TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MẠNG MÁY TÍNH
HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI
GV hướng dẫn : Nhóm sinh viên thực hiện
Đào Anh Thư Trần Hải Quân
Nguyễn Văn Linh
Hoàng Ngọc Anh
Trần Việt Hùng
HÀ NỘI 9-2009
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
MỤC LỤC
Lời nói đầu ---------------------------------------------- 2
Tóm tắt nội dung --------------------------------------- 3
1.Tổng quan ---------------------------------------------- 4
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển ---------------------- 4
1.2 Tổ chức mạng điện thoại ------------------------- 8
2. Cấu trúc hệ thống điện thoại ----------------------- 14
2.1 Mạch nội bộ (Local loop) ------------------------ 17
2.1.1 Local loop ------------------------------------- 17
2.1.2 Modem -------------------------------------- 18
2.1.3 Tổng đài chuyển mạch --------------------- 21
2.1.4 Truyền dẫn --------------------------------- 23
2.2 Mạch đường dài và ghép kênh ----------------- 29
(Trunks anh Multiplexing )
2.2.1 Ghép kênh phân chia theo tần số ------- 30
2.2.2 Ghép kênh phân chia theo bước sóng – 33
2.2.3 Ghép kênh phân chia theo thời gian ---- 34
2.3 Chuyển mạch (Switching) ---------------------- 38
2.3.1Chuyển mạch kênh (Circuit switching)-- 38
2.3.2 Chuyển mạch tin(message switching)--- 41
2.3.3 Chuyển mạch gói ( packet switching)--- 43
3.Ứng dụng của mạng điện thoại ---------------------- 44
Tài liệu tham khảo -------------------------------------- 45
2
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Lời nói đầu
Ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò và lợi ích to lớn mà điện thoại (telephone)
và máy tính cá nhân (PC-Personal Computer) đem lại cho cuộc sống con người.So với
sự phổ biến của máy tính thì điện thoại thông dụng hơn vì giá thành rẻ và những tiện
ích điện thoại mang lại cũng đáp ứng được phần lớn những nhu cầu của người dùng.
Ngày 29-10-1969 mạng ARPANET tiền thân của INTERNET ngày nay đã được kết
nối tại 4 địa điểm : Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California ở Los Angeles, Đại
học Tổng hợp Utah và Đại học California tại Santa Barbara - đánh dấu 1 bước phát
triển quan trọng trong ngành tin học nói riêng và công nghệ nói chung. Mạng máy tính
ra đời xâm nhập vào mọi ngóc ngách của của cuộc sống :kinh tế;văn hóa;thể
thao………nói chung và hệ thống điện thoại nói riêng góp phần không nhỏ trong sự
phát triển của nhân loại.Hệ thống điện thoại đã thừa hưởng sự phát triển của mạng máy
tính và đã có những bước tiến lớn trong ngành : thực hiện được cuộc gọi ở khoảng cách
xa hơn,chất lượng cuộc gọi ổn định hơn an toàn hơn và đặc biệt là những tính năng chỉ
có trên máy tính thì nhờ có mạng máy tính mà điện thoại ngày nay cũng có nhưng tính
năng tương tự mang lại sự hài lòng đối với con người.
Có thể nói ngày nay mạng máy tính và hệ thống điện thoại gắn bó mật thiết với nhau
không tách rời.Qua một thời gian nghiên cứu và học hỏi ,được sự giúp đỡ nhiệt tình của
giảng viên Đào Anh Thư ,chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu về đề tài hệ thống điện thoại một
mảng nhỏ trong hệ thống mạng máy tính.Do thời gian không cho phép và kiến thức còn
nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót.Chúng tôi mong muốn nhận
được sự góp ý của cô giáo và bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn về đề tài của
mình.Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về chúng tôi,nhóm nghiên cứu,theo địa chỉ :
hoặc
Xin chân thành cảm ơn .
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Hải Quân
Nguyễn Văn Linh
Hoàng Ngọc Anh
Trần Việt Hùng
3
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Tóm tắt nội dung
*****
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ : lịch sử phát triển của hệ thống điện
thoại,viễn thông và hệ thông mạng điện thoại,các thành phần của hệ thống điện
thoại,các phương pháp tổ chức mạng…. cũng như cấu trúc của hệ thống điện thoại,các
vấn để liên quan đến hệ thống mạng điện thoại : mạch nội bộ (Local loop),dây
dẫn,Modem,chuyển mạch,ghép kênh,mạch đường dài.Và cũng không thể thiếu ứng
dụng của hệ thống điện thoại trong thế giới hiện đại ngày nay.
1.Tổng quan :
Phần này sẽ giới thiệu chung về hệ thống mạng điện thoại.Mối quan hệ của mạng
điện thoại,mạng máy tính và viễn thông.Ngoài ra bạn đọc cũng tìm thấy các thuật ngữ
đặc trưng của mạng điện thoại và biết cách tổ chức mạng của mạng điện thoại ra sao.
2.Cấu trúc hệ thống điện thoại :
Là thành phần chính của đề tài.Bạn đọc sẽ nắm rõ 3 thành phần cơ bản của hệ thống
điện thoại : các tổng đài chuyển mạch ,các dây giữa khách hàng và các tổng đài chuyển
mạch, và các kết nối đường dài giữa các tổng đài chuyển mạch.Xuyên suốt phần này
bạn đọc sẽ đi theo 3 thành phần cơ bản đó.
3.Ứng dụng mạng điện thoại :
Nói đến mạng điện thoại hiện nay là nói đến điện thoại di động.Phần này sẽ cho bạn
cái nhìn tổng quan về ứng dụng mạng điện thoại trên thế giới ,liên hệ ở Việt Nam.
4
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
1.Tổng quan
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển :
Trong lịch sử phát triển của trái đất ,tiếng nói và chữ viết ra đời cho thấy sự hoàn
thiện của con người so với các loài động vật khác.Nhờ có tiếng nói và chữ viết,con
người nguyên thủy có thể trao đổi tâm tư tình cảm ,kinh nghiệm sống đấu tranh
sinh tồn……góp phần quan trọng trong quá trình tiến hóa hoàn thiện của con
người hiện đại.
Tiếng nói có thể biểu đạt hầu hết những gì xảy ra trong cuộc sống nhưng chỉ
được truyển đi với một khoảng cách ngắn.Đến khi chữ viết ra đời con người có thể
truyền thông tin không giới hạn về nội dung và không gian như trước.Từ đó phát
sinh yêu cầu cần phải có một hệ thống truyền thông tin an toàn ,chất lượng và hiệu
quả .
Năm 1837,Samuel F.B.Morse phát minh ra máy điện tín ,các chữ số và chữ
cái được mã hóa và được truyền đi như một phương tiện truyền dẫn.Từ đó khả
năng liên lạc ,trao đổi thông tin được nâng cao nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng
rãi vì sự không thân thiện và tương đối khó nhớ của của nó.
5
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Samuel Morse
Năm 1876,Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại,ta chỉ cần cấp
nguồn cho hai máy điện thoại cách xa nhau và nối chúng lại thì có thể trao đổi với
nhau bằng tiếng nói.Nhưng để cho nhiều người có thể trao đổi với nhau cần có một
hệ thống hỗ trợ..
6
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Alexander Graham Bell
Đến năm 1878,hệ thống tổng đài đầu tiên được thiết lập ,đó là một tổng đài nhân
công điện từ được xây dựng ở New Haven do công ty điện thoại BELL xây
dựng.Đây là tổng đài thương mại đầu tiên .Những hệ thống tổng đài này hoàn toàn
sử dụng nhân công nên thời gian thiết lập và giải phóng cuộc gọi rất lâu,không thỏa
mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Để giải quyết điều này,năm 1889,tổng đài điện thoại không sử dụng nhân công
được A.B Strowger phát minh.Trong hệ thống tổng đài này,các cuộc gọi được kết
nối liên tiếp tùy theo các số điện thoại trong hệ thập phân và do đó gọi là hệ thống
gọi theo từng bước.
Năm 1926,Erisson phát triển thành công hệ tổng đài đan chéo.Được đặc điểm hóa
bằng cách tách hoàn toàn việc chuyển mạch cuộc gọi và các mạch điều khiển.Đối
7
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
với chuyển mạch đan chéo,các tiếp điểm đóng mở được sử dụng các tiếp xúc dát
vàng và các đặc tính của cuộc gọi được cải thiện hơn.Hơn nữa,một hệ thống điều
khiển chung để điều khiển một số chuyển mạch vào cùng một thời điểm cũng được
sử dụng.Đó là các xung quay số được dồn lại vào các mạch nhớ và sau đó được kết
hợp trên cơ sở các số đã quay được ghi lại để chọn mạch tái sinh.Thực chất,đây là
một tổng đài được sản xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ thuật chuyển mạch và
hoàn thiện các chức năng của tổng đài gọi theo từng bước. vì vậy nó khắc phục
được những khuyết điểm của tổng đài gọi theo từng bước.
Năm 1965,tổng đài ESS số 1 của Mĩ là tổng đài điện tử có dung lượng lớn ra đời
mở ra một kỉ nguyên cho tổng đài điện tử .Chuyển mạch của ESS số 1 được làm
bằng điện tử ,được trang bị chức năng tự chuẩn đoán và vận hành theo nguyên tắc
SPC và là một tổng đài nội hạt.
Ngày 29-10-1969 mạng ARPANET tiền thân của INTERNET ngày nay đã được
kết nối tại 4 địa điểm : Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California ở Los
Angeles, Đại học Tổng hợp Utah và Đại học California tại Santa Barbara
Một số hình ảnh của ARPANET :
8
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Mạng máy tính ra đời thúc đẩy nền công nghiệp IC , mạch điện tử phát triển giúp
tạo ra những tổng đài hiện đại hơn.Bên cạnh đó sự ra đời của mạng máy tính cũng
góp phần hoàn thiện các cấu trúc của hệ thống điện thoại.
1.2 Tổ chức mạng điện thoại
Ngay sau khi Alexander Graham Bell được cấp bằng sáng chế điện thoại đã có
một nhu cầu rất lớn đối với phát minh mới của ông.Thị trường ban đầu thuộc về việc
bán các điện thoại theo từng cặp.Khách hàng phải nối một dây đơn giữa chúng.Nếu
người sở hữu điện thoại muốn kết nối với n người khác thì phải có n dây riêng rẽ nối
đến mỗi nhà.Trong vòng một năm,thành phố bị bao phủ bởi các dây bắc ngang thành
một mớ lộn xộn.Hiển nhiên ngay lập tức ,kiểu mẫu kết nối mỗi một điện thoại tới mỗi
một điện thoại khác sẽ không được hoạt động nữa .
Kiểu kết nối mạng đầu tiên
Với danh tiếng của mình,Bell nhận thấy điều này và thành lập công ty điện thoại Bell
(Bell Telephone Company) ,công ty đã mở tổng đài chuyển mạch (switching office)
9
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
đầu tiên ở New Haven vào năm 1878.Công ty nối một đường dây từ tổng đài này đến
từng nhà hoặc văn phòng của khách hàng.Để thực hiện cuộc gọi,khách hàng cần quay
điện thoại để rung chuông trong tổng đài của công ty điện thoại nhằm gây sự chú ý của
điều hành viên.Sau đó người này sẽ kết nối bằng tay với người được gọi bằng cách sử
dụng một cáp cầu nối.
Kiểu mẫu của một tổng đài chuyển mạch đơn giản minh họa như sau:
Khá nhanh,các tổng đài chuyển mạch của Bell đã xuất hiện khắp mọi nơi và người ta
muốn thực hiện cuộc gọi đường dài giữa các thành phố ,do vậy hệ thống của Bell bắt
đầu dùng để kết nối các tổng đài chuyển mạch.Vấn đề đầu tiên đã sớm quay trở lại:để
kết nối một tổng đài chuyển mạch đến một tổng đài khác nhờ một dây trở nên không
thể quản lý được, do vậy các tổng đài cấp 2 được phát minh.Sau đó một thời gian
,nhiều tổng đài chuyển mạch cấp 2 được sử dụng,sau cùng hệ thống thứ bậc đã được
thăng đến 5 cấp.
Hệ thống thứ bậc hai cấp
Vào năm 1890,ba bộ phận chủ yếu của một hệ thống điện thoại đã được hình thành: các
tổng đài chuyển mạch ,các dây giữa khách hàng và các tổng đài chuyển mạch (vào lúc
này là các cặp dây xoắn ,có vỏ bọc cách điện và cân bằng thay cho các dây trần có một
đường trở về đất), và các kết nối đường dài giữa các tổng đài chuyển mạch.Mặc dù đã
có nhiều cải tiến trong cả 3 lĩnh vực từ lúc đó,kiểu mẫu cơ bản hệ thống của Bell đã
duy trì không bị thay đổi về bản chất trên 100 năm.
Song song với sự phát triển của các bộ phận chủ yếu của hệ thống điện thoại,vấn để tổ
chức mạng điện thoại cũng trở nên cực kì cần thiết.Điều này là giải quyết bài toán kinh
tế.
10
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
MẠNG LƯỚI (Mesh)
Với số thuê bao ở vùng A không nhiều lắm,thì ta có mạng đơn giản :
Nhưng với số thuê bao ở vùng B lân cận chưa có tổng đài muốn trao đổi thông tin với
vùng A thì có 2 giải pháp đặt ra là :
- Thứ nhất,thêm các bộ tập trung đường dây đặt ở vùng B và nối trực tiếp đến tổng
đài đang hoạt động ở vùng A .Cách này đơn giản nhưng chỉ đáp ứng được với một
số thuê bao ở vùng B nhỏ và yêu cầu trao đổi thông tin sang vùng A ít .
- Thứ hai,thêm một tổng đài như sau :
Với giải pháp trên thông tin có tính an toàn cao hơn đồng thời chi phí của mạng ít hơn
nếu số lượng thuê bao ở B là nhiều.
Trong mạng lưới,tổng đài có cùng cấp.Các tổng đài đều là tổng đài nội hạt có thuê bao
riêng.Các tổng đài được nối với nhau từng đôi một.Như vậy mỗi thuê bao của tổng đài
11
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
khác đều đi bằng đường trực tiếp từ tổng đài này đến tổng đài kia mà không qua một
tổng đài trung gian nào cả.
Mạng này có ưu điểm là thông tin truyền trực tiếp từ thuê bao này sang thuê bao khác
chỉ qua tổng đài chủ của thuê bao đó thôi.Tuy nhiên khi số lượng tổng đài tăng lên khá
lớn thì việc nối trực tiếp giữa các tổng đài là phức tạp và cần nhiều tuyến truyền
dẫn.Mặt khác,khi tuyền truyền dẫn của các tổng đài bị hỏng thì sẽ không có đường thay
thế bằng cách qua tổng đài khác.Trong thực tế mạng này không tồn tại độc lập.
MẠNG SAO (STAR)
Mạng sao là loại mạng phân cấp,có một tổng đài cấp cao và nhiều tổng đài cấp
dưới.Tất cả các tổng đài cấp dưới đều được nối với các tổng đài cấp cao và giữa các
tổng đài cấp dưới không nối nhau.
Tổng đài cấp cao là một tổng đài chuyển tiếp ,không có thuê bao riêng.Giao tiếp giữa
các thuê bao trong cùng một tổng đài là do tổng đài đó đảm nhiệm,không ảnh hưởng
đến tổng đài khác.
12
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Khi thuê bao của tổng đài này muốn nối với tổng đài khác thì việc chuyển tiếp thông
qua tổng đài chuyển tiếp và không có đường trực tiếp.Ưu điểm của mạng là tiết kiệm
đường truyền và cấu hình đơn giản.Nhưng đòi hỏi tổng đài chuyển tiếp phải có dung
lượng cao ,nếu tổng đài này hỏng thì mọi liên lạc bị ngừng trệ.
MẠNG HỖN HỢP
Để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai loại tổng đài trên,người ta đưa
ra mạng hỗn hợp,trong đó một phần là mạng sao và phần kia là mạng lưới,với các cấp
phân chia khác nhau.Tuy nhiên vì vấn đề kinh tế nhu cầu trao đổi thông tin,mỗi mạng
quốc gia có thể không tuân theo chuẩn của Uỷ ban Tư vấn về Điện thoại và Điện báo
Quốc tế (Consultative Committee for International Telephony and Telegraph-CCITT).
Một số mạng hỗn hợp tiêu biểu :
- Tổng đài chuyển tiếp quốc gia NTE :là tổng đài cấp dưới của tổng đài chuyển
tiếp quốc tế (ITE).Tổng đài này có hai nhiệm vụ :
+ chuyển tiếp cuộc gọi liên vùng.
+ chuyển tiếp cuộc gọi ra tổng đài quốc tế.
- Tổng đài chuyển tiếp vùng LTE :
Tương tự như tổng đài chuyển tiếp quốc gia ,nhưng nó quản lí theo vùng ,tổng
đài này có thể có thuê bao riêng.
- Tổng đài nội hạt LE :
Tiếp xúc trực tiếp với thuê bao.Liên lạc giữa các thuê bao của nó do nó quản
lí,không liên quan đến các tổng đài cao hơn.Khi thuê bao muốn gọi ra thì nó
chuyển yêu cầu đến tổng đài cấp cao hơn.Loại này vừa có thuê bao riêng vừa có
đường trung kế.
- Tổng đài PATX :
13
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Đối với thuê bao thì nó là tổng đài còn với tổng đài cấp trên thì nó lại là thuê bao
vì dây truyền dẫn lài là dây thuê bao.Số thuê bao là nhỏ,số liên lạc trong là lớn.
- Tập trung thuê bao:
Giải quyết trường hợp quá nhiều đường dây từ thuê bao đến tổng đài
14
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
2.CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI
Trước khi đi vào chi tiết , bạn đọc nên xem qua các thuật ngữ thường sử dụng trong
phần này :
Trunk : mạch nối ( mạch đường dài )
Một đường Trunk là kết nối vật lý và logic giữa 2 switch. Thuật ngữ Trunking là kết
hợp giữa đường truyền thông điện thoại hoặc các kênh điện thoại giữa hai điểm. Một
trong các điểm có thể là một tổng đài
Mạch nội bộ (Local loop ) : Local loop là thuật ngữ dùng để chỉ các đường dây
điện thoại bình thường nối từ vị trí người sử dụng tới công ty điện thoại.
Tổng đài chuyển mạch (circuit-switched exchange): là một hệ thống giúp cho
các đầu cuối gọi cho nhau và gọi ra ngoài trên một số đường thuê bao của các
nhà cung cấp
15
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Delay distortion ( méo trễ truyền lan) : sự méo tín hiệu trong quá trình lan
truyền thông tin trong dây dẫn.
Nhiễu (noise): là hiện tượng tín hiệu truyền bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không
mong muốn làm cho sai lệch thông tin
Độ suy giảm (attenuation): là sự mất năng lượng khi tín hiệu lan truyền ở bên
ngoài
Modem : viết tắt của Modulation - DEModulation là thiết bị điều chế và giải
điều chế dữ liệu
Multiplexing ( ghép kênh ) : là quá trình ghép nhiều tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu)
thành một tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) để truyền đi xa nhằm tiết kiệm tài nguyên.
Chuyển mạch (Switching) : là một kỹ thuật nối-chuyển truyền thống được dùng
rộng rãi để kiến tạo các mạng điện thoại. Kỹ thuật này hoàn tất một đường liên lạc
thông tin cố định từ nguồn đến đích. Kế đến, thông tin (thường là dạng tín hiệu âm
thanh) sẽ được chuyển trong đường nối. Sau khi hoàn tất, hay khi có lệnh huỷ bỏ thì
đường nối này sẽ bị cắt.
16
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Public Switched Telephone Network (PSTN)
Như chúng ta đã biết,hệ thống điện thoại ngoài việc tổ chức mạng lưới như phần 1 đã
đề cập thì tổ chức phần cứng là xương sống của toàn bộ hệ thống. Ba bộ phận chủ yếu
của một hệ thống điện thoại : các tổng đài chuyển mạch ,các dây giữa khách hàng và
các tổng đài chuyển mạch (vào lúc này là các cặp dây xoắn ,có vỏ bọc cách điện và cân
bằng thay cho các dây trần có một đường trở về đất), và các kết nối đường dài giữa các
tổng đài chuyển mạch.Tuy nhiên để hiểu về hệ thống này chúng ta cần phải biết : Mỗi
một điện thoại có 2 dây đồng đi ra khỏi chúng và nối trực tiếp đến tổng đài đầu
cuối(end office) gần nhất thuộc công ty điện thoại (tổng đài đầu cuối còn được gọi là
tổng đài trung tâm nội hạt - local central office). Nếu một thuê bao được gắn với một
tổng đài đầu cuối cho trước gọi một thuê bao khác cũng được gắn với tổng đài đầu cuối
này,cơ chế chuyển mạch trong tổng đài sẽ thiết lập một kết nối điện trực tiếp giữa hai
vòng nội bộ .Kết nối này duy trì không thay đổi trong suốt thời gian của cuộc gọi.
17
September 15, 2009 [MẠNG MÁY TÍNH-HỆ THỐNG ĐIÊN THOẠI]
Nếu thuê bao được gọi được gắn với tổng đài đầu cuối khác,một thủ tục khác
phải được sử dụng.Mỗi một tổng đài đầu cuối có một số đường dây đi ra nối với một
hoặc nhiều trung tâm chuyển mạch gần đó ,được gọi là tool office (hoặc nếu trong vùng
nội bộ ,chúng được gọi là các tandem office[tổng đài tandem]). Các đường dây này
được gọi là các trunk kết nối toll. Nếu cả hai tổng đài đầu cuối của thuê bao gọi và thuê
bao nhận tình cờ có trunk kết nối toll đến cùng một toll office, việc kết nối có thể được
thiết lập bên trong toll office.
Nếu thuê bao gọi và được gọi có chung toll office ,đường dẫn sẽ phải được thiết lập
ở nơi nào đó trong hệ thống thứ bậc.Các tổng đài sơ cấp (primary office) tổng đài cục
bộ hay tổng đài vùng (sectional office) và tổng đài miền (regional office) tạo thành một
mạng kết nối các toll office.Các tổng đài sơ cấp (primary exchange),tổng đài cục bộ
(section exchange) và tổng đài miền (regional exchange) truyền thông với nhau qua các
trunk liên toll (intertoll trunk,cũng được gọi là các trunk liên kết tổng đài : interofffice
trunk ) băng thông rộng.Số các loại trung tâm chuyển mạch khác nhau và cấu trúc liên
kết hay topo (topology) của chúng (nghĩa là có thể hai tổng đài cục bộ kết nối trực tiếp
hoặc chúng phải đi qua một tổng đài miền) thay đổi tùy theo quốc gia,phụ thuộc vào
mật độ điện thoại của từng quốc gia.
Một tuyến mạch điển hình với một cuộc gọi có khoảng cách trung bình
2.1. Mạch nội bộ (Local loop )
2.1.1 Mạch nội bộ (Local loop )
Nguyên nhân xuất hiện thuật ngữ local loop - đó là người nghe (điện thoại) được
kết nối vào hai đường dây mà nếu nhìn từ tổng đài điện thoại thì chúng tạo ra một mạch
vòng local loop.Mạch vòng này dùng để chuyển tin bằng tín hiệu tương tự hoặc
số.Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về mạch local loop thông qua việc truyền dữ liệu của hệ
thống mạng máy tính.
18