Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phát thanh tuyên truyền không sinh con t3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.01 KB, 3 trang )

BÀI PHÁT THANH
KHƠNG SINH CON THỨ BA
Kính mời q vị và các bạn đón nghe bản tin phát thanh của đài truyền thanh
…………………………….
Chủ đề của bản tin phát thanh hôm nay là không sinh con thứ ba
Thưa quý vị và các bạn!
“Không đẻ nhiều” là một trong 3 nội dung cơ bản của Kế hoạch hóa gia đình
(KHHGĐ). Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù công tác dân số-kế hoạch hóa gia
đình( DS/KHHGĐ) đã thu được những thành tựu đáng kể về vấn đề giảm sinh, tuy nhiên
tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn tiếp tục gia tăng đang là mối quan tâm, lo ngại cho sự phát triển
kinh tế-xã hội của mỗi địa phương.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một bộ phận không nhỏ
người dân hiểu sai về điều 10 của Pháp lệnh dân số.
Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 về sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số
20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của
Pháp lệnh Dân số; theo đó, có 7 trường hợp sinh con thứ ba (khơng vi phạm chính sách
dân số) sẽ bao gồm:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có
số dân dưới 10.000 người (Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y,
Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha, La Hủ) hoặc thuộc dân tộc có
nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo cơng bố
chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ cịn sống, kể
cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
4. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị
tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khơng mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y
khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
5. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ)


b. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người
đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng
có hai con chung trở lên và các con hiện đang cịn sống.”
6. Phụ nữ chưa kết hơn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.


Thưa quý vị và các bạn!
Trong hai năm vừa qua huyện Đ.......là một trong những địa phương có tỷ lệ sinh
con thứ 3+ có xu hướng tăng mạnh, cụ thể:
- Năm 2019 tổng số trẻ mới sinh là 2.668 trẻ trong đó con thứ 3+ là 330 trẻ, chiếm
13,2% cao hơn mức chung toàn tỉnh là 12,1%.
- Năm 2020 tổng số trẻ mới sinh là 2.552 trẻ giảm 116 trẻ so với năm 2019. Nhưng
con thứ 3+ là: 433 trẻ chiếm 16,9%, tăng 103 trẻ so với năm 2019 và cao hơn mức chung
tồn tỉnh (13,3%).
Có 14/30 xã, thị trấn tỷ lệ con thứ 3+ cao hơn mức chung toàn huyện (16,9%), 3 xã,
TT có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất toàn huyện là: Phú Thịnh 26,98%; TT Qn Chu
26,92%; Ký Phú 26,73%. Tồn huyện năm 2019 có 09 cán bộ Đảng viên sinh con thứ 3+;
năm 2020 có 14 cán bộ Đảng viên, tăng 05 CBĐV sinh con thứ 3+ so với năm 2019.
Thưa quý vị và các bạn!
Ngun nhân chính dẫn tới tình trạng sinh con thứ ba tăng cao:
- Quan niệm thích đơng con nhiều cháu vẫn tồn tại trong người dân, cố sinh con trai để
có người nối dõi tơng đường.
- Bất bình đẳng giới, trọng nam hơn nữ nên cố sinh con trai
- Cơng tác truyền thơng tại các địa phương cịn chưa hiệu quả, đặc biệt là vùng sâu vùng
xa, dân tộc ít người dẫn tới tình trạng hiểu sai điều 10 trong Pháp lệnh dân số.
- Một số cặp vợ chồng chưa thực hiện tốt KHHGĐ. Sinh nhiều con để lại hậu quả nặng
nề.
- Sức khỏe người bà mẹ và trẻ em khó được cải thiện.
- Các tai biển sản khoa tăng lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng
người phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ.

- Gia đình đơng con khơng có điều kiện chăm sóc đầy đủ, nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng,
thiếu máu. Tăng gánh nặng kinh tế và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Tăng gánh nặng XH: các dịch vụ XH không đủ đáp ứng cho quy mô dân số ngày một
tăng cao do sinh nhiều con.
- Vị thế người phụ nữ không được cải thiện do gánh nặng con cái.
Lợi ích của việc sinh ít con:
* Lợi ích cho người mẹ:
- Sinh ít con sẽ giúp người phụ nữ có điều kiện nâng cao sức khỏe, hiểu biết xã hội và thụ
hưởng quyền bình đẳng như nam giới trong các vấn đề sự nghiệp, gia đình.
- Sinh ít con giúp người phụ nữ tránh được các tai biến sản khoa trong mang thai và sinh
đẻ như sản giật, băng huyết, nhiễm trùng sản khoa…


* Lợi ích cho con trẻ:
- Trẻ được chăm sóc đầy đủ hơn do chi phí gia đình chỉ tập trung chăm sóc cho 1 hoặc hai
con.
- Sức khỏe và tinh thần của trẻ được chăm sóc tồn diện sẽ tốt hơn cho tương lai sau này.
- Tình cảm mẹ con, cha con gắn bó hơn do có điều kiện quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
* Lợi ích cho gia đình:
- Giảm các chi phí do đơng con, do đau ốm.
- Có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
- Hạnh phúc gia đình được cải thiện góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh
* Lợi ích cho cộng đồng và xã hội:
- Các vấn đề an ninh cộng đồng xã hội được cải thiện hơn do gia đình quan tâm chăm sóc
ni dạy con tốt.
- Giảm đáng kể việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên khoáng sản
- Các dịch vụ an sinh xã hội có điều kiện đáp ứng tốt hơn cho một qui mô dân số ổn định.
Thưa quý vị và các bạn!
Chính sách KHHGĐ của Nhà nước ta: Vận động mọi người tự nguyện thực hiện KHHGĐ
để sinh ít con (mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con), Không nên sinh con trước tuổi 22 và

khoảng cách giữa các lần sinh cách nhau từ 3 đến 5 năm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ
và con.
Vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng, chúng ta hãy:
-

Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức về đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.
Tuyên truyền cho người dân hiểu đúng ý nghĩa của điều 10 trong Pháp lệnh dân số.
Thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình
Các cặp vợ chồng thực hiện tốt KHHGĐ. Nghiêm túc thực hiện quy định không sinh
con thứ ba.

Qúy vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về không sinh con thứ ba.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.



×