Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích tác phẩm Vội vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.5 KB, 6 trang )

VỘI VÀNG
XUÂN DIỆU
PHÂN TÍCH KHỔ 1:
Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau –xtop –
ki” –nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám
mây ngũ sắc ở trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất vào
ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như
“những dịng sơng đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại
ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp nhất để “suốt
đời đi vẫn nhớ”. Đó là những tác phẩm đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian
trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ
những dư âm không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Vội vàng”
của Xuân Diệu. Dường như nổi bật nhất và có thể xem là linh hồn của bài thơ đó
chính là 13 câu thơ đầu, qua đó tác Xn Diệu như đắm chìm, say mê, chất ngất
trước khung cảnh thiên nhiên tựa như bức tranh thiên đường nơi chốn trần thế hơn:
“Tôi muốn tắt nắng đi

Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xn”.
Trước khi đi vào đoạn trích ta hãy cùng điểm qua một số nét về tác giả. Xuân Diệu
(1916-1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ra tại làng Trảo Nha, xã Phước Hịa,
Tuy Phước, Bình Định, nhưng cuộc đời của ơng chủ yếu gắn liền với mảnh đất
Quy Nhơn. Ngoài bút danh Xn Diệu ra thì ơng cịn được biết đến với danh là
Trảo Nha, giống như Nam Cao ông lấy chính nơi mình sinh ra để làm bút danh cho
mình. Cha ông là Ngô Xuân Thọ là một nhà Nho, bởi lẽ sinh ra trong chính cái nơi
của Nho học mà ơng ít nhiều gì cũng đã bị ảnh hưởng. Năm 1937, sau khi tốt
nghiệp tú tài ông đã đi dạy học và bắt đầu đến với sự nghiệp văn chương tại mảnh
đất phồn hoa Hà Nội. Năm 1939, ông vào Mỹ Tho tiếp tục con đường học vấn của
mình. Năm 1942, ông tiếp tục ra Hà Nội công tác. Năm 1944, ông tham gia mặt
trận Việt Minh cứu quốc. Xuân Diệu là một người thành công ở cả trước và sau
cách mạng, ơng là một nhà văn hóa lớn và là một nghệ sĩ có sức sáng tạo mãnh liệt.
Bên cạnh đó ơng cịn được biết đến với nhiều bút danh: nhà thơ của mùa xuân, nhà


thơ của tình yêu và là nhà thơ của tuổi trẻ. Ông là “nhà thơ mới nhất trong những
nhà thơ mới” bởi lẽ trong từng câu từng chữ của ông và hơn thế nữa về mặt nội
dung trong các thi phẩm đều mang mùi vị lẫn hơi thở của sự hiện đại, mới mẻ mà ít


có nhà thơ cùng thời nào có được, như gửi gắm vào trong chính các tác phẩm của
mình cả nỗi lòng lẫn tâm tư của bản thân mà cụ thể là khát vọng sống mãnh liệt.
Chủ đề thường trực trong các thi phẩm của ơng chính là mùa xn, tình yêu và tuổi
trẻ: cụ thể có tập thơ Thơ Thơ (1938), tập thơ Gửi hương cho gió (1945), tập thơ
Riêng chung (1960)… Nổi bật nhất trong số các tác phẩm của ơng và có thể nói
đây là mẩu thơ gối đầu giường của biết bao nhiêu thế hệ đó chính là thi phẩm Vội
Vàng: được trích trong tập Thơ thơ mà tôi mới vừa đề cập ở trên. Bao trùm trong
chính tác phẩm là một tâm hồn yêu đời, yêu sống và hơn thế nữa ta nhận ra được
một quan niệm nhân sinh mới mẻ từ tác giả. Trong chính thi phẩm dạt dào xúc cảm
như Vội Vàng thì chính những xúc cảm ấy có thể xem như là bề nổi, nhưng thẩm
sâu trong chính bề nổi ấy lại là một tầng sâu thăm thẳm được phủ đầy với những
triết luận sâu sắc có thể nói đây chính là mạch ngầm chảy trôi trong thi phẩm Vội
Vàng. Bài thơ được chia thành 3 phần, nhưng nổi bật nhất vẫn là 13 câu đầu qua đó
ta thấy được tình u cuộc sống tha thiết, đắm say nơi tác giả.
Đến giờ rồi, chuyến tàu đưa ta đến vùng đất mang tên Vội vàng sẽ đáp xuống ngay
bây giờ. Quý khách vui lòng không chen lấn và lần lượt xuống tàu, hãy cùng
người hướng dẫn viên du lịch là tôi khám phá vùng đất thiên đàng nơi đây. Đã bao
giờ bạn thắc mắc tại sao lại có tên là Vội vàng mà khơng phải là một thứ gì khác?
Tơi xin khẳng định rằng sẽ khơng có một từ ngữ nào thích hợp hơn cho tiêu đề
này! Cịn nếu bạn khơng tin vào những gì tơi nói thì xin hãy đọc tiếp những dịng
dưới đây, tơi cá chắc rằng bạn sẽ có câu trả lời cho chính bản thân mình. Trước hết
ta hãy đến với 4 câu thơ đầu và dường như đặc biệt nhất trong cả bài thơ:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tơi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”
Qua 4 câu thơ trên ta dễ dàng nhận thấy nghệ thuật điệp cấu trúc “tôi muốn…cho”
đã được tác giả sử dụng. Thế tại sao lại là tắt nắng? Tắt nắng để cho màu đừng nhạt
mất. Tại sao lại buộc gió? Buộc gió cho hương đừng bay đi. Trong chính hai hành
động mà tác giả đưa ra ở trên ta nhận thấy được một niềm khát khao mạnh mẽ
trong chính con người ông. Một khát khao muốn được lưu giữ khoảnh khắc của
hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian. Một hành động gần như không
thể đối với một người trần xác thịt như ông, ấy vậy mà ơng vẫn mạnh mẽ nêu lên
nó, nêu lên chính những ước muốn, những khát vọng sâu thẳm trong con người


mình. Nhưng con người sao có thể chống chọi lại quy luật của trời đất, ông cũng
không ngoại lệ, bởi lẽ biết mình khơng thể nên ơng đã bám víu lại niềm khao khát
ấy bằng một lời cầu xin - một lời cầu xin khẩn thiết: được thể hiện rõ nét nhất qua
điệp từ “đừng”.
Sau một màn khát khao không tưởng và cầu xin khẩn thiết cũng chính là một bức
tranh thiên đường nơi trần thế mà tác giả đã phơi bày ra trước mắt chúng ta:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xuân”.
Tác giả đã sử dụng phép điệp cấu trúc “của…này đây” kết hợp cùng với phép đảo
tạo nên “này đây…của”, bên cạnh đó cịn có thủ pháp liệt kê được vận dụng một
cách linh hoạt. Tất cả dường như đã phơi bày ra chính vẻ đẹp tựa thiên đường ngay
tại chính nơi trần gian. Đề cảm nhận được bức tranh tuyệt mỹ này ta cần phải căng
mở tất cả các giác quan mới cảm thụ được hết chính thanh sắc và hương vị của
cuộc đời. “Của ong bướm này đây tuần tháng mật” ta dường như cảm nhận được
chính vị ngọt trong câu thơ, một sự ngọt ngào dường như đang lan tỏa và khẽ chạm
vào nơi vị giác. “Này đây hoa của đồng nội xanh rì”:hãy nhẹ nhàng hé mở thị giác
và khướu giác ta có thể cảm nhận được chính hương thơm ngào ngạt tỏa ra những
cánh hoa tươi thắm nơi cánh đồng xanh tươi ngoài kia, bên cạnh hương thơm ngào

ngạt thì cũng chính là sắc xanh tươi thắm của cánh đồng ngoài kia. Phản phất ánh
xanh từ xa vọng lại cùng chính hương thơm đang dần lan tỏa khắp không gian
quanh đây. “Này đây lá của cành tơ phơ phất” cũng bằng chính thị giác qua câu thơ
ta cảm nhận được sự thanh mảnh, uyển chuyển của chính lá, của cành tơ; chúng hài
hịa đến lạ thường, cùng nhau hòa nhịp tạo nên một điệu múa hết sức thánh thốt
mà lại vơ cùng tha thiết vui tươi. “Của yến anh này đây khúc tình si” khẽ khép hờ
thị giác, căng mở thính giác ta lại nghe đâu đây một khúc nhạc, có chăng đấy chính
là khúc nhạc tình được hịa tấu bởi cặp yến anh. Hịa hợp vào nhau, cùng nhau cất
lên giai điệu tình yêu – một âm thanh tình tứ bậc nhất. “Và này đây ánh sáng chớp
hàng mi” thứ anh sáng long lanh, tinh khiết cứ thế khẽ chạm trước mắt ta, ánh sáng
ấm áp có thể nói đây chính là ánh sáng mang hơi ấm của bình minh-bình minh
xuân tươi thắm. Tất cả các hình ảnh trên dường như đã phơi bày ra ngay trước mắt
ta một bàn tiệc: một bàn tiệc của cảnh sắc và hương thơm. Cụ thể hơn ta có thể bắt
gặp được bức tranh tươi đẹp này vào mỗi buổi sáng: “Mỗi buổi sớm thần Vui hắng
gõ cửa” cứ thế mở cánh cửa ra là ta có thể thưởng thức được một bàn tiệc thịnh
soạn từ thiên nhiên. Mỗi ngày được mở mắt ra đón chào ngày mới đã là niềm hạnh
phúc. Qua chính câu thơ này ta nhận ra được đây là một quan niệm nhân sinh mới
mẻ nơi Xn Diệu. Ta có thể bắt gặp chính quan niệm hiện đại này trong thơ ca
phương tây: ví như câu thơ của Kahlil Gibran “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Qua “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ


mơi”-Xuân Diệu dường như đã tiếp thu tư tưởng hiện đại và mới mẻ hơn cả trong
chinh suy nghĩ và nhận thức của bản thân. Tất thảy đều đã làm nổi bật lên được
chính vẻ đẹp thiên nhiên nơi trần thế.
Bên cạnh bức tranh mùa xuân thiên nhiên, được mệnh danh là “ơng hồng thơ
tình” thì sao ta có thể bỏ qua được chính bước tranh mùa xn vườn tình của ông.
Khu vườn mùa xuân tươi đẹp, mơn mởn giờ đây đã trở thành nơi chốn yêu đương,
trở thành một vườn yêu-vườn hạnh phúc. Nổi bật trong chính khu vườn tình là
những hình ảnh đơi: ong bướm- tuần tháng mật, hoa – đồng nội, lá - cành tơ, yến

- anh và cả “hàng mi” tượng trưng cho một mỹ nhân. Ong bướm giờ đây có đơi có
cặp và hơn thế nữa đang trong tuần trăng mật ngọt ngào hạnh phúc cùng nhau, cịn
hình ảnh nào ngọt ngào hơn thế nữa; hoa:một tạo vật có thể nói là xinh đẹp và gần
như tuyệt mỹ nhất của thiên nhiên nay cũng đã được đặt để trong chính nơi thích
hợp với mình là đồng nội, hẳn cả hai đều rất hạnh phúc bên nhau bởi lẽ cả hai sinh
ra là dành cho nhau; lá xanh kề cạnh chính cành tơ:khơng thể nào thích hợp hơn
thế nữa: lá xanh mướt như đang nhảy múa cùng cành tơ đang vươn mình hịa nhịp
cùng lá; yến –anh một cặp trời sinh:nay lại tề tụ cùng nhau hịa lên khúc giao tấu
của tình u, một thứ tình yêu ngọt ngào, lãng mạn, đắm say lại vô cùng thiết tha
giữa khung cảnh hoa mộng nơi vườn tình; chốt hạ cho tất cả các hình ảnh trên là
hình ảnh của một hàng mi: đã từ rất lâu hàng mi dường như là một tượng đài của
nhan sắc –một nhan sắc tuyệt mĩ thế gian, nay lại được chính Xuân Diệu đưa vào
thi phẩm của mình, nét đẹp tuyệt mỹ lại cộng hưởng cùng thứ ánh sáng ấm áp của
bình minh đã gợi cho ta một sự nhẹ nhàng, thanh thoát lại hết sức ấm áp của khung
cảnh buổi sớm bình mình nơi chơn vườn tình mộng ảo. Xn Diệu dường như từ
một “thi nhân” tài hoa đặc tả cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời, giờ đây đã trở
thành “tình nhân” đang lạc chân vào bến bờ hoa mộng, tình tứ nơi chốn vườn tình
nồng nhiệt mà tha thiết của mùa xuân.
Nếu như đọc kỹ tiểu đoạn trên ta bất chợt nhận ra sự kỳ lạ ở câu thơ “Tháng Giêng
ngon như cặp môi gần”, qua câu thơ này ta nhận ra được chính thủ pháp nghệ thuật
so sánh, qua từ so sánh là “như”, được Xuân Diệu vận dụng một cách độc đáo.
Phép so sánh dùng làm rõ hai sự vật có nét tương đồng với nhau, ở đây cũng không
ngoại lệ. Nếu như chỉ đọc lướt qua thì chắc hẳn ai trong chúng ta đều khơng nhận
ra được chính nét giống nhau giữa hai sự vật đúng không? Tuy nhiên hãy ngẫm lại
sâu hơn chút: Tháng giêng: tháng đầu tiên của mùa xuân, tháng mà trăm hoa đua
nở, tháng mà vạn vật đều được khí trời tươi mới, nồng nàn sự ấm áp của năm mới
chiếu rọi dường như vạn vật đều tươi mới đẹp đẽ và khoe sắc rực rỡ nhất. Cặp môi
gần: ta cảm nhận được chính vị ngọt ngào từ hình ảnh này, cặp môi gần ở đây ta dễ
dàng liên tưởng đến một người thiếu nữ đang trong độ tuổi căng tràn sức sống, sức
trẻ của tuổi xuân thì. Cả hai hình ảnh lúc bấy giờ lại dường như giao nhau ở

phương diện: tươi mới, căng tràn nhựa sống của tuổi xuân, ta thấy được chính sự
so sánh tương giao mà Xuân Diệu dụng ý đặt vào trong câu thơ. Giữa hai hình ấy


tươi mới ấy lại xuất hiện tính từ “ngon”, liệu có thích hợp hay khơng? Vâng, câu
trả lời là hết sức thuyết phục! Tác giả đã sử dụng thủ pháp chuyển đổi cảm giác
trong câu thơ này: Tháng Giêng –một thứ vơ hình và khá là trừu tượng nay lại hiện
lên qua hình ảnh cặp mơi gần dần trở nên hữu hình và cụ thể hơn rất nhiều, lại
được đặt với từ “ngon” thì lại càng hiện hữu trước mắt ta rõ hơn, khiến ta cảm như
rằng có thể dùng vị giác của chính bản thân mình nếm được chính hương vị ngọt
ngào ấy của mùa xuân. Qua đây ta cũng thấy được sự mới mẻ, tiến bộ trong chính
tư tưởng của nhà thơ khi so sánh hình ảnh tháng giêng với cặp môi gần. Nếu như
trong thơ văn trung đại thì chuẩn mực của cái đẹp là thiên nhiên, là đất trời: “Hoa
cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” (Truyện Kiều
–Nguyễn Du), thì giờ đây chính con người lại là chuẩn mực của cái đẹp. Trong nơi
trần thế này cịn gì tuyệt mỹ hơn chính cái đẹp của con người, con người giờ đây
đã trở thành trung tâm của vũ trụ bao la.
Kết lại khổ thơ là hai câu thơ:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xuân”.
Qua đây ta thấy được chính tâm trạng suy tư và cảm xúc rối bời của Xuân Diệu.
Nổi bật trong chính hai câu thơ này là dấu chấm được đặt giữa dịng như chia đơi
câu thơ ra. Và cũng chính dấu chấm này đã ngắt mạch cảm xúc của tác giả thành
hai thái cực: một nửa thì vui sướng cảm thụ chính vẻ đẹp của mùa xn, một nửa
thì lại hết sức vội vàng bởi lẽ sợ sự chóng vánh của xuân xanh. Để rồi tác giả
“không chờ nắng hạ mới hồi xn”: khơng đợi xn hết rồi mới tiếc nuối, Xuân
Diệu đã bộc lộ chính niềm nuối tiếc của bản thân cho mùa xuân ngay cả khi mùa
xuân vẫn còn chưa đi qua, ngay cả khi mùa xuân vẫn còn đang hiện hữu và căng
tràn sức sống nhất.
Bài thơ là một điển hình cho sự mới mẻ và hiện đại trong tư tưởng lẫn cách hành

văn của Xuân Diệu. Nổi bật trong bài thơ ta thấy được các thủ pháp nghệ thuật
như: so sánh, phép đảo, phép điệp…Tất cả đều như là cầu nối để có thể liên kết
hịa hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luân lý, triết luận của tác phẩm. Bên cạnh đó
tác phẩm cịn thể hiện cách nhìn, cách cảm mới và sáng tạo độc đáo trong hình ảnh
thơ của Xn Diệu. Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, hòa hợp về tư
tưởng phương đông và phương tây.
Bài thơ là một quan niệm nhân sinh , thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu –Một người
nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời. Đến bây giờ chắc hẳn bạn đã có câu
trả lời cho câu hỏi mà tơi đặt ra ở đầu bài rồi chứ? Vội vàng ở đây là một thái độ
sống gắn bó, u q cuộc đời, biết tận hưởng tất cả những vẻ đẹp, những giá trị
của cuộc sống trần gian. Vội vàng không đồng nghĩa với lối sống chỉ biết đến


hưởng thụ, ích kỷ,đề cao vật chất mà phải biết tận hưởng một cách cao đẹp; tận
hưởng đi cùng với nâng niu và sáng tạo. Nhưng trong cuộc sống hiện nay thì mấy
ai thấu hiểu được những giá trị cao đẹp ấy nữa? Hay họ chỉ biết sống một cách thờ
ơ với cuộc đời, sống qua loa, sống một cách thụ động, ngày qua ngày thường nhật
như thế? Hãy dưng lại đi, hãy tập mở lịng mình ra đón nhận những giá trị thiện mỹ
của cuộc sống này. Đừng chỉ tồn tại hãy sống sao cho đáng sống, sống sao để đến
khi nhìn lại sẽ khơng cảm thấy hối tiếc với những chặng đường mình đã đi qua.
“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh mà hãy ghi dấu
trong cuộc đời này và trong trái tim của người khác”.
Tóm lại, thi phẩm “Vội vàng” hay chính 13 câu đầu của tác phẩm đã mở ra trước
mắt ta một bàn tiệc mùa xuân thiên nhiên cả hương lẫn sắc. Hơn thế nữa còn cho ta
thấy một quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu, hãy sống một cách vội vàng
để không phải hối tiếc chính cuộc đời mình.




×