Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên vùng đất phù sa ven sông tại xã thanh dương thanh chương nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
--------------

NGUYỄN CÔNG LINH

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH VỤ HÈ THU TRÊN
VÙNG ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TẠI XÃ THANH
DƢƠNG – THANH CHƢƠNG – NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NÔNG HỌC

NGHỆ AN – 05/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
--------------

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH VỤ HÈ THU TRÊN
VÙNG ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TẠI XÃ THANH
DƢƠNG – THANH CHƢƠNG – NGHỆ AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH NƠNG HỌC


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Công Linh
Lớp

: 53K – NH

MSSV

: 1153040784

Giáo viên hƣớng dẫn: Phan Thị Thu Hiền

NGHỆ AN – 05/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tơi trực tiếp
thực hiện trong năm 2015, dưới sự hướng dẫn của ThS. Phan Thị Thu Hiền. Số
liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, chưa từng được công bố và
sử dụng trong một đề tài nào trong và ngoài nước.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong đề tài này đã được
thông tin đầy đủ và trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ ĐỀ TÀI
Nguyễn Công Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Lời mở đầu cho khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Nông – Lâm – Ngư cùng các Thầy, Cơ đã

tận tình giảng dạy tơi trong suốt hơn 4 năm học tại trường Đại học Vinh. Bốn năm
học qua, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình và điều đó đã giúp tơi
có thêm nhiều kiến thức khơng những về chun mơn mà cả về kinh nghiệm sống.
Với tấm lịng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời
cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn ThS. Phan Thị Thu Hiền – người đã dìu dắt và hướng
dẫn cho tôi từ bước đầu tiên làm quen với nghiên cứu khoa học; là người đã tận
tâm, nhiệt tình hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu và thực tiễn sản
xuất và đã cho tôi nhiều lời khuyên bổ ích trong suốt thời gian học tập và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời tri ân đến tất cả người thân trong gia đình, họ
hàng, bạn bè, những người đã luôn ủng hộ, hỗ trợ thiết thực cho tôi về cả tinh thần,
vật chất và cơng sức để tơi có thể hồn thành tốt đề tài khóa luận của mình.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng trong suốt quá trình thực tập song do
thời gian và kiến thức còn hạn chế, mặt khác đây cũng là lần đầu tiên tôi được trực
tiếp thực hiện một đề tài khoa học nên sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong q thầy
cơ giáo, bạn bè đóng góp ý kiến giúp tơi hồn thiện kiến thức của mình hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, Ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU................................................................................. vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. vi
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu ...............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam .......................................4
1.1.1.Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới ..........................................................4
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam ..........................................................5
1.1.3 Tình hình sản xuất đậu xanh tại Nghệ An. .........................................................6
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh ....................7
1.2.1. Nguồn gốc .........................................................................................................7
1.2.2. Phân loại khoa học của cây đậu xanh ...............................................................8
1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh ..........................................................8
1.3. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam ...............................9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới ....................................................9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam ...................................................10
1.4. Điều kiện khí hậu trong thời gian thực hiện thí nghiệm vụ hè thu năm 2015 ........14
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......17
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................17
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..........................................................................17
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
2.5. Quy trình kỹ thuật ..............................................................................................19
2.5.1. Làm đất............................................................................................................19
2.5.2. Gieo hạt ...........................................................................................................19
2.5.3. Kỹ thuật phân bón ...........................................................................................19
iii


2.5.4. Làm cỏ .............................................................................................................19

2.5.5. Phòng trừ sâu bệnh ..........................................................................................20
2.5.6. Thu hoạch ........................................................................................................20
2.6. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(QCVN 01 – 62 : 2011–BNNPTNT) ........................................................................20
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................22
3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh ở các mức phân bón .................22
3.2. Khả năng sinh trưởng phát triển của các cơng thức thí nghiệm.........................23
3.2.1. Chiều cao thân chính và số cành cấp I ............................................................23
3.2.2. Diện tích lá trên cây của các cơng thức thí nghiệm ........................................26
3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khơ của các giống đậu
xanh thí nghiệm .........................................................................................................28
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất ..........................................................................30
3.5. Năng suất của các cơng thức thí nghiệm...........................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................37
1. Kết luận .................................................................................................................37
2. Kiến nghị ...............................................................................................................37
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG Q TRÌNH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... Error! Bookmark not defined.
I. Tài liệu tiếng Việt ................................................... Error! Bookmark not defined.
II. Tài liệu tiếng Anh ................................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................. Error! Bookmark not defined.

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

AVRDC

Trung tâm nghiên cứu rau màu Châu Á

TB

Trung bình

LSD0,05

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa tại mức ý nghĩa = 0,05

NSTT

Năng suất thực thu

P1000

Khối lượng 1000 hạt

NST

Nhiễm sắc thể

PB

Phân bón


v


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh ở Việt Nam qua các năm từ
1996 - 2005 .................................................................................................................5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh ở tỉnh Nghệ An năm 2011 ....6
Bảng 1.3. Tình hình thời tiết khí hậu vụ hè thu năm 2015 tại thành phố Thanh Chương........14
Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc các giống tham gia thí nghiệm ....................................17
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm vụ hè thu 2015 ......22
Bảng 3.2. Chiều cao cây và số cành cấp I của các giống đậu xanh thí nghiệm với các
loại phân bón lá khác nhau ........................................................................................24
Bảng 3.3. Diện tích lá/cây và chỉ số diện tích lá của các cơng thức thí nghiệm .......27
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khơ của các giống
đậu xanh thí nghiệm ..................................................................................................29
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón lá đến số quả/cây và chiều dài
quả của các giống đậu xanh thí nghiệm ....................................................................31
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón lá đến số hạt/quả và khối lượng
1000 hạt của các giống đậu xanh thí nghiệm ............................................................33
Bảng 3.7. Năng suất thực thu của các giống ở các mức phân bón khác nhau ..........35

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczeck] là một trong ba cây đậu đỗ chính
trong nhóm các cây đậu ăn hạt, đứng sau đậu trương và lạc. Đây cũng là cây trồng
có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam
(Nguyễn Đăng Khơi, 1997). Cây họ đậu ngắn ngày có nguồn gốc từ Ấn Độ và

Trung Á, trong tiếng Anh thường gọi là green gram hoặc golden gram. Hiện nay
cây trồng này đang được trồng phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ,
Australia. Đậu xanh được trồng phổ biến như vậy chính là vì những giá trị sử dụng
mà nó mang lại cho con người cũng như cho các loài động vật trong tự nhiên
ngồi ra cịn có tác dụng cải tạo bồi dưỡng đất do rễ cây đậu xanh có các nốt sần
chứa một số loài vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh.
Đậu xanh là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cao vì vậy có giá trị
sử dụng nhiều mặt trong đời sống và ngày càng được ưa chuộng sử dụng rộng rãi
không chỉ tiêu dùng mà cả xuất khẩu. Ngồi ra, đậu xanh cịn là loại dược liệu
được các danh y sử dụng trong việc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh
(Đường Hồng Dật, 2006).
Đậu xanh là cây ngắn ngày, sinh trưởng khỏe, dễ thích ứng với nhiều loại
đất và kiểu khí hậu khác nhau, kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu tư ít, thu hồi vốn
nhanh, phù hợp với nơng dân nghèo ít vốn. Thời gian sinh trưởng trung bình dao
động trong phạm vi 60 – 90 ngày. Nó có thể trồng xen, trồng gối, trồng thuần trên
nhiều vùng và chân đất khác nhau. Đất sau khi trồng đậu xanh sẽ tơi xốp, tốt lên
nhờ có thêm một lượng đạm mà q trình vi sinh vật cộng sinh thuộc chi
Rhizobium có khả năng cố định nitơ từ khí trời, cung cấp một phần đạm cho cây
và để lại lượng đạm đáng kể trong đất sau khi thu hoạch. Theo HutMan thì lượng
đạm này khoảng 30 – 70 kgN/ha, nhưng theo Prencs (1977) thì có thể đến 100
kgN/ha (Phạm Văn Thiều, 2002).
Được đánh giá là loại cây không kén đất, chịu hạn khá tốt. Tuy nhiên để
đậu xanh có thể cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho
người nơng dân thì cần được trồng trên các loại đất thích hợp, áp dụng các biện
1


pháp thâm canh. Loại đất thích hợp nhất với cây đậu xanh là đất có thành phần cơ
giới nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH từ 5,6 – 6,5 trên đất cát pha, đất phù sa ven
sông, đất nương rẫy, đất màu, đất mạ dễ thoát nước (Đường Hồng Dật, 2006).

Tại Việt Nam, cây đậu xanh được trồng rải rác ở hầu hết các vùng sinh thái
trong cả nước. Sản phẩm hạt đậu xanh được chế biến và sử dụng ở nhiều dạng
khác nhau. Tuy nhiên sản xuất đậu xanh cịn mang tính tự phát chưa được quy
hoạch thành vùng sản xuất tập trung, năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp, chỉ
đạt khoảng 4,5 – 6,8 tạ/ha do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện
pháp kỹ thuật cũng chưa được nông dân áp dụng và đầu tư.
Tại Nghệ An, cây đậu xanh được trồng từ lâu, chủ yếu trong vụ hè thu với
phương thức trồng thuần là chủ yếu. Diện tích sản xuất đậu xanh của tỉnh Nghệ An
biến động từ 5.136 – 9.866 ha, năng suất đậu xanh trung bình 6,75 - 8,31 tạ/ha (số
liệu thông kê tỉnh Nghệ An 2008 - 2014). Trong quan niệm của nông dân cây đậu
xanh chỉ được xem là cây trồng phụ nên việc sản xuất khá cầm chừng chỉ mới
dừng ở mức quảng canh. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất giống, vật tư nơng
nghiệp cũng ít chú trọng đến loại cây trồng này, tiến bộ về khoa học kỹ thuật đối
với đậu xanh cũng rất hạn chế. Chính vì vậy, năng suất đậu xanh trung bình của
tỉnh những năm qua chỉ đạt 1/2 năng suất của các giống đậu xanh mới. Nguyên
nhân chủ yếu là do phụ thuộc hồn tồn vào nước trời, khí hậu khắc nghiệt khơ
hạn kết hợp với gió Tây Nam khơ nóng (đầu vụ hạn hán cuối vụ mưa nhiều đã ảnh
hưởng đến năng suất đậu xanh) và chưa có giống đậu xanh năng suất cao phù hợp
với điều kiện sinh thái địa phương cũng như chế độ chăm sóc bón phân chưa thực
sự phù hợp để cây đậu xanh cho năng suất tối đa.
Thực tế cho thấy một số giống tốt được đưa vào sản xuất qua một số năm
trở nên thối hóa giữa tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên, hay các cách sử
dụng phân bón chưa hợp lý cũng làm cho phẩm chất, khả năng chống chịu sâu
bệnh hại giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, để
nâng cao năng suất cho cây đậu xanh trên đất cát phù sa chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên vùng đất phù sa ven sông tại xã Thanh
Dương - Thanh Chương - Nghệ An”.

2



2. Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của một số giống đậu xanh vụ hè thu.
- Xác định loại phân bón qua lá thích hợp cho một số giống đậu xanh trên
vùng đất phù sa ven sông Thanh Chương Nghệ An.
2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu xanh thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
xanh ở các loại phân bón lá khác nhau.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài xác định được loại phân bón lá hợp lý nhất
cho các giống đậu xanh nghiên cứu mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao
nhất.
- Cung cấp dữ liệu khoa học cho biện pháp bón phân qua lá nhằm nâng cao
hiệu quả cho cây đậu xanh trên đất phù sa ven sông Thanh Chương. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể dùng để làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên
cứu, phổ biến biện pháp kỹ thuật sản xuất cây đậu xanh.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất đậu xanh tại địa phương trong điều kiện khô hạn của vụ hè thu
trên phù sa ven sơng Thanh Chương.
- Việc hồn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất cho các giống đậu xanh
khơng chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đậu xanh mà còn nâng cao giá
trị hang hóa, hiệu quả sản xuất và thu nhập của người sản xuất.

3



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczeck] là cây thực phẩm họ đậu giàu và
cân đối protein. Do có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu hạn và thích ứng
mơi trường tốt nên hiện nay đậu xanh là một trong những cây trồng tiềm năng
được nhiều nước lựa chọn để nghiên cứu phát triển trong các chương trình ứng
phó với biến đổi khí hậu tồn cầu.
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
- Trên thế giới, đậu xanh phát triển mạnh ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á
như ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Indonesia.,… và gần đây, đậu xanh đã
được phát triển rộng rãi hơn đến một số vùng ở ôn đới như ở châu Âu, lục địa châu
Mỹ. Diện tích đậu xanh trên thế giới khoảng 3,4 – 3,6 triệu ha năm 1996 đến năm
2005 diện tích gieo trồng đậu xanh vào khoảng 4,5 triệu ha. Sản lượng 1,4 – 1,8 triệu
tấn năm 1996 và đến 2005 sản lượng đạt 2,3 triệu tấn (Đường Hồng Dật, 2006). Trên
thế giới, một số nước năng suất của đậu xanh cịn thấp, khoảng 6 - 8 tạ/ha vì chưa
được đầu tư đúng mức. Gần đây đã chọn được giống cho năng suất bình quân 10 –
12 tạ/ha với ưu điểm hạt to, màu đẹp thời gian sinh trưởng ngắn, chín tập trung,
chống chịu với một số loại sâu bệnh chính(Trần Đình Long, 1998).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã có tập
đồn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có giống
cho năng suất 18 – 25 tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 tạ/ha.
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh có
thể cải thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm khắp cả nước
nghiên cứu về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các viện, trường
tham gia nghiên cứu về cây đậu xanh. Đậu xanh đứng thứ 3 trong các cây họ đậu
và đứng đầu tong các chi Vigna về diện tích và sản lượng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhiều quốc gia đã
xây dựng chiến lược nghiên cứu và phát triển đậu xanh một cách độc lập với

chương trình nghiên cứu phát triển các cây đậu đỗ khác, từ đó diện tích trồng,
năng suất và sản lượng đậu xanh không ngừng được tăng lên.

4


1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
- Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng từ rất lâu đời, khắp nơi trong cả nước,
nhưng được xem là cây trồng phụ tận dụng đất đai và lao động nên năng suất rất
khiêm tốn.
Đậu xanh chiếm diện tích khoảng 60 nghìn ha, năng suất trung bình từ 6 – 7
tạ/ha.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu xanh ở Việt Nam qua
các năm từ 1996 - 2005
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

( tạ/ha)

(nghìn tấn)

1996

190,0


6,3

120,0

1997

205,5

6,3

130,0

1998

221,5

6,5

144,1

1999

200,4

7,2

144,1

2000


209,4

6,9

144,6

2001

210,0

7,6

160,5

2002

201,9

7,1

144,1

2003

206,9

7,6

158,1


2004

203,1

7,5

152,3

2005

205,0

7,6

155,9

Năm

(Nguồn: www.fao.org)
- Các nhà tuyển chọn giống đậu xanh đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận với nhiều giống mới như: ĐX – 044, ĐX – 06, ĐX 92 – 1, V91 – 5,.. là
những giống ngắn ngày, chín tập trung cho năng suất thâm canh đạt 15 – 17 tạ/ha.
Tiềm năng năng suất đậu xanh ngày càng lạc quan hơn.
- Cây đậu xanh là cây trồng dân dã nhưng giá trị kinh tế cao vì là nguồn thực
phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng trong đời sống, thích hợp tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Ngồi hạt, lá non và ngọn có thể làm rau, muối dưa, thân lá làm thức ăn
chăn nuôi.
- Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhưng chậm và không
liên tục. Năng suất đậu xanh thời kì 1981 – 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 – 1991 là 5,9
tạ/ha. Năm 1999 là năm có năng suất cao nhất 8,2 tạ/ha nhờ sự chuyển đổi giống

5


mới. Năng suất đậu xanh ở các tỉnh phía Nam thường cao hơn các tỉnh phía Bắc.
Một số vùng An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang đã đạt gần 20 tạ/ha trong vụ Đơng
Xn vì có điều kiện thích hợp cho canh tác đậu xanh (Lê Văn Tiến, Trần Đình
Tẩu, 1983).
- Hiện nay ở nước ta, đậu xanh là cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong hệ
thống nơng nghiệp, có thể được trồng xen canh, gối vụ và mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho các hộ nghèo và sản xuất nhỏ, đặc biệt đối với các tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên.
1.1.3 Tình hình sản xuất đậu xanh tại Nghệ An.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu xanh ở tỉnh Nghệ An năm 2011
Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(tấn)

Tồn tỉnh

5.073

7,41

3.760


Đồng bằng
Nam Đàn
Đô Lương
Yên Thành
Hưng Nguyên
Nghi Lộc

2.100
1.108
218
218
157
122

8,89
8,65
9,72
13,21
9,49
8,44

1.867
958
212
288
149
103

9
10


Diễn Châu
Quỳnh Lưu
TP. Vinh
Miền Núi
Thanh Chương
Con Cng

109
66
42
2.973
1.588
432

6,45
6,67
0,95
6,37
6,02
6,16

109
44
4
1.893
956
266

11

12
13
14
15
16

Anh Sơn
Tân Kì
Nghĩa Đàn
Kỳ Sơn
Quỳ Hợp
Thái Hịa

408
213
186
68
50
20

5,27
8,17
8,39
7,65
10
9

215
174
156

52
50
18

17

Quế Phong

7

7,14

5

18

Quỳ Châu

1

TT

1
2
3
4
5
6
7
8


Đơn vị

10
1
(Nguồn: cục thống kê Nghệ An)

6


Theo thống kê của cục thống kê Nghệ An, năm 2011, diện tích trồng đậu
xanh của tồn tỉnh đạt 5.073 ha, trong đó vùng đồng bằng có diện tích 2.100 ha và
vùng miền núi có 2.973 ha. Năng suất trung bình của tồn tỉnh đạt 7,41 tạ/ha và
đạt sản lượng 3.760 tấn. Ở vùng đồng bằng, Nam Đàn có diện tích trồng lớn nhất
với 1.108 ha, năng suất đạt 8,65 tạ/ha. Trong vùng đồng bằng có huyện Yên Thành
với diện tích trồng khơng lớn, chỉ có 218 ha nhưng đạt năng suất tương đối cao so
với các huyện khác, đạt 13,21 tạ/ha.
Ở vùng núi, huyện Thanh Chương có diện tích trồng đậu xanh nhiều nhất,
vùng Nghĩa Đàn và Tân Kỳ có năng suất đạt cao nhất của vùng. Huyện Thanh
Chương có diện tích 1.588 ha, với năng suất 6,02 tạ/ha. Cịn ở Nghĩa Đàn có diện
tích 186 ha, đạt năng suất 8,39 tạ/ha và Tân Kỳ có diện tích 272 ha, đạt năng suất
8,17 tạ/ha.
Đến năm 2012, sản xuất đậu xanh tại Nghệ An tăng lên cả về diện tích và
năng suất, sản lượng.
Theo số liệu của Cục thống kê Nghệ An, trong báo cáo chính thức diện tích,
năng suất, sản lượng cây hàng năm vụ mùa năm 2012 của tỉnh Nghệ An thì diện
tích trồng là 5.283 ha, tăng so với năm 2011 là 210 ha. Năng suất, sản lượng năm
2012 cũng tăng lên 0,49 tạ/ha về năng suất và 416 tấn về sản lượng so với năm
2011, năm 2012 đạt 7,90 tạ/ha về năng suất và 4.176 tấn về sản lượng.
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh

1.2.1. Nguồn gốc
- Đậu xanh (Vigna radiata L.Wilczek), có bộ NST 2n = 22, là loại cây đậu ăn
hạt thân thảo.
- Theo Vavilov, đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, được phân bố rộng
rãi ở các vùng nhiệt đới trong đó chủ yếu là ở các nước Đông và Nam Á.
- Dạng dại của V. radiata cũng được tìm thấy ở Madagasca, bên bờ Ấn Độ
Dương, Đơng Phi (Trích dẫn qua Trần Đình Long, Lê Khả Tường, 1998).
- Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi
với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu
xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri
Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia; hiện nay đã
được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.
7


1.2.2. Phân loại khoa học của cây đậu xanh
-

Giới (regnum): Plantae

-

Ngành (division): Magnolyophita

-

Lớp (class): Magnolyopsida

-


Bộ (order): Fabales

-

Họ (Familia): Fabaceae

-

Chi (genus): Vigna

-

Loài (species): V. Radiata

Chi Vigna là một trong những chi lớn trong họ Đậu, bao gồm khoảng 150
loài thuộc 7 chi phụ là Vigna; Plectotropis; Ceratotropis; Lasionspron;
Singmoidotropis; Macrohynchus, trong đó đậu xanh là một trong số 16 loài của
phân chi eratotropis (Đường Hồng Dật, 2006).
1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh
Cây đậu xanh thuộc loại cây thân thảo, là loại cây trồng cạn thu quả và
hạt bao gồm các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
- Đặc điểm của rễ
Hệ rễ đậu xanh thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và các rễ phụ. Rễ
chính thường ăn sâu khoảng 20 – 30 cm, trong điều kiện thuận lợi có thể ăn
sâu tới 70 – 100 cm. Trên rễ cây họ Đậu có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cổ định
đạm Rhizobium. Các nốt sần trên rễ bắt đầu hình thành khi cây có 2 – 3 lá thật và
đạt tối đa khi cây ra hoa rộ. Trung bình mỗi vụ, 1 ha đậu xanh có thể bù lại cho đất
tương ứng 85 – 107 kg Nitơ làm cho đất tơi xốp hơn.
- Đặc điểm của thân
Thân cây đậu xanh thuộc loại thân thảo hình trụ, phân đốt, cao khoảng 40 –

70 cm mọc thẳng đứng, có khi hơi nghiêng. Thân đậu xanh nhỏ, trịn, có màu xanh
hoặc màu tím tùy thuộc vào kiểu gen, có một lớp lơng màu nâu sáng bao bọc.
Đường kính trung bình của thân chỉ từ 8 – 12 mm và tăng trưởng tỷ lệ thuận với
tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây (Trích dẫn qua Trần Đình Long, Lê Khả
Tường 1998).
- Đặc điểm của lá
Lá cây đậu xanh thuộc loại lá kép, có ba lá chét, mọc cách. Trên mỗi thân
chính có 7 – 8 lá thật, chúng xuất hiện sau khi xuất hiện lá mầm và lá đơn. Lá thật
8


hồn chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá. Diện tích của các lá tăng dần từ
dưới lên, các lá mọc ở giữa thân rồi lại giảm dần lên phía ngọn. Chỉ số diện tích lá
(m2 lá/m2 đất) có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quang hợp và năng suất thu hoạch.
Số lượng lá, kích thước, hình dạng và chỉ số diện tích lá thay đổi tuỳ thuộc vào
giống, đất trồng và thời vụ.
- Đặc điểm của hoa
Hoa đậu xanh là loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, mọc thành chùm to, xếp
xen kẽ nhau ở trên cuống. Khi mới hình thành hoa có hình cánh bướm, màu xanh
tím, khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt. Hoa nở được 24h là tàn, sau khi nở hoa và
thụ tinh khoảng 20 ngày là quả chín. Số lượng hoa dao động rất lớn, từ 30 đến 280
hoa trên một cây. Công thức hoa là: K5C5A10G1.
- Đặc điểm của quả
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, có dạng hình trụ, dạng trịn hoặc dạng dẹt
với đường kính 4 – 6 mm, dài 8 – 14 cm, dài khoảng 8 – 10 cm, có 2 gân nổi rõ
dọc hai bên quả, đa số là quả thẳng, có một số hơi cong, khi cịn non quả có màu
xanh, khi chín vỏ quả có màu nâu vàng hoặc xám đen, đen... gặp nắng rễ bị tách
vỏ. Các quả sinh ra từ các chùm hoa trên thân nhiều quả và quả to, dài hơn quả của
các chùm hoa ở cành. Quả đậu xanh chín rải rác, có khi kéo dài đến 20 ngày.
- Đặc điểm của hạt

Hạt không nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa nhiều chất dinh
dưỡng. Hạt có hình trịn, hình trụ, hình ơ van, hình thoi... và có nhiều màu sắc
khác nhau như: màu xanh mốc, xanh bóng, xanh nâu, vàng mốc, vàng bóng nằm
ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả. Trọng lượng 1000 hạt từ 50 – 70
gam (Nguyễn Mạnh Chính, Nguyễn Mạnh Cường (2008).
1.3. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều trung tâm, cơ quan, viện nghiên cứu đã và
đang nghiên cứu về cây đậu xanh. Đặc biệt trung tâm AVRCD là trung tâm có tập
đồn đậu xanh lớn nhất thế giới (khoảng 250.000 mẫu), chương trình AVRCDcó
những tập hợp khác nhau về nguồn vật liệu dùng cho đậu xanh thích ứng với các
vùng khác nhau. Mục tiêu của AVRCD là chọn ra giống có tính thích ứng rộng,
năng suất cao, chín sớm, tập trung, nâng cao chất lượng, khả năng chống chịu sâu
9


bệnh. Theo hướng này mà các tổ hợp lai của AVRCD thường có giá trị cao về
năng suất, do đó các giống đã được chọn lọc và trồng khắp nơi trên thế giới của
AVRCD và các dòng chiếm 70% các giống cải tiến ở Châu Á.
Bên cạnh các nghiên cứu lai tạo giống đậu xanh năng suất cao, chín tập
trung, phịng trừ sâu bệnh,… thì cũng có một số nhà khoa học đã nghiên cứu tỉ mỉ
về cây đậu xanh, về các đặc điểm như sinh thái học, khả năng chống chịu, khả
năng cố định nitơ phân tử và nhiều đặc tính khác,… Ngồi ra nghiên cứu về vi
khuẩn Rhizobim Vigna cộng sinh với rễ đậu cũng là một bước tiến mới trong việc
nghiên cứu về cây đậu xanh, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất hạt (Nguyễn
Xuân Thành, 1989 – 1991)
Năm 1982 – 1984 Ấn Độ đã thí nghiệm nhiễm khuẩn cho đậu xanh trên đất
có pH 4,8 – 5,6 (có bón vơi), kết quả cho thấy làm tăng năng suất đậu xanh lên
0,14 tấn/ha, tăng lượng đạm trong cây lên 4% so với đối chứng nhiễm khuẩn.
Người ta khẳng định rằng trồng cây đậu xanh xen cao su có tác dụng cải tạo đât,

chống xói mịn, cố định được lượng đạm lớn cung cấp cho cây cao su trong thời kỳ
trồng mới và kiến thiết cơ bản. Cây đậu xanh là cây trồng xen tốt với ngô, cùng
mật độ ngơ nhưng xen đậu xanh thì năng suất thu được 24,9 tạ ngô và 3,3 tạ đậu
xanh so với trồng không là 19,2 tạ ngô/ha (Rathose S.S et al. 1980)
Năm 1988 – 1989 ở Indonesia đã nghiên cứu hiệu quả của việc nhiễm
khuẩn cho đậu xanh, làm tăng năng suất hạt lên 0,16 tấn/ha và làm tăng hàm lượng
protein cho hạt lên 1,27%. Nhờ khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ phân
tử mà cây họ đậu sẽ để lại cho đất từ 60 – 300kg N/ha/năm (Ignacimuthu an
CR.Babu, 1991)
1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam
1.3.2.1. Nghiên cứu về giống
- Từ sau cách mạng tháng 8 – 1945, chúng ta xây dựng được nhiều trạm
nghiên cứu thí nghiệm về đậu đỗ nói chung và về đậu xanh nói riêng ở nhiều nới
khác nhau như ở Định Tường (Thanh Hóa), Mai Nham (Vĩnh Phúc), Pỳ Nhung
(Lai Châu), Thất Khê (Cao Bằng) và đã tiến hành thu nhập chọn tạo ra nhiều giống
mới với các đặc tính ưu việt hơn trước.
- Từ những năm 1980 đến nay, nước ta có thêm nhiều cơ sở nghiên cứu về
đậu xanh như: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Viện cây lương
10


thực thực phẩm, các trường đại học Nông Nghiệp, đại học Khoa học Tự nhiên
cùng nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học khác. Các trung tâm này tập trung và đi sâu
vào hai hướng nghiên cứu cơ bản trong sản xuất đậu đỗ nói chung và đậu xanh nói
riêng là:
+ Chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau,
giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu điều kiện ngoại
cảnh bất lợi, đặc biệt là các giống có gí trị thương mại cao.
+ Đưa cây đậu xanh vào hệ thống trồng trọt nhằm cải tiến hệ thống trồng độc
canh hóa ở các vùng và cải tạo các vùng đất bị thối hóa (Trần Duy Q1997).

- Ở nước ta cây đậu xanh đã được trồng từ lâu đời ở các vùng đồng bằng,
trung du và miền núi suốt từ bắc chí nam. Trong những năm từ 1980 – 1990 nguồn
giống phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất chủ yếu được nhập từ Philipin.
- Công tác chọn giống đậu xanh hiện nay ở Việt Nam bằng 2 con đường nhập
nội và lai hữu tính. Các giống nhập nội đã được nghiên cứu, đưa vào sản xuất như
044, HL 89 – E3, G87 – 1, VX87 – E2, V87 – 13, giống số 9, ĐX 92 – 1, V87 –
41, HL115, KP11, TNB01. Hầu hết các giống nhập nội có nguồn gốc từ AVRDC
và Thái Lan.
- Theo Nguyễn Thế Côn và ctv từ nhiều năm nay, việc khảo sát và đánh giá
tập đoàn đậu xanh nhập nội cũng như thu nhập trong nước dã được tiến hành ở
nhiều cơ sở nghiên cứu trong cả nước như: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp,
Viện nghiên cứu rau củ quả, Viện nghiên cứu ngô, Viện cây lương thực, Trường
đại học Nông nghiệp I,... (Nguyễn Thế Côn và ctv, 1994).
- Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam đã đánh giá 2521 lượt mẫu
giống trong các năm 1986 với 493 giống, năm 1987 là 498 giống, năm 1989 là 515
giống và 1990 là 517 giống. Trong những năm 1989 – 1990, Viện Khoa học kỹ
thuật Nông Nghiệp Việt Nam đã tiến hành thí nghiệm khảo sát tập đồn 50 giống
từ AVRDC, kết quả phân lập đã thu được 3 giống có triển vọng: 044, 045 và 305.
Trong đó 044 là giống được đánh giá là giống cho năng suất cao 13 – 15 tạ/ha và
mang nhiều đặc tính tốt như cứng cây, chống đổ tốt, chịu hạn và chống bệnh tốt
(Trần Đình Long, 1998).

11


- Cũng trong thời gian này ở Viện nghiên cứu Ngơ đã đi vào nghiên cứu về
khảo sát tập đồn 78 giống đậu xanh và cho thấy thời gian sinh trưởng của các
giống đậu xanh biến động 75 – 80 ngày (Đường Hồng Dật, 2006).
- Giống VN93 – 1 do Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo bằng phương pháp lai
hữu tính đã kết hợp được những đặc tính tốt dịng mẹ nhập nội 044, chống đổ tốt,

năng suất cao với giống địa phương Trung Châu hạt mốc xanh, năng suất và phẩm
chất tốt (Đào Quang Vĩnh và ctv, 1990). Giống VN93 – 1 đã được sản xuất hàng
chục nghìn ha tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Bên cạnh việc bảo tồn các nguồn giống đã được chọn lọc thì việc cải tiến và
lai tạo các dịng giống mới đang được khá nhiều tác giả quan tâm chú trọng. Năm
1990 – 1992 các tác giả Đào Quang Vĩnh, Chu Thị Ngọc Viên, Nguyễn Thị Thanh
đã sử dụng các phương pháp lai tạo hữu tính và đã tiến hành lai 120 tổ hợp giữa
các giống có những đặc điểm sinh trưởng, sinh thái và các yếu tố cấu thành năng
suất khác nhau và đã chọn được 400 dòng ở các thế hệ.
- Nhằm mục đích cải tiến một số đặc điểm sinh học của cây đậu xanh đã có
nhiều nhà nghiên cứu đậu xanh đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh vật học của đậu
xanh. Theo Bùi Huy Đáp (1957) cho rằng: nhiệt độ thích hợp cho cây đậu xanh
sinh trưởng và phát triển tốt là 25 – 300C, nhiệt độ từ 150C cây mới có khả năng
nảy mầm.
- Theo Trần Văn Lài, đậu xanh là cây ít phân cành những dịng giống có lá
xanh đậm, cuống lá ngắn, diện tích phiến lá rộng và khơng chen lấp lẫn nhau, cứng
cây, chống đổ, chống bệnh là những giống có tiềm năng năng suất cao (Nguyễn
Đăng Khôi, 1997).
- Mấy năm gần đây, tuy chưa có các nghiên cứu khảo nghiệm giống chính
thức tại Thanh Hóa nhưng trong q trình thực hiện đề tài cấp Viện, Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ đã triển khai thử nghiệm trên diện tích hẹp giống
đậu xanh ĐX11, kết quả thu được tương đối tốt: Vụ Xuân 2006 giống ĐX11 sản
xuất thử trên diện tích 0,5 ha tại xã Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa, năng suất đạt
14 tạ/ha; Vụ Hè 2006, giống ĐX11 sản xuất thử trên quy mô 01 ha, tại xã Thiệu
Phú, huyện Thiệu Hóa, năng suất đạt 16 tạ/ha; Vụ Hè 2007, giống ĐX11 sản xuất
thử trên chân đất lúa mùa thiếu nước của xã Xuân Phú, Như Thanh, Thanh Hóa
quy mơ 3 ha, năng suất đạt 16 ta/ha. Từ những kết quả trên cho thấy điều kiện khí
12



hậu và đất cát biển Thanh Hóa có thể trồng được đậu xanh với năng suất đạt từ 12
– 15 tạ/ha.
- Theo Vũ Ngọc Thắng khi khảo nghiệm 6 giống đậu xanh VĐ5, SĐ, PM3,
KP11, V123, KPS1 triển vọng trong vụ xuân 2004 tại Gia Lâm – Hà Nội cho biết
giống đậu xanh PM3 là giống có khối lượng 1000 hạt nhỏ (32.00g/1000 hạt) rất
thích hợp để làm giá đỗ và giống có năng suất thực thu cao nhất là KP11.
- Theo Nguyễn Ngọc Quất & CS, khi nghiên cứu một số dòng, giống đậu
xanh V123, ĐX11, ĐX12, ĐX14, ĐX15, NM98, I – 176, VC6370A, VC6173B
cho vùng đồng bằng Sông Hồng cho biết năng suất đậu xanh ở vụ hè luôn đạt cao
hơn so với vụ xuân. Các giống đậu xanh ĐX11 và ĐX14 có năng suất trung bình
qua các vụ đạt cao nhất. Tỷ lệ nhiễm bệnh đốm nâu của các dịng, giống tham gia
thí nghiệm trong vụ xn cao hơn vụ hè. Giống ĐX 14 ln có điểm bệnh thấp
nhất. Khả năng chống đổ của giống đậu xanh ĐX14 khá tốt có điểm đổ đạt thấp
nhất (1 điểm). Có 4 dịng giống đậu xanh có tính ổn định cao qua các mùa vụ trong
đó: có 2 dịng, giống có năng suất cao biến động nhỏ là ĐX11, VC6370A; và 2
giống năng suất cao biến động lớn là ĐX12, ĐX14 (Nguyễn Ngọc Quất và ctv,
2009).
- Theo Phạm Văn Chương & CS, khi nghiên cứu tuyển chọn 10 giống
đậu xanh (VC6070A, 1176, VC6173B, V123, KPS1, KP11, Đậu Tằm, VN99 –
1, VN99 – 3, ĐX04) cho vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả khảo nghiệm xác định
được 3 giống đậu xanh KP11, VN99 – 3, và KPS1 có thời gian sinh trưởng
ngắn ngày, năng suất cao (đạt 17,23 – 20,7 tạ/ha), giống có triển vọng nhất là
KP11, năng suất đạt 20,7 tạ/ha, thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày) (Phạm
Văn Chương và ctv, 2012).
1.3.2.2. Nghiên cứu về phân bón (phân bón lá)
- Nghiên cứu về phân bón cho đậu xanh Đinh Thế Lộc et al (1989 – 1991)
cho rằng: với mỗi loại đất khác nhau thì u cầu lượng đạm bón khác nhau. Đất
bạc màu và đất ven biển bón 30kg N/ha cho hiệu quả đất cao, còn với đất phù sa
chỉ cần bón 20kg N/ha. Vì thế các tác giả đã đi đến kết luận: Năng suất đậu xanh
có tương quan hồi quy với bón đạm và bón kết hợp với nhiễm khuẩn.

- Luân canh đậu xanh với các cây trồng khác là một trong những ưu điểm của
cây đậu xanh nói riêng và cây họ đậu nói chung. Cơng tác luân canh từ lâu đã
13


được người dân áp dụng nhằm nâng cao năng suất các cây trồng được luân canh
với cây đậu xanh cũng như bản thân cây đậu xanh.
- Ngày nay, công tác này đang được nhiều tác giả đề cập đến, theo Bùi Thế
Hùng và Lê Đình Sơn: trồng xen cây đậu xanh với cây lương thực là mơt điển hình
và khẳng định trồng xen ngơ với đậu xanh thì thu được năng suất hệ thống cao hơn
trồng ngô thuần.
- Trần Văn Lài và ctv đã tiến hành thử nghiệm trồng xen đậu xanh với bông,
kết quả đã tăng được thu nhập từ nghề trồng bông mà không ảnh hưởng đến cây
trồng chính (Trần Văn Lài, 1993).
- Một đặc tính sinh học nổi bật của các cây họ đậu hơn hẳn các cây trồng
khác là bộ rễ của nó có khả năng cố định đạm. Xét riêng về đậu xanh nhiều tác giả
cho tới nay vẫn cho rằng bón phân khơng cần thiết...Nhưng trên thực tế, cây đậu
xanh là cây trồng thâm canh, kết quả khảo sát trong nhiều thí nghiệm cũng như
trong sản xuất cho thấy: càng đầu tư thâm canh thì hiệu quả càng cao.
- Trong cơng trình nghiên cứu của Võ Minh Kha và ctv về việc xử lý những
vi khuẩn nốt sần cho cây đậu đỗ trong điều kiện bón đủ phân đã làm tăng năng
suất hạt.
- Khi cây đậu xanh khơng được bón đủ đạm thì hiệu quả cố định nitơ của vi
sinh vật cao và có hiệu quả khác thấp, song khi lượng đạm bón giảm thì hiệu quả
cố định nitơ của vi sinh vật thấp dần và các hiệu quả khác tăng lên.
1.4. Điều kiện khí hậu trong thời gian thực hiện thí nghiệm vụ hè thu năm 2015
Khí hậu là một trong những yếu tố đóng vai trị quan trọng trong q trình
phát triển của cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng. Mỗi quá trình sinh lý
diễn ra trong cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều yêu cầu một
điều kiện thuận lợi nhất định. Khí hậu bao gốm nhiều yếu tố như nhiêt độ, ánh

sáng, lượng mưa... Kết quả theo dõi các yếu tố khí hậu trong thời gian thí nghiệm
(từ tháng 5 – 9/2015) được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 1.3. Tình hình thời tiết khí hậu vụ hè thu năm 2015 tại huyện Thanh Chƣơng
Tháng

Nhiệt độ TB
(0C)

5
6
7

31,6
31,8
31,1

Lƣợng
mƣa
(mm)
92,3
312,4
157,1

Số giờ
nắng
(giờ)
226
214
195
14


Độ ẩm
(%)
77
69
78

Lƣợng bốc
hơi
(mm)
1292
1406
976


8
9

31,2
28,8

154,5
186
72
1214
813,1
69
88
604
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Thanh Chương – Đơ Lương)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong thời gian thực hiện thí nghiệm nhiệt độ

trung bình hàng tháng có xu hướng giảm song không đều, nhiệt độ biến động từ
28,8 – 31,80C, trong đó tháng 9 có nhiệt độ thấp nhất với 28,80C và cao nhất ở
tháng 6 đạt 31,80C. So với yêu cầu nhiệt độ của cây đậu xanh cho thấy, ở giai đoạn
tháng 5, tháng 6 tương ứng với thời gian gieo và giai đoạn cây con của cơng thức
thí nghiệm thì nhiệt độ tương đối cao, khơng thực sự thuận lợi cho q trình nảy
mầm và sinh trưởng giai đoạn đầu của đậu xanh bởi nhiệt độ thích nghi nhất ở giai
đoạn này là 22 – 270C. Càng về cuối nhiệt độ có xu hướng giảm về mức nhiệt độ
thích hợp thích nghi nên thuận lợi hơn cho quá trình sinh trưởng, phát triển cũng
như quá trình chín của cây đậu xanh.
Lượng mưa: Đây là thời kỳ thuộc mùa mưa nên lượng mưa trong các tháng
khá cao, cao nhất ở tháng 9 (813,1 mm) và thấp nhất vào tháng 5 chỉ đạt 92,3 mm.
Lượng mưa ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây đậu xanh.
Tháng 6 năm 2013, do ảnh hưởng cả mưa bão, nên độ ẩm đất đảm bảo cho quá
trình mọc mầm của hạt, tỷ lệ mọc mầm của các công thức đạt 100%, đất đủ độ ẩm,
cây con sinh trưởng tốt. Nhìn chung vụ hè thu 2015, lượng mưa đáp ứng được nhu
cầu nước của cây ở các giai đoạn phát triển. Nhưng trong tháng 8 - 9 vào thời kỳ
thu hoạch có xảy ra mưa bão nên năng suất giảm nhẹ.
Số giờ nắng: Đây là yếu tố liên quan đến thời gian quang hợp trong cây,
ảnh hưởng đến lượng chất hữu cơ tích lũy được. Số liệu cho thấy số giờ nắng trong
thời gian thí nghiệm giảm dần từ tháng 5 – tháng 9. Số giờ nắng vào tháng 5, 6, 7
khá cao, trung bình khoảng 200 giờ/tháng nên ảnh hưởng đến thời gian sinh
trưởng sinh thực của các giống đậu thí nghiệm, do đó có hiện tượng trên cùng một
cây tồn tại cả nụ, hoa, quả xanh và chín.
Độ ẩm khơng khí dao động từ 69 – 88%, trong tháng 9 độ ẩm tương đối cao
88%. Tuy nhiên lúc này quả đã thu hoạch xong nên không ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng hạt.
Lượng nước bốc hơi: Đây là yếu tố liên quan chặt chẽ với nhiệt độ trung
bình ngày. Nhiệt độ càng cao thì quá trình bốc hơi nước càng mạnh và ngược lại.

Lượng bốc hơi nước trong giai đoạn này rất cao, cao hơn tổng lượng mưa của
15


vùng. Lượng bốc hơi có xu hướng giảm dần từ tháng 5 – tháng 9 nhưng khơng
đều. Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 6 với 1406 mm và tháng 9 thấp
nhất với 604 mm.
Nhìn chung, trong đầu tháng 7 khi tiến hành thí nghiệm các yếu tố nhiệt độ,
lượng mưa và số giờ nắng chưa thực sự thuận lợi cho quá trình mọc mầm của cây
đậu xanh. Sang thời kỳ cây con, ra hoa, làm quả của đậu xanh các yếu tố khí hậu
có sự thay đổi và dần thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây đậu xanh nên quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây thuận lợi hơn, là tiền đề quan trọng để cây đậu
hồn thành chu trình sinh trưởng và đạt năng suất cao.

16


CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành trên 2 giống đậu xanh: đậu tằm địa phương và
ĐX16 có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển đậu đỗ - Viện Khoc học
Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc các giống tham gia thí nghiệm
TT

Tên giống

Nguồn gốc


1

Đậu tằm

Giống địa phương

2

ĐX16

Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ

Đặc điểm của giống đậu tằm địa phương: là giống chín sớm, thích hợp sản
xuất ở cả vụ xuân và gian từ vụ hè. Thời gian sinh trưởng 60 – 70 ngày, sinh
trưởng khoẻ, cao trung bình 55 – 70 cm. Phạm vi thích ứng rộng, trên nhiều loại
đất khác nhau từ đất cát ven biển đến đất thịt nhẹ ở nhiều vùng sinh thái.
Giống đậu xanh ĐX16 có thời gian sinh trưởng từ 65 – 75 ngày, giống có
thân màu xanh tím, lá màu xanh đậm, vỏ quả khi chín có màu đen. Chiều cao cây
từ 45 – 55cm, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, khả năng chống đổ tốt. Năng
suất trung bình đạt từ 11 – 13 tạ/ha.
- Phân bón qua lá: Đầu trâu Mk, 5 Chim én, Kithita 1.4 DD, B6 An Hưng.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè 2015 (tháng 6 – 8/2015)
- Thí nghiệm được tiến hành trên vùng đất phù sa ven sông xã Thanh
Dương - Thanh Chương Nghệ An
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của một số giống đậu xanh với các nội dung sau:
- Theo dõi ảnh hưởng các loại phân bón qua lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển của 2 giống đậu xanh Đậu tằm địa phương và ĐX16.

- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu xanh với các
loại phân bón khác nhau.

17


×