HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PGS.TS. NGUYỄN VĂN DẦN – TS. NGUYỄN HỒNG NHUNG
(Đồng Chủ biên)
GIÁO TRÌNH
KINH TẾ VI MƠ I
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
1
2
L I GI I THI U
(Cho lần xuất bản thứ hai)
Giáo trình Kinh t vi mơ I thi t k v i th i l
ng 3 tín ch làm tài li u
gi ng d!y cho sinh viên ngành Kinh t c%a H(c vi n Tài chính. V i m,c tiêu
là nghiên c-u nh.ng v/n 01 c2 b n nh/t thu4c v1 nguyên lý c%a Kinh t
h(c vi mô, thông qua ph 2ng pháp nghiên c-u thích h p, giáo trình 0 m
b o0
c nh.ng v/n 01 c9t lõi, hi n 0!i, phù h p v i ch 2ng trình 0ào t!o
ngành Kinh t do B4 Giáo d,c và =ào t!o quy 0>nh.
Thơng qua nghiên c-u giáo trình Kinh t vi mô I, chúng tôi hy v(ng
sinh viên các chuyên ngành Kinh t n@m b@t 0
c các lý thuy t c2 b n c%a
Kinh t h(c và các v/n 01 chính sách liên quan 0 n ho!t 04ng c%a tAng th>
tr
ng, gi i thích 0
c m4t s9 v/n 01 kinh t c, thB mà thCc tiDn 0Et ra.
N4i dung giáo trình 0
c thi t k thành 8 ch 2ng:
Ch 2ng 1: N1n kinh t và Kinh t h(c
Ch 2ng 2: Nh.ng v/n 01 c2 b n v1 cung và cLu
Ch 2ng 3: Co giãn cung cLu và chính sách c%a Chính ph%
Ch 2ng 4: Lý thuy t v1 hành vi ng
i tiêu dùng
Ch 2ng 5: Lý thuy t v1 hành vi c%a hãng kinh doanh
Ch 2ng 6: C/u trúc th> tr
Ch 2ng 7: Th> tr
ng s n phRm
ng y u t9 s n xu/t c!nh tranh
Ch 2ng 8: Vai trò c%a Chính ph% trong n1n kinh t th> tr
ng
Trong q trình biên so!n, tVp thB tác gi 0ã bám sát n4i dung
ch 2ng trình khung c%a B4 Giáo d,c và =ào t!o, 0Wng th i tham kh o
nhi1u cu9n giáo trình Kinh t vi mơ trong và ngồi n
c 0ang 0
c sX
d,ng r4ng rãi.
3
Giáo trình do PGS.TS. NguyDn V[n DLn và TS. NguyDn HWng Nhung
0Wng Ch% biên, tham gia biên so!n gWm các nhà khoa h(c:
— PGS.TS. NguyDn V[n DLn;
— TS. NguyDn HWng Nhung;
— TS. Ph!m Qu`nh Mai;
— TS. Hoàng Th%y Y n;
— ThS. =ào Th> Thúy H cng;
— ThS. NguyDn Minh H!nh;
— ThS. Ph!m Th> Thu Dung.
MEc dù tVp thB tác gi 0ã h t s-c c9 g@ng, nh ng trong quá trình biên
so!n cu9n sách khó có thB tránh khei nh.ng khi m khuy t. TVp thB tác gi
r/t mong nhVn 0
c sC 0óng góp ý ki n chân thành quý báu c%a các nhà
khoa h(c 0B giáo trình ngày càng 0
c hồn thi n h2n.
H(c vi n Tài chính xin chân thành c m 2n các nhà khoa h(c trong
H4i 0Wng 0ánh giá nghi m thu, gWm: PGS.TS. NguyDn Tr(ng C2; PGS.TS. Vg
Kim Dgng; PGS.TS. Ph!m Th> Tu ; PGS.TS. =h Th> Phi Hồi; PGS.TS. Ph!m
Th> Kim Vân, 0ã có nhi1u ý ki n 0óng góp quý báu trong quá trình biên
so!n, nghi m thu và hồn thi n nhim nâng cao ch/t l
4
ng c%a giáo trình.
MỤC LỤC
Trang
L i gi i thi u ....................................................................................................... 3
Ch 2ng 1. NjN KINH Tk VÀ KINH Tk HmC .................................................... 9
1. NjN KINH Tk .............................................................................................. 9
1.1. Mơ hình kinh t ................................................................................... 9
1.2. Ba v/n 01 kinh t c2 b n c%a m4t n1n kinh t ................................ 14
1.3. Các y u t9 s n xu/t ............................................................................ 15
1.4. Các n1n kinh t .................................................................................. 16
1.5. C2 ch ho!t 04ng c%a n1n kinh t ................................................... 17
1.6. Th> tr ng........................................................................................... 20
2. KINH Tk HmC ........................................................................................... 23
2.1. Khái ni m ........................................................................................... 23
2.2. N4i dung nghiên c-u ch% y u c%a Kinh t h(c vi mô .................... 27
2.3. =Ec tr ng c%a Kinh t h(c ................................................................ 27
2.4. Ph 2ng pháp luVn và ph 2ng pháp nghiên c-u c%a Kinh t h(c 27
3. LpA CHmN KINH Tk TrI sU VÀ HIuU QUv KINH Tk ........................ 31
3.1. Nh.ng v/n 01 c2 b n c%a lý thuy t lCa ch(n.................................. 31
3.2. B n ch/t và ph 2ng pháp lCa ch(n kinh t t9i u ......................... 32
3.3. Hi u qu kinh t ................................................................................ 33
CÂU HxI ÔN TzP ......................................................................................... 34
BÀI TzP .......................................................................................................... 35
Ch 2ng 2. NH{NG V|N =j C} BvN Vj CUNG VÀ C~U ............................. 39
1. C~U ............................................................................................................ 39
1.1. Khái ni m ........................................................................................... 39
1.2. CLu cá nhân và cLu th> tr ng ......................................................... 40
1.3. LuVt cLu .............................................................................................. 45
1.4. Các y u t9 hình thành cLu ................................................................ 45
1.5. Thay 0•i c%a l ng cLu và thay 0•i c%a cLu ................................... 48
2. CUNG ......................................................................................................... 49
2.1. Khái ni m ........................................................................................... 49
2.2. Cung cá nhân và cung th> tr ng ..................................................... 50
2.3. LuVt cung............................................................................................ 54
2.4. Các y u t9 nh h cng 0 n cung....................................................... 54
2.5. Thay 0•i l ng cung hay thay 0•i cung .......................................... 55
3. KkT H€P CUNG VÀ C~U ......................................................................... 57
3.1. Tr!ng thái cân bing........................................................................... 57
5
3.2. Tr!ng thái không cân bing ............................................................... 57
3.3. Các b c phân tích nh.ng thay 0•i trong tr!ng thái cân bing .... 58
CÂU HxI ÔN TzP ......................................................................................... 66
BÀI TzP .......................................................................................................... 67
Ch 2ng 3. CO GIÃN CUNG C~U VÀ CHÍNH SÁCH C…A CHÍNH PH…....... 74
1. Hu Sr CO GIÃN ........................................................................................ 74
1.1. H s9 co giãn c%a cLu ........................................................................ 75
1.2. H s9 co giãn c%a cung theo giá ....................................................... 86
2. CHÍNH SÁCH C…A CHÍNH PH… ............................................................ 88
2.1. KiBm sốt giá ...................................................................................... 88
2.2. Tác 04ng c%a vi c 0ánh thu 0 n k t qu ho!t 04ng c%a th> tr ng... 91
CÂU HxI ÔN TzP ......................................................................................... 96
BÀI TzP .......................................................................................................... 97
Ch 2ng 4. LÝ THUYkT Vj HÀNH VI NGsˆI TIÊU DÙNG......................... 107
1. LÝ THUYkT Vj L€I ÍCH ......................................................................... 107
1.1. M4t s9 khái ni m v1 l i ích ............................................................. 107
1.2. Quy luVt l i ích cVn biên gi m dLn ................................................ 110
1.3. Quan h gi.a l i ích cVn biên và 0 ng cLu ................................. 112
1.4. LCa ch(n tiêu dùng t9i u ti p cVn tA lý thuy t l i ích ................ 114
2. LpA CHmN SvN PH‹M TIÊU DÙNG TrI sU TIkP CzN TŒ =sˆNG
NGÂN SÁCH VÀ =sˆNG BÀNG QUAN ................................................... 117
2.1. = ng bàng quan (0 ng 0Wng l i ích) ........................................ 117
2.2. = ng ngân sách ............................................................................. 122
2.3. LCa ch(n s n phRm tiêu dùng t9i u ti p cVn tA 0 ng ngân sách
và 0 ng bàng quan............................................................................... 125
2.4. SC hình thành 0 ng cLu ............................................................... 127
CÂU HxI ƠN TzP ....................................................................................... 129
BÀI TzP ........................................................................................................ 130
Ch 2ng 5. LÝ THUYkT Vj HÀNH VI C…A HÃNG KINH DOANH .............. 135
1. LÝ THUYkT SvN XU|T .......................................................................... 135
1.1. Hàm s n xu/t ................................................................................... 135
1.2. S n xu/t v i m4t 0Lu vào bi n 0•i (lao 04ng) .............................. 138
1.3. S n xu/t v i hai 0Lu vào bi n 0•i .................................................. 143
2. LÝ THUYkT Vj CHI PHÍ ......................................................................... 146
2.1. Phân lo!i chi phí .............................................................................. 146
2.2. Chi phí s n xu/t ng@n h!n .............................................................. 148
6
2.3. Chí phí s n xu/t dài h!n ................................................................. 154
2.4. = ng 0Wng phí ............................................................................... 155
2.5. K t h p gi.a 0 ng 0Wng l ng và 0 ng 0Wng phí .................... 156
3. LÝ THUYkT Vj DOANH THU VÀ L€I NHUzN ................................... 158
3.1. Doanh thu ........................................................................................ 158
3.2. L i nhuVn ......................................................................................... 160
CÂU HxI ÔN TzP ....................................................................................... 162
BÀI TzP ........................................................................................................ 163
Ch 2ng 6. C|U TRÚC TH’ TRsˆNG SvN PH‹M ....................................... 170
1. PHÂN LO“I TH’ TRsˆNG ..................................................................... 170
1.1. Khái ni m ......................................................................................... 170
1.2. Phân lo!i th> tr ng......................................................................... 171
2. C“NH TRANH HOÀN HvO .................................................................... 172
2.1. Khái ni m, 0Ec 0iBm c%a th> tr ng và doanh nghi p c!nh tranh
hoàn h o ................................................................................................. 172
2.2. LCa ch(n s n l ng trong ng@n h!n .............................................. 173
2.3. = ng cung trong ng@n h!n .......................................................... 177
2.4. LCa ch(n s n l ng trong dài h!n ................................................. 178
2.5. = ng cung dài h!n c%a doanh nghi p ........................................ 180
2.6. Cân bing dài h!n............................................................................. 180
2.7. Tác 04ng c%a thu và tr c/p ......................................................... 181
3. TH’ TRsˆNG =”C QUYjN BÁN .......................................................... 182
3.1. Khái ni m, 0Ec 0iBm c%a th> tr ng và hãng 04c quy1n bán...... 182
3.2. Nguyên nhân d•n 0 n 04c quy1n bán .......................................... 183
3.3. = ng cLu và doanh thu cVn biên ................................................. 184
3.4. LCa ch(n s n l ng c%a hãng 04c quy1n bán .............................. 184
3.5. Quy t@c 0>nh giá ............................................................................... 185
3.6. Trong 04c quy1n khơng có 0 ng cung........................................ 186
3.7. Tác 04ng c%a chính sách thu ........................................................ 187
3.8. S-c m!nh 04c quy1n bán ............................................................... 188
3.9. =i1u ch nh 04c quy1n bán ............................................................. 190
4. C“NH TRANH CĨ TÍNH =”C QUYjN................................................. 192
4.1. Khái ni m, 0Ec 0iBm c%a th> tr ng và hãng kinh doanh ........... 192
4.2. = ng cLu và 0 ng doanh thu cVn biên ..................................... 193
4.3. LCa ch(n s n l ng c%a hãng......................................................... 194
4.4. Cân bing ng@n h!n và cân bing dài h!n ...................................... 194
5. =”C QUYjN TzP =OÀN ....................................................................... 196
5.1. Khái ni m, 0Ec 0iBm c%a th> tr ng và hãng 04c quy1n tVp 0oàn 196
7
5.2. Giá c%a ngành — m,c tiêu c%a 04c quy1n tVp 0oàn ..................... 197
5.3. = ng cLu gãy khúc và giá c kém linh ho!t ................................ 198
CÂU HxI ÔN TzP ....................................................................................... 200
BÀI TzP ........................................................................................................ 201
Ch 2ng 7. TH’ TRsˆNG YkU Tr SvN XU|T C“NH TRANH .................... 210
1. C~U =~U VÀO C…A HÃNG ................................................................... 210
1.1. CLu v1 y u t9 0Lu vào khi ch có m4t 0Lu vào bi n 0•i ............... 210
1.2. CLu v1 y u t9 s n xu/t khi m4t s9 y u t9 0Lu vào thay 0•i ......... 214
2. CUNG YkU Tr =~U VÀO ...................................................................... 216
2.1. Cung y u t9 0Lu vào c%a hãng ....................................................... 216
2.2. Cung th> tr ng v1 y u t9 0Lu vào ................................................. 218
3. CÂN B˜NG TH’ TRsˆNG YkU Tr SvN XU|T C“NH TRANH .......... 221
3.1. Cân bing th> tr ng y u t9 và m-c y u t9 hi u qu .................... 221
3.2. Tơ kinh t ......................................................................................... 223
CÂU HxI ƠN TzP ....................................................................................... 226
BÀI TzP ........................................................................................................ 227
Ch 2ng 8. VAI TRỊ C…A CHÍNH PH…
TRONG NjN KINH Tk TH’ TRsˆNG ........................................................... 231
1. NH{NG TRšC TR›C C…A TH’ TRsˆNG............................................ 231
1.1. S-c m!nh th> tr ng ....................................................................... 231
1.2. Thơng tin khơng hồn h o ............................................................. 232
1.3. Ngo!i -ng ......................................................................................... 233
1.4. Hàng hố cơng c4ng........................................................................ 237
1.5. Cơng bing xã h4i ............................................................................. 239
2. VAI TRỊ C…A CHÍNH PH… TRONG VIuC KHœC PHšC NH{NG
TRšC TR›C C…A TH’ TRsˆNG ............................................................... 239
2.1. Vai trị kinh t c%a Chính ph% ........................................................ 239
2.2. Các cơng c, kinh t ch% y u c%a Chính ph% ................................ 241
CÂU HxI ÔN TzP ....................................................................................... 243
BÀI TzP ........................................................................................................ 244
TÀI LIuU THAM KHvO .............................................................................. 250
8
Ch ng 1
NỀN KINH TẾ V KINH TẾ HỌC
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU HỌC TẬP
Chương 1 giới thiệu tổng quan về nền kinh tế như mơ hình kinh tế,
các vấn đề kinh tế cơ bản và cách thức giải quyết trong các hình
thái kinh tế − xã hội thơng qua cơ chế thị trường. Giới thiệu về
Kinh tế học nói chung và Kinh tế học vi mơ nói riêng. Ngồi ra,
chương này còn nghiên cứu về nội dung cơ bản của lý thuyết lựa
chọn và bản chất, phương pháp của lựa chọn kinh tế tối ưu.
1. NỀN KINH TẾ
Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng là một cơ chế phân bổ nguồn lực
khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh. Nói cách khác, nền kinh tế là
một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng
khác nhau.
Để hiểu được nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng ta phải tìm
ra một cách nào đó để đơn giản hóa tư duy của mình về những hoạt
động này. Nói cách khác, chúng ta cần một mơ hình để lý giải dưới
hình thức tổng qt cách thức tổ chức của nền kinh tế và phương thức
tác động qua lại giữa những người tham gia vào nền kinh tế.
1.1. Mơ hình kinh tế
1.1.1. Mơ hình vịng chu chuyển kinh tế
Hình 1.1 trình bày mơ hình một nền kinh tế giản đơn, người ta thường
gọi là biểu đồ chu chuyển kinh tế. Mơ hình này có hai vòng luân chuyển:
1) Vòng luân chuyển bên trong cho thấy dòng của các nguồn lực.
9
2) Vịng ln chuyển bên ngồi là dịng của các khoản thanh tốn
tương ứng.
Doanh thu
Chi tiêu
THỊ TRƯỜNG HÀNG
HĨA VÀ DỊCH VỤ
Hàng hóa
và dịch vụ
Hàng hóa
và dịch vụ
– Các hãng kinh doanh là người bán.
– Các hộ gia đình là người mua.
HÃNG KINH DOANH
– NHÀ SẢN XUẤT
HỘ GIA ĐÌNH –
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Yếu
Yếu
– Các hộ gia đình là người bán.
tố
sản
xuất
– Các hãng kinh doanh là người mua.
THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ
SẢN XUẤT
Tiền công, lợi nhuận,
tiền th, lãi suất
tố
sản
xuất
Thu nhập
Hình 1.1. Sơ đồ vịng chu chuyển kinh tế
Trong mơ hình này, nền kinh tế có hai nhóm người ra quyết định là
hộ gia đình và hãng kinh doanh. Các hãng kinh doanh sử dụng những
đầu vào như lao động, vốn, đất đai để sản xuất ra các hàng hóa hoặc
dịch vụ. Những đầu vào này được gọi là yếu tố sản xuất. Hộ gia đình sở
hữu những yếu tố sản xuất này và tiêu dùng tồn bộ hàng hóa hoặc dịch
vụ do các hãng kinh doanh sản xuất ra.
Các hộ gia đình và hãng kinh doanh tương tác với nhau trên hai thị
trường: thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường yếu tố sản xuất.
Cung trên hình 1.1 là thị trường hàng hóa và dịch vụ. Ở đây hộ gia đình
là người mua sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do các hãng kinh doanh
là người bán sản xuất ra. Cung dưới là thị trường yếu tố sản xuất, ở đây
hãng kinh doanh là người mua và hộ gia đình là người bán các yếu tố
sản xuất.
10
Mơ hình vịng chu chuyển kinh tế đem lại cho ta một cách nhìn giản
đơn về cách thức tổ chức các giao dịch kinh tế diễn ra giữa hộ gia đình
và hãng kinh doanh trong nền kinh tế.
Mơ hình vịng chu chuyển này là một mơ hình đơn giản về nền kinh
tế. Nó bỏ qua nhiều chi tiết mà đối với mục đích khác có thể rất quan
trọng. Một mơ hình phức tạp hơn và thực tế hơn về vịng chu chuyển
bao gồm cả Chính phủ và người nước ngồi. Song, mơ hình đơn giản
cũng đủ để ta hiểu khái quát về cách thức tổ chức của nền kinh tế. Nhờ
tính đơn giản này của nó mà chúng ta có thể tư duy về cách thức gắn
kết các bộ phận của nền kinh tế với nhau.
1.1.2. Mơ hình đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Khác với biểu đồ chu chuyển, hầu hết các mơ hình kinh tế đều được
thiết lập trên cơ sở sử dụng các cơng cụ tốn học. Trong phần này,
chúng ta sẽ xem xét một mô hình đơn giản nhất mơ phỏng nền kinh tế
thuộc loại này. Đó là mơ hình đường giới hạn khả năng sản xuất – PPF.
Các xã hội khơng thể có mọi thứ mà họ muốn, do chúng bị ràng
buộc bởi các nguồn lực và cơng nghệ hiện có. Trong thực tế, nền kinh
tế sản xuất ra hàng triệu hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, để đơn giản
cho quá trình phân tích, chúng ta hãy tưởng tượng ra một nền kinh tế
chỉ sản xuất có hai hàng hóa là máy tính và ơ tơ. Hai ngành này sử dụng
tồn bộ nguồn lực của nền kinh tế.
Giả sử nền kinh tế quyết định dành tồn bộ nguồn lực cho sản xuất
máy tính. Như vậy, chúng ta sẽ sản xuất ra một lượng máy tính tối đa
mỗi năm là 1.000 đơn vị máy. Một thái cực khác, hãy hình dung tồn
bộ nguồn lực được dành cho sản xuất ô tô, nền kinh tế chỉ sản xuất
được một số lượng ô tô nhất định là 50 đơn vị chiếc.
Ngoài hai khả năng cực đoan trên, chúng ta cịn rất nhiều khả năng
khác có thể xảy ra. Nếu chúng ta sẵn sàng từ bỏ một số lượng nhất định
11
máy tính, chúng ta sẽ có thêm một số lượng ơ tơ và giảm càng nhiều
máy tính thì càng có nhiều ô tô. Giả định các khả năng khác của sự kết
hợp được mô tả trong bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1. Các khả năng sản xuất khác nhau
Khả năng
Máy tính (đơn vị chiếc)
Ơ tơ (đơn vị chiếc)
A
1.000
0
B
900
10
C
750
20
D
550
30
E
300
40
F
0
50
Phương án A cho thấy trường hợp cực đoan của toàn bộ nguồn lực
tập trung sản xuất máy tính mà khơng có một ơ tô nào được sản xuất.
Phương án F là một kết hợp cực đoan trong đó tồn bộ nguồn lực tập
trung sản xuất ơ tơ và khơng có một máy tính nào được sản xuất ra.
Giữa hai trường hợp này là các trường hợp: B, C, D, E là các kết hợp
của việc từ bỏ máy tính để có thêm ơ tô.
Bây giờ chúng ta biểu diễn các khả năng sản xuất trong bảng 1.1
trên một hệ trục tọa độ với trục tung đo lường lượng máy tính và trục
hồnh biểu thị lượng ơ tơ. Chúng ta sẽ có các điểm kết hợp của máy
tính và ơ tơ. Nối các điểm kết hợp này lại ta được một đường cong liên
tục và được gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất, viết tắt là PPF.
Đường PPF biểu diễn các phương án mà xã hội có thể lựa chọn để
thay thế máy tính bằng ơ tơ. Giả định rằng các đầu vào và cơng nghệ
cho trước, các điểm nằm ngồi đường PPF như điểm I là phương án
không khả thi hay không đạt được. Các điểm nằm trong đường PPF như
điểm G là phương án sản xuất không hiệu quả, dư thừa nguồn lực.
12
Số lượng đơn vị máy tính
1.000 A
900
300
0
•
Điểm khơng đạt được
•C
750
550
I
B
•
G
•
Sản xuất
kém hiệu
quả
D
•
Điểm sản xuất hiệu quả
Đường PPF
•E
10 20 30 40
•F
50
Số lượng đơn vị ơ tơ
Hình 1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) mô tả mức sản xuất tối
đa mà một nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và cơng
nghệ sẵn có. Nó cho biết các khả năng sản xuất khác nhau mà một xã
hội có thể lựa chọn.
Đường PPF trong hình 1.2 được xây dựng cho hai hàng hóa điển
hình, nhưng cũng có thể áp dụng cho bất kỳ cặp hàng hóa nào khác. Vì
thế, nếu nền kinh tế sử dụng càng nhiều nguồn lực cho sản xuất hàng
hóa này thì cịn lại ít nguồn lực cho sản xuất hàng hóa kia.
* Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường PPF cong ra phía ngồi, hàm ý chi phí cơ hội của sản xuất ơ
tơ tính bằng số lượng máy tính phụ thuộc vào lượng của mỗi hàng hóa
mà nền kinh tế sản xuất ra. Khi nền kinh tế sử dụng hầu hết nguồn lực
của mình để sản xuất ơ tơ, đường PPF khá dốc. Vì ngay cả những lao
động và máy móc thích hợp nhất đối với sản xuất máy tính cũng được
sử dụng để sản xuất ô tô. Ngược lại, khi nền kinh tế sử dụng hầu hết
nguồn lực của mình để sản xuất máy tính, đường PPF sẽ thoải. Trong
tình huống này, những nguồn lực thích hợp nhất với việc sản xuất máy
tính đang nằm trong ngành máy tính. Vì vậy, theo quy luật lợi suất giảm
13
dần, mỗi chiếc ô tô mà nền kinh tế tăng thêm sẽ làm giảm ngày càng
nhiều hơn trong số lượng máy tính.
* Dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường PPF chỉ ra sự đánh đổi giữa việc sản xuất các hàng hóa khác
nhau tại một thời điểm nhất định, nhưng sự thay đổi này có thể theo
thời gian. Giả định khi có sự tiến bộ của cơng nghệ trong ngành máy
tính, số lượng máy tính do một lao động sản xuất ra nhiều hơn trong
một thời kỳ. Nền kinh tế sản xuất nhiều máy tính hơn tại mọi mức sản
xuất ô tô. Kết quả, đường PPF dịch chuyển ra phía ngồi. Q trình này
xã hội có thể chuyển từ sản xuất tại điểm C tới điểm D (hình 1.3).
Số lượng máy tính
1.200
1.000
•D
•C
0
50 Số lượng ơ tơ
Hình 1.3. Dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất
* Đặc điểm của đường giới hạn khả năng sản xuất
Một là, phản ánh trình độ sản xuất và cơng nghệ hiện có.
Hai là, phản ánh phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
Ba là, phản ánh chi phí cơ hội, cho thấy chi phí cơ hội của hàng hóa
này nhờ vào việc đo lường trong giới hạn của hàng hóa khác.
Bốn là, phản ánh tăng trưởng và phát triển khi nó dịch chuyển ra
phía ngồi.
1.2. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế
Do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến
14
thức công nghệ, mỗi xã hội – dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn:
giữa súng đạn và lúa gạo, giữa đường cao tốc và xe tăng, giữa đầu tư
giáo dục và các bữa ăn trong nhà hàng... Điều đó có nghĩa là mỗi xã hội
đều phải có cách xác định cần sản xuất loại hàng hóa nào, sản xuất các
hàng hóa đó như thế nào, và sản xuất cho ai.
Ba câu hỏi cơ bản của tổ chức kinh tế: cái gì, thế nào và cho ai vẫn
là những vấn đề cốt yếu từ thuở khai nguyên nền văn minh nhân loại
cho tới ngày nay. Chúng ta hãy xem xét các vấn đề này một cách cụ thể:
* Sản xuất cái gì?
Sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ gì, với số lượng bao nhiêu? Mỗi xã
hội cần xác định nên sản xuất mỗi loại bao nhiêu sản phẩm trong vô số
các hàng hóa và dịch vụ có thể sản xuất được trong điều kiện nguồn lực
khan hiếm và sản xuất chúng vào thời điểm nào?
* Sản xuất như thế nào?
Quyết định sản xuất như thế nào, nghĩa là do ai và với tài ngun
nào, hình thức cơng nghệ nào, phương pháp sản xuất nào?
* Sản xuất cho ai?
Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được
hưởng lợi và được hưởng lợi như thế nào từ những hàng hóa và dịch vụ
của đất nước. Nói cách khác, sản phẩm quốc dân được phân phối cho
các thành viên trong xã hội như thế nào?
Tóm lại, ba vấn đề nêu trên đều cần được giải quyết trong mọi xã
hội, dù là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước công nghiệp tư
bản, một công xã, một bộ tộc, một địa phương, một ngành hay một
hãng kinh doanh.
1.3. Các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất là đầu vào dùng để sản xuất ra các hàng hóa và
dịch vụ, bao gồm:
15
– Đất đai hay tổng quát hơn là tài nguyên thiên nhiên:
Là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho các quá trình sản xuất của
chúng ta, bao gồm: diện tích đất nơng nghiệp; đất dùng để làm nhà ở,
xây dựng nhà máy, làm đường giao thơng. Ngồi ra cịn bao gồm cả tài
nguyên năng lượng, các tài nguyên phi năng lượng và các nguồn lực
cộng đồng như khơng khí, nước, khí hậu.
– Lao động:
Bao gồm: thời gian của con người chi phí trong sản xuất. Lao động
vừa là đầu vào thông thường nhất vừa là đầu vào quan trọng đối với các
nền cơng nghiệp tiên tiến và nó càng quan trọng trong một nền kinh tế
tri thức.
– Vốn:
Các nguồn vốn hình thành nên các hàng hóa lâu bền của nền kinh
tế, được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Tích lũy vốn là một
nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế − xã hội của các quốc gia.
Ngồi ra một số nhà kinh tế cịn cho rằng: trình độ quản lý và cơng
nghệ cũng là một yếu tố của quá trình sản xuất.
Khi đề cập tới ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế xét trên góc
độ đầu vào và đầu ra, xã hội cần quyết định: (1) cần sản xuất loại đầu ra nào,
và sản xuất bao nhiêu? (2) Sản xuất chúng như thế nào, có nghĩa là cần
phải sử dụng kỹ thuật gì để kết hợp các đầu vào nhằm sản xuất sản phẩm
đầu ra mong muốn? (3) Đầu ra được sản xuất và phân phối cho ai?
1.4. Các nền kinh tế
Lịch sử phát triển của lồi người thường có các hình thức tổ chức
nền kinh tế sau đây:
* Nền kinh tế tập quán truyền thống
Các vấn đề cơ bản của nền kinh tế sản xuất cái gì, thế nào và cho ai
được quyết định theo tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
16
* Nền kinh tế chỉ huy
Là nền kinh tế trong đó Nhà nước ra mọi quyết định về sản xuất và
phân phối. Ba chức năng cơ bản của một tổ chức kinh tế đều được thực
hiện theo kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước. Trong nền kinh
tế chỉ huy, Chính phủ giải đáp các vấn đề kinh tế chủ yếu thơng qua
quyền sở hữu của Chính phủ đối với các nguồn lực và quyền áp đặt
quyết định của mình.
* Nền kinh tế thị trường
Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế được thực hiện thông qua
cơ chế thị trường. Trong đó, cá nhân người tiêu dùng và hãng kinh
doanh tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định hệ thống giá cả thị
trường, lợi nhuận, thu nhập,… Trong trường hợp cực đoan của nền kinh
tế thị trường là Chính phủ hồn tồn khơng can thiệp vào kinh tế, đây
được gọi là nền kinh tế thị trường tự do kinh doanh.
* Nền kinh tế hỗn hợp
Là nền kinh tế kết hợp các nhân tố: thị trường, chỉ huy và truyền
thống. Trong nền kinh tế hỗn hợp, các thể chế cơng cộng và tư nhân
đều kiểm sốt nền kinh tế. Thể chế cơng cộng kiểm sốt bằng mệnh
lệnh và chính sách của Chính phủ nhằm hướng nền kinh tế phát triển
theo những mục tiêu mong muốn. Thể chế tư nhân kiểm sốt thơng qua
bàn tay vơ hình của cơ chế thị trường.
Xu hướng chung trên thế giới, kể cả Việt Nam hiện nay, là kiểu tổ
chức kinh tế theo mơ hình kinh tế hỗn hợp. Với kiểu tổ chức này các
yếu tố thị trường, chỉ huy và truyền thống của nền kinh tế cùng tham
gia quyết định các vấn đề kinh tế.
1.5. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế
1.5.1. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn
Các chủ thể ra quyết định lựa chọn là bất kỳ ai hay tổ chức nào,
bao gồm:
17
Một là, hộ gia đình hay người tiêu dùng:
Là một nhóm người sống cùng nhau như một đơn vị ra quyết định. Tùy
thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng vai trị khác nhau. Ví dụ:
– Trong thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ: hộ gia đình đóng vai trị
là người mua. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hóa mỗi
loại thơng qua cầu của họ, biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
– Trong thị trường yếu tố sản xuất: hộ gia đình là chủ các nguồn lực,
họ là người bán. Họ quyết định bán bao nhiêu nguồn lực của họ cho
hãng kinh doanh. Có ba nguồn lực chủ yếu là: lao động, vốn và đất đai.
Hai là, hãng kinh doanh hay người sản xuất:
Là người tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức kết
hợp chúng lại với nhau nhằm sản xuất ra các hàng hóa hoặc dịch vụ để
cung cấp cho các hộ gia đình.
Ba là, Chính phủ:
Trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ đồng thời là người tiêu dùng
và là người sản xuất các hàng hóa hoặc dịch vụ. Thơng thường, các
Chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở, quốc phịng…
Chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng. Với tư cách là người
sản xuất ra các hàng hóa hoặc dịch vụ, chính quyền các cấp tác động
vào sản xuất cái gì và như thế nào giống như các hãng kinh doanh tư nhân.
Vai trò chủ yếu của Chính phủ có thể thực hiện thơng qua ba chức
năng: nâng cao hiệu quả, khuyến khích cơng bằng và ổn định và tăng
trưởng kinh tế.
Chức năng nâng cao hiệu quả: cơ chế thị trường có thể dẫn tới một
số thất bại, làm giảm hiệu quả của sản xuất và tiêu dùng. Để nâng cao
hiệu quả, Chính phủ có thể đề ra một số đạo luật về chống độc quyền.
Một số tác động bên ngoài thị trường cũng là biểu hiện của tính khơng
hiệu quả. Để hạn chế tác động này, Chính phủ đề ra luật lệ điều tiết
nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực.
18
Chức năng khuyến khích cơng bằng: trong nền kinh tế thị trường,
hàng hóa được phân phối cho những người có nhiều tiền mua nhất chứ
không phải theo nhu cầu. Như vậy, một thị trường dù là đang hoạt động
hiệu quả thì cũng có thể dẫn tới sự bất bình đẳng. Địi hỏi phải có chính
sách phân phối lại thu nhập thông qua các công cụ như thuế, trợ cấp…
Các công cụ thu, chi của Chính phủ sẽ ảnh hưởng tới việc phân phối
cho ai trong nền kinh tế.
Chức năng ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mơ: Chính phủ cịn có
chức năng là duy trì ổn định nền kinh tế. Thực hiện chức năng này,
Chính phủ sử dụng các cơng cụ chính sách kinh tế vĩ mơ tác động vào
nền kinh tế nhằm duy trì ổn định trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô,
giảm bớt giao động của chu kỳ kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.5.2. Cơ chế phối hợp
Là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế với nhau.
Nói cách khác, là sự sắp xếp làm cho sự lựa chọn của các chủ thể của
kinh tế hợp với nhau.
Các loại cơ chế phối hợp cơ bản:
Một là, cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hóa tập trung).
Theo cơ chế này, ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế do Nhà nước
quyết định.
Hai là, cơ chế thị trường.
Là sự tác động qua lại của người sản xuất và người tiêu dùng. Ba
vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế do thị trường quyết định, có nghĩa là
do cung cầu quyết định.
Ba là, cơ chế hỗn hợp.
Là sự kết hợp tồn tại đồng thời của cơ chế mệnh lệnh và cơ chế thị
trường để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản.
Tóm lại, cơ chế kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề
kinh tế cơ bản: cái gì, thế nào và cho ai.
19
1.6. Thị trường
Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi
hoạt động và mọi hãng kinh doanh thông qua hệ thống giá cả và thị trường.
1.6.1. Thị trường và cơ chế thị trường
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán một thứ
hàng hóa hoặc dịch vụ tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng.
Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá cả hàng
hóa hoặc dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện mức mà người
tiêu dùng và các nhà sản xuất tự nguyện trao đổi các loại hàng hóa khác
nhau. Giá cả hoạt động như một tín hiệu đối với nhà sản xuất và người
tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa hơn nữa, thì
giá cả hàng hóa sẽ tăng và lúc này nó phát tín hiệu cho nhà sản xuất là
cần cung ứng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu có một hàng hóa bị tồn kho
quá nhiều, nhà sản xuất sẽ giảm giá. Với mức giá thấp hơn, nhiều người
tiêu dùng sẽ muốn mua hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng vì giá thấp nên
nhà sản xuất lại muốn sản xuất ít hơn. Kết quả là sự cân bằng giữa
người bán và người mua được duy trì. Giá cả sẽ kết hợp các quyết định
của nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường. Giá cả tăng làm
giảm lượng tiêu dùng và khuyến khích nhà sản xuất. Ngược lại, giá cả
giảm xuống làm gia tăng tiêu dùng và khơng khuyến khích nhà sản xuất.
Tồn bộ hàng hóa tiêu dùng và yếu tố sản xuất đều có sự mua bán
trên thị trường thơng qua các hình thức khác nhau.
Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó người tiêu
dùng và nhà sản xuất tác động lẫn nhau qua thị trường để đồng thời giải
quyết ba vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất thế nào và sản xuất cho ai.
1.6.2. Giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản thông qua thị trường
Trong nền kinh tế các lực hoạt động có thể làm thay đổi cung cầu
thị trường. Khi cân đối tất cả các lực hoạt động của nền kinh tế, thị
20
trường sẽ tìm được sự cân bằng cung cầu. Vậy, cân bằng thị trường thể
hiện sự cân bằng giữa tất cả các người mua và người bán khác nhau.
Các hộ gia đình và các hãng kinh doanh đều muốn mua hoặc bán một
số lượng hàng hóa nhất định tùy thuộc vào giá cả. Thị trường tìm ra giá
cân bằng, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người mua lẫn người bán.
Tại mức giá mà người bán muốn bán cũng chính là mức giá mà người
mua muốn mua là sự cân bằng cung và cầu.
Cân bằng giữa cung và cầu trong từng thị trường riêng lẻ, nền kinh
tế thị trường đồng thời giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản cái gì, thế
nào và cho ai. Cụ thể:
(1) Hàng hóa hoặc dịch vụ gì sẽ sản xuất được xác định thông qua
thu nhập bằng tiền của người tiêu dùng.
CÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM
Cầu
Thu nhập
bằng tiền của
người tiêu
dùng
Giá cả trên thị
trường sản
phẩm
Cung
Sản xuất ra
hàng hóa của
các hãng kinh
doanh
Cái gì?
NGƯỜI TIÊU
DÙNG – HỘ GIA
ĐÌNH
NHÀ SẢN
Thế nào?
XUẤT – HÃNG
KINH DOANH
Cho ai?
Thu nhập
Sở hữu
đầu vào
yếu tố
sản xuất
Giá cả trên thị
Cung
trường yếu tố
sản xuất
Cầu
CÁC THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT
Hình 1.4. Hệ thống thị trường dựa vào cung và cầu
để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản
21
(2) Các hàng hóa được sản xuất như thế nào được xác định bằng sự
cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh. Cách tốt nhất để các hãng kinh
doanh giữ được mức giá cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận là giảm chi
phí sản xuất nhờ áp dụng các phương pháp sản xuất hiệu quả nhất.
(3) Hàng hóa sản xuất cho ai. Ai là người tiêu dùng, tiêu dùng bao
nhiêu, phụ thuộc rất lớn vào cung cầu các yếu tố sản xuất trên thị
trường. Việc phân phối giữa các cá nhân được xác định bằng lượng yếu
tố sở hữu và giá cả các yếu tố đó. Khi cộng tất cả các khoản thu nhập cá
nhân lại, chúng ta có được mức thu nhập thị trường của mọi người.
Chú ý: Phân phối thu nhập không chỉ được xác định bằng các lực
của thị trường. Những người có tài sản thừa kế sẽ giàu hơn người
khơng có tài sản gì. Lao động nam thường có thu nhập cao hơn
lao động nữ mặc dù họ có trình độ học vấn và tay nghề như nhau.
Chính sách thuế và trợ cấp có vai trị quan trọng trong thực hiện
chức năng phân phối công bằng… Tất cả các yếu tố này hoạt động
trong khuôn khổ thị trường để quyết định việc phân phối thu nhập.
Hình 1.4 cho thấy bức tranh tổng quát về người tiêu dùng và nhà
sản xuất quan hệ với nhau để xác định nên giá cả và số lượng hàng hóa
đầu vào và đầu ra.
Người tiêu dùng, mua hàng hóa và bán yếu tố sản xuất. Họ sử dụng
thu nhập do yếu tố sản xuất mang lại và dùng nó để mua hàng hóa của
nhà sản xuất. Nhà sản xuất bán hàng hóa và mua yếu tố sản xuất. Người
sản xuất xác định mức giá của hàng hóa của họ trên cơ sở chi phí sản
xuất và các tài sản khác.
Giá cả hàng hóa trên thị trường được xác định trên cơ sở cân đối
nhu cầu của người tiêu dùng với mức cung của nhà sản xuất. Giá cả thị
trường của yếu tố sản xuất được xác định trên cơ sở cân đối giữa cầu
của nhà sản xuất và cung của người tiêu dùng.
22
Cung trên hình 1.4 là thị trường hàng hóa đầu ra. Nhu cầu tiêu
dùng của hộ gia đình có quan hệ với mức cung ứng của các hãng kinh
doanh để xác định cần sản xuất hàng hóa gì.
Cung dưới hình 1.4 là thị trường hàng hóa đầu vào. Phản ánh
tương tác giữa nhu cầu hàng hóa đầu vào của nhà sản xuất và khả năng
cung ứng của xã hội về yếu tố sản xuất trên thị trường để xác định mức
thu nhập của người tiêu dùng và thu nhập này sẽ ảnh hưởng đến việc
sản xuất hàng hóa cho ai.
Cạnh tranh của các hãng kinh doanh để mua các yếu tố sản xuất
đầu vào và bán hàng hóa sản xuất đầu ra sẽ xác định việc sản xuất hàng
hóa như thế nào.
2. KINH TẾ HỌC
2.1. Khái niệm
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ
nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa hoặc dịch vụ có giá
trị và phân phối chúng cho các thành viên của xã hội.
Trong khái niệm này có hai vấn đề cần làm rõ đó là: nguồn lực có
tính khan hiếm và xã hội phải phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả.
Tính cấp thiết của Kinh tế học là nhận thức được thực tế của sự
khan hiếm và dự kiến tổ chức xã hội như thế nào để sử dụng các nguồn
lực một cách khoa học và hiệu quả nhất.
* Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu Kinh tế học được chia thành:
Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô.
Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định
của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường
riêng lẻ.
Ví dụ: Kinh tế học vi mô nghiên cứu tác động của các biện pháp
kiểm soát tiền thuê nhà đối với nhà ở tại một địa phương nào đó;
Nghiên cứu tác động của chính sách thuế, kiểm sốt giá…
23
Adam Smith là người đặt nền móng cho lĩnh vực Kinh tế học vi mô.
Một nhánh của Kinh tế học đi sâu nghiên cứu về hành vi của các chủ
thể riêng biệt như các thị trường, các hãng kinh doanh, các hộ gia đình.
Trong tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các
quốc gia”, Ông đã nghiên cứu các loại giá cả riêng biệt được hình thành
như thế nào, giá yếu tố sản xuất được xác định ra sao, khảo cứu về
những điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế thị trường. Điều quan trọng
nhất là Ông đã xác định được một trong những tính chất hiệu quả đặc
biệt của thị trường: “Bàn tay vơ hình”, điều đó đã mang lại lợi ích
chung từ những hành động vị kỷ của cá nhân. Cho đến nay tính chất đó
vẫn giữ ngun tầm quan trọng của nó.
Kinh tế học vĩ mơ là mơn học nghiên cứu hoạt động của toàn bộ nền
kinh tế như nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của một đất nước; thay đổi
của tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế; các mối quan hệ kinh tế vĩ mô
cơ bản; nghiên cứu tác động của các chính sách nhằm ổn định và tăng
trưởng nền kinh tế… Nói cách khác, nghiên cứu sự vận động và những
mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện tồn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế học vĩ mô mới chỉ được đề cập đến bắt đầu từ năm 1936,
khi John Maynard Keynes cơng bố tác phẩm có tính chất cách mạng
của Ơng: “Lý thuyết chung về việc làm, tiền lãi và tiền tệ”. Vào thời
điểm đó, các nước tư bản đang chìm sâu trong cuộc Đại suy thoái của
những năm 1930. Trong khi nghiên cứu để tìm lối thốt, Keynes đã
nhấn mạnh: nền kinh tế thị trường có thể khơng làm trịn chức năng của
nó. Trong lý thuyết của mình, Ơng đã phát triển lý thuyết giải thích về
nguyên nhân của thất nghiệp và suy thoái kinh tế, về đầu tư và tiêu
dùng được xác định như thế nào, ngân hàng trung ương quản lý tiền tệ
ra sao, vì sao một số nước lại phát triển trong khi đó một số khác lại rơi
vào đình trệ… Ơng cho rằng, Chính phủ có vai trò quan trọng trong
24
việc làm giảm bớt những bước thăng trầm của các chu kỳ kinh tế. Mặc
dù, nhiều nhà kinh tế không thừa nhận các tư tưởng và những giải thích
cụ thể của Keynes, song những vấn đề mà ông đưa ra vẫn là đối tượng
nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô hiện nay.
* Mối quan hệ giữa Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
Những thay đổi trong nền kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết
định của hàng triệu cá nhân, nên chúng ta không thể hiểu được các hiện
tượng kinh tế vĩ mô nếu khơng tính đến các quyết định kinh tế vi mơ
liên quan.
Cả hai nhánh Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô đều là những
nội dung quan trọng của Kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung
cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước.
Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh
tế vi mô phát triển. Thực tế đã chứng minh, kết quả của kinh tế vĩ mô
phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô; kinh tế quốc dân phụ
thuộc vào phát triển của các hãng kinh doanh, của các tế bào kinh tế
trong sự tác động ảnh hưởng của nền kinh tế.
Mặc dù Kinh tế học vi mơ và Kinh tế học vĩ mơ có mối quan hệ gắn
bó với nhau, nhưng hai lĩnh vực nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt.
Khi xem xét các vấn đề kinh tế khác nhau, đôi khi họ sử dụng các
phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, chúng thường được
giảng dạy thành hai mơn học riêng trong các trường kinh tế.
Hai nhánh – Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô – hợp lại hình
thành nên Kinh tế học hiện đại. Ranh giới phân biệt giữa hai nhánh kinh
tế học này đã hội nhập lại khi các nhà kinh tế ứng dụng các cơng cụ
kinh tế học vi mơ để giải thích các vấn đề kinh tế học vĩ mơ. Vì vậy, để
nâng cao hiểu biết đầy đủ về Kinh tế học, chúng ta cần tiếp tục khám
phá thêm cả hai phân nhánh này.
25