Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích tác phẩm tự tình II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.86 KB, 6 trang )

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Như Nguyễn Du đã viết trong kiệt tác nghệ thuật mang tên "Đoạn trường
tân thanh". Đàn bà hay nói khác hơn là người phụ nữ là người phải trải
qua muôn vàn đắng cay đặc biệt hơn là thân phận thấp bé ấy lại được đặt
trong một thế giới rộng lớn nhưng lại mang những lối suy nghĩ cổ kính,
bảo thủ là xã hội cũ thì lại bội phần đáng thương hơn. Những con người
nhỏ bé đáng thương ấy sẽ làm gì? Họ đành cam chịu trước những bất
cơng ấy hay sao? Vâng! Đại đa phần là thế tuy nhiên vẫn cịn có những
con người bất khuất và dám đương đầu với những gian khổ ấy là vượt lên
trên chính cái bảo thủ và cái cũ rít của xã hội đương thời. Bà đã là người
phụ nữ đầu tiên dám đứng ra nói lên nỗi lịng của biết bao nhiêu người
phụ nữ khác phải giấu nhẹm ở nơi thầm kín nhất trong tâm can của mình.
Liệu mấy ai được như bà mà dám đơn thân độc mã chống lại cả một xã
hội tàn bạo với hàng tá những định kiến hà khắc và bất bình đẳng đối với
người phụ nữ như vậy. Cịn người nào có thể thay thế người ấy, khơng ai
khác đó chính là Hồ Xn Hương. Bằng sự bất bình trước thời đại lẫn cả
nỗi tủi phận của bản thân bà đã khắc họa tâm tư của chính mình qua
những vần thơ Tự Tình và tiêu biểu hơn cả là tác phẩm Tự Tình II một
trong những ngôi sao sáng nhất trong bầu trời văn học trung đại Việt
Nam.
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
...
Mảnh tình san sẻ tí con con".
Trước khi đi vào kiệt tác nghệ thuật ấy, ta hãy điểm qua đôi nét về tác giả
Hồ Xuân Hương nhé! Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 và mất năm 1822.
Nơi bà cất tiếng khóc chào đời và cũng là vùng đất đã nuôi dưỡng và bồi
đắp nên con người đầy chất thi như bà đó chính là huyện Quỳnh Lưu, trấn
Nghệ An, xứ Bắc Hà. Khi nói đến đất Nghệ An ta liền tưởng nhớ đến một
người con nữa của vùng đất ấy, không ai khác đó chính là Nguyễn Du –
thi nhân nổi tiếng bậc nhất trong nền văn học Việt Nam. Tiết lộ một xíu


cho mọi người biết: Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thật ra là đôi bạn tri
âm, tri kỷ thân thiết của nhau. Với tài năng thiên phú của bản thân và hơn
thế nữa bộc lộ rõ nhất ở mặt chữ Nôm Hồ Xuân Hương được người đời
ca tụng với danh xưng bà Chúa Thơ Nơm. Mang trong mình niềm khao
khát một thế giới tự do do đó thơ ca của Hồ Xn Hương theo dịng chảy
chung đã thốt được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật
chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói thời đại mình, có nhiều người cho rằng
đặc sắc thơ Hồ Xuân Hương là "thanh thanh tục tục".
Bằng tài năng vốn có nữ sĩ đã cho ra đời nhiều tác phẩm phải xứng danh
"kiệt tác" và hiện theo thống kê của giới nghiên cứu thì tác phẩm thơ hiện
cịn của Hồ Xn Hương cịn khoảng 40 bài trong đó có chữ Hán lẫn cả


chữ Nơm. Đặc biệt hơn khi có sự góp mặt của tập thơ Lưu hương ký
(phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm. Bằng sự
tinh tế và cả khả năng thi chất trong con người mình đại đa phần các tác
phẩm của Hồ Xuân Hương đều mang hơi hướng nghệ thuật trữ tình cao.
Hơn thế nữa bà còn là người phụ nữ đầu tiên viết về phụ nữ, trào phúng
nhưng lại hết sức trữ tình, đậm đà chất liệu văn học dân gian từ đề tài cho
đến cảm hứng và cả ngơn ngữ, hình tượng.
Đã nhắc đến Hồ Xuân Hương thì mọi người sẽ nghĩ ngay tác phẩm bánh
trơi nước nhưng ít ai biết bên cạnh kiệt tác ấy ta cịn có một tác phẩm Tự
Tình cũng khơng kém phần hấp dẫn. Phải gọi là " vương bài đối vương
bài" cả hai bài thơ đều là những kiệt tác văn học không thể bỏ qua. Bây
giờ hãy đến với tác phẩm "Tự tình II" được trích trong chùm thơ Tự Tình
của tác giả. Với nhan đề Tự tình ở đây có nghĩa là tự bộc lộ, giãi bày tâm
trạng, tình cảm của mình. Hay nói cách khác đây chính là sự hé mở nỗi
lịng khó có thể nói ra của tác giả.
Đến với hai câu đầu của tác phẩm:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non"
Qua hai câu thơ ta thấy được thời gian của buổi mang tên cô đơn ở đây
đang là đêm khuya, thế nhưng dường như đêm khuya là lúc thanh tịnh
nhất và cũng là lúc để cho con người chiêm nghiệm lại chính những việc
họ đã làm và hơn thế nữa đây là thời gian của sự nghỉ ngơi của giây phút
thư giãn nhất trong ngày, nhưng ở nơi ấy vẫn cịn một bóng hình: bóng
hình mang dáng vẻ của sự cơ đơn. Đêm khuya càng trở nên vắng lặng thì
cũng là lúc nỗi cơ đơn ngày càng xâm chiếm, ta dễ dàng cảm nhận rõ vào
lúc trời bắt đầu khuya dần đó chính là sự cô đơn ở nơi cảnh vật hay nơi
tác giả. Đặt tương thích với một thời gian đêm khuya khơng gì khác ngồi
một khơng gian rộng lớn nhưng càng rộng lớn đến đâu thì ta lại càng cảm
thấy bản thân mình nhỏ bé hơn bao giờ hết, qua đó càng cảm nhận rõ nét
hơn về không gian vắng lặng đan xen sự tĩnh mịch của màn đêm u tối.
Mọi thứ đều êm ắng cho đến khi xuất hiện những âm thanh "tiếng trống
canh dồn" dường như âm thanh ấy từ nơi phương xa cứ vọng về, văng
vẳng bên tai nhưng lại không tài nào cảm nhận rõ được. Tiếng trống ấy cứ
vang liên hồi một cách dồn dập, gấp gáp qua hình ảnh đó ta dường như có
thể thấy được dịng chảy vơ hình của thời gian, mặc dù mắt khơng thấy
nhưng nó cứ thế lẳng lặng trơi nhanh trơi nhanh trơi nhanh hơn. Qua tiếng
trống canh dồn ta có thể dễ dàng nhận ra bút pháp " lấy động tả tĩnh" ở
đây của tác giả. Mượn hình ảnh tiếng trơng dồn dập để nói lên sự trơi
chảy vội vàng và cả sự cơ đơn vắng lặng của chính thời-khơng. Qua hàng
loạt những từ đặc tả cảnh ta sẽ thấy sự xuất hiện của bóng dáng con
người. Tác giả tinh tế khi sử dụng biện pháp đảo ngữ ở đây: từ "trơ" được
tác giả khéo léo đưa lên đầu câu. Qua đây như nhấn mạnh chủ thể trữ tình


đã mất hoàn toàn cảm giác, cảm xúc bây giờ dường như đã trơ ra, đã chai
lì ra hồn tồn với cuộc sống thực tại. Ta cũng có thể bắt gặp từ trơ trong
một số tác phẩm như:

"Đêm xuân một giấc mơ màng
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ".
Từ trơ trong tác phẩm Truyện Kiều trên cũng có đơi nét tương đồng với
từ trơ trong tác phẩm Tự tình II cốt yếu đều dùng để chỉ sự chai lì, chai
sạn nơi xúc cảm. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của cặp từ "cái hồng nhan"
và "nước non" được đặt trong quan hệ đối lập nhau. Cái hồng nhan ở đây
quá bé bỏng khi đặt cùng từ non nước-một từ mang nghĩa khá bao quát và
rộng lớn. Đặc sắc của phép đối như tôn lên thêm sự hiu quạnh của nhân
vật khi đã thu mình vào khơng gian to lớn nhằm làm nổi bật thân phận
nhỏ bé lẫn lẻ loi của tác giả. Ngoài ra đặc sắc ở đây cịn phải kể đến ngơn
từ của tác giả khi đặt hồng nhan cùng từ cái. Dường như trong đấy chứa
đựng muôn vàn hàm ý: Cái đã thu nhỏ nhân phận hồng nhan, hồng nhan
nhỏ bé nay đặt trước từ cái lại càng làm cho nhỏ bé hơn bội phần. Bao
trùm câu thơ thứ 2 là nhịp thơ 1/3/3 cũng đã tô đậm nét cho bức tranh đơn
côi, nhỏ bé của thân phận phụ nữ. Qua hai câu thơ ta thấy được nhân vật
trữ tình thể hiện trong cảm giác cơ đơn, bẽ bàng, buồn tủi.
Sau khi đã nếm trãi cảm giác cô đơn, bẽ bàng nơi tác giả ở hai câu đầu ta
lại tiếp tục thổn thức với những vầng thơ tiếp theo:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn".
Ta có thể dễ dàng nhận ra sự nổi bật của cụm từ "say lại tỉnh", chính cụm
từ này đã gợi ra trong chính tâm can của người đọc một vịng tuần hồn.
Thế vịng tuần hồn ấy như thế nào? Có lẽ để hình dung chính xác nhất
về vịng tuần hồn éo le ấy, ta phải đặt chính bản thân mình vào khung
cảnh bấy giờ của tác giả. Một vịng tuần hồn nhuốm màu xám, màu xám
u buồn như chính cuộc đời của Hồ Xuân Hương. Sự tuần hoàn cứ kéo
người phụ nữ chịu nhiều đắng cay khi phải dấn thân mình vào vịng lặp
của số phận: khi ta buồn ta tìm đến rượu để giải sầu, để khuây khỏa bản
thân; ấy thế mà khi có hơi men say trong người ta dường như lại càng
chiêm nghiệm hơn chính nỗi đau của số phận, sự bẽ bàng của cuộc sống

phũ phàng. Khi ta tỉnh thì muốn mượn say để quên đi nhưng khi càng say
thì ta lại càng tỉnh để rồi tự ngược bản thân hơn. Đã nhắc đến men rượu ta
bất giác nhận ra một nhân vật cũng không kém phần nổi tiếng trong giới
Văn học. Một con rượu chính hiệu của làng văn-Chí Phèo, dường như lúc
bấy giờ Chí Phèo và nhân vật trữ tình trong tác phẩm lại vơ cùng tương
đồng, khi cả hai đều mượn chính vật chất nhằm xoa dịu đi tinh thần.
Trong cơn vơ thần của bản thân, chính nhân vật dường như nghiệm ra sự
éo le của cuộc đời mình qua hình ảnh vầng trăng. Vầng trăng đã đến độ
bóng xế ấy vậy mà vẫn khuyết chưa trịn, ta nhận ra sự phi loogic trong
câu thơ. Thường thì chu kỳ của mặt trăng sẽ phải trải qua giai đoạn tươi


đẹp nhất trong cuộc đời của mình và sẽ khốc lên mình chiếc áo trịn trịa
và tỏa sáng. Ấy vậy mà vầng trăng ở đây đã quá độ chín mùi nhưng vẫn
cịn khuyết chưa trở nên tươi đẹp và hồn hảo. Mặc dù là rất vơ lý nhưng
chính điều ấy lại hết sức thuyết phục khi đặt cạnh cuộc đời Hồ Xuân
Hương. Bà đã phải tái hôn hai lần nhưng cả hai lần đều làm thiếp, mặc dù
vậy bà cũng khơng có được chính một hạnh phúc nhỏ nhoi nơi ái tình.
Bên cạnh sự bất cơng mà số phận dành cho bà ta cịn nhận ra được chính
bước đi của thời gian, thời gian cứ thế vơ tình lướt qua, để lại quanh ta
biết bao nhiêu là điều và cũng kéo đi biết bao nhiêu điều rời khỏi chúng
ta. Chính thời gian đã kéo đi tuổi thanh xuân của Hồ Xuân Hương, cuộc
đời đã đi qua tuổi thanh xuân tuổi đời tươi đẹp nhất của người phụ nữ
nhưng vẫn chưa thể tìm ra được chân lý nơi tình ái. Tốt lên sự buồn tủi
câu văn dường như đã bộc lộ hết tâm can của tác giả khi đứng trước sự
hẩm hiu nơi số phần đã dành cho bà. Bên cạnh sự buồn tủi cịn khốc lên
sự bực dọc và khó chịu trong câu văn như một phần nào đó thể hiện tính
cách mạnh mẽ và quật cường của Hồ Xuân Hương.
Với chính sự mạnh mẽ của chính bản thân mình nữ sĩ đã họa nên một
bức tranh đầy bản lĩnh, và hơn thế nữa là nỗi niềm khát khao và sự vùng

vẫy bản thân để thoát ra khỏi nghịch cảnh số phận của nữ sĩ thể hiện qua
hai câu thơ:
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn".
Qua hai câu thơ ta dễ dàng thấy được những từ như "xiên ngang" và "đâm
toạc" tại sao phải là hai từ ấy. Liệu ta có thể thay thế bởi "xiên dọc" và
"đâm thủng" được hay khơng? Ta có thể thấy được hai từ ở đây đều là hai
động từ mang cách thức mạnh mẽ, vì thế tính cách của Hồ Xuân Hương
cũng đã dần bộc lộ qua hai câu thơ. "Xiên ngang" một hoạt động dữ dội
mang cả sự đau đớn lẫn nỗi chua xót đan xen sự quật cường trong chính
con người tác giả. "Đâm toạc" một cụm từ mà khi nhắc đến thì lại hiện ra
trong tâm trí của chúng ta sự ngang bướng, ngang ngạnh, gai góc và cả sự
phá phách một lần nữa khẳng định lại tính cách của bà. Song song với hai
hành động ấy là hai sự vật "rêu từng đám", "đá mấy hịn". Qua hình ảnh
đám rêu ta thấy được sự yếu ớt nhỏ bé, đi liền với hình ảnh nhỏ bé ấy là
"đá mấy hòn" thể hiện sự rắn chắc nhưng tâm hồn thì vơ tri, vơ giác. Sánh
vai cùng nhau giữa hành động và sự vật ta dường như nhận ra được sự
nổi loạn phá phách của những sự vật vốn tĩnh lặng bấy lâu nay, nhưng khi
bị đưa vào trong nghịch cảnh thì chúng cũng phải cùng vẫy hết thân
mình. Bên cạnh đó để tơn lên cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương ta
phải kể đến biện pháp đảo ngữ-đó như là một sự phá cách và nhằm để
nhấn mạnh hơn nữa về sự vận động của những sự vật. Song hành cùng
biện pháp đảo ngữ là biện pháp đổi chỉnh giữa hai câu thơ như tạo một
thế cân bằng cùng cộng hưởng trong sự vùng vẫy thoát khỏi "mặt đất",
"chân mây":những nghịch cảnh những buồn tủi những éo le mà nữ bsix


phải trải qua. Tất cả dường như cộng hưởng cho sự mạnh mẽ cho tính
cách của Hồ Xuân Hương nhưng đối với tơi thì tơi khơng cịn là lẫm gì
với những vầng thơ này của bà, bởi lẽ sự mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương

đã đi vào lòng người và đã được chiêm nghiệm qua nhiều tác phẩm như:
"Lắc lẻo cành thơng cơn gió thóc
Đầm đìa lá liễu giọt sương reo"
Chính những từ láy "lắc lẻo", "đầm đìa" đều mang đậm khí chất riêng mà
chỉ có Hồ Xn Hương mới toát ra được.
Với bút pháp nghệ thuật đậm chất riêng Hồ Xuân Hương đã khép màn
cho sự buồn tủi của bản thân mình qua hai câu thơ:
"Ngán nỗi xuân đi xn lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"
Cách tác giả đặt từ "ngán" vào đây dường như lại một lần nữa khắc họa
nên sự chán chường nơi bản thân. Ngán ở đây có nghĩa là chán ngán hay
có thể hiểu chính là sự ngán ngẫm mà cụ thể ở đây chính là ngán ngẫm
"mùa xuân" bởi lẽ chính sự "đi lại lại" của nó. Thế mùa xuân ở đây có
nghĩa là gì? Có chăng mùa xn ở đây khơng chỉ còn là một màu trong
năm mà dường như xuân ở đây chính là tuổi xn thì. Tuổi thanh xn độ
tuổi đẹp nhất trong chính cuộc đời của mỗi con người. Mùa xuân cứ đến
rồi lại đi, "lại" có nghĩa là thêm một lần nữa và "lại" cũng có nghĩa là
chính sự trỏ lại. Nỗi chán chường dường như đã được đẩy lên đến tột
đỉnh khi chính màu xuân đã khơng cịn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho
con người nữa mà thay vào đó chính là sự ngám ngẫm và u buồn. Mùa
xn đã khơng cịn hoan hỉ bởi lẽ chính sự nhỏ bé của tình ái. Bao trùm
trong câu thơ ta thấy được biện pháp nghệ thuật tăng cấp: mảnh tình, san
sẻ, tí con con. Mảnh tình khi thốt lên ta có thể cảm nhận được sự khơng
trọn vẹn hay nói khác hơn là sự nhỏ bé mong manh của tình yêu ấy thế
mà mảnh tình nhỏ nhoi ấy lại được san sẻ-một động từ thể hiện sự chia
cắt một thứ gì đó- mảnh tình nay lại cịn nhỏ bé hơn bội phần khi chỉ san
sẻ tí con con. Câu thơ dường như nhấn mạnh sự ít ỏi trong hạnh phúc hịa
cùng nỗi niềm xót xa, tội nghiệp cho chính thân phận của người phụ nữ.
Bên cạnh đó âm điệu rời rạc của câu thơ cũng đã bộc lộ được sự ngao
ngán trong một tiếng thở dài của nàng khi phải gánh chịu nhiều nỗi niềm

đau đớn mà số phận đẩy đưa. Dường như đây cũng là tiếng nói chung cho
chính những người phụ nữ đương thời, những người phụ nữ sống dưới
một chế độ phong kiến lạc hậu, cổ hủ. Một xã hội tù tùng kiềm hãm chính
những giá trị của con người đặc biệt chính là thân phận của những người
phụ nữ. Sự rẻ rúng của người phụ nữ dường như đã đạt đến tột cùng:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Tột cùng của chính sự rẻ rúng ấy là khi người phụ nữ đã trở thành một
món hàng. Từ khi nào mà một con người lại trở thành những thứ vô tri,
không được quyền chọn lựa cho bản thân mình chính cuộc đời của mình.


Mọi thứ dường như sẽ rất đau đớn nếu ta thử đặt mình vào hồn cảnh ấy
có khi ấy chất chứa trong lịng chúng ta chỉ là nỗi ốn hận, oán hận chính
sự thối nát của xã hội đã dồn con người đặc biệt là người phụ nữ xuống
dưới đáy của xã hội. Đấy là dưới chế độ phong kiến, hãy cùng tôi tua
nhanh thời gian một chút vào thời đại bây giờ. Dường như khi xã hội phát
triển hơn thì con người cũng địi hỏi cho chính sự phát triển bản thân hơn,
người phụ nữ ngày nay đã không còn phải chịu nhiều sự đau đớn lẫn xem
thường như khi xưa nữa, mà hơn thế giá trị của người phụ nữ ngày càng
được nâng cao hơn. Vai trò và quyền hạn của người phụ nữ đã ngày càng
quan trọng, ta có thể dõng dạc khẳng định:"Điều gì đàn ơng làm được thì
phụ nữ đều có thể làm". Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, mặc dù đại đa
phần hiện nay đều đã sống hiện đại và thoáng hơn, tuy nhiên vẫn cịn một
số nơi mang trong mình tư tưởng cổ hủ "trọng nam khinh nữ" và xem nữ
nhi chỉ khơng có vai trị gì trong cuộc sống. Những tư tưởng cổ hủ ấy cần
phải được bài trừ và xóa bỏ.
Tự tình II một bài thơ mang đậm bút pháp trữ tình nhưng cũng đồng thời
thể hiện cá tính riêng biệt mà không lẫn vào đâu được của Hồ Xn
Hương. Bằng chính việc sử dụng ngơn từ đặc sắc và hình tượng thơ hết

sức gợi cảm, độc đáo nữ thi sĩ đã bộc lộ chính những nỗi niềm xen lẫn sự
đau đớn của bản thân trước nghịch cảnh của số phận đưa đẩy.
Bài thơ là một thi phẩm bộc lộ nỗi niềm cô đơn, chán chường của người
phụ nữ, đồng thời là bản lĩnh của tác giả khi muốn vươn lên thách thức và
thốt khỏi chính số phận éo le.



×