Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết chuyện ngõ nghèo của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.33 KB, 98 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ HỢP

NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CHUYỆN NGÕ NGHÈO
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, 8-2018


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ HỢP

NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CHUYỆN NGÕ NGHÈO
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hoài Nguyên

NGHỆ AN, 8-2018


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể đến sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hồi Ngun, sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cơ trong bộ môn Ngôn ngữ, khoa Sư phạm Ngữ văn cũng như
các bạn học viên lớp Cao học 24, chuyên ngành Ngơn ngữ học và gia đình.
Nhân dịp này, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè và
người thân, đặc biệt là thầy giáo, TS. Nguyễn Hồi Ngun đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế nên luận
văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các thầy cô giáo và
các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 8 năm 2018
Tác giả Luận văn

Ngô Thị Hợp


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. iii
MỤC LỤC................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.................................................................1
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................2
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3
4. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................3
5. Bố cục luận văn..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................5
1.1.1. Những khái quát về thể loại tiểu thuyết................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.......................................8
1.1.3. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo.........................................11
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................11
1.2.1. Tác phẩm tự sự và ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự ............................11
1.2.2. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo........................22
CHƯƠNG 2: TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CHUYỆN NGÕ NGHÈO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
2.1. TỪ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG .......26
2.1.1. Giản yếu về từ trong tiếng Việt .........................................................................26
2.1.2. Từ trong tác phẩm văn chương...........................................................................28
2.2. VAI TRÒ CÁC LỚP TỪ TRONG LỜI VĂN TRẦN THUẬT QUA TIỂU
THUYẾT CHUYỆN NGÕ NGHÈO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH.......................31
2.2.1. Vai trò các lớp từ xét về mặt cấu tạo..................................................................31
2.2.2. Vai trò các lớp từ xét về mặt phong cách............................................................47
2.2.3. Sự kết hợp các lớp từ trong Chuyện ngõ nghèo..................................................54



v

CHƯƠNG 3: CÂU VĂN TRONG LỜI TRẦN THUẬT QUA TIỂU THUYẾT
CHUYỆN NGÕ NGHÈO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÂU VĂN TRONG LỜI TRẦN THUẬT QUA TIỂU
THUYẾT CHUYỆN NGÕ NGHÈO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH.......................58
3.1.1. Nhận xét chung về câu văn Nguyễn Xuân Khánh .............................................58
3.1.2. Những đặc điểm về cấu tạo của câu văn trần thuật trong tiểu thuyết Chuyện ngõ
nghèo của Nguyễn Xuân Khánh ..................................................................................59
3.2. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA CÂU VĂN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CHUYỆN NGÕ NGHÈO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH ......................................73
3.3. SỰ KẾT HỢP ĐAN XEN CÁC GIỌNG ĐIỆU Ở CÂU VĂN TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CHUYỆN NGÕ NGHÈO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
..................................................................................................................................... 77
3.3.1. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự .......................................................78
3.3.2. Sự đan xen các loại giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo79
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo trong Chuyện ngõ nghèo...............................31
Bảng 2.2. Các lớp từ trong Chuyện ngõ nghèo xét về phong cách...............................47
Bảng 3.1. Các loại câu trong Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh................59
Bảng 3.2. Các kiểu câu đơn trong Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh........60
Bảng 3.3. Các kiểu câu ghép trong Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh.......69



vii

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngơn từ. Trong q trình sáng tác, nhà văn sử dụng ngôn
ngữ như là một chất liệu quan trọng nhất. Thông qua việc tổ chức ngôn ngữ, nhà văn
bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tài năng và sức sáng tạo của mình. Đối với khách thể tiếp
nhận, muốn hiểu được ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm, người đọc cũng phải bắt đầu
từ ngôn từ trong văn bản, hơn thế, cịn phải tìm hiểu cách tổ chức ngơn từ trong tác
phẩm theo từng thể loại. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trở thành một hướng
nghiên cứu quan trọng, không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình văn học
mà cả các nhà ngơn ngữ học.
Có thể nói, đời sống sáng tác văn học khoảng chừng hai mươi năm qua không
thực sự sôi nổi. Tuy nhiên, nếu xác định những tên tuổi xuất hiện thường xun làm
nên diện mạo địa hạt văn xi thì cùng với Ma Văn Kháng, Chu Lai, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Việt
Hà,… phải có tên Nguyễn Xn Khánh. Khơng kể các tập truyện ngắn, sự tiếp nối các
tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011),
Chuyện ngõ nghèo (2016) luôn được người đọc háo hức đón nhận, chứng tỏ Nguyễn
Xuân Khánh có một bút lực sáng tạo dồi dào.
Để đến được với độc giả, tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo phải chịu số phận im
lặng đến 36 năm, từ cái tên Trư cuồng, viết năm 1981. Tuy hiện thực trong Chuyện
ngõ nghèo đã thuộc về quá vãng nhưng đằng sau câu chuyện cười ra nước mắt đó lại là
lời cảnh báo về sự suy thối đạo đức; cái phần thú tính, phần con ở con người trong xã
hội hiện đại, hiện thực bây giờ, có khi còn khốc liệt hơn. Còn nữa, nếu như trong Hồ
Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa có những cách tân nghệ thuật thì ở
Chuyện ngõ nghèo, Nguyễn Xn Khánh đã bộc lộ nhiều tìm tịi trong lối viết, mà đến
nay, vẫn còn nguyên giá trị. Câu chuyện là cuộc giễu nhại lớn, hài hước mà rờn rợn,

một cật vấn đau đáu về chất lợn trong bản tính con người và nỗi lo âu con người sẽ đi
về đâu, nếu cái chất lợn ấy cứ lây lan ô nhiễm.


viii

Đã có những ý kiến đánh giá Chuyện ngõ nghèo có thể là tác phẩm xuất sắc nhất
của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Xung quanh tác phẩm này, trả lời phóng viên báo
Thanh niên, tác giả cho biết: “Chuyện ngõ nghèo hầu như là tự truyện. Câu chuyện
xảy ra ở đúng cái làng này, đúng chỗ tôi đang ngồi đây, làng Thanh Nhàn này đây”.
[www.thanhnien.vn]. Những điều này hoàn toàn phù hợp với lối trần thuật khách quan,
một kiểu trình diễn ngôn từ rất Nguyễn Xuân Khánh trong Chuyện ngõ nghèo: cứ để
sự việc tự nói lên, từ nhiều phía, nhiều đối cực. Đó là lối viết kết hợp trải nghiệm cá
nhân và những vốn sống thu nhận được, diễn đạt bằng một dung lượng chữ nghĩa vạm
vỡ, để rồi triết luận về những mâu thuẫn, những khao khát ẩn ngầm của thời đại. Đó là
những lý do để chúng tôi chọn Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết “Chuyện ngõ
nghèo” của Nguyễn Xuân Khánh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm nổi bật sự phong phú, đa dạng trong cách dùng từ, cách sử
dụng các kiểu câu và sự tự do hóa kiểu cấu trúc câu rất đặc sắc mang phong cách riêng
của Nguyễn Xuân Khánh.
Luận văn còn nhằm làm nổi rõ sự đa dạng, phong phú, tính phức điệu của giọng
điệu trần thuật, yếu tố góp phần khơng nhỏ vào sự thành công của tiểu thuyết Chuyện
ngõ nghèo.
Các kết quả của luận văn góp phần khẳng định Nguyễn Xuân Khánh có nguyên
tắc và giọng điệu trần thuật riêng, độc đáo và thực sự có cá tính.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát ngôn ngữ trần thuật qua cách dùng từ, cách sử dụng
các kiểu câu và sự tự do hóa kiểu cấu trúc câu rất đặc sắc mang phong cách riêng của

Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh,
Nxb Hội nhà văn, H. 2016.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:


ix

- Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập và làm nổi rõ một số vấn đề lý
thuyết và thực tiễn: ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết, Nguyễn
Xuân Khánh và tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo.
- Khảo sát đặc điểm từ ngữ trong lời văn trần thuật trong tiểu thuyết Chuyện ngõ
nghèo của Nguyễn Xuân Khánh.
- Khảo sát đặc điểm về câu trong lời văn trần thuật trong Chuyện ngõ nghèo của
Nguyễn Xuân Khánh.
- Khảo sát đặc điểm sự đan xen các loại giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Chuyện
ngõ nghèo
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu gồm các đơn vị từ ngữ, các câu văn được thống kê trong tiểu thuyết
Chuyện ngõ nghèo, 322 trang, Nxb Hội nhà văn, H. 2016.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:
- Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để thu thập, xử lý và phân loại tư liệu
phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Dùng phương pháp phân tích diễn ngơn để làm sáng tỏ cách tổ chức ngôn ngữ
trần thuật trong Truyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh.
- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp để làm nổi bật đặc điểm ngôn
ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh.

- Dùng thủ pháp so sánh để góp phần nhận diện cá tính ngơn ngữ của Nguyễn
Xn Khánh trong tiểu thuyết.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu ngơn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết
Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh một cách có hệ thống. Các kết quả nghiên
cứu góp phần làm sáng tỏ đặc sắc ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh: ngơn từ
giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình trong một lối kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh mà sâu
lắng; có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.


x

Luận văn là cơ sở lý thuyết để đi sâu phân tích và nghiên cứu những đặc sắc về
ngơn ngữ trần thuật trong văn học Việt Nam hiện đại.
Luận văn là cơ sở để tìm hiểu sâu hơn những tác phẩm văn học mới, có thể trở
thành tài liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỷ
XXI.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được trình
bày thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Từ ngữ trong lời văn trần thuật qua tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo
của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 3. Câu văn trong lời trần thuật qua tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo của
Nguyễn Xuân Khánh


0

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÊT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những khái quát về thể loại tiểu thuyết
1.1.1.1. Những khái quát về thể loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu, thơng qua nhân vật, hoàn cảnh, sự
việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người,
biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo
những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: Tiểu thuyết
là sử thi của đời tư là chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó, sự trần
thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển
của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật
đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Tính chất văn xi trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính
chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng
hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt
lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu
của hiện thực đời sống. Tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của
tác phẩm. Thông thường, ở tác phẩm, xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật
trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại
của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể
chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thơng
qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng tơi, cũng có thể là một nhân vật khác
trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện nay, một trong
những xu hướng tìm tịi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác
phẩm, khi vai trị của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng tôi được san sẻ cho
nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm. Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là
khả năng phản ánh tồn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất


1


với hiện thực. Tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng
như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực
trong tác phẩm của mình. Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh
hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, khơng gian, nhân vật, sự kiện mà cịn
ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi
sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại.
Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo
nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn.
Ở tiểu thuyết, khơng diễn ra q trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện
thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ
thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái
ác, cái bi bên cạnh cái hài, v.v.. Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại
mang bản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ
thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung
động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật
của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu
khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và
thậm chí, cả các bộ mơn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và
các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác, v.v.. Nhiều thiên tài nghệ
thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với
tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết
anh hùng ca-trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết-giao hưởng, v.v..
1.1.1.2. Cấu trúc tiểu thuyết hiện đại ở các nền văn học châu Âu
Nghiên cứu thể loại tiểu thuyết ở các nền văn học châu Âu theo hai hướng
cấu trúc: tiểu thuyết mở và tiểu thuyết đóng. Tiểu thuyết mở có ngọn nguồn
từ Đơn Kihơte (1605, 1615), miêu tả xã hội một cách đa diện, tạo các lý do thật chi tiết
cho sự tiến triển của nhân vật chính, cho nhân vật này can dự vào nhiều biến cố và
những biến cố ấy lại là nơi cư ngụ cho vô số nhân vật phụ. Kiểu tiểu thuyết này cũng



2

đặc trưng ở sự miêu tả rộng rãi hoàn cảnh ngoại giới khách quan mà trước nhất là hoàn
cảnh xã hội. Cịn tiểu thuyết đóng theo xu hướng cấu trúc "đóng" có thể tính ngọn
nguồn từ tác phẩm Quận chúa Clèves (La princesse de Clèves) (1678) của nữ sĩ M. M.
de La Fayette, thể hiện sự tập trung vào cuộc đời của một con người, đôi khi vào chỉ
một xung đột, một tình huống, do đó mang tính hướng tâm, đồng tâm, xét về kết cấu.
Xu hướng cấu trúc tiểu thuyết này đã rất sớm trở thành ngọn nguồn của những sáng
tác tiểu thuyết tâm lý giai đoạn sau. Căn cứ vào hai hướng trên thì tiểu thuyết Chuyện
ngõ nghèo được viết theo hướng tiểu thuyết đóng.
1.1.1.3. Vấn đề ngơn ngữ trong văn xuôi
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng trong cuộc sống
của con người. Nó là chiếc cầu nối kết những con người trong xã hội lại với nhau làm
cho người gần người hơn. Đặc biệt, ngơn ngữ cịn là yếu tố quyết định sự tồn vong và
phát triển của một dân tộc. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính
đặc trưng của văn học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học. Ngơn
ngữ là yếu tố quan trọng đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư
tưởng, tính cách và cốt truyện. Theo quan điểm của lí luận văn học hiện đại, cấu trúc
của văn bản văn học có nhiều tầng, lớp. Nhưng ta cần chú ý các tầng, lớp sau đây khi
tiếp cận một văn bản văn, đó là: tầng ngơn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa, tầng hình
tượng, tầng hàm nghĩa; trong đó, tầng ngơn từ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng
trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên
trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm.
Ngôn từ trong tác phẩm văn học được tạo nên từ nhiều phương diện, nhiều cấp
độ như từ, câu, đoạn văn (đoạn thơ), văn bản,…; trong đó, từ ngữ là cấp độ đầu tiên
phải xem xét khi nghiên cứu một văn bản nghệ thuật.“Về mặt chất liệu, các phương
tiện ngôn ngữ được sử dụng ở nghệ thuật ngơn từ có thể khơng khác gì các phương
tiện từ vựng, ngữ pháp của ngơn ngữ tồn dân cũng như khơng khác gì các yếu tố

phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ”. “Về nguồn gốc tạo thành, ngôn ngữ
của tác phẩm văn học cũng là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ tồn dân, nhưng đã
được nâng lên đến trình độ nghệ thuật; nói cách khác, đó là ngơn ngữ tồn dân đã


3

được trau dồi mài giũa, đã được tinh luyện” [40, tr.128]. Cũng theo Trần Đình Sử:
“Ngơn từ văn học khơng chỉ khác với lời nói tự nhiên hằng ngày, khác với các hình thức
giao tiếp phi nghệ thuật khác mà cũng khác với hình thức của các ngơn từ nghệ thuật
khác” [40, tr.129].
Từ đây, có thể thấy mối quan hệ biện chứng giữa ngơn ngữ tồn dân và ngơn từ
nghệ thuật. Theo đó, có thể hiểu, ngơn từ nghệ thuật bắt nguồn từ ngơn ngữ tồn dân,
là một kiểu lời nói (hoặc viết) do nhà văn sáng tạo trên cơ sở kho tàng ngơn ngữ
chung. Nhưng cách sử dụng nó thì phụ thuộc vào nhãn quan ngơn ngữ của mỗi thời
đại, mỗi trào lưu văn học, gắn liền với bối cảnh văn hóa khu vực, dân tộc. Ngơn từ
nghệ thuật là ngôn từ của tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, là kết quả sáng
tạo của người nghệ sĩ. Bởi vậy, việc khai thác hết những khả năng tiềm tàng của mỗi từ
ngữ là việc làm hết sức quan trọng đối với người sáng tác.
Trong tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo
trong việc vận dụng ngơn từ bình dân, ngơn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ của những
ngành khoa học khác.
1.1.2. Những nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Từ khi mới ra đời, các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã được độc giả và
các nhà nghiên cứu chào đón nồng nhiệt. Hiện tại, đã có nhiều bài viết, những cơng
trình có quy mơ lớn giới thiệu, tìm hiểu, đánh giá từ nhiều góc nhìn khác nhau, các
hướng tiếp cận khác nhau. Với Nguyễn Xuân Khánh, văn chương là một cuộc trải
nghiệm những ý tưởng đã được ngấm và lọc qua năm tháng cuộc đời mình. Sau nhiều
thăng trầm, nhiều trải nghiệm, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trở thành một tên tuổi
trong văn chương Việt Nam, ông để lại những đỉnh cao văn học khơng dễ gì vượt qua

được như Hồ Q Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa,… Ông, viết văn bằng tất
cả vốn tự học, tự đọc, tự nghiên cứu của mình. Với ơng, văn chương là một cuộc trải
nghiệm những ý tưởng đã được ngấm và lọc qua năm tháng cuộc đời mình. Đã có biết
bao nhiêu lời nhận xét, bao nhiêu hội thảo, luận văn, luận án về tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh. Nhiều người cho rằng, ơng là số ít các nhà nhà văn Việt Nam
đáng đọc nhất hiện nay bởi sức nghĩ và vốn sống dày dặn của ông đã viết nên những
cuốn tiểu thuyết sống cùng lịch sử văn hóa dân tộc. Điều đáng nói là, văn của ơng


4

mang tính lịch sử nhưng lại có dáng dấp hiện đại, nó là một sự giao thoa văn hóa - lịch
sử, văn hóa - phong tục cổ kim đan quyện vào nhau, bởi vậy, tác phẩm của ông đã làm
xiêu lòng nhiều độc giả trẻ.
Chuyện ngõ nghèo dù ra đời muộn, đã được đánh giả là một trong những tác
phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, với lối viết rất mới so với thời kỳ
văn học vẫn còn theo dòng chủ lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chắc chắn, đây sẽ là
một tiểu thuyết gây rất nhiều hứng thú cho dù tuổi đời của nó ra đời có trễ một chút vì
những lý do ngồi văn chương,… Tác phẩm gây ấn tượng cho người đọc trước hết là
lối viết. Tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo được viết theo lối viết cắt dán. Rõ ràng, nhà
văn có khả năng am hiểu văn chương phương Tây, cũng như nỗ lực tham khảo những
lối viết hiện đại. Tiểu thuyết xếp chồng các văn bản khác nhau, trước hết, biểu hiện
như một cuốn nhật ký; thứ nữa, tiểu thuyết này có một hình thức độc đáo là cách tác
giả tạo ra dạng từ điển lồng trong tiểu thuyết. Ông sử dụng rất mạnh tay những biểu
tượng, những phương thức có tính chất huyền thoại, đấy là hai phương thức gắn liền
với văn chương hiện đại của thế giới.
Trong một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức là phạm vi chủ yếu thể hiện
giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Một tác phẩm có giá trị khơng những được thể
hiện ở nội dung mà cịn phải có một hình thức nghệ thuật phù hợp, bởi hình thức của
một tác phẩm văn học mang tính cụ thể, thẩm mỹ và không lặp lại. Điều làm nên dấu

ấn phong cách cá nhân của mỗi nhà văn là chọn cho mình những thủ pháp, cách thức
nghệ thuật mang một nét riêng không giống với người khác.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh những năm gần đây đã trở thành một hiện tượng
lạ của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Ông đã đưa ra một cách nhìn nhận, lý giải
mới của mình về con người, lịch sử dân tộc, văn hố Việt thơng qua thể loại tiểu thuyết
lịch sử. Qua thể loại tiểu thuyết, nhất là qua ba tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, nhà văn đã bộc lộ quan điểm về nghệ thuật của
mình.
Nguyễn Xuân Khánh đã từng bày tỏ: Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra
một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết


5

lịch sử phải dựng lại bối cảnh khơng khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu
cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ.
Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ là bám
chắc vào các văn bản sử để viết [www.vietnamnet.vn]. Như vậy, theo Nguyễn Xuân
Khánh, người viết tiểu thuyết phải am hiểu, có kiến thức sâu rộng và phải có trí tưởng
tượng. Một tiểu thuyết hấp dẫn phải là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lịch sử và hư cấu
nghệ thuật.
Theo hướng khái quát, xuyên tâm các tác phẩm, đáng chú ý là các bài viết của Lã
Nguyên và Mai Anh Tuấn. Trong bài Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly,
Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Lã Nguyên khẳng
đinh: Một trong những cách tân nghệ thuật quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh là đổi
mới nguyên tắc truyện kể, biến tiểu thuyết thực sự trở thành câu chuyện của mình và
về mình, mang đậm dấu ấn của một cá tính sáng tạo. Ơng sử dụng kết cấu như một
ngơn ngữ nghệ thuật đầy sức mạnh [33]. Cịn Mai Anh Tuấn lại cho rằng: Là nhà văn
tự điều chỉnh, Nguyễn Xuân Khánh trở nên thích hợp và tiêu biểu cho ngữ cảnh văn
hoá, xã hội hậu đổi mới. Những khao khát ẩn ngầm của thời đại đã tìm thấy trong các

tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh tiếng nói trực hiện, tinh tế và chân thành [59]. Các
tác giả như Phạm Xuân Thạch [43], Vũ Thị Thanh Tâm [41] tập trung làm nổi bật thế
giới nghệ thuật, từ cấu trúc nghệ thuật đến cấu trúc tư tưởng trong các tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh. Vũ Hồng Thắm [34], từ góc nhìn thể loại, xác định những nét
đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Các tác giả Trần Hoàng Thiên Kim
[23], Tĩnh Xuyên [61] khẳng định tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là tìm niềm khát
khao ngầm ẩn của thời đại, lắng lọc cuộc đời bằng văn chương, v.v.. Theo hướng đánh
giá từng tác phẩm cụ thể có các bài viết bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử,
về bài học canh tân của Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của các tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương [21], Thái Sơn [39]. Về tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn có các
bài viết của Trần Thị Mộng Cầm [7], Lã Nguyên [33], v.v.. Về tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa có các bài viết của Nguyễn Thị Phương [37], Xuân Phong [35], Mai Anh Tuấn
[58], v.v..


6

Về ngôn từ trong các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, rải rác có những ý
kiến đánh giá nghệ thuật ngôn từ, câu văn, ngôn ngữ người kể chuyên,…; khẳng định
ngôn từ tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đa dạng, tinh tế; vừa hóm hỉnh u-mua, vừa
giàu tính triết luận.
1.1.3. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo
Hiện tại, đã có hàng chục bài viết giới thiệu, đánh giá tiểu thuyết Chuyện ngõ
nghèo của Nguyễn Xuân Khánh. Đơn cử trong bài viết Tơ Hải Triều, ơng có nhận xét:
Tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mang tính nhân loại
chứ khơng cịn bó hẹp trong những câu chuyện bon chen chật vật của các phận người
trong một ngõ nghèo [56]. Trong bài Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: ngấm và lọc cuộc
đời bằng văn chương, Trần Hoàng Thiên Kim nhấn mạnh: Với nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh, văn chương là một cuộc trải nghiệm những ý tưởng đã được ngấm và lọc qua
năm tháng cuộc đời mình […] “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết mang đậm

dấu ấn cá nhân, là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn bởi nó đã nói được vấn đề căn
cốt của xã hội cả một thời kỳ không thể nào quên [23]. Còn Mai Anh Tuấn, trong bài
“Chuyện ngõ nghèo”, lối cách tân mới vượt lên thời đại khẳng định: Ông sử dụng
mạnh tay những biểu tượng mang tính hiện đại như lợn-người, người-lợn có sự xuất
hiện của thời mạt thế, sự biến chuyển của đời sống xã hội và nhân cách con người
[…] đã chạm đến vấn đề cốt lõi về tha hố nhân tính trong người [59].
Cũng như các tiểu thuyết khác của Nguyễn Xuân Khánh, Chuyện ngõ nghèo, cho
đến nay, vẫn chưa có những nghiên cứu về phương diện ngơn từ, trong đó có ngơn từ
trần thuật. Chuyện ngõ nghèo được xem là tiểu thuyết tự truyện mà câu chuyện là một
cuộc giễu nhại lớn của một nhà văn lớn, cố nhiên, được thể hiện bằng một ngôn ngữ
trần thuật độc đáo, giàu cá tính.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Tác phẩm tự sự và ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự
1.2.1.1. Tác phẩm tự sự
Tự sự là một loại văn học có phương thức trình bày một chuỗi sự việc, từ sự
việc này đến sự việc kia, cuối cùng, dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự
giúp người đọc và người nghe có thể hiểu rõ sự việc, con người, hiểu rõ vấn đề, từ đó,


7

bày tỏ thái độ khen chê. Tự sự rất cần thiết trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong văn
chương.
Đứng về phương thức phản ánh đời sống, tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản
ánh đời sống trong tính khách quan. Tính khách quan, ở đây, được hiểu với nghĩa là
nội dung được phản ánh trong tác phẩm mang tính khách quan so với người kể
chuyện. Người kể chuyện, ở một mức độ nào đó, đứng ở bên ngồi câu chuyện được
kể. Theo Arixtốt [1], tự sự là người kể chuyện kể về những gì xảy ra bên ngồi mình,
khác với trữ tình là kể về chính mình với những tình cảm và cảm xúc của mình, là vì
vậy. Do đó, tính khách quan được hiểu như một ngun tắc tái hiện đời sống của tác

phẩm tự sự. Chính vì vậy, về phương diện cấu trúc tác phẩm, tự sự phải có các sự kiện
khách quan xảy ra để tạo thành một câu chuyện hồn chỉnh. Muốn có các sự kiện thì
phải có con người, tức các nhân vật hoạt động, cảm xúc và quan hệ với nhau. Tất cả
những con người và sự kiện đó hoạt động và tồn tại trong những không gian và thời
gian nhất định. Và phải có một người nào đứng ra để kể các câu chuyện xảy ra. Cũng
như câu chuyện đó phải được kể dưới một góc nhìn, một quan điểm, một tình cảm nhất
định. Điều ấy dẫn đến việc phải có lời văn đặc thù cho từng kiểu kể chuyện, từng
giọng kể chuyện, từng cá nhân kể chuyện. Đó là các yếu tố cơ bản của cấu trúc của tác
phẩm tự sự.
Mỗi thể loại văn học có một đặc trưng riêng của nó. Mặc dù cùng biểu hiện tư
tưởng, tình cảm, nhưng tác phẩm trữ tình lại khác với tác phẩm tự sự. Nếu ở tác phẩm
trữ tình, thế giới chủ quan của con người, tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩa được trình bày
trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu thì tác phẩm tự sự phản ánh đời sống con
người qua tính khách quan của nó thơng qua nhân vật cụ thể được miêu tả cả bên trong
lẫn bên ngoài. Vì vậy, có thể khẳng định, tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh cái phần
tồn tại vật chất với các việc làm, hành động của con người mà còn phản ánh thế giới
bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của con người nữa.
Tác phẩm văn học nói chung là một loại hình nghệ thuật lấy ngơn từ làm chất
liệu sáng tác, là một phương thức để con người nhận thức, khám phá thế giới, trong đó,
nó đặc biệt quan tâm tới thế giới của con người với tất cả sự phong phú, tinh vi, đa


8

dạng không bao giờ khám phá hết được. Văn học tồn tại dưới hình thức những tác
phẩm cụ thể; tùy thuộc vào tính chất và phương thức biểu hiện mà người ta phân chia
tác phẩm văn học ra những thể loại riêng, trong đó, có tác phẩm tự sự. Tác phẩm tự sự
được xây dựng nên từ nhiều yếu tố, trong đó, nhân vật là yếu tố trung tâm của thể loại
này. Xây dựng nhân vật là công việc quan trọng hàng đầu của nhà văn. Tên tuổi của
nhà văn thường được gắn liền với tên tuổi của những nhân vật điển hình trong tác

phẩm của họ. Nói đến Vũ Trọng Phụng là ta nhớ đến Xuân tóc đỏ, nói đến Nam Cao,
ta lập tức liên tưởng đến Chí Phèo, bá Kiến, Lão Hạc,… Những nhân vật như thế đã
gây cho người đọc cảm tưởng đó là những con người thật, thậm chí, cịn thật hơn cả
những con người thật đang có mặt ngồi đời. Chúng khơng cịn là những nhân vật
trong tác phẩm mà chính là những con người bằng xương bằng thịt từ tác phẩm bước
ra ngoài đời, sống như những con người đang sống xung quanh ta. Người đọc, sau khi
gấp sách lại, vẫn còn thấy nhân vật đang có mặt đâu đó, tiếp tục cuộc sống ngoài đời
của chúng. Nhân vật văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo của nhà văn.
Người đọc, sở dĩ nhận ra được nhân vật là do nhân vật thường có tên tuổi, lai lịch,
ngoại hình, hành động, ngơn ngữ, ý chí, cảm xúc,… Các yếu tố này được thể hiện
bằng nhiều chi tiết cụ thể, sinh động, gợi cảm.
Nhân vật tự sự được khắc họa một cách khá đầy đặn, nhiều mặt và toàn diện
hơn các nhân vật trữ tình và kịch là do tác phẩm tự sự không bị hạn chế về không gian
và thời gian; nó có thể kể về những miền đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng, kể lại
những sự kiện đã xảy ra hàng bao thế hệ, hàng chục, hàng trăm năm trôi qua. Do vậy,
nhân vật tự sự được miêu tả một cách tồn diện, khơng chỉ phần bên ngồi mà cịn cả
những điều khơng thể nói ra, những ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc thầm kín, mong manh
nhất. Nội tâm nhân vật cũng là một thế giới sinh động và phong phú hơn cả. Đó là thế
giới riêng của tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ, đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái
độ sống và tâm lí nhân vật qua các giai đoạn. Thơng qua những cảm xúc mong manh
đó, nhà văn bộc lộ quan điểm cuộc sống và quan điểm nghệ thuật của mình. Nhà văn
khi xây dựng nhân vật nhằm mục đích thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm cũng như
thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Bên cạnh việc tạo dựng hình tượng nhân vật
thơng qua các hành động, việc làm cụ thể hay thế giới nội tâm tinh thần phong phú,


9

nhà văn còn miêu tả, xây dựng thêm nhiều yếu tố khác như ngoại hình, ngơn ngữ, mối
quan hệ của nhân vật để làm cho các hình tượng trong tác phẩm thêm màu sắc và sinh

động hơn.
Trong số những yếu tố tạo nên một tác phẩm tự sự, ngôn ngữ là một yếu tố
quyết định đến sự thành công của tác phẩm, nhất là thể loại truyện. Nó là phương thức
cơ bản để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm, để làm nổi bật lên tính cách của
nhân vật và thuyết phục người đọc đồng tình với mình về cách đánh giá đối với những
hiện tượng và con người được miêu tả. Như Gorơki đã từng nói: Ngôn ngữ là yếu tố
thứ nhất của văn học. Sức nặng của ngơn ngữ là yếu tố chính để tạo nên sức ám ảnh
của nhân vật trong lòng người đọc. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần mà mỗi nhà
văn đã cất công ấp ủ, thai nghén bao ngày để cho ra đời, là hình thức phản ánh con
người và hiện thực đời sống xuất phát từ cảm xúc huyết mạch và lí tưởng của tác giả.
Thơng qua nhân vật trong tác phẩm, nhà văn gửi gắm vào trong đó tư tưởng, tình cảm
cũng như quan niệm của mình về con người, cuộc sống và xã hội.
Tác phẩm tự sự là một chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và hình thức,
trong đó, nhân vật là yếu tố trung tâm và quan trong hàng đầu. Để khắc họa thành công
một nhân vật tự sự, nhà văn ln phải có sự kết hợp hài hịa, thống nhất giữa yếu tố vật
chất tồn tại bên ngoài và thế giới nội tâm, tinh thần phong phú bên trong của nhân vật.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhờ sự kết hợp khéo léo và tài tình đó mà các nhân vật
trong tác phẩm của ông luôn được nổi bật, tỏa sáng và để lại dấu sâu sắc trong lịng
người đọc.
1.2.1.2. Ngơn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự
Trần thuật là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành Lí luận văn học. Trần thuật vừa
là phương thức vừa là đặc trưng quan trọng không thế thiếu đối với loại tác phẩm tự
sự, đặc biệt là tiểu thuyết. Ngay từ đầu thế kỉ XX, trần thuật học đã trở thành một
ngành mũi nhọn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, do
chưa có sự thống nhất trong quan điểm của các nhà nghiên cứu, dẫn đến có nhiều cách
hiểu khác nhau về khái niệm trần thuật. Trong phạm vi của luận văn, chúng tơi chỉ xin
trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu và được nhiều người quan tâm hơn cả về vấn đề
này.



10

Xét về thuật ngữ, trần thuật (narration) cịn có tên gọi khác là kể chuyện, tự sự.
Khi bàn về kể chuyện, J. Lintvelt cho rằng: “Kể là một hành vi trần thuật, và theo
nghĩa rộng là một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật (narrateur) và người
nghe kể (narrataỉre). /Dẫn theo Trần Đình Sử, [40]/
Cịn J. H. Miller, nhà giải cấu trúc người Mĩ có nói: “Tự sự là cách để ta đưa các
sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa. Tự sự là cách
tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố ”. /Dẫn theo Trần Đình Sử, [40]/
Ớ Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng trần thuật là một hoạt động
sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm, nhất là tác phẩm tự
sự.
Theo Từ đỉến thuật ngữ văn học, trần thuật là: “Phương diện cơ bản của phương
thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện,
hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định ” [15, tr.364]. Cũng
bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho
rằng: “Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong
thời gian, mơ tả chân dung hồn cảnh của hành động, tả ngoại hình, tả nội tâm... bàn
luận, lời nói bán trực tiếp của nhân vật. Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu để
cấu tạo các tác phẩm tự sự hay của người kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm
tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân vật” [2, tr.234]
Trong bài Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở
Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng: “Trần thuật (narration) chỉ phương thức
nghệ thuật đặc trưng trong các tác phấm thuộc văn học tự sự (...) Thực chất của hoạt
động trần thuật là kể, là thuật, là cái được kể, được thuật, trong tác phẩm văn học là
chủ yếu [3, tr.145-151].
Tác giả Cơ sở lí luận văn học cũng khẳng định:“Trần thuật là kể, thuyết minh,
giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn ngữ
kể, thuật miêu tả sự kiện nhân vật theo một thứ tự nhất định” [14, tr. 121].
Như vậy, trần thuật (hay tự sự, kể chuyện) là một vấn đề được nhiều nhà nghiên

cứu trong và ngồi nước quan tâm. Qua nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm trên,


11

tựu trung có thể thấy trần thuật trước hết là phương thức nghệ thuật đặc trưng trong
các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại,
thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh,... theo một thứ tự nhất định, dưới một
cái nhìn nào đó. Trần thuật vừa là phương thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm tự sự
vừa là yếu tố kết đọng tài nghệ của mỗi cây bút. Ở các nghệ sĩ tài năng, trần thuật trở
thành yếu tố nghệ thuật đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của văn
bản nghệ thuật ở cả chiều sâu lẫn mặt cụ thể, cảm tính. Nghiên cứu phương diện quan
trọng này giúp chúng ta có cơ sở để định giá tác phẩm, khẳng định tài năng và những
đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn chương.
Ngôn ngữ trần thuật là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngơn ngữ có chủ ý của nhà
văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc
sống được miêu tả. Ngôn ngữ trần thuật có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa
chọn các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, quan điểm
của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền
đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngơn ngữ trần thuật mang tính chính xác,
cá thể hố. Mỗi câu, mỗi chữ trong tác phẩm có thể chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa,
nhiều cách giải thích. Nhưng mỗi từ thì lại phải mang tính chính xác và cá thể hố.
Ngơn ngữ trần thuật cịn là ngơn ngữ đa thanh, vì đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là
sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật,
giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả. Ngôn ngữ đa thanh trong trần thuật
nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác; chẳng hạn,
tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói của nhân vật, hoặc tiếng nói nhân vật, trong đó, có
xen lẫn giọng tác giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫn giọng của nhân vật
khác.
Sau năm 1975, nghệ thuật trần thuật trở nên đa dạng, nghệ thuật trần thuật có sự

chuyển đổi điểm nhìn. Từ điểm nhìn trần thuật hướng ngoại đến điểm nhìn trần thuật
hướng nội, chuyển ngơi kể thứ ba đến phi chủ điểm. Có sự phát triển của phương thức
trần thuật ngôi thứ nhất, nhân vật tôi - người kể chuyện chiếm tỷ lệ lớn và ở một số tác
phẩm nhà văn giữ vai trò tổ chức, trao quyền cho nhân vật nói năng, đối đáp và kể.
Tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèo của Nguyễn Xuân Khánh chủ yếu trần thuật theo kiểu


12

lắp ghép, cắt dán, nối các điểm nhìn. Theo xu hướng này, văn bản được hình thành
theo cách ghép mảng khơng theo một trình tự nào cả. Cũng trong Truyện ngõ nghèo,
cùng với sự ghép dán này là sự di chuyển các điểm nhìn trần thuật.
1.2.1.3. Chủ thể trần thuật và kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự
1.2.1.3.1. Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự
Lý thuyết văn học hiện đại hiện nay rất coi trọng vai trò của chủ thể trần thuật
trong tác phẩm văn học (tác phẩm văn học ở đây là tác phẩm tự sự). Thực ra, trong
một thời gian khá dài, khi nghiên cứu văn học, người ta chỉ chú ý đến thế giới nghệ
thuật bên trong tác phẩm không quan tâm tới những nhân tố bên ngoài văn bản, đến
cuộc đời sống động của tác phẩm văn học. Giá trị của một tác phẩm văn học bị chi
phối khơng chỉ bởi chính bản thân tác phẩm mà còn bởi sự tiếp nhận văn học; trong
đó, vai trị của tác giả và người đọc rất quan trọng. Cho đến khoảng cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX, những nhân tố này mới được giới nghiên cứu chú ý đến. Từ việc quan
tâm đến chủ thể sáng tác (nhà văn), người ta cũng phát hiện ra vai trò và quyền năng to
lớn của chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự. Đó là yếu tố hàng đầu của tự sự học.
Tự sự học là một nhánh của thi pháp học hiện đại. Nó chủ yếu nghiên cứu về cấu trúc
văn bản; hay nói cách khác, là nghiên cứu các đặc điểm của nghệ thuật trần thuật trong
một tác phẩm văn học để tìm ra một cách đọc tốt nhất. Trong các yếu tố thuộc về nghệ
thuật trần thuật, chủ thể trần thuật là yếu tố giữ vai trị trung tâm. Nói như vậy, vì mọi
yếu tố khác của nghệ thuật trần thuật đều ít nhiều bị chi phối và có ảnh hưởng bởi yếu
tố này. Bên cạnh đó, các phương diện khác của tự sự như điểm nhìn, ngơi kể, lời văn

nghệ thuật,… đều được phản ánh thông qua chủ thể trần thuật của tác phẩm văn học.
Có rất nhiều cách gọi khác nhau cho cùng một khái niệm chủ thể trần thuật như: người
kể chuyện, người trần thuật, người thuật truyện, kẻ mang thơng điệp, chủ thể kể
chuyện. Có rất nhiều ý kiến về khái niệm chủ thể trần thuật dựa trên vai trò, mối liên
hệ của chủ thể trần thuật với các yếu tố khác, kể cả trong sự phân biệt giữa chủ thể trần
thuật và nhà văn. Sau đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số những quan niệm tiêu biểu.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học,“Người trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có
thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành (…) nó bị trừu
tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [15,


13

tr.365]. Như vậy, chủ thể trần thuật là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra. Chủ thể
trần thuật có thể xuất hiện hoặc khơng xuất hiện trong tác phẩm tự sự, nhưng tác phẩm
là do nhân vật này bằng lời văn của mình tạo nên. Ngơ Tự Lập lại có một cách nhìn
khác về chủ thể trần thuật, khi cho rằng, chủ thể trần thuật là một sứ giả mang thông
điệp từ nhà văn đến với người đọc: “Các thông điệp của một văn bản bao giờ cũng
được chuyển đi, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ một hay một vài phát ngôn viên (speaker,
hoặc narrator), mà tôi gọi là kẻ mang thơng điệp” [27, tr.123]. Như vậy, có thể thấy,
chủ thể trần thuật chính là nhịp cầu nối giữa nhà văn và người đọc. Tác giả cũng nhấn
mạnh vào đặc điểm và mối quan hệ giữa thông điệp và kẻ mang thơng điệp là cái
quyết định tính chất của văn bản:“trong truyện, thơng điệp mang tính chất khái quát,
và kẻ mang thông điệp là những nhân vật hư cấu” [27]. Lại Nguyên Ân cũng cùng
quan niệm: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi được gọi là người trần thuật một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng
kiến và giải thích về những gì đã xảy ra” [2]. Có thể thấy, Lại Nguyên Ân đã chú ý
đến sự chứng kiến và giải thích của chủ thể trần thuật đối với những sự việc trong tác
phẩm văn học. Đây là dấu hiệu để nhận biết chủ thể trần thuật trong tác phẩm. Đặt chủ
thể trần thuật trong mối tương quan với kết cấu tác phẩm, Huỳnh Như Phương nhận
định:“Khái niệm hình tượng tác giả (người kể chuyện) nói lên bản chất của tác phẩm

nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng và ngơn
từ của tác phẩm. Đó là phạm trù thi pháp cao nhất quyết định đặc điểm và nội dung
của cấu trúc tác phẩm, quyết định cả tính khuynh hướng và sự triển khai tác phẩm
đó” [36, tr.102]. Qua những quan niệm trên, chúng tơi tóm gọn lại thành những ý như
sau về khái niệm chủ thể trần thuật: Thứ nhất, chủ thể trần thuật là một hình tượng do
nhà văn sáng tạo nên, là người phát ngôn trong tác phẩm tự sự, giữ vai trò là nhân tố
trung tâm chi phối mọi yếu tố trần thuật khác của tác phẩm. Thứ hai, chủ thể trần thuật
không phải là nhà văn, chỉ giữ vai trò trung gian giữa nhà văn và bạn đọc. Nhà văn là
chủ thể sáng tạo, cịn chủ thể trần thuật là hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo
ra. Chủ thể trần thuật có thể vừa là người kể, vừa là nhân vật. Tác giả gửi gắm vào chủ
thể trần thuật thái độ của mình đối với câu chuyện. Vì vậy, có thể nói, chủ thể trần
thuật là một hình tượng nhân vật mang thái độ. Tác giả không bao giờ xuất hiện trong


14

tác phẩm như một chủ thể trần thuật mà chỉ như một người nghe trộm và ghi trộm lời
kể của người khác. Lời kể của chủ thể trần thuật mới là phát ngơn tạo lên văn bản tự
sự. Vì vậy, thái độ của chủ thể trần thuật đối với sự việc trong tác phẩm có thể trùng
với tác giả nhưng khơng trùng khít hồn tồn. Bởi vì, quan niệm của tác giả bao giờ
cũng rộng lớn thẳm sâu mà một hình tượng chủ thể trần thuật khơng thể nào chứa
đựng hết được. Ngay cả trong những tác phẩm tự truyện thì chủ thể trần thuật và tác
giả vẫn khơng đồng nhất với nhau. Dù tác giả lấy cuộc đời mình làm chất liệu sáng tác
nhưng vẫn có sự khác biệt về không gian, thời gian giữa câu chuyện đã xảy ra và câu
chuyện được kể; từ đó mà dẫn đến sự khác nhau về cảm xúc, tư tưởng. Tất cả đã
khơng cịn được ngun vẹn như cũ khi tác giả hồi nhớ lại. Quá khứ đã bị che phủ bởi
sự tưởng tượng và trải nghiệm của nhà văn. Theo Trần Đình Sử, tác giả chỉ “xuất hiện
như là một tác giả hàm ẩn, một cái tôi thứ hai của nhà văn với tư cách là người mang
hệ thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm” [40]. Mỗi tác phẩm văn học có nhiều
cách để cấu tạo nên.

Nhiệm vụ của chủ thể trần thuật là phải tìm ra một kết cấu tối ưu cho câu chuyện
của mình. Kết cấu ấy không chỉ khiến độc giả cảm thấy hấp dẫn, lôi cuốn mà cịn phải
có khả năng chuyển tải được nhiều nhất giá trị của tác phẩm. L.I. Timofiev nhận định
về điều này như sau:“Hình tượng này có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây
dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách đánh giá nhân vật và các
biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện” /Dẫn theo Trịnh Bá Đĩnh, [12]/.
Chủ thể trần thuật thể hiện vai trò tổ chức kết cấu tác phẩm trên nhiều bình diện; trong
đó, có tổ chức hệ thống nhân vật và tổ chức hệ thống sự kiện để tạo thành truyện. Chủ
thể trần thuật có thể là người đứng ngồi quan sát nhân vật và kể lại, cũng có thể tham
gia vào câu chuyện với tư cách một nhân vật trong câu chuyện,… Có lúc, chủ thể trần
thuật nhìn bằng con mắt của chính mình, có lúc, lại trao điểm nhìn cho nhân vật,… Sự
biến hóa của chủ thể trần thuật và các yếu tố bên trong nó khiến cho nhân vật được thể
hiện ở nhiều chiều kích khác nhau. Bên cạnh đó, chủ thể trần thuật còn tổ chức các sự
kiện thành truyện, hay kết cấu văn bản nghệ thuật theo nhiều cách để tạo cho trần thuật
có độ lệch giữa cốt truyện và thời gian được trần thuật.


×