Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tổng Quát Nhạc Bình Ca CANTO GREGORIANO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 40 trang )

TỔNG QUÁT
NHẠC BÌNH CA
----------CANTO GREGORIANO

Lm. Giuse Võ Tá Hồng


2


MỤC LỤC
TỔNG QUÁT NHẠC BÌNH CA
PHẦN I
I. DẪN NHẬP - TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÌNH CA
II. NHẠC BÌNH CA TỪ HỘI ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 1000
1. Nguồn gốc âm nhạc của Giáo hội trong 3 thế kỷ đầu tiên.
2. Bình ca từ thế kỷ thứ IV đến Gregorio Magno
3. Bình ca từ Gregorio Magno đến cuối thiên niên kỷ đầu tiên
III. NHẠC BÌNH CA TỪ 1000 ĐẾN PHỤC HƯNG CỦA THẾ KỶ XX
IV. NHẠC BÌNH CA TRÊN THẾ GIỚI HƠM NAY
PHẦN II
I. KÝ HIỆU NỐT NHẠC VÀ CÁC DỊNG KẺ
II. KHĨA VÀ NỐT NHẠC BÌNH CA
III. DANH MỤC BÌNH CA
1. Bình ca trong Thánh lễ
2. Bình ca trong Giờ kinh Phụng vụ
IV. CÁC CUNG ĐIỆU BÌNH CA
V. HÁT-NGÂM PHỤNG VỤ VÀ THÁNH VỊNH.
PHẦN III
I. TIẾT TẤU NHẠC BÌNH CA.
II. PHÁC HỌA MỘT VÀI TIẾT TẤU KHI ĐIỀU KHIỂN


III. MẤY VẤN ĐỀ VỀ NHẠC BÌNH CA TẠI VIỆT NAM

3


GIỚI THIỆU
TỔNG QUÁT NHẠC BÌNH CA
PHẦN I
I. DẪN NHẬP - TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÌNH CA
Khơng có loại âm nhạc nào được phát triển với mối liên hệ chặt
chẽ và tơn trọng bản văn đi kèm cho bằng nhạc bình ca : Vì tính
ưu tiên tuyệt đối với Lời Chúa, với các bản văn Kinh thánh mà nó
phải chuyển tải cách trực tiếp, rõ ràng và thích hợp.

4

Thánh Bênêđictơ đã nói : “Khi hát các Thánh vịnh, chúng ta cố
gắng đặt nó hịa với tâm hồn và tiếng hát của chúng ta”. Vì thế bài
hát là để phục vụ cho sứ điệp của đức tin, trợ giúp cho các bản
văn Kinh thánh, Thần học và Tu đức trong từng thời điểm cụ thể
của Phụng vụ, và do đó nó trở nên một phương tiện hữu ích giúp
chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của Phụng vụ. Giai điệu và nhịp điệu
nhạc bình ca thường có cấu trúc đơn giản, tạo thuận lợi cho cho
việc tiếp cận và hiểu được Lời Chúa dễ dàng.
ĐTC Piô X trong tự sắc “Tra le Sollecitudini” (1903) đã nói :
“những phẩm chất phải có của thánh nhạc được tìm thấy ở mức
độ cao nhất nơi nhạc bình ca, và vì thế, bình ca chính là bài hát
riêng của Giáo hội Cơng giáo Roma. […] Nhạc bình ca luôn được
xem là mẫu mực hàng đầu của thánh nhạc”.
Thơng điệp “Musicỉ Sacrỉ Disciplina” của Đức Piơ XII (1955):

“nếu trong tất cả các nhà thờ công giáo trên thế giới vang lại sự
thanh khiết và toàn vẹn bài hát bình ca, giống như phụng vụ
Roma, nốt nhạc có tính phổ quát, để sao cho các tín hữu ở khắp
nơi trên thế giới cảm thấy như là tòa nhà hòa hợp của gia đình
mình, như vậy làm cho họ cảm nghiệm trong tinh thần sự khích lệ
hiệp nhất tuyệt vời của Giáo hội. Đây là một trong những hoạt
động chính yếu mà qua đó Giáo hội bày tỏ ước muốn sống động


là nhạc bình ca được liên kết cách mật thiết với tiếng la-tinh của
phụng vụ thánh”.
Tông huấn “Veterum Sapientia” của Chân phước Gioan XXIII
(1962) nói rằng : nhạc bình ca nhất thiết phải là tiếng la-tinh, bởi
vì nó xuất phát từ tính âm nhạc và từ sự cao quý của lời. “Thật
cần thiết để Giáo hội sử dụng một ngôn ngữ khơng phải chỉ mang
tính hồn vũ mà nó cịn là thứ ngơn ngữ bất biến…” “và thích hợp
hết sức để Giáo hội Công giáo sử dụng một ngôn ngữ khơng phải
bình dân, nhưng là thứ ngơn ngữ đầy uy nghi và cao quý.
Hiến Chế Phụng Vụ Thánh “Sacrosanctum Concilium”, chương
VI, của công đồng Vatican II khẳng định : “Giáo Hội nhìn nhận
bình ca là lối hát riêng của phụng vụ Roma; vì thế, trong các hoạt
động phụng vụ, bình ca phải chiếm một địa vị chính yếu giữa
những loại ca khác”.
II. NHẠC BÌNH CA TỪ HỘI ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 1000
1. Nguồn gốc âm nhạc của Giáo hội trong 3 thế kỷ đầu tiên.
“Anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài
thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần khí linh hứng” (Col.
3,16). Câu này và những dẫn chứng khác của thánh Phaolô cho
thấy rằng cộng đồn tín hữu sơ khai đã cầu nguyện qua việc hát
Thánh thi và Thánh vịnh. Rất có thể nền tảng của những bài hát

này là một dạng Thánh vịnh, vì ngơn ngữ và giai điệu biến đổi, từ
nơi này đến nơi kia, với nhiều hình thức được thừa hưởng từ
những bài hát của hội đường. Người ta đưa ra giả thuyết về các
hình thức Thánh vịnh Do thái, Hy lạp và La-tinh liên tiếp nhau, và
sau cùng tính vượt trội của Roma thắng thế.

5


2. Bình ca từ thế kỷ thứ IV đến Gregorio Magno
Chúng ta biết rằng trước khi có nốt nhạc, những bài hát ln được
hát thuộc lịng. Ơng thầy giúp các ca viên học thuộc bằng thị giác,
bằng cách phát họa tiết tấu các nốt nhạc trong khơng khí bằng tay;
hoặc thu thập qua quá trình học hỏi về các hình thể âm nhạc từ
các nhà soạn nhạc rồi tập hợp lại theo những quy luật chính xác
để thích ứng với những bản văn khác nhau, đây là cách đơn giản
nhất để học.

6

Từ thế kỷ thứ IV và những thế kỷ sau đó ở Tây phương, phụng vụ
phát triển rất đa dạng, đi kèm theo đó là những bài hát riêng cho
mỗi vùng. Và như thế đã hình thành nên các danh mục
(repertorio) âm nhạc bằng tiếng la tinh, được những nhà nghiên
cứu phân loại như sau :










Danh mục các bài hát beneventano (Phụng vụ miền Nam
nước Ý, được bảo tồn trong những cuốn sách từ thế kỷ XI
và XII)
Danh mục các bài hát Ispanico (Phụng vụ Tây Ban Nha,
được bảo tồn trong những cuốn sách từ thế kỷ X và XI)
Danh mục các bài hát Roma (Phụng vụ Roma cổ vẫn sử
dụng ở Roma trong những thế kỷ XI, XII, XIII)
Danh mục những bài hát Milanese (là những bài hát cịn
sót lại cho đến ngày nay, cịn gọi là Phụng vụ Ambrosio,
bắt đầu từ thế kỷ XII, được bảo tồn trong những cuốn sách
ở miền Bắc nước Ý)
Danh mục các bài hát Gallicano (Phụng vụ của người
Gallo, thế kỷ VIII và IX)
Danh mục các bài hát Roma-France


3. Bình ca từ Gregorio Magno đến cuối thiên niên kỷ đầu tiên
Từ cuộc gặp gỡ giữa các bài hát phụng vụ Roma cổ và danh mục
địa phương (Gallica cổ) có lẽ đã làm phát sinh ra bài hát bình ca
như hiện thời, và qua việc thích nghi danh mục do các nhạc sĩ
người Pháp đem lại, nhờ đó các ký hiệu bình ca đã được hình
thành. Quan điểm này xem ra thực tế nhất.
Khi nói đến đặc ngữ “Bình ca” [Gregoriano], người ta nghĩ đến
ĐGH Gregorio Cả (GH từ 590 - 604), ngài cũng là tác giả của
cuốn Đối ca và là người sáng lập
nên Schola Cantorum.

Vào thời trung cổ hình ảnh về ĐGH
Gregorio Cả trở nên rất uy tín.
Tương truyền rằng Chúa Thánh
Thần dưới hình chim bồ câu đã gợi
ra cho ngài các bài hát, như ta gặp
thấy trong ký hiệu San Gallo, 390391. Các bài hát phụng vụ chính
thức của Giáo hội Cơng giáo đã đón
nhận tên của ngài như là tác giả.
Tuy nhiên, trong thực tế có lẽ ngài
khơng có vai trị trong sự ra đời của
các danh mục bình ca, được hình
thành trong triều đại của Carolingio.
Sự thống nhất nhiều phần đất của Châu âu dưới triều đại
Carolingio đem lại thuận lợi cho việc phổ biến khơng chỉ về thể
chế chính trị và xã hội nhưng cịn mang tính thống nhất phụng vụ
Giáo hội, mà Carlo Magno đã muốn thực hiện. Theo cách này
nhạc phụng vụ cũng đã tìm thấy những điều kiện thuận lợi cho
việc mở rộng các trung tâm tôn giáo khác của hoàng đế.

7


Ca mục bình ca, bắt đầu được hình thành thừ thế kỷ VIII, và được
trình bày qua các đặc điểm sau:
• Đơn âm
• Khơng có nhạc cụ đệm theo.
• Nét đặc trưng của các bài hát là : (Thánh vịnh, Đối ca,
Đáp ca) dành riêng cho từng giờ phụng vụ như : Thánh lễ,
Giờ kinh.
• Sử dụng tonus rectus hay cantus fermus, vì sự tơn trọng

bản văn, tránh những hình thức làm lu mờ Lời Chúa.
III. NHẠC BÌNH CA TỪ 1000 ĐẾN PHỤC HƯNG CỦA
THẾ KỶ XX

8

Từ thế kỷ thế XI và XIII đã đạt tới đỉnh cao về sự trình bày giai
điệu bình ca, nó được ưa chuộng do những thúc đẩy tâm linh và
nghệ thuật mới. Các ký hiệu được trang điểm cách tao nhã, những
hình ảnh trên trang giấy được trang trí và chạm trổ tinh vi. Về sau
các danh mục được bổ sung bằng các hình thức phân số, hệ thống
này khơng chỉ có nơi Kinh thánh mà còn trong lãnh vực thơ ca
nữa.
Suốt thời kỳ phục hưng nhạc đa âm trở nên thịnh hành, và việc sử
dụng các nhạc cụ làm phát sinh thay đổi về sở thích kéo theo sự
thay đổi văn hóa nhạc bình ca.
Vào thế kỷ thứ XVIII, hướng tới việc sưu tập bộ bách khoa tri
thức, cũng như tạo điều kiện cho các nhà âm nhạc học dịng
Bênêđictơ, người ta xuất bản những khảo luận căn bản về lý
thuyết âm nhạc đan viện thời trung cổ.
Từ đây bắt đầu có những nghiên cứu về bình ca trên thế giới trong
những thế kỷ XIX-XX. Có thể nói cuộc phục hưng nhạc bình ca,
bên cạnh việc tái khám phá ra những bản viết tay, tạo thuận lợi


thêm cho việc xuất bản cuốn Liber usualis Missae et officii1
(1896 và những ấn bản tiếp theo), bằng nốt nhạc vuông, kèm theo
những dấu hiệu về nhịp điệu ( ,
[ ] và ), theo phương
pháp của Solesmes. Năm 1913 Tòa thánh đã ủy thác cho

Solesmes nhiệm vụ tiếp tục các cơng việc này. Sự uy tín và mức
độ tin cậy của đan viện này càng được tín nhiệm hơn khi hai tu sĩ
của Solesmes là Dom Renè-Jean Hesbert và Eugene Cardine, vào
năm 1935, đã cho xuất bản cuốn Missarum Sextuplex2, đây là
cơng trình quan trọng làm nền tảng cho những nghiên cứu sau
này.
Thế nhưng, những cơng việc được Tịa thánh ủy thác bị chiến
tranh thế giới thứ hai làm gián đoạn, và người ta bắt đầu lại sau
1950, có thể nói đây là thời kỳ phục hưng lần thứ hai. Ngồi cuốn
Graduale triplex ra, ta cịn thấy cuốn Kyrie simplex (1965), và
trong khoảng thời gian từ 1967-1975 một ấn bản khác ra đời là
Graduale simplex, dưới sự chỉ dẫn rõ ràng của Công đồng Vatican
II.

1

Liber Usualis Missae et officii bao gồm các bài hát bình ca bằng tiếng latinh dành cho thánh lễ trong năm (Lễ Chúa nhật, Lễ trọng, Lễ thường và Lễ
kính); cũng như cho các thánh Lễ cầu hồn, Lễ cưới, Tuần thánh, Phong
chức. Ngoài ra sách này cịn cung cấp rất nhiều những bài hát bình ca bằng
tiếng La-tinh dùng trong các Giờ Kinh Phụng Vụ (Kinh chiều, Kinh tối…),
trong đó ta cũng tìm thấy những bài thánh ca truyền thống khác (Kinh cầu,
Lời nguyện chúc lành…)

2

Missarum Sextuplex : Là bộ sưu tập sáu bản viết tay cổ chứa những bài
hát về Thánh lễ, được Dom Renè-Jean Hesbert phát hành năm 1935. Thứ
tự như sau : M (Modoetiensis), Cantatorium của Monza, giữa thế kỷ IX; R
(Rhenaugensis), Graduale của Rheinau, khoảng năm 800; B
(Blandiniensis), Graduale của Mont-Blandin, khoảng thế kỷ VIII - IX; C

(Compendiensis), Graduale của Compiègne, gần cuối thế kỷ IX; K
(Corbiensis), Graduale của Corbie, sau năm 853; S (Silvanectensis),
Graduale của Senlis, cuối thế kỷ thứ IX.

9


IV. NHẠC BÌNH CA TRÊN THẾ GIỚI HƠM NAY
Việc tái khám phá nhạc bình ca, trong những thập niên gần đây đã
có một sự phát triển đáng kể nhờ vào các nghiên cứu khoa học,
được phổ biến bằng giáo dục, truyền thơng, sách vở, báo chí. Có
rất nhiều buổi hội thảo và các khóa học về bình ca cùng với vô số
các tác phẩm được thu thanh, xem như là những hỗ trợ tích cực
cho những ai muốn tìm hiểu thể loại này.

10

Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng đầy nghịch lý : Nếu
như những thế kỷ trước, bình ca chỉ dành riêng cho các đan sĩ
Bênêđictô học hỏi, nghiên cứu và xuất bản thì giờ đây những điều
đó xem ra là chuyện của quá khứ. Thế giới hôm nay với đầy đủ
phương tiện và kỹ thuật, tất cả mọi người có thể đặt niềm say mê
của mình trên những dòng nhạc xưa cổ, đã và đang là nền tảng
cho mọi cảm hứng âm nhạc.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cổ vũ mạnh mẽ cho việc tái
khám phá nét đẹp của nhạc bình ca. Ngài khẳng định rằng bình ca
và nhạc đa âm, khơng phải là cái gì đó thuộc về quá khứ, nhưng
nó “đem lại sức sống cho phụng vụ và đức tin của chúng ta”.
Tự sắc “Summorum Pontificum” (2007) làm nên một biến cố có
tầm quan trọng lịch sử : Phục hồi việc cử hành thánh lễ bằng sách

lễ cũ, dùng tiếng la-tinh cũng như hát bình ca trong các nghi thức
trang trọng này.


PHẦN II
I. KÝ HIỆU NỐT NHẠC VÀ CÁC DÒNG KẺ
Trước thế kỷ thứ IX khơng có các ký hiệu chỉ dẫn cho âm nhạc.
Tất nhiên ca sĩ cần phải nhớ thuộc lòng các giai điệu để hát trong
các buổi cử hành phụng vụ. Từ cuối thế kỷ thứ IX đến đầu thế kỷ
thứ X xuất hiện những mã ký hiệu đầu tiên, được đặt trên lời ca,
giúp cho ca sĩ biết được con số các nốt nhạc được hát trên mỗi âm
tiết.
Vì các ký hiệu âm nhạc được thực hiện khơng có dịng nhạc làm
quy chuẩn, cho nên khơng thể biết được chắc chắn các quãng giữa
các nốt nhạc. Như vậy các ký hiệu này được gọi là adiastematico :
Khi thể hiện một bài hát người ta vẫn phải phó thác cho ca sĩ cao
độ và trường độ của một vài nốt nhạc.

Để giữ sự chính xác hơn cho giai điệu chuyển hành và các
phương thức thực hiện bài nhạc, vào cuối thế kỷ X, người ta đã
thêm vào một dòng kẻ nhạc, đây sẽ là điểm quy chiếu cho tất cả
các ký hiệu âm nhạc ở từng cao độ khác nhau. Với việc làm này
ta thấy được một kết quả tương đối về quãng : các ký hiệu này
được gọi là diastematico.

11


Về sau người ta đã thêm vào các dòng kẻ khác cho đến khi có
dịng kẻ nhạc của Guido d’Arezzo3 (997-1050), và nhờ đó các ký

hiệu được đặt chính xác trên các dòng kẻ, cụ thể nốt Fa đặt ở
dòng màu đỏ và dịng màu vàng là nốt Đơ. Để diễn tả đúng các
đặc tính và nhịp điệu của bài hát, đôi khi người ta thêm vào các
ký tự a=altius, c=celeriter, e=aequaliter.

12

Dù vậy vẫn không giải quyết được vấn đề về trường độ chính xác
của các nốt nhạc và phải đợi đến thế kỷ XVII, khi phát minh ra
nốt nhạc hiện đại. Các ký hiệu âm nhạc trải qua các biến đổi hình
dạng cho đến cuối thế kỷ XVIII, và được phổ biến bằng cách
dùng chính những ký hiệu của một vài trung tâm sản xuất, chủ
yếu là ở các trung tâm các đan viện lớn, chẳng hạn như S. Gallo
hoặc Nonantola. Như thế, có thể nói ký hiệu Sangallese và ký
hiệu cổ nhất và sau là của Nonantolana.
Tu viện Nonantola, do thánh Anselmo sáng lập năm 753, đã trở
thành tiểu trung tâm văn hóa thuộc dịng Bênêđictơ, nó được phân
biệt với trung tâm nghiên cứu nhạc bình ca khác. Ở đây vẫn còn
lưu trữ mã ký hiệu thuộc thế kỷ XI bao gồm các Graduale và
những đoạn dành cho các lĩnh xướng được dùng trong các thánh
lễ trọng thể. Các tu sĩ của Solesmes khi khảo cứu mã ký hiệu
Nonantolano và nhận ra rằng âm nhạc Nonantolano là một biến
3

Guido d'Arezzo (997-1050), một tu sĩ dịng Bênêđictơ, người Ý, đã đi vào
lịch sử của nền âm nhạc thế giới với những cải cách quan trọng về hệ thống
ký hiệu âm nhạc. Ngồi việc phát minh ra khn nhạc và dịng kẻ nhạc, ơng
cũng phát minh ra hệ thống các nốt nhạc, lấy vần đầu của bài hát trong
Kinh chiều lễ thánh Gioan. "Ut queant laxis / Resonare fibris / Mira
gestorum / Famuli tuorum / Solve polluti / Labii reatum / Santae

Johannes".


tấu khéo léo, hầu hết cải tiến lại những gì là của Solesmes : gỡ bỏ
đi những cái thô ráp và giai điệu được chau chuốt, ngọt ngào hơn.

13

Bản dịch sang nốt nhạc vng (Rorate Caeli desuper)

II. KHĨA VÀ NỐT NHẠC BÌNH CA
Khác với hệ thống của âm nhạc hiện đại, nhạc bình ca được viết
trên 4 dịng kẻ nhạc và đơi khi có thêm một dịng kẻ phụ ở trên
hoặc dưới dịng kẻ chính. Vì tính chất đơn giản, dựa trên hệ thống
của điệu thức (modo) nên nhạc bình ca khơng có nhiều dấu hóa
ngồi sib và si thường. Để xác định cung giọng cho một bài hát
người ta dùng khóa Fa và Đơ đặt trên các dịng kẻ, tuy vậy nó
cũng được dịch chuyển lên xuống tùy theo từng cung điệu riêng.
Cụ thể khóa Đơ được đặt trên các dịng 4,3,2 và khóa Fa đặt trên
các dịng 3,2 tính từ dưới lên.


14

Tên và hình dạng của các neuma cổ tương ứng với các nốt nhạc vuông và hiện đại


III. DANH MỤC BÌNH CA
Nhạc bình ca được dùng để hát trong phụng vụ, hay đúng hơn, nó
chính là một phần của phụng vụ. Xưa cũng như nay, phụng vụ

của các Giáo hội Kitô giáo Tây phương đã phân chia xung quanh
hai điểm căn bản : Thánh lễ, tưởng nhớ bữa tiệc ly của Chúa, và
Giờ Kinh Thần Vụ.
1. Bình ca trong thánh lễ
Các bài hát trong thánh lễ được phân loại như sau :
a) Những bài hát thông thường - thường lễ (ordinarium missỉ).
- Kinh thương xót
- Thánh Thánh Thánh
- Kinh Vinh Danh
- Lạy Chiên Thiên Chúa
- Kinh Tin Kính
b). Những bài hát dành riêng - lễ riêng (proprium missæ) :
- Ca nhập lễ
- Ca dâng lễ
- Đáp ca
- Ca hiệp lễ.
Các giai điệu của bình ca ln gắn kết chặt chẽ với bản văn, theo
nghĩa nó được xây dựng bằng việc tôn trọng các dấu nhấn giọng
và cú pháp. Đại khái người ta sẽ nhấn giọng trên những âm tiết có
âm vực cao và sẽ ngâm thêm nhiều nốt trên những từ quan trọng
của bản văn. Có nhiều loại giai điệu được áp dụng cho các danh
mục này.
-

Giai điệu gốc : được dùng cho một bài hát duy nhất, chẳng
hạn như trong những bài hát thánh lễ thường niên, đối ca

15



của ca nhập lễ, hiệp lễ, trong các bài ca dâng lễ và đối ca
của giờ kinh.

16

-

Giai điệu chu kỳ : một câu nhạc duy nhất được lặp đi lặp
lại nhiều lần. Giai điệu này có trong các bài Thánh thi của
giờ Kinh sách và Thánh thi của rước kiệu.

-

Giai điệu mẫu : những đoạn nhạc thực hiện từ một giai
điệu mẫu phù hợp với nhiều bản văn khác nhau, loại này
có trong một vài đối ca của Giờ kinh sách, Alleluia và
Graduale cung thứ hai.

-

Giai điệu tổng hợp : được hình thành từ nhiều dạng giai
điệu, được phối hợp theo nhiều cách khác nhau, nhiều
đoạn nhạc khác nhau trong cùng một loại hay cùng cung
điệu. Loại giai điệu này chúng ta gặp thấy trong một vài
đối ca của giờ kinh phụng vụ, đáp ca giờ kinh sáng, đáp ca
Graduale và các Tratto

Kyrie bộ lễ De Angelis có từ thế kỷ thứ XV



2. Bình ca trong Giờ Kinh Phụng vụ
Phụng Vụ Các Giờ Kinh được thực hiện trong những giờ đã được
quy định, mang tính cá nhân hoặc cộng đồn. Cấu trúc của các bài
hát bao gồm : các Thánh thi, Đối ca, Thánh vịnh, Đáp ca, các
cung hát-ngâm dành cho các bài đọc và lời cầu.
Các bài Thánh thi được soạn trên các bản văn theo thể thơ ca
thông thường. Giai điệu chu kỳ được áp dụng cho các Thánh thi;
tức là một giai điệu giống nhau được lặp lại nhiều lần, tương ứng
với con số của mỗi đoạn Thánh thi.
Đối ca là những đoạn ngắn, nhiều âm tiết, được hát trước và sau
Thánh vịnh. Nó tùy thuộc vào cung điệu mà mỗi Thánh vịnh được
hát. Nốt kết thúc của mỗi câu Thánh vịnh luôn nằm trong hệ
thống điệu thức, cho phép người hát dễ dàng trở về với cung
giọng khởi đầu của đối ca.
Các Thánh vịnh khơng có cơng thức lấy giọng lại, hay khởi điệu
lại ở câu thứ hai, nhưng bắt đầu với cung ngâm chính, hay cung
kể. Các cung Thánh vịnh tương ứng với 8 cung trong hệ thống
điệu thức. Đôi khi người ta thêm vào cung Peregrino khi có hai
cung kể khác nhau của hai nửa câu trong một câu Thánh vịnh đầy
đủ.
Đáp ca là những bài hát có cấu trúc phân đơi, bắt đầu với một câu
xướng do ca đoàn hát và tiếp tục với một câu Thánh vịnh, thông
thường được người lĩnh xướng hay từ một nhóm nhỏ các ca viên
bắt giọng. Sau một câu, ca đoàn lặp lại một phần của đáp ca hay
tất cả với chính câu thánh vịnh.

17


IV. CÁC CUNG ĐIỆU BÌNH CA

Các điệu thức (modo) bình ca được sử dụng vào thời trung cổ và
thời phục hưng. Vào thời phục hưng nó phát triển dần thành thang
âm trưởng và thứ. Con số các điệu thức khác nhau tùy thuộc vào
từng giai đoạn và lý thuyết âm nhạc, nhưng cách chung người ta
đã xác định được 8 điệu thức của bình ca.
Mỗi điệu thức có nốt tận, có nốt làm chuẩn (nốt trục) cho giai
điệu. Chức năng của nó giống như nốt chủ âm của thang âm
trưởng và thứ. Ngồi ra các điệu thức cũng có một át âm, tức là
nốt nhạc chính ln hiện diện liên tục trong bài hát

18

8 điệu thức, hoặc là octoechos, được chia làm hai loại : điệu thức
chính cách và biến cách (autentico - plagale). Mỗi điệu thức biến
cách được liên kết với một điệu thức chính cách. Cả hai có mối
liên hệ với nhau. Sự khác biệt giữa hai điệu thức nằm ở nốt át âm
và việc mở rộng giai điệu. Giai điệu của các điệu thức biến cách ít
mở rộng và ở âm vực trầm.
Hệ thống của octoechos đặt trên 4 điệu thức nền tảng là : Protus,
Deuterus, Tritus và Tetrardus dựa trên nốt kết là Rê, Mi, Fa và
Sol. Điệu thức chính cách có giai điệu rộng hơn, khoảng cách có
thể hơn một quãng tám so với nốt kết; trong khi đó điệu thức biến
cách giai điệu mở rộng trong vòng một quãng tám so với nốt kết,
nhưng bắt đầu từ quãng bốn dưới nốt kết. Điệu thức chính cách
trong các cung Thánh vịnh được hát ở quãng năm tính từ nốt kết,
điệu thức biến cách được hát ở quãng ba hoặc bốn tính từ nốt nền.
Mỗi điệu thức người ta đặt cho nó một con số từ I đến VIII. Các
số I, III, V và VII thuộc điệu thức chính cách, các số II, IV, VI,
VIII thuộc điệu thức biến cách.
Chúng ta một bảng tóm gọn như sau:



CUNG NGÂM THÁNH VỊNH
Quãng 3
Quãng 4
Biến cách
(Plagale)
RE
Fa
Protus Mod. IIo
MI
La
Deuterus
Mod. IVo
FA
La
Tritus Mod. VIo
SOL
Do
Tetrardus
Mod. VIIIo

Quãng 5
Chính cách
(Autentico)
La
Mod. Io
Si
Mod. IIIo
Do

Mod. Vo
Re
Mod. VIIo

HỆ THỐNG CÁC CUNG ĐIỆU

19


20


V. HÁT-NGÂM PHỤNG VỤ VÀ THÁNH VỊNH.
Trong các bài hát-ngâm Giờ kinh và Thánh lễ có nhiều loại cung
điệu dành riêng cho từng trường hợp riêng biệt :
Có loại dùng để công bố Lời Chúa, thường được hát-ngâm ở âm
vực cao (ở nốt La hoặc Đô), với những giai điệu đặc biệt. Có
nhiều mẫu thức hát-ngâm khác nhau, thay đổi tùy theo bậc trọng
thể của phụng vụ và tùy theo kiểu của bản văn.
Có loại được dùng riêng cho chủ tế hoặc phó tế hát-ngâm trong
các lời nguyện của Thánh lễ hoặc Giờ kinh và trong các bản văn
đặc biệt như Kinh tiền tụng. Nó có cung ngâm và cơng thức kết
thúc riêng, phù hợp với những chỗ ngắt giọng theo ý nghĩa của
bản văn.
21

Hát-ngâm Thánh vịnh là một hình thức được dùng cho các Thánh
vịnh và những bài hát thuộc Kinh thánh và Thánh ca Tin mừng.
Những bản văn này được chia ra thành nhiều đoạn và đôi khi
được phân chia thành hai nửa câu.

Cách thức thực hiện như sau :
a)
b)
c)
d)
e)
f)
g)

Bắt giọng hay khởi điệu
Cung hát-ngâm, hay cung kể
Giai kết nửa câu
Một dạng công thức bắt giọng lại, khởi điệu lại
Cung hát-ngâm, hay cung kể
Giai kết cuối câu
Trong trường hợp một câu thánh vịnh quá dài, nửa câu
đầu tiên được chia làm hai phần bởi một giai kết đơn giản
được gọi là flexa.


Dấu thánh giá và lời chào của chủ tế được hát ở cung La

22

Câu xướng Kinh Tiền Tụng lễ thường và lễ trọng


23

---------------------------------------------------------


Đối ca - ca hiệp lễ tuần II Mùa vọng.
Fa là nốt kết của từng câu Thánh vịnh, cho phép người hát dễ dàng trở
về với cung giọng khởi đầu của đối ca, cũng là nốt Fa.





24

Bài hát dùng cung điệu thứ 6 trong hệ thống điệu thức.
Đặc tính khác của loại Đối ca - Thánh vịnh dùng trong
Thánh lễ luôn phải khởi điệu lại ở mỗi câu Thánh vịnh.


- Mẫu các cung hát ngâm Thánh vịnh theo hệ thống điệu thức - Octoechos

25

)


×