Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Trí thức hóa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.35 KB, 9 trang )

TRÍ THỨC HÓA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
NƯỚC TA HIỆN NAY
Cù Thị Hậu *
* Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
/>• Đội ngũ công nhân được trí thức hóa (công nhân tri thức) đã giữ một vị trí hết sức quan
trọng. Tại các nước trong Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển quốc tế (OECD), công
nhân trí thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Một số nước tiến tiến có đội ngũ công
nhân trí thức chiếm đến 80% lực lượng lao động.
• Chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ mới sẽ tác động đến sự biến đổi về số lượng,
cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, điều kiện lao động, điều kiện sống của giai cấp công
nhân và người lao động nước ta…. trí thức hóa đội ngũ công nhân nước ta. Đây là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài,
được tiến hành thường xuyên và liên tục.
• không biết chữ 0,23%; trình độ văn hóa tiểu học 4,12%; trình độ văn hóa trung học cơ sở
27,24%; trình độ văn hóa trung học phổ thông 62,22%.
• Công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo là 2618746 người. Số có bằng trung cấp chuyên
nghiệp là 1870136 người; số người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học là 1503541
người. Về trình độ bậc thợ: lao động giản đơn: 6,73%; bậc 2: 9,44%; bậc 3: 16,63%; bậc
4: 12,77%; bậc 5: 11,10%; bậc 6: 6,04%; bậc 7: 2,38%.
• Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh (theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương và điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố năm
1998 - 2000 tại 400 doanh nghiệp) các doanh nghiệp này đang thiếu khoảng 27% chuyên
gia kỹ thuật, khoảng 32% công nhân kỹ thuật…..(riêng doanh nghiệp nhà nước thừa
30%)…Điều đáng chú ý là nhiều công ty, xí nghiệp đang từng bước hiện đại hóa dây
chuyền sản xuất và công nghệ quản lý nhưng lại thiếu thợ bậc cao, thiếu công nhân lành
nghề. Lao động lành nghề ít, lao động thủ công nhiều là một trong những nguyên nhân
đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao
• gần 76% công nhân được điều tra đang làm những công việc không phù hợp với ngành
nghề đào tạo
• Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Coi trọng phát triển
về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và


nghề nghiệp, thực hiện trí thức hóa công nhân, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo
công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao
VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI 2001-2010
VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005
Trần Xuân Giá *
* Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
/>1
• Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là một công cụ
để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai
trò then chốt trong một số ngành, lĩnh vực và cơ sở công nghiệp quan trọng. Thực hiện
việc cơ cấu lại (sắp xếp lại, cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê tài sản, phá sản...) và
cải tiến quản lý doanh nghiệp nhà nước.
• Mục tiêu của kế hoạch được xác định là : Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ; cải
thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
CNH, HĐH
ĐỂ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỰC SỰ TRỞ THÀNH NỀN TẢNG
VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
Chu Tuấn Nhạ *
* GS. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
/>• Nhờ đi theo con đường công nghiệp hóa dựa hẳn vào KH và CN, một số quốc gia đã rút
ngắn được thời gian cần thiết để làm tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người. Nếu
như nước Anh phải mất 58 năm, Hoa Kỳ 47 năm, Nhật Bản 34 năm, thì gần đây Bra-xin
đã tăng gấp đôi thu nhập đầu người chỉ trong 18 năm, Hàn Quốc 11 năm và Trung Quốc
chỉ trong 10 năm. Giữa những năm 60, Xin-ga-po đã khởi đầu quá trình công nghiệp hóa
từ một nước rất nghèo, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, với một lực lượng lao
động phần lớn là thủ công, không lành nghề. Đất nước này đã quyết định phát triển bằng
cách thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo nhân lực phục
vụ cho các ngành kỹ thuật cao, vào các ngành công nghệ thông tin, viễn thông. Ngày nay,

sau 35 năm, từ một nước chậm phát triển, Xin-ga-po đã gia nhập nhóm các nước phát
triển với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
• Sự sáng tạo của Đảng trong chính sách khoán áp dụng cho nông nghiệp những năm 80 là
một ví dụ điển hình cho thấy vai trò của chính sách trong việc tạo ra mức tăng trưởng sản
lượng kỷ lục về lương thực mà không một yếu tố sản xuất nào thông thường trước đó như
vốn, lao động, vật tư có thể mang lại
• Công ty chế biến sữa VINAMILK nhờ đi thẳng vào công nghệ hiện đại mà từ tình trạng
vô cùng khó khăn đã vươn lên sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh được với hàng
nhập ngoại
• Rõ ràng, quan niệm về vai trò nền tảng và động lực phát triển của KH và CN vừa có cơ
sở thực tiễn trong nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới, khi lợi thế
tương đối của các yếu tố lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang các
yếu tố tri thức KH và CN
• Chỉ tính từ 1997 đến nay, nhân lực KH và CN của cả nước đã tăng gấp 1,5 lần. Cán bộ
KH và CN có trình độ đại học đạt xấp xỉ 1,3 triệu và hằng năm bổ sung thêm khoảng 180
000 người. Cán bộ có trình độ tiến sĩ đã tăng lên gần 13 000 vào năm 2000….. Trình độ
đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ bản hiện ở vị trí trung bình tiên tiến trong khu vực
• Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, năm 2000 là năm đầu tiên ngân sách
nhà nước đầu tư cho KH và CN đã đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt nhờ
thực hiện chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn đầu tư, tỷ trọng kinh phí huy động
2
được từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước đã tăng lên đáng kể, chiếm đến 30 - 35%
tổng kinh phí trong nước đầu tư cho KH và CN
• Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nông nghiệp, KH và CN đã góp phần tạo ra ít nhất
30% mức tăng sản lượng lương thực từ 30,6 triệu tấn năm 1997 lên 34,7 triệu tấn năm
2000. KH và CN đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm sú nước
mặn nước lợ và cả nước ngọt, năng suất từ vài trăm kilôgam/ha đã tăng lên 2 - 3 tấn/ha.
KH và CN đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh cả sản lượng và chất lượng thủy sản
từ 1,3 triệu tấn giá trị kim ngạch xuất khẩu 670 triệu USD năm 1997 lên 2 triệu tấn và giá
trị xuất khẩu 1 475 triệu USD năm 2000, đưa thủy sản lên vị trí một trong 3 ngành có

doanh thu xuất khẩu lớn nhất nước ta những năm gần đây.
• Tuy nhiên, hoạt động KH và CN thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và chưa thực sự đóng vai trò động lực và nền tảng cho phát triển.
1. Tiềm lực KH và CN vẫn còn ở mức thấp so với thế giới và khu vực, chưa đáp
ứng được những đòi hỏi của nhu cầu phát triển Việc sắp xếp lại các cơ quan KH
và CN vẫn còn lúng túng khiến cho việc sử dụng đội ngũ hiện có còn lãng phí.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu KH và CN trong nước, nhất là về
phòng thí nghiệm, thông tin KH và CN còn thấp xa so với nhu cầu.
2. Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực sự tạo gắn kết các hoạt động KH và CN với
kinh tế - xã hội, tạo động lực thực sự và nguồn lực dồi dào cho hoạt động KH và
CN phát triển
3. Một số tổng công ty lớn của nhà nước còn được bao cấp thông qua độc quyền,
hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh đúng, những yếu kém về năng
lực và trình độ công nghệ bị che lấp.
Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo lập môi trường kinh tế - xã
hội theo hướng vừa tạo điều kiện, vừa khuyến khích vừa ràng buộc các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới và
nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước.
TẠO DỰNG NGUỒN LỰC CHO SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐÂT NƯỚC
Nguyễn Trọng Chuẩn*
* GS, TS, Viện trưởng Viện Triết học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia
/>• Sau hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, nhờ những thành tựu to lớn và
rất cơ bản mà nhân dân ta đạt được trên tất cả các lĩnh vực, chúng ta đã ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội khá nặng nề và kéo dài, đồng thời công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước cũng đã chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế.
• Để thực hiện được mục tiêu này chắc chắn chúng ta không có cách nào khác hơn là phải
dựa vào nội lực là chính, phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất mọi

nguồn lực sẵn có của đất nước, phải tranh thủ tất cả những nguồn lực bên ngoài nào có
thể tranh thủ được, đồng thời ra sức tạo dựng thêm những nguồn lực mới.
3
• Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp mới châu Á,
cho thấy rằng, không chỉ tất cả các nguồn lực đều có vai trò hết sức quan trọng, kể từ
các nguồn lực tự nhiên cho đến các nguồn vốn và nguồn lực con người, mà ngay cả việc
kết hợp các nguồn lực đó một cách khoa học cũng có vai trò hết sức quan trọng.
• Chính vì vậy mà có nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng do biết cách đầu tư
vào nguồn lực quan trọng nhất là con người mà đã tạo được bước phát triển thần kỳ và
trở thành nước công nghiệp mới trong một khoảng thời gian không dài lắm. Trái lại, có
những nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng là những nước có tốc độ phát triển lại
hết sức chậm chạp (biểu hiện rõ nhất là nhiều nước ở châu Phi).
• thì nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi quốc gia chỉ
có thể là nguồn lực con người
• "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững"
(3)
của đất nước.
• Thế mạnh đó thể hiện trên các mặt như dân số đông, trẻ về độ tuổi, trình độ học vấn phổ
thông tương đối khá, siêng năng, cần cù, ham học hỏi, tư chất thông minh, có ý chí vượt
khó, tiếp thu nhanh,
• Trong thời gian qua, chúng ta đào tạo người lao động chưa được nhiều (mới chỉ có 7%
dân số và 14,3% tổng số lao động cả nước qua đào tạo ở các trình độ khác nhau) nhưng
lại đang lãng phí trí tuệ quá lớn (chỉ có 70% số người được đào tạo làm đúng ngành
nghề)
• Đáng tiếc là, ngay cả hiện nay, không ít người có trình độ thật sự nhưng không được sử
dụng đúng chỗ, không được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc. Đây là sự lãng phí nặng
nề và đáng tiếc nhất, bởi vì lãng phí đến hai lần
• "một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy
lý luận"

(4)
, nghĩa là không thể thiếu trí tuệ ở trình độ cao.
(1) Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng. Tạp chí Cộng sản số 9-2001, tr 2
(2) Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII). Hà Nội, 1994, tr 30
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr
85
(4) C. Mác và Ph. Ăngghen : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t 20, tr 489
TIẾP TỤC THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP,
KHẨN TRƯƠNG THÁO GỠ NHỮNG TRỞ NGẠI
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH,
PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2001
Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải
kết thúc Hội nghị gặp doanh nghiệp ngày 13 - 14-9-2001 tại Hà Nội
/>• Hiện nay, có ý kiến cho rằng Luật Doanh nghiệp quá thông thoáng, gây ra khó khăn cho
quản lý, chỉ nên “quản lý đến đâu thì mở ra đến đấy” ; một số bộ, ngành chưa ban hành
những quy định về điều kiện kinh doanh như Luật Doanh nghiệp đã quy định, lại có một
4
số hiện tượng muốn quay về cơ chế xin - cho. Về phía doanh nghiệp, cũng có những
hiện tượng không tốt như một số doanh nghiệp “mất tích”, một số lợi dụng buôn bán
hóa đơn ; một số chưa báo cáo tài chính theo quy định và một số có những hoạt động
tiêu cực, v.v. ..
1. Một là, Luật Doanh nghiệp đặt những vấn đề rất mới trong quản lý, trong khi
cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình hình thành, hệ thống pháp luật
chưa hoàn chỉnh, thị trường chưa đồng bộ, thậm chí có lúc bị méo mó,tư duy
“xin - cho” vẫn còn dai dẳng ; tư duy quản lý và hoạt động của bộ máy nhà
nước chưa chuyển kịp với yêu cầu mới. Nhiều cơ quan, công chức thực sự
lúng túng không rõ là công việc “quản lý nhà nước” của mình từ nay phải
làm những gì và làm như thế nào ; trong đó không ít người cho rằng như vậy
là đã “buông lỏng sự quản lý” của Nhà nước.

2. Hai là, Cũng phải công nhận rằng chúng ta chưa có nhiều thực tế, những
khiếm khuyết của bản thân văn bản Luật Doanh nghiệp cũng như trong việc
thi hành Luật là khó tránh khỏi. Trong tình huống như vậy, phần lớn doanh
nghiệp làm ăn đàng hoàng, đúng pháp luật, nhưng cũng không ít người lợi
dụng kiếm chác ; đang có tình trạng tốt và xấu lẫn lộn, hiện tượng và bản
chất đan xen, phải đi sâu vào bản chất sự việc, phân tích thấu đáo, mới có thể
rút ra kết luận đúng đắn, bổ ích để thực hiện đầy đủ Luật.
• Cuối cùng là vấn đề bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ doanh nhân tương xứng với yêu cầu
trong giai đoạn hiện nay ; tôn vinh những doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, đúng
pháp luật. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quan tâm tham gia
thực hiện việc này với sự hỗ trợ của Chính phủ, chú trọng các kiến thức cho doanh nhân
ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân
về nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp ở trình độ cao hơn, kể cả trình độ ngoại ngữ.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ*
Đoàn Duy Thành **
/>• Việc thực thi Luật Doanh nghiệp nói riêng và luật pháp nói chung chỉ có thể thành công
trên cơ sở phải đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy và đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nước
• tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra quá cao, như về thuế là 88% ; về quản lý thị
trường là 48%, về lao động là 36%, về môi trường là 26%...
• phần lớn các doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 77%) không đồng ý hoặc không đồng ý hoàn
toàn với kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra. Như vậy tác dụng giáo dục của các
cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp rất thấp.
• mật độ thanh tra, kiểm tra mặc dù có giảm đi cùng với việc thực hiện Nghị định 61/CP
song vẫn quá dầy. Trong 3 năm gần đây, mỗi doanh nghiệp phải tiếp 14,4 lần thanh tra,
kiểm tra của 7 cơ quan nhà nước khác nhau.
• Tồn tại nhiều chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan, các cấp thanh tra, kiểm tra khác
nhau về cùng một nội dung, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp, thậm chí ảnh
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×