Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HUỲNH HỮU LỄ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghệ An, tháng 6/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HUỲNH HỮU LỄ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số: 8380106

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến Sỹ Nguyễn Văn Dũng

Nghệ An, tháng 6/2018



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu......................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...................... 7
1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu
quả......................................................................................................................... 7
1.2. Nội dung thực hiện pháp luật sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.... 16
1.3. Vai trò thực hiện pháp luật về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu
quả....................................................................................................................... 27
1.4. Các yếu tố đảm bảo đến hiệu quả thực hiện pháp luật về sử dụng
điện tiết kiệm và hiệu quả ................................................................................. 33
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 40
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG
ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI . 41
2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến thực hiện pháp luật về
sử năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. ............... 41
2.2. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................... 44
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 63


CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ
DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG

NAI ...................................................................................................................... 64
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế và Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới ............................................................. 64
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về sử dụng
điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.................................. 68
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 82


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Association of South East Asian Nations-Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á

CTĐL

Công ty Điện lục

EU

European Union-Liên minh Chấu Âu

EVN

Vietnam Electricity -Tập đoàn Điện lực Việt Nam

ESCO


Chương trình thí điểm cung cấp các giải pháp tiết kiệm
năng lượng theo mơ hình Cơng ty Dịch vụ năng lượng

KCN

Khu công nghiệp

KW

Kilo Watt

KWh

Kilo Watt hours

KV

Ki lo Von

MW

Mega Watt

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NLTT


Năng lượng tái tạo

NMĐ

Nhà máy điện

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SDNLTKHQ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
TBA

Trạm biến áp

TKĐ

Tiết kiệm điện

TKNL

Tiết kiệm năng lượng

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TCTĐL

Tổng Công ty Điện lực


UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận Tổ Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lượng là nhu cầu không thể thiếu cho sản xuất, sinh hoạt cũng như mọi
hoạt động của con người. Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quốc gia nào giàu có về nguồn
tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế. Đối
với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nhu cầu năng lượng và điện năng tăng
cao. Trong giai đoạn 1998-2009, điện sản xuất (bao gồm nhập khẩu) tăng từ 21.5 tỷ
kWh lên 87.02 tỷ kWh, điện thương phẩm từ 17.7 tỷ kWh lên 74.8 tỷ kWh và công
suất lắp đặt từ 5.000 MW lên 18.480 MW. Là một nền kinh tế mới nổi, nhu cầu điện
của Việt Nam trong thời gian (từ năm 2010 đến 2030) sẽ tiếp tục tăng mạnh. Theo dự
báo của Viện Năng Lượng Việt Nam, nhu cầu điện có thể tăng từ 87 tỷ kWh năm 2009
lên đến 570 tỷ kWh năm 2030, với tốc độ tăng trung bình 10%/năm.
Nhu cầu sử dụng năng lượng trên thế giới ngày càng tăng tỷ lệ thuận với nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch,
sự gia tăng nhanh của giá năng lượng và suy thối mơi trường đã đẩy nhanh việc thực
thi chính sách tiết kiệm năng lượng trên tồn thế giới. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm năng
lượng đã được luật hố và trở thành chương trình mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế
giới. Hàng loạt chính sách và giải pháp hỗ trợ phát triển công nghệ sử dụng tiết kiệm
năng lượng, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới và tái tạo được
triển khai mạnh mẽ.
Xuất phát từ tầm quan trọng của năng lượng trong đời sống kinh tế xã hội đối
với Việt Nam, vấn đề quản lý sử dụng năng lượng nói chung và sử dụng điện nói riêng
đã được quy định trong Luật Điện lực năm 2004 (sửa đổi bổ, sung một số điều của
Luật Điện lực năm 2014); Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 đã
thể chế hố đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng
quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn
tài nguyên năng lượng.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng năng lượng quá mức, không khoa học, trái
với các nguyên tắc về môi trường làm kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng như: cạn


2

kiệt nguồn năng lượng hóa thạch, sự tăng lên của khí nhà kính (CO2,…) làm trái đất
nóng lên. Việc tn thủ pháp luật về sử dụng điện còn chưa nghiêm; còn nhiều hạn chế
trong việc quản lý sử dụng năng lượng, nhất là việc quản lý các cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý nhà nước tại các địa
phương; nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng còn hạn chế; nhiều tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp còn chưa áp dụng cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất nên gây tình
trạng hao tổn năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc quản lý
sử dụng năng lượng (nhất là điện năng) tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Nằm ở cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai có vị trí, vai trị quan trọng về

phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và an ninh quốc phịng của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Do vậy, nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và điện năng
nói riêng là rất lớn. Điện năng tiêu thụ trong các năm đều tăng. Trong năm 2017, sản
lượng điện thương phẩm thực hiện được là khoảng 11,840 tỷ kWh tăng 8,64% so với
năm 2016. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong những
năm tới về nhu cầu năng lượng là rất lớn đòi hỏi các cấp, các ngành, các cá nhân, tổ
chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải tuân thủ thực hiện tốt các quy định của pháp luật
về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm bảo đảm an ninh năng
lượng, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc
gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn
thạc sỹ luật học, với mong muốn góp phần vào việc hồn thiện pháp luật về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu an ninh năng lượng, đẩy
mạnh việc thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề thực hiện pháp luật là vấn đề ln có tính thời sự và
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có khá nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu


3

vấn đề này cả về lý luận cũng như thực tiễn; có nhiều bài báo khoa học, luận văn về
thực hiện pháp luật nói chung, tiêu biểu như các bài báo khoa học của GS. TS. Hoàng
Thị Kim Quế như: Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của cơng dân, tạp chí
Khoa học, Luật học, Đại học quốc gia Hà nội, tập 31, số 3 (2015), 1- 7; Trách nhiệm
nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật của cơng dân, Tạp chí Khoa học
pháp lý Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 05 (90), 2015, trang 3- 9; Thực hiện pháp

luật nhìn từ phương diện hành vi hợp pháp và tính tích cực pháp luật của cơng dân,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Đại học Quốc gia Hà nội, Vol (tập) 31, số 4/2015; Thực
hiện pháp luật của cá nhân, công dân trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 2 (177), 2- 2015, trang: 44- 50 tạp chí Luật học,
số 2/2015... Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nói trên đều xem xét vấn đề thực
hiện pháp luật dưới các góc độ, mức độ khác nhau. Các cơng trình khoa học đó đã đem
lại những giá trị khoa học quý giá ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn, là tài liệu tham
khảo hữu ích về vấn đề thực hiện pháp luật.
Nghiên cứu về vấn đề thực hiện pháp luật về quản lý sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay. Qua tìm hiểu tác giả nhận
thấy đến nay có một số cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề thực hiện
tiết kiệm điện, điển hình như Luận văn “Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất
các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh” năm 2015 của
tác giả Hồ thị Bích Duyên, Đại học Điện lực; luận văn “Một số giải pháp sử dụng điện
năng tiết kiệm và hiệu quả cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Giá Rai" năm 2015 của
tác giả Nguyễn Minh Hòa, Đại học Điện lực. Tuy nhiên, các cơng trình ngun cứu
khoa học này chủ yếu đi sâu phân tích các yếu tố, giải pháp mang tính kỹ thuật trong
việc sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả mà chưa đánh giá thực trạng pháp
luật cũng như tình hình thực hiện pháp luật về quản lý sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả, chưa đưa ra các giải pháp về mặt quản lý trong việc sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả. Vì vậy, luận văn “Thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn
đề thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng mà cụ thể là sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả ở một địa phương cụ thể.


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn
về tình hình thực hiện pháp luật về sử dụng điện, trong đó làm rõ những đặc trưng, yêu
cầu cơ bản của thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; đánh giá
những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về sử
dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở tỉnh Đồng nai và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở tỉnh Đồng
nai trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện pháp luật về sử dụng
điện, luận văn phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản sau đây: nghiên cứu, làm rõ một số
vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; phân tích
và đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực trạng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; kiến nghị giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật
về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thực hiện pháp luật về sử dụng điện
tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn tập trung đề cập và nghiên
cứu một cách khái quát những vấn đề cơ bản của pháp luật về tình hình thực hiện pháp
luật và tình hình quản lý sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì “Năng lượng bao gồm
nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các
nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo”. Như vậy, năng lượng bao gồm
ba dạng tồn tại là nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng. Để có thể đánh giá được tình hình
sử dụng năng lượng nói chung (bao gồm cả nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng) cần có
thời gian và một cơng trình nghiên cứu sâu hơn. Do vậy, trong khuôn khổ của luận



5

văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình, thực trạng sử dụng điện năng cũng
như vấn đề thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin về
nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, Tác giả luận văn sử dụng phương pháp so sánh,
phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để chọn lọc tri thức
khoa học kết hợp với việc xem xét các hoạt động thực tiễn trong việc thực hiện pháp
luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại địa bàn tỉnh Đồng Nai để hoàn thành
luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề thực hiện pháp luật trong
sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Luận văn hồn thành
sẽ có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
- Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về thực hiện
pháp luật. Trên cơ sở phân tích “khái niệm thực hiện pháp luật”, luận văn đã xây dựng
khái niệm “thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả”.
- Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận trong việc thực hiện pháp luật về sử dụng
điện tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Những kết luận rút ra từ thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết
kiệm và hiệu quả tại tỉnh Đồng Nai còn là căn cứ thực tiễn xác đáng để hình thành
phương hướng hồn thiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nói riêng và
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp tích cực cho việc hồn thiện
pháp luật về quản lý SDNLTKHQ, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây

dựng, ban hành các quy định, các cơ chế chính sách trong việc quản lý SDNLTKHQ.


6

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu cho sinh viên, các
đồng nghiệp và các cơ quan có quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai


7

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NĂNG
LƢỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu
quả
1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật
Nếu nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tế, thực
hiện quyền lực chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng, với
xã hội thì pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, thực hiện sự quản lý bắt
buộc đối với công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức của tồn bộ xã hội,

nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban
hành nên có tính bắt buộc chung, mọi cơng dân đều phải tơn trọng pháp luật. Hay nói
cách khác, pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trị và những giá trị của mình trong
việc duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tơn trọng và thực
hiện trong cuộc sống. Đến nay, có nhiều quan điểm luận giải vấn đề thực hiện pháp
luật như:
Theo Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì “Thực hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội
mang tính quản lý. Quá trình hoạt động thực hiện pháp luật diễn ra đồng thời và tiếp
nối q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật của Nhà nước”.
Theo quan điểm trên thì xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai dạng
hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng pháp luật là quá
trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ban hành pháp luật và
khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật, còn thực hiện pháp luật là hoạt động diễn ra
đồng thời và nhằm thực hiện vai trò quản lý xã hội của nhà nước.
“Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện các quy định của
pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của chủ
thể pháp luật” [21, tr.463].


8

Quan điểm này cho thấy thực hiện pháp luật có thể là hành vi của cá nhân, cũng
có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… nhằm làm cho
pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
“Thực hiện pháp luật là hành vi hành động hoặc không hành động của con
người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt
động nào của con người, của tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật
thì được coi là sự thực hiện thực tế của quy phạm pháp luật [20, tr.369].
Tóm lại, trong tất cả các quan điểm về thực hiện pháp luật nêu trên đều có
những khía cạnh, ý kiến khác nhau về thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, tựu chung lại,

các quan điểm về thực hiện pháp luật đều thể hiện nội dung cốt lõi của vấn đề đó là:
“Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động
thực tế của chủ thể pháp luật” [21, tr 468].
Xã hội càng phát triển, quan hệ xã hội càng phức tạp dẫn đến quy phạm pháp
luật cũng ngày càng phong phú nhằm điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội ngày càng
phức tạp. Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp luật không phải là nhiệm vụ của một hay
một số cá nhân, tổ chức mà là trách nhiệm của tất cả mọi công dân đến cán bộ công
chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Do đó, căn cứ vào tính
chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý xác định những hình thức
thực hiện pháp luật như sau:
Tuân thủ pháp luật
Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế,
không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Hình thức này thường được thể
hiện dưới dạng các quy định cấm đốn. Có thể thấy, các quy định cấm được thể hiện
trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật. Theo đó, tương ứng với mỗi lĩnh vực, mỗi quan
hệ xã hội, pháp luật đều quy định cụ thể các hành vi bị cấm đối với các bên trong quan
hệ. Nếu bên nào vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi
vi phạm của mình gây ra.
Thi hành pháp luật


9

Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa
vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Hình thức này thường được thể hiện
dưới dạng những quy phạm bắt buộc (quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện
những hành vi tích cực nhất định).
Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp

luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép
chủ thểthực hiện). Hình thức này thường được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp
luật quy định về quyền và tự do pháp lý của các chủ thể. Chủ thể pháp luật có thể thực
hiện hay khơng thực hiện các quyền và tự do đó chứ khơng bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng
qua cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy
định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm
dứt những quan hệ phápluật cụ thể. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng
pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp
luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà nước. Áp dụng
pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật vừa là một giai đoạn mà các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các
quy định của pháp luật.
Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là những hình
thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức
thực hiện chỉ dành cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Áp
dụng pháp luật được xem là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước,
nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy
định pháp luật.
1.1.2 Khái niệm Năng lượng


10

Năng lượng là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (có thể là
đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh cơng của một vật; cũng có thể là số đo chung
của chuyển động vật chất; còn khi xem xét đến thế giới vi mơ thì năng lượng lại được

lượng tử hóa…). Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì năng lượng là độ đo định
lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất; Theo Từ điển tiếng Việt
và Từ điển vật lý phổ thông thì năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng
sinh công của một vật; Hiểu theo nghĩa thông thường, năng lượng là khả năng làm
thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.
Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường Việt nam thì: năng lượng là một dạng tài
nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu năng lượng mặt trời và năng lượng
lòng đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng
sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ
quyển (gió, sóng, các dịng hải lưu, thuỷ triều, dịng chảy sơng...),năng lượng hố
thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất: nhiệt lòng đất biểu hiện ở các
các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U,
Th, Po...
Năng lượng có ở khắp nơi, biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi chịu tác
động. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào rất nhiều dạng biến đổi năng lượng. Có
nhiều dạng năng lượng như: động năng, nhiệt năng, thế năng, cơ năng… nhưng tất cả
chúng chỉ thuộc hai loại chính: năng lượng dự trữ (thế năng) và năng lượng hoạt động
(động năng). Thế năng bao gồm năng lượng hóa học, năng lượng trọng trường, cơ
năng, điện năng và năng lượng hạt nhân. Động năng bao gồm quang năng, điện năng,
âm năng, nhiệt năng, và năng lượng chuyển động.
- Điện năng: là dòng của các điện tử chạy trong mạch. Sự chuyển động của một
điện tử tạo ra một dòng điện tạo ra điện.
- Nhiệt năng: là việc sử dụng nhiệt như là nguồn năng lượng.
- Năng lượng hóa học: là năng lượng được tạo ra từ các phản ứng hóa học,
trong đó liên kết hóa học của một chất bị phá vỡ và được tái sắp xếp tạo thành phân tử
mới, q trình đó có thể cung cấp năng lượng.


11


- Năng lượng bức xạ: là năng lượng đến từ một nguồn sáng, như mặt trời. Năng
lượng phát ra từ mặt trời ở dạng các photon. Những phần tử nhỏ bé này vơ hình với
mắt người, di chuyển tương tự như sóng.
- Năng lượng hạt nhân: là năng lượng được tạo ra khi những phần của nguyên
tử của một số vật liệu nhất định được tách ra trong môi trường có kiểm sốt. Q trình
này tạo ra nhiệt (nhiệt năng) dùng vào các mục đích khác nhau, bao gồm cả phát điện.
Năng lượng thường được phân chia thành hai loại như sau:
- Năng lượng không tái tạo: là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó
khơng có khả năng tái sinh và mất đi vĩnh viễn, bao gồm:
+ Năng lượng hóa thạch: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí tự nhiên tạo thành
thơng qua sự hố thạch của động, thực vật trong một thời gian rất dài, tính tới hàng
triệu năm.
+ Năng lượng hạt nhân: từ chất phóng xạ Uranium.
- Năng lượng tái tạo (hay năng lượng tái sinh): là năng lượng từ những nguồn
liên tục, là vô hạn. Năng lượng vô hạn là năng lượng tồn tại nhiều đến mức khơng thể
trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người. Nguồn năng lượng này bao gồm: năng
lượng bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (năng lượng sinh khối), gió, sóng, các
dịng hải lưu, thuỷ triều,…
Những nguồn năng lượng mới, tái sinh và ít gây tác động tiêu cực đến mơi
trường (hay cịn được gọi là năng lượng sạch hay năng lượng xanh). Trong đó, việc
phát triển năng lượng sinh khối sẽ làm giảm sự thay đổi bất lợi khí hậu, giảm hiện
tượng mưa axit, giả sức ép về bãi chơn lấp,...
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm về Năng lượng được quy định như sau:
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh cơng, bao
gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp: nhiệt
năng, điện năng, quang năng sinh ra do q trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp.
Khoản 1, điều 2 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định như
sau: “Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc
thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo”.



12

Như vậy, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khơng có định nghĩa
về năng lượng mà chỉ liệt kê các dạng tồn tại của năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện
năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên
năng lượng không tái tạo và tái tạo. Trong phạm vi đề tài này, xuất phát từ cơng việc
của chính bản thân nên tác giả chỉ đề cập đến một dạng năng lượng quan trọng và phổ
biến nhất đó là Điện năng.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, điện năng là năng lượng cung cấp bởi dịng
điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển
trong nó. Khi dịng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra
mơi trường. Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dịng điện
ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang
năng (bóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa).
Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người
hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được phân phối
đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ, với giá
bán có thể thay đổi theo địa điểm, thời điểm trong ngày hay trong năm, và lượng tiêu
thụ. Điện năng dễ sản xuất, giá thành rẻ, vận tải đi xa thuận lợi, dễ biến đổi sang các
dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, hoá năng, quang năng và ngược lại.
Lý thuyết về năng lượng phân chia năng lượng ra thành hai dạng: “năng lượng
sơ cấp” và “năng lượng thứ cấp”. Theo đó, “năng lượng sơ cấp” là nguồn năng
lượng thơ có sẵn ngoài thiên nhiên, muốn sử dụng, cần qua một giai đoạn gọi là
chuyển hoá năng lượng để trở thành điện năng, nhiệt năng, công năng. “Năng lượng
thứ cấp” là những năng lượng được sinh ra trong q trình chuyển hố những năng
lượng thô nêu trên.
Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng được định
nghĩa dưới dạng liệt kê các dạng tồn tại của năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng,

nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài ngun năng
lượng khơng tái tạo và tái tạo. Theo đó, tài ngun năng lượng khơng tái tạo gồm than
đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài ngun năng lượng khác
khơng có khả năng tái tạo. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh


13

sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả
năng tái tạo [25, điều 3].
Từ các định nghĩa trên có thể kết luận: “điện năng là nguồn năng lượng thứ cấp
thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không
tái tạo và tái tạo”.
1.1.3 Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đóng một vai trị quan trọng trong
cơng cuộc cơng nghiệp hố-hiện đại hoá đất nước do điện năng là dạng năng lượng
được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống của
con người. Điện năng còn là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho cho các máy móc,
phương tiện, thiết bị ...trong sản suất và đời sống. Nhờ có điện năng, q trình sản xuất
được tự động hóa, cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
Chính vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hợp lí, giảm hao phí năng lượng trong q
trình sử dụng là u cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương.
Sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ đảm bảo thực hiện được các hoạt động cần thiết với
mức tiêu phí năng lượng thấp nhất. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử
dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí
năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng
lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt. Theo Luật sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ
năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với

quá trình sản xuất và đời sống” [25, điều 3].
Như vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm hai biện pháp:
biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật. Điều này đồng nghĩa với sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa
phương, cơ quan được giao quản lý năng lượng về năng lượng và tất cả mọi người sử
dụng năng lượng. Hay nói cách khác, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
trách của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng, trong đó doanh nghiệp tư
nhân có vai trị quan trọng.


14

1.1.4 Khái niệm thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả
Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
q trình hoạt động có mục đích của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân làm cho các
quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thực hiện
trong thực tế cuộc sống nhằm mục đích đảm bảo trật tự sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng.
Như vậy, nói tới thực hiện pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả là nói tới q trình hoạt động hợp pháp của các cơ quan nhà nước và trách
nhiệm thực hiện pháp luật một cách thường xuyên, thống nhất, tự giác và nghiêm chỉnh
của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
Thực hiện pháp luật về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là một trong
những hình thức thực hiện pháp luật nói chung. Vì vậy, nó cũng được thong qua bốn
hình thức cơ bản: Tuân thủ pháp luật; Thi hành pháp luật; Sử dụng pháp luật và Áp
dụng pháp luật.
Tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sự

xử sự thụ động, là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tự
kiềm chế mình khơng thực hiện những hoạt động mà pháp luật về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả ngăn cấm.
Thi hành pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm
của mình với hành động tích cực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Theo đó, các cá nhân, tổ chức sử dụng năng lượng trong các ngành, các lĩnh vực cụ
thể phải có trách nhiệm chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều từ Điều 9
đến điều 36 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sử dụng pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
một hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng quyền năng
pháp lý (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) để bảo vệ các quyền và lợi


15

ích hợp pháp khác của mình trong cũng như của các chủ thể khác trong lĩnh vực sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước
hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy
định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc tự mình căn cứ
vào các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để ra các
quyết định làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật liên quan
đến xử lý hành vi trái pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm
soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thơng qua việc tìm hiểu về thực hiện pháp luật nêu trên, chúng ta có thể đưa ra
khái niệm thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiêu quả như sau:
“Thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một q trình
hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa những quy định

của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành những xử sự thực tế,
đáp ứng các nhu cầu chính đáng của các chủ thể pháp luật”.
1.1.5 Đặc điểm thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả
Thông qua xem xét về khái niệm Thực hiện pháp luật về sử dụng điện năng,
chúng ta có thể thấy nó có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, như chúng ta biết, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các
chủ thể pháp luật. Như vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật phải bằng hành vi hợp
pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng, làm
đủ, không trái với những quy định của pháp luật.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
hoạt động đưa các quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
được thực hiện trên thực tế.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta xác định. Tuy nhiên,
các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ trở nên vô


16

nghĩa khi chúng ta không quan tâm đúng mức đến việc đưa nó vào thực hiện trong
thực tiễn đời sống.
Có thể nói rằng, hoạt động thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả sẽ đưa kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc
sống, nghĩa là các quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ
được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế cuộc sống.
Như vậy, các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trên giấy tờ sẽ được hiện thực hóa trong đời sống thơng qua hành vi hợp pháp của
các chủ thể pháp luật.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ln
địi hỏi sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Quá
trình thực hiện pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm nhiều hoạt
động khác nhau, như: phổ biến giáo dục pháp luật; áp dụng pháp luật; tổ chức tiếp
cơng dân;... do đó nếu khơng có sự tham gia, phối hợp tốt giữa các ban, ngành, đoàn
thể địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan thì sẽ không đạt được kết quả như kỳ
vọng.

1.2. Nội dung thực hiện pháp luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu
quả
Theo đối tượng điều chỉnh của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam theo từng
lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp; xây dựng, chiếu sáng công cộng; giao thông vận
tải; cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; sản xuất nông nghiệp; dịch vụ và
hộ gia đình đều có trách nhiệm và phải thực hiện các biện pháp luật định sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Song song với trách nhiệm của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng, Nhà nước cũng giao các cơ quan tương ứng
với từng ngành, từng lĩnh vực phải thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt
chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.


17

1.2.1 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về sử dụng năng
lƣợng tiết kiệm và hiệu quả
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong phạm vi cả nước. Bộ Cơng Thương chịu tránh nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện
quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo phân cơng của

Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả theo phân cấp của Chính phủ. Cụ thể:
 Trách nhiệm của Bộ Công Thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chính sách, chương
trình, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và tổ chức thực hiện theo
phân cơng của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.
- Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp
luật.
 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả


18

- Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương theo
quy định của pháp luật.

 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong từng lĩnh vực:

- Trong sản xuất công nghiệp:
+ Bộ Cơng thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban
hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản
xuất công nghiệp.

- Trong hoạt động xây dựng:
+ Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng thương, bộ, cơ quan ngang bộ
có liên quan ban hành định mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật về thiết
kế, thi công, vật liệu xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản
lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong hoạt động xây dựng tại địa phương.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, xử lý kịp
thời vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơng
trình xây dựng đang thi công, cải tạo; không cấp giấy phép xây dựng cho cơng trình
xây dựng khơng tn thủ định mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật
nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Trong chiếu sáng công cộng:


19


+ Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chiếu sáng công
cộng bảo đảm yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng
lượng trong chiếu sáng công cộng.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp
quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về tiết kiệm điện trong chiếu
sáng công cộng; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý chiếu sáng công cộng theo
thẩm quyền được phân cấp.
- Trong hoạt động giao thơng vận tải:
+ Bộ Giao thơng vận tải có trách nhiệm: Áp dụng các biện pháp sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường hàng không; Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ có liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật,
định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện vận tải; Chỉ đạo, hướng dẫn việc
thực hiện loại bỏ phương tiện vận tải quá thời hạn sử dụng, không đạt mức hiệu
suất năng lượng tối thiểu; Hướng dẫn doanh nghiệp vận tải hợp lý hóa hoạt động
giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của phương tiện
vận tải; Lập kế hoạch đầu tư, khai thác hệ thống giao thông công cộng, tăng cường
sử dụng mạng lưới giao thông đường sắt, đường thuỷ kết hợp vận tải đa phương
thức; Kiểm tra việc tuân thủ định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện vận
tải.
+ Bộ Công thương hướng dẫn cơ sở sản xuất phương tiện vận tải tuân thủ
quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện vận tải.
+ Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ
có liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng của phương tiện
vận tải và nhiên liệu thân thiện môi trường sử dụng trong giao thông vận tải.
+ Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch, phát



20

triển hệ thống giao thông vận tải tại địa phương; Tổ chức phân làn, phân luồng giao
thông hợp lý; quy định giờ hoạt động của một số loại phương tiện, giảm thiểu ùn
tắc giao thông nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; Thực hiện các nhiệm
vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải được
phân cấp.
- Trong sản xuất nông nghiệp:
+ Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có trách nhiệm: hướng dẫn cá
nhân, tổ chức thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủy lợi; giảm tổn thất điện năng và sử dụng năng
lượng tái tạo trong sản xuất nơng nghiệp, nơng thơn. Chủ trì, phối hợp với các bộ,
cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch
vùng trồng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Chỉ đạo việc xây dựng và tổ
chức thực hiện quy hoạch hệ thống thủy lợi tại địa phương; Chỉ đạo thực hiện quy
hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt; Tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy
định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
[Điều 25]
- Trong hoạt động dịch vụ, hộ gia đình:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ, hộ gia đình.
+ Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây: Tuyên truyền, vận động cơ sở dịch vụ,
hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Quản lý việc thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

của cơ sở hoạt động dịch vụ tại địa phương; Vận động hộ gia đình thực hiện mơ


×