Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

CÁC yếu tố dẫn tới THÀNH CÔNG và THẤT bại TRONG KHỞI NGHIỆP NGHIÊN cứu ĐỊNH TÍNH tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.07 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2019

CÁC YẾU TỐ DẪN TỚI THÀNH CƠNG VÀ THẤT BẠI
TRONG KHỞI NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
TẠI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Khoa học Xã hội
Chuyên ngành: Kinh tế và Kinh doanh



1

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................7
4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................7
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................7


6. Ý nghĩa đề tài.........................................................................................................8
7. Kết cấu đề tài.........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................10
1.1. Cơ sở nghiên cứu..............................................................................................10
1.1.1. Định nghĩa khởi nghiệp..............................................................................10
1.1.2. Định nghĩa “thành công” và “thất bại” trong khởi nghiệp..........................11
1.2. Một số nghiên cứu tiêu biểu..............................................................................13
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài...............................................................................13
1.2.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................17
1.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây..................................................20
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................22
2.1. Bối cảnh nghiên cứu.........................................................................................22
2.1.1. Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam..........................................................22
2.1.2. Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của việc khởi nghiệp tại Việt Nam
.............................................................................................................................. 24


2

2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU..................33
3.1. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp khởi nghiệp...........................................33
3.1.1. Mơ hình kinh doanh....................................................................................33
3.1.2. Vốn tài chính..............................................................................................35
3.1.3. Nhân lực.....................................................................................................37
3.2. Các yếu tố trong q trình khởi nghiệp.............................................................44
3.2.1. Đổi mới sáng tạo.........................................................................................45
3.2.2. Ứng dụng công nghệ trong đổi mới sáng tạo..............................................46
3.2.3. Chấp nhận rủi ro.........................................................................................48
3.2.4. Chủ động tìm kiếm cơ hội trên thị trường và các nguồn lực hỗ trợ............50

3.3. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp..................................................................50
3.3.1. Thị trường...................................................................................................50
3.3.2. Mơi trường văn hóa....................................................................................51
3.3.3. Cộng đồng khởi nghiệp..............................................................................52
3.3.4. Hỗ trợ từ Chính phủ....................................................................................54
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................55
4.1. Thời điểm kinh doanh....................................................................................56
4.2. Vốn tài chính.................................................................................................57
4.3. Nhân lực........................................................................................................58
4.4. Định hướng sáng nghiệp................................................................................62
4.5. Mơi trường văn hóa.......................................................................................63
4.6. Môi trường khởi nghiệp.................................................................................65
4.7. Năng lực công nghệ.......................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.......................................................................................69
5.1. Hàm ý nghiên cứu.............................................................................................69


3

5.2. Một số đề xuất, khuyến nghị.............................................................................70
5.2.1. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.......................................................71
5.2.2. Đối với các cơ quan tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.........................................72
5.2.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan hoạch định
chính sách.............................................................................................................74
4.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo......................75
4.4. Kết luận............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................78
PHỤ LỤC................................................................................................................... 85
PHỤ LỤC 1: CÁC HÌNH VẼ..................................................................................85



4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ………………………………………………… 29
Bảng 2: Một số nghiên cứu thực nghiệm về định hướng khởi nghiệp trên thế giới
………………………………………………………………………………………. 67


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AESI

Amway Entrepreneurial Spirit

Chỉ số tinh thần


Index
AGER

Amway Global

Khảo sát về tinh thần khởi nghiệp

Entrepreneurship Report
CSF

Critical Success Factor

Yếu tố thành công quan trọng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước

EO

Entrepreneurial Orientation

Tinh thần khởi nghiệp

EVFTA


EU-Vietnam Free Trade

Hiệp định thương mại tự do Việt

Agreement

Nam – EU

FMCG

Fast Moving Consumer Goods

Nhóm hàng tiêu dùng nhanh

FTA

Free Trade Agreements

Hiệp định thương mại tự do

GII

Global Innovation Index

Chỉ số đổi mới toàn cầu

ILO

International Labor


Tổ chức Lao động Quốc tế

Organization
ISDS

Investor-state dispute settlement Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư và nhà nước

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KSF

Key Success Factor

Yếu tố thành cơng chính

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xun Thái Bình
Dương

UNCTAD

VCCI


United Nations Conference on

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về

Trade and Development

Thương mại và Phát triển

Vietnam Chamber of

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp

Commerce and Industry

Việt Nam


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn ba thập kỷ kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế (1986), đã có rất
nhiều sự thay đổi ngoạn mục trong phương thức hoạt động kinh doanh ở nước ta, đặc
biệt là đối với các doanh nhân trẻ làm việc chăm chỉ, thích nghi với sự mới mẻ và sẵn
sàng đổi mới sáng tạo. Họ đã và đang đóng góp rất lớn cho sự thành cơng của mơi
trường khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Xếp hạng Việt Nam về Chỉ số đổi mới
toàn cầu 2018 (GII) đã tăng lên thành 45 trong số 126 nền kinh tế. Việt Nam đã cải
thiện hai cấp bậc trong Chỉ số đổi mới toàn cầu kể từ năm 2017 và 14 cấp bậc kể từ
năm 2016. Kết quả xếp hạng này đã nhận được nhiều sự chú ý từ các chuyên gia, nhà
giáo dục, và những người quan tâm đến khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở nước ta.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia lâu năm, việc khởi
nghiệp hiện nay còn gặp khá nhiều vướng mắc. Đó là, đa số doanh nghiệp khởi nghiệp
thường thiếu rất nhiều nguồn lực, từ kinh nghiệm đến tài chính và nhân sự. Trong khi
những kiến thức chung về cách tạo dựng, vận hành doanh nghiệp cũng như khả năng
áp dụng vào thực tiễn còn hạn chế, việc thực hiện thủ tục hành chính, pháp lý đang gây
ra khá nhiều phiền toái cho những doanh nghiệp khởi nghiệp.
Lý thuyết đã chỉ ra rằng một trong các yếu tố đầu vào cơ bản dẫn đến cơ hội
kinh doanh thành công là vốn (Cobb & Douglas, 1928). Cho đến nay, ngồi vốn tài
chính, các chuyên gia đã phân định ra các loại vốn đầu vào khác không kém phần quan
trọng, như vốn con người, vốn tâm lý và vốn xã hội. Ngoài ra, dẫn đến khởi nghiệp
thành cơng cịn là mơ hình kinh doanh, phương thức vận hành doanh nghiệp, năng lực
vận dụng trong thực tiễn những hiểu biết về quản lý, quản trị doanh nghiệp và sự chủ
động nhanh nhạy nắm bắt cơ hội trên thị trường của doanh nhân khởi nghiệp... Tuy
nhiên số lượng báo cáo nghiên cứu khám phá chủ đề khởi nghiệp sử dụng dữ liệu định
tính thu thập ở Việt Nam vẫn cịn hạn chế. Vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học định
tính nào tìm kiếm khám phá các yếu tố đóng góp vào thành cơng, và ngược lại là thất
bại, của khởi nghiệp tại Việt Nam.


7

Chính vì những lí do trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: "Các yếu tố
dẫn tới thành công và thất bại trong khởi nghiệp: Nghiên cứu định tính tại Việt
Nam" làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặt ra 3 mục tiêu như sau:
-

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và bối cảnh thực hiện nghiên cứu định
tính.


-

Thu thập dữ liệu từ phỏng vấn sâu các doanh nhân khởi nghiệp và chuyên gia
bằng cách hỏi câu hỏi mở, phân tích dữ liệu định tính, từ đó thảo luận kết quả
nghiên cứu, tổng kết thành các phát hiện chính từ nghiên cứu.

-

Đưa ra hàm ý để độc giả thêm thông tin, rút kinh nghiệm; nêu một số đề xuất,
khuyến nghị với các bên liên quan nhằm tăng khả năng thành công trong khởi
sự kinh doanh tại Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện tượng (phenomenological
research) theo Cresswell (2014). Trong phương pháp nghiên cứu này, các cá nhân đã
từng trải nghiệm qua một hiện tượng sẽ mô tả trải nghiệm của mình. Thơng qua phỏng
vấn sâu cá nhân, nhà nghiên cứu ghi chép lại nội dung được mơ tả sau đó phân tích dữ
liệu định tính, tổng hợp thành kết quả nghiên cứu và đưa ra các phát hiện mới (Giorgi,
2009; Moustakas, 1994).
Nhóm tác giả thu thập dữ liệu định tính bằng cách thực hiện các cuộc phỏng
vấn sâu với 31 cá nhân, bao gồm 27 doanh nhân đã có kinh nghiệm khởi nghiệp và 4
chuyên gia có kiến thức bao qt về tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam, từ tháng 9 đến
tháng 11 năm 2018.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đặt ra một câu hỏi mở: Yếu tố dẫn tới thành công và/hoặc thất bại trong
khởi nghiệp tại Việt Nam là gì?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu



8

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các doanh nhân Việt Nam đã trải qua kinh
nghiệm khởi nghiệp, đã từng nếm trải thành công và/hoặc thất bại trong thời kỳ đó ở
trong nước.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019.
Phạm vi không gian: Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà
Nội, là một trong hai trung tâm khởi nghiệp lớn nhất toàn quốc.
6. Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu là một bổ sung quan trọng cho các nghiên cứu trước đây về yếu tố
dẫn đến thành công/thất bại của doanh nghiệp khởi nghiệp. Từ dữ liệu định tính thu
thập được thông qua phỏng vấn sâu với những người đã trải qua khởi nghiệp tại Việt
Nam, nhóm tác giả đã tổng kết rút ra đề xuất một khung khái niệm đóng vai trị như là
gợi ý cho các nghiên cứu định lượng trong tương lai. Đề xuất từ nghiên cứu này có cơ
sở trong cả lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam. Các phát hiện từ nghiên cứu này có thể
giúp cho các nhà hoạch định chính sách và cơ quan chính phủ cân nhắc và lưu ý trong
quá trình ra quyết định liên quan tới thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở nước
ta.
Đối tượng nhóm tác giả hướng đến còn là các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu,
doanh nhân trẻ và sinh viên. Báo cáo nghiên cứu này là một nguồn tham khảo đáng tin
cậy để nâng cao nhận thức khởi nghiệp và cung cấp kiến thức cho những người có ý
định khởi nghiệp, do đó củng cố niềm tin và dẫn đến khởi nghiệp thành công hơn. Báo
cáo nghiên cứu này cung cấp một mơ hình về các yếu tố thành cơng cho những người
quan tâm đến khởi sự kinh doanh tại Việt Nam, đóng góp một cách nhìn sâu sắc về yếu
tố dẫn tới thành công, và ngược lại là thất bại trong quá trình khởi nghiệp cho các
doanh nghiệp trẻ ở Việt Nam, một quốc gia mới nổi ở Châu Á.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và các phát hiện từ nghiên cứu
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu


9

Chương 5: Kết luận
Chương 1 sẽ tóm tắt cơ sở nghiên cứu và một số nghiên cứu tiêu biểu của
những học giả trong và ngoài nước. Chương 2 sẽ tập trung bối cảnh khởi nghiệp hiện
tại ở Việt Nam và trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương 3 sẽ nêu ra các kết quả
và phát hiện từ nghiên cứu. Chương 4 sẽ bàn luận thêm về kết quả nghiên cứu.
Chương 5 sẽ là kết luận của bài nghiên cứu.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Cơ sở nghiên cứu
1.1.1. Định nghĩa khởi nghiệp
Trong thế kỷ XX, người ta thường nói đến doanh nhân với vai trị là tác nhân
của sự thay đổi, là nguồn cung cấp ý tưởng sáng tạo và đổi mới cho doanh nghiệp,
giúp các doanh nghiệp phát triển và có lợi nhuận. Ngày nay, thuật ngữ doanh nhân đã
trở nên gắn liền với những người tạo ra giá trị gia tăng, cho dù đó là giá trị xã hội hay
lợi nhuận kinh doanh.
Bất kể hoạt động cụ thể nào họ tham gia, các doanh nhân ngày nay được coi là
“người hùng” của việc tự lập nghiệp và đương đầu với khó khăn trên thương trường.
Nhiều người trong số họ sử dụng sự đổi mới và sáng tạo để xây dựng các doanh
nghiệp xã hội hay doanh nghiệp có giá trị cao từ các dự án cịn non trẻ ban đầu.
Những cá nhân này tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và chấp nhận rủi ro trong kinh
doanh.
Để thừa nhận tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh trong thế kỷ hai mươi
mốt, Kuratko (2016) đã phát triển một định nghĩa về khởi nghiệp (hay khởi sự kinh

doanh): Khởi nghiệp là một quá trình năng động của xây dựng tầm nhìn, thay đổi và
sáng tạo, địi hỏi năng lượng, niềm đam mê sáng tạo và thực hiện các ý tưởng để tạo ra
giá trị và các giải pháp mới. Định nghĩa này đã chỉ ra các yếu tố quan trọng và cần
thiết của khái niệm khởi nghiệp. Nội hàm của khái niệm bao gồm sự sẵn sàng chấp
nhận rủi ro, khả năng thành lập một nhóm liên kết kinh doanh (doanh nghiệp) hiệu
quả, khả năng sáng tạo để tận dụng các nguồn lực và tầm nhìn đủ rộng để nhận ra cơ
hội ở những nơi mà người khác chỉ thấy khó khăn, mâu thuẫn và rắc rối.
Bing và Zhengping (2011) định nghĩa khởi nghiệp là khởi đầu các quy trình,
thực tiễn và hoạt động ra quyết định của công ty được sử dụng để cải thiện giá trị của
sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có thể dẫn đến hiệu
suất nâng cao.
Theo Business Dictionary, một trong những từ điển kinh tế phổ biến nhất hiện
nay, khởi nghiệp là năng lực và sự sẵn sàng để phát triển, tổ chức và quản lý một hoạt


động kinh doanh cùng với việc chấp nhận bất kỳ rủi ro nào kèm theo để kiếm lợi
nhuận. Ví dụ rõ ràng nhất về khởi nghiệp là sự khởi đầu của các doanh nghiệp mới.
Trong kinh tế, khởi nghiệp kết hợp với đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên và
vốn tài chính có thể tạo ra lợi nhuận. Khởi nghiệp được đặc trưng bởi sự đổi mới và
chấp nhận rủi ro, và là một phần thiết yếu tạo nên khả năng thành công của một quốc
gia trong khi thị trường tồn cầu ln thay đổi và ngày càng cạnh tranh.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai khái niệm “khởi nghiệp” và “khởi nghiệp đổi
mới sáng mới sáng tạo”. Theo Phạm Đức Chính và cộng sự (2018), khởi nghiệp “như
một sự khởi đầu trên con đường nhận thức các thay đổi đang diễn ra trong chúng ta và
xác định lại các ưu tiên trong thiết kế mơ hình kinh doanh” và “tạo ra những giá trị lợi
ích cho con người hoặc cho nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đơng trong doanh nghiệp,
cho người lao động, cho cộng đồng, nhà nước và xã hội”. Trong khi đó, theo Blank
(2013), được dẫn bởi Phạm Đức Chính và cộng sự (2018), khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo được định nghĩa là “khả năng của một cá nhân trong việc chuyển ý tưởng kinh
doanh thành hành động, bao gồm sự sáng tạo, sự đổi mới và chấp nhận mạo hiểm,

cũng như khả năng lên kế hoạch và quản trị những dự án để đạt được mục tiêu”.
Ngoài ra, mấu chốt của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải dựa trên việc tạo ra sự khác
biệt cả ở trong nước và trên thế giới bằng việc vận dụng cơng nghệ mới, một hình thức
kinh doanh mới hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào khái niệm khởi nghiệp.
Theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm tác giả đi đến trình bày cơ sở lý thuyết về
thành công (và ngược lại là thất bại) của khởi nghiệp trong đó có tổng quan các
nghiên cứu trước đây ở trong nước và quốc tế.
1.1.2. Định nghĩa “thành công” và “thất bại” trong khởi nghiệp
Xét trên phương diện tài chính, Lau và Lim (1996) định nghĩa sự thất bại của
doanh nghiệp là việc ngừng kinh doanh do thua lỗ, và ngụ ý rằng việc doanh nghiệp
tiếp tục hoạt động mà khơng có các khoản lỗ được coi là một dạng thức của doanh
nghiệp thành cơng. Theo đó, khởi nghiệp thành công được cho là gây dựng nên một
doanh nghiệp mới và không bị lỗ bằng tinh thần khởi sự kinh doanh.


Ở một góc nhìn khác về khởi nghiệp thành cơng, Butler và Fitzgerald (1999)
coi những yếu tố thành công quan trọng là các chức năng hoặc bộ phận phải đi đúng
hướng để đảm bảo hiệu quả cạnh tranh cho một doanh nghiệp. Ghosh và cộng sự
(2001) định nghĩa những yếu tố thành cơng mang tính then chốt nhất (KSFs) là những
yếu tố cần thiết cho việc vận hành công ty một cách xuất sắc và những yếu tố thành
công quan trọng (CSFs) là những yếu tố cần thiết cho sự sống cịn của cơng ty.
Ngồi ra, theo Lussier và Pfeifer (2001), một doanh nghiệp cần đạt được lợi
nhuận ít nhất trên mức trung bình trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp ấy
trong khoảng thời gian ba năm trở lại đây để được coi là thành cơng, cịn sự thất bại
được định nghĩa là không thu được lợi nhuận trong ba năm này.
Mặc dù đã có khá nhiều định nghĩa khác nhau về thành công và thất bại của
doanh nghiệp, trong bài nghiên cứu này, để cho nhất quán và cũng phù hợp với bối
cảnh phong trào khởi nghiệp mới phát triển những năm gần đây ở Việt Nam, cũng như
đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, nhóm tác giả đưa

ra định nghĩa về thành công và thất bại của khởi nghiệp như sau: các doanh nghiệp
khởi nghiệp thành công là các doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động từ ít nhất 1
năm trở lên, và sự thất bại của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã
khơng cịn hoạt động.
Như vậy, nhóm tác giả đánh giá thành cơng của doanh nghiệp về cả phương
diện tài chính và phi tài chính. Sự thành cơng của doanh nghiệp trong q trình khởi
nghiệp có thể được chia ra làm hai nhóm:
-

Thành cơng trên phương diện tài chính: là sự thành cơng được thể hiện bằng tài
sản của cơng ty; theo đó, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sinh lãi và có khả
năng quay vịng vốn

-

Thành cơng khơng chỉ trên phương diện tài chính: không thể đo đếm được
bằng tài sản như thành công tài chính. Thành cơng phi tài chính được định
nghĩa theo định hướng hoặc mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp trong
từng giai đoạn phát triển, chẳng hạn như doanh nghiệp tạo được uy tín trên thị
trường, doanh nghiệp có thị phần lớn, doanh nghiệp đủ khả năng để tiếp tục
hoạt động và trả lương cho nhân viên...


1.2. Một số nghiên cứu tiêu biểu
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Dưới đây là 3 nghiên cứu nước ngoài tiêu biểu về các yếu tố dẫn đến thành
công và thất bại của khởi nghiệp, sử dụng dữ liệu từ các nước phát triển.
Nghiên cứu của Gartner (1985)
Trong bài nghiên cứu “A conceptual framework for describing the phenomenon
of new venture creation” (1985), Gartner đã đưa ra một mơ hình (xem Phụ lục 1) để

chỉ ra sự liên kết giữa bốn khía cạnh chính của việc thành lập một doanh nghiệp mới:
đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp, doanh nghiệp được thành lập, mơi trường xung
quanh doanh nghiệp và q trình thành lập nên doanh nghiệp. Các đặc điểm/yếu tố
trong mỗi khía cạnh được đưa ra trên cơ sở tổng hợp và sắp xếp của tác giả từ các bài
nghiên cứu có liên quan. Các đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp bao gồm: nhu cầu
thành tích, sự tự kiểm sốt, xu hướng chấp nhận rủi ro, mức độ hài lịng với cơng việc,
kinh nghiệm làm việc trước đây, có cha mẹ là doanh nhân. tuổi tác và giáo dục
Các yếu tố nằm trong môi trường khởi nghiệp bao gồm: Vốn đầu tư mạo hiểm,
sự hiện diện của các doanh nhân giàu kinh nghiệm, lực lượng lao động lành nghề, khả
năng tiếp cận của nhà cung cấp, khả năng tiếp cận khách hàng hoặc thị trường mới,
ảnh hưởng của chính phủ, địa điểm gần trường đại học, có sẵn đất hoặc cơ sở thương
mại, khả năng tiếp cận giao thông, thái độ của người dân địa phương, sự sẵn sang của
các dịch vụ hỗ trợ, điều kiện sống, sự phân hóa nghề nghiệp và công nghiệp cao, tỷ lệ
cao người nhập cư gần đây trong dân số, cơ sở công nghiệp lớn, khu vực đơ thị kích
thước lớn hơn, nguồn tài chính sẵn có, rào cản gia nhập, sự cạnh tranh giữa các đối
thủ cạnh tranh hiện tại, áp lực từ sản phẩm thay thế, quyền lực thương lượng của
người mua, sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp
Các yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp
gồm: doanh nhân xác định được cơ hội kinh doanh, doanh nhân tích lũy tài nguyên,
doanh nhân tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, doanh nhân sản xuất sản phẩm, doanh nhân
xây dựng một tổ chức, doanh nhân hồi đáp chính phủ và xã hội.


Cuối cùng là nhóm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm
tồn bộ chi phí cho cấp lãnh đạo, tạo giá trị khác biệt, sự tập trung, sản phẩm hoặc
dịch vụ mới, cạnh tranh song song, nhượng quyền, chuyển địa lý, sự thiếu hụt nguồn
cung, khai thác tài nguyên chưa sử dụng, hợp đồng khách hàng, trở thành nguồn thứ
cấp, hợp tác, cấp phép, sự rút lui khỏi thị trường, thanh lý bộ phận, ưu đãi mua của
chính phủ, chính phủ điều chỉnh luật.
Nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp

quy mô nhỏ của Watson (1998)
Tương tự với nghiên cứu của Gartner (1985), mơ hình trên cũng được nhóm tác
giả xây dựng từ các nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực khởi nghiệp hoặc nghiên cứu
liên quan đến doanh nghiệp nhỏ.
Tại thời điểm nghiên cứu này ra đời, các sản phẩm học thuật về doanh nghiệp
khởi nghiệp và doanh nghiệp trẻ vẫn chưa có nhiều, trong khi có rất nhiều nghiên cứu
về các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm. Mơ hình nghiên cứu của Watson (1998)
cho thấy, rõ ràng có nhiều yếu tố quyết định thành cơng và tăng trưởng kinh doanh
ngay cả trong các doanh nghiệp rất nhỏ (xem Phụ lục 2). Khởi nghiệp thành công chắc
chắn là một hiện tượng phức tạp và cả các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh. Còn trong các doanh nghiệp lớn, các đặc điểm của doanh
nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh doanh và thị trường khách hàng cụ thể được phục vụ là các
biến quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Tuy vậy, bài nghiên cứu này không chỉ ra sự liên hệ giữa các yếu tố trong mơ
hình mà lại đi sâu điều tra các đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp như động lực
khởi nghiệp, tính cách, giới tính…
Nghiên cứu của Lussier (1995) về các yếu tố dự báo thành cơng/thất bại của doanh
nghiệp mới khởi nghiệp
Mơ hình dự đốn thành công / thất bại kinh doanh cho các công ty trẻ (Lussier,
1995) đã được áp dụng rộng rãi trên khắp các quốc gia và châu lục trong những năm
qua. Theo mơ hình, có các yếu tố dẫn đến thành công và thất bại trong kinh doanh,
bao gồm vốn, lưu giữ hồ sơ và kiểm sốt tài chính, kinh nghiệm trong ngành, kinh


nghiệm quản lý, lập kế hoạch, cố vấn chuyên nghiệp, giáo dục, nhân sự, thời gian sản
phẩm / dịch vụ, thời gian kinh tế, tuổi tác, đối tác, cha mẹ, thiểu số, tiếp thị. Nghiên
cứu thực nghiệm của Lussier & Corman (1996) đã dự đốn chính xác 75% các cơng ty
là thành công hay thất bại, lưu ý rằng các công ty này là những công ty rất nhỏ với ít
hơn 10 nhân viên. Một mơ hình dự đốn xun quốc gia cho Trung Đơng Âu đã áp
dụng mơ hình này sau khi xem xét 24 nghiên cứu (Lussier & Pfeifer, 2001). Những

phát hiện cho thấy nguồn nhân lực dường như không ảnh hưởng đến thành công và
thất bại trong kinh doanh. Một thử nghiệm khác sử dụng các mẫu từ ba quốc gia từ
Mỹ và Châu Âu (Hoa Kỳ, Croatia và Chile) cho thấy kết quả đồng nhất (Lussier &
Halabi, 2010). Sử dụng mơ hình tương tự, Teng, Bhati & Anwar (2011) đã quyết định
thử nghiệm nó với các doanh nghiệp ở Singapore, kết quả cho thấy dự đoán chính xác
của 85,6% các cơng ty đã thử nghiệm. Đối với doanh nghiệp nhỏ ở Israel, mức độ khả
năng dự đốn thành cơng/thất bại của doanh nghiệp là 85,4% (Marom & Lussier,
2014). Trong khi có sự khác biệt giữa các đơn đặt hàng của các yếu tố được coi là rất
quan trọng trong các bối cảnh khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm của Lussier,
Bandara & Marom về các yếu tố thành công trong kinh doanh ở Sri Lanka (2016) đã
đề xuất một phát hiện đầy hứa hẹn rằng mặc dù có sự khác biệt lớn giữa văn học và
giữa các quốc gia, mơ hình Lussier (1995) có ý nghĩa ở bốn quốc gia từ các nơi khác
nhau trên thế giới; do đó, có khả năng một mơ hình có thể được áp dụng trên tồn cầu.
Các yếu tố thành cơng so với thất bại trong mơ hình Lussier (1995) bao gồm:
Vốn - Các doanh nghiệp bắt đầu thiếu vốn có cơ hội thất bại lớn hơn so với các
doanh nghiệp bắt đầu có đủ vốn.
Lưu trữ hồ sơ và kiểm sốt tài chính - Các doanh nghiệp khơng lưu giữ hồ sơ
cập nhật và chính xác và khơng sử dụng kiểm sốt tài chính đầy đủ có khả năng thất
bại cao hơn các công ty.
Kinh nghiệm trong ngành - Các doanh nghiệp được quản lý bởi những người
khơng có kinh nghiệm trong ngành có khả năng thất bại cao hơn các doanh nghiệp
được quản lý bởi những người có kinh nghiệm trong ngành trước đó.


Kinh nghiệm quản lý - Các doanh nghiệp được quản lý bởi những người khơng
có kinh nghiệm quản lý trước có khả năng thất bại cao hơn các cơng ty được quản lý
bởi những người có kinh nghiệm quản lý trước đó.
Lập kế hoạch - Các doanh nghiệp khơng phát triển các kế hoạch kinh doanh cụ
thể có cơ hội thất bại lớn hơn các công ty thực hiện.
Cố vấn chuyên nghiệp - Các doanh nghiệp không sử dụng cố vấn chuyên

nghiệp có khả năng thất bại cao hơn các công ty sử dụng cố vấn chuyên nghiệp. Một
nguồn cố vấn chuyên nghiệp gần đây là các nhà đầu tư mạo hiểm (Barney et al., 1996;
Fiet, 1995).
Giáo dục - Những người khơng có giáo dục đại học bắt đầu kinh doanh có một
cơ hội thất bại lớn hơn những người có một hoặc nhiều năm học đại học.
Nhân sự - Các doanh nghiệp không thể thu hút và giữ chân nhân viên chất
lượng có khả năng thất bại cao hơn các cơng ty có thể.
Thời gian sản phẩm / dịch vụ - Các doanh nghiệp chọn sản phẩm / dịch vụ quá
mới hoặc quá cũ có khả năng thất bại cao hơn các công ty chọn sản phẩm / Dịch vụ
đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Thời điểm kinh tế - Các doanh nghiệp bắt đầu trong thời kỳ suy thoái có nhiều
hơn cơ hội thất bại hơn các cơng ty bắt đầu trong thời gian mở rộng.
Tuổi tác - Những người trẻ tuổi bắt đầu kinh doanh có khả năng thất bại cao
hơn những người lớn tuổi bắt đầu kinh doanh.
Đối tác - Một doanh nghiệp được bắt đầu bởi một người có nhiều khả năng thất
bại hơn một cơng ty được bắt đầu bởi nhiều hơn một người.
Cha mẹ - Chủ doanh nghiệp có cha mẹ khơng sở hữu doanh nghiệp có khả
năng thất bại cao hơn so với chủ sở hữu có cha mẹ sở hữu doanh nghiệp.
Dân tộc thiểu số - Dân tộc thiểu số có cơ hội thất bại lớn hơn người không
thiểu số.
Tiếp thị - Chủ doanh nghiệp khơng có kỹ năng tiếp thị có khả năng thất bại cao
hơn so với chủ sở hữu có kỹ năng tiếp thị.


1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, cũng có một số bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề khởi sự
doanh nghiệp như sau:
Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ vào
năm 2013 “Một mơ hình lý thuyết về năng lực doanh nhân, vốn xã hội và sáng nghiệp
công ty trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của Nguyễn Thành Long và Lê Nguyễn

Hậu đã phân tích ba yếu tố tạo nên thành quả của doanh nghiệp là định hướng sáng
nghiệp, vốn xã hội và năng lực doanh nhân. Dựa trên cách tiếp cận suy diễn, nghiên
cứu này đã đề xuất một mô hình để chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố trên. Cụ thể,
vốn xã hội (được hình thành từ năng lực quan hệ, năng lực chiến lược, năng lực nhân
sự) và sáng nghiệp công ty (được tạo nên bởi năng lực chiến lược, năng lực nhân sự,
năng lực đổi mới và năng lực cơ hội) có tác động dương đến thành quả hoạt động của
doanh nghiệp Việt Nam. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này đã làm rõ yếu tố cá nhân
của doanh nhân theo hướng tiếp cận năng lực, đồng thời cũng phát hiện ra sự khác
biệt trong vai trò của năng lực doanh nhân để tạo ra vốn xã hội giữa các ngành và môi
trường khác nhau. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này cho rằng kết quả kiểm định mơ
hình ở trên có thể đưa ra các hàm ý cho việc giáo dục sáng nghiệp tại các trường kinh
doanh, các hoạt động tác nghiệp cấp công ty và định hướng hoạt động tự đào tạo, quản
trị chiến lược và vận hành của doanh nhân.
Cũng đặt mối quan tâm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, bài
“Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt Nam” của Vũ Hoàng Nam và Đoàn Quang Hưng (2013) nhấn mạnh vai trò
của yếu tố đổi mới, trong đó có đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất và đổi
mới hoạt động marketing hơn cả. Sử dụng số liệu khảo sát từ hơn 2500 doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam bởi Viện Kinh tế và Quản lý Trung ương, Viện Lao động xã
hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từ năm
2004 đến 2010, nghiên cứu này còn cho thấy rằng các yếu tố bên trong của doanh
nghiệp bao gồm trình độ học vấn, kiến thức nghề, kinh nghiệm sản xuất và quản lý,
mạng lưới liên kết và các yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực


đến hoạt động đổi mới cũng như kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam.
Hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp cũng là chủ đề nghiên cứu
chính của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013). Thu thập dữ liệu theo phương pháp
phỏng vấn có cấu trúc và bảng hỏi trên 583 doanh nghiệp, nghiên cứu “Đổi mới sáng

tạo của doanh nghiệp Việt Nam” cho ra kết quả là nhìn chung, các doanh nghiệp Việt
đều có nhận thức khá rõ về vai trị và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy nhiên đa phần
các doanh nghiệp được khảo sát chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển R&D cũng
như chưa ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động này.
Phạm Đức Chính và cộng sự (2018) trong bài nghiên cứu được công bố tại Hội
thảo khoa học quốc tế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia mang tên “Các yếu tố
quyết định thành công của một khởi nghiệp sáng tạo và vấn đề thực tế của Việt Nam”
gắn hoạt động đổi mới sáng tạo với hoạt động khởi nghiệp. Theo đó, khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo là khả năng của một cá nhân trong việc biến ý tưởng kinh doanh thành
hành động thực tiễn, bao gồm sự sáng tạo, đổi mới và chấp nhận mạo hiểm, cũng như
khả năng lên kế hoạch và quản trị dự án để đạt được mục tiêu. Nghiên cứu này đã đi
sâu phân tích ba yếu tố được coi là có vai trị chính trong sự ra đời, tăng trưởng, phát
triển và thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là yếu tố thời gian, đặc thù địa
phương và nguồn nhân lực. Nghiên cứu cũng nêu lên được tổng quan tình hình khởi
nghiệp tại Việt Nam từ đầu những năm 2000 cho đến nay, bao gồm cả xu thế gần đây
(khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ) và những thách thức đến từ kiến thức, kỹ năng
về quản trị kinh doanh, việc gọi vốn đầu tư cũng như hệ thống luật pháp, cơ chế và
chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Trong khi đó, nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Cơng thương của Nguyễn Thị
Thanh Tâm (2017) “Phân tích thực trạng tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập” đề cập đến một vấn đề nổi bật khác, đó là tinh thần khởi
nghiệp của doanh nhân Việt Nam. Cụ thể, sử dụng dữ liệu từ các báo cáo của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, bài nghiên cứu đã chỉ ra một số thực
trạng chính như sự tự tin về năng lực kinh doanh thường có tỷ lệ thuận với độ tuổi, tuy
nhiên tuổi càng cao thì tỷ lệ người có ý định khởi nghiệp lại càng giảm. Bên cạnh đó,


tỷ lệ người có mong muốn lựa chọn kinh doanh là nghề nghiệp của mình ngày càng có
xu hướng tăng lên. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy tinh thần khởi
nghiệp của doanh nhân Việt Nam, đó là việc giáo dục tinh thần khởi nghiệp cho học

sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sự tăng cường hỗ trợ từ phía
nhà nước, chính phủ và sự chủ động của bản thân doanh nhân trong việc nắm bắt nội
lực của bản thân.
Vào năm 2018, Nguyễn Thành Long và Lê Nguyễn Hậu trở lại với bài nghiên
cứu có tiêu đề “Tác động của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả hoạt động
của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một nghiên cứu ở Việt Nam” trên Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế và Kinh doanh Châu Á. Theo đó, hai tác giả cho rằng, tại Việt Nam, trong quá
trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, sức hút từ các cơ hội đã tạo ra sự tăng trưởng
đáng kể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, với nguồn lực và trình độ hạn
chế. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể xây dựng và áp
dụng quá trình định hướng khởi nghiệp để khắc phục những hạn chế của mình, tạo lợi
thế cạnh tranh và đạt được nhiều thành quả trong kinh doanh. Họ cũng cho rằng cấu
trúc đa hướng của Lumpkin và Dess (1996) với 3 thành phần là sự chủ động, sáng tạo
và chấp nhận rủi ro là phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong những
lĩnh vực khác nhau với những đặc điểm và biến động khác nhau, chẳng hạn như trong
lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thì mức độ rủi ro là thấp hơn so với việc kinh
doanh trong lĩnh vực bất động sản. Từ việc áp dụng lý thuyết của Lumpkin và Dess
vào bối cảnh Việt Nam và dựa trên kết quả phân tích dữ liệu định lượng từ 198 doanh
nghiệp vừa và nhỏ, nhóm tác giả cho ra phát hiện chính là “Chủ động và chấp nhận rủi
ro có tác động dương đến thành quả hoạt động, trong khi đổi mới khơng có tác động
này”. Họ cũng lập luận rằng phát hiện này là khá hợp lý do tính sáng tạo khơng phải là
ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại với sự thiếu hụt và yếu
kém về tài nguyên, sự hỗ trợ chính sách chưa hiệu quả và bảo vệ pháp lý đối với sở
hữu trí tuệ, bản quyền và chống gian lận, sản xuất hàng giả còn lỏng lẻo thì các chắc
chắn các hoạt động ưu tiên là củng cố các nguồn lực hiện tại, duy trì vị thế thị trường
và niềm tin của khách hàng, thay vì đổi mới sáng tạo.


Mặc dù đã có một số bài nghiên cứu về vấn đề khởi sự doanh nghiệp tại Việt
Nam, tuy nhiên nhìn chung những nghiên cứu này đều chỉ tập trung vào một trong

những yếu tố như tính đổi mới sáng tạo hay tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân, mà
chưa chỉ ra được những tác động của chúng đến sự thành công/thất bại của doanh
nghiệp. Mặt khác, dù Nguyễn Thành Long và Lê Nguyên Hậu đã đi sâu vào phân tích
ảnh hưởng của định hướng sáng nghiệp đến thành quả của doanh nghiệp, nhưng lại
chưa chỉ rõ được đó là những thành quả gì. Việc thu thập dữ liệu và phân tích kết quả
theo phương pháp định lượng cũng tạo ra những hạn chế nhất định cho bài nghiên
cứu, bao gồm việc chưa mơ tả và giải thích sâu được bản chất của mối quan hệ nêu
trên.
1.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây
Nhìn chung, có khá nhiều nghiên cứu bàn đến các yếu tố dẫn đến thành
công/thất bại của doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu vẫn
tồn tại và là tiền đề để nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này.
Thứ nhất, theo nhóm tác giả nhận thấy, chưa có nghiên cứu định tính nào ở Việt
Nam đưa ra một mơ hình khái qt các yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp
khởi nghiệp, từ đó giúp các nghiên cứu định lượng tiếp theo xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu có liên quan.
Thứ hai, các mơ hình trên thế giới mà nhóm tác giả tìm thấy đều được áp dụng
cho các nước phát triển hoặc chỉ xem xét mức độ tác động của một hoặc một vài nhân
tố đến sự thành công/thất bại của doanh nghiệp. Mơ hình dự đốn của Lussier (1995)
được xây dựng trên một nền tảng khác (Mỹ, một quốc gia phát triển) với các mẫu
khảo sát là các công ty Mỹ, trong khi nhóm tác giả tập trung vào bối cảnh của Việt
Nam, một quốc gia đang phát triển. Ví dụ, ý thức về thành tích của các doanh nhân
Mỹ được coi là khác với người Việt Nam, vì văn hóa Việt Nam gắn giá trị cao hơn với
chủ nghĩa tập thể hơn là chủ nghĩa cá nhân (Ralston, Thang và Napier, 1999). Ngoài
ra, tiêu biểu là hai bài nghiên cứu của Gartner (1985) và Watson (1998), mơ hình được
xây dựng hoàn toàn từ việc thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu đi trước mà khơng có
một liên kết thật sự giữa từng khái niệm nhỏ được đưa ra. Hơn nữa, các mơ hình này
có thể chỉ có tính ứng dụng cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở thế kỷ XX.



Thứ ba, phần lớn nghiên cứu trên thế giới sử dụng phương pháp định lượng để
đo lường mức độ tác động của các yếu tố dẫn đến thành công/thất bại của doanh
nghiệp. Mặc dù có con số là cơ sở để đưa ra kết quả nghiên cứu, nhưng chúng không
thể đi sâu vào lý giải tại sao các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công/thất bại của
doanh nghiệp và ảnh hưởng như thế nào, hay sự ảnh hưởng đó có đặc thù như thế nào.
Do đó, nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện dựa trên phương pháp định tính để trả
lời rõ hơn cho câu hỏi này, từ đó góp phần đưa ra các hàm ý nghiên cứu và các khuyến
nghị thiết thực.


CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Bối cảnh nghiên cứu
2.1.1. Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập năm 2016 trên cả nước đạt mức cao chưa
từng có là 110.100 đơn vị, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2015, theo số liệu thống kê
từ Cơ sở Dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý đăng ký kinh
doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Số vốn cam kết được đầu tư vào thị trường của số
doanh nghiệp này là 891.094 tỉ đồng, đạt bình quân 8,09 tỉ đồng mỗi doanh nghiệp,
tăng 48,1% so cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, cùng thời gian trên, số doanh nghiệp quay
trở lại hoạt động là gần 26.700 doanh nghiệp, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp mới thành lập đã
đăng ký tạo việc làm cho gần 1,3 triệu lao động. Năm 2016 được chính phủ lựa chọn
làm năm “quốc gia khởi nghiệp” với mục tiêu tạo ra làn sóng đầu tư thứ hai dưới đề
án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2017, Việt Nam được công nhận là đang xếp vị
trí số một thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp. Khảo sát về tinh thần khởi nghiệp
(AGER) tại 45 quốc gia với 50.861 người có độ tuổi từ 14 tuổi trở lên vừa được công
bố bởi sự hợp tác của Tập đoàn Amway, Đại học Technische Universitat Munchen
(TUM) và công ty nghiên cứu thị trường GFK. Điểm nổi bật ở bài báo cáo này là việc

Việt Nam dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp (AESI) và đứng thứ hai về
Thái độ tích cực đối với khởi nghiệp.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia lâu năm, việc khởi
nghiệp hiện nay còn gặp khá nhiều vướng mắc. Đó là, đa số doanh nghiệp khởi nghiệp
thường thiếu rất nhiều nguồn lực, từ kinh nghiệm đến tài chính và nhân sự. Do đó,
những kiến thức chung về cách vận hành doanh nghiệp, thực hiện thủ tục hành chính,
pháp lý, v.v. đang gây ra khá nhiều phiền toái cho những doanh nghiệp khởi nghiệp. Ở
Việt Nam, hệ thống giáo dục chưa coi trọng việc khuyến khích tinh thần khởi nghiệp
cho thế hệ trẻ. Học sinh dù đã tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng cũng chưa được


trang bị những nguyên lý căn bản về kinh tế học và có những trải nghiệm thực tiễn với
kinh doanh. Tệ hơn nữa, khơng ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học mà vẫn chưa có
ý niệm đầy đủ về việc độc lập trong tư duy và cuộc sống. Hơn nữa, các chương trình
giáo dục - đào tạo ở các cấp chỉ nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng các kỹ năng mềm
để có thể vận dụng trực tiếp vào cuộc sống đời thường cũng như sự nghiệp sau này
của các em học sinh, sinh viên.
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến
theo chiều hướng tốt lên. Điều này được quan sát một các dễ dàng nhất thông qua số
thương vụ nhận được đầu tư và các lĩnh vực khởi nghiệp nhận được khơng ít sự chú ý
trong thời gian vừa qua. Tại Việt Nam, những ghi nhận đầu tiên về các thương vụ đầu
tư cho DN khởi nghiệp được bắt đầu từ năm 2011 và được thống kê liên tục cho đến
thời điểm hiện tại. Tính đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã có
92 thương vụ đầu tư với tổng giá trị là gần 300 triệu USD, tăng gần 2 lần so với số
thương vụ của năm 2016 và tăng hơn 9 lần so với năm 2011.
Đồng thời, năm 2017 cũng ghi nhận sự thay đổi trong trào lưu đầu tư vào các
DN khởi nghiệp so với năm 2016. Thống kê về lĩnh vực khởi nghiệp nhận được sự
quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư chỉ ra hai xu hướng sau:
Một là, sự quan tâm của các nhà đầu tư với các lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt
Nam có sự dịch chuyển theo thời gian. Cụ thể, trong số 6 lĩnh vực được quan sát chỉ

có thương mại điện tử, cơng nghệ tài chính và truyền thơng duy trì được sự quan tâm
của các nhà đầu tư trong giai đoạn 2016-2017, còn lại các lĩnh vực khác đã có sự biến
động mạnh. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đánh giá tích cực về tiềm năng khởi
nghiệp trong các lĩnh vực được đánh giá là tiến bộ tại Việt Nam và phù hợp với xu
hướng tồn cầu hóa trên thế giới.
Hai là, sự quan tâm của các nhà đầu tư với cùng một lĩnh vực khởi nghiệp tại
Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian. Cơng nghệ tài chính và thương mại điện tử là
các lĩnh vực đánh dấu sự đảo chiều rõ rệt nhất.
Năm 2016 được đánh giá là năm của các DN khởi nghiệp về cơng nghệ tài
chính. Lĩnh vực này nhận được nhiều khoản đầu tư nhất với 129,1 triệu USD, chiếm


×