Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Sâu phao đục bẹ hại lá lúa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.84 KB, 3 trang )

Sâu phao đục bẹ hại lá lúa

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Theo Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam thì sâu phao đục bẹ đã được
Chi cục Bảo Vệ ThựcVật các tỉnh Sóc Trăng và Tiền Giang ghi nhận từ vụ lúa Hè
Thu năm 1998. Sang vụ lúa Hè Thu 1999, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật các tỉnh Trà
Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp cũng báo cáo về sự xuất hiện và gây hại của lòai
côn trùng này. Từ năm 2000 đến nay thì hầu hết đồng ruộng của các tỉnh phía nam
đều thấy có sự xuất hiện của đối tượng gây hại mới này trên cả vụ Hè Thu và
Đông Xuân với mức độ ngày càng gia tăng. Theo Nguyễn Văn Hùynh (Đại Học
Cần Thơ) và Nguyễn Văn Liêm, 2003 (Chi cục Bảo Vệ ThựcVật Vĩnh Long) thì
sâu phao đục bẹ hại lúa thuộc bộ cánh vảy, họ ngài sáng, tên khoa học vẫn chưa
định danh được. Các kết quả điều tra cho thấy lòai sâu hại này xuất hiện ở hầu hết
đồng ruộng của các tỉnh phía nam, từ Bình Thuận trở vào, chúng có khả năng gây
hại nặng cho cả vụ lúa Đông Xuân, khi điều kiện đồng ruộng thường xuyên bị
ngập nước ở đầu vụ.
Bướm có kích thước và màu sắc gần giống bướm sâu cuốn lá nhỏ, khi đậu
hay chỏng ngược đầu xuống đất, ở mặt dưới lá. Sâu non có màu trắng sáp, mập
mạp, có lông tơ, đủ sức dài khỏang 20 mm, ăn mất phần bìa phiến lá lúa lam
nham, dùng tơ kết hai mãnh lá ghép lại tạo thành phao cư trú. Sâu non thò đầu ra
khỏi phao, đục thủng bẹ xuyên qua thân cây lúa, rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng
gây hại của sâu đục thân lúa. Trường hợp bị hại nặng, bẹ lúa bị thủng nhiều lổ, gốc
lúa bị thối, úng nước, mềm nhũn, ruộng lúa bị chết thành từng vạt lớn (Trịnh Tấn
An, 2000). Bà con nông dân thường gọi sâu phao đục bẹ mới có tạp quán sinh họat
giống với sâu phao hại lúa trước đây nhưng cách gây hại thì giống sâu đục thân
lúa. Vòng đời 30-40 ngày, mỗi bướm cái đẻ trung bình 30-50 trứng trên lá, tuổi
thọ 7,9 ngày; sâu non có 5 tuổi, trung bình 18-25 ngày; nhộng 6-7 ngày, làm ngay
trong phao và được ghim chặt một đầu vào gốc lúa.
Về điều kiện phát sinh và phát triển, cũng giống như sâu phao thường
Nymphula depunctalis, sâu phao đục bẹ phát triển mạnh trong điều kiện ngập
nước, nơi trũng giữa ruộng, từ sau khi gieo sạ 10-15 ngày đến giai đọan tượng


khối sơ khởi, nơi sạ dầy, bón thừa phân đạm. Cây lúa bị hại sẽ kém phát triển, đọt
bị vàng, không nảy chồi để đền bù kịp giai đọan sinh trưởng, ruộng càng ngập sâu
thì thiệt hại càng lớn. Thường trong vụ Hè Thu thiệt hại sẽ nặng hơn vụ Đông
Xuân, cây lúa dễ chết không hồi phục được, có thể làm mất năng suất.
Ngòai ký chủ chính là cây lúa, sâu phao đục bẹ còn sống trên lúa rày, lúa
chét, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cú, cỏ túc hình và lúa cỏ. Trên ruộng lúa cũng
có nhiều lòai thiên địch tấn công ấu trùng sâu phao đục bẹ như dế nhảy, muồm
muỗm, bọ rùa, nhện, chuồn chuồn; đặc biệt là các lòai ong ký sinh như ong cự,
ong đen kén trắng dễ dàng tìm thấy xác sâu chết bên cạnh nhiều kén ong trên lá
lúa.
Để có thể phòng trị lòai này trong vụ lúa Đông – Xuân hiện nay, bà con cần
lưu ý các biện pháp như sau:
- Thăm đồng thường xuyên khi thấy bướm rộ, sau một tuần sẽ có sâu non
non nở ra
- Không nên để mực nước quá cao vì sâu phao dễ lây lan theo nước; chỉ
khống chế khoảng 10-15 cm nước trên ruộng
- Không sạ quá dầy hoặc bón thừa phân đạm.
- Nên áp dụng biện pháp Ba Giãm- Ba Tăng
- Áp dụng thuốc hóa học khi thấy triệu chứng biểu hiện trên bẹ lúa; cần rút
nước cạn, phun thuốc xong vài ngày cho nước từ từ vào ruộng.
- Các lọai thuốc thông thường như:
+ BrighTin 1,8 EC, Tập Kỳ 1,8 EC với nồng độ 5 cc/ bình phun 8-10 lít
nước
+ CarboSan 25 EC, Pace 75 SP, Vibasu 40 ND, Basudin 40 ND, Peran 20
EC,
+ Kinalux 25 EC, Methink 25 EC với nồng độ 10-15 cc/ bình phun 8-10 lít
nước
+ Regent 800 WG với nồng độ 1g/ bình phun 8-10 lít nước
Cần đảm bảo đủ lượng nước phun, trung bình 4-5 bình phun/1000m2


×