Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng quế của Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà NộiKinh Bắc (HKB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.96 KB, 53 trang )

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM
HÀ NỘI - KINH BẮC (HKB).......................................................................................5
1.1

Tổng quan về Công ty CP Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội – Kinh bắc............5

1.2

Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................6

1.3

Nhiệm vụ chức năng, ngành nghề kinh doanh..................................................7

1.4 Tình hình nhân sự của cơng ty giai đoạn 2014-2016..............................................10
1.5

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016.....12

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG QUẾ CỦA
CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI - KINH BẮC (HKB)...17
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động xuất khẩu........................................17
2.1.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu......................................................................21
2.1.3 Vài nét về thị trường xuất khẩu quế trên thế giới................................................27
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu quế của Công ty CP Nông nghiệp và Thực Phẩm
Hà Nội – Kinh Bắc......................................................................................................30
2.2.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa.............................................................................30


2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu..............................................................38
a. Kết qủa xuất khẩu quế theo thị trường.....................................................................38
b. Kim ngạch xuất khẩu quế của công ty HKB............................................................40
2.3

Đánh giá chung...............................................................................................41

CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG QUẾ CỦA CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM
HÀ NỘI – KINH BẮC (HKB)....................................................................................45
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển....................................................................45
3.2

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.......................47

KẾT LUẬN.................................................................................................................53

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ


2
Bảng 1.1 : Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 12/2016
Bảng 1.2 : Doanh thu hoạt động xuất khẩu năm 2014-2016
Bảng 1.3 : Chi phí hoạt động xuất khẩu năm 2014-2016
Bảng 1.4 : Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu năm 2014-2016
Bảng 2.1 : Kết quả xuất khẩu quế theo thị trường
Sơ đồ 2.1 : Kết quả xuất khẩu quế theo thị trường 2014-2016
Bảng 2.2 : Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế năm 2014-2016
Sơ đồ 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu quế năm 2014-2016



3

MỞ ĐẦU
Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ xu hướng tồn cầu hố đời sống kinh tế, các
quốc gia đang tham gia ngày một tích cực vào quan hệ kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh
doanh quốc tế với các hình thức đa dạng và phong phú đang trở thành một trong những
nội dung quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong đó hình thức xuất nhập khẩu
được coi là “chiếc chìa khố” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho mỗi một quốc
gia, tạo ra nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho nước đó khi tham gia vào các hoạt động
kinh tế quốc tế.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu sẽ có ý nghĩa chiến lược trong sự
nghiệp CNH- HĐH, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế cất cánh trong thiên niên kỷ
mới. Vì vậy, Đảng và Nhà Nước đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác
xuất nhập khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Quế là cây đặc sản của vùng nhiệt đới được trồng ở nước ta từ lâu. Do giá trị sử
dụng ngày càng lớn nên ngày nay Quế trở thành một mặt hàng được các nước trên thế
giới ưa chuộng. Quế của Việt Nam vốn có điều kiện phát triển và nổi tiếng thế giới từ
lâu, càng ngày càng nổi lên như là một đặc sản và có nhiều ưu thế hơn so với các nước
khác.
Với thuận lợi này, thời gian qua cùng với các doanh nghiệp khác Công ty CP
Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc (HKB) đã không ngừng mở rộng hoạt
động xuất khẩu quế và đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu chung
của đất nước. Xuất khẩu quế đã chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị xuất
khẩu của Cơng ty nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy mới tham gia vào đầu tư
xuất khẩu quế, nhưng Công ty đã thu được những thành tựu đáng khích lệ đó là: Mở
rộng thị trường sang nhiều nước và khu vực, tạo được sự tin cậy đối với các bạn hàng
trên thế giới, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên và mặt hàng này
chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ trong tồn bộ kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này bằng việc phân tích thực trạng hoạt

động xuất khẩu tại Cơng ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc (HKB)
thông qua đó phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện đang tồn tại trong hoạt
động xuất khẩu tại HKB rút ra được các biện pháp nhằm hoàn thiện mở rộng hoạt
động xuất khẩu của cơng ty. Vì vậy em đã chọn đề tài :”Một số biện pháp nhằm nâng


4
cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng quế của Công ty CP Nông nghiệp và
Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc (HKB)”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục được kết
cấu thành ba chương chính :
 Chương 1 : Tổng quan về cơng ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội Kinh Bắc (HKB)
 Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng quế của Công ty CP
Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB)
 Chương 3 : Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng
quế của Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc (HKB)


5
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI KINH BẮC (HKB)

1.1 Tổng quan về Công ty CP Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội – Kinh bắc
CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI- KINH BẮC
(HKB)
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103041974 do Sở kế hoạch và đầu
tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 09/11/2009 , đăng ký thay đổi lần thứ 11 số 0104246382
ngày 24/11/2014)
Tên pháp định : Công ty Cổ phần nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội - Kinh
Bắc

Tên quốc tế : HANOI – KINHBAC AGRIFOOD
Tên gọi khác : Hakinvest
Viết tắt : Hanoi – KinhBac Agrifood., JSC
Trụ sở chính : Nhà 905, CT1-2 Khu đơ thị Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trị, Quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ văn phòng giao dịch: Số 84, Phố Yên Phụ, Phường Yên Phụ, Quận
Tây Hồ, Hà Nội.
Chi nhánh trực thuộc :
- Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực Phẩm Hà Nội – Kinh Bắc chi nhánh
Gia Lai
Địa chỉ : Làng Ring 2, xã H Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
- Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực Phẩm Hà Nội – Kinh Bắc chi nhánh
Bình Định
Địa chỉ : Lơ 5.2.1, KCN Nhơn Hịa, An Nhơn, Bình Định
Số điện thoại: 04-378-77-290
Fax: 04-378-77-291
Email : ,
Website : www.hakinvest.com.vn
Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc (HKB) được thành
lập ngày 09 tháng 11 năm 2009 theo GPKD số 0104246382 do sở kê hoạch và đầu tư


6
Thành phố Hà Nội, Việt Nam, tiền thân là Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Hà
Nội - Kinh Bắc (HAKINVEST).
Nhận thức được lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư
địa cho phát triển sản phẩm nông sản và thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nên HKB đã
lựa chọn lĩnh vực Nông nghiệp là ngành nghề kinh doanh cốt lõi cho định hướng phát
triển của mình. HKB có chiến lược phát triển lâu dài và bền vững với ngành Nông
nghiệp Việt Nam. Định hướng phát triển của HKB là từng bước tham gia vào chuỗi giá

trị của ngành Nông nghiệp và Thực phẩm ở các khâu Phát triển thị trường-->Chế
biến-->Trồng trọt & Chăn ni-->Phân phối.
1.2

Lịch sử hình thành và phát triển
CTCP Nơng nghiệp và Thực phẩm Hà Nội Kinh Bắc tiền thân là CTCP Thương

mại và Đầu Tư Hà Nội - Kinh Bắc được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận
ĐKKD lần đầu ngày 09/11/2009 với vốn điều lệ là 1,8 tỷ đồng.
Ngày 2/7/2014, Cơng ty chính thức đổi tên thành CTCP Nông nghiệp và Thực
phẩm Hà Nội Kinh Bắc.
Cho đến nay, quy mô của công ty phát triển rõ rệt thể hiện ở quy mô vốn điều
lệ được tăng từ 1,8 tỷ lên 200 tỷ đồng và được UBCKNN chấp thuận công ty đại
chúng ngày 13/02/2015.
Sau gần 07 năm phát triển (giai đoạn 2010-2016), HKB đã gặt hái được những
thành tựu nền tảng cho định hướng phát triển chiến lược của mình. Ba (03) khâu trong
kế hoạch phát triển của mười năm đầu (2010-2020) đến nay đã được hoàn thành, vượt
chỉ tiêu định hướng phát triển trước ba năm. Các thành tựu nổi bật mà HKB đã đạt
được sau 07 năm phát triển như sau:
- Công tác xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường: Đây là điểm nổi bật
và là thế mạnh của HKB, với kinh nghiệm ngoại thương và năng lực quan hệ quốc tế
đã được trải nghiệm trước đó của Ban Lãnh đạo HKB và Ban Xuất Nhập Khẩu, Cơng
ty đã nhanh tróng phát triển được thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản của
HKB. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ với hàng trăm khách hàng quốc tế với
nhu cầu mua hàng lên đến nửa triệu tấn nông sản. Sau 03 năm đầu kinh doanh thương
mại (giai đoạn 2010-2013), nhận thức được khâu thị trường thị đã phát triển tốt, từ
năm thứ tư (2014) đến nay HKB tập chung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất


7

cho kinh doanh như hệ thống thu mua, kho bảo quản, nhà máy và công nghệ sản xuất
để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho bạn hàng.
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất cho kinh doanh: Đến nay, HKB đã xây
dựng được cơ sở sản xuất và chế biến nông sản tương đối lớn đảm bảo cho công suất
kinh doanh khả dụng đáp ứng cho chiến lược phát triển của 10 năm tiếp theo, với mục
tiêu doanh thu khả dụng ở mức 10.000 tỷ đồng vào năm 2025. Các cơ sở sản xuất đã
xây dựng được gồm (1) Tổ hợp Chế biến Nông sản (HKB-Gia Lai) với cơng suất sản
xuất thiết kế có thể đạt doanh thu khả dụng ở mức khoảng 6.000 tỷ đồng/năm cho hai
mặt hàng hồ tiêu và cafe xuất khẩu, (2) Hai (02) nhà máy chế biến và thu mua nơng
sản xuất khẩu ở Bình Định với cơng suất sản xuất thiết kế có thể đạt doanh thu khả
dụng ở mức khoảng 2.200 tỷ đồng/năm cho các mặt hàng sắn lát, gạo, gia vị và nhang
hương xuất khẩu, (3) Quỹ đất 500ha ở Tây Nguyên để phát triển vùng nguyên liệu
trồng cây hồ tiêu và xen canh cây rừng lấy gỗ, khi dự án đi vào thu hoạch có thể đem
lại doanh thu khả dụng khoảng 1.800 tỷ đồng/năm.
- Trồng trọt phát triển vùng nguyên liệu: Như đã nêu ở trên, hiện HKB đã tích
lũy được quỹ đất trên 500ha để phát triển trồng vùng nguyên liệu cây hồ tiêu và cây
rừng thâm canh ngắn ngày lấy gỗ. Ngoài ra HKB đang có kế hoạch phát triển thêm
4.500ha trồng cây rừng thâm canh ngắn ngày lấy gỗ (vòng đời khai thác khoảng 6
năm/vịng) như mơ hình thâm canh trồng rừng của Indonesia, Malaysia, Thái Lan...
Tháng 2/2015, Hakinvest chính thức trở thành Công ty đại chúng với vốn điều
lệ đăng ký là 240 tỷ đồng và vốn chính thức góp là 200 tỷ đồng.
Đặc biệt, ngày 28/3 vừa qua, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc- Thủ lĩnh của
Hakinvest được bình chọn vào top "100 nhà lãnh đạo giỏi 2014" do tạp chí doanh
nghiệp và thương hiệu cùng Ban bình chọn Asean thuộc tiểu vùng Sơng Mêkơng bình
chọn.
1.3 Nhiệm vụ chức năng, ngành nghề kinh doanh
1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức, nhiệm vụ chức năng các phòng ban

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG



8

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SỐT

CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban Nhân
sự tổng
hợp

Ban Tài
chính kế
tốn

Ban Xuất
nhập khẩu

Ban Sản
xuất và
Đầu tư

Ban Kinh
doanh


- Đại hội đồng cổ công : Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần
Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB). Gồm tất cả các thành viên ( cổ
đơng) có quyền biểu quyết (Các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và sở hữu cổ
phiếu ưu đãi biểu quyết). Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền quyết định
cao nhất của Công ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến
sự tồn tại và hoạt động của Công ty.
- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có tồn quyền nhân danh cơng
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông
- Chủ tịch hội đồng quản trị : Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội
đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu
phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việc thông
qua quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết
định của Hội đồng quản trị; chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông; các quyền và nhiệm vụ
khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ cơng ty.
- Ban kiểm sốt (Board of Supervisors) bao gồm những người thay mặt cổ
đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất, kinh doanh của Cơng
ty. Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm.


9
- Tổng giám đốc : là người đại diện theo pháo luật của công ty; quản lý điều
hành các hoạt động, công việc hàng ngày của công ty thuộc thẩm quyền Tổng giám
đốc theo đúng quy định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông,
Điều lệ của công ty và các quy định của pháp luật.
- Các phó tổng giám đốc : là người giúp Tổng giám đốc công ty điều hành một
số lĩnh vực hoạt động được phân công và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám
đốc công ty và như Tổng giám đốc trước pháp luật về nhiệm vụ đ c phân cơng. Trong
từng thời điểm có thể được Tổng giám đốc công ty uỷ quyền trực tiếp quyết định một
số vấn đề thuộcc nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc.

- Ban Nhân sự tổng hợp : Ban nhân sự tổng hợp có chức năng quản lý về tổ
chức nhân sự ,lao động, tiền lương, công tác tổng hơp, thanh tra và giám sát.
- Ban Tài chính kế tốn : Phịng này 2 có chức năng chính là nghiệp vụ tài chính
và kế tốn, là trung tâm bút tốn, hạch tốn, thống nhất hướng dẫn công tác quản lý
hoạt động tài chính - kế tốn trong tồn cơng ty, khai thác nguồn vốn, tính tốn chỉ số
kinh tế, hiệu suất kinh doanh/hiệu suất sử dụng vốn, ... cho toàn bộ hoạt động sản xuất,
Kinh doanh và Đầu tư của Công ty.
- Ban xuất nhập khẩu : Là ban hỗ trợ và vận hành cho tồn bộ hệ thống hoạt
động của Cơng ty thông qua các tác nghiệp như : Xử lý văn bản, giấy tờ, Nghiệp vụ
thương mại và hỗ trợ thương mại và Pháp lý liên quan đến nghiệp vụ sản xuất và kinh
doanh. Bao gồm 2 nhóm việc được phân cơng cho 02 b phận “Bộ phận Văn phịng” và
“Bộ phận Nghiệp vụ thương mại.”
- Ban kinh doanh : Ban này có nhiệm vụ chính là đi khai thác , có sứ mệnh là
trung tâm tạo ra đơn hàng, bạn hàng và phát triển thị trường cho Công ty - Chun
mơn hố về khâu kinh doanh như : bán hàng, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị
trường, ý tưởng đầu tư trung và dài hạn. Ban này quản ý Phòng Kinh doanh - xuất
nhập khẩu.
- Ban sản xuất và đầu tư : Ban này chuyên trách quản lý khai thác các cơ sở vật
chất sản xuất & kinh doanh của Cơng ty (máy móc, kho tàng và hệ thống thu mua)
thông qua nghịêp vụ Thu mua, Sản xuất, Ứng dụng và cải tiến công nghệ sản xuất chế
biến, Triển khai các dự án đầu tư của Công ty. Ban này quản lý, khai thác hệ thống kho
bãi, nhà máy sản xuất và chế biến, tổ chức thu mua hàng hố tại các khu vực nêu trên
cho Cơng ty.


10
1.3.2 Các ngành nghề kinh doanh
a. Ngành Nông Nghiệp:
* Lĩnh vực chế biến và kinh doanh:
- Mặt hàng cây công nghiệp: Chế biến hạt tiêu và cafe xuất khẩu

- Mặt hàng nguyên liệu sản xuất cồn: Thu mua sắn lát xuất khẩu và bán nội địa
- Mặt hàng gia vị: Thu mua, chế biến quế và hồi xuất khẩu
- Mặt hàng tăm và nhang hương: sản xuất tăm tre và nhang hương xuất khẩu
- Mặt hàng lương thực: chế biến gạo xuất khẩu và thực phẩm khô để phân phối
nội địa
- Mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: kinh doanh sắn lát, ngô, khô đậu
tương
* Lĩnh vực trồng trọt Nông Nghiệp: Ở quy mô công nghiệp:
- Cây hồ tiêu, quế và sắn để xuất khẩu. Cam, quýt, bưởi và rau, củ quả sạch để
phục vụ hệ thống phân phối và bán lẻ nội điạ của HKB;
- Cây lúa (lúa gạo thơm và gạo JAPONICA).
- Trồng rừng, khai thác gỗ
b. Ngành thực phẩm:
- Chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi gia xúc và gia cầm ở quy mô công
nghiệp
- Chế biến thịt gia súc và gia cầm
- Chế biến phụ phẩm phụ: Bột xương thịt, lông vũ gia cầm
c. Ngành phân phối bán lẻ:
Phát triển hệ thống Phân phối bán lẻ cho mặt hàng nông sản và thực phẩm
( HKB FOOD MART )
1.4 Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2014-2016
Số lượng người lao động quản lý trong cơng ty gồm 28 người, ngồi ra cịn thuê
khoảng 200 lao động thời vụ, trong đó bao gồm :
Bảng 1.1 : Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 2014-2016


11
Năm

2014


2015

Số lượng

Số lượng

176

198

230

Đại học

16

16

16

Cao đẳng

10

10

10

18

8

18
8

18
8

2
20
6
0
150

2
20
6
2
170

2
20
6
4
200

Chỉ tiêu

Tổng số lao động


2016
Số lượng

1. Trình độ học vấn

2. Giới tính
Nam
Nữ
3. Độ tuổi
-Dưới 30 tuổi
-Từ 30-40 tuổi
-Từ 40-50 tuổi
4. Công nhân đã qua đào tạo
5. Lao động thời vụ


12

Theo bảng báo cáo tổng hợp nhân sự phía trên, tổng số lao động từ năm 2014
đến hiện nay có sự thay đổi không đáng kể. Nếu ở năm 2014 số lượng công nhân đã
qua đào tạo của công ty là 0 người, nhưng cho đến hiện nay là 4 người. Bên cạnh đó số
lượng cơng nhân thời vụ đã tăng theo từng năm, cho đến năm 2016 số lượng người lao
động tăng 50 người so với năm 2014.
Hiện nay, nguồn nhân lực của Công ty là 228 người, trong đó người lao động
quản lý trong cơng ty gồm 28 người và khoảng 200 lao động thời vụ. Về trình độ
chun mơn thì có 16 người có trình độ đại học, trên đại học. Trong đó gồm 10 nam và
6 nữ. Về trình độ trung học và cao đẳng có 10 người, gồm 8 nam và 2 nữ. Qua đó cho
thấy bộ phận đầu não, điều hành công ty, quyết định đến sự phát triển của Công ty đều
là những người có tình trạng học vấn khá cao. Sau khối văn phịng là lực lượng cơng
nhân đã qua đào tạo là 2 người đều là nam, qua đó phần nào bảo đảm chất lượng sản

phẩm của công ty. Cùng với 200 lao động thời vụ cho từng công đoạn, công ty ln có
nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng đủ cho cơng việc sản xuất và xuất khẩu.
Thêm vào đó Công ty thường xuyên đưa cán bộ, nhân viên đi học bồi dưỡng
nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên mơn. Từ sự cố gắng học hỏi, đồn kết, có tinh
thần trách nhiệm cao, đội ngũ nhân viên của công ty đã góp phần tạo nên sự phát triển
bền vững của Công ty
1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2014-2016
Doanh thu, chi phí và lợi nhận là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Để đạt kết quả cao nhất
trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân
tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trên cơ sở đó, đánh giá mặt mạnh mặt yếu
trong cơng tác quản lý, và tìm ra biện pháp sát thực để hạn chế, khắc phục mặt yếu
tăng cường phát huy các mặt mạnh, khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.2 : Doanh thu hoạt động xuất khẩu năm 2014-2016
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


13
1.Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch


455,619,800,971

434,623,742,761

633,214,006,098

455,105,603,791

434,623,742,716

633,153,655,968

892,373,609

87,871,673

780,317,204

vụ
2. Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
3. Doanh thu
hoạt động tài
chính

So sánh tuyệt đối
2015/2014
2016/2015

(20,996,058,210)
198,590,263,337
(20,481,861,075)
198,529,913,252
(804,501,936)
692,445,531

So sánh tương đối
2015/2014
2016/2015
95.39%
145.69%
95.50%
145.68%
9.85%
888.02%

Qua bảng phân tích 1.2, ta nhận thấy doanh thu có sự thay đổi về doanh thu
hoạt động tài chính, trong khi năm 2015 giảm 804,501,936 đồng tương đương vơi
9.85% so với 2014 thì năm 2016 đã tăng 692,445,531 đồng tương đương 888.02% so
với năm 2015. Doanh thu bán hàng thuần về và cung cấp dịch vụ ở năm 2015 giảm
20,481,861,075 đồng tương đương với 95.5%, đã được cải thiện vào năm 2016 tăng
198,529,913,252 đồng tương đương với 145.68%%. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng 198,590,263,337 tương đương 145.69%.
Doanh thu tuy giảm vào 2015 nhưng lại tăng đáng kể trở lại vào năm 2016 là
do: công tác thị trường làm tốt, đội ngũ tiếp thị tăng số lượng và hồn thiện trong cơng
tác, chế độ đãi ngộ bộ phận tiếp thị được cải thiện và chăm sóc kỹ về mọi mặt, cơng ty
có chính sách hỗ trợ các đại lý trong tiêu thụ hàng hóa.
Nhìn chung, với việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm
cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Tất cả những kết quả trên có được là do đà

phát triển chung của đất nước, ngành xuất khẩu nông nghiệp và thực phẩm cũng phát
triển khá mạnh. Mặt khác việc tăng doanh thu của công ty cịn do cơng ty mạnh dạn
đầu tư thiết bị công nghệ mới, chất lượng sản phẩm lại tương đối tốt,…


14

Bảng 1.3 : Chi phí hoạt động xuất khẩu năm 2014-2016
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu
1.Chi phí tài
chính
Trong đó : Chi
phí lãi vay
2. Chi phí bán
hàng
3. Chi phí quản
lí doanh nghiệp
4. Chi phí khác

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

7,426,978,984

4,342,539,474


11,926,049,137

6,947,224,338

3,723,824,597

11,866,935,254

29,932,205,814

4,202,692,034

8,739,548,886

6,531,820,699

11,699,807,581

21,173,383,301

30,851,722

3,135,814,268

4,634,224,090

5,710,116,078

1,933,278,138


2,978,088,846

5. Chi phí thuế
TNDN hiện
hành

So sánh tuyệt đối
2015/2014
2016/2015
(3,084,439,510)
7,583,509,663
(3,223,399,741)
8,143,110,657
(25,729,513,780)
4,536,856,852
5,167,986,882
9,473,575,720
3,104,962,546
1,498,409,822
(3,776,837,940)
1,044,810,708

sSo sánh tương đối
2015/2014
2016/2015
62.51%
274.63%
12.44%
318.68%
64.34%

207.95%
10164.15%
180.97%
54.92%
147.78%
33.86%
154.04%


15
Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợ nhuân
khi phát sinh tăng và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối
đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh nhằm làm giảm
chất lượng, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Từ bảng 1.3 ta thấy năm 2016, so với năm 2015 chi phí bán hàng tăng lên
4,536,856,852 đồng với tỷ lệ 207.95%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
9,473,575,720 đồng tương ứng 180.97%%. Chi phí khác tăng 1,498,409,822 đồng
tương ứng với 147.7%. Tuy nhiên các hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, chứ không phải là một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập
riêng cho công ty. Về tỷ trọng chi phí bán hàng tăng lên do công ty tăng cường khuyến
mãi, quảng cáo,…nhằm thúc đẩy tiêu thụ cho phù hợp với lượng sản xuất trong kỳ.
Bảng 1.4 : Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu năm 2016
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu
1.Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và cung

Năm 2014


Năm 2015

Năm 2016

67,611,876,903

26,194,056,923

56,525,208,698

24,613,245,015

6,036,889,507

15,466,544,578.00

142,677,445

834,103,092

2,339,193,551

19,045,806,382

4,937,714,461

10,149,262,181

cấp dịch vụ

2. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
3. Lợi nhuận
khác
4. Lợi nhuận
sau thuế du
nhập doanh
nghiệp


16

So sánh tuyệt đối
2015/2014

2016/2015

sSo sánh tương đối
2015/2014

2016/2015

(41,417,819,980)

30,331,151,775

38.74%


215.79%

(18,576,355,508)

9,429,655,071

24.53%

256.20%

691,425,647

1,505,090,459

584.61%

280.44%

(14,108,091,921)

5,211,547,720

25.93%

205.55%

Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói
cách khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các
doanh nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt
động đó. Do vậy mà phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục

vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác.
Qua bảng 1.4, ta thấy năm 2016 so với 2015 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng 30,331,151,775 đồng tương ứng với 215.79%. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh tăng 9,429,655,071 đồng tương ứng với 256.20%%. Bên cạnh đó cịn
có các lợi nhuận khác tăng 1,505,090,459 đồng tương ứng với 280.44%. Như vậy, nhìn
chung qua 2 năm chỉ số lợi nhuận hoạt động của cơng ty có sự thay đổi tích cực, lợi
nhuận tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của cơng ty đang có chiều hướng khả quan
hơn.


17

CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG QUẾ CỦA CÔNG
TY CP NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI - KINH BẮC (HKB)
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động xuất khẩu
 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện so sánh. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với
một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia
và phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi,
các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Thực tế cũng cho thấy nếu
một quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của mình, áp dụng phương thức tự cung tự cấp
thì khơng bao giờ có cơ hội vươn lên để khẳng định vị trí của mình và nâng cao đời
sống nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất
lâu đời và ngày càng phát triển. Hình thức đầu tiên của hoạt động xuất khẩu là trao đổi
hàng hoá giữa các nước cho đến nay xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức

khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gia công, xuất khẩu uỷ thác, buôn bán
đối lưu, xuất khẩu theo nghị định thư, gia công quốc tế, xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái
xuất.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất
khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị đơn
giản cho đến những máy móc cơng nghệ cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều
nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể kéo dài
nhiều năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay của nhiều
quốc gia khác nhau.


18


Đặc điểm

Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngồi. Do đó,
khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn
như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có
nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán. . . Điều
này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy,
nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
nước ngồi để đưa ra những hàng hố phù hợp.
Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận
hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm
vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều
nhân tố ràng buộc hơn.
Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua

hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.
Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận
chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra
nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại
kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro
hơn.


Vai trò

Phương thức cơ bản nhất để mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường
nước ngồi là thơng qua xuất khẩu. Xuất khẩu cũng là một hoạt động kinh doanh quốc
tế đầu tiên của doanh nghiệp. Hoạt động này tiếp tục cả khi doanh nghiệp đã đa dạng
hoá các hoạt động kinh doanh của mình và có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trước hết, xuất khẩu giải quyết vấn đề ngoại tệ cho doanh nghiệp, tạo nguồn
vốn để nhập khẩu. ở những nước kém phát triển, phần lớn các doanh nghiệp nằm trong
tình trạng thiếu vốn, cơng nghệ, thừa lao động phổ thông, thiếu lao động đã qua đào
tạo. Để giải quyết tình trạng này thì buộc họ phải nhập từ bên ngoài vào những yếu tố
mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng nhưng làm được điều đó thì cần phải có một
khối lượng ngoại tệ rất lớn.


19
Có thể nói đây là “vịng luẩn quẩn” mà các doanh nghiệp tại các nước này gặp
phải. Nếu thiếu vốn, doanh nghiệp khơng thể nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ
hiện đại, không thể tăng khả năng sản xuất, tạo thế cạnh tranh trên thị trường và cái
“vòng luẩn quẩn” đó sẽ ngày càng khép chặt hơn, muốn giảm bớt tình trạng thiếu thì
lại càng thiếu hơn, yếu sẽ càng yếu hơn.

Vốn - đây là câu hỏi hóc búa nhất khơng chỉ đối với doanh nghiệp mà cịn rất
nan giải đối với chính phủ và các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, một trong những
vật cản chính trong quá trình phát triển của doanh nghiệp là thiếu tiềm lực về vốn.
Thực tế cho thấy để có vốn một doanh nghiệp có thể huy động nội lực và ngoại lực.
Khả năng sản xuất kém Thiếu vốn Công nghệ lạc hậu Nguồn vốn huy động từ bên
ngồi là vơ cùng quan trọng, song để huy động được nguồn vốn này doanh nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn. Mọi cơ hội để doanh nghiệp được đầu tư hay vay nợ chỉ tăng lên
khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng trả nợ của cơng ty, trong đó
họ rất chú ý đến hoạt động xuất khẩu. Và cuối cùng, thì bằng cách này hay cách khác
doanh nghiệp cũng phải hoàn lại vốn cho đối tác. Như vậy, nguồn vốn quan trọng nhất
chỉ có thể trơng chờ vào xuất khẩu.
Với đặc điểm của đồng tiền thanh toán phần lớn là ngoại tệ đối với một bên
hoặc hai bên, xuất khẩu làm tăng ngoại tệ cho doanh nghiệp, tạo vốn để đổi mới máy
móc thiết bị nhập cơng nghệ mới hiện đại từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa và
tạo năng lực sản xuất mới. Vì vậy, xuất khẩu thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển làm
tăng giá trị máy móc thiết bị và làm giảm giá trị lao động cấu thành trong giá trị của
hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu tư bản. Từ đó, xuất khẩu tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp tăng khả năng khai thác lợi
thế so sánh của quốc gia. Có thể nói, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu của doanh nghiệp. Tóm lại, xuất khẩu là phương tiện quan trọng thu
hút lượng ngoại tệ, tạo vốn giúp doanh nghiệp thực hiện tái đầu tư mở rộng sản xuất
khơng những về chiều rộng mà cịn về chiều sâu.
Thứ hai, xuất khẩu là bước quan trọng để doanh nghiệp xâm nhập và hội nhập
vào thị trường thế giới, một thị trường rộng lớn và đa nhu cầu, một thị trường nhiều
triển vọng của doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu. Mục tiêu cuối cùng và bao trùm
của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận. Song lợi nhuận sẽ chỉ đạt được thông qua việc thoả
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, hiểu đầy đủ nhu cầu của khách hàng là cơ


20

sở để doanh nghiệp tìm cách thoả mãn tối đa nhu cầu đó. Điều này lại phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan, vĩ mô và vi mô. Song một thực tế không thể
phủ nhận là việc vươn ra thị trường quốc tế làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mơ khách
hàng, cung cấp sản phẩm cho một thị trường rộng lớn đa dân tộc, đa nhu cầu. Đặc biệt,
tại thị trường quốc tế sức mua của khách hàng rất phong phú, đa dạng mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc đều có sức mua khác nhau tuỳ theo điều kiện như : Thu nhập, sức mua của
đồng tiền, tập tính, thói quen tiêu dùng. Và đây chính là căn cứ giúp doanh nghiệp lựa
chọn được những đoạn thị trường phù hợp nhằm tối ưu hoá kết quả kinh doanh. Tham
gia hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể giảm được chi phí cho một đơn vị sản
phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất nhờ quy mô.
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp chỉ có lợi thế nhờ quy
mơ khi tăng sản lượng tới một giới hạn cho phép. Và những sản phẩm này phải được
thị trường chấp nhận, tiêu thụ. Thơng qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể xác định
được nhu cầu của khách hàng cũng như mức độ chấp nhận sản phẩm của doanh
nghiệp, từ đó áp dụng hiệu quả lý thuyết nhờ quy mô.
Đặc biệt, thông qua hợp đồng xuất khẩu, khả năng vượt trội của doanh nghiệp
có thể khai thác được. Bởi lẽ, có những sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ cung
cấp cho thị trường trong nước mà cịn có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường
nước ngoài. Doanh nghiệp sẽ tận dụng khả năng vượt trội về chất lượng, uy tín sản
phẩm của mình để vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngồi thơng qua hoạt động xuất
khẩu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ khắc phục quy mô nhỏ bé của thị trường nội địa hay
tình trạng trì trệ, giảm sút của nó trong những giai đoạn kinh doanh nhất định. Đồng
thời, khả năng phân tán rủi ro cũng là một ưu điểm rất lớn mà hoạt động xuất khẩu
mang lại cho doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này. Nói
tóm lại, hoạ động xuất khẩu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng và bao
trùm của mình là tăng lợi nhuận bằng việc giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tăng
doanh số bán, hạn chế rủi ro.
Thứ ba, thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới (về giá cả, uy tín, chất lượng). Để

tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình,
hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, tạo ra những sản phẩm được


21
tiêu chuẩn hoá cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của thị trường quốc
tế. Thực hiện Marketing quốc tế với những nỗ lực về chính sách giá cả, phân phối, xúc
tiến bán hàng, mở rộng thị trường nhằm tăng khả năng thâm nhập vào các thị trường
lớn đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với giá thị trường của nước mình
nhằm tăng khả năng phát triển sản phẩm của mình trên thị trường thế giới cũng là
những biện pháp cần thiết để từ đó tái đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt. Xuất khẩu
cũng buộc các doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hồn thiện cơng tác quản trị kinh
doanh, đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Cuối cùng, một vai trò đặc biệt quan trọng nữa của hoạt động xuất khẩu đó là
thơng qua xuất khẩu doanh nghiệp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình. Con
người ln là chủ thể trong các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy doanh nghiệp muốn hoạt
động có hiệu quả, nhất thiết phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra trong kinh
doanh. Hoạt động xuất khẩu giúp thu hút nhiều lao động, từ đó có thể tuyển lựa được
một đội ngũ lao động có khả năng đáp ứng được nhu cầu cơng việc, có chất lượng và
hiệu quả.
Đặc biệt doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn nâng cao đời sống của mọi cá
nhân trong doanh nghiệp. Đây chính là động lực để người lao động làm việc có chất
lượng và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, do các
điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thức quản lý mới, khoa học cơng nghệ
hiện đại nếu trình độ của người lao động của tồn doanh nghiệp nói chung và trình độ
nghiệp vụ của cán bộ quản lý nói riêng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu của
thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, song song với cơ hội cũng là những thách thức mà doanh nghiệp
phải đối mặt. Những thách thức này khơng thể làm nản lịng và hạn chế sự phát triển
của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, ngược lại điều đó buộc các doanh nghiệp

phải nhận thức một cách rõ ràng về sự cần thiết của việc thâm nhập thị trường nước
ngồi.
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu có vai trị vơ cùng quan trọng quyết định sự tồn
tại và phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chuyên doanh XNK.
2.1.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu
2.1.2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường


22
Nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng trong chu kì sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị hoạt động ngoại thương thì việc nghiên
cứu thị trường quốc tế lại càng có ý nghĩa hơn bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc
tiến hành giao dịch, thâm nhập vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp.
* Nghiên cứu thị trường trước tiên cần phải nhận biết hàng hoá
Hàng hoá mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ
giá trị, công dụng, nắm bắt được những đặc tính của nó và những u cầu của thị
trường về hàng hố đó như: quy cách phẩm chất bao bì, cách trang trí bên ngồi, cách
lựa chọn, phân loại vv..
Bên cạnh đó, cần nắm vững tình hình sản xuất của mặt hàng đó như: thời vụ,
khả năng về nguyên vật liệu, công nhân tay nghề, nguyên lý cấu tạo… cũng như phải
biết mặt hàng đang lựa chọn đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm
trên thị trường. Thơng thường tiến trình phát triển việc tiêu thụ một mặt hàng gồm bốn
giai đoạn: thâm nhập, phát triển, bão hồ và thối trào. Nắm vững được giai đoạn mà
sản phẩm đang tồn tại sẽ giúp ta đưa ra những phương sách hợp lý giúp công ty phát
triển cùng với sản phẩm của mình.
* Nắm vững thị trường nước ngoài
Đối với những đơn vị kinh doanh với nước ngồi, việc nghiên cứu thị trường
nước ngồi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý đến những
điều kiện về chính trị – thương mại chung, luật pháp, chính sách bn bán, điều kiện
về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải , tình hình giá cước…

Ngồi ra, đơn vị kinh doanh cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt
hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngồi đó như: Dung lượng thị trường,
tập quán và thị hiếu tiêu dùng, những kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả
* Lựa chọn khách hàng
Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh có thể lựa
chọn thị trường, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao
dịch thích hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn
phụ thuộc vào khách hàng. Trong cùng những điều kiện như nhau, việc giao dịch với
khách hàng cụ thể này thì thành cơng với khách hàng khác thì bất lợi. Vì vậy, một
nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị kinh doanh trong giai đoạn chuẩn bị là lựa chọn
khách hàng. Việc lựa chọn khách hàng thường không căn cứ vào những lời quảng cáo,


23
tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng, về thái độ chính trị của thương nhân, khả
năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trên trường quốc tế.
2.1.2.2 Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức thu mua xuất khẩu
Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng: lấy mặt hàng làm đối tượng
nghiên cứu và lấy đơn vị sản xuất kinh doanh làm cơ sở nghiên cứu.
*Lấy mặt hàng làm đối tượng nghiên cứu:
Theo phương pháp này người ta nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ của
từng mặt hàng. Nhờ đó có thể biết được tình hình chung và khả năng sản xuất cũng
như nhu cầu xuất khẩu của từng mặt hàng.
* Lấy đơn vị sản xuất kinh doanh làm cơ sở nghiên cứu:
Theo phương pháp này người ta theo dõi năng lực sản xuất và cung ứng của
từng cơ sơ sản xuất. Năng lực sản xuất này thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
+ Số lượng, chất lượng hàng hoá cung ứng.
+ Giá thành
+ Trình độ cơng nhân
+ Trang thiết bị, máy móc

Phương pháp lấy đơn vị sản xuất kinh doanh làm cơ sở nghiên cứu giúp nắm
bắt được tình hình cung ứng của từng xí nghiệp, địa phương nhưng lại khơng nắm bắt
được tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nên thông thường các đơn vị kinh doanh
xuất khẩu áp dụng cả hai phương pháp.
Công tác thu mua cũng là một cơng đoạn quan trọng, do đó cần xây dựng công
tác thu mua hợp lý thông qua các đại lý các chi nhánh của mình. Như vậy, sẽ giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thu mua, nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua.
2.1.2.3 Lựa chọn đối tác kinh doanh
Để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần phải lựa
chọn được đối tác đang hoạt động trên thị trường và có thể thực hiện các hoạt động
kinh doanh của mình. Việc lựa chọn này có thể thơng qua các bạn hàng đã có quan hệ
kinh doanh với doanh nghiệp trước đó, thơng qua tin tức thu thập và điều tra được, các
phòng thương mại và cơng nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính để họ giúp đỡ
nhằm tìm hiểu về năng lực tài chính, uy tín, kinh nghiệm, năng lực pháp lý… của đối
tác kinh doanh đó. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh nghiệp
những phiền toái, rủi ro, mất mát… dễ gặp phải trong quá trình kinh doanh trên thị


24
trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành cơng các kế hoach kinh
doanh của mình.
2.1.2.4 Đàm phán và kí kết hợp đồng
Đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng của
hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, đều kiện thực hiện những công
đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó, đồng thời cũng quyết định đến tính khả thi
hay không khả thi của các kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường, vào đối thủ cạnh tranh,
khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp thì kết quả của nó là hợp đồng sẽ
được kí kết. Mỗi cam kết trong hợp đồng sẽ là một quy định pháp lý quan trọng, vững

chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện đúng lời cam kết của mình.
Đàm phán có thể được thực hiện thơng qua thư tín, qua điện thoại hay gặp gỡ
trực tiếp và được tiến hành qua các bước sau:
+ Chào hàng: Đây là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng của
doanh nghiệp, là lời đề nghị kí kết hợp đồng.
+ Hồn giá: Khi nhận đựơc lời chào hàng và không chấp nhận giá chào hàng đó
đồng thời đưa ra những đề nghị gọi là chào hoàn giá.
+ Xác nhận: Là việc xác nhận lại điều kiện mà hai bên đã thoả thuận trước đó.
Việc này đồng nghĩa với việc kí kết hợp đồng.
+ Chấp nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả các điều kiện chào hàng mà bên kia
đưa ra.
Khi kí kết hợp đồng cần chú ý:
* Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sạch đẹp, nội dung phải phản ánh đúng,
đầy đủ các vấn đề đã thoả thuận.
* Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ phổ biến và là ngôn ngữ mà
cả hai bên cùng thơng thạo.
* Người kí kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền kí kết.
* Hợp đồng phải đề cập rõ vấn đề khiếu nại, trọng tài để giải quyết các vấn đề
tranh chấp phát sinh nếu có tránh tình trạng tranh cãi, kiện tụng kéo dài thời gian và
chi phí tốn kém.
2.1.2.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu


25
Sau khi kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương doanh nghiệp xuất khẩu, với tư
cách là một bên kí kết, phải thực hiện hợp đồng đó. Việc này địi hỏi phải có sự tuân
thủ những quy định của luật quốc gia và luật quốc tế, cũng như các tập quán quốc tế.
Đồng thời, phải bảo đảm được quyền lợi của quốc gia cũng như quyền lợi và uy tín
của doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để
thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự cố gắng tiết kiệm chi phí lưu

thơng, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Các bước tiến hành để thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

Chuẩn bị hàng hóa

Ký hợp đồng ngoại thương
Giục mở L/C
Làm thủ tục hải quan
Tổ chức giao hàng với tàu
Làm thủ tục thanh toán
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Thanh lý hợp đồng
1.

Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu

2.

Giục mở L/C và kiểm tra L/C

Bước này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được
tiền hàng từ phía người nhập khẩu, trước khi giao hàng công ty sẽ yêu cầu bên mua
mở L/C và sau khi nhận được L/C của bên mua, bên bán sẽ tiến hành kiểm tra những
thông tin kèm theo về:


Các quy định trong L/C phải phù hợp chính xác với những quy định

trong hợp đồng mua bán ngoại thương.



Loại L/C người nhập khẩu mở tại ngân hàng phải là L/C không hủy ngang.


×