Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO bài GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG, GIỚI THIỆU tác PHẨM NHIỆM vụ TRƯỚC mắt của CHÍNH QUYỀN xô VIẾT và NHỮNG vấn đề vận DỤNG đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.57 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Năm 1918, Nga ký Hòa ước Bơrétlitốp với Đức, tạm thời có hịa bình, do
đó phải tập trung mọi sức lực vào việc khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến
tranh tàn phá, xây dựng và phát triển kinh tế.
Nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản lúc này là phải làm cho toàn Đảng
và toàn thể nhân dân nước Cộng hồ Xơviết trẻ tuổi thấy rõ những đặc điểm của
thời kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang giai đoạn nắm
giữ chính quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ
mới và quản lý đất nước. Toàn Đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những
nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cách mạng
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới : tổ chức, xây dựng và quản lý nhà nước
theo một kiểu mới khác về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản
chủ nghĩa. Để làm việc đó, Lênin đã viết tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt
của Chính quyền Xơ viết và hồn chỉnh vào tháng 6-1918.
NỘI DUNG
I. HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
1. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành cơng, nước Nga phải ký Hồ
ước Brét-li-tốp trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, song đó là điều cần
thiết và đúng đắn
- Hồn cảnh ký Hịa ước
+ Trước cuộc Cách mạng tháng Mười, Đế quốc Nga đã tham gia Chiến
tranh thế giới thứ nhất chống lại Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung. Sau khi
cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 thì ngay lập
tức chính quyền Xơ Viết đã thơng qua sắc lệnh hịa bình do Lenin soạn thảo đề
nghị tất cả các nước đang tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất hãy chấm dứt
chiến tranh và tiến hành đàm phán để đi đến kí kết hịa ước mà khơng cân bồi
thường chiến phí hay thuộc địa gì cả.
+ Nhưng Anh, Pháp, Mỹ đã bác bỏ những đề nghị trên của chính quyền Xơ
Viết vì lúc này họ đang có ưu thế trên chiến trường. Trong bối cảnh đó, Lenin và
chính quyền Xơ Viết đã quyết định đàm phán với Đế quốc Đức, để rút khỏi chiến



2

tranh Đế quốc. Khi nhận được đề nghị đàm phán của nước Nga Xơ Viết, Đức đã
nhanh chóng đồng ý để có thể tập trung lực lượng cho mặt trận phía Tây
- Nội dung: Thực hiện hịa bình, chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa nước
Nga Xơ viết với các nước thuộc phe Liên minh - Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kì và
Bungari; nhưng Nga phải nhượng 15 vạn km2 và bồi thường 3 tỷ rúp; nhưng phải
lần 2 ký được (mất nhiều lãnh thổ hơn nước Nga phải cắt đi một bộ phận lãnh thổ
(rộng 750.000km2 với hơn 50 triệu dân) gồm các nước vùng Ban Tích, Bêlarut, Ba
Lan và một phần Ngoại Cápcadơ cho Thổ Nhĩ Kì và bồi thường 6 tỷ rúp)
+ Ký Hoà ước, nước Nga phải chịu những khó khăn, thiệt hại lớn mà Lênin
cho đây là một Hoà ước bất hạnh, nặng nề, đau đớn và nhục nhã, khi kẻ mạnh ăn
hiếp kẻ yếu.
- Việc ký Hoà ước là điều đúng đắn bởi lẽ:
+ Nó mang lại cho nước Nga nền hồ bình, tuy là nền hồ bình hết sức
mỏng manh.
+ Có hồ bình mới có điều kiện để xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng
lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, chống thù trong giặc ngoài.
+ Tuy nước Nga phải gánh chịu những điều khoản nặng nề, song đây là
điều nằm trong dự tính của Lenin. Ơng dự đốn rằng hịa ước khó có thể tồn tại
lâu vì Đế quốc Đức đang sắp sụp đổ, và thực tế đúng như vậy. Tháng 11 năm
1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, Đức hồng (Kaiser) Wilhelm II thối vị và
chạy trốn sang Hà Lan, Đế quốc Đức sụp đổ. Với việc Đế quốc Đức sụp đổ, Hòa
ước Brest-Litovsk trở nên vô hiệu, nước Nga Xô viết hủy bỏ các khoản bồi
thường và thu hồi lại các lãnh thổ bị mất. Kế hoạch của Lenin đã thành công:
nước Nga vừa thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của
nhân dân, vừa không bị mất lãnh thổ hoặc phải bồi thường chiến phí.
2. Bọn đế quốc căm thù và tìm mọi cách tiêu diệt nước Nga Xơ viết
- Ngay từ tháng 3-1918, Lênin đã cảnh báo và thực tế mùa thu năm 1918,

14 nước đế quốc gồm: Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức …đã tiến công nước Nga.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã diễn ra và thành công khi Chiến tranh thế
giới thứ nhất đang diễn ra và vào giai đoạn quyết liệt nên các cường quốc trên
thế giới khơng rảnh tay can thiệp vào tình hình nước Nga. Nhưng sau khi chiến


3

tranh kết thúc, các nước này đã từng bước leo thang chống lại chính quyền Xơ
Viết.
Ngay từ cuối tháng 11/1917, các nước tư bản Phương Tây đã họp nhau tại
Paris, quyết định hỗ trợ Bạch Vệ tiêu diệt nước Nga Xô viết. Bốn nước Mĩ, Anh,
Pháp, Nhật Bản đã giữ vai trò chủ yếu trong "cuộc thập tự chinh chống cộng"
này. Nước Đức tuy đã tạm thời kí hịa ước nhưng vẫn muốn chiếm được thêm
nhiều vùng đất của Nga. Từ cuối năm 1917, các cường quốc trong phe Hiệp Ước
đã thảo ra một kế hoạch bao vây và tấn công nước Nga Xô Viết: Pháp sẽ tấn
công và lật đổ chính quyền Xơ Viết ở Ukraina, Krym, Bessarabia; Anh sẽ tấn
cơng và lật đổ chính quyền Xơ Viết ở phía bắc nước Nga, ở vùng sơng Đơng,
Kuban, Kavkaz; Mỹ và Nhật sẽ tấn công ở vùng Viễn Đông và Siberia.
- Tuy bọn đế quốc muốn tiêu diệt nước Nga Xơ viết nhưng lại chưa làm
được vì nội bộ đế quốc cũng mâu thuẫn, bè phái; các nước đế quốc cũng vừa qua
chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên đang gặp nhiều khó khăn.
3. Phong trào cách mạng thế giới đã phát triển mạnh, đấu tranh chống
chiến tranh nhưng chưa nước nào giành được chính quyền như ở Nga
- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp các nước
tư bản châu Âu trong những năm 1918-1923. Đỉnh cao của phong trào là sự thành
lập các nước Cộng hịa Xơ viết ở Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức, 4-1919),
thể hiện khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội công bằng, dân chủ.
- Mùa thu năm 1918, nước Đức bại trận lâm vào tình trạng khủng hoảng về

mọi mặt. Ngày 9 - 11 - 1918, tổng bãi cơng nổ ra ở Béc-lin sau đó chuyển thành
khởi nghĩa vũ trang của công nhân và các tầng lớp nhân dân thủ đô. Chế độ quân
chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các xô viết đại biểu công nhân và
binh lính được thành lập ở nhiều nơi. Nhưng cuối cùng, mọi thành quả cách
mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Trong phong trào cách mạng (1918-1923), các đảng cộng sản đã được thành lập
ở nhiều nước, như ở Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…
- Phong trào đấu tranh không chỉ dừng lại ở những chính sách kinh tế mà
cịn nhằm ủng hộ nước Nga Xô viết. Tuy không giành được thắng lợi nhưng


4

phong trào đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân.
 Cách mạng XHCN thắng lợi trong phạm vi một nước.
4. Nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười kiệt quệ về kinh tế, chính trị
hết sức phức tạp
- Về kinh tế: sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều giảm sút, cơng nhân
khơng có việc làm, nơng dân thiếu nơng cụ, máy móc, ruộng đất bỏ hoang. Nạn
đói, dịch hạch tràn lan, hàng triệu người bị chết đói. Nền kinh tế đã bị lạc hầu, đã
bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Về chính trị: Chính quyền mới thành lập chưa được củng cố. Giai cấp tư
sản đang tìm cách chống lại chính quyền Xơ viết hịng khơi phục lại địa vị thống
trị của nó. Các đảng phái chính trị phản động cũng tìm cách chống lại Đảng
(B) và Lênin. Chính quyền Xơ Viết cịn non trẻ, yếu kinh nghiệm quản lý bộ
máy nhà nước, quan lý kinh tế, nghiêm trọng hơn là sự chống phá điên cuồng
của thù trong giặc ngoài.
II. TƯ TƯỞNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
1. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm

Hướng mọi tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân tranh thủ mọi thời gian ổn
định tình hình kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, chính trị cho đất nước, đưa nước
Nga phát triển và đối phó với thù trong, giặc ngồi.
2. Nội dung của tác phẩm
a. Xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Nga lúc này là tổ chức,
quản lý, kiểm kê, kiểm soát sự sản xuất và phân phối.
- Cơ sở để xác định nhiệm vụ chủ yếu là: Các nước đế quốc và giai cấp tư
sản trong nước đang tìm mọi cách bóp chết chính quyền Xơ viết khi tiềm lực
kinh tế - quốc phòng còn thấp kém. Cách mạng các nước chưa có điều kiện hỗ
trợ trực tiếp cho cách mạng Nga. Mặt khác, còn do đòi hỏi của thực tiễn đặt ra là:
khôi phục lực lượng sản xuất; hàn gắn vết thương chiến tranh; chống nạn đầu cơ
của giai cấp tư sản, địa chủ, tư thương…
+ Kiểm kê, kiểm sốt do tồn dân thực hiện từ dưới lên trên là một trong
những phương pháp vô sản mới, khơng làm được việc này trong các xí nghiệp và


5

cơ sở sản xuất, trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế thì khơng thể tăng năng
suất lao động xã hội, đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội được.
+ Kiểm kê, kiểm sốt các xí nghiệp vừa giành lại trong tay giai cấp tư sản để
công nhân nắm được tình hình sản xuất, giữ cho guồng máy hoạt động đều đặn,
khơng bị gián đoạn. Qua q trình kiểm kê, kiểm sốt, cơng nhân sẽ học được
cách quản lý và từ đó chuyển sang thực hiện việc cơng nhân tham gia điều tiết sản
xuất và nâng cao năng suất lao động.
+ Kiểm kê, kiểm soát việc sản xuất và phân phối là phương pháp để nắm
sát tình hình tiến hành kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế.
- Yêu cầu:
+ Phải kiểm kê, kiểm soát sản xuất và phân phối nhưng không được coi nhẹ
trấn áp; phải tổ chức lại toàn bộ cơ sở kinh tế của hàng chục triệu người có tổ

chức, có kỷ luật, có kế hoạch.
 Phải kiểm sốt chặt chẽ các giai cấp bóc lột, tất cả những kẻ quen thói
ngồi khơng ăn bám, những bọn con ông cháu cha, bọn ăn cắp, lưu manh. Bắt chúng
phải phục tùng, phải gánh vác nghĩa vụ xã hội - trước hết là nghĩa vụ lao động.
 Phải làm sao không cho một tên ăn cắp nào và khơng một tên trốn
tránh lao động nào lại có thể đi dạo chơi nhởn nhơ mà không bị bỏ tù hay không
bị phạt khổ sai thật nặng...; ai không làm thì khơng được ăn, đó là điều lệnh thực
tiễn của chủ nghĩa xã hội.
+ Nhà nước phải nắm và điều hành toàn bộ nền sản xuất, toàn bộ sản
phẩm xã hội, có kế hoạch phân phối lưu thơng sản phẩm, nhất là lúa mì và sản
xuất lúa mì.
 Lênin cũng đã nêu rõ rằng, chương trình của việc kiểm kê, kiểm
soát ấy rất giản đơn, rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người: phải làm sao cho mọi
người đều có bánh ăn, đều có giày dép tốt và quần áo lành, đều có nhà cửa ấm
áp, đều làm việc có ý thức;
 Ở đây, nhà nước phân phối sản phẩm lao động cho mỗi cá nhân theo
năng suất lao động, theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người, làm
cho họ quan tâm thiết thân đến kết quả lao động của mình, đến sự phát triển sản
xuất của xã hội .


6

- Tính chất: Đây là nội dung hết sức quan trọng, khó khăn, lâu dài quyết
định đến thắng lợi của CNXH. Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa CNXH và
CNTB, cuộc đấu tranh của ý thức XHCN chống lại tính tự phát tư sản và vơ
chính phủ. Nói cách khác đây là cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt.
 Lênin kết luận: “Chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành
sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và
tiến hành thắng lợi một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tất cả

những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy, hoặc những kẻ tỏ ra thờ ơ về mặt đó;
thì chừng đó sẽ khơng thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm
sốt của cơng nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã
hội; tức là bước chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất”.
b. Xác định giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
Lý do chuyển sang giai đoạn cách mạng mới: Giai cấp vô sản đã giành
được chính quyền, mà giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu, xây dựng
chế độ mới, chế độ XHCN mới là quan trọng. Giai cấp tư sản đã bị đánh bại
nhưng chưa bị tiêu diệt tận gốc.
- Mục đích: tạo những điều kiện để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản
khơng cho nó phục hồi hoặc tái sinh, nhằm phát triển cuộc đấu tranh đó đến
thắng lợi hồn tồn của chủ nghĩa cộng sản.
- Nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới: Lênin đã chỉ rõ rằng, tất cả
chính Đảng vơ sản chân chính và có trọng trách đối với tương lai đều có nhiệm
vụ: Trước hết là, thuyết phục quần chúng nhân dân về sự đúng đắn của cương
lĩnh và sách lược của mình; hai là, giành lấy chính quyền và đập tan sự phản
kháng của bọn bóc lột; ba là, tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo chủ
nghĩa xã hội.
+ Vị trí, vai trị, mối quan hệ ba nhiệm vụ

Đương nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ
cũng sẽ được đặt ra trong số những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý, còn
nhiệm vụ đè bẹp sự phản kháng của bọn bóc lột và bọn kẻ cướp thì giai cấp vơ
sản cũng khơng một phút nào được cho phép mình lãng quên. Nhưng dẫu sao
nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước cũng đã trở thành nhiệm vụ chủ
yếu trung tâm, trở thành nhiệm vụ quan trọng bậc nhất.


7




Lênin đã giải thích: Trong nhiệm vụ quản lý nước nhà, cái có ý

nghĩa trọng đại hơn cả khơng phải là chính trị mà là kinh tế... Giờ đây, nhiệm vụ
quản lý quốc gia trước hết và trên hết được ghi lại thành một nhiệm vụ thuần túy
kinh tế. Sau này, Lênin lại kết luận rằng, chính trị chủ yếu của chúng ta là xây
dựng nhà nước về mặt kinh tế... Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không chỉ
là một cương lĩnh, một học thuyết, một nhiệm vụ nữa, ngày nay đó là cơng việc
xây dựng cụ thể.
+ Lênin nêu rõ biện pháp tổ chức, quản lý phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao
động:
 Phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền
sở hữu của bọn bóc lột, phải chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền
kinh tế tập thể, sản xuất hiện đại;
 Phải xóa bỏ hệ thống tổ chức kinh tế cũ, xây dựng hệ thống tổ chức
kinh tế mới, phải tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao, thực hiện sản
xuất và phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày càng hiện đại
hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của mọi người lao động
 Tổ chức lao động theo một trình độ cao là tổ chức lao động trên cơ
sở những quan hệ xã hội mới giữa những người lao động đã làm chủ tập thể, liên
hiệp một cách tự do và bình đẳng trong lao động sản xuất và phân phối sản
phẩm, có sự phân cơng hợp lý và hiệp tác hữu nghị rộng rãi; đó cịn là tổ chức
lao động xã hội dựa trên cơ sở chế độ công hữu nhằm kết hợp những thành tựu
mới nhất của khoa học và kỹ thuật với tập thể những người lao động, có văn hóa,
có kỹ thuật, có kỷ luật tự giác, đem lại nhiệt tình cách mạng và nghị lực sáng tạo
xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
 Đó là con đường đúng đắn để nâng cao năng suất lao động lên vượt
bậc. Đó cũng là cái quan trọng nhất, căn bản nhất đảm bảo cho thắng
lợi của trật tự xã hội mới.

- Sử dụng những hình thức và biện pháp đấu tranh chống giai cấp tư sản
trong giai đoạn mới:
+ Phải nâng cao giác ngộ của công nhân, nông dân và kiên quyết đưa những
kẻ lười biếng, vơ lương tâm ra khỏi chính quyền Xơ viết.


8

+ Nhà nước Xơ viết phải quốc hữu hố các ngân hàng, độc quyền ngoại
thương, kiểm sốt lưu thơng tiền tệ, thiết lập một thứ thuế thoả đáng theo quan điểm
của giai cấp vô sản và phải áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động.
+ Phải sử dụng chuyên gia và thành tựu khoa học kỹ thuật
 Vai trị: Khơng có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực
khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm thì khơng có bước chuyển lên chủ nghĩa xã
hội được.
 Cách thức:
 Điều chủ yếu để giải quyết vấn đề này là đi đơi với việc nâng cao
trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ văn hóa cho quảng đại quần chúng là
phải ra sức đào tạo cho được một tầng lớp trí thức mới thật sự của nhân dân,
trưởng thành từ trong quần chúng lao động và tuyệt đối trung thành với nhân
dân, với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Phải biết vun trồng, bồi
dưỡng, quý trọng từng chuyên gia, có thái độ cư xử đúng đắn với trí thức.
 Cần phải biết thu phục chuyên gia tư sản cũ, thu hút được những
người có tài tổ chức và những chuyên gia giỏi, thậm chí có thể trả lương cao cho
những chun gia xuất sắc, điều đó là cần thiết cho cơng cuộc xây dựng kinh tế,
cần thiết để học tập kinh nghiệm quản lý của họ, rồi dần dần cải tạo họ đi theo
chủ nghĩa xã hội.
 Để xây dựng xã hội mới, Đảng của giai cấp cơng nhân cịn phải biết sử
dụng hợp lý, có hiệu quả tồn bộ tri thức phong phú về khoa học kỹ thuật mà chủ
nghĩa tư bản đã tích lũy được.

- Tính chất, mức độ của cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới:
+ Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, phạm vi rộng lớn, diễn ra trên mọi lĩnh
vực, bạo lực, khơng bạo lực và có cả sử dụng “cống nạp”.
+ Về mức độ, đây là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp, có ý nghĩa sống
cịn đối với chính quyền Xơ viết. Bởi lẽ đây khơng chỉ có giai cấp tư sản chống
lại mà ngay cả tiểu tư sản và những thói quen tâm lý của những người sản xuất
nhỏ (nông dân) đang tồn tại.
c. Tăng cường giáo dục, tổ chức, phát huy sức mạnh của quần chúng
- Lý do cần phảo tăng cường giáo dục


9

+ Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội tâm lý “của người lao
động làm thuê” không thể khắc phục được ngay, hơn nữa ở một nước sản xuất
nhỏ, tản mạn còn chiếm ưu thế, lao động thủ cơng cịn phổ biến, lại bị chiến
tranh tàn phá nặng nề như ở nước Nga, thì tình trạng vơ tổ chức, vơ kỷ luật, tính
tự phát phóng túng tiểu tư sản cịn có đất để phát triển, thậm chí có khi gây nên
rối loạn trong kinh tế - đó là điều khó tránh.
+ Sự thay thế lao động nơ lệ bằng lao động cho mình và cho xã hội, bằng lao
động có tổ chức và có kế hoạch trong quy mơ tồn quốc với một kỷ luật tự giác
được mọi người tơn trọng và giữ vững địi hỏi phải có một sự giáo dục rèn luyện
bền bỉ đối với con người và điều đó chỉ có thể diễn ra trong q trình tiến hành
cơng cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
và chỉ được củng cố trên cơ sở những điều kiện vật chất của nền sản xuất đó.
- Phải đánh giá đúng vai trò và khả năng của quần chúng để có đường
lối, phương pháp động viên tổ chức, giáo dục, tập hợp quần chúng.
- Phải nâng cao ý thức làm chủ cho quần chúng để quần chúng tham gia
vào quản lý nhà nước.
- Phải nâng cao năng suất lao động: cần phải xây dựng cơ sở vật chất cho đại

cơng nghiệp; nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân; nâng cao tinh thần kỷ luật cho
người lao động; trả lương theo sản phẩm; áp dụng những tiến bộ khoa học.
- Lênin yêu cầu đẩy mạnh thi đua XHCN
+ Vai trò: Việc tổ chức thi đua phải chiếm vị trí quan trọng trong xây dựng
kinh tế của nhà nước chun chính vơ sản.
 Lênin nhấn mạnh: Chỉ có trên những cơ sở quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, quyền làm chủ của người lao động được xác lập thì việc
tổ chức thi đua theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức phong phú của nó mới có tác dụng quan trọng trong việc cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
+ Yêu cầu: phải có tính cơng khai, có tính quần chúng, tính cụ thể, tính phổ
biến, có khuyến khích vật chất.
+ Cách thức:


10

 Cần phải thu hút đông đảo quần chúng lao động tham gia phong trào thi
đua xây dựng kinh tế
 Đặt những vấn đề lao động thực tiễn lên hàng đầu,
 Nêu những điển hình gương mẫu, tất cả phương tiện tuyên truyền phải nêu
gương những cơ sở làm ăn tốt và phê bình những cơ sở làm ăn tồi.
 Đại chúng hóa cơng tác thống kê để cho chính người lao động dần dần
nhận xét và dần dần tự mình hiểu được phải lao động như thế nào và học tập
những gì ở những cá nhân và cơ sở điển hình tiên tiến.
d. Khơng ngừng tăng cường chun chính vơ sản
- Mục đích của chun chính “vơ sản” và dân chủ xã hội chủ nghĩa là:
Trấn áp và cưỡng bức đối với bọn bóc lột, bọn phá rối trật tự, kỷ luật và thực
hiện một nền dân chủ mới, phát động quần chúng lao động tham gia vào việc
quản lý nhà nước và xây dựng cơ sở xã hội mới, đẩy mạnh sản xuất phát triển.

- Nhiệm vụ:
+ Cần phải có một tịa án mới, trước hết để chống lại bọn bóc lột, tước bỏ
hết đặc quyền, đặc lợi và ngăn chặn âm mưu khôi phục lại nền thống trị của
chúng.
 Tòa án bảo đảm cho mọi người lao động chấp hành một cách nghiêm
ngặt nhất kỷ luật tự giác.
 Tòa án phải gánh nhiệm vụ to lớn là giáo dục nhân dân theo kỷ luật lao
động đó.
 Tịa án cũng là cơ quan thực hiện sự cưỡng bức tất yếu phải có trong
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Các cơ quan dân cử, các Xô viết là làm cho quần chúng lao động đều
được tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Do đó, tất cả mọi tổ chức, mọi
biện pháp dùng để đạt đến mục đích đó đều phải được củng cố và phát triển, các
cơ quan do họ dựng lên càng phải tham gia thực sự việc quản lý.
+ Công đoàn và hợp tác xã: phải biết thực hiện chuyên chính với kẻ thù,
đồng thời củng cố và phát triển mối quan hệ với quần chúng lao động, đoàn kết
với họ để cùng tiến hành xây dựng và bảo vệ xã hội mới trong điều kiện lịch sử


11

mới là những tổ chức nằm trong hệ thống chuyên chính vơ sản, dưới sự lãnh đạo
của Đảng cũng đều
+ Phải đào tạo được những cán bộ có tài, tổ chức đáp ứng được nhiệm vụ
mới của người lãnh đạo, phải kiên quyết thay đổi những lề thói cũ và biết phát
hiện, khuyến khích đề bạt những nhà tổ chức có tài trong quần chúng nhân dân
vào những cương vị chỉ đạo quá trình lao động sản xuất, tạo điều kiện cần thiết
để họ có thể trở thành người lãnh đạo những tập thể lao động, phát huy được mọi
sức mạnh sáng tạo dưới xã hội mới.
+ Phải thực hiện chun chính vơ sản để tập tan sự phản kháng của giai cấp

tư sản; duy trì trật tự và ổn định để xây dựng xã hội mới, ngăn ngừa những phần
tử thoái hoá, lừng chừng trong xã hội cũ và tầng lớp tiểu tư sản.
- Sự khác nhau giữa chuyên chính vơ sản và chun chính tư sản là:
Chun chính vơ sản vì lợi ích của đại đa số những người bị bóc lột đánh vào
thiểu số bọn bóc lột. Chun chính vơ sản nhằm thức tỉnh quần chúng, nâng cao
trình độ quần chúng lên tự giác mà lịch sử đã giao phó cho họ.
- Mối quan hệ giữa chuyên chính vơ sản và dân chủ:
+ Dân chủ với quần chúng nhân dân lao động dựa trên cơ sở có tổ chức,
khơng phải thứ dân chủ vơ chính phủ.
+ Dân chủ địi hỏi đề cao tính kỷ luật tự giác, nhưng trong trường hợp tính
tự giác chưa phổ cập thì phải dùng cả cưỡng bức nữa.
+ So sánh các chế độ: Trước kia, tổ chức lao động xã hội của phong kiến
là dựa vào kỷ luật roi vọt và dùng cả đến sự áp bức siêu kinh tế để đè nén những
người nông nô; đến chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản dùng kỷ luật đói rét, thất
nghiệp bần cùng để buộc chặt những người nô lệ làm thuê vào guồng máy bóc
lột của nó. Giờ đây, tổ chức lao động xã hội cộng sản chủ nghĩa mà bước đầu là
chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và sẽ ngày càng dựa vào kỷ luật tự giác và tự
nguyện của chính ngay những người lao động, những người sẽ bẻ gãy gông cùm
của bọn địa chủ tư bản.
- Yêu cầu để tăng cường chun chính vơ sản: Phải khẳng định vị trí của
Đảng vơ sản trong tăng cường chun chính vơ sản; phải phát huy vai trị làm
chủ của quần chúng; phải tăng cường các tổ chức Xô viết.
III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG


12

1. Ý nghĩa của tác phẩm
- Tác phẩm chỉ đạo kịp thời cách mạng Nga, hướng dẫn tư tưởng và hành
động cho toàn Đảng, toàn dân Nga bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng khi

mới giành chính quyền bước vào thời kỳ quá độ xây dựng CNXH.
- Tác phẩm chỉ ra những vấn đề lý luận để tiến hành cách mạng XHCN
trong thời kỳ quá độ như: nội dung, tính chất, phương pháp đấu tranh giai cấp
trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH; phải kết hợp xây dựng, cải tạo, trấn áp, tổ
chức xây dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu; phải có chính sách kinh tế đúng,
khuyến khích vật chất cho người lao động; tăng cường kỷ luật, tăng cường
chun chính vơ sản, phát huy dân chủ; phải tăng cường quốc phòng, chuẩn bị
đất nước về mọi mặt cho bảo vệ Tổ quốc.
- Tác phẩm góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù hịng
chia rẽ nội bộ Đảng và chính quyền nhân dân với Đảng.
2. Một số vấn đề vận dụng
- Nhận thức rõ nội dung, tính chất, phương pháp đấu tranh trong thời kỳ
mới. Liên hệ nước ta sau năm 1945; sau năm 1954; sau năm 1975…
- Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ trong xây dựng CNXH, thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý nhà nước, điều hành toàn bộ nền kinh tế…Vận dụng vào nước
ta: về bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư; về các thành phần kinh tế và vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước; về cơ chế quản lý và chế độ phân phối…
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động.
- Không ngừng tăng cường hiệu lực và sức mạnh của chun chính vơ sản…
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Nội dung của tác phẩm, sự liên hệ với cách mạng XHCN ở nước ta hiện nay?
2. Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm và mối liên hệ với cách mạng XHCN ở
nước ta hiện nay?



×