Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tieu luan Dân số va đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.46 KB, 18 trang )

Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi trung tâm của khu vực Tây Nguyên, đầu
nguồn của hệ thống sơng Sêrêpơk và một phần của sơng Ba, có vị trí địa lý: Phía
bắc giáp Gia Lai; phía đơng giáp các Phú n, Khánh Hồ; phía nam giáp các Lâm
Đồng, Đắk Nơng; phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên
giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400-800m, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang
Sin có độ cao 2442m so với mực nước biển.
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc: Nằm ở
phía Tây và cuối dãy Trương Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải,
khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sơng chính. Khí hậu
tồn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng,
khơ hanh về mùa khơ, vùng phía Đơng và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ơn hồ.
thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng
vùng phía Đơng do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài
hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm
giảm, gió Đơng Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng
mưa trung bình nhiều năm tồn tỉnh đạt từ 1600-1800 mm.
Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng rừng lớn nhất nước với nhiều chủng loại
gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học,
phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khống sản
với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét
cao lanh, sét gạch ngói, ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn có nhiều loại khống sản
khác như vàng, phốt pho, than bùn, đá q… có trữ lượng khơng lớn phân bố ở
nhiều nơi trong tỉnh. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố
tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những
khe suối nhỏ hầu như khơng có nước trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối


1

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay cịn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân
tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sơ…
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125 km2, dân số 1.869.322 người, mật
độ dân số 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị 462.013 người, chiếm
24,7%, dân số sống tại nông thôn 1.407.309 người, chiếm 75,3%, dân số nam
942.578 người, nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa
phương tăng 0,75 ‰. Có 13 Tơn giáo khác nhau chiếm 577.920 người. Trong đó,
Cơng giáo với 265.760 người, Tin lành với 181.670 người, Phật giáo với 126.660,
Cao đài có 3.572 người, cùng với các tơn giáo khác. Có 49 dân tộc cùng sinh sống,
trong đó dân tộc kinh với 1.161.533 người, Êđê 298.534 người, Nùng 71.461
người, Tày 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nơng 40.344
người, Mơng 22.760 người, Thái 17.135 người, Mường 15.510 người...
Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nơng
sản, lâm sản, tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đánh giá về việc thực hiện
Nghị quyết năm 2020 đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu, có 14 chỉ tiêu thực hiện đạt và
vượt kế hoạch. Trong đó, có một số chỉ tiêu đạt kết quả nổi bật so với năm 2019
như: Huy động vốn đầu tư toàn xã hội được 42.141 tỷ đồng, đạt 100,34% KH
(tăng 24,95%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 83.500
tỷ đồng, đạt 101,03% KH (tăng 11,26%). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt
8.625 tỷ đồng, đạt 101,71% KH (tăng 16,51%). Có 1.425 doanh nghiệp đăng ký
mới, đạt 115,85% KH, (tăng 21,07%); có 10.374 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt
100% KH. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,36%, đạt 100% KH. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn
quốc gia đạt 100,42% KH (tăng 1,91%). 61/152 xã đạt chuẩn nông thôn mới,

tương ứng 40,1% (đạt 100% KH). Tỷ lệ che phủ rừng 38,74%, đạt 100% KH…
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng lĩnh vực vẫn còn tồn tại, hạn
chế: Do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh bị
tác động tiêu cực. Một số nhà máy sản xuất công nghiệp tạm thời bị gián đoạn, sản
lượng tồn kho lớn và giảm lao động tạm thời. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt
hàng chủ lực của tỉnh giảm cả lượng và giá trị so với năm 2019. Doanh thu từ du
lịch đạt 625 tỷ đồng, bằng 46,99% KH (giảm 40,52% so với năm 2019), điều này
2

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

phần nào làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2020. Tiến độ
thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt u cầu đề ra. Cơng tác cải cách
hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến, nhưng chưa tạo được thói quen thực hiện
thủ tục hành chính cấp độ 3, cấp độ 4 trong một số bộ phận dân cư. Tai nạn giao
thông giảm về số vụ và số người bị thương nhưng số người chết tăng so với cùng
kỳ năm trước…
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Dân số và Đặc điểm
kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk” làm tiểu luận của mình.
2. Mục đích, u cầu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế xã hội, phân
bổ dân cứ của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.
Tìm hiểu xác định rõ nguyên nhân kết quả đạt được, những hạn chế cịn
vướng mắc. Từ đó rút ra kinh nghiệm, giải pháp, đề xuất, kiến nghị trong việc phẩn
bổ dân cư và phát triển kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện, tôi đã sử dụng phương pháp

khái quát, tổng hợp, phân tích làm căn cứ đánh giá, nhận xét, giải quyết nội dung
mà đề tài đặt ra.

3

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LẮK
1. Về dân số và nguồn lao động
1.1. Dân cư và phân bố dân cư
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung
tâm có diện tích tự nhiên là 13.125 km 2, chiếm khoảng 24% diện tích của vùng Tây
Ngun. Tồn tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành
phố); 184 xã, phường, thị trấn; 2478 thôn, buôn, tổ dân phố trong đó có 608 bn
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. D ân số toàn tỉnh 1.869.322 người, mật độ dân số

135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị 462.013 người, chiếm 24,7%,
dân số sống tại nông thôn 1.407.309 người, chiếm 75,3%, dân số nam 942.578
người, nữ đạt 926.744 người. Có 52 xã khu vực I, 87 xã khu vực II, 45 xã khu vực
III; có 46 xã đặc biệt khó khăn (01 xã biên giới) và 231 thơn, bn đặc biệt khó
khăn được đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Có 446.297 hộ dân,
57.180 hộ nghèo, chiếm 12,81% (trong đó có 37.067 hộ nghèo người dân tộc thiểu
số, chiếm tỷ lệ 6,836%), số hộ cận nghèo 43.376 hộ, chiếm 9,72%. Dân số tỉnh
phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma
Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krơng Búk,

Krơng Pắk, Ea Kar, Krơng Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các
huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Bn Đơn, Lắk, Krơng Bơng, M’Đrắk…
Trên địa bàn tỉnh, ngồi các dân tộc thiểu số tại chỗ cịn có số đơng khác dân
di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong
những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là
di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản
xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Với đặc
điểm có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hố
riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Êđê, M'nông, Gia Rai…
với những lễ hội cồng chiêng, đua thuyền, đua voi; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các
4

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản
trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể q giá,
trong đó “Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức
UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng,
phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
1.2. Nguồn lao động
Số người trong độ tuổi lao động tỉnh Đắk Lắk năm 2020 là 1.127.663 người,
(chiếm 60,15%). Lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế có 1.104.867
người, trong đó lao động trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 714.618 người
(chiếm 64,68%); Lao động ngành công nghiệp - xây dựng là 111.031 người (chiếm
10,05%); Lao động ngành thương mại, dịch vụ là 279.218 người (chiếm 25,27%).
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động.

Theo đó, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm ở ngành nông lâm
nghiệp, thủy sản và tăng ở các ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động. Năm
2015, lao động nông nghiệp chiếm 67,07% trong cơ cấu lao động tồn tỉnh thì đến
năm 2019, lao động nơng nghiệp chỉ cịn khoảng 64,68%. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn
còn khá cao, chiếm 2,12% tổng lao động năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
từ 13,28% năm 2015 lên 15% năm 2020.
Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra, trước hết cần phải có nguồn nhân lực
chất lượng cao. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh mới có khoảng 25% dân số tốt nghiệp
THPT, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 50%, nhưng lao động có trình độ
chun mơn cao mới tương đương 15%, tập trung phần lớn ở các lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ ở khu vực thành phố, thị xã. Trong đó 40% lao động là
đồng bào dân tộc thiểu số, là nguồn nhân lực khá dồi dào.
Mặc dù, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch đúng hướng, nhưng tốc độ
chuyển dịch còn chậm. So với tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của
cả nước hiện nay thì tỉ trọng lao động trong ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản
của tỉnh còn đang ở mức cao, dẫn tới áp lực về tao việc làm và tăng thu nhập còn
lớn, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngay trong nội bộ.
5

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Vì vậy, trong thời gian tới cần phải nâng cao và phát triển về chất lượng cũng như
số lượng để bảo đảm nhu cầu về nguồn nhân lực dân tộc thiểu số.
2. Về kinh tế
2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của
Đắk Lắk là 6,38% (theo giá so sánh 2010). Trong đó ngành nơng, lâm ngư nghiệp

tăng 4,33%, cơng nghiệp - xây dựng tăng 9,40% và thương mại - dịch vụ tăng
6,98%. Đây là mức tăng trưởng cao của khu vực phi nông nghiệp, đây là yếu tố
quyết định tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong giai đoạn này.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nói trên, cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk đã
từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, đồng
thời giảm tỷ trọng của ngành nông, lâm ngư, nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh,
tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chưa cao. Cụ thể, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế
ngành nông lâm nghiệp của Đắk Lắk giảm còn 32,75% so với năm 2015 (42,58%),
ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 15% so với năm 2015 (12,31%), ngành
thương mại và dịch vụ tăng lên 47,33% so với năm 2015 (40,79%), thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm tăng 4,81%/năm so với năm 2015 (4,32%).
2.2. Các ngành kinh tế
2.2.1. Ngành nông lâm ngư nghiệp
Sản xuất nơng, lâm nghiệp có bước phát triển khá, giữ vai trò quan trọng và
chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị của địa
phương. Quy mô, năng lực và giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Năm
2015 giá trị sản xuất đạt 57.377 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nông nghiệp với
56.201 tỷ đồng chiếm (97,95%), đến năm 2020, giá trị sản xuất của nông lâm ngư
nghiệp đạt 64.369 tỷ đồng, trong đó sản xuất nơng nghiệp chiếm 96,73% giá trị
tồn ngành nơng, lâm, thuỷ sản.
Xét sự tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất trong nội bộ ngành, trong giai
đoạn 2015-2020 theo giá hiện hành cho thấy: Sản xuất nông nghiệp tăng 0,51%,
thủy sản tăng 8,05% (trong đó ni trồng tăng 17,09%, khai thác tăng 23,80%),
riêng ngành Lâm nghiệp tăng cao 20,47%. Trong lĩnh vực sản xuất nơng lâm
6

Dương Thị Thanh Hồi


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk


nghiệp, thủy sản của tỉnh thì ngành nơng nghiệp vẫn chiếm vị trí ngành chủ đạo
với tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành.
2.2.2. Ngành công nghiệp
Cơ cấu ngành cơng nghiệp chuyển dịch tích cực, đã tạo được sự thay đổi
trong cơ cấu nội bộ ngành theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế
tạo, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác và nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực
mở rộng thị trường; hoạt động, đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu
trong các năm qua khá ổn định; Các sản phẩm chế biến nơng sản có sản lượng, giá
trị lớn như: Cà phê, đường mía, tinh bột sắn... ngày càng phát triển do nguồn
nguyên liệu ổn định; chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh được nâng cao, cơ bản
đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngồi nước.
Tính đến hết năm 2019 tồn tỉnh Đắk Lắk có hơn 5.400 doanh nghiệp đang
hoạt động, trong đó khoảng 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mơ vốn dao
động từ 01-200 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ lệ rất ít và hầu hết tập
trung tại thành phố Buôn Ma Thuột như: Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên,
nhà máy bia Sài Gòn - chi nhánh miền Trung Tây Nguyên, cơng ty TNHH MTV
Cao Su Đắk Lắk, Tập đồn gỗ Trường Thành... có thị trường tiêu thụ mạnh trong
và ngồi nước, những doanh nghiệp này tích lũy được kinh nghiệm và kiến thức về
hội nhập kinh tế quốc tế khá hồn thiện.
Cơng nghiệp chế tạo máy nơng nghiệp: Hiện có khoảng 300 cơ sở chế tạo
máy nơng nghiệp trên tồn tỉnh, chủ yếu là chế tạo các thiết bị xát vỏ cà phê quả
khô và tươi, chế biến cà phê tươi quy mô nông hộ; bơm tưới cơ, bơm điện, bơm
hỏa tiễn; thiết bị chế biến nông sản như lúa, ngơ, sắn... Tồn tỉnh có khoảng 1.361
cơ sở sản xuất cơng nghiệp - TTCN, chủ yếu hoat động dưới hình thức hộ cá thể
gồm: Khai thác đá, sản phẩm gỗ và lâm sản, sản phẩm từ kim loại, dệt may, phân
vi sinh.
2.2.3. Ngành thương mại - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của tỉnh Đắk Lắk tăng từ
53.490 tỷ đồng năm 2015 lên 78.509 tỷ đồng năm 2019, trong giai đoạn 2015-2019

tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 10,07%/năm. Hoạt
7

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

động thương mại, dịch vụ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của
người dân trong tỉnh.
Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng từ 500 triệu USD năm
2015 lên 620 triệu USD năm 2019, bình quân giai đoạn 2015-2019 tăng
5,53%/năm, các sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân, tinh bột sắn, ong mật (trong đó
sản lượng xuất khẩu cà phê nhân chiếm 59,04%, tinh bột sắn chiếm 33,37%, ong
mật chiếm 2,05,). Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh tăng từ 07 triệu USD năm 2010
lên 85 triệu USD năm 2019, bình quân trong giai đoạn 2015-2019 tăng
86,67%/năm, chủ yếu là nhập khẩu phân bón và máy móc trang thiết bị.
Tồn tỉnh có 148 chợ được xếp hạng, trong đó có 02 chợ hạng Một (chiếm
1,35%), 15 chợ hạng Hai (chiếm 10,13%), 131 chợ hạng Ba (chiếm 88,52%).
Ngoài ra trên tồn tỉnh có 08 siêu thị, trung tâm thương mại, tập trung chủ yếu ở
khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và các trung tâm huyện, thị xã, ngoài ra Đắk
Lắk cịn có Chợ đầu mối Tân Hịa là một trong những trung tâm lớn về giao
thương nông sản của các tỉnh Tây Ngun, có chức năng thu mua nơng sản, tạo
thuận lợi cho thương mại các sản phẩm nông sản của tỉnh, kết nối sản phẩm của
địa phương với vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ. Cơ bản đáp ứng
nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống, lưu thơng hàng hóa, nhất là các sản phẩm
nơng, lâm, thủy sản và các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nơng lâm ngư.
Hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 48 đơn vị, trong
đó 34 chi nhánh cấp I ngân hàng thương mại, 02 chi nhánh Ngân hàng Chính sách
và 12 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 216 điểm giao dịch ngân hàng, hình thành

mạng lưới các tổ chức tín dụng rộng khắp các huyện, thị xã, thành phố để cung ứng
vốn cho người sản xuất.
Riêng đối với các chương trình, chính sách tín dụng cho vay nơng nghiệp,
nơng thơn đạt 53.985 tỷ đồng, chiếm 56% tổng dư nợ với hơn 400.000 khách hàng
còn dư nợ; Cho vay một số lĩnh vực như cà phê đạt 21.092 tỷ đồng, chiếm 21,9%
tổng dư nợ; cho vay hồ tiêu đạt 3.453 tỷ đồng với 19.444 khách hàng còn dự nợ;
cho vay tiêu dùng đạt 18.610 tỷ đồng, chiếm 19,3% tổng dư nợ với gần 90.200
khách hàng còn dư nợ. Việc tạo ra thị trường vốn tín dụng như trên giúp cho hệ
8

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

thống tài chính tín dụng tham gia trực tiếp vào nông nghiệp, gắn thị trường vốn tín
dụng với thị trường tiêu thụ nơng sản. Ngân hàng và tổ chức tín dụng trở thành nhà
đầu tư vào nông nghiệp, cùng chia sẻ lợi ch và rủi ro. Góp phần hỗ trợ ổn định đời
sống dân cư và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ
công nghiệp nhất là các ngành nghề nông thôn tại địa phương.
3. Về cơ sở hạ tầng thiết yếu
3.1. Về giao thông
Hiện nay, hệ thống giao thông của tỉnh tương đối kiện toàn, nhất là hệ thống
mạng lưới giao thông nông thôn đã được phân bổ hợp lý, có những tuyến nối với
đường quốc gia, đường tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, luân chuyển
hàng hóa, đặc biệt là lưu thơng hàng hố, hạ tầng các khu vực làng nghề, ngành
nghề nơng thơn.
Là tỉnh có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh
trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung với chiều dài 7.083 km đường
bộ các loại, tuy nhiên mật độ giao thơng chưa cao, chất lượng cịn thấp, tỷ lệ đường

cấp phối và đường đất còn lớn vào mùa mưa lũ, giao thơng đi lại khó khăn ở những
vùng xa xôi hẻo lánh của một số huyện như Ea Sup, Krông Ana, Lắk...
Chất lượng đường bộ: Quốc lộ 14, 26, 27, có tổng chiều dài 763 km, trong
đó đường được nhựa hóa 468 km, chiếm 66,76%; Tỉnh lộ có 11 tuyến, có tổng
chiều dài trên 352km, chủ yếu là đường cấp 4 miền núi, tỷ lệ nhựa hóa đạt 96,01%;
Đường huyện có tổng chiều dài 806 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 88%, cịn lại là đường
đất và cấp phối; Đường trục xã, đường lên thôn, đường ngõ xóm, đường giao thơng
nội đồng dài 6.342 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 60,7% trong đó đường trung tâm cụm xã
và xã đã được nhựa hóa tồn phần. Đường mặt cấp phối đá dặm 2.302 km bằng
36,2%, còn lại là đường đất tự nhiên.
3.2. Về thủy lợi
Hiện nay có 782 cơng trình thủy lợi (118 đập dâng, 57 trạm bơm và 607 hồ
chứa nước với tổng dung tích hồ chứa khoảng 650 triệu m3) chưa bao gồm các
cơng trình có diện tích tưới khơng đáng kể; kiên cố hóa kênh mương các loại được
642,4 km/1.782,6 km (kênh chính 396,3 km, kênh nhánh 246,1 km).
9

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Các công trinh thủy lợi đang tưới với tổng diện tích khoảng 230 nghìn ha,
trong đó lúa Đơng Xn 30 nghìn ha, lúa vụ Mùa 53,4 nghìn ha, cà phê 132,3
nghìn ha, hoa màu và cây khác 14,6 nghìn ha và đáp ứng được gần 80,5% diện tích
cây trồng có nhu cầu nước tưới. Tuy nhiên, nguồn nước từ công trinh thủy lợi phục
vụ tưới cho hoa màu và các loại cây trồng khác còn ở mức thấp.
3.3. Về hệ thống lưới điện
Có 635 trạm biến áp với tổng dung lượng 74.169 KVA. Đắk Lắk được cấp
điện chủ yếu từ các nguồn: Trạm 220/110/22 KV Krông Buk; trạm 110 KV Buôn

Ma Thuột; nguồn thủy điện Dray H’Linh tổng công suất lắp đạt 12.480 KW; nguồn
Diesel Eatam gồm 14 tổ máy, tổng công suất lắp đạt 8.060 KW. Tổng công suất lắp
đặt các loại nguồn điện trên địa bàn tỉnh đạt 64.563 KW, cơng suất thường xun
có thể huy động đạt 60.500 KW.
Hệ thống lưới điện tỉnh bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, 22, 15, 10 KV
dài trên 1.516 km. Lưới điện quốc gia đã kéo tới 15/15 huyện, thị xã, thành phố;
100% số xã, phường có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ dùng điện trên địa bàn tỉnh
đến 2019 đạt 99,8%.
4. Mức sống, thu nhập người dân tộc thiểu số
4.1. Mức sống
Người dân tộc thiểu số vốn có thói quen trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động
trồng trọt của người dân tộc thiểu số chủ yếu là lúa, cây ăn trái, rau màu, trồng
rừng và cây cơng nghiệp, do địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hệ thống thủy lợi
chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới, người dân tộc thiểu số phụ thuộc phần lớn vào
nguồn nước tự nhiên, trong nhiều năm gần đây nhiều hộ dân đã chuyển dần sang
trồng các cây ăn trái và cây công nghiệp có nhu cầu về nước tưới ít hơn. Chỉ những
vùng mà hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới cho người dân thì họ trồng lúa và
rau màu. Tuy nhiên thu nhập từ cây lúa hiện nay là tương đối thấp không đảm bảo
được hết nhu cầu sống tối thiểu của người dân cho nên nguồn thu nhập chính của
người dân tộc thiểu số tại đây vẫn từ các cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như
cà phê, hồ tiêu ...

10

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Qua khảo sát cho thấy mức sống của gia đình khơng cao, chỉ có 0,8% gia

đình mình thuộc diện khá giả, 38,2% trung bình, 20,3% có túng thiếu và cao nhất
thuộc nhóm nghèo đói 40,7%. Những hộ có nữ làm chủ hộ thì có mức sống thấp
hơn so với những hộ có nam làm chủ hộ, tương tự như vậy, các hộ gia đình mà chủ
hộ là người dân tộc khác (Êđê, M’nơng...) thì có mức sống thấp hơn so với các hộ
người Kinh.
4.2. Thu nhập
Thu nhập trung bình của các hộ dân tộc thiểu số là 91,260,000đ/hộ/năm.
Trong đó hộ có thu nhập thấp nhất là 8,6 triệu/hộ/năm, hộ có thu nhập cao nhất là
790 triệu/hộ/năm. Khoảng cách chênh lệch giữa các hộ là khá lớn. Những hộ thu
nhập thấp khơng có đất sản xuất, nghề nghiệp không ổn định phải đi làm thuê làm
mướn, hộ người già neo đơn sống dựa vào trợ cấp của Nhà nước. Trong khi đó các
hộ có thu nhập cao là các hộ có nhiều đất sản xuất, đầu tư trồng cây công nghiệp
như cà phê, cao su ... do đó tổng thu nhập là khá cao.
Thu nhập chia theo 5 mức của người dân tộc thiểu số như sau:
Nhóm thấp nhất: Dưới 30 triệu/hộ/năm tỷ lệ 19,5%
Nhóm thu nhập thứ hai: Từ 30 đến 45 triệu/hộ/năm tỷ lệ 22%
Nhóm thu nhập thứ ba: Từ 45 đến 61 triệu/hộ/năm tỷ lệ 18,7%
Nhóm thu nhập thứ tư: Từ 61 đến 114 triệu/hộ/năm tỷ lệ 20,3%
Nhóm thu nhập cao nhất: Trên 114 triệu/hộ/năm tỷ lệ 19,5%
Như vậy thu nhập của nhóm cao nhất gấp 4 lần so với nhóm thu nhập thấp
nhất, đây là khoảng cách tương đối lớn, do đó cần phải tăng cường các hoạt động
khuyến nông, tạo việc làm tăng thu nhập ưu tiên cho nhóm có thu nhập thấp để có
thể thu hẹp khoảng cách thu nhập của các nhóm dân cư.
Chi tiêu trung bình của hộ dân tộc thiểu số là 68,8 triệu/hộ/năm, trong đó hộ
có chi tiêu thấp nhất là 8,3 triệu/hộ/năm và hộ có chi tiêu cao nhất là 720
triệu/hộ/năm. Như vậy thu nhập trừ chi phí của các hộ ở đây khoảng hơn 20
triệu/hộ/năm, với mức thu nhập không quá cao này để các hộ chi tiêu sinh hoạt
hàng ngày, bên cạnh đó là các rủi ro trong q trình sản xuất nơng nghiệp do các
hiện tượng thời tiết cực đoan. Chính vì vậy mà đa số các hộ đều cịn khá khó khăn,
11


Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

thậm chí nhiều hộ phải vay mượn để đầu tư cho sản xuất, bù đắp vào phần chênh
lệch của thu nhập và chi tiêu. Phần lớn, số hộ có số chi tiêu cao là những hộ đi vay
để đầu tư sản xuất hoặc đầu tư học tập cho con cái. Điều này thể hiện khá rõ trong
cơ cấu vay nợ của hộ gia đình.
Bình quân khoản vay nợ từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cá nhân là
71,8 triệu/hộ, trong đó hộ đang cịn khoản nợ thấp nhất là 500.000đ/hộ và hộ có
khoản nợ cao nhất là 350 triệu/hộ.
Trình độ học vấn ở cấp THCS và Tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng
với tỷ lệ 25,7% và 24,7%. Tỷ lệ mù chữ còn chiếm tỷ lệ cao 15,0%. Tất cả các hộ
gia đình người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ đi học,
nhưng số trẻ bỏ học vẫn rơi vào các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo.
5. Kết quả đạt được
Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện 44 đề án lớn về phát triển sản xuất với
350 mơ hình sản xuất hiệu quả; thực hiện hỗ trợ hàng trăm ngàn lượt hộ dân vùng
dân tộc thiểu số phát triển sản xuất; trên 5.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được
giao đất, giao rừng với trên 36.252 ha; 632.300 người được hỗ trợ nước sinh hoạt
phân tán, nâng tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh đạt 85%. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai
đầu tư 13 dự án sắp xếp, ổn định dân cư với quy mô 4.402 hộ; đã bố trí, sắp xếp,
ổn định cho 3.354 hộ với gần 16.000 nhân khẩu. Có 11.918 người ở vùng nơng
thơn được đào tạo nghề nơng nghiệp, trong đó có 7.209 người dân tộc thiểu số.
Đời sống nhân dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk được cải thiện rõ
rệt khơng cịn hộ đói; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ
37,1% xuống cịn 29,8%; 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, có điện lưới

quốc gia và có trạm y tế; 100% hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số được cấp
bảo hiểm y tế.
6. Hạn chế
Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phần lớn là lao động phổ thông; số lao
động có trình độ chun mơn, tay nghề cao cịn ít. Do điều kiện phát triển kinh tế 12

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

xã hội giữa các địa phương trong tỉnh khơng đồng đều, vì vậy, lực lượng lao động
ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trình độ văn hóa, năng
lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động cơng nghiệp cịn thấp
chưa đáp ứng được u cầu của người sử dụng lao động.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa chậm, hiện nay tỉnh Đắk Lắk vẫn là tỉnh thuần nông, chưa có vùng chun
canh về nơng nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao… mà
chủ yếu phát triển theo hình thức tự phát, sản xuất, chăn ni nhỏ lẻ, theo mùa vụ,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vì vậy, năng suất lao động cịn thấp.
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến mùa vụ canh tác cây trồng, vật nuôi.
Thiên tai, dịch bệnh với quy mô ngày càng lớn, khó dự báo khiến cho người dân
khơng chủ động đối phó, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp từ đó ảnh hưởng
đến điều kiện kinh tế hộ cũng như khả năng mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp
Công tác đào tạo của tỉnh cịn có nhiều bất cập, chủ yếu đào tào ở trình động
sơ cấp nghề; thiếu các cơ sở đào tạo các ngành nghề kỹ thuật, đặc biệt là các ngành
nghề kỹ thuật cao; chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng lao động, có nhiều trường hợp khi được tuyển dụng phải đào tạo lại.

Các cơ sở dạy nghề chưa chủ động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy
và quảng bá hình ảnh nhà trường, ngành học, hiệu quả đạt được của nghề đào tạo.
Đối với các Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện hiện nay hoạt động chủ yếu
dựa vào nguồn ngân sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, chưa chủ động đào
tạo những nghề có thu học phí. Ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề còn
rất hạn chế, chưa thu hút mạnh mẽ các nguồn lực khác ngoài ngân sách Nhà nước
tham gia.
Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế
biến và Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ ít, vị trí việc làm trong lĩnh vực này hạn
chế, vì vậy, người lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
các trường nghề… tìm được việc làm ít hoặc làm việc trái với chuyên mơn đã đào

13

Dương Thị Thanh Hồi


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

tạo, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm những công việc lao động phổ
thông, gây lãng phí cho xã hội.
Các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp về ngành nghề nông thôn vẫn
còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chủ yếu về mặt cơ
chế tín dụng và thủ tục vay vốn. Việc áp dụng và đổi mới cơng nghệ tại các cơ sở
sản xuất cịn chậm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành, cũng như
tính cạnh tranh của sản phẩm.
Quy mơ sản xuất kinh tế còn nhỏ lẻ, chưa tập trung. Nhiều tổ chức kinh tế
chưa đủ nguồn vốn để duy trì sản xuất, thiếu năng lực quản lý dẫn đến hoạt động
không hiệu quả, một số phải giải thể. Còn tâm lý trông chờ, phụ thuộc vào sự hỗ
trợ của Nhà nước, của các tổ chức.

Kiến thức và kỹ năng về thị trường, năng lực xúc tiến thương mại, quảng bá
sản phẩm của địa phương, doanh nghiệp nội sinh còn yếu, thường chỉ bán dạng vật
phẩm tại chỗ... Hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu.
Các sản phẩm truyền thống cịn thơ sơ, chưa hấp dẫn (hình thức, thiết kế bao bì,
nhãn mác...), phần lớn chưa có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng.
Điều kiện đi lại khó khăn nhất là hệ thống giao thơng nội vùng sản xuất dẫn
đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao, khó cạnh tranh với các mặt hàng
tương tự. Thiếu mạng lưới hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (đầu vào và đầu
ra), nguồn hỗ trợ chỉ dừng lại sản xuất tạo ra sản phẩm chưa chú trọng xúc tiến
thương mại.
II. CÁC GIẢI PHÁP
1. Về dân cư, nguồn nhân lực lao động
Đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án định canh, định cư gắn với quy hoạch
sắp xếp, ổn định dân cư, hạn chế tối đa tình trạng di cư tự phát từ các nơi khác đến.
Sắp xếp, bố trí ổn định dân di cư tự do. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí hộ dân
tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, các
khu vực xa xơi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng công tác giáo dục và đào tạo, dạy nghề. Ưu
14

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu
số có đủ khả năng tham gia giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đâu
tư vào vùng dân tộc thiểu số; Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cộng
đồng tham gia trong suốt q trình đầu tư và sử dụng. Tơ chức cho cộng đồng các

dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia trực tiếp vào các chương trình
phát triển sản xuất, tham quan học tập kinh nghiệm, xây dụng và sử dụng các cơng
trình của cộng đồng.
Tiếp tục, phát huy hiệu quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi,
phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ
thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, hỗ trợ việc ăn ở cho học sinh,
sinh viên địa bàn đặc biệt khó khăn.
Phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục
xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ
là người dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu của xã
hội và thị trường lao động, nhất là nhu cầu lao động đối với các lĩnh vực là thế
mạnh của tỉnh.
2. Về kinh tế
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp
xanh, nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành và phát triển vùng chuyên canh cây
trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
và có giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sàn xuất nông nghiệp áp
dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hình thành
và phát triển vùng chuyên canh cây trồng, phát triển chăn nuôi ứng dụng công
nghệ lai tạo giống có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, theo hướng
tập trung, an tồn sinh học, hữu cơ, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và có thể
truy xuất được nguồn gốc sàn phẩm, nhân rộng các mơ hình sản xuất theo chuỗi
giá trị có hiệu quả, tạo sàn phẩm đặc sản, giá trị cao; Khuyến khích các doanh
nghiệp có tiềm lực khảo sát và đề xuất các dự án đầu tư theo hướng liên kết sản
xuất và bao tiêu sản phẩm với các hộ dân để phát triển các vùng chuyên canh cây
15

Dương Thị Thanh Hoài



Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao ở những khu vực phù hợp, đáp ứng
điều kiện. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án bảo tồn và phát
triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa đặc trưng kết hợp với phát triển du lịch
đê nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển kinh tế - xã hội ở các thôn, buôn
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả các
sản phẩm nơng nghiệp. Xây dựng chính sách về hỗ trợ, đầu tư phát triển ngành
nghề bảo quản và chế biến, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bào vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái,
không gian sống của đồng bào và nâng cao thu nhập cho người dân. Thúc đẩy khởi
sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc
thiểu số.
Hỗ trợ tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, các thành tựu
khoa học và công nghệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng dân tộc thiểu
số đảm bảo các hoạt động về sản xuất, chế biến sản phẩm, bảo vệ môi trường, an
ninh quốc phịng, phịng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
3. Về cơ sở hạ tầng thiết yếu
Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo các hộ gia đình dân tộc thiểu số được sử dụng
điện quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thơng tiếp cận cơng nghệ
thơng tin phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy
đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả và mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án
phát triển sản xuất, kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục tổ chức
thực hiện và hồn thành các mục tiêu, tiêu chí của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tăng cường huy động các nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại và vốn vay ưu
đãi từ các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ và cá nhân ở
nước ngồi đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng thiết yếu trong vùng đồng bào

dân tộc thiểu số.
4. Mức sống, thu nhập người dân tộc thiểu số
Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước
16

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

sinh hoạt; giải quyết cỏ hiệu quà các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về đất liên
quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc thiểu số, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số gắn với di tích lịch sử ở từng vùng, từng địa phương. Khôi phục các nghề,
làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái cộng
đồng, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo
cơng ăn việc làm vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ.
Thôn, buôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt cộng
đồng, có đội văn hóa, văn nghệ, đội cồng chiêng sinh hoạt thường xuyên, có chất
lượng. Hỗ trợ xây dựng các trung tâm, khu vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh,
thiếu niên trong vùng dân tộc thiểu sổ.
Nâng cao tỷ lệ khám, chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế, nhất là
khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến cơ sở; đảm bảo yêu cầu cơ bản trong chăm sóc
sức khỏe cho người dân. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh
cho người dân tộc thiểu sổ. Phát triển mạnh y tế dự phòng, kịp thời khống chế,
khoanh vùng, dập tắt dịch bệnh, không để lây lan rộng ra cộng đồng. Quan tâm đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là ở tuyến cơ sở.
Nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em; thực hiện tơt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; chăm

sóc và bảo vệ quyền trẻ em dân tộc thiểu số.

17

Dương Thị Thanh Hoài


Dân số và Đặc điểm kinh tế các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách dân tộc và triển khai có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; ưu tiên các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
nhất là vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh giảm nghèo bền
vững, ưu tiên nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc
biệt khó khăn và phải tiếp tục giữ vững sự ổn định chính trị, chủ quyền biên giới.
2. Kết luận
Đắk Lắk là tỉnh có đa thành phần dân tộc, có đặc điểm kinh tế, xã hội, văn
hóa khác nhau, đa số có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội thấp nhất là đồng bào
dân tộc tại chỗ. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do
tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về
giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi
trường sinh thái.
Xác định vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản và lâu dài, Đắk Lắk đã
triển khai nhiều giải pháp thực hiện phát triển kinh tế xã hội thôn, buôn gắn với
định canh, định cư; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho dân tộc thiểu số tại chỗ, trọng tâm là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số khó khăn. Trong đó tỉnh thực hiện tốt 03 nhóm chính sách lớn
về dân tộc gồm: Kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh để phát huy tiềm năng của

vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với kế hoạch phát triển chung của tỉnh.
Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc ở Tây
Nguyên; thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tơn giáo, gắn với chính sách dân
tộc; kiên quyết ngăn chặn, khơng để kẻ xấu lợi dụng để phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.

18

Dương Thị Thanh Hoài



×