria (Isaria javanica; Isaria tenuipes; Isaria sp.) có
khả năng phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng.
(2) Tuyển chọn các chủng của lồi Isaria javanica (VN1487, VN1802,
VN1472) có khả năng phịng trừ sâu xanh bƣớm trắng.
(3) Chu trình xâm nhiễm của các loài nấm Isaria (Isaria javanica; Isaria
tenuipes; Isaria sp.) trên vật chủ sâu xanh bƣớm trắng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá các loài nấm ký sinh côn trùng Isaria
đến khả năng gây bệnh của chúng trên vật chủ sâu xanh bƣớm trắng (nồng độ, liều
lƣợng nấm).
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại phịng thí nghiệm Bảo vệ thực vật và phịng
thí nghiệm Cơng nghệ Sinh học Nông nghiệp, Khoa Nông Lâm Ngƣ, Trƣờng Đại
học Vinh trong thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ bổ sung và cung cấp thêm một số dẫn liệu khoa học cho

nghiên cứu tuyển chọn các lồi nấm Isaria có hoạt tính sinh học cao.
Đề tài cũng cung cấp thêm một số chủng nấm có hiệu lực cao trong kiểm
sốt sinh học sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae L.) hại rau họ HTT trong điều kiện
phịng thí nghiệm để từ đó có dẫn liệu cung cấp cho ứng dụng ngồi đồng ruộng.

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm nấm ký sinh côn trùng
Các lồi nấm ký sinh cơn trùng thƣờng phân bố trong các khu rừng nhiệt đới
đặc biệt ở những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh. Đây là nguồn tài nguyên phong
phú, đa dạng và rất có giá trị trong kiểm sốt sinh học sâu hại cây trồng và làm thực
phẩm chức năng, dƣợc liệu
Theo Evans (1988), nấm ký sinh côn trùng đƣợc chia thành 4 nhóm:
(1) Ký sinh trong tức là nấm ký sinh trong các nội quan, khoang cơ thể của
cơn trùng ký chủ.
(2) Ký sinh ngồi tức là nấm phát triển trên lớp cuticun vỏ cơ thể của côn
trùng và gây nên bệnh hại cho ký chủ.
(3) Nấm mọc trên côn trùng tức là những nấm đã đƣợc trực tiếp hoặc gián
tiếp chứng minh chúng ký sinh trên côn trùng .
(4) Cộng sinh có nghĩa là cả nấm và cơn trùng cùng mang lại lợi ích cho
nhau trong mối quan hệ cùng chung sống.
Nấm ký sinh cơn trùng cịn đƣợc phân chia thành ký sinh sơ cấp (primery
pathogen) và ký sinh thứ cấp (secondary pathogen). Nấm ký sinh sơ cấp thƣờng
nhiễm vào vật chủ côn trùng khỏe mạnh, gây bệnh và sau đó giết chết cơn trùng.
Trong khi đó, nấm ký sinh thứ cấp chỉ có thể ký sinh trên những côn trùng bị yếu
hoặc côn trùng bị thƣơng. Các nấm bệnh ký sinh trên côn trùng trƣởng thành hoặc
côn trùng bị bệnh đƣợc gọi là ký sinh cơ hội hoặc ký sinh khơng chun tính, loại ký

sinh này có thể nhiễm vào vật chủ thơng qua sự xâm nhập qua lớp cuticun vỏ cơ thể
của côn trùng. Các nấm ký sinh trên côn trùng bị thƣơng gọi là bệnh lây qua vết
thƣơng. Sự khác nhau của ký sinh cơ hội và ký sinh qua vết thƣơng đó là ký sinh qua
vết thƣơng chỉ có thể xâm nhập vào cơn trùng qua vết thƣơng.
1.1.2. Chu trình sống và lây nhiễm của nấm ký sinh côn trùng
Nấm ký sinh côn trùng có thể xâm nhiễm vào cơ thể cơn trùng qua con
đƣờng hơ hấp, tiêu hóa hoặc qua cơ quan sinh dục, nhƣng phần lớn là qua lớp vỏ

4


cuticun của chúng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm và bề mặt cơ thể vật
chủ. Bào tử nấm bám vào bề mặt cơ thể vật chủ, khi đủ điều kiện ẩm độ bào tử mọc
mầm và xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp vỏ cuticun. Khi nấm
xâm nhiễm vào bên trong, nấm mọc khắp cơ thể của côn trùng và sản xuất các độc
tố trong đó để tăng tốc độ giết chết côn trùng hoặc ngăn chặn sự cạnh tranh của các
lồi vi sinh vật khác.

Hình 1.1 Chu trình xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng
Nấm xâm nhiễm vào cơ thể cơn trùng gồm 3 giai đoạn chính:
(i) Giai đoạn xâm nhập
Giai đoạn xâm nhập đƣợc tính từ khi bào tử nấm mọc mầm đến lúc hoàn
thành việc xâm nhập vào trong xoang cơ thể côn trùng. Bào tử nấm sau khi mọc
mầm phát sinh mầm bệnh, nó giải phóng các enzyme ngoại bào tƣơng ứng với các
thành phần chính của lớp vỏ cuticun của côn trùng để phân hủy lớp vỏ này nhƣ
Protease,

chitinase,

aminopept,


carboxypeptidase

A,

esterase,

N

-

axetylglucosaminidase, cenlulase. Các enzyme này đƣợc tạo ra một cách nhanh
chóng, liên tục và với mức độ khác nhau giữa các lồi và thậm chí ngay cả trong
một loài.

5


Enzyme protease và chitinase hình thành trên cơ thể cơn trùng, tham gia
phân hủy lớp da côn trùng (cuticula) và lớp biểu bì (thành phần chính là protein).
Lipase, cenlulase và các enzyme khác cũng là những enzyme có vai trị không kém
phần quan trọng. Nhƣng quan trọng nhất là enzyme phân hủy protein (protease) và
enzyme phân huỷ kitin (chitinase) của cơn trùng. Hai enzyme này có liên quan trực
tiếp đến hiệu lực diệt côn trùng của nấm ký sinh côn trùng (Tạ Kim Chỉnh, 1994).
(ii) Giai đoạn phát triển của nấm trong cơ thể cơn trùng
Giai đoạn này đƣợc tính từ khi nấm hồn thành q trình xâm nhiễm vào cơ
thể côn trùng cho đến khi côn trùng chết. Đây là giai đoạn sống ký sinh của nấm.
Trong xoang cơ thể cơn trùng nấm tiếp tục phát triển, hình thành rất nhiều sợi nấm
ngắn. Khi hệ sợi nấm đƣợc hình thành trong cơ thể, nó phân tán khắp cơ thể theo
dịch máu, phá hủy các tế bào máu và làm giảm tốc độ lƣu thơng máu. Tồn bộ các

bộ phận nội quan bị xâm nhập. Nấm thƣờng xâm nhập vào khí quản làm suy yếu hơ
hấp. Hoạt động của cơn trùng trở nên chậm chạp và phản ứng kém với các tác nhân
kích thích bên ngồi. Kết quả là vật chủ mất khả năng kiểm soát hoạt động sống và
dẫn đến chết (Phạm Văn Lầm, 2000).
(iii) Giai đoạn sinh trƣởng của nấm sau khi vật chủ chết
Đây là giai đoạn sống hoại sinh của nấm ký sinh. Xác côn trùng chết là
nguồn dinh dƣỡng có giá trị cho các vi sinh vật. Thông thƣờng, các bộ phận bên
trong cơ thể côn trùng sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn hoại sinh. Trên bề mặt ngồi của
cơ thể cơn trùng, các nấm hoại sinh nhƣ Aspergillus spp., Penicillium spp. và
Fusarium spp. định cƣ ở lớp biểu bì và cạnh tranh với vi khuẩn ở bên trong cơ thể
côn trùng. Do nấm cơn trùng có khả năng sản xuất ra các chất có hoạt tính nhƣ
thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm hoại sinh khác nên chúng
có thể cạnh tranh với các sinh vật này để tồn tại và phát triển, làm cho xác vật chủ
không bị phân hủy.
Sau khi nấm côn trùng đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dƣỡng bên trong cơ
thể cơn trùng, nó chuyển sang giai đoạn hình thành bào tử.
Ở giai đoạn xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng, nấm sử dụng các
enzyme ngoại bào để phân hủy lớp vỏ cuticun. Khác với giai đoạn này, ở giai đoạn

6


nấm đâm xun, mọc thành sợi ra bên ngồi nó sử dụng tồn bộ tác động cơ học.
Sau đó các bào tử đƣợc hình thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật chủ. Nhiều
côn trùng bị bao bọc toàn bộ bên ngoài bởi hệ sợi nấm và các bào tử, vì vậy mà rất
khó hoặc khơng thể xác định các vật chủ.
Đặc điểm cơ thể côn trùng bị chết do nấm côn trùng không bao giờ bị thối,
nhũn mà thƣờng vẫn giữ nguyên hình dạng nhƣ khi cịn sống. Tồn bộ bên trong cơ
thể sâu chết chứa đầy sợi nấm. Sau đó, các sợi nấm này mọc ra ngoài qua vỏ cơ thể
và bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể sâu. Đây là đặc điểm rất đặc trƣng để

phân biệt sâu chết do nấm côn trùng với sâu chết do virus, vi khuẩn gây bệnh (Trần
Ngọc Lân và cộng sự, 2008).
Thomas M. B., Read A. F., (2007) đã đƣa ra sơ đồ xâm nhiễm của nấm ký
sinh côn trùng vào cơ thể vật chủ (hình 1.2).

Hình 1.2. Cơ chế xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng
Theo Thomas M. B., Read A. F., (2007) chu kỳ phát triển của nấm ký sinh
côn trùng, nhƣ nấm Beaueria bassiana và Metarhizium anisopliae gồm các giai
đoạn: Bào tử đính tiếp xúc với tầng cuticun của lớp vỏ vật chủ. Bào tử nảy mầm và
sinh sản hình thành vòi và giác bám (cấu trúc cơ quan xâm nhập).
Sự xâm nhập của bào tử đính là sự tổ hợp của sức ép cơ học và sự tác động
của enzyme phân giải tầng cuticun. Quá trình sinh trƣởng bên trong xoang máu cơ
thể vật chủ và sự sinh sản của bào tử đính làm vật chủ chết. Tầng cuticun của vỏ cơ

7


thể vật chủ là tầng chống chịu đầu tiên trong việc bảo vệ chống lại sự xâm nhiễm
của nấm và nó có vai trị quyết định tính chun hóa đặc hiệu của nấm. Nếu nấm
phá vỡ đƣợc tầng cuticun thì sự xâm nhiễm thành cơng, sau đó phụ thuộc vào khả
năng chiến thắng đƣợc phản ứng miễn dịch bẩm sinh ở cơn trùng của nấm.
Các lồi cơn trùng có thể phản ứng lại sự xâm nhiễm này của nấm bằng cả
hai phƣơng thức là tế bào và thể dịch. Sự hình thành hoạt động miễn dịch càng sớm
ở điểm phân giải bào tử đính trong suốt q trình xâm nhập. Các lồi nấm nói chung
đều có hai phƣơng thức để chiến thắng các phản ứng tự vệ của vật chủ: Sự phát
triển của các dạng sinh trƣởng giai đoạn tiềm ẩn là sự ngụy trang hữu hiệu từ các
phản ứng tự vệ của côn trùng và sự sản xuất ra các chất miễn dịch phân hóa thuận
nghịch của bộ phận ức chế hệ thống bảo vệ.
Nấm ký sinh thƣờng để lại những dấu hiệu trên cơ thể vật chủ hay làm cho
tập tính sống của chúng bị thay đổi. Những cá thể sâu hại bị nhiễm nấm thƣờng có

các vệt chấm đen xuất hiện trên bề mặt, có thể tại nơi bào tử nấm bám vào và mọc
mầm xâm nhiễm vào bên trong cơ thể vật chủ. Nơi xâm nhập của nấm Beauveria
bassiana thƣờng có vệt chấm đen hình dạng bất định. Khi bị bệnh do nấm, sâu hại
ngừng hoạt động khoảng 2 đến 3 ngày trƣớc thời điểm phát triển hoàn toàn của nấm
ở trong cơ thể vật chủ. Nếu bị bệnh do nấm Beauveria thì sâu hại sẽ ngừng hoạt
động khoảng 7 ngày trƣớc khi chết. Những cá thể sâu hại bị nhiễm bệnh nấm cơn
trùng thƣờng có màu hồng nhạt. Một số lồi nấm có thể làm cho sâu bệnh trở nên có
màu vàng nhạt, xanh lá cây hoặc nâu. Cơ thể sâu bị bệnh trở nên hóa cứng. Một số
lồi Cordyceps ký sinh có thể ảnh hƣởng đến hành vi của vật chủ sâu bọ Cordyceps
unilateralis gây bệnh trên kiến và khiến chúng leo lên cây rồi bám ở đó trƣớc khi
chết, đảm bảo phân phối tối đa bào tử từ quả thể mọc ra ngoài cơ thể côn trùng đã
chết (Phạm Văn Lầm, 2000).
1.1.3. Đặc điểm sinh học sinh thái của sâu xanh bướm trắng
Đặc điểm sinh học:
Bƣớm có thân màu đen, hai cánh trắng, đỉnh cánh có vết đen hình tam giác

8


Trứng màu hơi vàng, sâu non màu xanh lục, trên lƣng có những điểm đen
nhỏ, sâu non có 5 tuổi và trải qua 4 lần lột xác, khi đẫy sức dài khoảng 28-35mm.
Nhộng màu xanh, khi gần vũ hóa chuyển màu xanh hơi vàng
Đặc tính sinh thái:
Bƣớm hoạt động ban ngày, sau vũ hóa 3-4 ngày thì đẻ trứng, trứng đẻ từng
quả, rải rác ở mặt sau của lá rau. Một bƣớm có thể đẻ từ 50-200 trứng. Bƣớm sâu
xanh sống khá lâu từ 2-5 tuần lễ. sâu xanh mới nở gặm chất xanh của lá rau, từ tuổi
hai trở đi gặm thủng lá rau và ăn kiệt chỉ còn gân lá. Vì vậy nếu để mật độ cao thì
ruộng rau sẽ bị trơ trụi, xơ xác. Vòng đời của sâu xanh bƣớm trắng từ 26-30 ngày.
Trong đó giai đoạn trứng từ 6-8 ngày, sâu non từ 10-14 ngày, nhộng từ 7-8 ngày.
Bƣớm vũ hóa sau 3-4 ngày thì đẻ trứng.


Hình 1.3 Vịng đời sâu xanh bƣớm trắng
1.2. Cơ sở thực tiễn
Ở các vùng trồng rau trong cả nƣớc, hàng năm ngƣời nơng dân phải đối phó
với sự phá hoại của sâu xanh bƣớm trắng, chúng gây hại nặng đến năng suất và chất
lƣợng nông sản.
Điều kiện phát sinh của sâu xanh bƣớm trắng:
Sâu phát sinh và gây hại nặng từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 5 năm sau,
nhƣng thƣờng nặng nhất từ tháng 2 đến tháng 5 vì thời tiết lúc này phù hợp với sinh
trƣởng và phát triển của sâu. Sâu xanh thƣờng tập trung và gây hại nặng ở những
ruộng rau xanh tốt. khả năng sinh sản cao, tính kháng thuốc mạnh, cơng tác phịng

9


trừ đang gặp khó khăn. Hiện nay biện pháp hóa học đƣợc sử dụng chủ yếu. việc quá
lạm dụng thuớc BVTV ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng sinh
thái. Hiện tƣợng ngộ độc do thuốc BVTV trong những năm gần đây tăng cao. Theo
số liệu thống kê, số vụ ngộ độc do hóa chất trong 6 tháng đầu năm 2002 là 843
ngƣời, tử vong 28 ngƣời chiếm trên 50% số ngƣời chết do ngộ độc thực phẩm.
nguyên nhân đều do lƣợng thuốc BVTV đã vƣợt quá dƣ lƣợng tối đa cho phép, hầu
hết là các loại thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục (Nguyễn Đức Hạnh, 2002)
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao thì
rau an tồn thực phẩm đang là vấn đề quan tâm lớn của thế giới cũng nhƣ Việt
Nam. Phòng trừ sâu hại bằng chế phẩm nấm, giảm thuốc hóa học rất có ý nghĩa và
cần đƣợc quan tâm nghiên cứu để đảm bảo an toàn chất lƣợng rau, cho hiệu quả
kinh tế cao và bảo vệ mơi trƣờng.
1.3. Tình hình nghiên cứu nấm ký sinh cơn trùng trên thế giới
Nấm ký sinh côn trùng – Entomology pathogennic fungi (EPF) khơng chỉ là
nhóm có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi tài nguyên quý giá mà cịn có vai trị

rất quan trọng trong phịng trừ sâu hại cây trồng.
Nấm ký sinh côn trùng đã đƣợc phát hiện cách đây 150 năm và cho đến nay
trên thế giới có khoảng 700 lồi đã đƣợc xác định, mơ tả trong đó ở Thái Lan đã
phát hiện đƣợc hơn 400 loài ( Trần Ngọc Lân và cộng sự, 2008) [9]. Hiện nay có
nhiều nƣớc trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng giống
Beauveria, Metarhizium, Isaria, Aschersonia,… vào trong sản xuất để tiêu diệt sâu
hại cho kết quả rất tốt nhƣ Mỹ, Brazil, Thái Lan, Malaysia,… Trong đó Isaria là
một trong giống nấm đạt hiệu quả phòng trừ sâu hại cây trồng rất cao.
1.3.1. Nghiên cứu về nhân ni các lồi Isaria
Khả năng nhân sinh khối của Isaria tenuipes trên các môi trƣờng khác nhau
đã đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Chun-Ping Xu et al.
(2003) khi nhân sinh khối I. tenuipes các điều kiện nuôi nhƣ nguồn dinh dƣỡng
cacbon, khoáng, ni tơ và độ pH ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng phát triển của nấm.
Nguồn dinh dƣỡng tối ƣu cho nhân sinh khối là đƣờng glucose, meat peptone hoặc
tryptone và K2HPO4 hoặc MgSO4, pH = 6 [28].

10


Ali et al., (2009) đã nghiên cứu cải tiến thành phần môi trƣờng lỏng nuôi cấy
Isaria fumosorosea để tạo ra sinh khối chủ yếu là các bào tử đính dạng chìm. Kết
quả cho thấy, với các mơi trƣờng ni cấy bình thƣờng sinh khối thu đƣợc thƣờng
có màu trắng và chủ yếu là sợi nấm (80 - 97%), tuy nhiên với một số môi trƣờng
chúng tạo ra sắc tố nâu. Với mơi trƣờng có chứa 20-30 mg /l FeSO4·7H2O và 6-12
mg/l CuSO4·5H2O tạo ra sắc tố nâu lớn nhất. Khi bổ sung 25ml/l Polyethylene
glycol (200 MW) - chất xúc tác quá trình sinh bào tử, giảm sự hình thành sợi
nấm sinh dƣỡng thì nồng độ bào tử đính chìm đạt tối đa là 1,0 (±1,2) x 10 12 tế
bào/l sau 120 giờ nuôi cấy. Sinh khối thu đƣợc chủ yếu là bào tử đính chìm
chiếm hơn 60% [40].
Gabriel et al. (2010) đã nghiên cứu lựa chọn môi trƣờng nhân nuôi Isaria

fumosorosea và Isaria farinosa để sản xuất sinh khối. Kết quả cho thấy, ở giai đoạn
1, môi trƣờng lỏng tốt nhất là mật mía (30g/l) + nƣớc gạo ninh nhừ (200g/l); nƣớc
gạo ninh nhừ (200g/l) + nấm men (5g/l) và mật mía (30g/l) + nƣớc gạo ninh nhừ
(200g/l) + nấm men (5g/l). Giai đoạn nhân nuôi trên môi trƣờng rắn, Isaria farinosa
phát triển tốt nhất với môi trƣờng bột đậu nành + ngô vỡ (ngâm nƣớc 60 phút) và
gạo nguyên kích thƣớc dài 7 mm × dày 2 mm (ninh 8-10 phút với nƣớc); đối với
Isaria fumosorosea cả gạo vỡ 3 mm dài × 2 mm dày (ngâm nƣớc 40 phút) và gạo
nguyên (ninh 8-10 phút với nƣớc) đều cho kết quả tốt nhất về khả năng phát sinh
bào tử [31].
1.3.3. Nghiên cứu sử dụng các lồi Isaria trong phịng trừ sinh học
Trên thế giới nấm Isaria đã từng đƣợc sử dụng để phòng trừ sâu hại cây
trồng nhƣ các loài Isaria javanica, Isaria fariosa, Isaria fumosorosea. Ở Thái Lan
loại nấm Isaria fariosa đã phòng trừ sâu hại cây trồng rất thành công. Nấm ký sinh
côn trùng thuộc giống Isaria là một loại nấm phát triển nhanh, có số lƣợng bào tử
nhiều, dễ phân lập. Loài nấm Isaria javanica đƣợc đánh giá là rất có triển vọng
trong việc ứng dụng để phịng trừ sâu hại cây trồng. Lồi nấm này đã đƣợc nghiên
cứu và ứng dụng vào phòng trừ một số đối tƣợng sâu hại (thuộc bộ Lepidoptera,
Diptera, Coleoptera, Hymenoptera,…) ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc,
Hoa Kỳ, Brazin,... và cho kết quả rất tốt.

11


Kết quả nghiên cứu tại Lower Rio Grande Valley bang Texas, Mỹ cho thấy,
Isaria sp. là tác nhân gây bệnh loài rệp phấn trắng Bemisia tabaci G. (biotype B) hại
khoai lang. Thử nghiệm trong điều kiện phịng thí nghiệm (270C, 70%RH, thời gian
chiếu sáng 14L : 10D) ở các nồng độ bào tử khác nhau 20, 200, 1000 CFU/mm2 đối
với rệp non tuổi 2, 3 và 4 đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: nồng độ gây chết trung bình
rệp non tuổi 2 là 72 -118 CFU/mm2, tuổi 3 là 101 – 170 CFU/mm2, tuổi 4 tƣơng
ứng là 166 – 295 CFU/mm2 (Enrique and Walker, 2009) [41].

Nghiên cứu sử dụng nấm Isaria fumosorosea và Isaria farinosa ở nồng độ
108 CFU/ml đối với nhộng của ruồi sừng hút máu bò chăn thả Haematobia
irritans đạt tỷ lệ chế 56,6% trong khi đối với trƣởng thành không đáng kể (Dinalva
et al., 2010) [30].
Kết quả nghiên cứu của Murat et al. (2011) [34] cho thấy nấm Isaria
farinosa là tác nhân gây chết đối với trƣởng thành bọ xít Aelia rostrata với tỷ lệ
chết đạt 70% sau 12 ngày xử lý ở điều kiện nhiệt độ 27 ± 1°C; 16L: 8D, 70% RH
và nồng độ bào tử 108 CFU/ml.
Pasco et al. (2011) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của nấm Isaria fumosorosea
đến tỷ lệ chết và sức ăn của rầy chổng cánh Diaphorina citri trong điều kiện phịng
thí nghiệm. Sức ăn của rầy giảm khi xử lý bằng blastospore của nấm với số giọt mật
tiết ra không vƣợt quá 2,4 giọt so với 4 và 8 khi xử lý bằng bào tử bột và đối chứng.
Tỷ lệ chết đạt 100% sau 7 ngày tiếp xúc nguồn bệnh [35][36][37].
Kết quả sử dụng nấm Isaria fumosorosea kiểm soát rầy chổng cánh ở South
Texas cho thấy, ở 27°C phòng thí nghiệm, 70% rầy chết trong vịng một tuần khi
tiếp xúc với thẻ vàng đã đƣợc phun blastospore. Trong nhà kính, 25 - 37°C sử dụng
thẻ vàng cho tỷ lệ chết thấp < 40% (Patrick et al., 2011) [38].
Thử nghiệm trong điều kiện phịng thí nghiệm sử dụng nấm Isaria
fumosorosea Wize đối với rầy chổng cánh Diaphorina citri. Tỷ lệ chết đạt 100%
rầy trƣởng thành ở nồng độ 106 và 107 blastospores/ml sau 12 ngày lây nhiễm, LC50
(sau 7 ngày lây nhiễm) đạt 1.4 x 105 và 2.0 x 106 (Karen et al., 2012) [32].
Theo David et al., 2012 [29] đã nghiên cứu đánh giá khả năng tƣơng thích
của nấm Isaria fumosorosea và ong kí sinh Lysiphlebus testaceipes đối với rầy nâu

12


hại cam quýt tại Florida, Mỹ. Thí nghiệm cho thấy sử dụng đơn lẻ nấm Isaria
fumosorosea trong vòng hai tuần đầu tỷ lệ chết của rầy không sai khác so với
đối chứng. Tuy nhiên, sau đó rệp có hiện tƣợng nhiễm bệnh. Hai tác nhân này

có khả năng tƣơng thích với nhau vì vậy có thể kết hợp trong kiểm soát rệp nâu hại
cam quýt.
Kết quả nghiên cứu của Pasco et al. (2013) xác định khả năng tƣơng thích
của nấm Isaria fumosorosea với các hóa chất nơng nghiệp đƣợc sử dụng để kiếm
soát rầy chổng cánh Diaphorina citri. Sự tăng trƣởng của I. fumosorosea trong
phịng giảm ít nhất với các loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ và lớn nhất với
cấc hóa chất từ dầu thực vật và borax. Do đó khơng nên trộn I. fumosorosea với các
sản phẩm trên [42].
Theo Manana et al. (2013) sử dụng nấm Isaria fumosorosea kiểm sốt thử
nghiệm trong phịng với hai lồi sâu hại cây lá kim là Lymantria monacha và L.
dispar tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy, hiệu lực gây chết của I. fumosorosea với
L. dispar đạt 30% (109 CFU/ml). Hiệu quả đạt 28,8% đƣợc ghi nhận đối với L.
monacha (4x108 CFU/ml) [33].
1.4. Tình hình nghiên cứu ở nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam
Sử dụng nấm ký sinh cơn trùng để phịng trừ sâu hại đã đƣợc quan tâm
nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tập trung vào hai loài nấm là
Beauveria bassiana, Metarhizium anisoplae. Từ những năm 1990 cho đến nay có
các cơng trình nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh cơn trùng trong phòng trừ sâu hại
cây trồng ở Việt Nam của Tạ Kim Chỉnh (1992, 1994) [3, 4]; Phạm Thị Thuỳ
(1993) [25]; Nguyễn Văn Cảm (1994) [1]; Võ Thị Thu Oanh (2003, 2008) [15, 16];
Nguyễn Xuân Niệm (2004) [14]; Nguyễn Xuân Thanh và cộng sự (2005) [19];
Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2005) [10]; Phạm Thị Thuỳ và cộng sự (2005 a, b, c,
d) [20, 21, 22, 23]; Đàm Ngọc Hân và cộng sự (2007) [5]; Trần Ngọc Lân và cộng
sự (2008) [25, 15]; Nguyễn Thị Thanh và cộng sự (2011) [17, 18].
Các cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung vào nấm Beauveria, Metarhizium
phòng trừ sâu hại rau để sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và vùng phụ cận. Nghiên
cứu sử dụng nấm Metarhizium anisopliae phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các

13



tỉnh phía Nam (Nguyễn Thị Lộc và cộng sự, 2004). Nghiên cứu và hồn thiện cơng
nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm Beauveria và Metarhizium để phòng trừ sâu hại
đậu xanh ở Hà Tĩnh năm 2003 (Phạm Thị Thùy và cộng sự, 2005); Sử dụng chế
phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa Brontispa sp.
[23,24].
Nghiên cứu đặc tính sinh học và hiệu lực diệt cơn trùng có hại của nấm
Metarhizium anisopliae, sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ rệp
sáp Pseudococcus citri Risso hại rễ cây cà phê tại tỉnh Đắk lắk năm 2002 2003 (Nguyễn Xuân Thanh, Phạm Thị Thùy, 2005) [23]; Ứng dụng chế phẩm
nấm Metarhizium anisopliae để phịng trừ bọ xít hại cây trồng (Đàm Ngọc Hân,
Phạm Thị Thùy, 2007) [5]. Nghiên cứu hiệu lực diệt mối cánh Coptotermes
formosanus Shiraki của chế phẩm Metarhizium anisopliae (Trịnh Văn Hạnh và cộng
sự, 2005) [10].
Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cộng sự (2008) cho thấy lồi
Paecilomyces sp1. có khả năng phịng trừ sâu xanh (Heliothis armigera Fabr.) hại lạc
và sâu tơ (Plutella xylostella L.) hại rau cải một cách có hiệu quả [11, 12].
Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cộng sự (2008) về sử dụng nấm B.
bassiana (BbGc), B. bassiana (BbPs) và M. anisopliae (MaPs) phòng trừ sâu mọt hại
kho, cho thấy ảnh hƣởng của các công thức khác nhau của nấm B. bassiana lên mọt
ngô Sitophilus zeamais Motsch gây hại ở kho ngô [11]. Dạng nhũ tƣơng với B.
bassiana ở nồng độ 109 CFU/ml cho thấy hiệu quả phịng trừ đạt cao nhất đối với
ngơ. Cơng thức dạng bột của nấm B. bassiana đạt hiệu quả phòng trừ mọt ngô tới
90% sau 15 ngày, ở 250C với mức thử 20g thuốc bột nấm/kg ngô (2x1010 CFU/kg
ngô) và đạt 77% với liều lƣợng 5g/kg (5 x 109 CFU/kg ngô) [12].
Nghiên cứu về Isaria đã có những kết quả bƣớc đầu ở Việt Nam. Theo Trần
Ngọc Lân và cộng sự (2008) [11] đã nghiên cứu về đa dạng sinh học về nấm ký sinh
côn trùng tại vƣờn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) ghi nhận có 13 lồi Isaria trong đó
Isaria tenuipes phổ biến nhất, tiếp theo là Isaria javanica. Thái Thị Ngọc Lam,
Nguyễn Thị Thanh, Bùi Quang Hùng, Phan Thị Giang, 2012. Mức độ gây hại và
phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae L.) hại rau cải xanh bằng chế phẩm


14


nâm Isaria javanica ở Nghệ An. [7]. Hà Thị Thanh Hải, 2012. Đặc điểm sinh học,
sinh thái nấm Isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu
khoang, rệp muỗi và sâu xanh bƣớm trắng [6] .Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của
nấm Isaria tenuipes, kết quả cho thấy loài nấm này chỉ ký sinh trên nhộng của sâu
cánh vảy, quả thể có 4 dạng hình thái (hoa cúc trắng, lục bình trắng, bơng tuyết, dạng
vơ tính kết hợp hữu tính), sinh trƣởng nhanh trên PDA, bào tử dạng bột và rất triển
vọng trong phòng trừ sâu hại (Trần Ngọc Lân và cộng sự, 2011) [13].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy và cộng sự (2011) cho thấy, nấm
Isaria javanica VN1487 sinh trƣởng và phát triển nhanh trên môi trƣờng lên men
rắn, với hàm lƣợng cơ chất gạo lứt là 150 gam và lƣợng nhộng tằm bổ sung là 3
gam trong bình 500ml. Nấm bao phủ tồn bộ mơi trƣờng sau 10 ngày và đạt nồng
độ bào tử cao nhất là 67,58 x 106 CFU/g sau 12 ngày nuôi [25].
Theo Trần Ngọc Lân và cộng sự (2011) [14] chỉ ra rằng, khối lƣợng cơ chất
khác nhau ảnh hƣởng đến khả năng hình thành synnema của I. tenuipes. Lƣợng cơ
chất 40g phù hợp nhất cho hộp nhựa 700ml với thời gian thu hoạch synnema là
45,67 ± 1,53 ngày và sản lƣợng synnema thu đƣợc 19,52 ± 0,61 (g/hộp). Chất dinh
dƣỡng trong nhộng tằm thích hợp cho sự hình thành synnema của I. tenuipes, với thời
gian thu hoạch synnema là 43,33 ± 0,58 ngày và sản lƣợng synnema thu đƣợc 17,82 ±
1,66 (g/hộp). Chu kỳ sinh trƣởng synnema trong nhân nuôi tạo synnema nấm của I.
tenuipe gồm 4 giai đoạn là (1) bao phủ hệ sợi nấm, (2) chuyển màu, (3) mọc mầm
và (4) tăng trƣởng của synnema.
Theo Nguyễn Thị Thanh và cộng sự (2011), nấm Isaria javanica với nồng độ
107 CFU/ml sau 10 ngày xử lý ở điều kiện ơ lƣới, hiệu lực phịng trừ đối với sâu
khoang hại lạc đạt 93,18%, rệp xám hại cải đạt 99,29% và rệp muội hại lạc đạt
100% [17, 18].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy và cộng sự (2014) [26], cho thấy

trong 18 chủng nấm Isaria javanica thu thập tại Vƣờn quốc gia Pù Mát dựa vào các
chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ sâu chết, (2) Tỷ lệ sâu nhiễm nấm, (3) Thời gian chết trung bình
(LT50), (4) Thời gian vòng đời của nấm, (5) Nồng độ bào tử hình thành trên sâu; đã
tuyển chọn đƣợc các chủng nấm tiềm năng để kiểm sốt sâu khoang, có 4/18 chủng

15


×