Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thiết kế, mô phỏng anten vi dải băng rộng, đa dải tần sử dụng cho các thiết bị di động hoạt động trong dải tần gsm, utms, wlan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
----------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ANTEN VI DẢI BĂNG RỘNG, ĐA DẢI TẦN SỬ DỤNG
CHO CÁC THIẾT BỊ DI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRONG DẢI TẦN GSM, UTMS, WLAN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Minh
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Giang

MSSV:

1151080439

Lớp

52K - ĐTVT

:

Nghệ An, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Vinh và khoa Điện
tử - Viễn thông em đã đƣợc trang bị những kiến thức đại cƣơng, các kiến thức chuyên
ngành cũng nhƣ các kiến thức trong cuộc sống để em trƣởng thành hơn và hồn thành
xong đồ án tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trƣờng,


Ban lãnh đạo Khoa Điện tử - Viễn Thông cùng các thầy, cô trong khoa đã tạo điều
kiện và môi trƣờng học tập, quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình em trong suốt thời
gian học và làm việc tại Khoa Điện tử - Viễn thơng nói riêng và trƣờng Đại Học Vinh
nói chung. Đặc biệt trong q trình làm đồ án, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S
Nguyễn Thị Minh đã quan tâm hƣớng dẫn, chỉ bảo, tìm hiểu và giúp đỡ em lựa chọn
đề tài cũng nhƣ thực hiện đề tài tốt nghiệp để em có thể hoàn thành xong đồ án tốt
nghiệp này. Thời gian làm đồ án, em đã cố gắng tìm hiểu và đƣợc sự hƣớng dẫn chỉ
bảo tận tình nhƣng cũng khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong đƣợc sự
góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đồ án em có thể hồn thiện hơn.

i


MỤC LỤC
TĨM TẮT ĐỒ ÁN .................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ...................................................................... v
DACH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... viii
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ANTEN ...................................................... 1
1.1. Lý thuyết chung về anten .................................................................................... 1
1.1.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 1
1.1.2. Các tham số cơ bản của anten .......................................................................... 2
1.2. Anten vi dải ......................................................................................................... 6
1.2.1. Các hình dạng cơ bản của anten vi dải ............................................................. 7
1.2.2. Các kỹ thuật cấp nguồn cho anten vi dải .......................................................... 8
1.2.3. Nguyên lý bức xạ của anten vi dải ................................................................. 11
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC MẠNG GSM, UMTS, WLAN…………...13
2.1. Mạng GSM ....................................................................................................... 13
2.1.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 13
2.1.2. Lịch sử phát triển ............................................................................................ 13

2.1.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng GSM ............................................................. 13
2.1.4. Băng tần sử dụng trong mạng GSM ............................................................... 14
2.1.5. Cấu trúc hệ thống mạng GSM ........................................................................ 15
2.1.6. Giao diện vô tuyến.......................................................................................... 16
2.2. Mạng UMTS ...................................................................................................... 17
2.2.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 17
2.2.2. Lịch sử phát triển ............................................................................................ 17
2.2.3. Các đặc trƣng của mạng UMTS ..................................................................... 17
2.2.4. Công nghệ ....................................................................................................... 18
2.2.5. Cấu trúc mạng UMTS .................................................................................... 19
2.2.6. Các giao diện trong mạng UMTS ................................................................... 20
2.3. Mạng WLAN ..................................................................................................... 21
2.3.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 21
2.3.2. Lịch sử ra đời .................................................................................................. 21
ii


2.3.3. Các mơ hình mạng WLAN ............................................................................. 22
2.3.4. Các chuẩn WLAN .......................................................................................... 24
2.3.5. Ƣu, nhƣợc điểm của WLAN ......................................................................... 26
2.3.6. Các phƣơng thức bảo mật WLAN .................................................................. 27
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ANTEN VI DẢI HOẠT ĐỘNG TRONG
DẢI TẦN GSM, UMTS, WLAN ............................................................................. 29
3.1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng anten Ansoft HFSS........................................ 29
3.2. Phân tích và thiết kế anten ................................................................................. 32
3.2.1. Yêu cầu thiế kế ............................................................................................... 32
3.2.2. Thiết kế phần bức xạ ...................................................................................... 33
3.2.3. Thiết kế phần phối hợp trở kháng và đƣờng truyền vi dải ............................. 34
3.2.4. Kết quả mô phỏng .......................................................................................... 36
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 41

iii


TĨM TẮT ĐỒ ÁN
Trong đồ án này, em trình bày về cấu trúc, đặc trƣng, các công nghệ sử dụng và
ứng dụng của các mạng GSM, UMTS, WLAN trong hệ thống thông tin di động. Tổng
quan về anten vi dải, các tham số, hình dạng và các kĩ thuật cấp nguồn cho anten vi
dải. Trên cơ sở đó, đồ án tiến hành thiết kế, mô phỏng anten vi dải đa dải tần sử dụng
cho các thiết bị di động hoạt động trong các dải tần GSM, UMTS, WLAN. Đồ án đƣợc
thực hiện thông qua việc mô phỏng bằng phần mềm HFSS làm việc đƣợc trong các dải
tần 860Mhz – 900Mhz; 1700Mhz – 2430Mhz, anten có tính phối hợp trở kháng tƣơng
đối tốt.
ABSTRACK

In this thesis, I presented the structure, features, technology use and application
of the GSM, UMTS, WLAN in the mobile communication system. Overview micro
strip antennas, parameters, shapes and techniques from that to micro strip antennas. On
that basis, conduct design projects, multi-band antenna simulation of frequency bands
used for mobile devices in the band GSM, UMTS, WLAN. HFSS software used to
survey and evaluate the parameters of the antenna. Thesis Schemes are implemented
through software simulations with HFSS works in the frequency range 860MHz 900MHz; 1700Mhz - 2430Mhz, coordinated antenna impedance is relatively good.

iv


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Anten nhƣ một thiết bị truyền sóng ............................................................ 1
Hình 1.2. Phƣơng trình tƣơng đƣơng Thevenin cho hệ thống anten .......................... 2

Hình 1.3. Các trƣờng bức xạ tại khu xa ...................................................................... 3
Hình 1.4. Hệ thống tọa độ để phân tích anten ............................................................ 3
Hình 1.5. Anten vi dải ................................................................................................ 7
Hình 1.6. Các dạng anten vi dải thơng dụng .............................................................. 8
Hình 1.7. Cấp nguồn dùng đƣờng truyền vi dải ......................................................... 9
Hình 1.8. Cấp nguồn dùng cáp đồng trục ................................................................. 10
Hình 1.9. Cấp nguồn dùng phƣơng pháp ghép khe .................................................. 10
Hình 1.10. Cấp nguồn dùng phƣơng pháp ghép gần ................................................ 11
Hình 1.11. Phân bố điện tích và dịng điện trong anten vi dải hình chữ nhật .......... 12
Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống mạng GSM .................................................................. 15
Hình 2.2. Cấu trúc mạng UMTS .............................................................................. 19
Hình 2.3. Mơ hình mạng Ad-hoc.............................................................................. 22
Hình 2.4. Mơ hình mạng BSS .................................................................................. 23
Hình 2.5. Mơ hình mạng ESS ................................................................................... 24
Hình 3.1. Thành phần bức xạ của anten ................................................................... 33
Hình 3.2. Kích thƣớc mặt bức xạ ............................................................................. 34
Hình 3.3. Hình dạng anten thiết kế ........................................................................... 35
Hình 3.4. Đồ thị S11 ................................................................................................. 36
Hình 3.5. Tỉ số sóng đứng điện áp vswr ................................................................... 36
Hình 3.6. Trở kháng vào dải tần GSM ..................................................................... 37
Hình 3.7. Trở kháng vào tại dải tần UMTS, WLAN ................................................ 37
Hình 3.8. Giản đồ bức xạ 3D trong hệ toạ độ cực tại tần số 870Mhz ...................... 38
Hình 3.9. Giản đồ bức xạ 3D trong hệ toạ độ cực tại tần số 2190Mhz .................... 38
Hình 3.10. Giản đồ bức xạ 3D trong hệ toạ độ cực tại tần số 2400Mhz .................. 39
Bảng 3.1. Toạ độ và kích thƣớc anten ...................................................................... 35

v


DACH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

Global System for Mobile

Hệ thơng thơng tin di động

communication

tồn cầu

Universal Mobile

Hệ thống thông tin di động

Telecommunication System

phổ

WLAN

Wireless Local Area Network

Mạng không dây

HFSS


High Frequency Structure

Phần mềm mô phỏng dùng

Simulator

để giải trƣờng điện từ

Digital Communication System

Hệ thống truyền thông kỹ

tắt
GSM

UMTS

DCS

thuật số
PCS

Personal Communication System

Hệ thống thông tin cá nhân

CEPT

European Conference of Postal and


Hội nghị Châu Âu về Bƣu

Telecommunications

chính và Viễn thơng Chính

Administrations

quyền

European Telecommunications

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông

Standards Institute

châu Âu

MS

Mobile Station

Trạm di động

SS

Switching Subsystem

Hệ thống con chuyển mạch


BSS

Base Station Subsystem

Hệ thống con trạm gốc

OSS

Opration Subsystem

Hệ thống con khai thác

MSC

Mobile Services

ETSI

Trung tâm chuyển mạch các

Switching Center

nghiệp vụ di động

HLR

Home Location Register

Bộ ghi định vị thƣờng trú


VLR

Visitor Location Registor

Bộ ghi định vị tạm trú

AUC

Authentication Center

Trung tâm nhận thực

EIR

Equipment Identification Register

Bộ ghi nhận dạng thiết bị

BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát gốc

BSC

Base Station Controller

Bộ điều khiển trạm gốc
vi



NMC

Network Management Center

Trung tâm quản lý mạng

OMC

Operation & Maintenance Center

Trung tâm quản lý và bảo
dƣỡng

ME

Mobile Equipment

Thiết bị di động

TDM

Time division multiplexing

Đa truy nhập phân chia theo
thời gian

CDMA


Code Division Multiple Access

Đa truy nhập phân chia theo


FDD

Frequency Division Duplex

Ghép tần số song cơng

GPRS

General Packet Radio Service

Dich vụ dữ liệu dạng gói

MCS

Modulation and Coding Schemes

Điều chế và Mã hóa

IBSSs

Independent Basic Service Set

Mơ hình mạng độc lập

BSS


The Basic Service Sets

Mơ hình mạng cơ sở

ESS

Extended service set

Mơ hình mạng mở rộng

SSID

Service set identifiers

Dịch vụ thiết lập định danh

WEP

Wired Equivalent Privacy

Mạng

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Truyền thông không dây đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây,
theo đó các thiết bị di động đang trở nên càng ngày càng nhỏ hơn. Để thỏa mãn nhu
cầu thu nhỏ các thiết bị di động, anten gắn trên các thiết bị đầu cuối cũng phải đƣợc

thu nhỏ kích thƣớc. Các anten phẳng, nhƣ anten vi dải và anten mạch in, có các
ƣu điểm hấp dẫn nhƣ kích thƣớc nhỏ và dễ gắn lên các thiết bị đầu cuối,… nhiều
anten vi dải mới đƣợc thiết kế thỏa mãn các yêu cầu về băng thông của hệ thống
truyền thông di động tế bào hiện nay, bao gồm GSM, DCS, PCS và UMTS Anten vi
dải cũng rất thích hợp đối với ứng dụng trong các thiết bị truyền thông cho hệ thống
mạng cục bộ không dây WLAN.
Cùng sự hƣỡng dẫn của giáo viên Th.s Nguyễn Thị Minh em đã tiến hành
“Thiết kế, Mô phỏng anten vi dải băng rộng, đa dải tần sử dụng cho các thiết bị
di động hoạt động trong dải tần GSM, UTMS, WLAN”. Đồ án đƣợc mô phỏng
trên phần mềm Ansoft HFSS. Cấu trúc của đồ án, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh
mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, nội dung của đồ án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về anten
Nội dung của chƣơng trình bày khái niệm anten, các hình dạng anten, các tham
số cơ bản của anten và kĩ thuật cấp nguồn cho anten vi dải.
Chƣơng 2: Tổng quan về các mạng GSM, UMTS, WLAN
Nội dung của chƣơng này em giới thiệu về các mạng GSM, UMTS, WLAN, các
băng tần sử dụng, cấu trúc, đặc trƣng của các mạng.
Chƣơng 3: Thiết kế, mô phỏng anten vi dải băng rộng đa dải tần hoạt động trong
các dải tần GSM, UMTS, WLAN
Nội dung của chƣơng giới thiệu về phần mềm mô phỏng anten HFSS, thiết kế,
mô phỏng anten và các tham số anten đạt đƣợc sau khi mô phỏng.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Giang

viii


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ANTEN
1.1. Lý thuyết chung về anten

1.1.1. Giới thiệu
Thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ hoặc thu nhận sóng từ khơng gian bên ngồi
đƣợc gọi là anten. Nói cách khác, anten là cấu trúc chuyển tiếp giữa không gian tự do
và thiết bị dẫn sóng, nhƣ thể hiện trong hình 1.1. Thơng thƣờng giữa máy phát và
anten phát, cũng nhƣ giữa máy thu và anten thu không nối trực tiếp với nhau mà đƣợc
ghép với nhau qua đƣờng truyền năng lƣợng điện từ, gọi là fide. Trong hệ thống này,
máy phát có nhiệm vụ tạo ra dao động điện cao tần. Dao động điện sẽ đƣợc truyền đi
theo fide tới anten phát dƣới dạng sóng điện từ. Ngƣợc lại, anten thu sẽ tiếp nhận sóng
điện từ tự do từ khơng gian bên ngồi và biến đổi chúng thành sóng điện từ. Sóng này
đƣợc truyền theo fide tới máy thu. Yêu cầu của thiết bị anten và fide là phải thực hiện
việc truyền và biến đổi năng lƣợng với hiệu suất cao nhất và khơng gây ra méo dạng
tín hiệu.

Hình 1.1. Anten như một thiết bị truyền sóng [1]
Phƣơng trình tƣơng đƣơng Thevenin hệ thống anten trong hình 1.1 làm việc ở
chế độ phát đƣợc thể hiện trong hình 1.2, trong đó nguồn đƣợc thể hiện bởi bộ tạo dao
động lý tƣởng, đƣờng truyền dẫn đƣợc thể hiện bởi đƣờng dây với trở kháng đặc trƣng
Zc, và anten đƣợc thể hiện bởi tải ZA, trong đó ZA=(RL + Rr)+jXA. Trở kháng tải RL
thể hiện sự mất mát do điện môi và vật dẫn.

1


Hình 1.2. Phương trình tương đương Thevenin cho hệ thống anten [1]
Sóng tới bị phản xạ tại điểm tiếp điện giữa đƣờng truyền dẫn và đầu vào anten.
Sóng phản xạ cùng với sóng truyền đi từ nguồn thẳng tới anten giao thoa nhau tạo
thành sóng đứng trên đƣờng truyền dẫn. Khi đó trên đƣờng truyền xuất hiện các nút và
bụng sóng đứng. Một mơ hình sóng đứng điển hình đƣợc thể hiện là đƣờng gạch đứt
trong hình 1.2. Nếu hệ thống anten đƣợc thiết kế khơng chính xác, đƣờng truyền có thể
chiếm vai trị nhƣ một thành phần lƣu giữ năng lƣợng hơn là một thiết bị truyền năng

lƣợng và dẫn sóng. Nếu cƣờng độ trƣờng cực đại của sóng đứng đủ lớn, chúng có thể
phá hủy đƣờng truyền dẫn. Tổng mất mát phụ thuộc vào đƣờng truyền, cấu trúc anten,
sóng đứng. Mất mát do đƣờng truyền có thể đƣợc tối thiểu hóa bằng cách chọn các
đƣờng truyền mất mát thấp, trong khi mất mát do anten có thể đƣợc giảm đi bằng cách
giảm trở kháng bức xạ RL. Sóng đứng có thể đƣợc giảm đi và khả năng lƣu giữ năng
lƣợng của đƣờng truyền đƣợc tối thiểu hóa bằng cách phối hợp trở kháng của anten
với trở kháng đặc trƣng của đƣờng truyền. Tức là phối hợp trở kháng giữa tải với
đƣờng truyền, ở đây tải chính là anten.
Một phƣơng trình tƣơng tự nhƣ hình 1.2 đƣợc sử dụng để thể hiện hệ thống anten
trong chế độ thu, ở đó nguồn đƣợc thay bằng một bộ thu. Tất cả các phần khác của
phƣơng trình tƣơng đƣơng là tƣơng tự. Trở kháng phát xạ Rr đƣợc sử dụng để thể hiện
trong chế độ thu nhận năng lƣợng điện từ từ không gian tự do truyền tới anten.
1.1.2. Các tham số cơ bản của anten
o Sự bức xạ sóng điện từ bởi một anten
Khi năng lƣợng từ nguồn đƣợc truyền tới anten, 2 trƣờng đƣợc tạo ra. Một
trƣờng là trƣờng cảm ứng, còn trƣờng kia là trƣờng bức xạ. Ngay tại anten cƣờng độ
của các trƣờng này lớn và tỉ lệ tuyến tính với lƣợng năng lƣợng đƣợc cấp tới anten.

2


Hình 1.3. Các trường bức xạ [1]
Cả hai thành phần điện trƣờng và từ trƣờng bức xạ từ một anten hình thành
trƣờng điện từ. Trƣờng điện từ truyền và nhận năng lƣợng điện từ thơng qua khơng
gian tự do. Sóng vô tuyến là một trƣờng điện từ di chuyển. Khi sóng truyền đi, năng
lƣợng mà sóng mang theo trải ra trên một diện tích ngày càng lớn hơn. Điều này làm
cho năng lƣợng trên một diện tích cho trƣớc giảm đi khi khoảng cách từ điểm khảo sát
tới nguồn tăng.
o Giản đồ bức xạ
Các tín hiệu vơ tuyến bức xạ bởi anten hình thành một trƣờng điện từ với một

giản đồ xác định, và phụ thuộc vào loại anten đƣợc sử dụng. Giản đồ bức xạ này thể
hiện các đặc tính định hƣớng của anten. Hệ tọa độ thƣờng đƣợc sử dụng để thể hiện
trƣờng bức xạ trong hình 1.4.

Hình 1.4. Hệ thống tọa độ để phân tích anten [1]
3


Giản đồ đẳng hƣớng và hƣớng tính Anten đẳng hƣớng chỉ là một anten giả định,
bức xạ đều theo tất cả các hƣớng.
o Cường độ bức xạ
Cƣờng độ bức xạ theo một hƣớng cho trƣớc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Năng
lƣợng đƣợc bức xạ từ anten trên một đơn vị góc đặc”. Cƣờng độ bức xạ đƣợc tính
bằng cách đơn giản là nhân mật độ bức xạ với bình phƣơng của khoảng cách.
U=R2WRad

(1.1)

Khi đó: U là cường độ bức xạ (W/đơn vị góc đặc)
Wrad: là mật độ bức xạ (W/m2)
o Hệ số định hướng
Hệ số định hƣớng của anten đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Tỉ lệ của cƣờng độ bức
xạ theo một hƣớng cho trƣớc so với cƣờng độ bức xạ trung bình trên tất cả các hƣớng.
Cƣờng đồ bức xạ trung bình bằng tổng cơng suất bức xạ bởi anten chia cho 4π. Nếu
hƣớng không đƣợc xác định, hƣớng của cƣờng độ bức xạ cực đại đƣợc chọn”. Đơn
giản hơn, hệ số định hƣớng của một nguồn bức xạ hƣớng tính bằng với tỉ lệ của cƣờng
độ bức xạ theo một hƣớng cho trƣớc (U) và cƣờng độ bức xạ của một nguồn đẳng
hƣớng (U0):

D


U
4U

U 0 PRad

(1.2)

Hƣớng bức xạ cực đại đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Dmax  D0 

U max 4U max

U0
PRad

(1.3)

Khi đó D: Là hướng bức xạ
D0: Là hướng bức xạ cực đại
U: Là cường độ bức xạ
Umax: Là cường độ bức xạ cực đại
U0: Là cường độ bức xạ của nguồn đẳng hướng
Prad: Là tổng công suất bức xạ
o Hệ số tăng ích
Một đơn vị khác để mô tả hiệu suất của anten là hệ số tăng ích G. Hệ số tăng ích
của anten có quan hệ với hệ số định hƣớng và là đơn vị dùng để tính tốn hiệu suất của
anten.
4



Hệ số tăng ích đƣợc xác định bằng cách so sánh mật độ công suất bức xạ của anten
thực ở hƣớng khảo sát và mật độ công suất bức xạ của anten chuẩn ở cùng hƣớng và
khoảng cách nhƣ nhau, với giả thiết công suất đặt vào hai anten bằng nhau, cịn anten
chuẩn là anten có hiệu suất bằng 1.
G0 = Gθ + Gφ

(1.4)

Trong khi các hệ số tăng ích riêng Gθ và Gφ đƣợc biểu diễn bởi:

D 

4U 
Pin

(1.5)

Trong đó:
Pin: Là tổng cơng suất đưa vào anten
U θ: Là cường độ bức xạ theo một hướng cho trước chứa trong thành phần truờng Eθ
U φ: Là cường độ bức xạ theo một hướng cho trước chứa trong thành phần trường E φ
Công thức tƣơng ứng đƣợc cho bởi:
G0 (dB) = 10log10 [ecd D0 ]

(1.6)

o Băng thông
Băng thông của anten đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Khoảng tần số mà trong đó hiệu

suất của anten thỏa mãn một tiểu chuẩn nhất định”. Băng thơng có thể đƣợc xem xét là
khoảng tần số, về hai bên của tần số trung tâm, ở đó các đặc tính anten nhƣ trở kháng
vào, giản đồ, độ rộng chùm, phân cực, cấp thùy bên, hệ số tăng ích, hƣớng chùm, hiệu
suất bức xạ đạt giá trị có thể chấp nhận đƣợc.
Với các anten dải rộng, băng thông thƣờng đƣợc biểu diễn là tỉ số của tần số trên
và tần số dƣới khi anten hoạt động với các đặc tính có thể chấp nhận đƣợc. Ví dụ, băng
thông 10:1 chỉ ra rằng, tần số trên lớn hơn 10 lần tần số dƣới.

BW 

f max
f min

(1.7)

Với anten dải hẹp, băng thông đƣợc thể hiện bởi tỉ lệ phần trăm của sự sai khác
tần số so với tần số trung tâm của băng thơng. Ví dụ, băng thơng 5% thể hiện rằng, sự
sai khác tần số là 5% tần số trung tâm của băng thông.

BW 

f max  f min
f0

(1.8)

 Trở kháng vào
Trở kháng vào đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Trở kháng của anten tại điểm đầu vào
5



của nó hay tỉ số điện áp so với dịng điện tại đầu vào hay tỉ số của các thành phần
tƣơng ứng của điện trƣờng so với từ trƣờng ở một điểm”. Trong phần này, chúng ta
quan tâm chủ yếu tới trở kháng vào tại đầu vào của anten. Tỉ số điện áp trên dịng điện
ở đầu vào này, khơng có tải, xác định trở kháng của anten nhƣ sau:
ZA= RA+ jXA
Trong đó:

(1.9)

ZA : là trở kháng của anten ở các đầu vào (Ohm)
RA: là điện trở của anten ở các đầu vào (Ohm)
XA: là điện kháng của anten ở các đầu vào (Ohm)

Điện trở anten có:
Trong đó:

RA= Rr+ RL

(1.10)

Rr: Là trở kháng bức xạ của anten
RL: Trở kháng mất mát của anten

Trở kháng vào của một anten nói chung là hàm của tần số. Do đó, anten chỉ
đƣợc phối hợp tốt với đƣờng tiếp điện chỉ trong cùng một dải tần nào đó. Thêm nữa,
trở kháng vào của anten phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: hình dạng của anten, phƣơng
pháp tiếp điện cho anten, và ảnh hƣởng của các đối tƣợng bao quanh nó. Do sự phức
tạp của chúng, chỉ một lƣợng giới hạn các anten thực tế đƣợc nghiên cứu và phân tích
tỉ mỉ. Với các loại anten khác, trở kháng vào đƣợc xác định bằng thực nghiệm.

1.2. Anten vi dải
Anten vi dải đơn giản nhất bao gồm một pach kim loại rất mỏng (bề dày t << λ0,
λ0 là bƣớc sóng trong khơng gian tự do) đặt cách mặt phẳng đất một khoảng rất nhỏ ( h
<< λ0, thƣờng thì 0.003 λ0< h < 0.05 λ0). Patch của anten vi dải đƣợc thiết kế để có đồ
thị bức xạ cực đại. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách lựa chọn đúng mode của trƣờng
bức xạ ở vùng không gian bên dƣới patch. Bức xạ end-fire cũng có thể thực hiện đƣợc
bằng cách lựa chọn đúng mode hoạt động. Đối với một patch hình chữ nhật, chiều dài
L thƣờng đƣợc sử dụng trong khoảng λ0/3 < L< λ0/2. Patch và mặt phẳng đất đƣợc
tách biệt bởi một lớp điện mơi nền nhƣ hình 1.5.

6


z
Feed
Patch
y0

h
Khe bức xạ #1

Khe bức xạ #2

(r,Φ,θ)
Φ
(a) Anten vi dải

w

GND


L

x

(c) Hệ trục tọa độ

t

єr

θ

h

y

(b) Mặt phẳng cắt ngang

Hình 1.5. Anten vi dải [1]
Có nhiều điện mơi nền có thể đƣợc sử dụng để thiết kế anten vi dải và hằng số
điện môi của chúng thƣờng nằm trong khoảng 2.2<εr< 12. Những lớp điện môi đƣợc
sử dụng để thiết kế anten hầu hết là những nền dày, hằng số điện môi của chúng
thƣờng thấp hơn giá trị ở cuối dải vì chúng cho hiệu suất tốt hơn, băng thông lớn và
giới hạn sự bức xạ các trƣờng tổn hao vào trong khơng gian, nhƣng kích thƣớc các
phần tử lớn hơn. Giới hạn sự bức xạ các trƣờng tổn hao vào trong khơng gian, nhƣng
kích thƣớc các phần tử lớn hơn. Nền mỏng với hằng số điện mơi lớn hơn có thể đƣợc
sử dụng để thiết kế các mạch vi sóng, bởi vì chúng yêu cầu giới hạn trƣờng chặt chẽ để
giảm thiểu sự bức xạ và kết hợp không mong muốn, đồng thời cũng cho kích thƣớc
các phần tử nhỏ hơn. Tuy nhiên vì sự mất mát lớn hơn, dẫn đến hiệu suất thấp và băng

thơng nhỏ hơn.
1.2.1. Các hình dạng cơ bản của anten vi dải
Anten vi dải đƣợc đặc tả bởi nhiều thông số hơn các anten truyền thống khác.
Chúng cũng đƣợc thiết kế dƣới dạng hình học khác nhau nhƣ: Hình vng, hình trịn,
tam giác, bán cầu, hình quạt, hình vành khuyên. Tất cả anten vi dải đƣợc chia làm 4
loại cơ bản: Anten patch vi dải, dipole vi dải, anten khe dùng kỹ thuật in.

7


Hình 1.6. Các dạng anten vi dải thơng dụng
 Anten patch vi dải
Một anten patch vi dải bao gồm một patch dẫn điện dƣới dạng hình học phẳng
hay khơng phẳng trên một mặt của miếng đế điện môi và mặt phẳng đất nằm trên mặt
phẳng còn lại của đế. Anten patch vi dải có nhiều dạng khác nhau nhƣng đặc tính bức
xạ của chúng hầu nhƣ giống nhau do chúng hoạt động giống nhƣ một dipole. Trong số
các loại anten patch vi dải, anten có dạng hình vng và hình trịn là hai dạng thơng
dụng và sử dụng rộng rãi.
 Dipole vi dải
Dipole vi dải có hình dạng giống với anten vi dải patch hình vng nhƣng chỉ
khác nhau tỷ số L/W. Bề rộng của dipole thông thƣờng bé hơn 0.05 lần bƣớc sóng
trong khơng gian tự do. Đồ thị bức xạ của dipole vi dải và anten patch vi dải giống
nhau tuy nhiên ở các đặc tính khác nhƣ: Điện trở bức xạ, băng thông và bức xạ phân
cực chéo thì chúng hầu nhƣ khác nhau. Anten dipole vi dải thì thích hợp với các ứng
dụng ở tần số cao do chúng sử dụng miếng đế điện mơi có bề dày tƣơng đối dày do
vậy chúng đạt đƣợc băng thơng đáng kể. Việc lựa chọn mơ hình cấp nguồn rất quan
trọng và phải tính đến khi phân tích anten dipole vi dải.
1.2.2. Các kỹ thuật cấp nguồn cho anten vi dải
Do anten vi dải có thành phần bức xạ trên một mặt của đế điện môi nên các kỹ
thuật để cấp nguồn cho anten vi dải lúc ban đầu là bằng cách dùng một đƣờng truyền

vi dải hoặc một cáp đồng trục xuyên qua mặt phẳng đất nối đến patch kim loại của
anten vi dải.Việc lựa chọn cấp nguồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy
nhiên, yếu tố quan trọng nhất là hiệu suất truyền năng lƣợng giữa phần bức xạ và phần
8


cấp nguồn tức là phải có sự phối hợp trở kháng giữa hai phần với nhau. Ngoài ra, việc
chuyển đổi trở kháng bƣớc, việc uốn cong,.. cũng làm phát sinh bức xạ rị và suy hao
sóng mặt.
 Cấp nguồn bằng đường truyền vi dải
Việc kích thích cho anten vi dải bằng đƣờng truyền vi dải trên cùng một lớp nền
là một cách lựa chọn tự nhiên vì patch có thể đƣợc xem là một đƣờng truyền vi dải hở
và cả hai có thể đƣợc thiết kế trên cùng một mạch. Tuy nhiên, kỹ thuật này có vài hạn
chế, đó là sự phát xạ không mong muốn từ đoạn feed line khi kích thƣớc đoạn feed
line là đáng kể so với patch.

Feed
Patch

GND

Hình 1.7. Cấp nguồn dùng đường truyền vi dải
 Cấp nguồn bằng cáp đồng trục
Cấp nguồn qua cáp là một trong những phƣơng pháp cơ bản nhất để truyền tải
công suất cao tần. Với cách feed này, phần lõi của đầu feed đƣợc nối với patch, phần
ngoài nối với groundplane. Ƣu điểm của cách này là đơn giản trong quá trình thiết kế,
có khả năng feed tại mọi vị trí trên tấm patch do đó dễ dàng cho phối hợp trở kháng.
Tuy nhiên cách này có nhƣợc điểm là: Thứ nhất, vì dùng đầu feed nên có phần ăn ra
phía ngồi làm cho anten khơng hồn tồn phẳng và mất đi tính đối xứng. Thứ hai, khi
cần cấp nguồn đồng trục cho một dãy sẽ đòi hỏi số lƣợng đầu nối tăng lên và nhƣ thế

việc chế tạo sẽ khó khăn và độ tin cậy giảm đi. Thứ ba, khi cần tăng băng thơng của
anten thì địi hỏi phải tăng bề dày lớp nền cũng nhƣ chiều dài của probe. Kết quả là
bức xạ rò và điện cảm của probe tăng lên.

9


Điểm tiếp xúc điện

Patch

Patch

єr
GND

Cáp đồng trục

Hình 1.8. Cấp nguồn dùng cáp đồng trục
 Cấp nguồn dùng phương pháp ghép khe

Patch

GND
khe

єr2
єr1
Đường cấp nguồn vi dải


Hình 1.9. Cấp nguồn dùng phương pháp ghép khe
Phƣơng pháp cấp nguồn cũng thƣờng đƣợc sử dụng nhằm loại bỏ sự bức xạ
không cần thiết của đƣờng microstripline. Cấu trúc bao gồm 2 lớp điện môi.
Patchantenna đƣợc đặt trên cùng, ground ở giữa có 1 khe hở slot nhỏ, đƣờng truyền
feedline ở lớp điện môi dƣới. Thông thƣờng thì miếng điện mơi ở trên có hằng số điện
mơi thấp, lớp điện mơi ở dƣới có hằng số điện mơi cao để nhắm mục đích tối ƣu hóa
sự bức xạ của anten. Tuy nhiên, phƣơng thức cấp nguồn này khó thực hiên do phải làm
nhiều lớp, và làm tăng độ dày của anten. Phƣơng pháp cấp nguồn này thì cho băng hẹp
(narrowbandwith).


Cấp nguồn dùng phương pháp ghép gần

Cấu trúc này gồm 2 lớp điện môi, miếng patchantenna nằm ở miếng điện môi
trên, đƣờng feedline ở giữa 2 lớp điện mơi. Phƣơng thức này có ƣu điểm cao đó là
loại bỏ tối đa sự bức xạ của đƣờng cấp nguồn (feedline) và cho băng thông rộng.
10


Patch

єr2
єr1

GND

Đường cấp nguồn vi dải

Hình 1.10. Cấp nguồn dùng phương pháp ghép gần
Phƣơng pháp này cũng đƣợc gọi là phƣơng pháp ghép điện từ. Phƣơng pháp này

về bản chất là ghép điện dung giữa patch và đƣờng cấp nguồn. Thông số của hai lớp
nền có thể đƣợc lựa chọn để cải thiện băng thơng và giảm bức xạ rị ở đầu cuối hở của
đƣờng truyền. Cũng vì lý do này, bề dày của lớp điện môi thứ hai cũng mỏng hơn. Bức
xạ trong trƣờng hợp này sẽ lớn hơn. Tuy nhiên phƣơng pháp này phức tạp hơn khi chế
tạo và sản xuất.
1.2.3. Nguyên lý bức xạ của anten vi dải
Chúng ta biết rằng bức xạ của đƣờng truyền vi dải, một cấu trúc tƣơng tự nhƣ là
anten vi dải, có thể giảm đáng kể nếu đế điện môi sử dụng có bề dày mỏng và hệ số
điện mơi tƣơng đối thấp. Hay nói cách khác, nó giúp cho bức xạ anten vi dải tốt hơn
với hiệu suất bức xạ cao hơn. Do vậy trong một anten vi dải, ngƣời ta sử dụng các nền
điện mơi có hệ số từ thẩm thấp. Bức xạ từ anten vi dải có thể đƣợc xác định từ phân bố
trƣờng giữa patch và mặt phẳng đất hay dƣới dạng phân bố dòng điện mặt trên bề mặt
của patch.
Xét một anten vi dải đƣợc cấp nguồn bởi một nguồn cao tần (microwavesource).
Việc cung cấp năng lƣợng cho patch làm hình thành nên sự phân bố điện tích ở mặt
trên và mặt dƣới của patch cũng nhƣ trên bề mặt của mặt phẳng đất. Dƣới tác dụng của
các lực đẩy, hình thành do các lực tƣơng tác giữa các điện tử cùng dấu, trên bề mặt của
patch làm cho một số điện tích ở các vùng rìa của patch dịch chuyển từ bề mặt dƣới
lên bề mặt trên của patch. Sự dịch chuyển của các điện tích làm hình thành trên bề mặt
của patch vectơ mật độ dòng mặt dƣới J b và vectơ mật độ dòng mặt trên J t .

11


W

L

Jb


Jt

r

h

h
Hình 1.11. Phân bố điện tích và dịng điện trong anten vi dải hình chữ nhật
Do trong hầu hết các anten tỷ số h W là rất bé vì thế lực hút giữa các điện tích
chiếm ƣu thế và hầu hết sự tập trung điện tích và dịng vẫn tồn tại bên dƣới patch bề
mặt. Và nhƣ thế, chỉ có một lƣợng nhỏ dịng dịch chuyển từ miếng rìa của patch lên
mặt trên của patch làm hình thành một trƣờng nhỏ có chiều tiếp tuyến với các rìa của
patch. Do vậy, để đơn giản cho việc tính tốn, chúng ta xấp xỉ rằng từ trƣờng tiếp
tuyến là zero và từ trƣờng tiếp tuyến này có thể thành lập các bức tƣờng từ xung quanh
các chu vi của patch. Các giả định này càng hợp lý hơn trong trƣờng hợp đế điện mơi
có bề dày mỏng với hằng số điện mơi  r lớn. Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp của trƣờng
điện từ, vì bề dày của đế điện mơi rất mỏng so với bƣớc sóng truyền trong lớp điện
mơi, nên trƣờng biến thiên dọc theo độ cao là không đổi và trƣờng điện gần nhƣ vng
góc với bề mặt của patch. Từ các điều kiện của trƣờng điện và trƣờng từ, patch có thể
đƣợc xem nhƣ là mơ hình của một hốc cộng hƣởng với các bức xạ trƣờng điện bên
trên và bên dƣới do trƣờng điện thì vng góc với bề mặt của patch và bốn bức tƣờng
từ dọc theo các rìa của patch do trƣờng từ tiếp tuyến gần nhƣ bằng không. Từ các điều
kiện của hốc cộng hƣởng vừa nêu thì chỉ có các mode TM là có thể truyền trong hốc
cộng hƣởng.

12


CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ CÁC MẠNG GSM, UMTS, WLAN


2.1. Mạng GSM
2.1.1. Giới thiệu
GSM là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động. Dịch vụ GSM đƣợc sử
dụng bởi hơn 2 tỷ ngƣời trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di
động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động
GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng đƣợc nhiều nơi trên thế giới.
GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động trên thế giới. Khả năng phú sóng
rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép
ngƣời sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giới.
GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lƣợng cuộc
gọi. Nó đƣợc xem nhƣ là một hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ hai. GSM là một
chuẩn mở, hiện tại nó đƣợc phát triển bởi Generation Partnership Project. Lợi thế
chính của GSM là chất lƣợng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn.
Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều ngƣời
cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì
thế ngƣời sử dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới.
2.1.2. Lịch sử phát triển
Vào đầu thập niên 1980 tại châu Âu ngƣời ta phát triển một mạng điện thoại di
động chỉ sử dụng trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó đƣợc chuẩn hố bởi
CEPT và tạo ra GSM với mục đích sử dụng chung cho toàn châu Âu.
Mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đƣợc xây dựng và đƣa vào sử
dụng đầu tiên bởi Radiolinja ở Phần Lan.
Vào năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn vá phát triển mạng GSM đƣợc
chuyển cho viện viễn thông châu Âu, và các tiêu chuẩn, đặc tính phase 1 của cơng
nghệ GSM đƣợc cơng bố vào năm 1990. Vào cuối năm 1993 đã có hơn 1 triệu thuê
bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia.
2.1.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng GSM
Hệ thống thông tin di động GSM cho phép chuyển vùng tự do của các thuê bao
trong châu Âu, có nghĩa là một thuê bao có thể thâm nhập sang mạng của nƣớc khác
khi di chuyển qua biên giới. Trạm di động GSM – MS phải có khả năng trao đổi thơng

13


tin tại bất cứ nơi nào trong vùng phủ sóng quốc tế.
* Về khả năng phục vụ:
- Hệ thống đƣợc thiết kế sao cho MS có thể dùng đƣợc trong tất cả các nƣớc có
mạng.
- Cùng với phục vụ thoại, hệ thống phải cho phép sự linh hoạt lớn nhất cho các
loại dịch vụ khác liên quan tới mạng số liên kết đa dịch vụ.
- Tạo một hệ thống có thể phục vụ cho các MS trên các tàu viễn dƣơng nhƣ một
mạng mở rộng cho các dịch vụ di động mặt đất.
* Về chất lƣợng phục vụ và an toàn bảo mật:
- Chất lƣợng của thoại trong GSM phải ít nhất có chất lƣợng nhƣ các hệ thống di
động tƣơng tự trƣớc đó trong điều kiện vận hành thực tế.
- Hệ thống có khả năng mật mã hố thơng tin ngƣời dùng mà khơng ảnh hƣởng
gì đến hệ thống cũng nhƣ không ảnh hƣởng đến các thuê bao khác không dùng đến
khả năng này.
* Về sử dụng tần số:
- Hệ thống cho phép mức độ cao về hiệu quả của dải tần mà có thể phục vụ ở
vùng thành thị và nông thôn cũng nhƣ các dịch vụ mới phát triển.
- Dải tần số hoạt động là 890-915 và 935-960 Mhz.
- Hệ thống GSM 900Mhz phải có thể cùng tồn tại với các hệ thống dùng 900Mhz
trƣớc đây.
* Về mạng:
- Kế hoạch nhận dạng dựa trên khuyến nghị của CCITT.
- Kế hoạch đánh số dựa trên khuyến nghị của CCITT.
- Hệ thống phải cho phép cấu trúc và tỷ lệ tính cƣớc khác nhau khi đƣợc dùng
trong các mạng khác nhau.
- Trung tâm chuyển mạch và các thanh ghi định vị phải dùng hệ thống báo hiệu
đƣợc tiêu chuẩn hố quốc tế.

- Chức năng bảo vệ thơng tin báo hiệu và thông tin điều khiển mạng phải đƣợc
cung cấp trong hệ thống.
2.1.4. Băng tần sử dụng trong mạng GSM
Hệ thống GSM làm việc trong băng tần 890 – 960 MHz, chia làm 2 phần:
+) Băng tần lên từ 890 – 915 MHz cho các kênh vô tuyến từ MS đến BTS.
14


+) Băng tần xuống từ 935 – 960 MHz cho các kênh vô tuyến từ BTS đến MS.
Mỗi băng rộng 25MHz, chia làm 124 sóng mang tƣơng đƣơng với 124 kênh vơ
tuyến. Các sóng mang cạnh nhau cách nhau 200KHz. Mỗi kênh sử dụng 2 tần số riêng
biệt cho đƣờng lên và cho đƣờng xuống. Các kênh này đƣợc gọi là kênh song công.
Khoảng cách giữa 2 tần số là khơng đổi và bằng 45MHz. Kênh vơ tuyến này có 8 khe
thời gian, mỗi khe thời gian là một kênh vật lý để trao đổi giữa BTS và MS. Ngoài
băng tần cơ sở cịn có băng tần GSM mở rộng và băng tần DCS:
+) Băng tần GSM mở rộng: 882 – 915MHz và 927 – 960 MHz.
+) Băng tần DCS: 1710 – 1785 MHz và 1805 – 1880 MHz.
2.1.5. Cấu trúc hệ thống mạng GSM

Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống mạng GSM
 Một hệ thống GSM đƣợc chia thành các hệ thống con sau đây:
- Hệ thống con chuyển mạch SS.
- Hệ thống con trạm gốc BSS.
- Hệ thống con khai thác OSS.
- Trạm di động MS.
* Hệ thống con chuyển mạch SS bao gồm các khối chức năng sau:
- Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động MSC.
- Bộ ghi định vị thƣờng trú HLR .
- Bộ ghi định vị tạm trú VLR.
- Trung tâm nhận thực AUC.

- Bộ ghi nhận dạng thiết bị EIR.
- Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động cổng GMSC.

15


* Hệ thống con trạm gốc BSC gồm các khối chức năng sau:
- Bộ điều khiển trạm gốc BSC.
- Trạm thu phát gốc BTS.
* Hệ thống con khai thác OSS gồm các khối chức năng sau:
- Trung tâm quản lý mạng NMC.
- Trung tâm quản lý và bảo dƣỡng OMC.
* Trạm di động MS gồm:
- Thiết bị di động ME.
- Modul nhận dạng thuê bao SIM.
2.1.6. Giao diện vô tuyến
GSM là mạng điện thoại di động thiết kế gồm nhiều tế bào do đó các máy điện
thoại di động kết nối với mạng bằng cách tìm kiếm các cell gần nó nhất. Các mạng di
động GSM hoạt động trên 4 tần số. Hầu hết thì hoạt động ở tần số 900 MHz và
1800 MHz. Vài nƣớc ở Châu Mỹ thì sử dụng tần số 850 MHz và 1900 MHz do tần số
900 MHz và 1800 MHz ở nơi này đã bị sử dụng trƣớc. Và cực kỳ hiếm có mạng nào
sử dụng tần số 400 MHz hay 450 MHz chỉ có ở Scandinavia sử dụng do các băng tần
khác đã bị cấp phát cho việc khác.
Các mạng sử dụng tần số 900 MHz thì đƣờng lên từ thuê bao di động đến trạm
truyền dẫn uplink sử dụng tần số trong dải 890–915 MHz và đƣờng xuống downlink
sử dụng tần số trong dải 935–960 MHz. Và chia các băng tần này thành 124 kênh với
độ rộng băng thông 25 MHz, mỗi kênh cách nhau 1 khoảng 200 kHz. Khoảng cách
song công đƣờng lên & xuống cho 1 thuê bao là 45 MHz. Ở một số nƣớc, băng tần
chuẩn GSM900 đƣợc mở rộng thành E-GSM, nhằm đạt đƣợc dải tần rộng hơn. EGSM dùng 880–915 MHz cho đƣờng lên và 925–960 MHz cho đƣờng xuống. Nhƣ
vậy, đã thêm đƣợc 50 kênh đánh số 975 đến 1023 và 0 so với băng GSM-900 ban đầu.

E-GSM cũng sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM, cho phép truyền 8
kênh thoại toàn tốc hay 16 kênh thoại bán tốc trên 1 kênh vô tuyến. Có 8 khe thời gian
gộp lại gọi là một khung TDMA. Các kênh bán tốc sử dụng các khung luân phiên
trong cùng khe thời gian. Tốc độ truyền dữ liệu cho cả 8 kênh là 270.833 kbit/s và chu
kỳ của một khung là 4.615 m. Công suất phát của máy điện thoại đƣợc giới hạn tối đa
là 2 watt đối với băng GSM 850/900 MHz và tối đa là 1 watt đối với băng GSM
1800/1900 MHz.
16


×