Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 qua một số tác phẩm tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.46 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG

YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU NĂM 1986 QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH – 8/ 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG

YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU NĂM 1986 QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 82.20.121

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA

VINH – 8/ 2018



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát ........................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 7
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát ............................................................................ 7
4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu .............................................................. 7
4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 8
Chương 1 ............................................................................................................... 10
NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, VĂN HĨA, THẨM MỸ CỦA YẾU TỐ TÍNH
DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986.................................... 10
1.1. Giới thuyết về tính dục, văn học tính dục, yếu tố tính dục trong văn học . 10
1.1.1. Tính dục – một hiện tượng đời sống và văn hóa .................................. 10
1.1.2. Tính dục – một hiện tượng thẩm mĩ ..................................................... 16
1.1.3. Tính dục – một đối tượng của văn học ................................................. 21
1.2. Những tiền đề của yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 .. 25
1.1.1. Tiền đề xã hội ....................................................................................... 25
1.1.2. Tiền đề văn hóa .................................................................................... 28
1.1.3. Tiền đề thẩm mĩ .................................................................................... 29
1.3. Nhìn chung về yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam sau 1986 ............. 31
1.3.1. Tính dục như một đối tượng miêu tả của văn học Việt Nam ............... 31
1.3.2. Sự phổ biến của xu thế miêu tả tính dục trong văn học Việt Nam
đương đại........................................................................................................ 35
Chương 2 ............................................................................................................... 39
TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 – PHƯƠNG

TIỆN THỂ HIỆN CÁC VẤN ĐỀ CỦA HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI ....... 39
2.1. Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết sau 1986 với sứ mệnh khái quát hiện
thực......................................................................................................................... 39


2.1.1. Yếu tố tính dục như một phương tiện khái quát những thảm họa đời
sống................................................................................................................. 39
2.1.2. Yếu tố tính dục như một phương tiện khái quát các vấn đề đạo đức xã
hội ................................................................................................................... 43
2.1.3. Yếu tố tính dục như một phương tiện thể hiện tính vơ nghĩa lí của hiện
thực ................................................................................................................. 47
2.2. Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết sau 1986 với nỗ lực biểu đạt những vấn
đề của thân phận con người .................................................................................. 50
2.2.1. Con người xuống cấp về đạo đức ......................................................... 50
2.2.2. Con người cô đơn và bất lực trước thực tại ......................................... 55
2.2.3. Con người chấn thương........................................................................ 60
2.3. Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết sau 1986 như là tiếng nói về quyền con
người ...................................................................................................................... 65
2.3.1. Quyền được sống bằng một trạng thái cân bằng trên tinh thần nhân
bản .................................................................................................................. 66
2.3.2. Quyền được biểu hiện, thể hiện sự tồn tại - trong - thế giới ................ 70
2.3.3. Yếu tố tính dục như một tuyên bố về nữ quyền .................................... 75
Chương 3 ............................................................................................................... 80
SỰ CHI PHỐI CỦA YẾU TỐ TÍNH DỤC ĐẾN MỘT SỐ BÌNH DIỆN CỦA
HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 ......... 80
3.1. Sự chi phối của yếu tố tính dục đến kết cấu – cốt truyện ............................ 80
3.1.1. Làm pha loãng cốt truyện – thông điệp về hiện thực phân mảnh ........ 80
3.1.2. Gây cảm giác về độ “ngập ngừng” trong sự kể .................................. 85
3.1.3. Mở rộng biên độ hay là sự pha trộn thể loại ....................................... 89
3.2. Sự chi phối của yếu tố tính dục đến việc sử dụng ngơn ngữ tiểu thuyết .... 93

3.2.1. Tạo trường ngôn ngữ giàu chất thơ ..................................................... 93
3.2.2. Tạo trường ngôn ngữ giàu chất đời sống............................................. 98
3.2.3. Tạo lập một hệ ngôn ngữ kiểu vô thức ............................................... 102
3.3. Sự chi phối của yếu tố tính dục đến giọng điệu tiểu thuyết ...................... 105
3.3.1. Yếu tố tính dục với việc kiến tạo giọng trữ tình tha thiết ................... 105
3.3.2. Yếu tố tính dục với việc kiến tạo giọng hoan ái mang màu sắc nhục
thể ................................................................................................................. 108
3.3.3. Yếu tố tính dục với việc kiến tạo giọng bi phẫn, xót xa ..................... 112
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 118


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ sau năm 1986, với đường lối đổi mới văn nghệ của Đảng, văn
học Việt Nam đã nhanh chóng chuyển mình, đổi mới tác phẩm, đổi mới cách
nhìn, đổi mới cách phản ánh trở thành vấn đề trăn trở của thời đại. Các nhà
văn đã ý thức mạnh mẽ việc cách tân trên cơ sở kế thừa và phát huy những
giá trị văn học của giai đoạn trước, đồng thời mở rộng, học hỏi, tiếp thu
những tinh hoa của văn học thế giới trên tinh thần sáng tạo, dân chủ. Q
trình đó diễn ra rất sơi động, văn học thời kì này đã có dịp chứng kiến sự nở
rộ của nhiều khuynh hướng khác nhau trên cơ sở tiếp thu đa dạng các lý
thuyết hiện đại. Nghiên cứu tiểu thuyết sau 1986 là tiếp tục góp phần nhận
thức về sự đổi mới đó, cũng như nhận thức về diện mạo của văn học nói
chung.
1.2. Nếu bỏ qua những cái nhìn kì thị nhân danh các giá trị đạo đức,
văn hóa đơi khi được quan niệm một cách khá máy móc, xơ cứng, tính dục là
một phần tất yếu của đời sống, của văn hóa, của đạo đức, với ý nghĩa trước

hết là yếu tố đảm bảo cho sự duy trì nịi giống, để hình thành một phần giá trị
văn hóa và là cơ sở của sự đánh giá văn hóa, đạo đức của con người. Vì lẽ đó,
dù đã có những giai đoạn trở thành chủ đề cấm kị, tính dục vẫn có mặt bằng
nhiều cách thức khác nhau trong văn học nghệ thuật. Nghiên cứu yếu tố tính
dục trong văn học khơng nhằm bênh vực, mà là góp phần đánh giá một cách
cơng bằng hơn về sự xuất hiện của nó như một lẽ thường tình trong văn học,
từ đó, đề nghị một cái nhìn bớt kì thị đối với văn học tính dục và tính dục
trong văn học.
1.3. Tính dục là yếu tố khá nổi bật, ấn tượng, là một trong những điểm
nhấn của sự đổi mới văn chương sau 1986, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Sex
trong tiểu thuyết đương đại khơng chỉ đặt trong tương quan với tình yêu đôi


2

lứa, sự sa đọa về nhân cách, sự lệch lạc đạo đức xã hội, những ẩn ức do di
chứng của chiến tranh,... Sex trong văn học ngày nay đã được mở rộng chiều
kích như một phương tiện chuyển tải những ẩn ức khác nhau của đời sống
nhân sinh. Nhưng việc tiếp nhận vấn đề này trong văn học vẫn còn khá dè dặt,
cùng với đó là sự nghiên cứu chưa dày dặn để mở ra những hướng tiếp cận
mới mẻ, đa dạng. Chính vì thế việc nghiên cứu yếu tố tính dục trong một số
tiểu thuyết sau 1986 khơng chỉ hé mở đường vào những chiều kích sâu sắc
nhân bản của yếu tố tính dục trong văn học, giải tỏa tâm lí tiếp nhận, mà cịn
góp phần củng cố một hướng tiếp cận cho tiểu thuyết đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Do nhiều yếu tố, nghiên cứu tính dục trong văn học và tính dục trong
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cho đến nay là chưa nhiều, mặc dù đã có
những thành tựu nhất định, với những cách tiếp cận khác nhau.
Từ lí thuyết diễn ngơn, Trần Văn Tồn đã có những khám phá lí thú về
vấn đề này. Trong cơng trình “Về một diễn ngơn tính dục trong văn xuôi nghệ

thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến 1945)”, tác giả đã dựa trên những luận
điểm quan trọng của Foucault và có sự phân tích xác đáng: “Tính dục
(Sexuality) là một hiện tượng văn hóa. Theo Foucault: “Khơng nên nghĩ về
tính dục như một cái gì đó tồn tại khách quan mà quyền lực để cố gắng kiềm
chế hoặc như một lĩnh vực mờ tối mà tri thức cố gắng để từng bước khám phá
ra. Tính dục là một tạo tác mang tính lịch sử”. Luận điểm này của Foucault,
thực chất là một đối thoại với quan điểm cho rằng tính dục là một thực thể tồn
tại độc lập với nhận thức của chúng ta vì thế chúng ta có thể tìm hiểu về nó,
kiểm sốt nó mà Freud là một đại diện tiêu biểu. Từ đó, cơng trình đã xây
dựng trên những luận điểm khoa học sau: (1) Chủ thể của diễn ngơn tính dục
trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ đến 1945; (2) Sự quyến rũ nhục dục – từ
diễn ngôn đạo đức sang diễn ngơn khoa học về tính dục; (3) Từ diễn ngơn về


3

cái tơi cá nhân đến thiên tính tự nhiên trong tính dục; (4) Diễn ngơn giai cấp
về tính dục. Ở phần kết luận của cơng trình, tác giả đã mở ra một hướng
nghiên cứu mới: “Diễn ngôn khoa học, đương nhiên, khơng phải là diễn ngơn
duy nhất về tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỉ. Nếu so
sánh với văn học truyền thống ở thời điểm trước đó khơng xa thì sự quan tâm
đến tình dục trong văn học thời kì này có thể xem là một đột biến về chất. Tuy
nhiên, chỉ trong văn học đương đại (từ 1986 đến nay) người ta mới thấy một
sự bùng nổ của tính dục trong văn học. Từ Nguyễn Huy Thiệp – Bảo Ninh –
Nguyễn Bình Phương – Võ Thị Hảo – Y Ban... màu sắc tình dục ngày một
đậm nét. Với Phạm Thị Hồi, màu sắc tình dục trở thành một hệ quy chiếu
thật sự. Có thể nói đến một xu hướng tính dục hóa (sexualization) trong văn
học Việt Nam đương đại. Thực tế ấy đặt ra cho ta một câu hỏi: vì sao việc
quan tâm đến tính dục, xây dựng những diễn ngơn về nó ngày càng trở thành
một vấn đề trung tâm trong sáng tác văn học?” [70]. Tất nhiên, tác giả có đưa

ra một vài kiến giải về vấn đề này như sự đối lập giữa triết học truyền thống
và triết học hiện đại, sự xuất phát từ xã hội hiện đại với những phạm trù thay
đổi... nhưng đó chỉ là những kiến giải sơ khởi. Việc nghiên cứu về những diễn
ngơn tính dục trong văn học, vì thế, vẫn là một vấn đề mở.
Tác giả Trần Minh Thương trong bài báo “Tản mạn về những yếu tố
tình dục trong văn học Việt Nam” cũng đã giúp chúng ta có được một cái
nhìn khái lược sự xuất hiện yếu tố tính dục trong văn chương Việt Nam. Xuất
phát từ luận điểm, trong cuộc sống hiện nay, vẫn cịn nhiều người chưa có
thiện cảm với hai từ “tình dục” bởi theo họ đó là điều cấm kị, điều riêng tư
hoặc thậm chí những ý nghĩ về tình dục là tội lỗi, phải chăng chúng ta đã quá
khắt khe, chưa thoát ra lối nghĩ của quan niệm đạo đức phong kiến, chưa thật
sự “giải phóng” chức năng tình dục. Tác giả khơng bàn bạc nên hay khơng
nên nói chuyện tình dục trong văn chương mà tác giả chỉ khảo sát, miêu tả lại


4

tồn bộ những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam, khảo
sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tính dục cùng với những giá trị nó
mang đến. Bài báo đã giúp chúng ta có một cái nhìn khái lược và hệ thống sự
xuất hiện của yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam từ ca dao dân ca đến
văn học viết Việt Nam thời trung đại và văn học Việt Nam hiện đại. Trong
phần kết luận, bài báo cũng xây dựng được những luận điểm khoa học quan
trọng. Một là, “cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, điện
ảnh, điêu khắc,... văn chương cũng không thể thiếu các yếu tố sex, các cảnh
giao hoan giữa con người. Nó đã trở thành văn hóa chung của nhân loại. Vấn
đề đặt ra là miêu tả đến đâu, tiếp nhận như thế nào?”; hai là, “vấn đề miêu tả
và tiếp nhận sex trong văn học liên quan trực tiếp đến phạm trù đạo đức xã
hội... Nhiều nhà văn cảm thấy bó tay trước bức tường “đạo đức xã hội” dựng
lên trước đề tài mà cụ thể là các nhà thơ thời trung đại Việt Nam và thời

kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Đó là một biểu hiện của cực đoan, song để cho
khách quan cũng phải tìm hiểu cặn kẽ ngun nhân của nó (trong đó khơng
nên bỏ qua nhiệm vụ và chức năng của văn học)”; ba là, “nhu cầu khám phá
thân thể mình, khám phá những cảm giác giao hoan là vấn đề mn thuở của
nhân loại từ cổ chí kim, từ đơng sang tây. Văn học nói chung và văn học Việt
Nam nói riêng cũng nằm trong dịng chảy tự nhiên ấy, nên viết về sex, tiếp
cận sex là điều hoàn toàn hợp logic, song vấn đề đặt ra là làm sao để đúng
liều lượng, có chừng mực, hướng tới giá trị nhân bản của con người.” [86].
Bài viết của tác giả Võ Thị Thoa, mặc dù chỉ dừng lại ở những điểm
nhấn tính dục được đặt trong bối cảnh khốc liệt của chiến tranh trong tác
phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,
Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập, Bến không chồng của
Dương Hướng... để thấy ở đó, dục tính là điểm nhấn để tác giả nhận diện nhân
tính nhưng bài báo cũng đã cho thấy được bức tranh sôi động của văn học sau


5

1975 với sự xuất hiện dày đặc yếu tố tính dục, đặc biệt trong văn xuôi. Tác
giả bài viết cũng cho rằng: “Bản chất của văn học là hướng đến con người
trong đó bao gồm con người tự nhiên và con người xã hội. Văn học truyền
thống quá thiên về con người xã hội, con người “sắm vai” nên con người tự
nhiên chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan. Nhìn nhận con
người tự nhiên suy cho cùng là đưa con người trở về với đúng bản chất của
nó. Sự xuất hiện của nhiều tác giả, tác phẩm viết về tính dục trong những năm
gần đây có ý nghĩa thật sự trong văn chương Việt, góp phần mang đến một
quan niệm mới mẻ, giàu nhân bản về con người” [87].
Trên Tạp chí khoa học và cơng nghệ, trường Đại học khoa học Huế, số
2 (2014), bài viết “Hình tượng con người bản năng trong văn xi Việt Nam
hiện đại” của tác giả Văn Thị Phương Trang đã khảo sát một số tác phẩm

trong giai đoạn văn học từ năm 1930 đến nay, để thấy sự vận động trong cách
biểu hiện hình tượng con người bản năng, mà cụ thể là bản năng tình dục
trong văn xi Việt Nam hiện đại. Con người bản năng trong văn học giai
đoạn 1930 – 1945 chủ yếu tập trung phản ánh con người từ tiêu điểm giai cấp,
giàu nghèo. “Ở góc nhìn bản năng, con người cũng đã bắt đầu ý thức chính
mình, khao khát giải phóng chính mình. Có điều, hình ảnh con người bản
năng, đặc biệt là bản năng tình dục xuất hiện rất mờ nhạt, như một phương
tiện nghệ thuật để phơi bày, lên án và tố cáo con người và xã hội”. Trong văn
học giai đoạn 1945 – 1975, “con người bản năng hầu như vắng bóng... khói
lửa khơng làm ngột ngạt những cảm giác, nhưng lại hướng cảm giác theo một
ngã rẽ riêng. So với những trần trụi của đời sống hiện đại, con người và tình
yêu thời chiến tranh mang màu sắc lãng mạn hơn nhiều. Tình yêu gắn liền với
hiến dâng và lý tưởng. Hiếm khi con người ta nghĩ đến bản thân mình. Hình
như, sống chỉ là cho... đã trở thành một bản năng của thời chiến”. Nếu như
con người bản năng trong văn học 1945 – 1975 phải nấp kín sau một cuộc


6

chiến tranh vĩ đại, thì sau 1975, khi mọi ràng buộc bị bứt phá, cảm xúc vỡ òa,
những ẩn ức dồn nén được giải tỏa, con người bản năng lại trỗi dậy mạnh mẽ.
“Nhà văn ít nhiều đã trút bỏ xuống trên bàn viết của mình chiếc ba lơ của
thời chiến. Đặc biệt từ sau năm 1986, yếu tố tự nhiên, bản thể của con người
càng được đào sâu, khắc họa như một nhu cầu tất yếu cần được thỏa mãn.
Bên cạnh con người xã hội, con người bản năng cũng được các nhà văn tập
trung phản ánh. Tình yêu, tình dục lại trở thành vấn đề mn thuở của kiếp
người”. [88].
Năm 2010 trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, bài báo “Tính dục trong
tiểu thuyết của Kundera” cũng mở ra một hướng cảm nhận về tính dục trong
văn chương hiện đại khá sắc nét. Từ hai luận điểm chính, thứ nhất, tính dục

và vấn đề bản thể; thứ hai, tính dục và những vấn đề xã hội, tác giả đã đưa ra
kết luận: “Vấn đề mà Kundera đặt ra không chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực
trạng Thời Hiện Đại mà còn mang ý nghĩa triết học. Thực ra khi chúng tơi
bàn đến mối quan hệ giữa tính dục và bản thể cũng như qua đó thể hiện cái
nhìn của ơng về con người đã bao hàm ý nghĩa triết học. Tuy nhiên, để làm
vấn đề rõ hơn chúng tơi xem xét ở hai khía cạnh: con người với tư cách cá
nhân và con người trong mối liên hệ với lịch sử, xã hội… Vậy, khi xem xét
những vấn đề mang ý nghĩa xã hội thì tính dục trở thành một biểu tượng ẩn
dụ để phản ánh thời đại”.
Nhìn chung, vấn đề tính dục trong văn học đã được quan tâm và nghiên
cứu, đặc biệt trong những năm gần đây. Với đề tài Yếu tố tính dục trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986 (qua một số tác phẩm tiêu biểu), chúng tơi sẽ đi sâu
vào phân tích một số tiểu thuyết tiêu biểu và khái quát thành những luận điểm
quan trọng, góp phần mở rộng biên độ tiếp nhận đối với vấn đề được xem là
nhạy cảm này và mở ra cách nhìn, cách đánh giá mới đối với tính dục trong
văn học.


7

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Yếu tố
tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 qua một số tác phẩm tiêu biểu.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Để hồn thành luận văn này, chúng tơi tập trung khảo sát các tiểu
thuyết sau:
Y Ban, Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ nữ, 2008
Dương Hướng, Bến không chồng, Nxb Văn học, 1990
Ma Văn Kháng, Ngược dòng nước lũ, Nxb Hội nhà văn, 1999

Sương Nguyệt Minh, Miền Hoang, Nxb Trẻ, 2014
Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Văn học, 2006
Đỗ Phấn, Chảy qua bóng tối, Nxb Trẻ, 2011
Đỗ Phấn, Ruồi là ruồi, Nxb Trẻ, 2013
Đỗ Phấn, Gần như là sống, Nxb Trẻ, 2014
Bùi Ngọc Tấn, Biển và chim bói cá, Nxb Hội nhà văn, 2008
Nguyễn Bình Phương, Ngồi, Nxb Đà Nẵng, 2006
Nguyễn Bình Phương, Người đi vắng, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,
2013
Nguyễn Bình Phương, Mình và họ, Nxb Trẻ, 2014
Nguyễn Đình Tú, Phiên bản, Nxb Cơng an Nhân dân, 2015
Nguyễn Đình Tú, Nháp, Nxb Thanh niên, 2008
Nguyễn Đình Tú, Kín, Nxb Văn học, 2009
Nguyễn Đình Tú, Hoang tâm, Nxb Hội nhà văn, 2013
Và một số tiểu thuyết khác
4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu


8

Tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố tính dục trong tiểu thuyết của một
số nhà văn, từ đó chỉ rõ sự chi phối của nó đến một số đặc điểm hình thức tiểu
thuyết đương đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến ba nhiệm vụ chính:
Chỉ ra những tiền đề xã hội – thẩm mỹ của yếu tố tính dục trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1986.
Chỉ ra biểu hiện và khả năng của yếu tố tính dục của tiểu thuyết Việt
Nam sau 1986 trong việc khái quát những vấn đề của hiện thực và con người.

Tìm hiểu sự chi phối của yếu tố tính dục đến một số bình diện hình
thức nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về yếu
tố tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Kết quả nghiên cứu của luận
văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn đề tính
dục trong văn học nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng..
7. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, ngồi phần Mở đầu, Kết
luận và Tài liệu tham khảo Luận văn được cấu trúc trên ba chương:


9

- Chương 1: Những tiền đề xã hội, văn hóa, thẩm mĩ của yếu tố tính
dục trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
- Chương 2: Tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – phương
tiện thể hiện các vấn đề của hiện thực và con người
- Chương 3: Sự chi phối của yếu tố tính dục đến một số bình diện của
hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986


10


Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA, THẨM MỸ
CỦA YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU 1986
1.1. Giới thuyết về tính dục, văn học tính dục, yếu tố tính dục trong văn
học
1.1.1. Tính dục – một hiện tượng đời sống và văn hóa
Người là động vật có lí trí, rất có cảm xúc tình dục. Các nhà động vật
học đã chỉ ra rằng: khỉ và vượn là động vật xúc cảm tình dục cao độ, nhưng ở
con người cảm xúc tình dục vượt cả khỉ, vượn và tất cả động vật cao cấp
khác. Các nhà nghiên cứu lịch sử và tâm lý học tình yêu, tình dục nhân loại
đều chung ý kiến: bản năng tình dục con người chỉ có thể dẫn dắt một cách
hợp lí, chứ khơng được đè nén q mức. Bởi vì đó là nhu cầu cơ bản của con
người. Nhưng giữa tình dục và tính dục khơng hồn tồn đồng nhất với nhau.
Tính dục (Sexuality), theo Từ điển tiếng Việt, là tính cách thể hiện sự
phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, giống đực và giống cái. Trong Từ điển
tiếng Việt, Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm định nghĩa: “tính dục là thú vui của
xác thịt giữa nam và nữ”, cịn Hồng Phê cho rằng “tính dục là địi hỏi sinh lý
về quan hệ tính giao”. Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển tiếng Việt cũng cho
rằng tính dục là những “địi hỏi về quan hệ tính giao”. Cùng quan niệm trên
là quan niệm “Tính dục là tồn bộ những đặc điểm sinh lí cơ thể về giới tính,
được hình thành và phát triển bởi hoạt động của hệ sinh dục”. Trong khi đó
ngay từ những năm 1970, Ủy ban giáo dục và thơng tin về tình dục ở Mỹ đã
đưa ra định nghĩa về tính dục như sau: Tính dục là tổng thể con người, bao
gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà
và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ


11


là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên
quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa
người với người và do đó tác động trở lại xã hội.
Như vậy, tính dục khác với tình dục. Tình dục phản ánh quan hệ tính
giao giữa nam và nữ. Trong khi đó, tính dục là một khái niệm có nội hàm
rộng hơn, vừa phản ánh quan hệ tính giao giữa 2 cá thể khác giới (trong đại đa
số trường hợp) vừa chứa đựng những yếu tố tạo nên phần hữu hình và cả phần
vơ hình của một con người; nghĩa là tính dục khơng chỉ là hoạt động tính giao
mà nó cịn phản ánh con người trong ý nghĩa tổng thể.
Theo Foucault: “Khơng nên nghĩ về tính dục như một cái gì đó tồn tại
khách quan mà quyền lực cố gắng kiềm chế hoặc như một lĩnh vực mờ tối mà
tri thức cố gắng từng bước khám phá ra.Tính dục là một tạo tác mang tính
lịch sử”. Trong đời sống, tính dục là một phần thiết yếu, đồng thời nó là yếu
tố có tính lịch sử với q trình phát triển nhất định, kéo theo đó, quan niệm về
tính dục trong các thời kì cũng khơng giống nhau. Trong văn hóa, đặc biệt văn
hóa dân gian, tính dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển
của loài người, của cộng đồng người Việt như một yếu tố tất yếu.
Vấn đề tính dục đã hiện diện khá phong phú, sinh động trong các lễ hội,
tín ngưỡng dân gian từ thời xưa. Ở Việt Nam cũng như các nước phương
Đông, với đặc trưng của vùng nông nghiệp lúa nước, con người luôn hướng
đến khát vọng sinh sôi, nảy nở, mùa màng tươi tốt, cho nên, họ đã nỗ lực thể
hiện khát vọng ấy trong lao động hoặc mơ tả nó trong hình thái từ đơn giản
nhất đến phức tạp nhất của tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều; thực: nảy nở).
Qua tín ngưỡng, con người cầu mong có nhiều con cháu, có nhiều sức lao
động để canh tác, để chăn nuôi, với hy vọng gia súc đầy đàn, mùa màng bội
thu, cuộc sống no đủ, cửa nhà đông vui.



12

Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất
- trời, non - nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sơi nảy nở của vạn
vật, tất cả quyện hịa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Từ xa xưa,
con người đã coi quan hệ nam nữ là điều kiện quan trọng duy nhất duy trì nịi
giống cho nên quan hệ nam nữ trở thành linh thiêng; ngay cả vật dương, vật
âm của nam và nữ đều được trân trọng, được tơn thờ. Tín ngưỡng phồn thực ở
Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: dạng thứ nhất là tục thờ sinh thực khí
(sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = cơng cụ) hay chính là thờ cơ quan sinh dục
nam (linga) và thờ cơ quan sinh dục nữ (yoni); dạng thứ hai là thờ hành vi
giao phối.
Trong tín ngưỡng phồn thực, các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói
về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng năng lượng có thể
truyền qua nhau, cho nên, nếu như con người tràn đầy năng lượng để sinh sản,
phát triển sinh sơi thì cây trồng vật nuôi cũng sẽ được hưởng những năng
lượng ấy. Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát
sinh và phát triển đa dạng. Sinh thực khí được quan niệm là nguồn gốc của sự
sinh nở và tục thờ sinh thực khí đã trở thành một biểu tượng có mặt khắp thế
giới. Mỗi một dân tộc có những cách nhìn khác nhau về sinh thực khí. Người
phương Tây đặc biệt đề cao vai trò của bộ ngực như là biểu tượng của sự sống
và sự dồi dào trong tính dục. Hình ảnh cặp vú trịn trịa nở nang đầy đặn của
người đàn bà ln có sức thu hút nam giới một cách lạ kì. Cịn người Trung
Hoa thì mê đắm tơn thờ những bàn chân của nữ giới. Với người Việt Nam,
tục thờ sinh thực khí ở nhiều địa phương gọi là tục thờ nõ nường (nõ = cái
nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường = nang, mo nang tượng trưng
cho sinh thực khí nữ).
Khơng chỉ thờ sinh thực khí mà cịn có tục rước sinh thực khí diễn ra
trong hội làng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở phương Tây, thời Hi Lạp cổ đại,



13

thần Dyonisos là vị thần rượu nho dũng cảm, thần có cơng làm cho đất đai
màu mỡ, đem lại cho con người niềm vui sống và sự yêu đời. Vì vậy, con
người ở đây có tục rước sinh thực khí trong lễ cúng thần. Ở Việt Nam có lễ
hội rước sinh thực khí ở làng Đơng Kỵ (Từ Sơn- Bắc Ninh). Đây là lễ rước
hai lễ vật bằng gỗ có hình thù như sinh thực khí âm - dương. Đám rước vừa đi
vừa hát, đồng thời làm những động tác đưa hai sinh thực khí vào nhau như
hoạt động giao hợp gọi là vũ điệu âm – dương. Cũng ở các nước phương
Đông như Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma, Philippin, Việt Nam thông
qua các lễ hội như tục Cầu mưa, lễ Cầu nước Mẹ, tục Té nước, Tục đi lấy
nước thờ hay tục nhảy múa tập thể, tục đánh đu, tục hát đối nam nữ và hàng
loạt hình thức cúng bái, tế lễ cầu trời khác đều phần nào biểu hiện nghi thức
phồn thực của một xã hội nông nghiệp với mong mỏi cầu cho mưa thuận gió
hịa, cho mùa màng bội thu, cho các giống lồi sinh sơi nảy nở.
Cùng với tục thờ sinh thực khí là tục thờ các hành vi giao phối. Từ thời
Đơng Sơn đã có những chứng tích về ý nghĩa quan trọng của tục thờ này như
tượng bốn đôi nam nữ giao hợp trên thạp đồng Đào Thịnh, tượng các cặp thú
như chim, cóc trên trống đồng. Đến dự lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, ta được
xem điệu múa Tùng dí với từng đôi thanh niên nam nữ cầm những vật tượng
trưng cho sinh thực khí nam nữ trong tay, và làm cử chỉ giơ tay cho hai vật đó
chạm vào nhau (dí) mỗi khi nghe tiếng trống đánh (tùng). Ở hậu cung đình
làng Đơng An, huyện Châu Giang tỉnh Hưng n có thờ tượng đá Ông Đùng
và Bà Đà. Với tục hàng năm vào đầu tháng ba âm lịch, làng mở hội, trong đó
có lễ rước Ơng Đùng Bà Đà quanh làng. Trong lễ hội này có tục diễn tượng
trưng hành vi giao phối của hai hình nhân Ơng Đùng Bà Đà làm bằng nan tre,
rồi sau đó người dân băm vụn hai hình nhân này ném xuống ao, ruộng để cầu
mong ruộng lúa tốt tươi, ao chuôm đầy cá.



14

Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Dấu vết
mang tính biểu tượng sâu kín nhất của tín ngưỡng phồn thực là cách thức
đánh trống đồng. Trống của người Trung Hoa dùng dùi gõ ngang, riêng trống
đồng Việt Nam đánh bằng cách gióng chày xuống như kiểu giã gạo. Động
thái này như nghi thức giao hoan với sinh thực khí nữ là trống và sinh thực
khí nam là chày. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính có nhắc lại: “Có
nơi chờ đám rước dâu về tới đầu ngõ, một người lấy chày giã vào cối đá, đơi
khi giã mạnh vỡ cả cối”. Tục này có từ thời Hùng Vương: “Chày cối theo dân
gian quan niệm là hình sinh thực khí của nữ và nam. Giã cối ở một số nơi cịn
có ý nghĩa tượng trưng cho hành động tính giao”.
Một số nghi lễ phồn thực cịn được cách điệu hóa thành những trị chơi
dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở bất cứ đâu cũng
đều có hình trịn và thường được đặt trước sân đình hình vng. Đó khơng
phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa của nó, bởi vng và
trịn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình tồn vẹn. Hình trịn tượng
trưng cho trời, cho tính dương, hình vng tượng trưng cho đất, cho tính âm,
vng và trịn - âm và đương đặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa,
trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp. Bởi vậy người Việt xưa không coi
đấu vật là trị chơi đơn thuần mà thơng qua trị chơi này người ta mong cho
dương vượng để có mưa thuận gió hịa, cây cối, mùa màng tốt tươi. Các trị
chơi, màn biểu diễn mang giá trị nghệ thuật trong hội làng đã phản ánh được
nội dung một hình thức tín ngưỡng dân gian. Những trị diễn đó nhằm biểu
đạt lịng tin của người xưa vào thế giới hư ảo, bên ngồi nhưng thể hiện giá trị
thực tiễn của lịng tin đó là con người rất mực chân thành đối với điều mình
ngưỡng mộ và phải có lịng tin đó thì con người và cộng đồng đó mới tiến
hành một cuộc sống bình thường được. Con người thời xưa tự hình thành các



15

tín ngưỡng dân gian và lấy những niềm tin đó làm giàu có thêm đời sống tinh
thần của cộng đồng.
Khơng chỉ có mặt trong lễ hội mà vấn đề tính dục cịn góp mặt phong
phú trong nghệ thuật, nhất là hội họa, điêu khắc. Từ cổ xưa, trong hang động,
hay trong những tượng đá cổ sơ đào được ở miền Nam nước Pháp, phía Bắc
của Tây Ban Nha người ta phát hiện ra những hình vẽ là những người đàn bà
mặt mũi không rõ nét nhưng mông, vú, âm vật thì rất to. Cũng ở thời ấy, các
nàng vệ nữ ln được tơn sùng vì mắn đẻ.
Ở phương Tây, đề tài tính dục đi từ tín ngưỡng dân gian, vào trong lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tạo hội họa,
điêu khắc. Ở lĩnh vực hội họa có tranh lỗ thể với tác phẩm Les Desmoiselles
d’Avignon của Picasso; ở điêu khắc có tượng Nữ thần Tự do biểu tượng của
nền dân chủ Mỹ và sự giải phóng thiên tính nữ, hay tượng Nữ thần tình yêu
và sắc đẹp Apherođit khỏa thân bằng cẩm thạch ở bảo tàng Luvere (Pháp).
Phương Đông tiêu biểu như Ấn Độ, Nê Pan, trong nghệ thuật của họ và
của các dân tộc chịu ảnh hưởng nghệ thuật Chàm có tục thờ Linga (thờ cúng
dương vật) – Yoni (thờ cúng âm vật) rất phổ biến. Đó là hai vị thần biểu trưng
cho hai nguyên lý của vũ trụ âm – dương, phân biệt và hòa hợp để sáng tạo
thế giới. Hai thần đó được biểu hiện bằng một khối đá hoặc đất sét cứng hình
trụ có chóp trịn hoặc tháp trịn đặt trên một cái bệ hình tam giác. Ở các ngơi
đền Ấn giáo, Phật Mật Tông, trên mặt tiền, dưới chân cột hoặc nội điện đầy
các tượng thần nam và nữ đang ở trạng thái hoan lạc, người xem tưởng như
đang xem minh họa của các sách dạy kỹ thuật làm tình như Dục lạc kinh, Tố
nữ kinh... Quan niệm về tục thờ sinh khí thực này rất đa dạng và phong phú .
Nếu với người Ấn Độ là thờ Linga – Yoni thì người người Trung Hoa nâng
các yếu tố đực – cái thành nguyên lý phổ quát âm – dương của vũ trụ hay



16

quan niệm dân gian cho rằng hoa sen Đức Phật cầm tay hay toà sen Phật ngồi
là biểu tượng âm vật thể hiện sự an lành, thịnh vượng, sự sinh sôi nảy nở.
Ở Việt Nam trên nắp thạp đồng Đào Thịnh có hình các cặp trai gái
trong tư thế giao hợp, người đàn ông nằm chồng lên người đàn bà, tư thế mặt
đối mặt. Tranh dân gian Đơng Hồ có bức Hứng dừa vẽ cảnh các chàng trai
mình trần đóng khố leo lên cây hái dừa ném xuống, các cô gái đứng dưới hai
tay kéo váy để hứng dừa. Hình ảnh này biểu trưng sâu sắc cho sự giao hòa âm
dương. Đặc biệt những năm đầu thế kỉ XX, với đường cong tuyệt mĩ của
người phụ nữ trong tà áo dài trong bức họa “Thiếu nữ bên hoa huệ”, Tô Ngọc
Vân đã thể hiện được cái hồn của văn hóa Việt Nam.
Về mặt kiến trúc, tín ngưỡng phồn thực thường được ẩn hiện lấp lánh
cả phần chìm và phần nổi trong cách xây dựng đền chùa, miếu mạo, nhà
sàn… Rõ ràng, ông cha ta đã rất chú ý đến sự cân bằng của hai thành tố ở trên
như một sự cân bằng về mặt phong thủy. Điều này được thấy rõ trong cơng
trình kiến trúc chùa Một Cột với chiếc cột hình trịn, tính dương (Linga) như
bơng sen vươn lên từ mặt nước – hình vng, tính âm (Yoni).
Như vậy, thơng qua tín ngưỡng phồn thực, tính dục đã xuất hiện từ rất
lâu đời và gắn với văn hóa của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đó
chính là minh chứng kỳ diệu nhất về sự bất diệt của cuộc sống con người và
vạn vật trong không gian và thời gian.
1.1.2. Tính dục – một hiện tượng thẩm mĩ
Với tư cách là một hiện tượng thẩm mỹ, tính dục được xem như là biểu
hiện của cái đẹp trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Đặc biệt trong hoạt
động sáng tạo nghệ thuật, chúng ta có thể tìm thấy vơ vàn những biểu hiện
của cái đẹp tính dục thông qua những bức tranh, pho tượng, bộ phim hay đôi
khi chỉ một câu thơ…



17

Nhìn ở phương diện văn hố, tính dục là sự thăng hoa của những xúc
cảm thẩm mỹ, đầy nhân tính. Rõ ràng với những lễ hội tín ngưỡng đậm màu
sắc dân gian cùng tục thờ, rước những sinh thực khí, những hoạt động tính
giao… đã thể hiện tình u, khát vọng, cội nguồn của sự sống, hoạt động duy
trì nịi giống của mn lồi. Đó là cái đẹp đầy tính nhân văn, nhân bản.
Những hoạt động này diễn ra mang tính tượng trưng, biểu tượng chứ khơng
nhằm phơ diễn một thứ tình dục trần trụi. Đằng sau những hoạt động lễ hội,
tín ngưỡng, trị chơi đó là cả một quan niệm triết lí sâu sắc về nguồn gốc của
con người, nguồn gốc của vạn vật. Thế giới sẽ không thể vận động và phát
triển nếu không bắt đầu từ sự sinh sản, sự sinh sơi nảy nở của mn lồi. Cho
nên trong văn hóa dân gian, tính dục như là yếu tố tất yếu, nó đi vào tâm thức
con người một cách tự nhiên từ thuở sơ khai.
Trò chơi dân gian ln diễn ra trong những sinh hoạt văn hóa cộng
đồng. Đó là nơi nảy sinh những tình cảm đẹp của con người. Đó là nơi gặp
gỡ, giao lưu và nối kết. Và cũng chính qua những trị chơi dân gian như đánh
đu, ném còn, bắt vịt với sự hiện diện của yếu tố tính dục đã làm cho người với
người xích lại gần nhau hơn, tình u thương thắm nồng và lan tỏa!
Không chỉ hiện diện trong sinh hoạt cộng đồng với tư cách là tác nhân
mang lại một cuộc sống sinh sôi, nảy nở, mùa màng tốt tươi, con người sống
an vui hạnh phúc mà tính dục cịn hịa mình vào cả lĩnh vực hội họa, điêu
khắc với những ý nghĩa nhân sinh cao quý.
Theo Kenneth Clark, nhà sử học nghệ thuật của Anh – tác giả của cuốn
sách “The Nude: A Study in Ideal Form” (Nude: Một nghiên cứu trong mẫu
lý tưởng), thì The naked – trần truồng/lõa lồ là cơ thể bị tước bỏ quần áo,
mang hàm ý trong đó là nỗi hổ thẹn, sự yếu đuối, mất tự do với cơ thể của
mình. Nhưng ngược lại, The nude – khỏa thân được ngầm hiểu là ngơn từ có
văn hóa và thẩm mỹ, khơng hề mang một chút ám chỉ khó chịu nào. Ấn tượng



18

hiện lên trong tâm trí khơng phải là hình ảnh một cơ thể co ro và khơng có
khả năng tự vệ, thay vào đó là sự khơi gợi về một cơ thể cân đối, giàu sức
sống và đặc biệt là được phơi bày với tràn đầy sự tự tin – một cơ thể được tái
tạo dưới lăng kính nghệ thuật. Cuối cùng Kenneth Clark đã chỉ ra yếu tố then
chốt làm nên giá trị nghệ thuật đích thực của các tác phẩm với đối tượng khỏa
thân: “…Dù là phô diễn một cách tượng trưng, được tỷ lệ hóa, hay phơi bày
chân thật, trần trụi, dù là tôn vinh vẻ đẹp hoàn mỹ, lý tưởng, sức sống trong
sáng hay là vẻ đẹp trần tục hay khơi gợi những cảm xúc bản năng, nghệ thuật
nude cuối cùng vẫn phải là sự tôn trọng con người, tơn trọng sự nhào nặn của
tạo hóa…”. Với khái niệm này, tính dục trong nghệ thuật thực sự bắt đầu từ
con người và tôn trọng con người.
Khi đứng trước các tác phẩm khỏa thân kinh điển như Thần vệ nữ
thành

Milo (Alexandros

of

Antioch



thời

Hy


Lạp

cổ

đại), David (Michelangelo – thời Phục hưng – Italia), Nụ hôn (Auguste Rodin
– Pháp, thế kỷ XIX) v.v.. chúng ta đều tiếp nhận một cách tự nhiên, bởi vì ở
những tác phẩm này, tính chắt lọc và sự hài hịa về hình thể đã làm thăng hoa
cảm xúc, trở thành hiện thân của vẻ đẹp hoàn hảo. Cái đẹp hiện hữu ở đó là
cái đẹp của chân – thiện – mỹ. Đặc biệt, bức tranh tường Ngày phán xét cuối
cùng của Michelangelo tại nhà nguyện Sistina ở thành Vatican, đã gây chấn
động đến nhiều người bởi hàng trăm nhân vật trong tranh đều khỏa thân. Toàn
thể bức tranh đặc kín những hình ảnh khoả thân, kể cả Đấng Christ và Đức
Mẹ Đồng Trinh. Dù ban đầu vấp phải rất nhiều chỉ trích gay gắt và cáo buộc
về đạo đức, kiệt tác bậc nhất này của Michelangelo cuối cùng đã tái thiết lập
lại truyền thống khai thác những hình ảnh khỏa thân trong các tác phẩm minh
họa tơn giáo như một biểu trưng của chân, thiện, mỹ.
Tính dục với tư cách là một yếu tố thẩm mĩ, qua sự lăng kính sáng tạo
của người nghệ sĩ đã khơng cịn là hình ảnh trưng phơ thân thể một cách


19

suồng sã, mà nó được đẩy lên thành những giá trị mới khiến con người phải
chiêm ngưỡng, phải mê say bởi cái đẹp thực sự. Những hình ảnh giao phối
của nam nữ, những cảnh hái dừa, đùa giỡn, những phụ nữ để lộ những bộ
phận bụng, ngực trong những bức tranh Đông Hồ, nắp thạp Đào Thịnh, hay ở
những cửa chùa phải chăng đều xuất phát từ quan niệm mỹ học về tính dục
mà khởi nguồn là tính dục mang thiên hướng nữ quyền. Tư duy ấy vốn đề cao
vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong việc sinh nở, khai sinh và sáng tạo
ra thế giới loài người. Rất thiêng liêng và cao quý! Như vậy, trong giấc mơ sơ

khai về dục tính của lồi người, thiên tính nữ đã bao trùm và có sức sống
mãnh liệt với vẻ đẹp vĩnh hằng đầy “đam mê và quyền lực” qua nhiều thế
kỷ. Đúng như Jean Lacroix đã nói: “Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách
cũng nghèo nàn”.
Rất mĩ cảm khi nghệ thuật nói đến tính dục nhưng con người khi
thưởng ngoạn khơng hề bị dục tính điều khiển. Dưới bàn tay tài hoa, ngòi bút
điêu luyện, những nghệ sĩ tài ba đã tạo được một khoảng cách về thời gian,
khơng gian chiếm trọn cảm tình của độc giả, khơng những thế mà cịn nâng
tâm hồn họ lên đến thế giới của sự sáng trong, thanh tịnh, của sự thanh
nghiêm, trang nhã. Đứng trước những sáng tạo nghệ thuật có chứa yếu tố tính
dục, con người khơng bị điều khiển bởi những dục vọng đen tối, họ như được
đưa trở về với cái đẹp bản thể nhất, cái đẹp chân thật nhất, cái đẹp nằm trong
tất cả mọi người.
Nguyễn Du miêu tả cái đẹp của thân thể Kiều lúc tắm rất thực nhưng
cũng rất lãng mạn. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, thân thể người phụ
nữ được đi vào trong thơ ca với tất cả những vẻ đẹp mà tạo hóa ưu ái dành
cho bằng những mỹ từ chọn lọc:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên


20

Thân thể người phụ nữ hiện lên qua lớp ngôn từ vừa cụ thể vừa hình tượng,
vừa như hiện sẵn vừa như chỉ hiện lên trong tưởng tượng. Cái đẹp đó nó gây
ra sự thích thú, mê say chứ khơng phải là sự kích thích dục vọng.
Cịn đây là cảm xúc thẩm mĩ của Bích Khê trước một bức tranh lõa thể:
“sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương, của
nhạc, của trăng, của tuyết” (Hồi Thanh). Đọc thơ như ngắm được hình, như
sờ được vật. Tất cả hiện lên bằng những gì thanh tú với những câu thơ tuyệt

tác:
Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ
Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây
Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây
Ðến triển lãm cả tấm thân kiều diễm
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
Nàng là hương hay nhan sắc nên hương?
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
Lệ tích lại sắp tn hàng đũa ngọc
Ðêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn mơi
Ngồi Tranh lõa thể, Bích Khê cịn có nhiều bài thơ khác “ca tụng vẻ
đẹp của cơ thể thiếu nữ” như Xác thịt, Sắc đẹp, Mộng lạ... :
Ơi di! đồn tiên lột khỏa thân
Hoan hơ xác thịt chiếm ngơi thần
(Mộng lạ)
Sẽ rất bình thường khi nói đến “khỏa thân”, “xác thịt” là người ta
thường nghĩ đến “nhục cảm”. Nhưng cũng rất khác thường khi đọc thơ Bích
Khê, vì đằng sau những cái tưởng chừng rất nhục dục ấy lại là hương thơm, là
nhạc điệu, là ánh sáng, là vầng trăng. Đúng như nhận xét của Hoài Thanh vừa


21

dẫn trên “sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương,
của nhạc, của trăng, của tuyết”, của “rung động truyền thần”, của đam mê và
khoái cảm.
Như vậy, với tư cách là đối tượng của thẩm mỹ, tính dục là hiện thân
của cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp hướng con người đến với những giá trị
nhân bản, nhân văn nhất.

1.1.3. Tính dục – một đối tượng của văn học
Tính dục ln là dịng chảy khơng tận trong lịch sử văn hóa nhân loại.
Trong văn học, khái niệm tính dục được dùng chủ yếu để phản ánh hoạt động
luyến ái trong quan hệ nam nữ. Tính dục thuộc về bản năng con người, đời
sống tình dục, quan hệ ân ái là bản năng sinh lý tự nhiên của lồi người khơng
thể cấm đốn hay phủ nhận. Với tư cách là một đối tượng miêu tả của văn
học, tính dục đã thể hiện sự phong phú và đa dạng của mình qua các thời kỳ,
các quốc gia khác nhau.
Thời cổ đại quan niệm tính dục là chuyện tự nhiên, thậm chí thần thoại
cịn khốc cho vấn đề tính dục màu sắc thiêng liêng, đậm tín ngưỡng dân
gian. Mỗi nhân vật sinh ra từ những cuộc hôn phối đậm màu sắc tự nhiên ấy
đều biểu tượng cho một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Vì vậy ngồi chức
năng sáng tạo con người, tính dục cịn là nguồn cội sáng tạo anh hùng, văn
hoá, thi ca, triết học, tơn giáo. Theo tín ngưỡng Hindu giáo, của cải vật chất
trên trần thế, tính dục và sự cứu rỗi của linh hồn đều có tầm quan trọng như
nhau. Nếu thiếu vắng một trong những yếu tố trên thì cuộc sống con người sẽ
khơng hồn hảo. Khơng có tính dục, xã hội lồi người sẽ biến mất, điều đó lý
giải vì sao mà mỹ thuật tính dục lại chiếm vị trí vừa quan trọng vừa thiêng
liêng trong kinh cổ của người Hindu.
Ở Nhật Bản, đề tài tính dục đã có một lịch sử lâu đời trong văn học. Có
thể kể đến nữ tác giả Murasaki Shikibu với tiểu thuyết Genji Monogatari –


×